Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ST de luyen tap 8 diem de so 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.34 KB, 3 trang )

Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 6.
Thời gian làm bài: 50 phút.
Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80, Li = 7, Na = 23, Mg
= 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,
Sr =
88, Ag = 108, Ba = 137, Pb = 207.
Câu 1: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3 đun nóng. Chất X là
A. etyl fomat.
B. glucozơ.
C. saccarozơ.
D. tinh bột.
Câu 2: Gluxit (cacbohiđrat) chứa 1 gốc α-glucozơ và 1 gốc β-glucozơ trong phân tử là
A. tinh bột.
B. mantozơ.
C. xenlulozơ.
D. saccarozơ.
Câu 3: Este nào sau đây có mùi hoa nhài?
A. etyl butirat.
B. benzyl axetat.
C. geranyl axetat.
D. etyl propionat.
Câu 4: Kim loại nào là kim loại chuyển tiếp?
A. Na.
B. Mg.
C. Ca.


D. Cu.
Câu 5: Poliacrilonitrin là sản phẩm được tạo thành từ phản ứng trùng hợp
A. CH2=CH2.
B. CH2=CHCl.
C. CH2=CHCN.
D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 6: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?
A. glyxin.
B. anilin.
C. metylamin.
D. phenol.
Câu 7: Công thức hiđroxit của các kim loại kiềm có dạng
A. ROH.
B. R(OH)2.
C. R(OH)3.
D. R(OH)4.
Câu 8: Chất nào sau đây là chất điện li?
A. NaNO3.
B. CaCO3.
C. C6H6 (benzen).
D. C12H22O11.
Câu 9: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. H2O.
B. CH3CHO.
C. C2H5OH.
D. CH3COOH.
Câu 10: Chất nào không tác dụng với dung dịch HNO3?
A. Na2SO4.
B. NaOH.
C. Fe.

D. Al2O3.
Câu 11: Este nào sau đây có thể tham gia phản ứng tráng bạc, phản ứng làm mất màu nước brom?
A. HCOOCH3.
B. CH3COOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. C2H5COOCH3.
Câu 12: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân NaNO3 là
A. Na2O, NO2.
B. Na, NO2, O2.
C. Na2O, NO2, O2.
D. NaNO2, O2.
Câu 13: Dung dịch NaOH có thể tạo kết tủa với dung dịch chất nào?
A. HCl.
B. HNO3.
C. NaHCO3.
D. MgSO4.
Câu 14: Trường hợp nào không thể hòa tan được đá vôi (CaCO3)?
A. dd NaHCO3.
B. dd HCl.
C. dd (CO2 + H2O).
D. dd HNO3.
Câu 15: HNO3 phản ứng với chất nào sau đây tạo sản phẩm khí?
A. CuO.
B. Al(OH)3.
C. NaOH.
D. Fe3O4.
Câu 16: Kim loại nào phải được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Al.
B. Cu.
C. Fe.

D. Zn.
Câu 17: Chất nào có tính chất lưỡng tính?
A. MgO.
B. HCl.
C. Cr(OH)3.
D. Al2(SO4)3.
2+
Câu 18: Ion Fe bị khử trong phản ứng với chất nào sau đây?
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HNO3. C. Cl2 (to).
D. Zn kim loại.
Câu 19: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
De so 6-Trang-1/3.


Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

Câu 20: Số đồng phân anken (không tính đồng phân hình học) của C4H8 là
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 21: Để phân biệt 3 chất lỏng: benzen, toluen, stiren, người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. quỳ tím.
B. dung dịch KMnO4. C. dung dịch Br2.

D. dung dịch NaOH.
Câu 22: Để phân biệt các dung dịch: NaOH, H2SO4, BaCl2, NaHCO3, có thể dùng
A. dung dịch HCl.
B. dung dịch Br2.
C. dung dịch BaCl2. D. dung dịch AgNO3.
Câu 23: Cho các chất sau: anđehit axetic, saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ, axit fomic, axetilen,
propilen lần lượt tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Số phản ứng hóa học xảy ra là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.
(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư.
(d) Cho hỗn hợp Fe3O4 vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3.
(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.
Số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Câu 25: Hiđro hóa hoàn toàn 35,36 gam triolein cần vừa đủ V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 1,344.
B. 4,032.
C. 2,688.
D. 0,448.
Câu 26: Hòa tan hết 2,8 gam kim loại kiềm R vào nước, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). R là
A. Li.

B. Na.
C. K.
D. Rb.
Câu 27: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO.
Phần trăm khối lượng của MgO trong X là
A. 60%.
B. 40%.
C. 80%.
D. 20%.
Câu 28: Hòa tan hết m gam Fe trong dung dịch HNO 3 đặc, nóng (dư), thu được 2,688 lít khí NO2
(sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tìm m.
A. 2,24 gam.
B. 3,36 gam.
C. 6,72 gam.
D. 5,6 gam.
Câu 29: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức, mạch hở thu được CO 2 và hơi nước theo
tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2. Công thức phân tử của 2 amin đó là
A. CH3NH2 và C2H5NH2.
B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2.
D. C2H5NH2 và C4H9NH2.
Câu 30: Cho 10 kg glucozơ (chứa 10% tạp chất trơ) lên men thành ancol etylic với hiệu suất phản
ứng là 70%. Khối lượng ancol etylic thu được là
A. 3,45 kg.
B. 1,61 kg.
C. 3,22 kg.
D. 4,60 kg.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C 2H4 và C2H5OH cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu
được 13,2 gam CO2. Giá trị của V là
A. 6,72.

B. 8,96.
C. 10,08.
D. 4,48.
Câu 32: Cho 10 ml dung dịch AlCl3 1M vào cốc đựng 34 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn
toàn thu được m gam kết tủa. Tìm m.
A. 0,78 gam.
B. 0,312 gam.
C. 0,468 gam.
D. 2,652 gam.
Câu 33: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M, được 2V ml dung
dịch Y. pH của dung dịch Y là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 34: Hòa tan một lượng kim loại R (hóa trị n) trong dung dịch axit nitric (dư), thu được 1,344 lít
khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch chứa 4,26 gam muối nitrat. R là
A. Fe.
B. Cu.
C. Al.
D. Ag.
De so 6-Trang-2/3.


Ôn thi THPTQG 2018.

Môn: Hóa học 12.

Câu 35: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Đốt cháy 3,04 gam X trong bình chứa clo (dư), thu được 7,3
gam muối clorua. Phần trăm khối lượng Fe trong X là

A. 36,84%.
B. 63,16%.
C. 38,46%.
D. 61,54%.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm Mg và Al. Cho 5,58 gam X phản ứng hết với HNO 3 (dư), thu được 4,032
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Khối lượng muối nitrat tạo thành trong dung dịch sau
phản ứng là
A. 39,06 gam.
B. 36,09 gam.
C. 40,36 gam.
D. 43,06 gam.
Câu 37: Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X Gly-Gly-Gly-Gly, thu được 6 gam Gly. Tìm m.
A. 4,92 gam.
B. 4,29 gam.
C. 6,12 gam.
D. 6,21 gam.
Câu 38: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO 2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và
Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 1,25.
B. 1,00.
C. 0,75.
D. 2,00.
Câu 39: X là một α-amino axit chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH; Y là một ancol no, đơn
chức, mạch hở, bậc 1; Z là este tạo bởi X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 224 ml hơi Z, thu được 896 ml
khí CO2 và 0,81 gam H2O. Nếu cho 2,76 gam ancol Y phản ứng hết với natri kim loại (dư), thu được
672 ml khí H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Công thức của Z là
A. H2N-CH2-COOCH3.B. H2N-CH2-COOC2H5.
C. H2N-CH(CH3)-COOCH3.
D. H2N-CH(CH3)-COOC2H5.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm Fe và Fe 2O3. Hòa tan 9,6 gam X trong dung dịch HCl (dư), thu được 2,24

lít khí H2 (đktc). Thêm NaOH dư, thu được kết tủa Y. Lọc lấy kết tủa Y đem nung trong không khí
đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn Z. Tìm m.
A. 12 gam.
B. 14 gam.
C. 16 gam.
D. 18 gam.
-------------------- HẾT --------------------

De so 6-Trang-3/3.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×