Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên khoá 8 khoa kinh tế QTKD trường đại học an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.9 KB, 34 trang )

Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Chương 1. GIỚI THIỆU
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển thì những nhu cầu của con người cũng phát triển theo,
nó trở nên đa dạng và phong phú hơn. Điều này đã từng được Maslow khẳng định qua
tháp nhu cầu của mình. Ngày nay sự xuất hiện của hàng loạt sản phẩm mới, dịch vụ mới
cũng là một minh chứng cho sự phong phú và đa dạng này đã tạo ra hàng loạt các cơ hội
kinh doanh mới cho các nhà kinh doanh.
Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ đã mang lại cho con người nhiều sự thuận
lợi trong công việc và sinh hoạt đặc biệt là trong các lĩnh vực như thông tin, giao thông,
vận tải. Trong lĩnh vực giao thông thì sự ra đời và phát triển của xe gắn máy đã giúp con
người đi lại rất là thuận tiện, dẫn đến nhu cầu sử dụng xe gắn máy ngày càng tăng. Trong
giới trẻ sử dụng xe gắn máy còn là một hình thức làm đẹp và tự khẳng định mình. Vì vậy,
đã có nhiều dòng xe ra đời để đáp ứng nhu cầu này. Trong sinh viên thì việc sử dụng xe
gắn máy có những điểm thuận lợi như sau. Sử dụng xe gắn máy là: đi lại thuận lợi hơn, ít
tốn thời gian,...đối với sinh viên ở xa giúp đi lại dễ dàng hơn và chủ động được thời gian
hơn giảm thiểu được số tiền khi về thăm gia đình.
Theo quan sát thấy được, sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD sử dung xe gắn máy
nhiều, do ngành học cần phải đi thực tế nhiều và phải đến các doanh nghiệp tìm hiểu
thông tin nên có một chiếc xe gắn máy là rất cần thiết.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu xe gắn máy như: Honda, Yamaha,
Suzuki, Sym…giúp sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD có nhiều lựa chọn, bên cạnh đó sinh
viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chọn như: tính năng, nhãn hiệu, kiểu dáng,
khuyến mãi, giá cả…
Nhà phân phối muốn cung cấp xe gắn máy phù hợp sinh viên thì cần phải biết:
chủng loại xe, tính năng như thế nào cho phù hợp vì đa số sinh viên đi học chủ yếu là thu
nhập do gia đình cung cấp.
Để hiểu rõ các vấn đề trên, yêu cầu cần đặt ra là: “ Khảo sát nhu cầu sử dụng xe
gắn máy của sinh viên khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang"
Căn cứ vào cơ sở trên, mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu như sau:


1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mô tả nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD.
Đưa ra một số ý kiến giúp nhà phân phối có những lựa chọn phù hợp để cung cấp
xe gắn máy cho sinh viên.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện thông qua hai bước- nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính
thức.
- Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu có
dàn bài sẵn và thảo luận tay đôi với 4 hoặc 5 bạn sinh viên để khai thác những vấn đề
xung quanh đề tài nghiên cứu. Phỏng vấn chuyên sâu, là phỏng vấn thêm 5 hoặc 6 bạn
sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD.
Nguyễn Văn Hùng Trang 1
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
- Nghiên cứu chính thức bắt đầu phỏng vấn thử từ 3- 5 người, nhằm kiểm định
lại ngôn ngữ, cấu trúc trình bày bảng câu hỏi phỏng vấn. Khi bảng câu hỏi hoàn chỉnh,
tiến hành nghiên cứu chính thức với mẫu khoảng 75- 80 người. Sinh viên được mời
phỏng vấn bao gồm sinh viên của các lớp Khoá 8 Khoa Kinh tế- QTKD. Các dữ liệu sau
khi thu thập sẽ được xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel.
1.4. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại
Học An Giang.
- Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 04/02/2010 đến hết ngày 10/05/2010.
- Không gian nghiên cứu là sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD.
- Nội dung nghiên cứu khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8
Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang.
1.5. Ý nghĩa:
- Đối với bản thân: Qua quá trình làm đề tài nghiên cứu, đã rút ra nhiều kinh
nghiệm cho bản thân như cách thiết lập bảng câu hỏi như thế nào cho đúng, cách tiến
hành khảo sát…

- Đối với các doanh nghiệp: làm cơ sở nghiên cứu lý thuyết tham khảo cho các
nhà cung cấp xe gắn máy.
+ Xác định việc đáp ứng nhu cầu trước đây cho sinh viên đã hợp lý chưa.
+ Hiểu rõ hơn nhu cầu của sinh viên đối với xe gắn máy
+ Xác định rõ thị trường xe gắn máy trong sinh viên, đưa ra các chiến
lược quảng cáo, và phân phối cho hợp lý hơn.
1.6. Kết cấu của chuyên đề năm 3:
Chương 1: Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra các mục tiêu, phương pháp và
phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Chương 2: Trình bày các cơ sở lý thuyết liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Các lý
thuyết này sẽ là nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình. Từ đó, đề nghị ra mô
hình nghiên cứu.
Chương 3: Chương này giới thiệu về vài nét về thị trường và người tiêu dùng xe gắn
máy.
Chương 4: Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phân
tích dữ liệu, thang đo và thông tin về mẫu từ các hồi đáp cho phần nghiên cứu định
lượng.
Chương 5: Phần lớn nhất của chuyên đề năm 3 trình bày về kết quả nghiên cứu chính
thức.
Chương 6: Chương này sẽ tóm tắt và thảo luận các kết quả chính.
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nguyễn Văn Hùng Trang 2
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Chương 1 đã giới thiệu hình ảnh chung nhất về nghiên cứu với việc trình bày mục
tiêu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. Nhận biết được nhu cầu của sinh viên (SV)
như thế nào trong sử dụng xe gắn máy trong thời gian học tại trường thì chúng ta biết thế
nào là nhu cầu? những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu? Để đưa ra mô hình phù hợp
cho nghiên cứu. Nội dung chương 2 bao gồm hai phần chính: (1) Cơ sở lý thuyết; (2) Mô
hình nghiên cứu.

2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
Sản phẩm là bất cứ gì có thể đưa vào một thị trường để tạo sự chú ý, mua sắm, sử
dụng hay tiêu thụ nhằm thoả mãn một nhu cầu hay ước muốn. Nó có thể là những vật thể,
những dịch vụ, những con người, những địa điểm, những tổ chức và những ý nghĩ. Người
tiêu dùng cũng như sinh viên nhìn một sản phẩm như là một tập hợp phức tạp các lợi ích
thoả mãn nhu cầu của họ.
2.1.1 Nhu cầu:
Trên thực tế nhu cầu (NC) của con người được phát sinh khi cảm thấy thiếu một
cái gì đó.
Như vậy nhu cầu là một sự đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng được một vật chất
hay tinh thần để tồn tại và phát triển, nhu cầu của con người được nảy sinh theo môi
trường, trình độ nhận thức, những đặc điểm tâm lý, mỗi người có những nhu cầu khác
nhau trong cuộc sống.
Trong đề tài cần phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: nhu cầu, mong muốn
và yêu cầu
1
.
- Nhu cầu tự nhiên (Needs): Nhu cầu của con người là một trạng thái cảm giác
thiếu hụt một sự thoã mãn cơ bản nào đó.
- Mong muốn (Wants): Mong muốn là sự ao ước có được những thứ cụ thể để
thoã mãn những nhu cầu sâu xa hơn đó.
- Yêu cầu (Demands): Yêu cầu là mong muốn có được những sản phẩm cụ thể
được hậu thuẩn của khả năng và thái độ sẳn sàng mua chúng.
Theo định nghĩa khác thì nhu cầu của con người có ba mức độ: nhu cầu tự nhiên, mong
muốn, và nhu cầu có khả năng thanh toán.
- Nhu cầu tự nhiên( Needs): thể hiện một sự cần thiết của con người về một vật
phẩm nào đó, được hình thành từ một trạng thái ý thức của con người về việc thấy thiếu
một cái gì đó trong hoạt động tiêu dùng. Nhu cầu tự nhiên là vốn có, phát sinh trong quá
trình giao tiếp từ môi trường xã hội, hoặc bản thân người đó có vốn tri thức, muốn thể
hiện bản thân. Nhu cầu không được thoả mãn thì con người cảm thấy rất khổ sở và bất

hạnh, nhu cầu có ý nghĩa càng lớn khi không được thoã mãn thì con người càng bị khổ sở
hơn. Và phải chọn một trong hai hướng để giải quyết, hoặc tìm kiếm một hướng giải
quyết, hoặc phải tự kiềm chế bản thân.
Theo học thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow.
1
Marketing căn bản của Philip Kotler. 1999, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Hùng Trang 3
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Hình 2.1 Tháp nhu cầu Maslow
Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoã mãn trước khi nghĩ đến
các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu (bậc) cao sẽ nảy sinh và mong muốn được thoả mãn
ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp
ứng đầy đủ.
2
- Nhu cầu sinh lý (bậc 1): nhu cầu căn bản nhất của con người và nhất thiết phải
được đáp ứng: ăn, uống, ở,…(physiological).
- Nhu cầu an toàn (bậc 2): nhu cầu an toàn cần có cảm giác yên tâm và an toàn
thân thể, viêc làm, gia đình, sức khoẻ, tài sản được đảm bảo (safety).
- Nhu cầu xã hội (bậc 3): nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc
(love/belonging).
- Nhu cầu được tôn trọng (bậc 4): nhu cầu được quý trọng, kính mến, cần có cảm
giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng (esteem).
- Nhu cầu cá nhân (bậc 5): nhu cầu về tự thể hiện bản thân, muốn sáng tạo, được
thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là
thành đạt (self- actualization).
2
Giáo trình giảng dạy marketing căn bản THS. Võ Minh Sang. 2008
Nguyễn Văn Hùng Trang 4
SV

Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
- Mong muốn (wants): là một nhu cầu của con người có tính đặc thù cần được đáp
ứng tương ứng với một hình thức phù hợp với trình độ văn hoá và tính cách cá nhân của
người đó. Mong muốn chỉ được phát hiện khi con người cần phải có cái mà mình đang
mong đợi. Ví dụ như một đứa bé khi đói cần được mẹ cho uống sữa.
Như vậy, mong muốn được thể hiện ra bên ngoài là cần được một sự thỏa mãn một nhu
cầu nào đó của con người.
- Nhu cầu có khả năng thanh toán (demands): là nhu cầu tự nhiên và mong muôn
của con người phù hợp với khả năng chi tiêu của bản thân. Sự mong muốn một sản phẩm
cụ thể và sẵn lòng chi trả cho sản phẩm đó và được thể hiện cụ thể bằng sức mua.
Tuy nhiên, trên thực tế cần phải căn cứ vào sự thay đổi của con người theo thời gian, sự
biến đổi của thị trường (giá cả, cung cầu hàng hóa,…) và sự thay đổi trong thu nhập của
mỗi người trong từng giai đoạn nhất định. Người tiêu dùng thường chọn những sản phẩm
mang lại cho họ sự hài lòng nhất và phù hợp với túi tiền của họ.
2.1.2 Sản Phẩm Và Sự Thỏa Mãn Nhu Cầu Về Sản Phẩm.
Sản phẩm là tất cả hàng hóa, dịch vụ có thể đem ra chào bán, có khả năng làm
thỏa mãn nhu cầu của con người, gây sự chú ý, kích thích tiêu dùng của người tiêu dung.
Như vậy sản phẩm là bao gồm hàng hóa hữu hình và vô hình, ngay cả một sản phẩm hữu
hình cũng bao gồm cả yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình.
Sự thỏa mãn của một sản phẩm đối với con người nhu cầu của con người thể hiện
ở ba mặt khác nhau. 1) không thỏa mãn, 2) thỏa mãn một phần, 3) thoả mãn hoàn toàn.
Như vây, đối với nhu cầu cụ thể của con người được thể hiện như sau:
3
Nhu cầu không được thỏa mãn Nhu cầu được thỏa mãn Nhu cầu thỏa mãn
một phần hoàn toàn.
2.1.3 Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Nhu Cầu.
Nhu cầu của con người chịu ảnh hưởng mạnh từ các tác nhân bên ngoài như gia
đình, bạn bè, môi trường sống, những yếu tố bên trong của một con người như về mặt
tâm lý, sở thích, …địa vị xã họi của người đó.

3
Giáo trình giảng dạy marketing căn bản Ths: Cao Minh Toàn, 2006.
Nguyễn Văn Hùng Trang 5
Sp
A
SV Sp
B
sp C
SV
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Gia đình: Đây là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đối với một người: vì mỗi gia
đình có lối sống khác nhau thì dẫn đến nhu cầu của một người về một sản phẩm nhấtt
định. Sự tác động của cha mẹ, sinh hoạt của gia đình, tình cảm, ….là nhân tố tác động
chủ yếu đến nhu cầu.
Bạn bè: Trong cuộc sống của mỗi người có cuộc sống khác nhau và họ có những
nhóm bạn bè khác nhau. Nhóm bạn bè này tác động đến nhu cầu của một người làm cho
nhu cầu của họ khác nhau. Nhóm này tác động chủ yếu là kích thích làm cho một nảy
sinh một nhu cầu nào đó.
Địa vị xã hội: Mỗi người có một địa vị xã hội nhất định, từ địa vị xã hội nên họ
có một nhu cầu khác nhau. Nhu cầu đó nằm trong khuôn khổ địa vị xã hội của họ, vai trò
của họ trong xã hội.
Đối với yếu tố cá nhân: Tuổi tác, nghề nhiệp, hoàn cảnh kinh tế: đây là những
yếu tố tác động đến nhu cầu. Tuổi tác: mỗi người có các giai đoạn khác nhau trong cuộc
đời và tương ứng với từng giai đoạn thì con người có một nhu cầu khác nhau. Nghề
nghiệp ảnh hưởng đến nhu cầu về một sản phẩm nhắm vào mục đích của công việc, nghề
nghiệp. Hoàn cảnh kinh tế là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nhu cầu sử dụng một
sản phẩm. Ngoài ra, còn yếu các yếu tố khác phong cách sống, nhận thức.
Những yếu tố mang tính tâm lý: Động cơ: theo thuyết Maslow thì nhu cầu của
con người gồm nhu sinh lý, an toàn, xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu tự thể hiện.

Động cơ càng khẩn thiết càng thúc đẩy con người thực hiện để thỏa mãn nhu cầu. Nhận
thức là quá trình cá nhân diễn giải, tổ chức và lựa chọn từ một kích thích. Nhận thức giúp
con người phân biệt sự kích thích từ môi trường xung quanh. Nhận thức giúp cho con
người biết được nhu cầu nào cần được đáp ứng trước.
Động cơ: Khi nhu cầu của con người trở nên khẩn thiết đến mức độ phải hành
động để tìm cách thỏa mãn nhau cầu. Theo thiết của Maslow thì con người có 5 bậc nhu
cầu: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được quý trọng, nhu cầu tự
thể hiện.
Nhân thức: Quá trình tiến hành lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin nhận
được từ thế giới. Nhận thức tùy thuộc vào đặc tính của bản thân, sự kích thích, mà nó còn
tùy thuộc vào mối quan hệ giữua sự kích thích với hoàn cảnh xung quanh và tình trạng
của cá nhân.
Niềm tin: Sự khẳng định của một người về một việc nào đó. Niềm tin dựa vào sự
hiểu biết, dư luận, không chịu ảnh hưởng rtình cảm.
Thái độ: Diễn tả những đánh giá tốt xấu dựa trên nhận thức bền vững, những tình
cảm, cảm tính và xu hướng hành động của một người đối với một klhách thể nào đó.
Bên cạnh đó thì còn có các yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thể hiện qua
hình 2.2 như sau:
Nguyễn Văn Hùng Trang 6
Giá cả
Giá cả
Giới tính
Giới tính
Tuổi
Tuổi
Chiêu thị
của công
ty
Chiêu thị
của công

ty
Do cần
thiết sử
dụng
Do cần
thiết sử
dụng
Do hàng
hoá đa
dạng, mẫu
mã mới
Do hàng
hoá đa
dạng, mẫu
mã mới
Sở thích
Sở thích
Thu nhập
Thu nhập
Nhu cầu sử
dụng
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Dựa vào hình 2.2 các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng chúng ta có thể nhận
thấy rằng, khi chúng ta quyết định chọn lựa mua một sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ gì đó
thì cái đầu tiên mà chúng ta quan tâm đó là giá cả của một sản phẩm là bao nhiêu? Thu
nhập của mình hàng tháng là bao nhiêu và có đủ khả năng thanh toán không, khả năng
mua món hàng đó là tới đâu? Chúng ta có thật sự thích sản phẩm đó không? Sản phẩm
này có mới không? Có khuyến mãi không? Có cần thiết để sử dụng không? Tuy nhiên thì
giá cả đôi khi không ảnh hưởng quá nhiều đến quyết định lựa chọn của chúng ta, mà nó

còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính giữa nam và nữ, tuổi tác sẽ có cách lựa chọn
và cách nhìn khác nhau về sản phẩm này, yếu tố sở thích thị hiếu, hàng hoá đa dạng và
mẫu mã mới không, cũng góp một phần lớn làm việc tiêu thụ sản phẩm đó nhiều hay ít
trên thị trường.
Nguyễn Văn Hùng Trang 7
Hình 2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng.
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
2.1.4 Tâm lý mua hàng theo giai đoạn
4
.
Khi khách hàng có động cơ mua hàng hoá dịch vụ, khách hàng sẽ do dự không
biết mua gì để đáp ứng nhu cầu của họ. Sự biến đổi tâm lý diễn ra như sau:
Hình 2.3 Diễn biến tâm lý khách hàng
1. Chú ý: Là sản phẩm được trình bày ra (dễ nhìn, dễ lựa chọn, dễ so sánh), lơi dụng
hiệu quả thị giác khiến người mua ý thức rõ sự tồn tại của sản phẩm, hàng hoá.
2. Hứng thú: Thái độ của khách hàng về sản phẩm hay dịch vụ, bắt đầu có cái nhìn
cụ thể và đi vào tìm hiểu cận kẽ hàng hoá dịch vụ.
3. Thích (dục vọng): Là lúc khách hàng muốn mua, liên tưởng tới cảm giác khi sử
dụng.
4. tin cậy: Diễn tả sự chấp nhận ban đầu trước những tính năng, hiệu quả, giá cả. Trả
lời câu hỏi- hàng hoá hay dịch vụ này có phải tốt hơn không?
5. Quyết tâm: Thể hiện sự hoàn toàn chấp nhận mua hay sử dụng hàng hoá dịch vụ.
6. Mua hàng: Là giai đoạn trao đổi hàng- tiền.
7. Thoả mãn: Giai đoạn này rất quan trọng trong việc thể hiện giá trị khách hàng. Sự
thoả mãn của khách hàng mới có thể dẫn đến việc sử dụng hay mua hàng hoá dịch
vụ lần hai. Cái gọi là “thoả mãn nhu cầu tiêu thụ cho khách hàng”.
2.2 Mô Hình Nghiên Cứu.
5
4

Marketing căn bản. Trung tâm Pháp- Việt đào tạo về quản lý. NXB Thanh niên.
5
Nghiên cứu và thiết kế.
Nguyễn Văn Hùng Trang 8
Giá sản
phẩm
Nhu cầu sử dụng xe gắn
máy của sinh viên
Tính
năng
của sản
phẩm
Thu
nhập
của
sinh
viên
Sở
thích
và thị
hiếu
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Thông qua cơ sở lý thuyết về nhu cầu đưa ra mô hình nghiên cứu, tìm hiểu nhu
cầu sử dụng xe gắn máy trong sinh viên Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An
Giang. Và yêu cầu thực tế của họ đối với xe gắn máy ra sao.
2.3 Vài nét về thị trường và người tiêu dùng xe gắn máy
6
Trong thị trường Việt Nam hiện nay có những hãng xe nổi tiếng trên thế giới đang
xâm nhập vào và chiếm lĩnh thị trường như: các dòng xe chính hãng của nhiều hãng sản

xuất nổi tiếng như: Honda, Yamaha, Suzuki, Sym…ngày càng đa dạng và sức mua tăng
6
Chuyên đề Semina của Lâm Phú Hải_DH6KT1
Nguyễn Văn Hùng Trang 9
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
mạnh chẳng hạn như các dòng xe Wave S, xe tay ga Air Blade, Click của hãng Honda và
các dòng xe như Sirius, Nouvo LX, Autimo của hãng Yamaha là những dòng xe bán chạy
nhất. Hiện nay danh sách các khách hàng đăng ký mua xe Air Blade và Nouvo LX tại các
cửa hàng và đại lý rất nhiều. Ngược lại thị trường dành cho các dòng xe nhái, xe chất
lượng thấp giá rẻ do Trung Quốc sản xuất ngày càng thu hẹp lại. Đối tượng chủ yếu của
dòng xe này thường là công nhân và những người có thu nhập thấp. Mặt khác vì phải
cạnh tranh với nhiều dòng xe của các thương hiệu nổi tiếng nên lượng xe bán ra không
nhiều.
Trên thị trường xe gắn máy hiện nay, xe tay ga Air Blade, Click của hãng Honda
do nhu cầu sử dụng ngày còn nhiều và hàng mang về không đủ bán nên dẫn đến giá của
xe tăng cao, nguyên nhân của hiện tượng này được nhiều người bán giải thích là do sản
xuất không kịp cung không đủ cầu. Bên cạnh đó trong các dòng xe Honda đang bị thị
trường đẩy giá lên cao thì xe tay ga Air Blade và Click đang là hai loại xe bán chạy nhất
với mức giá ngoài thị trường cao hơn mức giá đề xuất chính hãng rất nhiều, khoảng 8- 10
triệu đồng/ xe Air Blade và khoảng 4- 5 triệu đồng/ xe Click. Các loại xe số khác tuy
không nóng bằng nhưng giá thị trường cũng bị đẩy lên do sức mua quá mạnh. Hiện tại xe
Future Neo cao hơn 2-3 triệu đồng so với giá đề xuất chính hãng, Wave S cao hơn gần 2
triệu đồng.
Một nhân viên bán xe cho biết giá xe Air Blade tại cửa hàng anh bây giời là 40
triệu đồng/ chiếc trong khi giá chính hãng chỉ có 28 triệu đồng/ chiếc. Tại một cửa hàng
khác thì giá cũng khác 39 triệu đồng/ chiếc. Trong khi các loại xe khác thì giá ổn định
hơn do không hút hàng như các mặt hàng trên. Chẳng hạn như Nouvo của Yamaha giá
khoảng 25 triệu đồng/ chiếc, Amaty của Suzuki giá khoảng 25,9 triêu đồng/ chiếc, và

24,8 triệu đồng/ chiếc Attila Victoria của SYM.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhằm để người đọc hiểu rõ hơn về quá trình nghiên cứu, nội dung chương này sẽ
thể hiện một cách cụ thể và chi tiết hơn về phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu
thập dữ liệu, quy trình nghiên cứu, thang đo, mẫu và xử lý số liệu.
Nguyễn Văn Hùng Trang 10
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
3.1. Thiết kế nghiên cứu.
3.1.1. Tiến độ các bước nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước chính:
Bảng 3.1. Tiến độ các bước nghiên cứu
Bước Dạng Phương pháp Kỹ thuật Thời gian
1 Sơ bộ Định tính Thảo luận tay đôi
n= 4- 5
2 ngày
2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn bằng bản câu hỏi
n= 75- 80
2 tuần
Bước 1: Thực hiện nghiên cứu định tính. Nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ
thuật thảo luận tay đôi ( n= 4-5) với dàn bài câu hỏi soạn sẵn nhằm khai thác các thông
tin xung quanh vấn đề khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên dựa trên cơ sở
lý thuyết. Kết quả của việc nghiên cứu này là bản câu hỏi hoàn chỉnh về nhu cầu sử dụng
xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang.
Bước 2: Nghiên cứu định lượng bao gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tiến hành phỏng vấn thử từ 3- 5 sinh viên nhằm hiệu chỉnh và xác
lập tính logic cho bản câu hỏi.
- Giai đoạn 2: Tiến hành gửi bản câu hỏi phỏng vấn trực tiếp 75- 80 sinh viên .
Những dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Sau khi
được mã hoá và xử lý tiến hành phân tích, mô tả về nhu cầu sử dụng xe gắn máy bằng

công cụ phân tích sau:
Bảng 3.2. Phương pháp phân tích
Phương pháp phân tích Chủ đề
Mô tả - Khảo sát nhu cầu sử dụng
xe gắn máy của sinh viên
(sản phẩm, hệ thống phân
phối, dich vụ sau bán hàng,
tình cảm).
3.1.2. Quy trình nghiên cứu.
Nguyễn Văn Hùng Trang 11
Xác định vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
NGHIÊN CỨU SƠ BỘ
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang

Trong quy trình nghiên cứu giai đoạn xác định vấn đề nghiên cứu là quan trọng
nhất. Để thực hiện giai đoạn này, ta phải xác định được vấn đề nghiên cứu là gì, nội dung
là gì, mục tiêu là gì? Cần tiếp xúc với những ai để nghiên cứu.
3.2 Thang Đo.
Có ba loại thang đo được dùng trong phương pháp nghiên cứu đó là những thang đo đã
được dùng trong các nghiên cứu trước đây.Thang đo danh xưng, thang đo khoảng cách,
thang đo thứ tự.
3.3 Mẫu
Nguyễn Văn Hùng Trang 12
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu
Thảo luận tay đôi
n= 4-5
Dàn bài thảo luận tay đôi
Phỏng vấn thử

n= 3- 5
Bản câu hỏi (2)
(chính thức)
Phỏng vấn trực tiếp
bằng bảng câu hỏi
n= 80
Xử lý và phân tích dữ liệu
Soạn báo cáo
NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
Bản câu hỏi (1)
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Cở mẫu: Thị trường nghiên cứu là những người đang sử dụng xe gắn máy và chưa
sử dụng xe gắn máy Khoá 8 Khoa Kinh Tế- QTKD Trường Đại Học An Giang. Cỡ mẫu
là khoản 75-80 sinh viên.
Phương pháp chọn mẫu: chọn theo phương pháp mẫu thuận tiện, có sự khác biệt
về thu nhập, giới tính, tuổi,…sinh viên được chọn là sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế-
QTKD Trường Đại Học An Giang.
3.4. Bản câu hỏi
Câu hỏi được thiết kế theo dạng vừa đóng vừa mở với khoảng 13 câu. Bản câu hỏi
gồm có ba phần cơ bản sau:
- Phần giới thiệu: Giới thiệu về bản thân, nghề nghiệp, mục đích phỏng vấn, cảm
ơn.
- Phần nội dung: Bao gồm những câu hỏi và sự lựa chọn để sinh viên trả lời theo ý
của phỏng vấn viên.
- Phần thông tin cá nhân: Những thông tin về cá nhân sẽ được phỏng vấn viên lưu
giữ nhằm hiệu chỉnh sai sót và có thể tìm đến để phỏng vấn lại.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi trình bày cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu
và đây là chương quan trọng nhất cho kết quả nghiên cứu. Chương 4 sẽ tập trung phân

tích dữ liệu nhằm mô tả về nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoa Kinh Tế -
QTKD Đại Học An Giang và phân tích các yếu tố ảnh hưởng việc sử dụng xe gắn máy
của sinh viên.
Nguyễn Văn Hùng Trang 13
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
4.1. Thông tin về mẫu.
4.1.1. Cơ cấu mẫu theo ngành.
Trong Khoa Kinh Tế có 5 ngành nên để đảm bảo tính khách quan và đại diện
được cho tổng thể nên việc tiến hành lấy mẫu theo phương thức bằng nhau về số lượng
giữa các ngành.
Bảng 4.1. Cơ cấu mẫu:
Đối tượng nghiên cứu số phiếu số phiếu hợp lệ
Kế toán doanh nghiệp 16 16
Tài chính doanh nghiệp 16 16
Quản trị kinh doanh 16 16
Kinh tế đối ngoại 16 16
Tài chính ngân hàng 16 16
Tổng cộng: 80 80
4.1.2. Cơ cấu mẫu theo thu nhập.
Phần lớn các sinh viên có thu nhập trong khoảng 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng
hàng tháng nên sẽ ảnh hưởng đến quyết định sử dụng xe gắn máy của sinh viên, vì khi sử
dụng xe sẽ làm tăng thêm một phần chi phí trong chi tiêu hàng ngày của sinh viên.
Bảng 4.2. Cơ cấu thu nhập của sinh viên:
Mức thu nhập hàng tháng của sinh viên: số lượng (người) phần trăm (%)
Dưới 1 triệu đồng 10 12,5
1 triệu đồng đến < 1,5 triệu đồng 25 31,25
1,5 triệu đồng- 2 triệu đồng 25 31,25
Trên 2 triệu đồng 20 25
Sinh viên có thu nhập hàng tháng cao thì họ quyết định sử dụng xe vì họ có khả

năng chi trả chi phí khi sử dụng xe gắn máy như về nhiên liệu và chi phí liên quan đến
việc sử dụng xe gắn máy. Sự tác động mạnh mẽ của thu nhập ảnh hưởng đến quyết định
mua xe của sinh viên. Ở bảng 4.2 có đến 10 sinh viên có thu nhập dưới 1 triệu đồng trên
tháng nhưng có 3 sinh viên sử dụng thể hiện ở bảng 4.3. Còn các mức thu nhập từ 1 triệu
đến trên 2 triệu đồng thì số sinh viên sử dụng xe gắn máy là rất cao.
Bảng 4.3. Bảng phân tích tỷ lệ sử dụng và không sử dụng xe gắn máy:
Thu nhập Sinh viên (người) phần trăm (%)
Dưới 1 triệu đồng 3 5,46
1 triệu đồng đến < 1,5 triệu đồng 15 27,28
1,5 triệu đồng- 2 triệu đồng 18 32,7
Trên 2 triệu đồng 19 34,5
Nguyễn Văn Hùng Trang 14
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
4.1.3. Cơ cấu mẫu theo giới tính.
Bảng 4.4. Cơ cấu về giới tính:
Giới tính: số lượng phần trăm (%)
Nam 50 62,5
Nữ 30 37,5
Cơ cấu giới tính chỉ có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu và để xác định được
đối tượng nghiên cứu có 50 nam và 30 nữ.
4.2. Hiện trạng sử dụng xe gắn máy của sinh viên.
4.2.1. Thực trạng sinh viên sử dụng và chưa sử dụng xe gắn máy.
Cỡ mẫu nghiên cứu là 80 sinh viên, trong đó có 55 sinh viên là sử dụng xe gắn
máy, còn 25 sinh viên là chưa sử dụng xe gắn máy.
Qua nghiên cứu thì sinh viên Khoa Kinh Tế - QTKD Đại Học An Giang đang sử
dụng xe gắn máy chiếm 69% trong tổng thể nghiên cứu. Nhưng sinh viên chưa sử dụng
xe gắn máy chiếm 31%, sự chênh lệch khá cao 38%.
Hiện tại xe gắn máy các sinh viên đang sử dụng phần lớn là của công ty Honda,
sau đó là Suzuki và Yamaha, các công ty khác chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ. Cụ thể

qua biểu đồ 4.2.
4.2.2 Các hãng xe gắn máy mà sinh viên đang sử dụng.
Nguyễn Văn Hùng Trang 15
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Có 55 sinh viên sử dụng xe gắn máy, trong đó có 29 sinh viên sử dụng xe gắn
máy của Hãng Honda, có 9 sinh viên sử dụng xe gắn máy của Hãng Suzuki, 9 sinh viên
sử dụng xe gắn máy của Hãng Yamaha, có 5 sinh viên sử dụng xe gắn máy của Hãng
Sym, tương tự có 3 sinh viên sử dụng xe gắn máy của Hãng khác.
Phần lớn xe gắn máy của sinh viên đang sử dụng là của Honda, chiếm 53%, việc
sinh viên tin tưởng sử dụng xe gắn máy mang nhãn hiệu Honda do đây là công ty lớn,
thương hiệu nổi tiếng và chất lượng xe rất tốt, việc cải tiến kỹ thuật và kiểu dáng xe liên
tục cho ra đời nhiều loại xe mới đẹp chất lượng tốt, giá cả luôn ở mức phù hợp với việc
tiêu dùng của khách hàng, mặt khác công ty Honda đã chiếm được một thị phần lớn và
lòng tin của người tiêu dùng. Trong khi đó những sinh viên sử dụng xe của công ty
Suzuki và Yamaha bằng nhau mỗi công ty có 9 sinh viên sử dụng chiếm 16%, và của
hãng khác là 3%. Vậy xe gắn máy của công ty Honda được sinh viên sử dụng nhiều nhất.
4.2.3 Giá trị xe đang sử dụng
Trong nhóm sinh viên đã sử dụng xe gắn máy, phần lớn xe của nhóm sinh viên
trong khoảng từ 15 đến nhỏ hơn 30 triệu được thể hiện qua biểu đồ 4.3 như sau:
Nguyễn Văn Hùng Trang 16
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Từ biểu đồ nhận thấy rằng trị giá các loại xe sinh viên đang sử dụng như sau: xe
dưới 15 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm tỷ lệ 50,90% (28 sinh viên), xe có giá trị từ
15 đến nhỏ hơn 30 triệu chiếm tỷ lệ là 40% (22 sinh viên), còn các loai xe có giá trị trên
30 triệu chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối thấp là 9,09% (5 sinh viên).
Từ biểu đồ 4.2 và biểu đồ 4.3 cho kết luận: giá trị xe gắn máy sinh viên đang sử
dụng phần lớn là ở mức giá nhỏ hơn 15 triệu đồng, mức giá này là mức giá công ty
Honda cung cấp (mặc dù giá của các công ty khác có thấp hơn hoặc bằng) do sự tin tưởng

vào nhãn hiệu Honda nên phần lớn là chọn xe của công ty Honda ( có giá trị là nhỏ hơn
15 triệu đồng chiếm 50,90%). Với giá trị của những loại xe được nêu ở trên thì các sinh
viên sử dụng xe vào mục đích gì để được tương xứng với số tiền đã bỏ ra, điều này được
làm sang tỏ ở phần kế tiếp.
4.2.4 Mục đích sử dụng xe gắn máy của sinh viên
Qua kết quả nghiên cứu nhận thấy các sinh viên thường sử dụng xe vào những
mục đích sau: dùng để đi học (hoăc những công việc của bản thân), đi làm thêm, đi chơi
và sử dụng vào các mục đích khác. Điều này được giải thích thông qua biểu đồ sau:
Nguyễn Văn Hùng Trang 17
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Qua biểu đồ 4.4 đã cho kết quả như sau: phần lớn các sinh viên sử dụng xe gắn
máy vào mục đích đi học và những công việc nhằm để phục vụ việc học chiếm tỷ lệ là
54,50% (tương đương với 30 sinh viên), đối với mục đích dùng xe gắn máy để đi làm
thêm chiếm tỷ lệ là 18,20% (tương ứng với 10 sinh viên), còn đối với những sinh viên sử
dụng xe vào mục đích dùng để đi chơi chiếm tỷ lệ 18,20% (tương đương là 10 sinh viên)
sử dụng xe gắn máy vào mục đích khác thì chỉ chiếm một tỷ lệ thấp 9,09% (tương ứng
với 5 sinh viên).
4.2.5 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với xe đang sử dụng
Qua nghiên cứu nhận thấy rằng mức độ hài lòng của sinh viên đối với loại xe
mình đang sử dụng như sau:
Nguyễn Văn Hùng Trang 18
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Qua số liệu trên cho thấy mức độ rất không hài lòng và không hài lòng của sinh
viên đối với các loại xe đang sử dụng là tương đối cao, điển hình như sau. Có thái độ rất
không hài lòng chiếm tỷ lệ 10,90% (tương ứng là 6 sinh viên), không hài lòng chiếm tỷ lệ
là 7,27% (tương ứng là 4 sinh viên). Như vậy, tổng cộng số lượng sinh viên có thái độ
không ưng ý với các loại xe đang sử dụng là 10 sinh viên. Nguyên nhân dẫn đến thái độ
không hài lòng với các loại xe đang sử dụng là thể hiện qua thời gian sử dụng, bên cạnh

đó các công ty liên tục cho ra đời nhiều dòng xe mới cũng tác động đến thị hiếu của sinh
viên. Điều này giải thích cho việc các dòng xe mới ra đời thì luôn có sự thay đổi xe mới
của sinh viên Khoa Kinh Tế Trường Đại Học An Giang. Những sinh viên cảm thấy bình
thường về loại xe đang sử dụng chiếm tỷ lệ là 21,80% (tương đương với 12 sinh viên).
Những sinh viên cảm thấy rất hài lòng và hài lòng là rất cao với tỷ lệ lần lượt như sau: rất
hài lòng chiếm tỷ lệ 12,80% (tương ứng với 7 sinh viên), hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất
47,27% (tương ứng với 26 sinh viên). Mức độ thỏa mãn của những sinh viên này đã giải
thích được phần nào việc đáp ứng nhu cầu của các công ty với yêu cầu thực tế của sinh
viên là khá tốt. Các sinh viên có thái độ hài lòng là việc hiện giờ họ đang sử dụng những
loại xe có cá tính và thời trang và mới ở thời điểm hiện tại.
4.2.6 Ý định thay đổi và không thay đổi xe của sinh viên trong hiện tại
Vấn đề có những sinh viên hài lòng và không hài lòng nên có ý định đổi xe mới
được thể hiện qua biểu đồ sau đây.
Nguyễn Văn Hùng Trang 19
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Qua biểu đồ 4.6 nhận thấy rằng hiện tai sinh viên không có ý định thay đổi xe,
trong 55 sinh viên đang sử dụng xe thì có 45 sinh viên hiện tại không thay đổi xe chiếm
tỷ lệ 81,81%. Còn 10 sinh viên có ý định thay đổi xe chiếm tỷ lệ là 18,19%.
Vấn đề thay đổi xe của sinh viên Khoa kinh Tế được làm rỏ ở biểu đồ 4.7 khi hỏi
thăm ý định của các bạn sinh viên về thay đổi xe.
4.2.7 Khi nào sinh viên thay đổi xe
Qua biểu đồ 4.7 nhận thấy rằng phần lớn những sinh viên cho rằng khi nào có tiền
sẽ đổi xe tỷ lệ này chiếm rất cao 58,18% (tương ứng với 32 sinh viên). Nhu cầu thay đổi
Nguyễn Văn Hùng Trang 20
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
xe mới của sinh viên là việc thu nhập của sinh viên thay đổi tức là khi thu nhập được
nâng cao thì nhu cầu cũng thay đổi vấn đề này hoàn toàn phù hợp với tháp nhu cầu của
Maslow. Trong khi đó các nhu cầu thay đổi xe của sinh viên trong các trường hợp khác

thấp điển hình là không thích nữa chiếm tỷ lệ 10,9% (tương ứng với 6 sinh viên), khi có
dòng xe mới chiếm tỷ lệ là 14,50% (tương ứng với 8 sinh viên), xe cũ quá chiếm tỷ lệ là
9,09% (tương ứng là 5 sinh viên), Các vấn đề khác chiếm tỷ lệ là 7,2% (tương ứng là 4
sinh viên).
4.2.8 Tính năng được sinh viên quan tâm nhất khi mua xe
Khi mua xe sinh viên sẽ quan tâm đến tính năng nào nhất được thể hiên qua biểu
đồ dưới đây.
Tính năng được sinh viên quan tâm nhất khi mua xe gắn máy là tiết kiệm được
nhiên liệu chiếm 38,18%, về mẫu mã chiếm 20%, tốc độ xe chiếm 18,18%, tương tự
trang thiết bị xe chiếm 18,18%, tính năng khác chiếm tỷ lệ thấp. Vậy tính năng mà sinh
viên quan tâm nhiều nhất là tiết kiệm được nhiên liệu, vì sinh viên đang học nên thu nhập
chủ yếu là từ gia đình nên tiết kiêm được nhiên liệu là điều đáng quan tâm của sinh viên,
nói cách khác là tiết kiệm được tiền cho người sử dụng.
4.2.9 Nhãn hiệu xe sinh viên yêu thích nhất
Bên cạnh về vấn đề mà sinh viên quan tâm đên tính năng của xe gắn máy thì điều
mà sinh viên không thể thiếu khi chọn mua xe đó là sinh viên thích nhãn hiệu xe nào
nhất. Để biết nhãn hiệu mà sinh viên yêu thích nhất được thể hiện qua biểu đồ dưới đây.
Nguyễn Văn Hùng Trang 21
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
Qua biểu đồ 4.9 thấy rằng có 45,45% sinh viên chọn Honda là nhãn hiệu tốt nhất
(tương ứng với 25 sinh viên trong 55 sinh viên sử dụng xe gắn máy), kế đến là Suzuki
chiếm tỷ lệ 25,45% (tương ứng với 14 sinh viên), và 23,62% với nhãn hiệu xe Yamaha
(tương ứng với 13 sinh viên), các hãng xe Sym và hãng xe khác chiếm tỷ lệ thấp.
4.2.10 Thông tin để sinh viên mua xe gắn máy
Khi cần mua xe và mua ở đâu sinh viên sẽ tham khảo thông tin từ đâu được thể
hiện qua biểu đồ 4.10 như sau.
Nguyễn Văn Hùng Trang 22
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang

Qua biểu đồ 4.10 cho thấy rằng thông tin để sinh viên chọn mua xe gắn máy
chiếm tỷ lệ cao nhất là từ gia đình với 30,90%, vì thu nhập sinh viên đi học là do gia đình
cung cấp nên việc chọn mua xe gắn máy là do gia đình quyết định. Bạn bè cũng ảnh
hưởng đến quết định mua xe gắn máy của sinh viên chiếm tỷ lệ là 23,63%, thông tin từ
các phương tiện truyền thông chiếm 18,18%, tại cửa hàng xe gắn máy là 16,36%, và cuối
cùng là kinh nghiêm bản thân chiếm 10,90%.
Nguyễn Văn Hùng Trang 23
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
4.3. Mức độ quan trọng của các yếu tố khi sinh viên chọn mua xe gắn máy.
4.3.1. Mức độ quan trọng về chất lượng khi sinh viên chọn mua xe gắn máy.
4.3.2. Mức độ quan trọng về mẫu mã, kiểu dáng khi sinh viên chọn mua xe
gắn máy.
4.3.3. Mức độ quan trọng của giá khi sinh viên chọn mua xe gắn máy.
Nguyễn Văn Hùng Trang 24
Khảo sát nhu cầu sử dụng xe gắn máy của sinh viên Khoá 8 Khoa Kinh Tế - QTKD
Trường Đại Học An Giang
4.3.4. Mức độ quan trọng của nhãn hiệu nổi tiếng khi sinh viên chọn mua xe
gắn máy.
4.3.5. Mức độ quan trọng về có khuyến mãi khi sinh viên chọn mua xe gắn
máy.
Nguyễn Văn Hùng Trang 25

×