Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

de so 1 li thuyet 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.89 KB, 5 trang )

ĐỀ 01
(Thời gian làm bài : 60 phút)
Câu 1: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu
được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau ?
A. neopentan.
B. isopentan.
C. pentan.
D. butan.
Câu 2: Số liên kết xich - ma (σ) trong phân tử propilen và axetilen lần lượt là
A. 9 và 3.
B. 8 và 3.
C. 8 và 2.
D. 7 và 2.
Câu 3: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan?
A. but-1-in.
B. butan.
C. buta-1,3-đien.
D. but-1-en.
Câu 4: Cho 1,05 gam kim loại kiềm X tác dụng với nước (dư), sau phản ứng thu được 1,68 lít H2 (đktc). Kim
loại kiềm X là
A. Rb.
B. Na.
C. Li.
D. K.
Câu 5: Một hợp chất hữu cơ X mạch hở, có tỉ khối so với không khí bằng 2. Ðốt cháy hoàn toàn X bằng khí
O2 thu được CO2 và H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 7.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 6: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, CrCl3, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) vào 4


dung dịch trên thì sau khi kết thúc các phản ứng số chất kết tủa thu được là
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 7: Cho một lá sắt vào dung dịch chứa một trong các chất sau: FeCl3, ZnSO4, CuSO4, NaCl, HCl,
AgNO3, HNO3, NH4NO3. Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8: Cho dãy các chất: NaOH, Al2(SO4)3, NaHCO3, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất
lưỡng tính là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 9: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna?
A. penta-1,3-đien.
B. but-2-en.
C. buta-1,3-đien.
D. 2-metylbuta-1,3-đien.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm etan và etilen, thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 3,60
gam H2O. Giá trị của V là
A. 3,36.
B. 1,68.
C. 2,24.
D. 1,12.
Câu 11: Chất nào sau đây là chất điện li yếu ?
A. HCl.

B. NaClO.
C. CH3COONa.
D. HF.
Câu 12: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M tác dụng vừa đủ với dung dịch CuSO4 thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là
A. 5,64.
B. 4,66.
C. 6,62.
D. 2,33.
Câu 13: Hóa chất để phân biệt benzen, axetilen và stiren là
A. dung dịch brom.
B. Cu(OH)2, dung dịch AgNO3/NH3.
C. dung dịch AgNO3/NH3.
D. dung dịch brom, dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 14: Chất X có công thức : Tên thay thế của X là

A. 3,5-đietyl-2-metylhept-2-en.

B. 3-etyl-5-prop-2-enheptan.


C. 3,5-đietyl-2-metylhept-1-en.
D. 2-metyl-3,5-đietylhept-1-en.
Câu 15: Dãy các chất dùng để điều chế nitrobenzen là
A. C6H6, dung dịch HNO3 đặc.
B. C6H6, dung dịch HNO3 đặc, dung dịch H2SO4 đặc.
C. C7H8, dung dịch HNO3 đặc.
D. C7H8, dung dịch HNO3 đặc, dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 16: Cho các chất sau: etilen, axetilen, benzen, buta-1,3-đien, toluen, isopren, stiren và vinylaxetilen. Số
chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là

A. 4.
B. 7.
C. 6.
D. 5.
Câu 17: Hỗn hợp khí X gồm etilen và propin. Cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3, thu được 17,64 gam kết tủa. Mặt khác, a mol X phản ứng tối đa với 0,34 mol H2. Giá trị của a là
A. 0,32.
B. 0,46.
C. 0,22.
D. 0,34.
Câu 18: Cho một hiđrocacbon mạch hở tác dụng với HCl thu được sản phẩm chính là 2-clo-3-metylbutan.
Hiđrocacbon đã cho có tên gọi là
A. 2-metylbut-3-en.
B. 2-metylbut-1-en. C. 2-metylbut-2-en. D. 3-metylbut-1-en.
Câu 19: Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) Ba(HCO3) + NaOH
BaCO3 + X + H2O.
(2) Ba(OH)2 + 2NaHCO3
BaCO3 + Y + 2H2O.
(3) Ca(HCO3)2 + 2KOH
CaCO3 + Z + 2H2O.
(4) Ca(OH)2 + KHCO3
CaCO3 + T + 2H2O.
Phát biểu nào đúng ?
A. Y là NaOH.
B. X là Na2CO3.
C. Z là K2CO3.
D. T là K2CO3.
Câu 20: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(2) Cho khí NH3 vào dung dịch MgCl2.
(3) Cho Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(4) Cho khí etlien vào dung dịch KMnO4.
(5) Cho khí H2S vào dung dịch CuSO4.
(6) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch
MgSO4.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg bằng khí oxi dư thu được (m + 4) gam hỗn
hợp các oxit. Mặt khác, nếu oxi hóa hoàn toàn cùng lượng hỗn hợp trên bằng khí clo thì thể tích khí clo cần
dùng (đktc) là
A. 4,48 lít.
B. 5,6 lít.
C. 6,72 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 22: Trộn V1 lít dung dịch X chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với V2 lít dung dịch Y chứa NaOH 0,3M
và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch có pH = 13. Tỉ lệ V1/V2 là
A. 1 : 2.
B. 1 : 1.
C. 3 : 2.
D. 4 : 3.
Câu 23: Cho hỗn hợp kim loại gồm có 0,15 mol Al và 0,1 mol Zn vào 200 ml dung dịch chứa AgNO3 2M và
Cu(NO3)2 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 51,2.
B. 52,8.
C. 48,0.
D. 46,4.

Câu 24: Hỗn hợp X gồm H2, C2H4 và C3H6 có tỉ khối so với H2 là 9,25. Cho 22,4 lít X (đktc) vào bình kín có
một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Tổng số
mol H2 đã phản ứng là
A. 0,075 mol.
B. 0,015 mol.
C. 0,070 mol.
D. 0,050 mol.
Câu 25: Cho các phát biểu sau:
(1) Liên kết hoá học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(2) Phản ứng của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một
điều kiện.
(3) Hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.


(4) Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ chỉ chứa cacbon hoặc chỉ chứa cacbon và hiđro.
(5) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C, thường gặp H, O, N, đôi khi gặp S, P, Halogen và có thể có cả
kim loại.
(6) Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 26: Cho propan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C3H8, C3H4, C3H6 và H2. Tỉ khối
của X so với H2 bằng x. Nếu cho 6,16 lít X (đktc) vào dung dịch brom (dư) thấy có 24 gam brom phản ứng.
Giá trị của x là
A. 10.
B. 8.
C. 15.
D. 12.

Câu 27: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg và Al trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí
H2 (đktc). Nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên vào dung dịch HNO3 dư, đun nóng, sau phản ứng được 537,6
ml một chất khí Y (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Khí Y là
A. NO.
B. N2.
C. N2O.
D. NO2.
Câu 28: Cho các chất: but-1-en, but-1-in, buta-1,3-đien, vinylaxetilen, isobutilen và anlen. Có bao nhiêu chất
trong số các chất trên khi phản ứng hoàn toàn với khí H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra butan ?
A. 5.
B. 4.
C. 6.
D. 3.
Câu 29: Cho các thí nghiệm sau:
(a) cho khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
(b) cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
(c) cho kim loại Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
(d) dẫn khí CO qua CuO nung nóng.
(e) cho kim loại K vào dung dịch CuSO4.
(f) cho khí clo vào dung dịch H2S.
Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất sau phản ứng là
A. 1.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 30: Kim loại sắt không phải ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 loãng.
B. HNO3 loãng.
C. HNO3 đặc, nguội.
D. H2SO4 đặc, nóng.

Câu 31: Hỗn hợp khí X gồm C2H6, C3H6 và C4H6. Tỉ khối của X so với H2 bằng 24. Đốt cháy hoàn
toàn 0,96 gam X trong oxi dư rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,05M. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,91.
B. 9,85.
C. 7,88.
D. 13,79.
Câu 32: Anken X có tỉ khối hơi so với nitơ bằng 2,0. Cho các phát biểu sau về X:
(1) Có 3 anken đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử của X.
(2) X có khả năng làm mất màu dung dịch brom.
(3) Khi X tác dụng với H2 (xúc tác Ni, to) thu được butan.
(4) X có 1 liên kết pi (π) và 11 liên kết xích ma (δ).
(5) X có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
Số phát biểu đúng về X là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 33: Cho các phản ứng hóa học sau:
(a) (NH4)2SO4 + BaCl2 →
(b) H2SO4 + BaSO3 →
(c) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →
(d) Fe2(SO4)3 + Ba(OH)2 →
Phản ứng nào có phương trình ion rút gọn là: Ba2+ + SO42- → BaSO4
A. (c).
B. (d).
C. (b).
D. (a).
Câu 34: Để trung hòa 100 ml dung dịch H2SO4 có pH = 1 cần dùng 100 ml dung dịch NaOH a mol/lít. Giá
trị của a là



A. 0,1.
B. 0,2.
C. 0,15.
D. 0,05.
Câu 35: Cho các oxit sau: CaO, CrO3, Na2O và MgO. Số oxit tan hoàn toàn trong trong nước (dư) ở nhiệt độ
thường là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 36: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. CH3NH2.
B. (CH3)3N.
C. CH3CH2NHCH3. D. CH3NHCH3.
Câu 37: Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4.
(b) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
(c) Cho CaCO3 vào dung dịch CH3COOH.
(d) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng hóa học là
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 38: Cho 2,5 gam Ca phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của là
A. 2,240.
B. 1,120.
C. 1,344.

D. 1,400.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong bình có chứa 2,24 lít (đktc) khí Cl2, thu được 8,125 gam FeCl3.
Giá trị của m là
A. 5,60.
B. 3,73.
C. 2,24.
D. 2,80.
Câu 40: Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol metylic.
B. glixerol.
C. ancol etylic.
D. etylen glicol.
Câu 41: Cho dãy các chất: NaHCO3, Al2O3, KHSO4, (NH4)2CO3, NaOH. Số chất trong dãy có tính chất
lưỡng tính là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 42: Ancol no, mạch hở X có không quá 3 nguyên tử cacbon trong phân tử. Biết X tác dụng với Cu(OH)2
ở điều kiện thường. Số công thức cấu tạo bền phù hợp với X là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 43: Cho HCHO phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được
A. CH3CHO.
B. HCOOH.
C. CH3CH2OH.
D. CH3OH.
Câu 44: Dung dịch FeCl3 không phản ứng với chất (hoặc dung dịch) nào sau đây ?

A. Cu.
B. Fe.
C. AgNO3.
D. Ag.
Câu 45: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột.
B. Fructozơ.
C. Xenlulozơ.
D. Saccarozơ.
Câu 46: Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong dung dịch glixerol.
(b) Ở nhiệt độ thường, propilen phản ứng được với nước brom.
(c) Đốt cháy hoàn toàn HCOOC2H5 thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
(d) Glyxin (H2NCH2COOH) phản ứng được với dung dịch HCl.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Tinh bột.
B. Alanin.
C. Chất béo.
D. Xenlulozơ.
Câu 48: Hòa tan hoàn toàn m gam Cu bằng dung dịch HNO3 (dung dịch X), thu được dung dịch Y và x mol
NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Khối lượng dung dịch Y giảm 1,4 gam so với dung dịch X. Giá trị
của x là


A. 0,10.

B. 0,05.
C. 0,15.
D. 0,25.
Câu 49: Phương pháp để điều chế kim loại Na trong công nghiệp là
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. dùng CO hoặc H2 khử Na2O ở nhiệt độ cao.
C. điện phân dung dịch NaCl.
D. cho kim loại kali tác dụng với dung dịch NaCl.
Câu 50: Nitơ trong chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. NaNO3.
B. NH3.
C. HNO3.
D. NO2.
--------------------------------------------------------------Hết--------------------------------------------------------------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×