Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Đặc điểm tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh được siêu âm tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.28 KB, 22 trang )

ĐẶC ĐIỂM TĂNG ÁP PHỔI Ở TRẺ SƠ SINH ĐƯỢC SIÊU ÂM TIM


TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của trẻ sơ
sinh bị tăng áp phổi.
Phương pháp: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
Kết quả: 61 trường hợp trẻ sơ sinh bị tăng áp phổi được chẩn đoán bằng siêu âm
doppler màu tại bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng 9-2007 đến tháng 7-2008 cho thấy: tỉ
lệ TAP có liên quan tim là 36%, không liên quan tim là 64%, nguyên nhân liên quan
tim thường là thông liên thất, thông liên nhĩ. Tăng áp phổi đa số gặp ở trẻ đủ tháng,
trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái, tuổi thai, CNLS, tiền căn sản khoa không liên quan với
tăng áp phổi. Dị tật bẩm sinh đi kèm thường gặp ở nhóm liên quan tim. Khởi phát
bệnh sớm và biểu hiện suy hô hấp nặng ở nhóm TAP không liên quan tim cao hơn
nhóm TAP liên quan tim (56% so với 27%). Trong nhóm TAP liên quan tim tỉ lệ
viêm phổi/sepsis là 73%, trong nhóm không liên quan tim tỉ lệ này là 43%. Đa số trẻ
phải hỗ trợ hô hấp với nhiều mức độ: oxy qua canula, CPAP, thở máy với ghi nhận
thông số thở máy ở nhóm TAP không liên quan tim cao hơn.
Kết luận: Tăng áp phổi là bệnh hiếm gặp nhưng biểu hiện suy hô hấp sớm ở trẻ sơ
sinh do đó cần phải có thái độ đúng đắn để có can thiệp sớm và điều trị đặc hiệu.
ABSTRACT
Objective: to describe epidermiologic, clinical charateristics and results in
management of pulmonary hypertension in neonates.
Methods : prospective study and case series.
Results: Specimens of 61 neonates of pulmonary hypertension were diagnosed by
color doppler echocardiography showed that: the rate of pulmonary hypertension
associated with congenital heart disseases(PHCD) was 36%, and pulmonary
hypertension non-associated with congenital heart disseases (PHOCD) was 64%.The
causes of congenital heart disseases were VSD, ASD. The majority of pulmonary
hypertension occured in male full-term neonates. Severe respiratory failure was
observed on 56 % of PHOCD and on 27 % of PHCD. The rate of pneumonia/sepsis


was 73% on PHCD compared with 43% on PHNCD. Most babies were treated by
oxygen: CPAP, mechanical ventilation.
Conclusion: Early treatment is important.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh là một vấn đề tuy không mới nhưng là vấn đề cần phải
quan tâm trong suy hô hấp sơ sinh. Tỷ lệ tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh là khoảng
1/500 – 1/1500 trẻ sơ sinh
(Error! Reference source not found.)
chiếm 1% các ca nhập khoa
sơ sinh, hồi sức sơ sinh
Với mong muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả
những đặc điểm của tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh nhằm có được một bức tranh toàn
cảnh về các bệnh nhi này để việc chăm sóc, theo dõi, điều trị được tốt hơn.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của trẻ sơ sinh bị
tăng áp phổi đã được chẩn đoán trên siêu âm tại bệnh viện nhi đồng 1 từ tháng 9-2007
đến tháng 7-2008.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả trẻ sơ sinh bị tăng áp phổi được chẩn đoán bằng siêu âm, điều trị tại bệnh viện
Nhi đồng 1 từ tháng 9-2007 đến tháng 7-2008 thoả tiêu chí chọn bệnh và loại bệnh.
+ PAPS ≥ 25 mmHg cho trẻ ≥ 1,5 kg
+ PAPS ≥ 30 mmHg cho trẻ ≥ 3 kg (Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.).
Thiết kế nghiên cứu
Tiền cứu, mô tả hàng loạt ca.
KẾT QUẢ
Có 61 ca đủ tiêu chuẩn đưa vào lô nghiên cứu, trong đó có 22 ca trẻ sơ sinh có bất
thường về cấu trúc tim (gọi là TAP liên quan tim) và 39 ca trẻ không có bất thường về
cấu trúc tim (gọi là TAP không liên quan tim). Các bất thường về cấu trúc tim được

liêt kê, được xếp thành một nhóm. 39 ca còn lại không tìm thấy bất kỳ bất thường về
cấu trúc tim được xếp trong một nhóm (không liên quan tim).
Số trường
hợp
Tỷ lệ
%
Thông liên nhĩ 7 32
Thông liên nhĩ+ Thông
liên thất
6 27,3
Thông lien thất 5 22,7
Kênh nhĩ thất 1 4,5
Thông liên nhĩ+Hẹp van
ĐM chủ
1 4,5
Hoán vị đại ĐM+Thông
liên thất
1 4,5
Bất thường TM phổi đổ
về tim
1 4,5
Đặc điểm về dịch tể học
Tuổi thai (tuần)
TAP chung (n = 61): 36,75  3,03 (28 – 43)
TAP liên quan tim (n=22): 36,78  2,6 (30 – 40,5).
TAP không liên quan tim (n=39): 36,71  3,21(28 – 43)
Giới tính
TAP chung (n = 61) : Nam 70%
TAP liên quan tim (n=22): Nam 54%
TAP không liên quan tim (n=39) : Nam 79%

Nơi sinh
BV Tỉnh 46%, BV TP HCM 41%, BV quận 8%, Nhà bảo sanh 5%.
Đặc điểm lâm sàng
Cân nặng lúc sanh (CNLS)(kg) :
TAP chung (n = 61): 2,65  0,72 (1,2 – 4,3)
TAP liên quan tim (n=22): 2,52  0,64 (1,45 –3,9)
TAP không liên quan tim (n=39) : 2,76  0,80 (1,2 – 4,3)
Lý do nhập viện
90,1% là tuyến dưới chuyển đến.
9,9% là tự đến
Mổ bắt con
-TAP liên quan tim 7 ca (32%): Ngôi mông (3 ca),Vết mổ cũ (1 ca), Sanh đôi (1 ca),
Đa ối (1 ca), Ối vỡ sớm – sanh non (1 ca).
-TAP không liên quan tim 12 ca (30,7%): Ngôi mông (2 ca),Vết mổ cũ (3 ca), Nhau
tiền đạo (1 ca), thai già tháng (2 ca), Đa ối (2 ca), Ối vỡ sớm – sanh non (2 ca).
Bệnh lý mẹ lúc mang thai
* Nhóm TAP liên quan tim 5 ca: Rubella (2 ca), Sốt xuất huyết (1 ca), Chó cắn chích
6 mũi vaccin dại (1 ca), Dọa sẩy phải dùng thuốc giảm cơn gò (1 ca)
* Nhóm TAP không liên quan tim 4 ca: Rubella (1 ca), Bướu máu mổ lúc thai 4 tuần
(1ca), Viêm gan B (1 ca), Tăng huyết áp (1ca).
Dị tật bẩm sinh đi kèm
* Nhóm TAP liên quan tim :Có 10 ca, 45%
Bệnh lý N
Thoát vị thành bụng 1
Dị tật tai, teo thực quản 1
Teo hỗng tràng, vô thận (T), xẹp não
thất (P)
1
Dị tật tai, chẻ vòm, chân tay khèo,
không hậu môn

1
Dị dạng sinh dục, chẻ vòm, dị dạng bàn
tay
1
Thừa ngón 1
Thoát vị rốn 1
Dị tật khớp háng, sứt môi, chẻ vòm, dị
dạng thận
1
Hội chứng Pierre Robin, tay dị dạng 1
*Nhóm TAP không liên quan tim: có 8 ca, 20,5%
Bệnh lý N
Đục thủy tinh thể hai bên 1
Hội chứng Down 1
Không hậu môn 1
Thoát vị rốn 1
Teo thực quản 2
Tịt mũi sau 1
Tắc tá tràng 1
Giá trị trung bình Apgar 1 phút
TAP chung (n = 61): 5,12  1,86
TAP liên quan tim (n=22): 7  1,38 (4 – 8)
TAP không liên quan tim (n=39): 5  2,14 (1 – 8)
Giá trị trung bình Apgar 5 phút
TAP chung (n = 61): 7,72  1,43
TAP liên quan tim (n=22): 9  1,14 (6 – 10)
TAP không liên quan tim (n=39): 7  1,59 (4 – 9)
Ngày tuổi khởi bệnh (ngày)
TAP chung (n = 61) : 2,73  3,47
TAP liên quan tim (n=22): 3,9  5,74 (1 – 25)

TAP không liên quan tim (n=39): 2, 08  2,22 (1 – 12)

×