Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

THÁI độ của SINH VIÊN đối với NHÂN VIÊN GIỮ XE KHU TRUNG tâm TRƯỜNG đại học AN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

Trần Thuý Vân

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI
NHÂN VIÊN GIỮ XE KHU TRUNG TÂM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Long Xuyên, tháng 05 năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI
NHÂN VIÊN GIỮ XE KHU TRUNG TÂM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại

Sinh viên thực hiện: Trần Thúy Vân
Lớp: DH8KD

MSSV: DKD073059

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm Trung Tuấn



Long Xuyên, tháng 05 năm 2010


TÓM TẮT
Bãi xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang bắt đầu hoạt động khi khu Trung
tâm được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Về cơ sở vật chất của bãi xe chưa được trang
bị tốt, cùng với đội ngũ nhân viên còn mỏng so với lượng sinh viên khá lớn đang học ở
khu Trung tâm (khoảng 8000 sinh viên) nên chưa thỏa mãn được nhu cầu của sinh viên.
Do đó, đề tài được tiến hành với mục tiêu tìm hiểu thái độ của sinh viên đối với nhân
viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang, từ đó đưa ra những giải pháp
giúp chủ giữ xe có cách phục vụ sinh viên tốt hơn.
Đề tài nghiên cứu được thực hiện thơng qua hai bước chính gồm nghiên cứu sơ bộ
và nghiên cứu chính thức. Để thu thập đựơc những thông tin liên quan đến đề tài nghiên
cứu thì phương pháp chọn mẫu là phương pháp ngẫu nhiên và thuận tiện với cỡ mẫu là
60 sinh viên, chỉ tập trung vào những sinh viên đang học ở khu Trung tâm Trường Đại
học An Giang. Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả cùng với chương
trình Excel 2003
Sau khi thu thập và các số liệu đã được xử lý xong, kết quả nghiên cứu cho thấy
sinh viên có một sự nhận thức, đánh giá, tình cảm và xu hướng hành vi khác nhau
nhưng có chung mức độ quan tâm và cách nhận xét về thái độ của nhân viên giữ xe khu
Trung tâm Trường Đại học An Giang. Theo đánh giá của sinh viên, thái độ của nhân
viên giữ xe khơng nhiệt tình trong công việc cũng như cách phục vụ sinh viên. Do vào
những giờ cao điểm, nhân viên thường có thái độ cáu gắt, có những lời nói và cử chỉ
khơng lịch sự, không tôn trọng sinh viên. Đối với cách phục vụ của nhân viên, sinh viên
đánh giá không tốt do khơng có sự nhiệt tình. Khi khơng hài lịng về thái độ của nhân
viên giữ xe, đa phần sinh viên thường phản ánh với sinh viên khác thay vì phản ánh với
chủ giữ xe hay nhà trường. Mặc dù, sinh viên khơng hài lịng về thái độ của nhân viên
giữ xe nhưng đa số họ vẫn tiếp tục sử dụng dịch vụ giữ xe của bãi trong tương lai.


MỤC LỤC


Trang
Chương 1: Giới thiệu.......................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
1.3 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu................................................................................................2
Chương 2: Cơ sở lý luận..................................................................................................3
2.1 Khái niệm thái độ...................................................................................................3
2.2 Các thành phần của thái độ....................................................................................3
2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ.......................................................................4
2.3.1 Yếu tố văn hóa..............................................................................................4
2.3.2 Yếu tố xã hội.................................................................................................4
2.3.3 Yếu tố cá nhân..............................................................................................4
2.3.4 Yếu tố tâm lý................................................................................................5
2.4 Mơ hình nghiên cứu...............................................................................................5
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.............................................................................7
3.1 Thiết kế nghiên cứu...............................................................................................7
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................7
3.1.2 Trình tự nghiên cứu......................................................................................7
3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................9
3.1.4 Phân tích và xử lý.........................................................................................9
3.2 Thang đo................................................................................................................9
3.3 Mẫu........................................................................................................................9
3.4 Tiến độ thực hiện.................................................................................................10
Chương 4: Sơ lược về Trường Đại học An Giang......................................................11
Chương 5: Kết quả nghiên cứu....................................................................................15

5.1 Thông tin mẫu......................................................................................................15
5.1.1 Giới tính......................................................................................................15
5.1.2 Khóa học.....................................................................................................15
5.1.3 Độ tuổi........................................................................................................16
5.2 Kết quả xử lý và phân tích dữ liệu......................................................................16
5.2.1 Nhận thức của sinh viên về thái độ của nhân viên giữ xe


khu Trung tâm Trường Đại học An Giang..........................................................16
5.2.2 Tình cảm của sinh viên đối với nhân viên giữ xe......................................20
5.2.3 Xu hướng hành vi của sinh viên.................................................................22
5.3 Tóm tắt ................................................................................................................23
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.................................................................................24
6.1 Kết luận................................................................................................................24
6.2 Kiến nghị..............................................................................................................25
6.3 Hạn chế của đề tài................................................................................................25
Tài liệu tham khảo............................................................................................................26
Phụ lụci
Phiếu khảo sát phỏng vấn chính thức.........................................................................i


DANH MỤC HÌNH, BIỂU BẢNG
Trang
Hình 2.1 - Mơ hình ba thành phần của thái đơ..................................................................3
Hình 2.2 - Mơ hình các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ....................................................4
Hình 2.3 - Mơ hình nghiên cứu..........................................................................................5
Hình 3.1 - Mơ hình quy trình nghiên cứu..........................................................................8
Hình 4.1 - Sơ đồ tổ chức..................................................................................................14
Bảng 3.1 - Trình tự thực hiện.............................................................................................7
Bảng 3.2 - Tiến độ thực hiện..........................................................................................10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 5.1 - Cơ cấu mẫu theo giới tính..........................................................................15
Biểu đồ 5.2 - Cơ cấu mẫu theo khóa học.........................................................................15
Biểu đồ 5.3 - Cơ cấu mẫu theo tuổi.................................................................................16
Biểu đồ 5.4 - Phương tiện đến trường của sinh viên.......................................................16
Biểu đồ 5.5 - Số lần đến trường trong một tuần của sinh viên......................................17
Biểu đồ 5.6 - Nhận xét của sinh viên về cơ sở vật chất của bãi giữ xe..........................17
Biểu đồ 5.7 - Ý kiến của sinh viên về thời gian hoạt động
của bãi giữ xe hiện nay...........................................................................18
Biểu đồ 5.8 - Nhận định của sinh viên về cách bố trí xe trong bãi giữ xe......................18
Biểu đồ 5.9 - Sự đánh giá của sinh viên về phí giữ xe....................................................19
Biểu đồ 5.10 - Nhận xét của sinh viên về thái độ của nhân viên giữ xe.........................19
Biểu đồ 5.11 – Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận xét của sinh viên về
thái độ phục vụ của nhân viên giữ xe....................................................20
Biểu đồ 5.12 - Thể hiện sự hài lòng của sinh viên đối với
cách phục vụ của nhân viên...................................................................20
Biểu đồ 5.13 - Mức độ quan tâm của sinh về việc giữ xe khu Trung tâm......................21
Biểu đồ 5.14 - Phản ứng của sinhviên khi không hài lòng về thái độ
của nhân viên giữ xe............................................................................22
Biểu đồ 5.15 - Xu hướng sử dụng dịch vụ giữ xe của sinh viên trong tương lai...........22


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

CHƯƠNG 1: GIỚI TIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trường Đại học An Giang là trường trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
Hàng năm, Trường đón nhận một lượng lớn sinh viên đậu đại học, cao đẳng. Hiện nay,
do nhu cầu mở rộng qui mô nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy, Trường đã chia
thành hai khu đó là khu A (khu cũ) và khu Trung tâm (khu mới). Khu A chủ yếu là

khoa sư phạm và khu Trung tâm tập trung những khoa ngoài khoa sư phạm như Khoa
Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường,
Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Khoa Văn hóa nghệ thuật và Khoa Lý luận chính
trị với tổng số sinh viên khoảng 8000 bao gồm hệ chính qui và khơng chính qui.
Do khu Trung tâm mới được hoàn thành và đưa vào sử dụng không lâu nên cơ sở
vật chất chưa đầy đủ và khang trang. Đối với một ngôi trường đại học, bên cạnh những
dãy phòng học, các giảng đường và các trang thiết bị hiện đại hỗ trợ cho công tác
giảng dạy thì nhà để xe cho sinh viên cũng phải được chú ý đến. Đối với sinh viên –
nhất là những sinh viên từ các tỉnh khác đến – xe vừa là phương tiện vừa là tài sản có
giá trị duy nhất trên con đường theo đuổi học vấn. Vì phần lớn sinh viên đều ở trọ nên
xe không chỉ là phương tiện để sinh viên đến trường mà còn là phương tiện giúp sinh
viên có thêm nguồn thu nhập từ việc làm thêm như: dạy học, giao hàng, tiếp thị,…để
phục vụ việc học, chi tiêu hàng ngày nhằm giảm bớt khó khăn cho gia đình. Do đó, để
sinh viên có được tinh thần thoải mái để tập trung học tập tốt, khơng lo lắng về phương
tiện của mình khi đến trường thì một nơi giữ xe an tồn với đội ngũ nhân viên nhiệt
tình, có trách nhiệm là một điều rất cần thiết.
Với lượng sinh viên khá lớn hiện theo học các ngành ngoài khoa sư phạm ở khu
Trung tâm, vấn đề khó khăn đang diễn ra đó là bãi giữ xe của khu Trung tâm. Do cơ sở
vật chất chưa hoàn thiện cũng như đội ngũ nhân viên giữ xe còn mỏng nên chất lượng
phục vụ cho việc giữ xe của sinh viên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.
Một trong những vấn đề được sinh viên đề cập đến nhiều nhất đó là thái độ phục vụ
của nhân viên trong bãi giữ xe ở khu Trung tâm.
Giữ xe cũng là một dịch vụ. Một dịch vụ muốn được khách hàng biết đến và sử
dụng nhiều thì phải có một sự khác biệt so với các dịch vụ khác. Vì vậy, dịch vụ giữ xe
ở khu Trung tâm cũng nên có sự cải tiến hay thay đổi dựa vào những gì mà sinh viên
đã phản ánh để có thể thỏa mãn nhiều hơn nữa những yêu cầu của sinh viên. Chủ giữ
xe muốn biết được sinh viên mong muốn gì, cách nhìn nhận và thái độ của sinh viên về
việc giữ xe cũng như nhận xét về nhân viên giữ xe như thế nào thì việc tìm hiểu thái
độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm là rất quan trọng. Nó sẽ
giúp cho chủ giữ xe khu Trung tâm có cách phục vụ sinh viên tốt hơn, nâng cao chất

lượng dịch vụ.
Để thực được việc này thì cần hướng đến các mục tiêu sau:
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu chung: mô tả thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu
Trung tâm Trường Đại học An Giang.
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
+ Phân tích và đánh giá thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung
tâm Trường Đại học An Giang.

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

1


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

+ Đưa ra các giải pháp giúp chủ giữ xe có cách phục vụ sinh viên tốt hơn.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: đề tài được thực hiện từ tháng 3/2010 đến tháng 5/2010.
- Không gian nghiên cứu: khu Trung tâm Trường Đại học An Giang.
- Đối tượng nghiên cứu: Sinh viên học khu Trung tâm Trường Đại học An Giang.
- Nội dung nghiên cứu: chỉ tập trung phân tích và đánh giá thái độ của sinh viên đối
với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu:
+ Thu thập dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn trực tiếp sinh viên khu Trung tâm bằng phiếu
khảo sát với cỡ mẫu 60 sinh viên.
+ Thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập từ tài liệu của trường, Internet, sách,…
- Phương pháp phân tích dữ liệu: dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa, làm
sạch, xử lý và phân tích bằng phương pháp thống kê mơ tả.

1.5 Kết quả mong muốn và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả mong muốn: thông qua đề tài này, chủ giữ xe sẽ có biện pháp cải tiến chất
lượng dịch vụ để phục vụ sinh viên tốt hơn.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Nghiên cứu thái độ của sinh viên đối với nhân viên
giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang không chỉ giúp chủ giữ xe phục vụ
tốt hơn mà còn là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho các cơng trình, đề tài nghiên cứu
về thái độ tiếp theo.

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

2


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ làm rõ hơn về
các khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên: thái độ, các thành phần của thái độ và
các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ. Từ đó xây dụng nên mơ hình nghiên cứu về thái độ
của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang.
2.1 Khái niệm thái độ
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể, được hình thành trên cơ sở những tri
thức hiện có và bền vững về một khách thể hay ý tưởng nào đó, những cảm giác do
chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có (Philip Kotler, 2005).
2.2 Các thành phần của thái độ
Thái độ được xây dựng trên ba thành phần cơ bản: nhận thức hay nhận biết, cảm
xúc và xu hướng hành vi. Các thành phần này được thể hiện qua Hình 2.1

Xu hướng
hành vi

Nhận
thức

Cảm xúc

Hình 2.1. Mơ hình ba thành phần của thái độ1
- Nhận thức hay nhận biết là thông tin và kiến thức mà một người có về một đối tượng
hay khái niệm nào đó.
- Cảm xúc là cảm tình và các phản ứng xúc động của một người, thể hiện ở dạng đánh
giá, thể hiện cảm nghĩ về một đối tượng tốt hay xấu, thân thiện hay ác cảm.
- Xu hướng hành vi là nói lên xu hướng của chủ thể thực hiện một hành động đối với đối
tượng đã nhận thức trước đó.

1

Schiffman & Kanuk (2000), tài liệu đã dẫn, trang 203

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

3


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
Thái độ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: yếu tố văn hóa, yếu tố xã hội, yếu tố
cá nhân và yếu tố tâm lý. Sự tác động của các yếu tố này đến thái độ được thể hiện như
sau:
Yếu tố cá nhân
- Tuổi tác

- Cá tính, nhân cách

Yếu tố văn hóa
- Văn hóa
- Nhánh văn hóa
- Giai tầng xã hội
Thái độ
Yếu tố xã hội
- Các nhóm chuẩn mực
- Gia đình
- Vai trị và địa vị

Yếu tố tâm lý
- Động cơ
- Nhận thức
- Sự hiểu biết
- Niềm tin

Hình 2.2. Mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
2.3.1 Yếu tố văn hóa
Văn hóa: là một hệ thống những giá trị, đức tin, truyền thơng, chuẩn mực, hành vi
được hình thành gắn liền với một xã hội nhất định, được nối tiếp và phát triển từ thế hệ
này sang thế hệ khác.
Nhánh văn hóa: là một bộ phận cấu thành văn hóa chung bao gồm: nguồn gốc dân
tộc, chủng tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, khu vực địa lý,… Nhánh văn hóa ảnh hưởng đến
sự quan tâm, cách đánh giá,… của các cá nhân trong cùng nhánh văn hóa.
Giai tầng xã hội: là một bộ phận đồng nhất trong xã hội được phân chia theo cấp
bậc. Mỗi giai tầng xã hội có những ý thích khác nhau về mỗi đối tượng, mỗi thành viên
trong cùng một giai tầng có thể có chung niềm tin, cách đánh giá, thái độ.
2.3.2. Yếu tố xã hội

Các nhóm chuẩn mực: là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến
thái độ hay hành vi của con người. Khi cá nhân đề cao nhóm chuẩn mực thì mức độ
ảnh hưởng của tập thể trong nhóm đến sự hình thành ý niệm của cá nhân về ưu điểm
của sự việc.
Gia đình: ảnh hưởng rất lớn đến thái độ của mỗi cá nhân bởi vì gia đình là tập hợp
của các thành viên có cùng huyết thống cùng sinh sống cho nên mỗi cá nhân đều chịu
ảnh hưởng của các thành viên khác trong gia đình.
Vai trị và vị trí xã hội: mỗi cá nhân có vai trị và một địa vị riêng trong xã hội nên
thái độ của họ cũng phải phù hợp với vai trò và địa vị mà họ có.
2.3.3. Yếu tố cá nhân
Tuổi tác: ở mỗi giai đoạn tuổi tác, cá nhân có các thái độ khác nhau đối với các sự
việc cũng khác nhau bởi vì ở các giai đoạn tuổi tác khác nhau thì sở thích, sự quan tâm,
cách đánh giá của con người cũng có sự thay đổi.
Cá tính, nhân cách: là những đặc tính tâm lý nổi bật của mỗi con người tạo ra thế
ứng xử. Cho nên mỗi con người đều có cá tính riêng của họ, chính đều này đã ảnh
hưởng thái độ, hành vi của họ đến các sự việc.

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

4


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

2.3.4. Yếu tố tâm lý
Động cơ: theo Philip Kotler, động cơ là nhu cầu đã trở thành bức thiết đến mức độ
buộc con người phải tìm cách thỏa mãn nó.
Nhận thức: là khả năng tư duy của con người. Nhận thức là kết quả của quá trình
mà mỗi cá nhân chọn lọc, sắp xếp và diễn giải các thông tin nhận được để tạo ra cái
nhìn của riêng họ về thế giới xung quanh.

Sự hiểu biết: là quá trình biến đổi hành vi của con người dựa vào kinh nghiệm mà
bản thân đã học tập và tích lũy.
Niềm tin: là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người đó có được về
một cái gí đó.
2.4. Mơ hình nghiên cứu
Nhận thức của sinh viên đối với nhân viên giữ xe
khu Trung tâm Trường Đại học An Giang:
- Môi trường xung quanh
- Từ bạn bè

Yếu tố
văn hóa

Yếu tố
xã hội
Thái độ của
sinh viên
Yếu tố
tâm lý

Cảm xúc của sinh viên đối với nhân viên giữ xe
khu Trung tâm Trường Đại học An Giang là tình
cảm hay cảm nhận của sinh viên đối với nhân
viên giữ xe.

Xu hướng hành vi của sinh viên đối với nhân
viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An
Giang:
- Phản ứng gián tiếp hoặc trực tiếp
- Tác động đến bạn bè


Yếu tố
cá nhân

Hình 2.3. Mơ hình nghiên cứu
Thái độ được hình thành và chịu tác động của các yếu tố như văn hóa, xã hội, cá
nhân và tâm lý nên mơ hình nghiên cứu các yếu tố sẽ được phân tích thành một số biến
điển hình có tác động nhiều đến thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu
Trung tâm Trường Đại học An Giang, để từ có thể đánh giá được sự nhận thức, cảm
xúc và xu hướng hành vi của sinh viên đối với nhân viên giữ xe.
- Nhận thức của sinh viên đối với nhân viên giữ xe:
+ Môi trường xung quanh: mỗi sinh viên đều đã từng giữ xe cho nên việc này đã
hình thành ở họ về cách phục vụ của nhân viên giữ xe như nhiệt tình hay khơng nhiệt
tình, vui vẻ hay bình thường,...
+ Từ bạn bè: mỗi người bạn đều tác động đến nhận thức của cá nhân.
- Cảm xúc của sinh viên đối với nhân viên giữ xe: từ sự nhận thức của sinh viên mà họ
có thể biểu hiện những cảm xúc thích, khơng thích hay bình thường đối với các nhân
viên giữ xe.
- Xu hướng hành vi của sinh viên đối với nhân viên giữ xe:

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

5


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

+ Phản ứng gián tiếp hoặc trực tiếp: từ sự nhận thức và cảm xúc thì mỗi sinh viên
sẽ có cách phản ứng khác nhau, họ sẽ phản ứng trực tiếp với nhân viên đó hay nói với
chủ giữ xe.

+ Tác động đến bạn bè: sinh viên khơng cịn phản ứng trực tiếp hay gián tiếp nữa
mà họ sẽ nói với bạn bè về thái độ của nhân viên giữ xe ra sao.
Tóm lại: Thái độ là một bản chất của con người được hình thành do tri thức. Thái
độ chịu tác động bởi bốn yếu tố đó là văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý. Để hiểu rõ
được thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An
Giang, do đó chỉ tập trung nghiên cứu sự biểu hiện ba thành phần của thái độ đó là
nhận thức, cảm xúc và xu hướng hành vi. Mơ hình nghiên cứu của đề tài này cũng chịu
ảnh hưởng bởi bốn yếu tố trên và được biểu hiện qua ba thành phần này.

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

6


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Như chương 2 đã trình bày các khái niệm có liên quan đến đề tài và mơ hình
nghiên cứu thì chương 3 sẽ thể hiện các hướng đi, tồn bộ quy trình thực hiện đề tài
nghiên cứu, gồm hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Bên
cạnh đó, chương này cịn giới thiệu phương pháp chọn mẫu, phương pháp xử lý và các
thang đo dùng trong nghiên cứu. Các nội dung của chương 3 gồm: (1) thiết kế nghiên
cứu, (2) các thang đo, (3) mẫu và (4) tiến độ thực hiện.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành thơng qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
3.1.2 Trình tự nghiên cứu
Tiến độ thực hiện được trình bày trong Bảng 3.1 sau đây:
Dạng

nghiên
cứu

Kỹ thuật thu thập
dữ liệu

Thời
gian

1

Sơ bộ

Phỏng vấn thử
(với n = 5…10)

04/2010

2

Chính
thức

Phỏng vấn trực
tiếp
(với n = 60)

05/2010

Bước


Địa điểm
Khu Trung tâm
Trường Đại học An
Giang
Khu Trung tâm
Trường Đại học An
Giang

a) Nghiên cứu sơ bộ
Dùng phương pháp nghiên cứu định tính tiến hành phỏng vấn thử từ 5 đến 10 sinh
viên để hoàn thành phiếu khảo sát về thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe
khu Trung tâm Trường Đại học An Giang. Việc làm này nhằm kiểm tra lại xem phiếu
khảo sát đã phù hợp với đề tài hay chưa, có dễ hiểu hay không,…Mẫu nghiên cứu
được chọn theo phương pháp thuận tiện và ngẫu nhiên không theo một khoa hay một
lớp cụ thể nào.
Sau khi hoàn thành việc phỏng vấn thử sẽ lựa chọn những ý kiến nào phù hợp với
đề tài nghiên cứu chuyển thành thông tin định lượng. Sử dụng thang đo phù hợp để
thiết lập phiếu khảo sát hồn chỉnh phục vụ cho nghiên cứu chính thức.
b) Nghiên cứu chính thức
Dùng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp với kỹ thuật phỏng vấn trực
tiếp với cỡ mẫu n = 60 để thu thập thông tin khi phiếu khảo sát đã được hoàn chỉnh.
Sau khi dữ liệu được thu thập đầy đủ sẽ được mã hóa, làm sạch, tiến hành xử lý và
phân tích để mơ tả thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm
Trường Đại học An Giang. Sau đó, dùng chương trình Excel để xử lý thơng tin, tổng
hợp và minh họa bằng biểu đồ.

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

7



Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

c) Quy trình nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý tuyết và mơ hình
nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Chuẩn bị phiếu khảo sát cho
phỏng vấn thử

Phiếu khảo sát

Phỏng vấn thử
(với n = 5…10)
Hiệu chỉnh
Phiếu khảo sát chính
thức

Nghiên cứu chính thức

Phỏng vấn chính
thức( với n = 60)

Nhập và làm sạch số

liệu

Microsoft Excel
2003

Phân tích dữ liệu

Thống kê mơ tả

Viết báo cáo

Hình 3.1 Mơ hình quy trình nghiên cứu

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

8


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

3.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
a) Dữ liệu thứ cấp
Nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau: các đề tài khóa
trước; sách nguyên lý marketing, marketing căn bản; trang web Trường Đại học An
Giang và những thơng tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
b) Dữ liệu sơ cấp
Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu khảo sát chi tiết trong phỏng vấn
chính thức về thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường
Đại học An Giang.
Đối tượng


Số lượng

Sinh viên

60

Thông tin cần thu thập
Từ phiếu khảo sát cần biết:
- Thơng tin cá nhân (khoa, lớp,
giới tính, năm sinh (nếu có)).
- Mong muốn của sinh viên về
bãi giữ xe.
- Nhận thức, tình cảm,…

Nội dung
Để biết được thái độ
của sinh viên đối với
nhân viên giữ xe khu
Trung tâm Trường Đại
học An Giang.

3.1.4 Phân tích và xử lý
Để đạt được cỡ mẫu n = 60 thì phải chuẩn bị 72 phiếu khảo sát để phỏng vấn với
xác suất sai lệch là 20%. Sau khi phiếu khảo sát thu về đầy đủ sẽ tiến hành nhập liệu,
mã hóa, làm sạch, xử lý và phân tích với sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Excel
2003. Phương pháp phân tích dùng trong nghiên cứu này là thống kê mô tả, phương
pháp này dễ hiểu và có tầm khái quát cao, phù hợp với đề tài nghiên cứu.
3.2 Thang đo
Để cho đề tài nghiên cứu thêm hồn chỉnh thì thang đo được sử dụng gồm thang đo

định danh và thang đo Likert.
- Thang đo định danh: dùng để phân loại các đối tượng trong nghiên cứu, có ý nghĩa
định tính.
- Thang đo Likert: để đo lường thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu
Trung tâm Trường Đại học An Giang (dùng thang đo 5 điểm).
Ví dụ: Thái độ của nhân viên giữ xe khu Trung tâm theo bạn
a) Rất nhiệt tình

b) Nhiệt tình

d) Khơng nhiệt tình

c) Bình thường

e) Rất khơng nhiệt tình

3.3 Mẫu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại bãi giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An
Giang, đối tượng nghiên cứu là những sinh viên đang giữ xe. Mẫu nghiên cứu được lấy
ngẫu nhiên và thuận tiện không phân biệt khoa, lớp. Do nghiên cứu trong tầm hạn hẹp
và cỡ mẫu 60 so với tổng thể (là sinh viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An
Giang) là cân đối, có thể đại điện cho tổng thể.

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

9


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang


3.4 Tiến độ thực hiện

Công việc
A

Tuần thứ

Đề cương

1

5

6 7 8 9 10

1

2 3 4

5

6 7 8 9 10

1

2 3 4

5

6 7 8 9 10


Soạn thảo

4

2 3 4

Thiết kế phiếu khảo sát

3

6 7 8 9 10

Cơ sở lý thuyết

2

5

1

1

2 3 4

Trình bày đề cương

B

Nghiên cứu sơ bộ

1

Phỏng vấn thử

2

Hiệu chỉnh thang đo – Phiếu khảo sát
(2)

C

Nghiên cứu chính thức
1

Phát phiếu khảo sát

2

Thu thập hồi đáp

3

Xử lý và phân tích dữ liệu

D

Soạn thảo báo cáo
1

Kết quả phần A và B


2

Kết quả phần C

3

Kết luận và kiến nghị

4

Hiệu chỉnh cuối cùng

Bảng 3.2 Tiến độ thực hiện

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

10


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

CHƯƠNG 4: SƠ LƯỢC VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
Trường Đại học An Giang (ĐHAG) được thành lập theo Quyết định số
241/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ và khai
giảng năm học đầu tiên ngày 09 tháng 9 năm 2000. Xây dựng trên cơ sở Trường Cao
đẳng Sư phạm An Giang, Trường ĐHAG là cơ sở đào tạo công lập trong hệ thống các
trường đại học Việt Nam, chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, và
quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang2.
Trong 10 năm qua Trường Đại học An Giang đã nhanh chóng mở rộng qui mô đào

tạo, qui mô tổ chức, đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất (CSVC), nâng cao
chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo dục đại học2.
Qui mô đào tạo được từng bước mở rộng theo điều kiện CSVC và các nguồn lực
của nhà trường. Số lượng sinh viên (SV) tăng gấp 3 lần so với năm 2000, bình quân
tăng gần 1.000 SV/năm. Năm học 2009 – 2010, nhà trường có gần 12.000 SV các hệ
chính qui và khơng chính qui. Số ngành nghề đào tạo được mở rộng theo hướng đa
dạng, phù hợp với yêu cầu của xã hội; tập trung vào những ngành có yêu cầu cao như
các ngành sư phạm, kinh tế, nông nghiệp, các ngành công nghệ. Số ngành đào tạo hằng
năm từ 45-50 ngành. Nhà trường đào tạo các hệ đại học, cao đẳng, trung cấp và mới
đây là liên kết đào tạo sau đại học, liên thông trong đào tạo ở một số ngành. Qua 10
năm, đã có hơn 12.000 sinh viên ra trường và đang công tác trên các nẻo đường của
đất nước. Gần 70% tốt nghiệp công tác trong ngành sư phạm của tỉnh. Hầu hết sinh
viên ra trường đều có việc làm ổn định2.
Đội ngũ cán bộ giảng viên (CBGV) đã khơng ngừng tăng lên nhanh chóng về số
lượng và chất lượng. Từ chỗ chỉ có 190 CBGV khi mới thành lập, đã tăng lên gấp 4,3
lần với 820 CBGV (2009), bình quân tăng hơn 50 người/năm. Từ chỗ chỉ có 40 CBGV
có trình độ sau đại học (2000), đến nay ĐHAG đã có 226 người có trình độ sau đại học
(2009), tăng hơn 5 lần; số lượng giảng viên (GV) đạt tỷ lệ 40% có trình độ sau đại học
trên tổng số 573 GV cơ hữu; và còn 145 CBGV đang học sau đại học trong và ngoài
nước. 30% CBGV là đảng viên sinh hoạt tại 21 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ. Cơ cấu tổ
chức bộ máy của Trường được phát triển theo yêu cầu đào tạo và quản lí. Từ chỗ chỉ
có 10 đơn vị trực thuộc (2000), đến nay đã có 24 đơn vị bao gồm 9 Phòng, 6 Khoa, 5
Trung tâm, 1 Thư viện, một Trường Phổ thông thực hành Sư phạm 3 cấp, 2 bộ môn
trực thuộc Trường và 26 bộ môn trực thuộc các Khoa2.
Qua 2 năm 2008, 2009 Trường tích cực chuẩn bị các bước chuyển từ đào tạo 10
năm theo niên chế với việc chuẩn bị lại nội dung các chương trình đào tạo, các học
phần, các qui định mới; Trường Đại học An Giang áp dụng việc đào tạo theo học chế
tín chỉ từ năm 2009 – 2010. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong quá trình đổi
mới chất lượng giáo dục đại học, phù hợp với xu hướng giáo dục đại học tiên tiến, hiện
đại trên thế giới hiện nay. Đây là hệ thống quản lí đào tạo khoa học, chặt chẽ, nhưng

rất mềm dẻo, nhằm phát huy cao nhất tiềm năng của con người trong dạy và học3.
Hiện nay, Trường chia thành hai khu: khu Trung tâm (khu mới) gồm các Khoa
ngoài Sư phạm và khu A (khu cũ) gồm Khoa Sư phạm. Khu Trung tâm có diện tích
39,5 ha với 90 phịng học mới được trang bị LCD, màn chiếu, hệ thống âm thanh phục
vụ giảng dạy; 60 phịng thí nghiệm, 6 đại giảng đường liên hồn, 1.200 máy tính mới
trong đó riêng Thư viện điện tử là 600 máy tính. Hiện nay, khu Trung tâm có 2 bãi giữ
2
3

Thơng tin chung về Trường Đại học An Giang.
Ths. Lê Minh Tùng. 03/2010. Trường Đại học An Giang 10 năm, một chặng đường.

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

11


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

xe (một ở gần cổng phụ và một ở khu giảng đường) để phục vụ cho khoảng 8.000 sinh
viên. Nhưng sinh viên chỉ giữ xe chủ yếu ở bãi gần cổng phụ. Bãi xe bắt đầu hoạt động
khi khu Trung tâm được đưa vào sử dụng. Nhân viên giữ xe khoảng 7 người được chia
làm 2 ca trong một ngày. Trong đó, sinh viên được thuê giữ xe là 8 người làm theo ca
để vừa có thêm thu nhập vừa đảm bảo việc học.
Trong năm học 2009 – 2010 Trường Đại học An Giang đã đề ra một số mục tiêu
để nâng cao chất lượng như sau:
1. Tiếp tục thực hiện 3 cuộc vận động lớn hiện nay trong ngành Giáo dục Đào
tạo là: cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn
chặt với cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong
giáo dục” (“Hai khơng”), trong đó có nội dung “Nói khơng với đào tạo khơng đạt

chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội” và “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật, phòng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma túy trong nhà trường. Đẩy mạnh giáo
dục toàn diện cho sinh viên. Kết quả của các cuộc vận động này sẽ giúp cho môi
trường sư phạm trong nhà trường được cải thiện, nhà trường thực sự là xã hội học tập
thu nhỏ và chất lượng giáo dục được nâng lên3.
2. Triển khai công tác đào tạo theo học chế tín chỉ. Tiếp tục áp dụng các giải pháp
nâng cao chất lượng giáo dục đại học; tập trung vào việc tiếp tục đổi mới phương pháp
giảng dạy và hồn chỉnh các chương trình đào tạo, giáo trình và tài liệu phục vụ giảng
dạy, mơ tả học phần, kế hoạch giảng dạy cho từng học phần. Đẩy mạnh việc triển khai
ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học. Thực hiện tốt kế
hoạch năm học, công tác đánh giá và kiểm định chất lượng, công tác liên kết đào tạo
sau đại học và đào tạo liên thông3.
3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong giáo viên và sinh viên và chuyển giao tiến
bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế
và hợp tác với các đối tác trong nước3.
4. Tăng cường huy động và đầu tư các nguồn lực để đảm bảo thực hiện các mục
tiêu nâng cao chất lượng – hiệu quả của công tác dạy và học. Nâng cao năng lực và
phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí. Tiếp tục tăng cường đầu tư, xây dựng cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy - học, sử dụng hiệu quả mọi nguồn vốn đầu tư xây dựng
cơ bản, đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng – hiệu quả công tác giảng dạy và học
tập3.
5. Thực hiện các giải pháp về cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lí của
trường đại học. Triển khai các qui trình cải cách hành chính theo tiêu chuẩn ISO. Thực
hiện chủ trương đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Nâng cao năng lực và
hiệu quả của công tác quản lý. Đổi mới quản lý tài chính, huy động các nguồn lực phát
triển nhà trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với cán bộ giáo viên, đồng thời thực hiện tốt
chính sách tín dụng cho vay ưu đã đối với sinh viên4.
Để trở thành trường đại học trọng điểm của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long,

Trường Đại học An Giang đã và đang hướng vào các mục tiêu sau:
Một là, đưa việc đào tạo theo hướng đại chúng hóa và phổ cập; chuyển từ việc đào
tạo theo kiểu giáo dục tinh hoa sang giáo dục đại học mang tính đại chúng và phổ cập
4

Ths. Lê Minh Tùng. Những nhiệm vụ trọng tâm của Trường Đại học An Giang trong năm học 2009 - 2010

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

12


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

cho tất cả mọi người với qui mô sinh viên đại học, cao đẳng tăng nhanh hơn. Hiện
nay, tồn quốc bình qn có gần 200SV/1 vạn dân. Năm học 2009, ở An Giang dự
kiến có 120SV/1 vạn dân trong khi mục tiêu đến năm 2010 là 150SV/1 vạn dân, thấp
hơn bình quân cả nước. Số sinh viên trong độ tuổi 18-26 ở nước ta dưới 15%; trong
khi ở Mỹ, Hàn Quốc, tỷ lệ này là 30-50%4.
Hai là, tiếp tục phát triển nhà trường theo hướng đa dạng hóa; có nghĩa là phát
triển Trường Đại học An Giang theo hướng đa ngành, đa dạng về trình độ và ngành
nghề, nặng về thực hành và mang tính chun nghiệp cao hơn. Trong đó hướng phát
triển đào tạo theo nhu cầu thực tế của xã hội, nhất là phục vụ phát triển kinh tế xã hội
vùng Đồng bằng Sông Cửu Long4.
Ba là, đảm bảo chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tiến tới thực hiện với
công nhận, chuyển đổi văn bằng, chứng chỉ, trao đổi sinh viên với các trường đại học
trong nước và quốc tế4.
Bốn là, đẩy mạnh liên kết hợp tác với các trường đại học trong nước và quốc tế.
Từng bước biến Trường Đại học An Giang trở thành trung tâm đào tạo, sử dụng, phân
phối, xuất khẩu trí thức, chuyển giao công nghệ mới hiện đại. Thông qua đào tạo,

nghiên cứu, mà thu hút nhân tài khoa học công nghệ về công tác ở Trường Đại học An
Giang5

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
5

Ths. Lê Minh Tùng. 03/2010. Trường Đại học An Giang 10 năm, một chặng đường phát triển.

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

13


Thái độ của sinh viên đối với nhân viên giữ xe khu Trung tâm Trường Đại học An Giang

UBND TỈNH AN GIANG
BAN GIÁM HIỆU
CÁC KHOA

Sư phạm

Nông nghiệp & Tài nguyên Thiên nhiên

Kỹ thuật – Công nghệ & Môi trường

Kinh tế & Quản trị Kinh doanh

Văn hoá – Nghệ thuật

Lý luận Chính trị

CÁC TRUNG TÂM

Trung tâm Tin học

Trung tâm Ngoại ngữ

Trung tâm nghiên cứu &
Phát triển Nông thôn

Trung tâm nghiên cứu
Khoa học Xã hội & Nhân văn

Trung tâm tạo nguồn Nhân lực &
Phát triển cộng đồng
THƯ VIỆN
CÁC PHỊNG BAN
Phịng Tổ chức – Chính trị

Phịng Hành chính – Tổng hợp

Phịng Kế hoạch – Tài vụ

Phòng Quản lý Khoa học &
Hợp tác Quốc tế

Phịng Cơng tác Sinh viên

Phịng Đào tạo

Phịng Khảo thí &

Kiểm định chất lượng

Phòng Quản trị Thiết bị

Phòng Thanh tra – Pháp chế
CƠ SỞ 2 CHÂU PHÚ
TRƯỜNG PT. THỰC HÀNH

SƯ PHẠM

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức
CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sinh viên thực hiên: Trần Thúy Vân

14



×