Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tản mạn về lục bát vần trắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.9 KB, 5 trang )

Tản mạn về lục bát vần trắc
(Ngày đăng: 12/9/2014 23:21)

Ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đã có biết bao nỗ lực cách tân lục bát của nhiều tác giả đã để lại
những nét mới mẻ trong dòng thơ lục bát, từ các cách như ngắt dòng, vắt dòng, thay đổi nhịp phách theo
cảm xúc và tứ thơ muốn chuyển tải, nhưng rất hiếm và gần như không có những bài thơ vần trắc phổ
biến.

1.Lục bát vần trắc:
Lục bát vần trắc không phải là điều gì mới lạ vì rải rác ta đã thấy xuất hiện trong ca dao tục ngữ rất sớm, ngày cả những
câu thành ngữ đã thấy xuất hiện những thanh trắc nằm ở vị trí cuối câu hay những vi trí được coi là thích hợp cho ăn vần
với vế sau cùng câu.
Đẹp vàng son ngon mật mỡ
Thứ nhất phao câu thứ nhì đầu cánh
Việc người thì sáng việc mình thì quáng
Rồi trong những khổ ca dao dài hơi. Ta cũng thấy sự biến thể của cách gieo vần và sử dụng thanh trắc khá thành công trong
một số trường hợp. Tuy nhiên khi sử dụng thanh bằng mà gieo vần ở vị trí khác thì cấu trúc của câu cũng thay đổi theo
trong khi đó để gieo vần thanh trắc cấu trúc của câu thơ sẽ thay đổi rõ nét hơn.
2. Lục Bát biến thể:

'Biến thể' có nghĩa là thể thức được thay đổi. Có nhiều cách biến thể
trong thơ lục bát:
a. Biến thể vần bằng (thay đổi cách gieo vần ở câu Bát): Chữ cuối
của câu lục cùng vần với chữ thứ 'tư' của câu bát chứ không phải với
chữ thứ 'sáu' như luật thông thường. Theo lối biến thể này, luật bằng
trắc ở các chữ thứ hai và thứ sáu trong câu bát cũng phải thay đổi,
tức là hai chữ này phải thuộc vần 'trắc' chứ không phải vần 'bằng'
như trong luật gieo vần.
Thí dụ như câu sau đây trong bài ca dao 'Tát nước':



... Áo anh sứt chỉ đã lâu
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng
Khâu xong anh sẽ trả công
Ít nữa lấy chồng anh lại giúp cho...
Chữ thứ tư trong câu 'bát' cuối cùng là chữ 'chồng' vần với chữ
'công' của câu 'lục' phía trên. Thêm nữa, chữ thứ hai, tức chữ 'nữa'
và chữ thứ sáu, tức chữ 'lại', là các tiếng trắc thay vì tiếng bằng.
b. Biến thể vần trắc: Chữ cuối của câu lục và chữ thứ sáu của câu
bát cùng là âm trắc và hiệp vần với nhau. Thông thường, cách biến
thể này chỉ được sử dụng trong hai câu dẫn nhập của bài. Những câu
kế tiếp sẽ theo đúng luật thơ. Chẳng hạn như bài ca dao sau:
Tò vò mà nuôi con nhện
Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi
Tò vò ngồi khóc tỉ ti
Nhện ơi nhện hỡi, mày đi đằng nào?
Trong kho tàng ca dao, chúng ta cũng bắt gặp một số câu biến thể
vần trắc gieo vần ở chữ thứ tư thay vì chữ thứ sáu trong câu bát:
Nước ngược, anh bỏ sào ngược
Anh chống chẳng được, anh bỏ sào xuôi
Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước sang vườn cà ta hái nụ tẩm xuân
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em đi lấy chồng anh tiếc lắm thay…
Tuy nhiên hầu hết tác phẩm thường sử dụng thanh bằng để gieo vần
cho thể thơ lục bát, họa hiếm ta mới thấy xuất hiện vần trắc. Vần
bằng đã chứng tỏ một sự linh hoạt khá tinh tế và dài hơi. Những tác
phẩm có thể chỉ có 2 câu đến vài ngàn câu và Truyện kiều là một
minh chứng.
Và sau đó là những nỗ lực của dòng chảy văn học cải biên lục bát
suốt cả hàng thế kỷ này đến thế kỷ kia cho đến cận đại cũng chỉ là

sự nỗ lực sử dụng những ngôn ngữ cho hợp với các đề tài thời
thượng hơn, nhưng chủ yếu vẫn là vần bằng. Từ một dòng thơ mộc
mạc sâu nặng mà duyên dáng của nhà thơ “Chân Quê” đến một số
câu thơ bay bổng của nhà thơ Tản Đà. Rồi các Nhà thơ mới thì lục
bát vẫn là thể thơ ghi lại những chân tình một cách sắc nét và thành
công, đọng lại những thành tựu rất đáng trân trọng.
Ở cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đã có biết bao nỗ lực cách tân lục
bát của nhiều tác giả đã để lại những nét mới mẻ trong dòng thơ lục
bát, từ các cách như ngằt dòng, vắt dòng, thay đổi nhịp phách theo
cảm xúc và tứ thơ muốn chuyển tải, nhưng rất hiếm và gần như


không có những bài thơ vần trắc phổ biến. Ngay cả những tác giả rất
cá tính như Bùi Chí Vinh, Nguyễn Duy,Trương Nam Hương v.v… và
đến như lão tiền bối Bùi Giáng thì cũng:
Một hôm gầu guốc gầm ghì
Hai hôm gần gũi cũng vì ba hôm
Bôm ha? đạn hả? bao gồm
Bồm gao gạo đỏ bỏ gồm gạo đen.
Như vậy có nghĩa là với thể thơ lục bát vần trắc chỉ có thể áp dụng
cho những trường hợp đặc biệt nào đó. Trong thực tế thì ngày cả thể
thơ song thất lục bát (có quan niệm cho rằng đây là sự biến thể của
lục bát) cũng chỉ có tác phẩm “Chinh phụ Ngâm” là dài được vài
trăm câu là cùng. Điều đó chứng tỏ ngôn ngữ trong thơ lục bát quả
thật là thích hợp với vần bằng. Nhưng do sự thôi thúc muốn tìm tòi
sâu về thể thơ Lục bát, lòng khao khát muốn góp một chút nét chấm
phá cho thể thơ truyền thống, đồng thời cũng muốn trả lời với một
số tác giả than phiền về sức sống của lục bát về sự thích hợp cho
những đề tài đòi sự căng cứng và mạnh mẽ… Đề tài tuy xưa, nhưng
dù sao cũng là đề tài còn nhiều thách thức, cần trao đổi và cần phải

dụng công rất nhiều.
Vì còn cần thời gian trải nghiệm và trong khuôn khổ phần một của
loại bài “Tản Mạn Lục Bát Vần trắc”. Tác giả xin ngưng phần lý
thuyết và xin hẹn trong các bài ở những phần sau. Bây giờ xin mời
quý thi hữu cùng góp ý cho một số bài lục bát vần trắc dưới đây:

1. ĐIỆU MÚA THẦN


Tượng múa trăm tay nghìn mắt
Động tác tế thần giăng mắc bùa mê
Nan hóa nan hoa kể lể
Vạn nẻo đường về vạn bể vạn sông
Gió hú muôn trùng lồng lộng
Hỗn mang tĩnh tĩnh động động không cùng
Những tay lượn… rùng rùng… rụng
Thân lững lờ… lơ lửng… chúm vạn hóa
Điệu thần nhắc nhở minh họa
Chúng nhân mê hoan… loa loá… mắt nhìn…
Đường cong tuyệt mỹ lim dim…
2. PHẬT TÍNH
Con Cáo dâng hoa tiến Phật
Phật Tổ lật đật… gật gật… xí xóa!
Con Cáo bỗng dưng nổi đóa:
- “Không có chúng tôi! Sao dọa nhân gian?”
Con Cáo sẵng giọng bửa càn:
- “Tất cả luận thuyết sẽ tàn sẽ tạ!”
Con Cáo oằn mình nghiệt ngã
Khao khát vô lượng bát nhã vô thường
Thế rồi… Nó ngộ ngàn phương!

(Trích trong 100 bài ”Lục Bát Vần Trắc”)
Thoại Nguyên
467/32 Nơ Trang Long.P. 13. Quận Bình Thạnh TP. HCM
Điện thoại: 0982430675
Email:




×