Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHÂN BÓN NPK VÀ KÍCH THƯỚC BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON TRAI NAM BỘ (Fagraea cochinchinensis A. Chev) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ DIỄM LONG

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHÂN BÓN NPK
VÀ KÍCH THƯỚC BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY
CON TRAI NAM BỘ (Fagraea cochinchinensis A. Chev)
TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

 
 


 

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

VÕ THỊ DIỄM LONG

TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHÂN BÓNNPKVÀ
KÍCH THƯỚC BẦU ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY CON
TRAINAM BỘ (Fagraea cochinchinensis A. Chev)


TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM

Ngành: Lâm Nghiệp
Chuyên ngành: Nông Lâm Kết Hợp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. BÙI VIỆT HẢI

Thành phố Hồ Chí Minh,
Tháng 06/2012


 


 

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp tại trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, tôi xin chân thành cảm ơn đến:
Các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã
tận tâm giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong thời gian học
tập tại trường.
Các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp đã đóng góp ý kiến quý báu trong
quá trình thực tập đề tài.
TS.Bùi Việt Hải đã hướng dẫn tận tình, dành nhiều tâm huyết để chỉ dạy
và dẫn dắt tôi trong suốt quá trình làm và hoàn thành khóa luận này.
ThS. Nguyễn Xuân Hùng cùng các cô chú tại vườn ươm cơ sở 2 trường
Đại học Lâm Nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho tôi thực hiện đề tài.
Sự giúp đỡ của bạn bè và tập thể lớp DH08NK đã gắn bó chia sẻ giúp tôi

vượt qua khó khăn trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Công sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ, sự quan tâm, khích lệ của
người thân đã động viên về mọi mặt để tôi học tập tốt và hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
Võ Thị Diễm Long

ii 


 

TÓM TẮT
Đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón NPK và kích thước bầu đến
sinh trưởng của cây con Trai Nam Bộ (Fagraea cochinchinensis A. Chev) trong
giai đoạn vườn ươm” đã được thực hiện tại vườn ươm Cơ sở 2 Trường Đại học
Lâm nghiệp, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai từ tháng
02/2012 đến tháng 05/2012.
Mục tiêu của đề tài:
-

Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón NPK đến sinhtrưởng của cây

controng giai đoạn vườn ươm
-

Xác định ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây con trong

giai đoạn vườn ươm
-


Bước đầu đề xuất được kỹ thuật chăm sóc cây Trai phục vụ công tác trồng

rừng.
Kết quả đạt được như sau:
-

Phân bón NPK có tác dụng làm tăng các chỉ số về chiều cao, đường kính,

của Trai Nam Bộ trong giai đoạn vườn ươm. Trong số các tỷ lệ NPK đã thí
nghiệm, NPK 16-16-8, NPK 30-10-10, NPK 20-20-20các tỷ lệ này đều ảnh hưởng
tới chỉ tiêu đường kính và chiều cao của Trai Nam Bộ. Trong đó tỷ lệ 30-10-10
tăng trưởng về đường kính và chiều cao mạnh nhất, tiếp theo là tỷ lệ 16-16-8, còn
tỷ lệ 20-20-20 tăng trưởng về đường kính và chiều cao chậm nhất. Vì thế trong 3 tỷ
lệ đó thì tỷ lệ30 - 10- 10 là thích hợp nhất khi bón cho cây trong giai đoạn vườn
ươm.

- Trong các chỉ tiêu về sinh trưởng đã tìm hiểu thì chỉ tiêu số lá trên cây
không chịu ảnh hưởng của các tỷ lệ phân bón. 
-

Xác định được kích thước bầu phù hợp khi gieo ươm Trai Nam Bộ là 15*25

cm.

iii 


 


SUMMARY
Project: “ Study on the effects of NPK fertilizer rate and size of tree growth
toelect his son South (Fagraea cochinchinensisA. Chev ) in the nursery” was
conducted atnursery Facility 2 University of Forestry, Trang Bom town, Trang
Bom district, Dong Nai from February to May2012
The objective of the project:
-

To determine the effect of NPK fertilizer rates on the growth of seedlings in

thenursery stage
-

Determine the impact of election to the size of the seedlings grown in the

nurserystage
-

Initial proposals Trai tree care techniques to serve the plantation.
The results were as follows:

-

NPK fertilizers have been found to increase the index of the height,

diameter, of South Trai nursery stage. Among the NPK ratio experimented, NPK
16-16-8, NPK 30-10-10, NPK 20-20-20 ratios are affected target diameter and
height of the Trai South. Which rate of growth 30 - 10-10 diameter and height of
the strongest, followed by the rate of 16 - 16 - 8,and 20 - 20-20 growth rate of the
diameter and height at thelatest. So then the rate of 3 percentage 30 - 10 - 10 is

most appropriatewhen applied to plants in the nursery stage.
-

In the growth targets for the indicators looked at the leaves on the trees not

affected by fertilizer rate.
-

Determine the appropriate size elected when sowing TraiSouth 15 * 25 cm.

iv 


 

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA…………………………………………………………………….………………............i
LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………………………………….…..ii
TÓM TẮT…………………………………..…………………………………………………………....iii
SUMMARY…………………………………………….……………………………………………….iv
MỤC LỤC………………………………………………………………..………………….……………v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………...…viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG………………………………………………………………….…..…ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH………………………………………………………………..……......xi
Chương 1 ................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
1.2Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu....................................................................... 3
Chương 2 ................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .............................................................. 4
2.1.1 Sơ lược về vườn ươm ....................................................................................... 4
2.1.2 Điều kiện khí hậu và thủy văn ......................................................................... 4
2.1.3 Đặc điểm đất đai............................................................................................... 5
2.1.4 Các cây con trong vườn ươm ........................................................................... 5
2.2 Giới thiệu về cây Trai Nam Bộ(Fagraea cochinchinensis A. Chev) ................... 5
2.2.1 Đặc điểm hình thái ........................................................................................... 5
2.2.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố ......................................................................... 6
2.2.3 Giá trị sử dụng và tính chất gỗ Trai ................................................................. 6




 

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây con trong giai đoạn vườn
ươm ........................................................................................................................... 7
2.4Những nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 10
2.5. Những nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................ 11
2.5.1. Những nghiên cứu về gieo ươm cây gỗ ........................................................ 11
2.5.2 Những nghiên cứu về gieo ươm Trai Nam Bộ............................................... 12
2.6 Thảo luận chung ................................................................................................ 12
Chương 3 ................................................................................................................. 14
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 14
3.1 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 14
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu ........................................................................................ 14

3.2.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 15
3.2.2.1 Cơ sở khoa học ............................................................................................ 15
3.2.2.2 Bố trí gieo ươm ........................................................................................... 15
3.2.2.3 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................... 16
3.2.2.4Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 20
3.2.2.5Phương pháp xử lý số liệu............................................................................ 20
Chương 4…………………………………………………………………………….……………….…22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 22
4.1 Ảnh hưởng của phân bón NPK ở các hàm lượng khác nhau đến một số chỉ tiêu
sinh trưởng của cây gieo ươm ................................................................................ 22
4.1.1 Sinh trưởng đường kính cổ rễ (D0,mm) của cây Trai qua các giai đoạn ....... 22
4.1.1.1 Sinh trưởng đường kính cổ rễ (D0,mm) của cây con Trai Nam Bộ sau 20
ngày bón phân ......................................................................................................... 22
4.1.1.2 Sinh trưởng đường kính cổ rễ (D0mm) của cây con Trai Nam Bộ sau 40
ngày bón phân ......................................................................................................... 24
4.1.1.3 Sinh trưởng đường kính cổ rễ (D0mm) của cây con Trai Nam Bộ sau 60
ngày bón phân ......................................................................................................... 25

vi 


 

4.1.1.4 Diễn biến sinh trưởng đường kính cổ rễ D0 (mm)....................................... 27
4.1.2 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn,cm) của cây Trai Nam Bộ qua các giai
đoạn ......................................................................................................................... 30
4.1.2.1 Sinh trưởng chiều cao cây con Trai sau 20 ngày bón phân ....................... 31
4.1.2.2 Sinh trưởng chiều cao cây con Trai sau 40 ngày bón phân ....................... 32
4.1.2.3 Sinh trưởng chiều cao cây con Trai sau 60 ngày bón phân ....................... 34
4.1.2.4 Diễn biến sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) ................................... 35

4.1.3 Sinh trưởng số lá của cây con Trai Nam Bộ qua các giai đoạn ..................... 38
4.1.3.1 Sinh trưởng số lá của cây con Trai Nam Bộ sau 20 ngày bón phân ........... 38
4.1.3.2 Sinh trưởng số lá của cây con Trai Nam Bộ sau 40 ngày bón phân ........... 39
4.1.3.3 Sinh trưởng số lá của cây con Trai Nam Bộ sau 60 ngày bón phân ........... 40
4.1.3.4 Diễn biến sinh trưởng số lá/cây (lá) cây Trai Nam Bộ ............................... 41
4.1.4 Thảo luận chung ............................................................................................. 44
4.2 Đánh giá sinh trưởng của cây Trai Nam Bộ trong giai đoạn vườn ươm dưới ảnh
hưởng của kích thước bầu (KTB) ........................................................................... 46
4.2.1 Giai đoạn 4 tháng tuổi .................................................................................... 46
4.2.1.1 Ảnh hưởng của kích thước bầu đến đường kính cổ rễ của cây Trai ........... 46
4.2.1.2 Ảnh hưởng của kích thước bầu đến chiều cao của cây Trai ....................... 47
4.2.2 Giai đoạn 5 tháng tuổi .................................................................................... 48
4.2.2.1 Ảnh hưởng của kích thước bầu đến đường kính cổ rễ của cây Trai ........... 48
4.2.2.2 Ảnh hưởng của kích thước bầu đến chiều cao của cây Trai ...................... 49
4.3 Đềxuất một số kỹ thuật gieo ươm Trai Nam Bộ……………………..…………..........51
Chương 5 ................................................................................................................. 53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 53
5.1 Kết luận ............................................................................................................. 53
5.2Kiến nghị…………………. …………………………………...………………………….………...54
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………….………………...…………………………..……………...55
PHỤ LỤC……………………………………………………………………………………..…………57

vii 


 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A0: Độ ẩm
ANOVA: Analysic of variance, phân tích phương sai

Df: Degree of freedom, độ tự do
DAP: diamino phosphate
ĐH: đại học
ĐHNL: Đại học Nông Lâm
IUCN: International Union for Conservation of Nature(Hiệp hội bảo tồn thiên
nhiên quốc tế)
KTB: kích thước bầu
Max: lớn nhất
Min: nhỏ nhất
Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

viii 
 


 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thời tiết.................................................................................. 4
Bảng 4.1: Đường kính cổ rễ của các cấp cây trước khi thí nghiệm ........................ 22
Bảng 4.2: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón tới
đường kính cổ rễ các cấp cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 1) ............................... 22
Bảng 4.3: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón tới
đường kính cổ rễ các cấp cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 1) ............................... 24
Bảng 4.4: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón tới
đường kính cổ rễ các cấp cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 1) ............................... 25
Bảng 4.5:Sinh trưởng đường kính cổ rễ D0 (mm) của các nghiệm thức khác nhau
sau 60 ngày bón phân .............................................................................................. 27
Bảng 4.6:Sinh trưởng đường kính cổ rễ D0 (mm) của các nghiệm thức khác nhau
sau 60 ngày bón phân .............................................................................................. 28

Bảng 4.7: Sinh trưởng đường kính cổ rễ D0 (mm) của các nghiệm thức khác nhau
sau 60 ngày bón phân………………………………….…………….……………………………...29
Bảng 4.8: Chiều cao của các cấp cây trước khi thí nghiệm .................................... 30
Bảng 4.9: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón tới
chiều cao các cấp cây: ............................................................................................. 31
Bảng 4.11: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón
tới chiều cao các cấp cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 1) ...................................... 34
Bảng 4.12: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) của các nghiệm thức khác
nhau sau 60 ngày bónphân…………………………………………………………………… ….35
Bảng 4.13: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn(cm) của các nghiệm thức khác
nhau sau 60 ngày bón phân ..................................................................................... 36
Bảng 4.14: Sinh trưởng chiều cao vút ngọn Hvn (cm) của các nghiệm thức khác
nhau sau 60 ngày bón phân ................................................................................... 357
Bảng 4.15: Số lá của các cấp cây trước khi thí nghiệm .......................................... 38
ix 
 


 

Bảng 4.16: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón
tới chiều cao các cấp cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 1) ...................................... 38
Bảng 4.17: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón
tới chiều cao các cấp cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 1) ...................................... 39
Bảng 4.18: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón
tới chiều cao các cấp cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 1) ...................................... 40
Bảng 4.19: Sinh trưởng số lá trên cây của các nghiệm thức khác nhau sau 60 ngày
bón phân .................................................................................................................. 40
Bảng 4.20: Sinh trưởng số lá trên cây của các nghiệm thức khác nhau sau 60 ngày
bón phân .................................................................................................................. 41

Bảng 4.21: Sinh trưởng số lá trên cây của các nghiệm thức khác nhau sau 60 ngày
bón phân .................................................................................................................. 43
Bảng 4.22: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của kích thước bầu
tới đường kính cổ rễ cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 2) ....................................... 46
Bảng 4.23: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của kích thước bầu
tới chiều cao cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 2) ................................................... 47
Bảng 4.24: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của kích thước bầu
tới đường kính cổ rễ cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 2) ....................................... 48
Bảng 4.25: Kết quả ANOVA và trắc nghiệm LSD ảnh hưởng của kích thước bầu
tới chiều cao cây (Trích phụ lục 2, thí nghiệm 2) ................................................... 49


 


 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng đường kính của cây Trai qua các giai
đoạn sau khi bón phân ............................................................................................. 28
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng đường kính của cây Trai qua các giai
đoạn sau khi bón phân ............................................................................................. 29
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng đường kính của cây Trai qua các giai
đoạn sau khi bón phân ............................................................................................. 30
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng chiều cao của cây Trai qua các giai đoạn
sau khi bón phân...................................................................................................... 35
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng chiều cao của cây Trai qua các giai đoạn
sau khi bón phân...................................................................................................... 36
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng chiều cao của cây Trai qua các giai đoạn
sau khi bón phân...................................................................................................... 37

Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng số lá trên cây qua các giai đoạn sau khi
bón phân .................................................................................................................. 42
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng số lá trên cây qua các giai đoạn sau khi
bón phân .................................................................................................................. 43
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện sự sinh trưởng số lá trên cây qua các giai đoạn sau khi
bón phân .................................................................................................................. 44
Hình 4.10: Ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng đường kính giai đoạn 4
tháng tuổi ................................................................................................................. 47
Hình 4.11: Ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng chiều cao giai đoạn 4
tháng tuổi ................................................................................................................. 47
Hình 4.12: Ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng đường kính giai đoạn 5
tháng tuổi ................................................................................................................. 49

xi 


 

Hình 4.13: Ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng chiều cao giai đoạn 5
tháng tuổi ................................................................................................................. 50

xii 


 

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Tài nguyên rừng ở nước ta đã và đang bị suy giảm về số lượng cũng

như chất lượng.Một nhiệm vụ cấp thiết đang được đặt ra đối với ngành Lâm
nghiệp là khôi phục lại vốn rừng và phát triển trồng mới.Để trồng rừng thành
công đem lại hiệu quả cần phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó cây con là một
trong những yếu tố quan trọng.Sự thành công hay thất bại của rừng trồng tùy
thuộc rất lớn vào chất lượng cây con đem trồng, chất lượng cây con là một chỉ
tiêu quan trọng.  
Trai Nam Bộ (Fagraea cochinchinensis A. Chev) là loài cây gỗ quý,
được chọn là loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng từ năm 2004
(Cẩm nang Lâm nghiệp). Loài cây này được xếp vào các loại cây đang bị đe
dọa và mức độ đe dọa theo phân hạng của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(IUCN, 2001) là rất nguy cấp và phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong
tự nhiên trong một tương lai rất gần. Do đó, việc khôi phục cả chất lượng và
số lượng loài này đang là việc làm cần thiết nhất là đáp ứng nguồn giống cây
con phục vụ cho trồng rừng.
Để gieo ươm thành công Trai Nam Bộ, điều quan trọng là phải có
những hiểu biết đầy đủ về những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây Trai Nam Bộ trong giai đoạn vườn ươm.Chất lượng cây con
đem trồng rừng đóng một vai trò quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Chất
lượng cây con đem trồng rừng phụ thuộc vào chất lượng hạt giống và kỹ thuật
chăm sóc cây con, trong đó bón phân và loại phân bón là một trong những
nhân tố quyết định. Bón đủ lượng phân và bón tỷ loại phân hợp lý sẽ phát huy




 

hết tiềm năng của cây, cây con sẽ đủ tiêu chuẩn trồng rừng. Đồng thời, để hạ
được giá thành trồng rừng, nhà lâm học còn phải quan tâm đến kích thước bầu,
tiêu chuẩn cây con đem trồng và nhiều vấn đề khác.

Để nâng cao sự hiểu biết của mình về công tác vườn ươm và góp phần
nâng cao chất lượng cây con đem trồng rừng,đề tài: “Tìm hiểu ảnh hưởng của
tỷ lệ phân bón NPK và kích thước bầuđến sinh trưởng cây con Trai Nam
Bộ(Fagraea cochinchinensis A. Chev) trong giai đoạn vườn ươm” đã được
thực hiện tại vườn ươm Cơ sở 2 trường Đại học Lâm Nghiệp, thị trấn Trảng
Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Xác định ảnh hưởng của phân bón NPK và kích thước
bầu đến sinh trưởng cây con Trai Nam Bộ (Fagraea cochinchinensis A. Chev)
trong vườn ươm, làm cơ sở đề xuất quy trình gieo ươm phục vụ công tác trồng
rừng.
Mục tiêu cụ thể:
-

Xác định ảnh hưởng của tỷ lệ phân bón NPK đến sinhtrưởng của cây

con trong giai đoạn vườn ươm
-

Xác định ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây con

trong giai đoạn vườn ươm
-

Bước đầu đề xuất được kỹ thuật chăm sóc cây Trai phục vụ công tác

trồng rừng.
1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm sinh thái của cây Trai trong giai đoạn đầu để có
những biện pháp chăm sóc kịp thời và hợp lý cho cây con nhằm đạt năng suất

và chất lượng cao, đồng thời có thể trực tiếp phục vụ cho chương trình trồng
rừng quốc gia, vừa bảo tồn và phát triển loài cây quý, góp phần bảo tồn đa
dạng sinh học loài.




 

1.4 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với cây Trai Nam Bộ (Fagraea
cochinchinensis A. Chev) đã được gieo 3 tháng tuổi và cây đã được cấy
vào bầu 10 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm.
Địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại vườn ươm Cơ sở 2 trường Đại
Học Lâm Nghiệp, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Thời
gian nghiên cứu từ tháng 02/2012 đến tháng 05/2012.
Nội dung nghiên cứu chỉ bao gồm ảnh hưởng của phân bón và kích
thước bầu tới sinh trưởng của loài Trai. Từ kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp
thêm những hiểu biết về quá trình gieo ươm và chăm sóc cây con Trai Nam
Bộ.




 

Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.1 Sơ lược về vườn ươm

Vườn ươm nằm trong địa phận cơ sở 2 của trường ĐH Lâm nghiệp.
Phía Nam giáp vườn giống keo lai hom
Phía Đông giáp vườn sưu tập thực vật
Phía Tây giáp phòng nuôi cấy mô của trường ĐH Lâm nghiệp
Phía Bắc giáp đường D4 khu dân cư Trảng Bom
Vườn ươm có diện tích khoảng 5000m2được xây dựng năm 1990 với
nhiệm vụ cung cấp cây giống phục vụ công tác trồng rừng trong tỉnh và các
vùng lân cận đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên thực hành,thực tập.
2.1.2 Điều kiện khí hậu và thủy văn
Đặc điểm thời tiết tại nơi làm thí nghiệm trong thời gian làm đề tài
được thể hiện ở bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1:Các chỉ tiêu thời tiết khu vực thí nghiệm
Tháng Tmax(0C) Ttb(0C) Tmin(0C)

3
4
5

36,3
34,8
34,9

28.75
28,66
28,26

Tổng Số ngày ẩm độ
lượng mưa
mưa (A0%)
(mm)

(Ngày)
24
92.2
9
75
23,4
199.7
16
78
23,9
287
19
82
(Nguồn:Trạm khí tượng Biên Hòa)

Thí nghiệm được bố trí trồng trong mùa khô nên nhiệt độ cao, tháng 3
là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất (28.75oC).Thời gian đầu củathí
nghiệm cây cần chăm sóc kỹ nên lượng nước tưới cần nhiều. Tổng lượng mưa




 

tháng 3 là92.2 mm. Đến tháng 5 lượng mưa nhiều hơn nên lượng nước tưới ít
hơn.
2.1.3 Đặc điểm đất đai
Đất thuộc loại đất xámbạc màu hình thành trên phù sa cổ, trên trầm tích
– sườn tích của các macma acid. Đất thoát nước tốt, không có mùn, hàm lượng
dinh dưỡng thấp, địa hình tương đối bằng phẳng.Thành phần cơ giới nhẹ, cát

chiếm 60 -70%.Ở độ sâu tầng đất 30 cm thì đất tươi xốp (Phiếu điều tra phẫu
diện đất, Cao Kế Nam, Đại học Lâm nghiệp).
2.1.4 Các cây con trong vườn ươm
Trong vườn chủ yếu có các loại cây: Sao đen (Hopea odorata Roxb),
Vên vên (Anisoptera costata Karth), Nhạc ngựa (Swietenia macrophylla
King), Dầu cát (Dipterocarpus aff. Condorensis), Dầu rái (Dipterocarpus
alatus Roxb), Lười ươi (Scaphium macropodium (Miq) Beumec), Chiêu liêu
nước(Terminalia calamansanai (BL) Rolfe), Mò cua (Alstonia scholaris
R.Br).Phần lớn các cây trong vườn ươm đã đến tuổi xuất vườn.
Ngoài ra, vườn ươm còn cócây Vàng anh (Saraca indica L),Muồng hoa
đào (Cassia javanica L), Trai Nam Bộ(Fagraea cochinchinensis A. Chev),
Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliver), Cẩm liên ( Shorea siamensis
A.D.C)… nhưng với số lượng không nhiều.
2.2 Giới thiệu về cây Trai Nam Bộ(Fagraea cochinchinensis A. Chev)
Các đặc điểm của cây Trai Nam Bộ (được dẫn theo giáo trình thực vật
và đặc sản rừng của Nguyễn Thượng Hiền 2005)
Tên khoa học: Fagraea cochinchinensis A. Chev
Họ Mã tiền: Loganiaceae
Bộ Hoa vặn: Gentianales
2.2.1 Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, thường xanh, cao 25 -30m, đường kính đạt tới 1,5m.Gốc
đôi khi có bạnh vè nhỏ. Vỏ ngoài màu xám hay nâu vàng, nứt dọc, thịt vỏ
nhiều xơ, có vị đắng.




 

Lá hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, đầu nhọn kéo dài hoặc có mấu

gốc hình nêm. Lá mọc kiểu đối chữ thập tập trung đầu cành, dài 7 -12 cm,
rộng 2 – 5cm, màu xanh sẫm, gân bên vấn hợp mép.
Hoa tự ngù ở nách lá hay đầu cành, mỗi cụm có 20 -30 hoa màu trắng
rất thơm. Quả mọng hoặc thịt, lúc chín màu đỏ, đường kính 0,7 -1mm, màu
đen như hạt dền có góc cạnh.Mùa hoa tháng 4 -6, quả tháng 7 -11.
2.2.2 Đặc điểm sinh thái và phân bố
Cây có khả năng mọc tốt ở vùng đất cát ven biển, có thể trồng hỗn giao
với các loài cây khác và không ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển
của các loài khác trong hệ sinh thái.
Cây khó tái sinh tự nhiên và khó gây trồng.
Là loài gỗ chịu nước và chôn lâu dưới đất, là loài cây thích hợp cho
việc trồng rừng đặc dụng.
Cây phân bố nhiều ở Việt Nam, chủ yếu ở miền Nam, ở Lào và
Campuchia.Ở nước ta có mọc từ Hà Tĩnh đến Phú Quốc, Côn Đảo.Cây thường
mọc ở độ cao dưới 800m.
2.2.3Giá trị sử dụng và tính chất gỗ Trai
Gỗ Trai màu vàng, rất cứng và gỗ nặng có tỷ trọng d=0,85, có giá trị
kinh tế cao. Gỗ có mùi chua, không mục, được sử dụng vào nhiều mục đích
khác nhau: vật liệu xây dựng, khung tàu, làm đồ gỗ nội thất cao cấp. Gỗ thuộc
nhóm 1.
Vỏ có chứa alkaloid giống stricnin, có tác dụng hạ nhiệt và trị rét, tuy
nhiên nếu sử dụng quá liều thì sẽ gây độc.
Lá trừ sốt rét, lợi tiêu hóa, trừ hen.Vỏ cây và lá sắc uống dùng làm
thuốc trị lỵ.Lá giã ra và nấu lên lấy nước tắm rửa chữa bệnh ghẻ.
Trong y học dân gian Thái Lan, lá cũng được dùng trị các bệnh về da.Ở
Malaysia, nước sắc lá và các nhánh dùng để trị xuất huyết trong phân khi bị
bệnh lỵLõi cây dùng trong y học dân gian Campuchia trị bệnh đường tiêu
hóa.Vỏ cây cũng được những người già dùng để kéo dài tuổi thọ.





 

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây con trong giai đoạn
vườn ươm
Trong vườn ươm có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của
cây con như: chế độ tưới nước, giá thể, ánh sáng, các loại bệnh hại và cỏ
dại…Các yếu tố này tác động lên sinh trưởng của cây Trai theo nhiều chiều
hướng khác nhau và cường độ khác nhau. Theo mục tiêu, phầntrình bày sau
đây tập trung vào ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng của cây con.
Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật nói
chung và Trai Nam Bộ nói riêng. Nó không những có tác dụng làm cho cây
sinh trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và
phát triển cơ thể thực vật.
Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng được bón trực tiếp vào đất hoặc hoà lẫn vào nước phun
(bón trực tiếp), xử lý hạt giống, rễ và cây con.
Theo nhiều tài liệu trên thế giới, chỉ sử dụng phân bón chiếm 30%.Việc
kết hợp cân đối các nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, thể thống canh
tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng
phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường sinh
thái bền vững.
Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát
triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung lượng,
vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây, chúng đều có trong đất và
được cây trồng hấp thụ qua hệ thống rễ. Tuy nhiên số lượng các nguyên tố này
đất không có khả năng cung cấp đủ cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng,
do đó phải bón phân bổ sung. Hiện tượng cây thiếu các nguyên tố vi lượng vẫn
xảy ra do trong đất quá nghèo hoặc bón không đủ phân hữu cơ, nhu cầu dinh

dưỡng của cây cao mà đất không cung cấp đủ. Việc bón phân cho cây trồng
phải tiến hành thường xuyên và được chú trọng để tạo điều kiện cho cây sinh
trưởng tốt và nâng cao sức sống cho cây trồng.




 

Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau,
thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó
mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn
đến những kết quả khác nhau. Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây
chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái
mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng
kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong
phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn. Bón phân hợp lý có
thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất
cao.
Về lý thuyết dinh dưỡng đối với thực vật là rất cần thiết giúp cây sinh
trưởng phát triển mạnh.Đặc biệt trong giai đoạn vườn ươm, đạm(N), lân(P),
kali(K) là những chất tối ưu cần thiết nhất cho cây.Điều đó được thể hiện qua
công dụng của chúng:
Đạm (N) là chất dinh dưỡng cần cho sinh trưởng và phát triển của
câytrồng. Mặc dù hàm lượng trong cây không cao, nhưng nitơ lại có vai trò
quan trọng bậc nhất. Thiếu nitơ cây không thể tồn tại. Nitơ là thành phần quan
trọng cấu tạo nên tất cả các axit amin và từ các axit amin tổng hợp nên tất cả
các loại protein trong cơ thể thực vật. Vai trò của protein đối với sự sống của
cơ thể thực vật là không thể thay thế được. Nitơ có mặt trong axit nucleic,
tham gia vào cấu trúc của vòng porphyril, là những chất đóng vai trò quan

trọng trong quang hợp và hô hấp của thực vật. Nói chung, nitơ là dưỡng chất
cơ bản nhất tham gia vào thành phần chính của protein, vào quá trình hình
thành các chất quan trọng như amino axit, men, nhiều loại vitamin trong cây
như B1, B2, B6…Nitơ thúc đẩy cây tăng trưởng, đâm nhiều chồi, lá to và
xanh, quang hợp mạnh. Nếu thiếu đạm, cây sinh trưởng chậm, còi cọc, lá ít và
có kích thước nhỏ và hơi vàng. Nhưng nếu bón thừa đạm cũng gây tác hại cho
cây. Biểu hiện của triệu chứng thừa đạm là cây sinh trưởng quá mức, cây dễ
đổ ngã, nhiều sâu bệnh, lá có màu xanh đậm vì diệp lục được tổng hợp nhiều.




 

Lân (P) là yếu tố quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Lân có
tác dụng làm tăng tính chịu lạnh cho cây trồng, thúc đẩy sự phát triển của hệ
rễ. Lân cần thiết cho sự phân chia tế bào, mô phân sinh, kích thích sự phát
triển của rễ, ra hoa, sự phát triển của hạt và quả. Cây được cung cấp đầy đủ lân
sẽ tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi như lạnh, nóng, đất chua và
kiềm.
Nếu thiếu lân, kích thước cây nhỏ hơn bình thường, lá cây phồng cứng,
lá màu xanh đậm, sau chuyển dần sang vàng; thân cây mềm, thấp; năng suất
chất khô giảm. Ngoài ra, thiếu lân sẽ hạn chế hiệu quả sử dụng đạm. Một vài
loại lá kim khi thiếu lân lá sẽ đổi màu xanh thẫm, tím, tím nâu hay đỏ. Ở
những loài cây lá rộng, thiếu lân sẽ dẫn đến lá có màu xanh đậm, xen kẽ với
các vết nâu, cây tăng trưởng chậm. Khi thừa lân không thấy tác hại nghiêm
trọng như thừa nitơ.
Kali (K) đóng vai trò chủ yếu trong việc chuyển hóa năng lượng, quá
trình đồng hóa của cây, điều khiển quá trình sử dụng nước, thúc đẩy quá trình
sử dụng đạm ở dạng NH4+, giúp cây tăng sức đề kháng, cứng chắc, ít đổ ngã,

chống sâu bệnh, chịu hạn và rét . Do vậy, nếu thiếu kali, thì cây có biểu hiện
về hình thái rất rõ như lá hơi ngắn, phiến lá hẹp và có màu lục tối, sau chuyển
sang vàng, xuất hiện những chấm đỏ, lá bị khô (cháy) rồi rủ xuống. Các chất
phụ gia thường được sử dụng là xơ dừa, tro trấu…Chúng có tác dụng làm xốp
đất, giữ ẩm, thoáng khí…
Phân bón là một trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến
thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để
cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ
thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất và
mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng xuất cao, chất lượng tốt.
Thực tế cho thấy bón phân có tác động rất lớn đến sinh trưởng và chất
lượng cây con. Một nguyên tắc quan trọng trong việc bón phân cho cây trồng
là phải cân đối NPK. Đây là các nguyên tố đa lượng cây cần nhiều nhất, nếu




 

thiếu một chất nào cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và năng
suất của cây. Ngược lại, nếu bị thừa cũng không có lợi cho cây, lại tốn thêm
chi phí. Nhu cầu các chất NPK khác nhau tùy theo loại cây và giai đoạn sinh
trưởng của cây.
Phân bón NPK là loại phân bón tổng hợp. Trong đó thành phần gồm
các nguyên tố N, P, K, là 3 trong các nguyên tố có ý nghĩa quan trọng trong
đời sống thực vật.
Dinh dưỡng khoáng và Nitơ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống
thực vật, điều kiện dinh dưỡng khoáng và Nitơ là một trong những nhân tố chi
phối có hiệu quả nhất đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
2.4Những nghiên cứu trên thế giới

Vào cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX thuyết Mùn do Thaer (1873) đề
xuất cho từng cây hấp thụ mùn để sống. Đến thế kỷ XIX nhà hoá học người
Đức Liibig (1840) đã xây dựng thuyết chất khoáng. Liibig cho rằng độ màu
mỡ của đất là do muối khoáng trong đất. Ông nhấn mạnh rằng việc bón phân
hoá học cho cây sẽ làm tămg năng suất cây trồng. Năm 1963, Kinur và Chiber
khẳng định việc bón phân vào đất cho từng thời kỳ khác nhau là khác nhau.
Cũng năm đó, Turbittki đã đưa ra quan điểm: “Các biện pháp bón phân
sẽ được hoàn thiện một cách đúng đắn theo sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu
dinh dưỡng của cây, loại đất và phân bón”.
Vào năm 1964, ông Prianitnikov đưa ra quan điểm: phân bón là nguồn
dinh dưỡng bổsung cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đối với từng loài
cây, từng tuổi cây cần có những nghiên cứu cụ thể tránh lãng phí phân bón
không cần thiết. Việc bón phân thiếu hoặc thừa đều dẫn đến biểu hiện về chất
lượng cây kém đi, sinh trưởng chậm.
Năm 1974, Polster, Fidler và Lir cũng đã kết luận: sinh trưởng của cây
thân gỗ phụ thuộc vào sự hút các nhân tố khoáng từ trong đất trong suốt quá
trình sinh trưởng. Nhu cầu dinh dưỡng của mỗi cây thân gỗ qua các thời kỳ
khác nhau là khác nhau…

10 


 

Theo Thomas (1985), chất lượng cây con có mối quan hệ logic với tình
trạng chất khoáng. Nitơ và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng
và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua
màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để
đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con(dẫn theo Đào Thị Thắm)
Trong những năm gần đây, nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Anh,

Nhật, Trung Quốc… đã sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng
làm tăng năng suất phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễm môi trường.
Nhiều chế phẩm đã được khảo nghiệm và cho phép sử dụng trong sản xuất
nông nghiệp ở Việt Nam.
2.5. Những nghiên cứu ở Việt Nam
2.5.1. Những nghiên cứu về gieo ươm cây gỗ
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về
gieo ươm cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các
nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng
quyết định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều
là ánh sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác,
nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng.
Những nghiên cứu về ảnh hưởng kích thước bầu đến sinh trưởng của
cây gỗ non cũng được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tuấn Bình
(2002), kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20*30 cm,
đục 8 -10 lỗ.
Để thăm dò phản ứng của cây con Thúi Đồng Nai với phân bón,
Nguyễn Xuân Hợi (2005)đã bón lót super lân, NPK, với tỷ lệ từ 0- 3% so với
trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử dụng phân
chuồng hoai (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 – 25% so với
trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của
cây gỗ non với nước.

11 


 

Năm 1989, Trương Thị Thảo đã nghiên cứu về dinh dưỡng NPK đối
với Thông nhựa đã cho thấy dinh dưỡng không những ảnh hưởng đến sinh

trưởng của cây Thông nhựa mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhiễm bệnh của
cây. Bón phân hợp lý làm tăng sức đề kháng của cây đối với bệnh phấn trắng.
Năm 2000, Hoàng Công Đãng trong luận văn tiến sỹ đã đề cập đến ảnh
hưỏng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của loài cây
bần chua, trong đó tác giả đã nghiên cứu tác động riêng lẽ của từng loại phân
NPK đến sinh trưởng và chất lượng cây con bần chua…
Từ kết quả nghiên cứu của những đề tài trước đây cho thấy đối với từng
loài, từng giai đoạn phát triển khác nhau thì yêu cầu về phân bón cũng khác
nhau. Các tác giả đã xác định chính xác định lượng phân bón phù hợp để cây
con của các loài cây đó sinh trưởng nhanh, chất lượng tốt.
2.5.2 Những nghiên cứu về gieo ươm Trai Nam Bộ
Hiện nay, đề tài nghiên cứu về cây Trai ở trong nước còn nhiều hạn
chế, chỉ có nghiên cứu nuôi cấy mô cây Trai Nam Bộ của Khưu Hoàng Minh
(2006).Ngoài ra, chúng tôi chưa tìm thấy những nghiên cứu về gieo ươm loài
cây này.
Tuy nhiên Trai Nam Bộ là một trong những loài cây ưu tiên cho
chương trình trồng rừng tại Việt Nam từ năm 2004. Do vậy, việc nghiên cứu
gieo ươm về loài cây này là cần thiết.
2.6 Thảo luận chung
Để có cơ sở kỹ thuật cho việc gieo ươm và trồng rừng Trai Nam Bộ,
bước đầu cần có những nghiên cứu làm rõ những vấn đề sau:
-

Về kích thước bầu: kích thước bầu là chỉ tiêu phản ánh khoảng không

gian sinh sống của cây con, mỗi loài cây con khác nhau sẽ đòi hỏi một kích
thước bầu khác nhau. Việc chọn lựa kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm
không chỉ có ý nghĩa hạ giá thành sản phẩm, mà còn nâng cao chất lượng và
sản lượng cây con. Kích thước bầu còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và kỹ
thuật trồng rừng. Kích thước bầu quá lớn sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển


12 


×