Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Noi dung quy trinh giam sat VIET LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.55 KB, 14 trang )

1. Mục đích.
Đưa ra cách thức kiểm soát để đảm bảo quá trình thi công xây dựng công trình, hạng
mục của công trình do các nhà thầu xây lắp / cung cấp thực hiện được giám sát theo
đúng quy định hiện hành của pháp luật và qui định của công ty, đáp ứng các yêu cầu của
hợp đồng đã đặt ra cho sản phẩm xây dựng về chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công
và an toàn lao động.
2. Phạm vi áp dụng.

Đối tượng áp dụng: Tất cả các quá trình thi công do nhà thầu xây lắp / cung cấp
thực hiện đối với công trình / hạng mục công trình xây dựng của Công ty.

Trách nhiệm áp dụng: Phòng Kỹ thuật

Tài liệu tham khảo.
- Tiêu chuẩn ISO 9001: 2000.
- Luật xây dựng số 16/2003/QH11.
- Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc quản lý chất lượng
công trình xây dựng.
- Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về việc quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình.
3. Định nghĩa, thuật ngữ, viết tắt :

Công trình xây dựng: là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất,
có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên
mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây
dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và
các công trình khác.

Thiết bị lắp đặt vào công trình: bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công
nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết


kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được
lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.

Thi công xây dựng công trình: bao gồm xây dựng và lắp đặt thiết bị đối với các
công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời, tu bổ, phục hồi; phá dỡ công trình;
bảo hành, bảo trì công trình.

Bộ phận quản lý dự án: Là bộ phận của Phòng Kỹ thuật Công ty được giao
trách nhiệm quản lý việc thực hiện các công trình / hạng mục công trình xây dựng.

Bộ phận giám sát: Là bộ phận của Phòng Kỹ thuật Công ty được giao trách
nhiệm giám sát thi công.

Kỹ sư giám sát chuyên ngành: Là người trực tiếp tổ chức và thực hiện công tác
giám sát một lĩnh vực chuyên ngành theo sự chỉ đạo của Kỹ sư giám sát trưởng, chịu
trách nhiệm về chất lượng xây lắp công trình thuộc chuyên ngành do mình giám sát.










Kỹ sư giám sát trưởng: Là người đại diện cho chủ đầu tư trực tiếp thực hiện
công tác giám sát thi công xây lắp công trình, chịu trách nhiệm về chất lượng xây lắp
công trình do mình giám sát.
Đơn vị thi công: là nhà thầu xây lắp / cung cấp vật tư thiết bị cho công trình.

Sổ nhật ký công trường: Là tài liệu dùng để ghi chép tình hình hàng ngày (có ký
xác nhận) trên công trường trong suốt thời gian thi công. Sổ nhật ký công trường được
đóng dấu giáp lai do VLC ban hành.
Các từ viết tắt :
+ CT/HMCT
: Công trình/Hạng mục công trình.
+ KSGST
: Kỹ sư giám sát trưởng.
+ KSGS
: Kỹ sư giám sát.
+ ĐVTC
: Đơn vị thi công.
+ PAGS/KHGS : Phương án giám sát / Kế họach giám sát.
+ BBNT
: Biên bản nghiệm thu.
+ CBCNV
: Cán bộ công nhân viên.
+ ATLĐ
: An tòan lao động.

4. Nội dung quy trình.
4.1. Mô tả tổng quát.
a)

b)

Qui trình giám sát quá trình thi công xây lắp qui định trình tự, cách thức thực
hiện các bước công việc của quá trình giám sát từ lúc khởi công cho đến lúc công
trình / hạng mục của công trình được hoàn thành và nghiệm thu bàn giao đưa vào sử
dụng, kể cả công tác bảo hành công trình.


Do sự khác nhau về quy mô, tính chất, đặc điểm và yêu cầu riêng đối với từng
CT / HMCT, Kỹ sư giám sát trưởng phải xem xét, hướng dẫn Kỹ sư giám sát phân
loại CT / HMCT lập hoặc không lập Kế hoạch giám sát:
- Những CT / HMCT có giá trị từ 500 triệu đồng (Năm trăm triệu đồng) trở lên
phải lập Kế họach giám sát. Đối với CT / HMCT có yêu cầu kỹ thuật đơn giản,
KSGST xem xét và có thể không cần lập Kế hoạch giám sát.
- Những CT / HMCT dưới 500 triệu đồng không cần lập kế hoạch giám sát trừ
nhưng CT / HMCT có yêu cầu kỹ thuật phức tạp thì nội dung chi tiết của công
việc giám sát nhất thiết phải được xác định theo Kế hoạch giám sát.
- Đối với CT / HMCT thực hiện thông qua hình thức đấu thầu, công tác giám sát
được thực hiện dựa vào hồ sơ đã có sẵn của công trình như: Hồ sơ mời thầu, hồ
sơ trúng thầu, hợp đồng…
- Đối với những CT / HMCT thực hiện thông qua hình thức chỉ định thầu, việc
giám sát căn cứ theo thiết kế, dự toán và hợp đồng.
c)
Công tác giám sát thi công xây lắp được tổ chức thực hiện theo ba giai đoạn
sau:
- Giai đoạn chuẩn bị: Giai đoạn này bắt đầu từ lúc bộ phận giám sát nhận được
lệnh khởi công CT / HMCT và kết thúc không quá 05 ngày sau khi đã bàn giao


-

-

-

mặt bằng cho nhà thầu thi công công trình. Trong giai đoạn này, KSGST / KSGS
phải thực hiện các công việc sau:

 Tiếp nhận hồ sơ CT / HMCT.
 Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức bàn giao mặt bằng thi công.
 Họp ban chỉ huy công trường triển khai thi công.
 Phân công KSGS lập Kế hoạch giám sát (nếu cần).
Giai đoạn thực hiện: Giai đoạn này bắt đầu khi các công việc ở giai đoạn chuẩn
bị đã hoàn tất và kết thúc khi bộ phận giám sát và đơn vị thi công đã thực hiện
xong công tác nghiệm thu công trình tại hiện trường.
Giai đoạn nghiệm thu CT / HMCT hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng:
Trong giai đoạn này bộ phận giám sát phối hợp với bộ phận dự án tập hợp đầy đủ
HS/TL hoàn công, trình cấp có thẩm quyền ký Biên bản nghiệm thu CT / HMCT
hoàn thành đưa vào sử dụng, bàn giao hồ sơ công trình cho bộ phận quản lý dự
án thanh lý hợp đồng và lưu hồ sơ theo qui định.

4.2. Các lưu ý chung về công tác giám sát thi công:

a)

Công tác giám sát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có hệ thống,
theo đúng trình tự và các yêu cầu trong Quy định hiện hành về quản lý chất lượng
công trình xây dựng của Nhà nước. Các KSGS và KSGST thực hiện việc giám sát
quá trình thi công của các nhà thầu xây lắp / cung cấp theo Qui trình này phải tuân
thủ:
- Qui chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành của Nhà nước.
- Các qui định về thi công và nghiệm thu công trình.
- Các quy định của Công ty về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của giám sát
kỹ thuật trên công trường.
- Toàn bộ các tài liệu nêu trên phải có sẵn tại văn phòng của bộ phận giám sát để
thuận tiện cho việc sử dụng và kiểm tra.
b)
Sổ nhật ký công trường:

- KSGST phải yêu cầu thực hiện và kiểm tra việc ghi Sổ nhật ký công trường.
- Sổ nhật ký công trường phải được ghi chép mỗi ngày và có xác nhận của giám sát
kỹ thuật hai bên từ ngày khởi công đến khi kết thúc công trình.
- Nội dung sổ nhật ký công trường theo mẫu đính kèm (BQ-VLC-KT-03-08).
- Ngay khi CT / HMCT hoàn thành, KSGS phải nhận lại Sổ từ đơn vị thi công để
bàn giao cho bộ phận quản lý dự án.
c)
Tất cả các thay đổi, bổ sung về thiết kế phải được người đại diện có thẩm
quyền của chủ đầu tư đồng ý chấp thuận mới được thực hiện và đề nghị thiết kế xác
nhận theo quy định.
d)
Tất cả các thay đổi dẫn đến có khối lượng phát sinh tăng, giảm so với hồ sơ
thiết kế dự toán được duyệt đều phải có hồ sơ mô tả rõ, được người đại diện có thẩm
quyền của chủ đầu tư đồng ý chấp thuận.


5.3 Lưu đồ.
TRÁCH NHIỆM
I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ

LƯU ĐỒ

MÔ TẢ
- 5.4.1
- Lệnh khởi công (BM-VLC-

BẮT ĐẦU
- Tiếp nhận tài liệu, thông tin ban đầu và
bàn giao mặt bằng công trình/hạng
mục công trình.

- Tiếp nhận các tài liệu bổ sung trong
quá trình thi công (bản vẽ, chỉ thị, yêu
cầu về các thay đổi so với ban đầu ....)

- Bộ phận Giám sát.
- Bộ phận quản lý dự án.
- Lãnh đạo phòng

Khi không cần
lập KHGS

Yêu cầu lập kế
hoạch đảm bảo
chất lượng

- Bộ phận giám sát.
- Trưởng đơn vị thi công
- Lãnh đạo phòng

Không
đạt

Duyệt
Đạt

-

KT-03-01) và hợp đồng thi
công;
Hồ sơ mời thầu và hồ sơ đự

thầu (nếu có).
Bản vẽ thiết kế và dự toán để
thi công.
Biên bản bàn giao mặt bằng
(BQ-VLC-KT-03-02).
Các tài liệu bổ sung.

Khi cần lập KHGS
- 5.4.2
Lập kế hoạch
- Biên bản làm việc (BQ-

Giám sát

Không
đạt

VLC-KT-03-03).
- Kế hoạch giám sát (BQ-

VLC-KT-03-05).

Duyệt
Đạt

- Kế hoạch đảm bảo chất

lượng của đơn vị thi công
(BQ-VLC-KT-03-06).


II. GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN

- Bộ phận giám sát

Thực hiện giám sát trong giai đoạn thi công:
- Kiểm tra theo hợp đồng hồ sơ trúng thầu, hồ
sơ thiết kế/ PAGS, KHGS ....
- Thực hiện các biện pháp xử lý

- 5.4.3
- Nhật ký công trường (BQVLC-KT03-08)
- Báo cáo công việc
- Biên bản lấy mẫu hiện trường
(BQ-VLC-KT-03-08)
- Biên bản nghiệm thu vật tư, vật
liệu (Biểu mẫu BQ-VLC-KT03-10)
- Biên bản nghiệm thu chi tiết.
(BQ-VLC-KT-03-09).
- Phiếu đánh giá kết quả kiểm tra
thử nghiệm (BQ-VLC-KT-03-10)
- Thông báo cho nhà thầu (BQVLC-KT-03-11)
- Biên bản xử lý kỹ thuật (BQVLC-KT-03-12)
- Báo cáo giám sát tuần (BQVLC-KT-03-16).

III. GIAI ĐOẠN NGHIỆM THU CT/HMCT HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
- Ban giám đốc
- 5.4.4
- Lãnh đạo phòng
- Hồ sơ hoàn công theo quy định
Nghiệm thu công trình/hạng mục

- Bộ phận giám sát.
- BBNT công trình hoàn thành
công trình đưa vào sử dụng
- Trưởng đơn vị thi công.
đưa vào sử dụng (BQ-VLC- Bộ phận quản lý dự án
KT-03-23)


Bộ phận quản lý dự
án

Bàn giao và lưu hồ sơ.
Theo dõi bảo hành công trình
KẾT THÚC

- 5.4.5
- Biên bản bàn giao hồ sơ/tài

liệu CT/HMCT
- Báo cáo về sửa chữa trong
thời gian bảo hành (nếu có)

5.4 Diễn giải lưu đồ.
5.4.1

Bước 1: Tiếp nhận tài liệu của CT / HMCT và tổ chức bàn giao mặt bằng thi
công.

5.4.1.2 Tiếp nhận tài liệu của CT / HMCT
a) KSGST phải tiếp nhận các TL/ HS và thông tin cần thiết phục vụ quá trình giám sát

từ bộ phận quản lý dự án bao gồm:
- Tài liệu thiết kế của công trình / hạng mục công trình được duyệt và các tài liệu
khác liên quan đến thiết kế (nếu có). Bản vẽ thiết kế mà bộ phận giám sát tiếp
nhận phải có xác nhận trước khi sử dụng bằng cách đóng dấu “Bản vẽ thi công
đã phê duyệt“ vào từng tờ của bản vẽ.
- Hồ sơ mời thầu được phê duyệt.
- Hồ sơ dự thầu của đơn vị thi công.
- Hợp đồng thi công.
- Thỏa thuận thi công chi tiết (nếu có).
- Lệnh khởi công do bộ phận quản lý dự án lập theo (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-01).
- Và các tài liệu khác có liên quan.
b) Tiếp nhận các tài liệu bổ sung trong quá trình giám sát thi công.
Trong quá trình giám sát thi công, KSGST và KSGS có thể phải tiếp nhận các chỉ thị,
yêu cầu của cấp trên hoặc những đề nghị của ĐVTC, đơn vị thiết kế cùng với những
tài liệu liên quan về việc: thực hiện các công việc bổ sung; thay đổi thiết kế; tạm
ngưng thi công; các yêu cầu khác ...
5.4.1.2 Tổ chức bàn giao mặt bằng thi công.

Sau khi tiếp nhận các TL/HS và thông tin cần thiết phục vụ quá trình giám sát CT /
HMCT, KSGST phải thực hiện các công việc sau:
- Phân công KSGS phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức bàn giao mặt bằng
và lập Biên bản bàn giao mặt bằng thi công (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-02) với
đơn vị thi công (ĐVTC).
- Giới thiệu và thông báo cho ĐVTC biết trách nhiệm của KSGS được phân công
theo dõi bám sát công trình, đồng thời tổ chức cuộc họp triển khai thi công với
ĐVTC.
- KSGS và KSGST lập Phiếu xác nhận tập kết nhân công, xe máy - thiết bị và vật
tư của nhà thầu (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-04).
5.4.2 Bước 2: Lập kế hoạch giám sát (KHGS), kiểm tra kế hoạch đảm bảo chất lượng
của ĐVTC.



5.4.2.1. KSGS lập kế hoạch giám sát theo (Biểu mẫu BQ-VLC-03-05) trình KSGST xem
xét và trình lãnh đạo phòng Kỹ thuật phê duyệt.
5.4.2.2. KSGST yêu cầu ĐVTC lập kế hoạch đảm bảo chất lượng của ĐVTC theo (Biểu
mẫu BQ-VLC-KT-03-06). Sau khi nhận được kế hoạch đảm bảo chất lượng của
ĐVTC, KSGS phải tiến hành xem xét và báo cáo với KSGST kết quả kiểm tra sự phù
hợp của kế hoạch đảm bảo chất lượng của ĐVTC so với yêu cầu của hợp đồng, đặc
điểm công trình và các quy định khác có liên quan.
5.4.2.3. Bất cứ khi nào có sự không phù hợp trong kế hoạch đảm bảo chất lượng của ĐVTC
thì KSGST phải thông báo cho ĐVTC biết để điều chỉnh. Trường hợp ĐVTC không
thể đáp ứng được các yêu cầu đã nêu thì KSGST phải báo cáo cấp trên xem xét giải
quyết. Kế hoạch đảm bảo chất lượng của ĐVTC được lập khi mới bắt đầu triển khai
thi công và luôn được xem xét để điều chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu phát
sinh sau đó.
5.4.3 Bước 3: Thực hiện giám sát trong giai đoạn thi công.
5.4.3.1. KSGS căn cứ vào tất cả các HS/TL đã nêu trong Giai đoạn chuẩn bị để tiến hành
giám sát trong Giai đoạn thực hiện, bao gồm việc kiểm tra, xử lý và lập báo cáo theo
quy định, báo cáo kịp thời và thiết lập được đầy đủ hồ sơ CT/ HMCT về: Chất lượng;
Khối lượng; Tiến độ; An toàn lao động, an toàn công trình, bảo vệ môi trường và
phòng chống cháy nổ.
5.4.3.2.

5.4.3.3.

Trong quá trình thực hiện công việc giám sát, nếu phát hiện thấy bất kỳ yếu tố
hay sự việc nào làm ảnh hưởng đến một trong các nội dung kể trên mà việc giải
quyết ngoài phạm vi trách nhiệm quyền hạn của mình, KSGS và KSGST phải lập
tức báo cáo và đề xuất với cấp trên biện pháp xử lý. Khi cần thiết, ban tổng Giám
đốc Công ty hay các phòng ban có liên quan sẽ ra các chỉ thị liên quan đến CT/

HMCT cho bộ phận giám sát.
Giám sát chất lượng:

5.4.3.3.1.Giám sát chất lượng vật tư, thiết bị:
a)
Đối với mỗi lô vật tư, thiết bị nhập về công trường, trước khi cho sử
dụng, KSGS đều phải kiểm tra qui cách, chất lượng vật tư, thiết bị.
− Đối với các vật tư, thiết bị phải có tài liệu của các nhà cung cấp (chứng chỉ về
nguồn gốc, phiếu xuất xưởng hay phiếu kiểm định chất lượng...). KSGS phải yêu
cầu ĐVTC nộp và kiểm tra các tài liệu này.
− Đối với các vật tư, thiết bị phải thực hiện kiểm định, thí nghiệm: KSGS kết hợp
với ĐVTC tiến hành lấy mẫu và lập Biên bản lấy mẫu tại hiện trường (Biểu mẫu
BQ-VLC-KT-03-07). Kết quả kiểm định, thí nghiệm mẫu là cơ sở để kiểm tra.
− Đối với các vật tư, thiết bị phải duyệt mẫu: Tiến hành kiểm tra, đối chiếu vật tư
thiết bị với mẫu đã được duyệt.
− Đối với các vật tư, thiết bị chỉ thực hiện kiểm tra nguồn gốc, nhãn mác, quy cách
v.v… tại hiện trường: tiến hành kiểm tra tại hiện trường, ghi nhận vào Sổ nhật ký
công trường (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-08).
− Chọn mẫu vật tư, thiết bị: Các loại vật tư, thiết bị mà các mô tả trong hồ sơ thiết
kế chưa đủ căn cứ để xác định hay cần có sự cân nhắc lựa chọn trước khi sử dụng







b)




c)

thì mẫu của những vật tư thiết bị này phải được duyệt trước khi cho phép sử dụng
vào công trình ( như chủng loại và màu của các loại sơn, gạch lát nền, thiết bị
điện, các loại vật liệu hoàn thiện, trang trí v.v...). Trên cơ sở đó, KSGS có trách
nhiệm:
Yêu cầu ĐVTC cung cấp mẫu và các tài liệu kỹ thuật liên quan của nhà cung cấp.
Phối hợp với bộ phận quản lý dự án và với đơn vị thiết kế khi cần thiết để quyết
định mẫu được chọn. Xác nhận và thông báo cho ĐVTC biết về mẫu đã chọn.
Lập biên bản nghiệm thu vật tư, vật liệu (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-28).
Lưu giữ mẫu đã chọn và các TL liên quan để làm cơ sở kiểm tra nghiệm thu.
Báo cáo lên cấp trên giải quyết khi không đủ căn cứ và thẩm quyền để quyết
định.
Báo cáo và xử lý: KSGS phải xem xét kết quả kiểm tra và xử lý như sau:
Lập Phiếu đánh giá kết quả kiểm tra, thử nghiệm (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-09)
đối với các vật tư, thiết bị phải thực hiện kiểm định.
Lập Thông báo cho nhà thầu (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-10) gởi cho ĐVTC biết
là được phép sử dụng vào CT / HMCT nếu kết quả kiểm tra cho thấy vật tư, thiết
bị có qui cách và chất lượng phù hợp với yêu cầu.
Nếu kết quả kiểm tra cho thấy vật tư, thiết bị không phù hợp với yêu cầu sử dụng
thì yêu cầu ĐVTC cung cấp mẫu khác.
Các trường hợp thay đổi vật tư, thiết bị:
Mọi trường hợp ĐVTC có đề nghị thay đổi vật tư, thiết bị sử dụng trong CT/
HMCT so với hồ sơ đã duyệt đều phải được KSGS và KSGST báo cáo lên người
có thẩm quyền quyết định. Trong mọi trường hợp, KSGS phải chịu trách nhiệm
về việc để cho ĐVTC sử dụng các vật tư, thiết bị khác với hồ sơ đã duyệt mà
chưa được xem xét chấp thuận bởi người có thẩm quyền.

5.4.3.3.2 Giám sát chất lượng công tác xây lắp:

KSGS phải giám sát, kiểm tra, thực hiện các biện pháp xử lý thích hợp tuỳ theo kết
quả kiểm tra và thiết lập hồ sơ chất lượng của các phần việc, các công tác, các giai
đoạn, các hạng mục công trình trước khi tiến hành việc nghiệm thu theo qui định.
a)
Kiểm tra và nghiệm thu: Các phần việc (công việc, bộ phận, cấu kiện,
các thiết bị) trong mỗi giai đoạn:
− KSGS phải kiểm tra chất lượng từng phần việc tại các bộ phận công trình để đảm
bảo các phần việc này được thi công đúng với các yêu cầu của hồ sơ thiết kế được
duyệt và phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật thi công, nghiệm thu được áp dụng.
− Đối với các bộ phận CT/HMCT có yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, tính chất phức
tạp KSGS yêu cầu ĐVTC lập phương án thi công cụ thể trình KSGST duyệt và
thực hiện công tác giám sát theo phương án được duyệt.
− Các phần việc chỉ được chấp nhận nghiệm thu đạt chất lượng nếu đáp ứng được
các yêu cầu sau:

ĐVTC phải nghiệm thu nội bộ (có biên bản ) trước khi mời KSGS của chủ
đầu tư nghiệm thu.


Đã được kiểm tra thực tế và kết quả kiểm tra cho thấy phần việc thỏa mãn
các yêu cầu đã qui định về kích thước hình học, khả năng chịu lực v.v...

Các thay đổi về thiết kế đã được thực hiện đúng với Biên bản xử lý kỹ
thuật (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-11) và các tài liệu thiết kế bổ sung được đơn
vị thiết kế và người có thẩm quyền chấp nhận.

Nếu phần việc dự định nghiệm thu đòi hỏi phải được kiểm định thì phải:
♦ Có đủ kết quả kiểm tra, thử nghiệm mẫu của số lượng mẫu theo qui
định.
♦ Có đủ phiếu đánh giá kết quả kiểm tra, thử nghiệm. Kết luận đánh giá

phải cho thấy công tác đó đạt yêu cầu.

Việc nghiệm thu được thể hiện trên Biên bản nghiệm thu chi tiết phần việc
(Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-12).

Việc nghiệm thu là công tác lắp đặt các thiết bị hay từng phần thiết bị trong
mỗi giai đoạn thi công thì phải:
♦ Có đủ hồ sơ kỹ thuật thiết bị của nhà cung cấp theo yêu cầu thiết kế.
♦ Kết quả kiểm tra lắp đặt phải cho thấy thiết bị được lắp đặt, đấu nối
v.v...đúng với yêu cầu của hồ sơ thiết kế.
− Các giai đoạn thi công xây lắp:
 Trước khi chuyển từ giai đoạn thi công này sang giai đoạn thi công khác
của CT/HMCT như nền móng, kết cấu phần thân công trình, hệ thống kỹ
thuật công trình, lắp đặt thiết bị v.v... KSGS phải tiến hành kiểm tra thực tế
hiện trường và lập Biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp
(Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-13).
 Các giai đoạn xây lắp chỉ được chấp nhận nghiệm thu hoàn thành đạt chất
lượng nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:
♦ Nhà thầu phải nghiệm thu nội bộ trước khi mời chủ đầu tư nghiệm thu.
♦ Có đầy đủ các BBNT chi tiết / từng phần cho tất cả các công tác, bộ
phận công trình đã thực hiện trong giai đoạn được nghiệm thu.
♦ Kết quả kiểm tra thực tế hiện trường đối chiếu với HS/TL liên quan cho
thấy các phần việc, bộ phận công trình của giai đoạn được nghiệm thu
thỏa mãn các yêu cầu đã qui định, đủ điều kiện để chuyển sang giai
đoạn tiếp theo.
♦ Các thiết bị có đủ BB nghiệm thu lắp đặt tĩnh (Biểu mẫu BQ-VLC-KT03- 14) và BBNT thiết bị chạy thử (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-0315,15a,15b).
♦ Các thay đổi về thiết kế đã được người có thẩm quyền và đơn vị thiết
kế chấp nhận.



Giám sát khối lượng:
Việc giám sát khối lượng được tiến hành qua các công tác: theo dõi và định kỳ báo
cáo khối lượng thực hiện của ĐVTC; Xử lý các trường hợp dẫn đến khối lượng phát

5.4.3.3.3


sinh tăng, giảm trong quá trình thi công; Kiểm tra xác nhận khối lượng để ĐVTC làm
cơ sở tạm ứng và thanh quyết toán.
a)
Theo dõi và định kỳ báo cáo khối lượng thực hiện của ĐVTC:
− KSGS phải thường xuyên theo dõi khối lượng các công tác chủ yếu đã thực hiện
của CT / HMCT.
− Cuối mỗi tuần KSGS phải báo cáo khối lượng thực hiện trong tuần từ lúc khởi
công đến kỳ báo cáo theo biểu mẫu Báo cáo tuần (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-0316). KSGST phải tổng hợp các báo cáo khối lượng của KSGS để lập báo cáo tổng
hợp trình cấp trên.
− Cuối mỗi tháng KSGS phải yêu cầu ĐVTC báo cáo khối lượng thực hiện trong
tháng theo biểu mẫu Báo cáo tháng (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-17).
b)
Xử lý các trường hợp dẫn đến khối lượng phát sinh tăng, giảm: Chỉ các
trường hợp sau đây được xem là có khối lượng phát sinh:
− Khối lượng do người có thẩm quyền yêu cầu thực hiện thêm hoặc bớt so với khối
lượng đã thể hiện trong bản vẽ thi công.
− Khối lượng do ĐVTC đề nghị thực hiện thêm so với khối lượng đã thể hiện trong
bản vẽ thi công được người có thẩm quyền chấp thuận.
− Khối lượng do các xử lý kỹ thuật được người có thẩm quyền phê duyệt.
Tất cả các khối lượng phát sinh nêu trên chỉ được xem là hợp lệ nếu việc thực
hiện, ghi nhận, tính toán, kiểm tra và chấp thuận các khối lượng đó được tiến
hành theo đúng các qui định của hợp đồng và có đầy đủ các tài liệu mô tả chi tiết
công việc kèm theo. KSGS phải hướng dẫn ĐVTC lập hồ sơ cho các khối lượng

phát sinh đúng qui định trước khi kiểm tra xác nhận các bảng tính khối lượng
phát sinh.
c)
Kiểm tra, xác nhận khối lượng để ĐVTC làm cơ sở tạm ứng và thanh
quyết toán:
Nguyên tắc xác nhận: Việc kiểm tra xác nhận các khối lượng công việc của ĐVTC
do KSGS thực hiện và được tiến hành theo nguyên tắc sau:
− Chỉ xác nhận các khối lượng do ĐVTC đề nghị đảm bảo các yêu cầu sau:
 Đã được giám sát và nghiệm thu về chất lượng, có đủ các TL/HS hợp lệ
chứng minh đạt yêu cầu về chất lượng, đúng với hồ sơ thiết kế và các biên
bản xử lý kỹ thuật đã duyệt.
 Đã được kiểm tra phù hợp với thực tế của CT/ HMCT.
 Được trình bày theo đúng biểu mẫu qui định của Công ty.
− Chỉ xác nhận khối lượng phát sinh tăng nếu đáp ứng các điều kiện nêu tại khỏan
b mục 5.4.3.3.3
− Phải thông báo và thống nhất với ĐVTC về việc xác định các khối lượng phát
sinh giảm theo qui định hợp đồng.
− Phải kiểm tra và xác nhận các bảng khối lượng được ĐVTC đề nghị vào thời
điểm phù hợp với qui định hợp đồng và đáp ứng các yêu cầu nêu trên.


− Các bảng nghiệm thu khối lượng phải có chữõ ký của KSGS hai bên và được
KSGST ký kiểm tra chấp nhận.
− Các biểu mẫu áp dụng để lập và xác nhận khối lượng thực hiện:
 Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-18: Bảng tính khối lượng chi tiết.
 Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-19: Bảng tính giá trị đề nghị thanh tóan. (kèm
theo các biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-19a,19b )
Giám sát tiến độ:
Trách nhiệm bảo đảm tiến độ của KSGS và KSGST được thể hiện qua các công tác
sau:


5.4.3.3.4

a) Kiểm tra sự phù hợp về thiết bị thi công và nhân lực của ĐVTC so với hồ sơ dự thầu
hoặc so với KHGS và KHĐBCL của ĐVTC.
b)
Xem xét, kiểm tra sự phù hợp giữa biện pháp tổ chức thi công và kiểm
soát tiến độ của ĐVTC so với yêu cầu về tiến độ của hợp đồng.
c)
độ.
d)

Xác định và xem xét các khó khăn vướng mắc có thể xảy ra làm trễ tiến
Cùng với ĐVTC :
− Định kỳ xem xét đánh giá khối lượng công việc đã làm, các biện pháp và kết quả
thực hiện so với yêu cầu của tiến độ. Điều chỉnh tiến độ các việc còn lại nếu cần.
− Thống nhất biện pháp xử lý ngay các trường hợp trễ tiến độ có nguyên nhân là lỗi
của ĐVTC, đồng thời xác định và thực hiện kịp thời các biện pháp loại trừ
nguyên nhân gây ra trễ tiến độ có tính lập đi lập lại.
− Tìm biện pháp ngăn ngừa hay làm giảm ảnh hưởng của các trường hợp gây ra trễ
tiến độ có nguyên nhân khách quan trước và sau khi xảy ra

e)
Thông báo yêu cầu ĐVTC thực hiện ngay các biện pháp kiểm soát tiến
độ đã xác định.
f)
Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đơn vị liên quan để giải quyết một
cách tích cực các trường hợp trễ tiến độ.
g)
Báo cáo và đề xuất kịp thời cho cấp trên về tiến độ và các biện pháp

kiểm soát tiến độ.
5.4.3.3.5 Giám sát An tòan và Bảo đảm môi trường :
a) Giám sát an tòan lao động :
- KSGS và KSGST phải kiểm tra biện pháp an tòan lao động của nhà thầu trong suốt
quá trình thi công. Tất cả CBCNV của nhà thầu khi thi công trên công trường phải
được học lớp tập huấn an tòan lao động và cam kết thực hiện đúng mọi nội quy về an
tòan lao động. Nhà thầu phải lập Danh sách CBCNV đã học và cam kết thực hiện nội
quy an tòan lao động (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-20) cho KSGS.
- Nếu KSGS và KSGST kiểm tra Nhà thầu không thực hiện biện pháp an tòan lao
động thì lập Biên bản vi phạm an toàn lao động ( Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-21) và
báo cáo cấp trên.


b) Giám sát bảo đảm môi trường : KSGS và KSGST phải thường xuyên nhắc nhở nhà
thầu luôn đảm bảo môi trường trong suốt quá trình thi công. Kiểm sóat các chất thải
gây nguy hại cho môi trường : khói, bụi, tiếng ồn , chất cháy nổ ......
5.4.4 Bước 4: Nghiệm thu CT/ HMCT đưa vào sử dụng .
5.4.4.1 Tập hợp Hồ sơ hoàn công:
Ngay sau khi CT/ HMCT hoàn tất công tác thi công, KSGS chủ động phối hợp với
ĐVTC và bộ phận quản lý dự án hoàn tất việc tập hợp hồ sơ hoàn công cho CT /
HMCT hoàn thành theo đúng thành phần, số lượng và thời hạn qui định như sau:
-

Thành Phần hồ sơ hoàn công: Theo danh mục trong Qui định về Quản lý chất
lượng công trình xây dựng hiện hành.

-

Số lượng: 05 bộ.


-

Thời hạn: Theo quy định trong hợp đồng.

- Trách nhiệm thực hiện:
 Trách nhiệm của bộ phận giám sát:
− Yêu cầu ĐVTC thực hiện các bản vẽ hoàn công theo yêu cầu của Qui định về
quản lý chất lượng công trình xây dựng hiện hành. Các bản vẽ hoàn công
phải:
 Mô tả CT/ HMCT rõ, đầy đủ, chính xác và đúng với thực tế hoàn thành,
đặc biệt là phần hệ thống kỹ thuật ngầm không thể quan sát được khi công
trình đã hoàn thành. Loại, số lượng và mức độ chi tiết của các bản vẽ hoàn
công phải tương tự như đối với các bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công ban
đầu.
 Mô tả rõ những thay đổi của công trình hoàn thành so với hồ sơ thiết kế
ban đầu.
− Xác nhận, trình ký và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của bản vẽ hoàn công
với thực tế công trình hoàn thành.
− Tập hợp đầy đủ phần tài liệu quản lý chất lượng theo qui định.
− Bàn giao tất cả các TL/HS của CT/ HMCT đã nhận trước đây từ bộ phận
QLDA cùng các TL/HS theo danh mục nêu trên cho bộ phận QLDA.
 Trách nhiệm của bộ phận quản lý dự án:
− Tập hợp đầy đủ hồ sơ pháp lý theo Quy định về quản lý chất lượng công trình
xây dựng hiện hành.
− Tiếp nhận và kiểm tra các TL/HS do bộ phận giám sát chuyển sang.
− Kiểm tra, xác nhận Danh mục hồ sơ/ tài liệu hoàn thành công trình xây dựng
(Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-22). Tập hợp HS/ TL theo đúng danh mục này.

5.4.4.2 Nghiệm thu hoàn thành CT/ HMCT đưa vào sử dụng:
Sau khi hoàn tất hồ sơ hoàn công, KSGST phải báo cáo cấp trên cho mời các đơn vị

liên quan: Chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị thi công và các đơn vị khác (nếu


có) cùng tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình cho đơn vị quản lý sử dụng theo
thủ tục qui định. Kết quả nghiệm thu được ghi nhận vào Biên bản nghiệm thu hoàn
thành CT/ HMCT để đưa vào sử dụng (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-23).
Chú ý: Đối với các dự án đầu tư của Phòng Quản lý môi trường (công trình cấp
nước, công trình xử lý nước thải) cần bổ sung thêm các biểu mẫu: BQ-VLC-KT-0327; BQ-VLC-KT-03-28; BQ-VLC-KT-03-29; BQ-VLC-KT-03-30; BQ-VLC-KT-0331; BQ-VLC-KT-03-32.
5.4.4.3 Quyết toán công trình:
Sau khi CT/ HMCT được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, Bộ phận giám sát
bàn giao hồ sơ công trình cho Bộ phận quản lý dự án thực hiện công tác quyết toán
công trình. Thời gian quyết toán CT / HMCT là 15 ngày kể từ ngày đầy đủ các thủ
tục quyết toán.
5.4.4.4 Lập Báo cáo tổng kết công trình xây dựng:
Sau khi hoàn tất công trình bộ phận giám sát phải lập Báo cáo tổng kết công trình
xây dựng (Biểu mẫu BQ-VLC-KT-03-24).
5.4.5 Bước 5:Tiếp nhận, bàn giao CT/ HMCT và lưu hồ sơ:
5.4.5.1 Tiếp nhận và bàn giao CT / HMCT đã hoàn thành:
Bộ phận quản lý dự án và bộ phận giám sát sẽ bàn giao CT / HMCT cùng với các
HS/ TL liên quan cho đơn vị/ bộ phận được chỉ định hoặc giao sử dụng. Nội dung
bàn giao phải được lập thành biên bản cụ thể, có xác định rõ tên của đơn vị/ bộ phận
chịu trách nhiệm về việc :
5.4.5.1.1 Theo dõi giám sát việc tiếp tục sửa chữa ngay các khiếm khuyết đã ghi nhận
khi nghiệm thu cũng như theo dõi giám sát công tác sửa chữa trong thời gian bảo
hành.
5.4.5.1.2 Thực hiện công tác bảo trì công trình (đối với các CT/ HMCT là cơ sở hạ tầng
của Công ty, không phải là sản phẩm để bán).
5.4.5.1.3 Thực hiện công tác bảo quản công trình trước khi bàn giao cho khách hàng (đối
với các CT /HMCT là sản phẩm để bán, không phải là cơ sở hạ tầng của Công
ty).

5.4.5.1.4 Bộ phận được phân công theo dõi giám sát công tác sửa chữa có trách nhiệm
kiểm tra xác nhận và báo cáo cấp trên kết quả công việc sửa chữa của ĐVTC
trong các trường hợp vừa nêu ở trên.
5.4.5.2Lưu hồ sơ / tài liệu giám sát:
5.4.5.2.1 Trong thời gian thi công công trình: Bộ phận giám sát phải lưu giữ tất cả các HS/
TL của CT/ HMCT đã tiếp nhận trước đó cũng như phát sinh trong quá trình giám
sát thi công.
5.4.5.2.2 Khi đã nghiệm thu bàn giao CT / HMCT: Sau khi đã bàn giao cho bộ phận quản
lý dự án. Bộ phận giám sát cần lưu để tham khảo trong thời hạn bảo hành bản
sao các HS/ TL của công việc giám sát sau đây: Bản vẽ hoàn công, các báo cáo
theo dõi sửa chữa bảo hành.


6. Hồ sơ phát sinh :
TT

MÃ HIỆU

01
02
03
04

BQ-VLC-KT-03-01
BQ-VLC-KT-03-02
BQ-VLC-KT-03-03
BQ-VLC-KT-03-04

05
06


BQ-VLC-KT-03-05
BQ-VLC-KT-03-06

07

BQ-VLC-KT-03-07

08
09

BQ-VLC-KT-03-08
BQ-VLC-KT-03-09

10
11
12

BQ-VLC-KT-03-10
BQ-VLC-KT-03-11
BQ-VLC-KT-03-12

13

BQ-VLC-KT-03-13

14

BQ-VLC-KT-03-14


15

BQ-VLC-KT-0315,15a,15b
BQ-VLC-KT-03-16
BQ-VLC-KT-03-17
BQ-VLC-KT-03-18

16
17
18
19
20

BQ-VLC-KT-0319,19a,19b.
BQ-VLC-KT-03-20

21

BQ-VLC-KT-03-21

22

BQ-VLC-KT-03-22

23

BQ-VLC-KT-03-23

24


BQ-VLC-KT-03-24

25

BQ-VLC-KT-03-25

26

BQ-VLC-KT-03-26

Nơi lưu/
Người lưu
Lệnh khởi công
PKT,PMT,
BB bàn giao mặt bằng
PKT, PMT
Biên bản làm việc
PKT, PMT
Phiếu xác nhận tập kết PKT, PMT
nhân công, xe máy- thiết
bị
Lập kế họach giám sát
PKT, PMT
Lập kế họach đảm bảo PKT, PMT
chất lượng
Biên bản lấy mẫu hiện PKT, PMT
trường
Sổ nhật ký công trường
PKT, PMT
Phiếu đánh giá kết quả PKT, PMT

kiểm tra thử nghiệm
Thông báo cho nhà thầu
PKT, PMT
Biên bản xử lý kỹ thuật
PKT, PMT
Biên bản nghiệm thu chi PKT, PMT
tiết phần việc
Biên bản nghiệm thu PKT, PMT
hòan thành giai đọan xây
lắp
Biên bản nghiệm thu lắp PKT, PMT
đặt tỉnh thiết bị
Biên bản nghiệm thu PKT, PMT
thiết bị chạy thử.
Báo cáo tuần
PKT, PMT
Báo cáo tháng
PKT, PMT
Bảng tính khối lượng chi PKT, PMT
tiết
Bảng tính giá trị đề nghị PKT, PMT
thanh tóan.
Bảng xách định giá trị PKT, PMT
công việc hòan thành
theo hợp đồng
Danh sách CBCNV đã PKT, PMT
học và cam kết thực hiện
nội quy ATLĐ
Biên bản vi phạm an toàn PKT, PMT
lao động.

Danh sách hồ sơ/tài liệu PKT, PMT
hòan thành công trình
Biên bảng nghiệm thu PKT, PMT
hòan thành CT/HMCT để
đưa vào sử dụng.
Báo cáo tổng kết công PKT, PMT
trình xây dựng.
Phiếu yêu cầu giải đáp PKT, PMT
HỒ SƠ

Theo công trình
Theo công trình
Theo công trình
Theo công trình

Thời gian
lưu
Theo dự án
Theo dự án
Theo dự án
Theo dự án

Theo công trình
Theo công trình

Theo dự án
Theo dự án

Theo công trình


Theo dự án

Theo công trình
Theo công trình

Theo dự án
Theo dự án

Theo công trình
Theo công trình
Theo công trình

Theo dự án
Theo dự án
Theo dự án

Theo công trình

Theo dự án

Theo công trình

Theo dự án

Theo công trình

Theo dự án

Theo công trình
Theo công trình

Theo công trình

Theo dự án
Theo dự án
Theo dự án

Theo công trình

Theo dự án

Theo công trình

Theo dự án

Theo công trình
Theo công trình

Theo dự án
Theo dự án

Theo công trình

Theo dự án

Theo công trình

Theo dự án

Theo công trình


Theo dự án

Theo công trình

Theo dự án

Theo công trình

Theo dự án

Phương pháp lưu


TT

MÃ HIỆU

27

BQ-VLC-KT-03-27

28

BQ-VLC-KT-03-28

29

BQ-VLC-KT-03-29

30


BQ-VLC-KT-03-30

31

BQ-VLC-KT-03-31

32

BQ-VLC-KT-03-32

HỒ SƠ
thiết kế.
Bảng theo dõi độ sụt bê
tông
Biên bản xả nước trước
khi khử trùng
Biên bản nhiệm thu vật
liệu – thiết bị - sản phẩm
chế tạo sẵn trước khi sử
dụng
Biên bản khử trùng
đường ống
Biên bản kiểm tra công
tác quản lý chất lượng thi
công xây dựng trên công
trường
Biên bản thử áp lực
đường ống mới lắp đặt
Biên bản xả nước sau khi

khử trùng

Nơi lưu/
Người lưu

Phương pháp lưu

Thời gian
lưu

PKT, PMT

Theo công trình

Theo dự án

PMT

Theo công trình

Theo dự án

PMT

Theo công trình

Theo dự án

PMT


Theo công trình

Theo dự án

PMT

Theo công trình

Theo dự án

PMT

Theo công trình

Theo dự án

PMT

Theo công trình

Theo dự án



×