Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

CHỦ NGHĨA hậu HIỆN đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.92 KB, 5 trang )

Thuật ngữ "hậu hiện đại" xuất hiện ở phương Tây hơn nửa thế kỷ trước, ứng dụng trong
nhiều lĩnh lực của đời sống, trong đó có cả văn chương. Thuật ngữ này cùng với khái
niệm văn chương hậu hiện đại đã du nhập vào Việt Nam khoảng một hai thập niên gần
đây, thông qua vài quyển sách tham khảo, vài tiểu thuyết và tập truyện ngắn nước ngoài
được dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên Chủ nghĩa hậu hiện đại là gì? Nội hàm của thuật
ngữ vẫn đang là một vấn đề, gây nhiều tranh cãi.
Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện sau Thế chiến II, được xem là phản ứng trước những
hỏng hốc của chủ nghĩa hiện đại. Phần lớn các học giả đồng ý rằng chủ nghĩa hậu hiện
đại bắt đầu cạnh tranh với chủ nghĩa hiện đại từ cuối thập niên 1950 và có ảnh hưởng lớn
từ thập niên 1960, sau đó ngày càng định hình trong nhiều loại hình như mỹ thuật, văn
chương, phim ảnh, âm nhạc, kịch, kiến trúc và triết học. Khuynh hướng nghệ thuật hậu
hiện đại thể hiện quan điểm mỹ học hậu hiện đại với những đặc điểm như: Xoá nhoà ranh
giới giữa nghệ thuật với đời sống thường ngày, phá bỏ giai tầng giữa văn hoá quý tộc và
văn hoá đại chúng, phủ nhận tính nguyên bản (nguyên gốc) của một tác phẩm nghệ
thuật…
Trước hết, khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại – bao hàm trong nó tính thời gian, qua tiền
tố post–hậu, nói cách khác, có thể diễn đạt quá trình phát triển của văn học phương Tây
nói riêng, của văn hóa phương Tây nói chung trong khoảng hai thế kỉ trở lại đây thành
tiến trình thời gian: tiền hiện đại – hiện đại – hậu hiện đại. Từ đây, khái niệm này có cơ
sở để tồn tại, trước hết, không phải nó được ngẫu nhiên sinh ra mà, chủ nghĩa hậu hiện
đại là một giai đoạn tiếp nối thời kì hiện đại trong đời sống tinh thần châu Âu, cũng như
cách mà thời kì hiện đại kế thừa các thành quả trước đó. Vì thế, để có màu sắc riêng, chủ
nghĩa hậu hiện đại, một mặt, kế thừa các truyền thống hiện đại; mặt khác, cũng sẽ đề xuất
những tiền đề mới để tạo nên tính riêng của nó.
Riêng trong lĩnh vực văn học: Bắt đầu từ thơ Đa đa (1916) và kịch Phi lí từ những năm
1950, chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thực sự phát triển mạnh ở văn xuôi vào
những năm 1960. Đây là khuynh hướng tiếp nối chủ nghĩa hiện đại hòng giải quyết
những vướng mắc của chủ nghĩa hiện đại với tham vọng dùng khoa học để giải phóng
triệt để con người thoát khỏi cuộc sống và những tín điều tăm tối. Chủ nghĩa hậu hiện đại
gắn với sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin, của sự phát triển kinh tế,
khoa học kĩ thuật vượt bậc, của thành tựu đô thị hoá,... được thể hiện ở cả ba phương diện


thơ, kịch, văn xuôi với các đặc điểm chính: đa trị, huyền ảo, lắp ghép, mảnh vỡ, cực hạn,
phi trung tâm, phi mạch lạc; hạn chế tối đa vai trò thống trị của người kể chuyện, không
quan tâm đến cốt truyện, kịch và văn xuôi mang nhiều đặc điểm của thơ.
Có thể thấy đặc trưng của chủ nghĩa hậu hiện đại qua sự đối sánh với chủ nghĩa hiện đại:


1). Cấp độ bản thể luận
Chủ nghĩa hiện đại (Bản thể luận thực Chủ nghĩa hậu hiện đại (Bản thể luận
chứng)
phản thực chứng)
Thực tại là khách quan (vì thế đối tượng
nghiên cứu là một hiện tượng xã hội,
phản ánh xã hội, quan điểm duy lý trong
nghiên cứu, đại luận thuyết…)

Thực tại là quá trình tạo nghĩa, không
mang tính toàn thể, không ổn định và
chủ quan, không duy lý (những luận
điểm như bất tín nhận thức, phủ nhận tri
thức khách quan, phủ nhận một trật tự
xã hội mà ủng hộ cho cái hỗn loạn vốn
có, tiểu luận thuyết…)

Phân biệt giữa chủ thể và khách thể

Không phân tách giữa chủ thể và khách
thể

Xã hội (cái tổng) quy định hành vi (cái
bộ phận), hoặc cái bộ phận là phản ánh

cái tổng (mối quan hệ giữacái phản
ánh và cái được phản ánh)

Không có mối quan hệ giữa cái cái phản
ảnh và cái được phản ánh, bản thân cái
phản ánh có ý nghĩa của nó (những thuật
ngữ như diễn ngôn, trò chơi ngôn ngữ…)

(2). Cấp độ lý thuyết- phương pháp luận (trong thực hành nghệ thuật)
Chủ nghĩa hiện đại

Chủ nghĩa hậu hiện đại

Trật tự, thứ tự

Hỗn loạn

Chú trọng vào kết quả hoặc trạng thái tĩnh Tính quá trình
của đối tượng
Giữ khoảng cách với đối tượng

Tham dự

Cấu trúc

Giải cấu trúc


Văn bản mang tính độc lập


Liên văn bản

Mô hình hoá

Biến hoá

Chiều sâu

Bề mặt

Cái được biểu hiện (được phản ánh)

Cái biểu hiện (cái phản ánh)

Ngôn ngữ bác học, chính thống

Ngôn ngữ bình dân, bản địa

Chú trọng thể loại

Lai tạp

Quyết định luận

Hiện tượng luận

v.v…

v.v…


Hậu hiện đại phát triển các tiểu tự sự chống lại các đại tự sự. Hiểu một cách giản
đơn, đại tự sự là những gì đã được định hình, đúc kết thành nguyên lí, có tính chỉ đường,
định hướng cho hành động con người, có khả năng “hợp thức hóa” một tư tưởng hay một
quan điểm xã hội, hay quan điểm sống nào đó… Ngược lại, tiểu tự sự là những gì đang
trên quá trình hình thành, chưa thành khuôn mẫu, chỉ đề xuất hoặc gợi mở một khả năng
chân lí, một nguyên tắc hành động nào đó mà thôi… Diễn ngôn đại tự sự bao giờ cũng
hoành tráng, đầy tự tin và rất mạch lạc, logic… Đại tự sự cổ súy cho tính đại toàn. Trong
khi đó diễn ngôn tiểu tự sự thì rụt rè, đầy hoài nghi, luôn đứt gãy và chẳng có chút nào là
lên gân hay khoe mẽ… Tiểu tự sự khuyến khích tính dị biệt. Nếu đại tự sự chấp nhận tính
trung tâm, tuyệt đối hóa vai trò của một cá nhân hoặc một tín điều nào đó, thì tiểu tự sự
lại phi trung tâm tất cả trung tâm, chấp nhận vai trò quan trọng của cái ngoại biên, xây
dựng nhiều ngoại biên để cùng hướng đến trung tâm. Vì vậy, tiểu tự sự tôn sùng tính
ngẫu nhiên, đả phá sự sắp xếp theo những định hướng chủ đề nhất định…


ở Việt Nam, có lẽ thuật ngữ “hậu hiện đại” xuất hiện trên báo chí lần đầu tiên là từ năm
1991, trong bản dịch một bài viết của Antonio Blach (Tây Ban Nha), nhan đề: “Vài suy
nghĩ về cái gọi là tiểu thuyết hậu hiện đại” (Tạp chí văn học, số 5-1991). Từ đó đến nay,
nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã nói nhiều đến hậu hiện đại. Ở Việt
Nam, không thể có một chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn chương theo ý nghĩa đầy đủ của
thuật ngữ này. Tuy thế, vẫn có cơ sở để khẳng định: có những dấu ấn, dấu hiệu của nó.
Một số tác phẩm đương đại Việt Nam mang đậm dấu ấn hậu hiện đại, thể hiện
trước hết ở cảm quan hậu hiện đại: nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp
đặt của cái chính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời
sống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân, tâm trạng hồ nghi tồn tại và tình trạng
bất an của con người... Chẳng hạn, ở truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp, đó là những câu
chuyện về sự vô nghĩa của cuộc đời, sự bê tha nhếch nhác của con người, sự bơ vơ lạc
loài của cái đẹp. Ở Phạm Thị Hoài, là câu chuyện về một thế giới vô hồn rất ít sự gần gụi
mang tính người, về những cuộc chia tay. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ám ảnh bởi
sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào con người và cuộc đời, sự đổ vỡ

của những trật tự đời sống xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọng của đời sống, sự
đánh mất bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đau đớn bơ vơ, tình trạng bất
an của con người. Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà thể hiện cái nhìn về một đời sống hỗn
loạn, đổ vỡ. Văn chương Tạ Duy Anh là nỗi khắc khoải đi tìm bản ngã, tìm một giá trị
thật sự nhân bản trên cái đời sống đổ nát, điêu tàn, là sự loay hoay lý giải, hoá giải những
nỗi đoạ đầy con người từ tiền kiếp. Nhìn đời sống như những mảnh vỡ, tiểu thuyết Hồ
Anh Thái thể hiện tinh tế những nỗi hoang mang về con người...
Để chuyên chở, thể hiện thái độ hậu hiện đại, phải có những hình thức nghệ thuật
đặc thù. Đó là những chuyển động trong mô hình truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp như
một nguyên tắc cấu trúc để thể hiện câu chuyện tâm thức thời đại: sự đa dạng và dịch
chuyển liên tục của các điểm nhìn nghệ thuật; không có nhân vật trung tâm, lý tưởng; sự
vặn gẫy vai nhân vật và vai tính cách trong hình tượng; vô số các hình tượng nhại; nhiều
kết thúc; có thể “tháo dỡ” được; sự chuyển dịch, pha trộn làm đứt gẫy những giới hạn thể
loại truyền thống. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương luôn luôn có nhiều tuyến chạy ngược
- xuôi theo lối kết cấu song hành xoắn vặn, dung chứa ngồn ngộn những hỗn tạp, khốc
liệt, đau đớn của cuộc đời, nhiều khi nó bơ vơ chẳng gặp nhau như kiếp người chẳng thể
gặp nhau; nhiều tuyến truyện, nhiều nhân vật bị cố ý bỏ quên; rồi lối kể nhảy cóc; sự sáng
tạo các điểm nhìn dị biệt; sự dung hợp nhiều thủ pháp hội hoạ, âm nhạc và điện ảnh; sự
làm nhoà cái tinh tuyển và cái bình dân trong ngôn ngữ tiểu thuyết bởi những thanh âm
trong trẻo và cả những tạp âm; sự “vênh lệch”, phi lý trong đối thoại; hiện tượng “dìm”
nhân vật trong bể ngôn từ, như nhân vật bị chìm lỉm đi, vô tăm tích giữa cuộc đời. Đọc


Nguyễn Việt Hà, thấy tác giả hầu như rất hạn chế việc phân tích nhân vật bằng tài hiểu
tâm lý của mình. Điểm nhìn và ngôi kể liên tục được dịch chuyển, thay đổi.
Tiếp nhận chủ nghĩa hậu hiện đại là điều cần thiết không chỉ đối với giới nghiên
cứu và sáng tác nghệ thuật. Mỗi lí thuyết trước hết đều là công cụ của tư duy. Tính hệ
thống của hậu hiện đại dù có thể lỏng lẻo hơn một số lí thuyết khác, nhưng nó là lí thuyết
về thời đương đại, và nó mang tính toàn cầu, dù có ý thức hay không, mỗi chúng ta đều
chịu ảnh hưởng bởi tinh thần hay trạng thái hậu hiện đại. Thế giới mở, Việt Nam cần hội

nhập với thế giới, hội nhập để thâu thái tinh hoa của nhân loại làm giàu sang nền văn hóa
nước nhà, đồng thời đóng góp phần mình cho nhân loại. Ở đó, văn học là bộ phận quan
trọng. Và trào lưu văn học hậu hiện đại Việt Nam là hệ quả, đồng thời là tác nhân tích cực
mở ra cánh cửa hội nhập đó.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×