Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

XÁC ĐỊNH NHỮNG MÔ HÌNH PHÙ HỢP NHẤT ĐỂ MÔ TẢ QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI (Acacia auriculiformis x mangium) Ở KHU VỰC HÀM TÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.9 KB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


VŨ THỊ THỊNH

XÁC ĐỊNH NHỮNG MÔ HÌNH PHÙ HỢP NHẤT ĐỂ MÔ TẢ
QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI
(Acacia auriculiformis x mangium) Ở KHU VỰC HÀM TÂN
TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH


VŨ THỊ THỊNH

XÁC ĐỊNH NHỮNG MÔ HÌNH PHÙ HỢP NHẤT ĐỂ MÔ TẢ
QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG KEO LAI
(Acacia auriculiformis x mangium) Ở KHU VỰC HÀM TÂN
TỈNH BÌNH THUẬN

Ngành: Lâm Nghiệp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN THÊM
Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2012

 

i


LỜI CẢM ƠN
Xin gởi lời chân thành cảm ơn sâu sắc tới:
 Ban giám hiệu cùng toàn thể thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh.
 Quý thầy cô khoa Lâm Nghiệp, đặc biệt là bộ môn Lâm Nghiệp đã tận tình
giảng dạy, truyền đạt lại những kiến thức giúp tôi thực hiện đề tài này.
 PGS.TS. Nguyễn Văn Thêm, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện đề tài.
 Ban lãnh đạo và các chú trong ban quản lí rừng phòng hộ của huyện Hàm
Tân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.
 Xin cảm ơn gia đình và bạn bè gần xa đã luôn ở bên cạnh động viên và hỗ
trợ tôi trong những năm học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2012
Sinh viên: Vũ Thị Thịnh

 

ii



TÓM TẮT
Đề tài “Xác định những mô hình phù hợp nhất để mô tả quá trình sinh trưởng
của rừng trồng Keo lai (Acacia auriculiformis x mangium)” được thực hiện tại Hàm
Tân tỉnh Bình Thuận. Thời gian nghiên cứu từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2012. Mục
tiêu của đề tài là xây dựng những mô hình thống kê phù hợp nhất để mô tả và phân
tích quy luật sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Keo lai ở khu
vực Hàm Tân tỉnh Bình Thuận.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
(1) Hàm Korf là phù hợp nhất để mô tả quá trình sinh trưởng đường kính,
chiều cao và thể tích thân cây Keo lai ở khu vực Hàm Tân tỉnh Bình Thuận.
(2) Nếu sử dụng những mô hình khác nhau thì đặc trưng sinh trưởng đường
kính, chiều cao và thể tích thân cây cũng sẽ được báo cáo khác nhau.
(3) Cùng một mô hình sinh trưởng, nếu sử dụng những phương pháp và tiêu
chuẩn khác nhau để kiểm định mô hình phù hợp thì đặc trưng sinh trưởng đường
kính, chiều cao và thể tích thân cây Keo lai cũng sẽ được báo cáo khác nhau.
(4) Sinh trưởng đường kính thân cây Keo lai trong 12 năm đầu thay đổi theo
tuổi. Thời điểm xuất hiện ZDmax và D max là tại cấp tuổi 1.
(5) Sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai trong 12 năm đầu thay đổi tùy
theo tuổi. Thời điểm xuất hiện ZHmax và Hmax cũng xuất hiện tại cấp tuổi 2.
(6) Sinh trưởng thể tích thân cây Keo lai trong 12 năm đầu thay đổi theo tuổi.
Thời điểm xuất hiện ZVmax là tại cấp tuổi 5. Thời điểm xuất hiện Vmax là tại cấp
tuổi 9.
Từ kết quả nghiên cứu đề tài, đã đề xuất những mô hình phù hợp để dự đoán
sinh trưởng của Keo lai.

 

iii



SUMMARY
The thesis titled “Identify the most appropriate models to illustrate the
growing process of Acacia auriculiforms x mangium artificial forest at Ham Tan,
Binh Thuan province”. The research period was from February to June 2012. The
research objectives was to build the most appropriate model to exemplify and
analyze the growing rules of diameter, height and tree-trunk volume at Ham Tan
district, Binh Thuan province.
The research results showed that:
(1) The Korf models is the most suitable put characterize the growing
process of Acacia auriculiforms x mangium diameter, height and tree-trunk volume
in Ham Tan district, Lam Dong province.
(2) If we use diffirent model, the Acacia auriculiforms x mangium diameter,
height and tree-trunk volume growing characteristics are also diffirent.
(3) In the same growing model, if we use diffirent methods and criteria to
test the appropriate model, the Acacia auriculiforms x mangium diameter, height
and tree-trunk volume growing characteristics are also diffirent.
(4) The Acacia auriculiforms x mangium diameter growing in the first 12
years change depending on age. The time of ZDmax and ΔDmax appearance is at 1
years old-age.
(5) The Acacia auriculiforms x mangium height growing in the first 12 years
change depending on age. The time of ZHmax appearance is at 2 years old-age. The
time of ΔHmax appearance is at 2 years old-age.
(6) The Acacia auriculiforms x mangium tree-trunk volume growing in the
first 12 years change depeding on age. The time of ZVmax appearance is at 5 years
old-age. The time of ΔVmax appearance is at 9 years old-age.

 


iv


PHỤ LỤC
TRANG TỰA

i

LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT

iii

SUMMARY

iv

PHỤ LỤC

v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG


ix 

DANH SÁCH CÁC HÌNH 



Chương 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3 Phạm vi nghiên cứu

4


1.4 Ý nghĩa của đề tài

4

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5

2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu

5

2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

5

2.1.1.1 Vị trí địa lí

5

2.1.1.2 Địa hình - đất đai

5

2.1.1.3 Khí hậu - thủy văn

6

2.1.2 Đặc điểm về dân sinh, kinh tế, xã hội


7

2.1.2.1 Dân số và lao động

7

2.1.2.2 Các hoạt động sản xuất chính

7

 

v


2.1.2.3 Tình hình giao thông trong vùng

7

2.2 Đối tượng nghiên cưu

7

2.3 Nội dung nghiên cứu

8

2.4 Phương pháp nghiên cứu

8


2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu

8

2.4.1.1 Những chỉ tiêu nghiên cứu

8

2.4.1.2 Thu thập dữ liệu về những đặc trưng của cây cá thể

8

2.4.2 Phương pháp xử lí số liệu.

10

2.4.3 So sánh sự khác nhau giữa những hàm sinh trưởng

12

2.4.4 Công cụ xử lí số liệu

12

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

13

3.1 Mô hình sinh trưởng đường kính thân cây Keo Lai


13

3.2 Mô hình sinh trưởng chiều cao thân cây Keo Lai 

16 

3.3 Mô hình sinh trưởng thể tích thân cây Keo Lai 

18 

3.4 Đặc điểm sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Keo lai

21

3.4.1 Đặc điểm sinh trưởng đường kính thân cây

21

3.4.2 Đặc điểm sinh trưởng chiều cao thân cây

22

3.4.3 Đặc điểm sinh trưởng thể tích thân cây

25

3.5 Sự khác nhau giữa các mô hình sinh trưởng 

26 


3.5.1 Sự khác biệt về những đặc trưng đường kính thân cây

27

3.5.2 Sự khác biệt về những đặc trưng chiều cao thân cây

27

Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

30

4.1 Kết luận

30

4.2 Kiến nghị

31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

32

PHẦN PHỤ LỤC

33

 


vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên gọi đầy đủ

A (năm)

Tuổi cây, quần thụ và lâm phần

D1,3 (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực (1,3m)

D 1,3 (cm)

Đường kính thân cây ngang ngực bình quân

H (m)

Chiều cao toàn thân cây

H (m)

Chiều cao toàn thân cây bình quân

Kh


Nhịp điệu sinh trưởng chiều cao thân cây

Kd

Nhịp điệu sinh trưởng đường kính thân cây

Kv

Nhịp điệu sinh trưởng thể tích thân cây

N (cây/ha)

Mật độ lâm phần

G (m2)

Tiết diện ngang thân cây

V (m3/cây)

Thể tích thân cây

V (m3/cây)

Thể tích thân cây bình quân

M (m3/ha)

Trữ lượng gỗ của lâm phần


M (m3/ha)

Trữ lượng gỗ bình quân của lâm phần

ZD (cm/năm)

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường
kính thân cây

ZDmax (cm/năm)

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm lớn nhất về
đường kính thân cây

ZH (m/năm)

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều
cao thân cây

ZHmax (m/năm)

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm lớn nhất về
chiều cao thân cây

 

vii



ZV (m3/năm)

Lượng tăng trường thường xuyên hàng năm về thể tích
thân cây

3

ZVmax (m /năm)

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm lớn nhất về
thể tích thân cây

Pd (%)

Suất tăng trưởng đường kính thân cây

Ph (%)

Suất tăng trưởng chiều cao thân cây

Pv (%)

Suất tăng trưởng thể tích thân cây

F

Thống kê F

P (α=0,05 hay 0,01)


Mức ý nghĩa thống kê

2

S

Phương sai

S

Sai tiêu chuẩn

Se

Sai số chuẩn của số trung bình

R2 và R hoặc r

Hệ số xác định và hệ số tương quan

SSR

Tổng bình phương sai lệch (Sum of Squared Residuals)

MAE

Sai số tuyệt đối trung bình (Mean Absolute Error)

 


 

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Tương quan giữa D - A của Keo Lai được làm phù hợp với 3 hàm (Korf,
Schumacher và Gompertz).

13

Bảng 3.2: Dự đoán đường kính bình quân của Keo lai theo 3 hàm (Korf,
Schumacher và Gompertz).

14

Bảng 3.3: Tương quan giữa H - A của Keo Lai được làm phù hợp với 3 hàm (Korf,
Schumacher và Gompertz).

16

Bảng 3.4: Dự đoán chiều cao bình quân của Keo lai theo 3 hàm (Korf, Schumacher,
Gompertz).

17


Bảng 3.5: Tương quan giữa V - A của Keo Lai được làm phù hợp với hàm Korf 19
Bảng 3.6: Thể tích thân cây Keo lai được xác định bằng hàm Korf.

20

Bảng 3.7: Quá trình sinh trưởng đường kính thân cây Keo lai

21

Bảng 3.8: Quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai

23

Bảng 3.9: Quá trình sinh trưởng thể tích thân cây Keo lai

25

Bảng 3.10: Những đặc trưng sinh trưởng đường kính thân cây Keo lai được khảo
sát từ 3 hàm: Korf, Schumacher và Gompertz.

27

Bảng 3.11: Những đặc trưng sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai được khảo sát
từ 3 hàm: Korf, Schumacher và Gompertz.

 

ix

28



DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 3.1: Đồ thị mô tả D - A của Keo Lai bằng 3 hàm (Korf, Schumacher và
Gompertz)

15

Hình 3.2: Đồ thị mô tả D - A của Keo lai bằng hàm Korf.

15

Hình 3.3: Đồ thị mô tả H - A của Keo lai bằng 3 hàm (Korf, Schumacher và
Gompertz)

17

Hình 3.4: Đồ thị mô tả H - A của cây Keo lai bằng hàm Korf

18

Hình 3.5: Đồ thị mô tả V - A của cây Keo lai bằng hàm Korf

20

Hình 3.6: Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng đường kính thân cây Keo lai.


22

Hình 3.7: Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng chiều cao thân cây Keo lai .

24

Hình 3.8: Đồ thị mô tả quá trình sinh trưởng thể tích thân cây Keo lai.

26

 

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Từ ngàn xưa ông cha ta đã có câu “Rừng vàng biển bạc”, điều này được
chứng minh qua thời gian bằng vai trò và tác dụng to lớn của rừng trong cuộc sống
của con người trên trái đất. Rừng là di sản của mỗi quốc gia, là một phần không thể
thiếu của đời sống con người. Rừng có tác dụng nhiều mặt đối với nền kinh tế và xã
hội như: cung cấp gỗ củi, vật liệu xây dựng, nguyên liệu chế biến… trong sản xuất
và tiêu dùng của con người. Rừng còn là lá phổi sống điều hòa khí hậu, làm sạch
môi trường, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, đặc biệt trong nghiên cứu khoa học
và đời sống xã hội của con người.
Tuy nhiên trong những năm gần đây do nhu cầu gỗ, củi và các loại lâm sản
khác của con người ngày càng tăng đã dẫn đến tốc độ khai thác rừng rất lớn và
trong quá trình khai thác không áp dụng các biện pháp lâm sinh phù hợp để bảo vệ

và nuôi dưỡng rừng, vì thế đã làm cho tài nguyên rừng bị giảm sút nghiêm trọng cả
về số lượng lẫn chất lượng, diện tích rừng ngày càng hẹp, nhiều loài động thực vật
quý hiếm đã bị tuyệt chủng. Ngoài ra nạn cháy rừng và dịch bệnh hàng năm cũng là
nguyên nhân làm cho diện tích rừng bị giảm xuống. Theo thống kê của viện điều tra
quy hoạch rừng, năm 1945 tổng diện tích rừng tự nhiên của nước ta là 14 triệu ha
tương đương với độ che phủ là 43%, đến năm 1990 tổng diện tích rừng nước ta chỉ
còn 9,175 triệu ha tương đương với độ che phủ là 27,2%. Điều nay này gây ảnh
hưởng xấu tới thiên nhiên và cuộc sống con người, cụ thể là sự tăng của nhiệt độ
trái đất trong những năm gần đây như: hạn hán, lũ lụt, băng tan ở hai cực trái
đất.v.v.

 


Để khắc phục điều này chính phủ đã giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức,
cá nhân, hộ gia đình làm người chủ động tham gia trồng, chăm sóc và quản lí bảo vệ
rừng. Những chính sách này đã góp phần tích cực trong việc làm tăng diện tích
rừng, giảm đất trống đồi núi trọc và rừng đã dần phục hồi trở lại. Hiện nay nhu cầu
tiêu thụ giấy của nước ta hàng năm rất lớn, trong khi đó tổng công suất các nhà máy
giấy trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu và phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do
đó việc đẩy mạnh trồng rừng để tạo nguồn nguyên liệu cho các nhà máy giấy cũng
như mục đích kinh doanh khác là vấn đề quan trọng.
Keo lai (Acacia auriculiforms x mangium) là loài mọc nhanh, năng suất cao
và ổn định, có chu kì kinh doanh ngắn, gỗ của nó là nguồn nguyên liệu cho ngành
giấy sợi và đồ gia dụng. Ngoài ra nó còn có khả năng cải tạo đất rất tốt và sinh
trưởng được ở những nơi đất nghèo kiệt. Tuy nhiên công tác trồng rừng vẫn còn
nhiều hạn chế do sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật của người dân. Vì vậy để kinh doanh
rừng trồng có hiệu quả, nâng cao được năng suất và chất lượng rừng trồng cần phải
lựa chọn cây trồng phù hợp với loại đất, các biện pháp lâm sinh phù hợp với từng
giai đoạn phát tiển của cây rừng. Để làm được điều này chúng ta cần có các số liệu

thống kê chính xác về tài nguyên rừng thông qua việc nghiên cứu các quy luật sinh
trưởng của cây rừng và mối quan hệ giữa chúng với sinh cảnh và các biện pháp tác
động. Những thông tin về sinh trưởng và tăng trưởng của cây cá thể và quần thụ
Keo lai đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu khoa học và xây dựng những
phương thức lâm sinh phù hợp. Những thông tin này có thể thu thập và phân tích
dựa trên những số liệu thực nghiệm. Tuy vậy số liệu thực nghiệm thường rất nhiều,
sắp xếp lộn xộn và khó quản lí nên việc khai thác những thông tin hữu ích gặp nhiều
khó khăn đặc biệt là xác định quy luật và chiều hướng biến đổi của rừng ở thời điểm
hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra việc thu thập số liệu hàng năm trên diện tích
lớn sẽ gây tốn kém về nhân lực và tài chính của đơn vị quản lí. Do đó để khắc phục
những khó khăn trên đồng thời vẫn thu được những thông tin hữu ích người ta áp
dụng toán học để giải quyết những vấn đề đặt ra bằng cách phân tích những số liệu
đặc trưng của dãy số liệu thực nghiệm để xây dựng những mô hình thống kê biểu

 


thị quy luật biến đổi của những nhân tố điều tra trên cây cá thể và lâm phần sau đó
phân tích những mô hình này để xác định những thông tin cần thiết.
Với mong muốn góp phần cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho việc
phân tích những đặc điểm lâm học của rừng trồng Keo lai ở Hàm Tân tỉnh Bình
Thuận nhằm xác định chu kì hay tuổi khai thác rừng tối ưu về kinh tế. Ngoài ra kết
quả là cơ sở khoa học ban đầu cho việc quản lí kinh doanh rừng tại khu vực nghiên
cứu từ đó đưa ra những phương thức chặt nuôi dưỡng rừng thích hợp không những
đảm bảo cho mục đích phòng hộ mà còn làm cho năng suất chất lượng từ rừng
mang lại được nâng cao hơn. Vì vậy đề tài “Xác định những mô hình phù hợp nhất
để mô tả quá trình sinh trưởng của rừng trồng Keo lai ở Hàm Tân tỉnh Bình Thuận”
đã được đặt ra.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung

Xây dựng những mô hình thống kê phù hợp nhất để mô tả và phân tích quy
luật sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Keo lai ở khu vực Hàm
Tân tỉnh Bình Thuận.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, đề tài đặt ra những mục tiêu cụ thể sau:
(1) Xác định mô hình thống kê phù hợp nhất để mô tả quy luật sinh trưởng
đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Keo lai.
(2) Định lượng những đặc trưng sinh trưởng và tăng trưởng đường kính,
chiều cao và thể tích thân cây Keo lai.
(3) Phân tích so sánh sự khác biệt về những đặc trưng sinh trưởng của Keo
lai do ảnh hưởng của việc chọn mô hình thống kê khác nhau.
(4) Phân tích so sánh sự khác biệt về những đặc trưng sinh trưởng của Keo
lai do ảnh hưởng của việc chọn phương pháp ước lượng các tham số của mô
hình sinh trưởng.

 


1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là rừng trồng Keo lai trong giai đoạn 9 tuổi.
Địa điểm nghiên cứu tại Hàm Tân tỉnh Bình Thuận.
Nội dung nghiên cứu chỉ tập trung vào chọn lựa những mô hình phù hợp nhất
để mô tả quy luật biến đổi đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Keo lai. Từ
kết quả nghiên cứu đề xuất một số mô hình thống kê phù hợp nhất để mô tả quy luật
sinh trưởng của rừng Keo lai.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đưa lại những ý nghĩa sau đây:
(1) Về lý luận: Đề tài cung cấp những mô hình phù hợp để phân tích quy luật
sinh trưởng đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Keo lai.
(2) Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của đề tài không chỉ là căn cứ

khoa học để mô tả, phân tích và dự đoán qúa trình sinh trưởng của cây Keo lai mà
còn cung cấp những thông tin để xây dựng những chỉ tiêu kỹ thuật nuôi dưỡng, khai
thác rừng và phân tích hiệu quả kinh doanh rừng Keo lai.

 


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.1.1.1 Vị trí địa lí
Khu vực nghiên cứu của đề tài nằm tại huyện Hàm Tân có ranh giới như sau:
+ Phía Bắc giáp huyện Tánh Linh
+ Phía Nam giáp Biển Đông
+ Phía Tây giáp Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu
+ Phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Nam
2.1.1.2 Địa hình - đất đai
(a) Địa hình
Huyện Hàm Tân có cấu trúc địa hình tương đối đa dạng với 3 dạng địa hình
chính:
- Địa hình vùng cao: tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Bắc của huyện, có
tiềm năng cho việc thu hút du lịch.
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: cao từ 50 đến 190m, chiếm 50% diện tích
toàn huyện.
- Địa hình vùng đồng bằng: nhỏ, hẹp và được phân bố ven hạ lưu sông suối,
vùng sản xuất nông nghiệp chính của huyện và cũng là vùng chịu ảnh hưởng của
mưa lũ.


 


(b) Đất đai: Huyện Hàm Tân có một số nhóm đất chính sau:
- Nhóm đất phù sa (Fluvisols)
- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols).
- Nhóm đất đỏ (Ferralsols) gồm:
+ Đất đỏ vàng cơ giới nhẹ (Areni - Xanthic Ferrasols).
+ Đất đỏ thẫm tích tụ sét, đá tầng nông (Epilithi acri - Rhodic
Ferralsols).
- Nhóm đất xám (Acrisols).
- Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols) gồm:
+ Đất mặn sú vẹt (Gleyi - Salic Fluvisols).
+ Đất mặn ít và trung bình (Salic - Umbric Fluvisol).
- Nhóm đất cát (Arenosols).
2.1.1.3 Khí hậu - thủy văn
(a) Khí hậu
Khu vực nghiên cứu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích
đạo với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
(b) Thủy văn
Hệ thống sông suối đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước phục
vụ đời sống, sản xuất trong vùng. Sông Dinh là sông dài và lớn nhất của huyện, bên
cạnh đó còn có các nhánh sông nhỏ khác như: sông Tràm, sông Cô Kiều, sông
Chùa. Với những thuận lợi về sông ngòi này, nền nông nghiệp của huyện được đảm
bảo về lưu lượng nước.
Hàm Tân là một huyện có 49km bờ biển, kéo dài từ xã Tân Hải đến xã Tân
Thắng. Dọc theo bờ biển có 3 cửa sông chính là La Gi, Ba Đăng, Hà Lãm. Vùng
biển ven bờ của Hàm Tân với đặc trưng thủy triều là bán nhật triều không đều, thời

gian triều dâng và triều rút chênh lệch khá lớn, trong đó thời gian triều cường lớn
hơn thời gian thoái triều.

 


2.1.2 Đặc điểm về dân sinh, kinh tế, xã hội
2.1.2.1 Dân số và lao động
Hàm Tân là huyện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó người Kinh chiếm đa
số 98,2%, các dân tộc thiểu số như: Chăm, Rắclây, Nùng…với những phong tục tập
quán khác nhau.
2.1.2.2 Các hoạt động sản xuất chính
(a) Sản xuất lâm nghiệp và công tác quản lí bảo vệ rừng
Hàm Tân là huyện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 31,38% diện tích
đất tự nhiên toàn huyện. Trong đó có một số loại gỗ quý như: căm xe, gõ đỏ, giáng
hương…
(b) Sản xuất nông nghiệp bao gồm:
- Trồng các loại cây hàng năm như: lúa, mì .v.v.
- Trồng các loại cây lâu năm như: cao su, cà phê, điều, tiêu, cây ăn quả.v.v.
2.1.2.3 Tình hình giao thông trong vùng
Hệ thống giao thông vận tải của huyện khá thuận lợi do có đường quốc lộ IA
và đường quốc lộ 55 chạy qua, với chiều dài 70km. Các tuyến giao thông trong
huyện đang dần được nhựa hóa và nâng cấp. Đến nay trên toàn bộ các xã đã có
đường ô tô nhằm thuận tiện giao thông trên địa bàn toàn huyện.
2.2 Đối tượng nghiên cưu
Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng Keo lai trong giai đoạn 9 tuổi ở khu vực
Hàm Tân tỉnh Bình Thuận, những lâm phần này mọc trên nhóm đất cát. Thời gian
nghiên cứu từ tháng 02/2012 - 06/2012.

 



2.3 Nội dung nghiên cứu
(1) Mô hình sinh trưởng đường kính thân cây Keo Lai
(2) Mô hình sinh trưởng chiều cao thân cây Keo Lai
(3) Mô hình sinh trưởng thể tích thân cây keo Lai
(4) Đặc điểm sinh trưởng của rừng Keo Lai
(5) Sự khác nhau giữa các mô hình
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.4.1.1 Những chỉ tiêu nghiên cứu
Đối với cây mẫu, đề tài nghiên cứu 15 chỉ tiêu sau đây: (1) đường kính thân
cây ngang ngực (D, cm); (2) chiều cao thân cây (H, m); thể tích thân cây (V, m3);
(4) lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về đường kính thân cây (ZD,
cm/năm); (5) lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao thân cây (ZH,
m/năm); (6) lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm về thể tích thân cây (ZV,
m3/năm); (7) lượng tăng trưởng bình quân năm về đường kính thân cây ( D ,
cm/năm); (8) lượng tăng trưởng bình quân năm về chiều cao thân cây ( H ,
m/năm); (9) lượng tăng trưởng bình quân năm về thể tích thân cây ( V , m3/năm),
(10) suất tăng trưởng đường kính thân cây (Pd, %); (11) suất tăng trưởng chiều cao
thân cây (Ph, %); (12) suất tăng trưởng thể tích thân cây (Pv, %); (13) nhịp điệu
sinh trưởng đường kính thân cây (Kd); (14) nhịp điệu sinh trưởng chiều cao thân
cây (Kh); (15) nhịp điệu sinh trưởng thể tích thân cây (Kv).
2.4.1.2 Thu thập dữ liệu về những đặc trưng của cây cá thể
(a) Phân chia đối tượng nghiên cứu: Khảo sát sơ bộ diện tích rừng trồng Keo
lai tại Hàm Tân tỉnh Bình Thuận. Mô tả tình hình chung vị trí ô mẫu, điều kiện đất
đai, điều kiện thủy văn, tuổi và nguồn gốc của lâm phần, mật độ ban đầu và mật độ
hiện tại, nhận xét chung về tình hình sinh trưởng phát triển của rừng. Chọn những
rừng trồng Keo lai ở tuổi 3 đến tuổi 9 để xác định những đặc trưng lâm phần và giải
tích thân cây.


 


(b) Phương pháp bố trí, số lượng và kích thước ô tiêu chuẩn
Phương pháp bố trí ô tiêu chuẩn là phương pháp rút mẫu điển hình theo tuổi
rừng. Mỗi cấp tuổi thu thập 3 ô tiêu chuẩn điển hình. Với 4 cấp tuổi (3; 5; 7; 9),
tổng số ô đã thu thập là 12 ô tiêu chuẩn. Kích thước ô tiêu chuẩn là 500m2
(20x25m).
(c) Thu thập hiện trạng rừng Keo lai
Hiện trạng rừng Keo lai được thống kê bắt đầu từ tuổi 3 và kết thúc ở tuổi 9.
Chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm mật độ, đường kính, chiều cao, tiết diện ngang và trữ
lượng lâm phần. Để thu được số liệu phản ánh đúng hiện trạng rừng Keo lai trước
hết phải xác định chính xác tuổi rừng. Kế đến chọn những quần thụ điển hình theo
cấp tuổi để thu thập số liệu. Quần thụ điển hình phải thõa mãn những tiêu chuẩn
như: phân bố trong cùng cấp tuổi, sinh trưởng và phát triển bình thường, mật độ và
kết cầu bình thường… Sau đó từ những quần thụ điển hình, bố trí những ô tiêu
chuẩn với kích thước 500m2 để  đo đạc những đặc trưng như mật độ (N, cây), D
(cm) và H (m) của từng cây. Đường kính thân cây của tất cả những cây trong ô tiêu
chuẩn được đo đạc bằng thước dây với độ chính xác 0,1cm. Chiều cao thân cây
được đo đạc bằng cây sào với độ chính xác 0,10m. Tất cả những chỉ tiêu đo đếm
trong ô tiêu chuẩn được tập hợp thành biểu lập sẵn.
(d) Thu thập số liệu sinh trưởng của cây cá thể và quần thụ
Động thái sinh trưởng D (cm), H (m) và V (m3) thân cây cá thể và trữ lượng
quần thụ Keo lai (M, m3/ha) được phân tích và so sánh tùy theo tuổi. Để đạt được
điều đó, đã sử dụng phương pháp giải tích thân cây. Đối tượng giải tích là những
cây bình quân của những quần thụ Keo lai ở tuổi 9, nghĩa là những cây có đường
kính và chiều cao tương đồng với đường kính và chiều cao bình quân của quần thụ.
Những cây giải tích được chọn trên những ô tiêu chuẩn 500m2 dùng để nghiên cứu
đặc trưng lâm phần. Nói chung, cây giải tích có những tiêu chuẩn như D (cm) và H

(m) bằng D (cm) và H (m) quần thụ, sinh trưởng và phát triển bình thường, không
bị sâu hại hay cụt ngọn, thân thẳng và tròn đều, tán lá cân đối và tròn đều, không bị
chèn ép. Tổng số cây giải tích là 3 cây sau đó lấy giá trị bình quân.

 


Sau khi chặt hạ, những cây giải tích được đo đạc chiều dài toàn thân (H, m)
bằng thước dây với độ chính xác 0,01m. Kế đến phân chia thân cây ngả thành
những phân đoạn có chiều dài 1m, riêng đoạn gốc là 2,6m. Tiếp đến đo đường kính
đầu lớn và đầu nhỏ của mỗi phân đoạn. Đây là cơ sở dữ liệu để tính hình số thân
cây. Sau đó cưa thớt giải tích ở các vị trí 0,0m; 1,3m; 2,6m; 3,6m…cho đến đoạn
ngọn còn khoảng 1 - 1,2m. Những thớt giải tích được tập hợp theo từng cây giải
tích, ghi chú thứ tự cây, vị trí thớt, hướng dốc ở mặt thớt hướng về phía ngọn cây.
2.4.2 Phương pháp xử lí số liệu.
Trình tự các bước xử lí số liệu để tính toán những đặc trưng sinh trưởng D1.3
(cm), H(m) cây cá thể và trữ lượng lâm phần (M, m3/ha) như sau:
(1) Đo đạc vòng năm: Đầu tiên các thớt giải tích được bào nhẵn một mặt theo
phía hướng về gốc cây, sau đó đếm chính xác số vòng năm trên mỗi thớt giải tích
nhằm xác định sự giảm vòng năm, tuổi và vị trí kết thúc vòng năm, từ đó xác định
chiều cao của cây tương ứng với các cấp tuổi. Tiếp theo xác định chính xác số vòng
năm ở thớt 1,3m và đo đạc bề rộng các cấp vòng năm theo hai hướng vuông góc
bằng kính lúp với độ chính xác 0,1mm; sau đó lấy giá trị trung bình làm kết quả đo.
Chiều cao thân cây tương ứng với các cấp tuổi được dò tìm theo phương pháp biểu
đồ. Thể tích thân cây tương ứng với từng cấp tuổi được xác định theo quan hệ:
V = f(Di; Hi; Fi)
Trong đó Di, Hi và Fi tương ứng là trị trung bình của D, H và F thân cây
Keo lai tương ứng với từng cấp tuổi.
(2) Phân tích và xây dựng những mô hình biểu thị quá trình sinh trưởng
đường kính, chiều cao và thể tích thân cây Keo lai. Nội dung tính toán ở đây nhằm

xác định những mô hình thống kê phù hợp nhất để mô tả quá trình biến đổi D, H và
V thân cây Keo lai. Để đạt được mục đích này, trình tự xử lí số liệu như sau:
+ Trước hết tập hợp những dãy số liệu D - A, H - A và V - A trên những cây
tiêu chuẩn.
+ Kế đến từ các dãy số liệu thực nghiệm D - A, H - A và V - A tiến hành làm
phù hợp với 3 hàm thống kê sau:

 


(1)Hàm Korf: Y = m*exp(-b*A^-c)
(2)Hàm Gompertz: Y = m*exp(-b*exp(-c*A))
(3)Hàm Schumacher: Y = m*exp(-b/A*c)
Trong đó: Y là biến số D, H, và V
A là tuổi cây của lâm phần
Exp là cơ số Neper (exp = 2,7182) m, b, c là những tham số của mô
hình được xác định bằng phương pháp hồi quy tuyến tính.
- Giải tích các mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa D - A; H - A và V - A để
làm rõ quá trình sinh trưởng và tăng trưởng D, H, V của lâm phần ở những tuổi
khác nhau. Đánh giá mức độ phù hợp của các mô hình và chọn mô hình phù hợp
nhất để mô tả quá trình sinh trưởng D, H và V của Keo lai theo các tiêu chuẩn đó là:
R2max; Semin; MAEmin; MAPEmin và SSRmin.
- Tập hợp kết quả tính toán thành bảng và vẽ biểu đồ để phân tích quá trình
sinh trưởng và tăng trưởng đường kính thân cây, chiều cao và trữ lượng của rừng
Keo lai như: Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm (ZD; ZH; ZV), lượng tăng
trưởng bình quân năm ( D ;  H ;  V ) và suất tăng trưởng (Pd; Ph; Pv) của
những đại lượng tương ứng ở những cấp tuổi khác nhau, trong đó phân tích rõ thời
điểm đạt ZDmax và Dmax; ZHmax và Hmax; ZVmax và Vmax.
- Dự đoán tuổi ngừng sinh trưởng đường kính và chiều cao thân cây: Ta xây
dựng mô hình biểu thị quan hệ giữa nhịp điệu sinh trưởng đường kính thân cây (Kd)

và chiều cao thân cây (Kh) với tuổi cây (A, năm). Với :
Kd = DA-1/DA

(Kd <= 1)

Kh = HA-1/HA

(Kh <= 1)

Trong đó: DA và HA là đường kính và chiều cao thân cây ở tuổi A
DA - 1 và HA là đường kính và chiều cao thân cây tại tuổi A - 1
Khi Kd = 1 cho biết thời điểm ngừng sinh trưởng đường kính thân cây.
Khi Kh = 1 cho biết thời điểm ngừng sinh trưởng chiều cao thân cây.

 


2.4.3 So sánh sự khác nhau giữa những hàm sinh trưởng
Trước hết làm phù hợp 3 hàm (Korf, Schumacher và Gompertz) với 2 dãy số
liệu D - A và H - A của Keo lai (tương tự mục 2.4.2).
Tiếp theo khảo sát 3 mô hình sinh trưởng (Korf, Schumacher và Gompertz)
để xác định những đặc trưng sinh trưởng và tăng trưởng D và H thân cây. Những
chỉ tiêu dùng để so sánh 3 hàm là ZYmax và tuổi đạt ZYmax, Ymax và tuổi đạt
Ymax với Y là D và H thân cây Keo lai.
Cuối cùng phân tích so sánh những đặc trưng tăng trưởng D và H của Keo lai
để chỉ ra sự khác nhau giữa 3 hàm sinh trưởng.
2.4.4 Công cụ xử lí số liệu
Công cụ xử lí số liệu về những đặc trưng lâm phần và xác định các hệ số của
những mô hình sinh trưởng là bảng tính Excel và phần mềm thống kê StatgraphicssPlusverion3.0


 


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Mô hình sinh trưởng đường kính của Keo Lai
Để làm rõ quá trình sinh trưởng đường kính bình quân thân cây Keo lai đã
làm phù hợp 3 hàm (Korf, Schumacher và Gompertz) với số liệu D - A thực nghiệm
(Phụ lục 1). Kết quả phân tích hồi quy tương quan giữa D với A theo 3 hàm này
(Phụ lục 2) được ghi lại ở Bảng 3.1 - 3.2 và Hình 3.1
Mô hình D - A của Keo Lai được làm phù hợp với 3 hàm (Korf, Schumacher
và Gompertz) như sau:
Korf

D = 30*exp(- 2,14096*A^ - 0,43967)

(3.1)

Schumacher

D = 38,41124*exp(- 2,2957/A^0,35)

(3.2)

Gompertz

D = 15,5*exp(- 1,34986*exp(- 0,24286*A))

(3.3)


Bảng 3.1: Tương quan giữa D - A của Keo Lai được làm phù hợp với 3 hàm (Korf,
Schumacher và Gompertz).
Hàm

R2

MAE

MAPE

SSR

Công thức

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Korf

95,4


0,31

2,99

0,95

(3.1)

Schumacher

95,6

0,33

3,11

0,95

(3.2)

Gompertz

95,7

0,32

3,1

1,04


(3.3)

(Nguồn tổng hợp)

 


Nhận xét: Phân tích số liệu ở Bảng 3.1 cho thấy, khi làm phù hợp 3 hàm (Korf,
Schumacher và Gompertz) với D thực nghiệm, thì cả 3 hàm đều cho hệ số xác định
rất cao (R2 = 95,4 – 95,7%); trong đó thấp nhất là hàm Korf (95,4%), cao nhất thuộc
về hàm Gompertz (95,7%). Hàm Korf có MAE và MAPE thấp nhất (tương ứng với
0,31 và 2,99), cao nhất là hàm Schumacher (tương ứng với 0,33 và 3,11). Hàm Korf
và hàm Schumacher nhận giá trị SSR thấp nhất (0,95), cao nhất là hàm Gompertz
(1,04)
Bảng 3.2: Dự đoán đường kính bình quân của Keo lai theo 3 hàm (Korf,
Schumacher và Gompertz).
Dự đoán D của Keo lai theo 3 hàm
A (năm)
Thực nghiệm

Korf

Schumacher

Gompertz

3

7,8


8,01

8,05

8,08

4

10,0

9,37

9,35

9,3

5

10,1

10,44

10,40

10,38

6

11,4


11,33

11,27

11,32

7

11,6

12,08

12,02

12,11

8

13,0

12,72

12,67

12,77

9

13,4


13,28

13,26

13,32
(Nguồn tổng hợp)

 


×