Trẻ sơ sinh, thế nào là…bình thường?
Xem những tiêu chuẩn về tư thế, hoạt động, phản xạ mắt, tai, mũi. và các dấu
hiệu sức khỏe khác khi con chào đời.
Trong những cảnh quay phòng sinh trên truyền hình và trong các bộ phim , người
mẹ, thường là một nữ diễn viên nổi tiếng , với gương mặt được trang điểm kỹ
lưỡng, nằm trên bàn đẻ và sinh ra em bé ngay sau vài tiếng kêu hoặc la hét. Vài
giây sau, các bác sĩ sẽ đưa đến cho diễn viên nọ một thiên thần hoàn ảnh: Đôi mắt
mở to, làn da trắng muốt, tóc tai đã được chải chuốt gọn gàng và đương nhiên, đứa
bé đó hẳn đã được vài ngày tuổi.
Thực tế thì hẳn người mẹ nào đã trải qua đều biết, trẻ sơ sinh khi mới ra đời, người
tái xanh, dính đầy máu và nhìn rất…lạ lùng. Hãy nhớ rằng thai nhi phát triển bằng
cách đắm mình trong chất lỏng, gập người lại trong một không gian ngày càng chật
chội của tử cung. Toàn bộ quá trình sinh lại thường bị chèn ép, do đó khi sinh ra,
con có thể nhìn hơi…xấu một chút. Trẻ sinh non thậm chí có thể có một số khác
biệt trong tư thế, hoạt động, và hành vi so với trẻ sơ sinh đủ tháng .Tuy nhiên, xin
trấn an mẹ: Dựa vào những tiêu chuẩn dưới đây, mẹ sẽ biết bé có hoàn toàn bình
thường hay không.
Đầu
Với trẻ sơ sinh sinh bằng đường mổ, sẽ không có vấn đề gì để bàn nhiều. Tuy
nhiên với trẻ sinh thường qua đường âm đạo của người mẹ, đầu bé khi sinh ra có
thể hơi thuôn dài do quá trình rặn đẻ và chèn ép các lớp vỏ xương. Bé sẽ trở lại
bình thường trong vài ngày hoặc vài tháng sau đó. Do vậy, mẹ không cần quá lo
lắng. Cũng đừng lo lắng nếu thấy đầu bé có vết tím bầm. Những vết máu tụ này
thường xuất hiện do áp lực của xương chậu người mẹ đè lên đầu bé. Nên nhớ, đây
chỉ là những vết bầm tím bên ngoài và không hề ảnh hưởng đến não bộ.
Thóp
Vì khi di chuyển qua âm đạo ra ngoài, các lopw xương sọ của trẻ sơ sinh phải tách
ra, bé sẽ xuất hiện hai thóp: một thóp ở đỉnh, hình kim cương và to khoảng 3-8cm;
một thóp nhỏ hơn, hình tam giác, ở phía sau đầu.
Đừng lo lắng nếu mẹthấy thóp phồng ra khi trẻ khóc hoặc chùng xuống hay phập
phồng theo nhịp tim bé. Điều này là hoàn toàn bình thường . Các thóp cuối cùng sẽ
biến mất khi các xương sọ liền vào với nhau, thường là trong khoảng 12 đến 18
tháng đối với thóp trước và trong khoảng 6 tháng đối với thóp sau.
Mắt
Một vài phút sau khi sinh, hầu hết trẻ đều mở mắt ra và bắt đầu nhìn quanh. Trẻ sơ
sinh có thể nhìn thấy, nhưng chúng thường không tập trung. Thêm vào đó, bé chua
có khả năng kiểm soát cơ mắt. Đó là lý do tại sao mẹ có thể thấy con có vẻ không
chú ý đến ai hay có hiện tượng mắt lác trong 2-3 tháng đầu. Mẹ nên chú ý rửa mắt
cho con bằng nước muối sinh lý 0.9% từ 5-7 lần/ngày trong những ngày đầu sau
sinh để bé hết gèn và chất gây ở mắt trong quá trình sinh sản.
Nhiều mẹ cũng bị giật mình khi thấy phần lòng trắng của một hoặc cả hai mắt con
xuất hiện màu đỏ máu. Đây được gọi là xuất huyết kết mạc xảy ra khi máu bị rò rỉ
dưới bao ngoài của nhãn cầu do chấn thương khi rặn đẻ. Xuất huyết kết mạc hoàn
toàn vô hại và tương tự như một vết bầm tím da. Nó sẽ biến mất sau một vài ngày
và thường không có nghĩa là mắt bé đã bị tổn hại gì.
Tai
Một tai của trẻ sơ sinh cũng như các bộ phận khác, có thể bị bóp méo khi ở bên
trong tử cung hay trong quá trình rặn đẻ. Thêm vào đó, em bé chưa phát triển các
sụn dày giúp định hình khung tai giống người lớn. Do vậy, nếu trẻ bị tai bị gập hay
biến dạng tạm thời thì cũng không phải là bất thường. Mẹ nên chú ý vuốt tai con
thường xuyên để bé có tai vểnh đẹp, tránh bẹp tai.
Tất cả các bộ phận trên cơ thể trẻ sơ sinh đều bé bỏng, mềm mại và vô cùng đáng
yêu (ảnh minh họa)
Mũi
Bởi vì trẻ sơ sinh có xu hướng thở bằng mũi và mũi của trẻ khá hẹp,do vậy chỉ một
lượng nhỏ chất lỏng hoặc chất nhầy mũi đã có thể làm bé thở to hoặc tắc nghẽn âm
thanh ngay cả khi con không hề bị cúm. Mẹ nên lưu ý nhỏ nước muối sinh lý hàng
ngày và vệ sinh mũi trẻ bằng bông tăm ẩm để lấy ra nhưng chất bẩn bên trong.
Thở
Thông thường, các bậc phụ huynh mới làm cha, làm mẹ lần đầu luôn lo lắng đến
vấn đề thở của trẻ và bị ám ảnh bới hồi chứng đột tử trẻ sơ sinh. Nhưng mẹ có thể
yên tâm rằng nếu trẻ sơ sinh có vấn đề nhỏ về đường thở, đó cũng không phải là
trường hợp hiếm gặp.
Khi một trẻ sơ sinh tỉnh táo, nhịp thở của bé có thể rất khác nhau, đôi khi vượt quá
60 lần trong một phút , đặc biệt khi một chút là kích thích hoặc sau một cơn khóc .
Trẻ sơ sinh cũng sẽ thường có thời gian ngừng thở trong khoảng 5 giây và sau đó
bắt đầu tự thở trở lại. Hiện tượng này thường có nhiều khả năng xảy ra trong giấc
ngủ và được xem là rất bình thường . Tuy nhiên, da mặt bé chuyển sang màu xanh
hoặc ngừng thở kéo dài lâu hơn thời gian cho phép, đây là một trường hợp khẩn
cấp và mẹ nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Tay và chân
Trong vài tuần đầu tiên , mẹ sẽ nhận thấy rằng đa số thời gian em bé sẽ có xu
hướng tiếp tục nắm tay mình thật chặt. Khuỷu tay , hông và đầu gối gập lại, tay và
chân rất hay được đưa lên gần mặt trước của bé. Vị trí này là tương tự như tư thế
bào thai trong những tháng cuối của thai kỳ.
Ngủ
Trong những tuần đầu tiên , trẻ sơ sinh thường dành phần lớn thời gian trong ngày
để ngủ. Điều này khiến rất nhiều bà mẹ lo lắng rằng tại sao con lại ngủ nhiều thế,
bé có đói hay bị mệt đến mức lả đi không. Tuy nhiên, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Dạ dày bé sơ sinh chỉ có kích thước như một hòn bi ve và bé có thể dễ dàng no
bụng chỉ với 5-10ml sữa. Thói quen ngủ nhiều của trẻ là do bé vẫn chưa quen với
thời gian bên ngoài.
Sổ tay chăm con ai cũng phải biết!
Tôi muốn truyền lại cho chị em những nguyên tắc bất thành văn mà các mẹ
phải lưu ý khi mới sinh con.
Tôi mới sinh con gái đầu lòng cách đây một tháng và những giây phút đầu tiên con
chào đời cũng như cảm xúc lần đầu làm mẹ, lần đầu ôm ấp một sinh linh nhỏ bé
trong vòng tay mình sẽ là những phút giây không bao giờ tôi có thể quên. Cũng
như rất nhiều những bà mẹ trẻ khác, thời gian hơn 9 tháng mang bầu và trước khi
vượt cạn tôi đã đọc và nghiên cứu rất nhiều về những kinh nghiệm và bí quyết
dành cho người lần đầu sinh nở, tự tin cho rằng mình đã đủ kiến thức và chuẩn bị
sẵn sàng tâm lý để nuôi nấng và chăm sóc cho thiên thần của mình. Thế nhưng sau
khi ở viện về, nằm ôm con nhỏ trong tay tôi tự thấy đầu óc mình trống rỗng, bao
nhiêu thứ mình đã đọc, đã chuẩn bị bay biến hết và chợt nhận thấy hóa ra mình
đang không biết phải làm gì. Giờ đây sau một tháng được làm mẹ, tôi có một vài bí
quyết muốn chia sẻ với các mẹ để không khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu sinh con.
Thuê người giúp đỡ
Các mẹ hãy nhớ nếu nhờ bạn bè hay người thân giúp đỡ mình trong thời gian
những ngày đầu mới sinh con có thể khiến cho người thân của mình bị quá tải và
nhiều áp lực hơn. Thay vào đó các mẹ hoàn toàn có thể tin tưởng vào những người
có chuyên môn chăm sóc trẻ ở các viện điều dưỡng và bệnh viện nhi. Rất nhiều
bệnh viện có những chuyên gia hàng đầu sẵn sàng đến tận nhà giúp mẹ chăm sóc
con trong thời gian mới sinh vừa từ viện về. Tôi cũng lựa chọn phương pháp này
để giảm thiểu vất vả cho gia đình tôi. Vì vừa mới sinh nên cơ thể còn khá yếu, lại
chưa kể những kiêng cữ buộc phải tuân thủ, những ngày đầu tôi không thể tự tay
tắm và vệ sinh cho bé, thay vì nhờ mẹ chồng vất vả, tôi đã lựa chọn dịch vụ của
bệnh viện nơi tôi sinh có hẳn một cô điều dưỡng viên chuyên tắm và vệ sinh cho bé
tại nhà. Theo tôi đây là lựa chọn thông minh và phù hợp với hoàn cảnh nhất. Các
cô y tá, điều dưỡng vừa thuần thục trong cách chăm sóc trẻ mới đẻ, vừa giúp đỡ
các mẹ và gia đình đỡ vất vả nhất. Nhưng nếu bạn bè và người thân muốn giúp đỡ,
các mẹ có thể từ chối nhưng đừng bỏ qua những kinh nghiệm quý báu mà họ muốn
chia sẻ nhé. Đó cũng là những bí kíp vô cùng tuyệt hảo dành cho những người mới
toanh lần đầu sinh con đấy.
Những lưu ý khi bế trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh không khó bế như mẹ sợ (ảnh minh họa)
Bế ẵm trẻ nhỏ trên tay tưởng chừng đơn giản nhưng lại không phải vậy. Các mẹ
nên lưu ý một số điểm sau đây nhé:
Rửa tay và khử trùng sạch trước khi bế bé. Sức đề kháng của các em bé sơ sinh còn
yếu nên mẹ cần lưu ý đừng để con bị nhiễm khuẩn. Hãy đảm bảo những người đến
chơi với bé đã vệ sinh tay cẩn thận để cơ thể nhạy cảm của trẻ không bị ảnh hưởng.
Cẩn thận nâng đỡ đầu và cổ bé. Mẹ hãy cuốn chặt bé trong khăn quấn, bế bé phải
lưu ý nâng đỡ đầu và cổ cho bé, khi bế bé lên và đặt bé xuống mẹ nhé.
Cẩn thận khi rung lắc trẻ. Rung lắc hay đung đưa trẻ có thể gây nên chứng xuất
huyết não vô cùng nghiêm trọng ở trẻ sơ sinh. Do não của bé còn mềm và chưa cố
định nên tốt nhất mẹ tuyệt đối không đung đưa hay rung lắc con quá nhiều, nếu cần
đánh thức con dậy hãy nhẹ nhàng cù vào cổ bé hay thì thầm vào tai bé để gọi bé
dậy. Đã có rất nhiều bài học thương tâm từ những sự thiếu hiểu biết này.
Và hãy nhớ các bé chưa sẵn sàng cho những trò chơi mạnh bạo. Nhấc bổng bé lên
không trung, tung hứng bé là những trò xuẩn ngốc và nguy hiểm, cấm chỉ định cho
tất cả những cha mẹ nào muốn làm cho bé vui. Thời nay không còn mấy bà mẹ nào
làm chuyện này với con trẻ nhưng vẫn có những trường hợp đáng tiếc vì sơ xuât
vẫn xảy ra.
Chuyện ăn uống và vỗ ợ
Khi mẹ cho con bú hoặc ti bình thì lúc nào nỗi băn khoăn lớn nhất vẫn là bao nhiêu
cho con đủ no. Theo lời khuyên của các chuyên gia tốt nhất mẹ hãy cho con ti theo
nhu cầu. Nếu bú mẹ hoàn toàn thì thời gian bú khoảng 10-15 phút, ti bình thì lượng
từ 60-90ml, cứ 2-3 tiếng lại cho bé ăn một lần. Trẻ em có thể khóc khi đói, tự đút
ngón tay vào mồm và đập chân tay loạn xạ là những biểu hiện để bé báo cho mẹ
biết bé muốn ăn rồi mẹ nhé.
Nhưng ngược lại cũng có những em bé không đòi hỏi phải được ăn thường xuyên
và quá nhiều. Tuy nhiên, hãy đưa con đi khám nếu bé có biểu hiện biếng ăn ngay
từ ban đầu.
Trẻ bú mẹ thường khó nhận biết khi nào con no hơn trẻ ti bình. Nếu bé được bú
sữa mẹ đầy đủ, bé sẽ đi tè khoảng 6 lần một ngày và đi ị khoảng 2-3 lần một ngày.
Quan trọng không kém việc cho bé ăn là việc mẹ vỗ ợ cho bé để đảm bảo bé không
bị trớ hay sữa bị trào ngược. Mẹ hãy bế bé thẳng đứng áp vào ngực và vỗ nhẹ lên
lưng bé.
Chuyện giấc ngủ
Những người lần đầu làm mẹ giống như tôi hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết trẻ mới
sinh cần ngủ 16 tiếng mỗi ngày. Chưa kể bé nhà tôi thường chỉ ngủ mỗi giấc từ 2-3
tiếng và thường xuyên dậy đêm. Ban đầu tôi đã rất căng thẳng và mệt mỏi với
những cơn thức đêm của bé nhưng đó lại là một cách sinh hoạt hoàn toàn bình
thường ở trẻ sơ sinh.
Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm lần đầu làm mẹ của tôi, hy vọng phần nào
giúp các mẹ có thể bình tĩnh và bản lĩnh vượt cạn và chăm sóc những sinh linh nhỏ
bé trong những tuần đầu tiên.