Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

CÁC BIỆN PHÁP XÁC ĐỊNH TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA NHÀ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.99 KB, 6 trang )

CÁC BIỆN PHÁP XÁC ĐỊNH TƯ TƯỞNG NGHỆ THUẬT CỦA
NHÀ VĂN
Văn chương là một loại hình nghệ thuật mà ở đó người nghệ sĩ phải
có một tâm hồn thật nhạy cảm, rung động trước những biến đổi của thế
giới xung quanh. Để có được sự nhạy cảm đó người nghệ sĩ phải có vốn
sống thật sâu sắc, có những trải nghiệm thực tế phong phú. Chính sự nhạy
cảm đó sẽ mang đến cho nhà văn một nét riêng độc đáo, tạo nên một
phong cách, tư tưởng nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân.
Tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trước hết là tư tưởng mang tính
tổng hợp bao trùm toàn bộ tác phẩm, chi phối về căn bản toàn bộ thế giới
nghệ thuật của nhà văn. Nó tạo nên tính hệ thống hay đúng hơn là tính
chính thể trong toàn bộ quá trình sáng tác của nhà văn.
Tư tưởng nghệ thuật là một hình thức nhận thức đặc thù của người
nghệ sĩ: nhận thức bằng “ toàn bộ con người tinh thần với tất cả nội dung
phong phú và tính tổng thể toàn vẹn của nó”. ( Biện chứng, logich, khoa
học- P.Kốpnin- NXB Tiến bộ, Mátxơcôva, 1976 ) Hình thái nhận thức này
đòi hỏi người nghệ sĩ phải huy động toàn bộ năng lực tinh thần của mình
bao gồm lí trí và tình cảm, cảm xúc kết hợp hài hòa tạo thành lí tưởng
thẩm mĩ của nhà văn. Nó nảy sinh do sự cọ xát, va chạm giửa trí tuệ vả
tâm hồn người sáng tác với hiện thực khách quan.
Để xác định tư tưởng nghệ thuật của nhà văn ta cần thực hiện các
bước sau đây:
Trước tiên ta cần xác định bối cảnh lịch sử mà nhà văn đang sống,
hoàn cảnh lịch sử đó ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn ? Bên cạnh đó, hoàn cảnh gia đình, tiểu sử bản
thân cũng là một kênh thông tin quan trọng giúp ta xác lập tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn.
Ngoài ra, việc khảo sát quá trình sáng tác, giai đoạn sáng tác, thể loại
sáng tác cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn.
Đời sống tư tưởng, tình cảm, những hoạt động ngoài văn chương


như: văn hóa xã hội, kinh tế chính trị cũng có ý nghĩa trong việc khảo sát tư
tưởng nhà văn.
Mặc dù vậy yếu tố căn bản, quan trọng nhất để xác định tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn chính là những hình tượng xuất hiện trong tác phẩm. Khi
tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, người nghiên cứu cần phải
phân biệt được hai loại hình tượng khác nhau để nhận biết hình tượng thật
sự. Bởi vì có những hình tượng không được đẻ ra từ máu thịt của các nhà
văn mà chỉ là sản phẩm của lý trí khô khan nhằm minh hoạ cho những khái


niệm chính trị, xã hội hay đạo đức nào đó mà thôi. Đối với những hình
tượng như thế, nhà nghiên cứu cũng sẽ mất công vô ích khi muốn đi tìm tư
tưởng nghệ thuật đích thực của người cầm bút.
Hình tượng nghệ thuật bao giờ cũng được sáng tạo trong khuôn khổ
một tác phẩm được viết theo một thể loại nào đó. Hình tượng có thể được
khảo sát ở nhiều cấp độ và bình diện khác nhau, nhưng dù cấp nào, bình
diện nào, cũng chỉ có thể đánh giá đúng giá trị thẩm mỹ và ý nghĩa tư
tưởng của nó, nếu cảm thụ và phân tích trong quan hệ với toàn bộ tác
phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật.
Để để xây dựng tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn, nhà nghiên
cứu phải dùng phương pháp thống kê để tính tần số xuất hiện cao hay
thấp của các hình tượng. Nhưng con số thống kê chỉ có ý nghĩa khi những
hình tượng kia có tính tâm huyết, thể hiện những day dứt không nguôi
trong tâm hồn nhà văn. Những hình tượng như thế bao giờ cũng là những
yếu tố nghệ thuật đặc sắc và độc đáo được sáng tạo theo đúng quy luật tư
duy nghệ thuật.
Ngoài ra người nghiên cứu cần chú ý đến việc đánh giá đúng chất
lượng nghệ thuật của mọi hình tượng trong các tác phẩm của nhà văn.
Sau đó khái quát tổng hợp, hệ thống hoá các phán đoán về tư tưởng nghệ
thuật cơ bản của nhà văn.

Tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật ở một nhà văn tức nhiên không bao
giờ có thể xem là một công việc đơn giản và dễ dàng. Dù sao mức độ khó
khăn cũng có khác nhau, tuỳ theo tính phong phú và phức tạp của tư
tưởng mỗi người và của thế giới nghệ thuật của mỗi nhà văn. Chung
quanh việc khảo sát những hình tượng, những chi tiết trở đi trở lại một
cách có hệ thống trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, cần chú ý: ở
những nhà văn có phong cách đã định hình, có trường hợp, nhiều yếu tố
nghệ thuật lúc đầu quả có chứa đựng tâm huyết của nhà văn. Nhưng về
sau này, khi tình cảm, cảm xúc thẩm mỹ của nhà văn không còn phong phú
nữa, cảm hứng sáng tạo đuối đi, thì những hình tượng, hình ảnh từng có,
một thời lấp lánh trong tác phẩm của nhà văn, nay chỉ còn là hình thức,
chúng trở thành những ngôn từ nhạt nhẽo, những hình tượng lốp lép, thậm
chí vô cảm, vô hồn.
Như đã nói căn cứ duy nhất đáng tin cậy để xác định tư tưởng nghệ
thuật của nhà văn là thế giới hình tượng do ông ta sáng tạo nên. Nhưng
cần chú ý: Đây là căn cứ không thể cân đo đong đếm được, và nó phụ
thuộc vào khả năng đánh giá rất chủ quan của nhà nghiên cứu.
Sau khi đã hoàn tất việc tìm hiểu tư tưởng nghệ thuật của một nhà
văn, người viết tiến hành một bước cũng khá là quan trọng, đó là bắt đầu
cuộc kiểm tra, tự khảo sát chính những quan hệ nội tại của thế giới nghệ


thuật của một nhà văn. Đây là cuộc kiểm tra thứ nhất. Sau đó, người viết
tiến hành một cuộc kiểm tra thứ hai, đối chiếu tư tưởng nghệ thuật của nhà
văn với những biểu hiện tư tưởng ngoài sáng tác của ông ta. Cuộc kiểm
tra thứ ba tiến hành như sự đối chiếu tư tưởng nghệ thuật của nhà văn với
những giả thiết về nguồn gốc phát sinh ra tư tưởng ấy.
Để nắm bắt được thế giới nghệ thuật của một nhà văn qua các tác
phẩm của ông ta. Điều kiện đầu tiên là phải nắm được tư liệu một cách
chính xác. Nghĩa là phải có trong tay toàn bộ tác phẩm của nhà văn với

thời điểm ra đời chính xác của chúng. Nếu vượt qua được bước này, thì
công việc của người viết sẽ tiến hành như sau: Sắp xếp các tác phẩm của
nhà văn theo trật tự thời gian từ sáng tác đầu tay đến trang viết cuối cùng.
Chú ý cần xét sáng tác nghệ thuật riêng, tác phẩm thuộc loại ngoài văn
chương riêng. Trọng tâm của công việc là khảo sát loại tác phẩm thứ nhất,
vì đây là sự theo dõi quá trình vận động của tư tưởng nghệ thuật nhà văn.
Cố nhiên các bài viết thuộc loại ngoài văn chương cũng phải xếp song
song với các tác phẩm nghệ thuật và cùng theo một trật tự thời gian từ
sáng tác đầu tay đến trang viết cuối cùng theo trật tự thời gian để dễ tìm
hiểu quan hệ giữa những hình thái tư tưởng khác nhau của nhà văn.
Công việc tiếp theo của nhà nghiên cứu là lần lượt phân tích tác
phẩm theo trật tự thời gian nói trên dưới ánh sáng của ý niệm về tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn đã được nhìn từ góc độ đồng đại và lịch đại.
Người nghiên cứu sẽ phải lưu ý đặc bệt đến trường hợp tư tưởng
nghệ thuật của nhà văn, đến tác phẩm hay một nhóm tác phẩm nào đấy thì
có những chuyển biến lớn và đột xuất. Nhà nghiên cứu cần dừng lại, phân
tích sâu sắc các “mốc” đánh dấu một bước chuyển biến quạn trong trong
quá trình sáng tác của nhà văn. Người nghiên cứu tiến hành xem xét sự
chuyển biến đó diễn ra thế nào, theo tư tưởng nội tại của tư tưởng nghệ
thuật nhà văn. Nếu công việc trôi chảy, nhà nghiên cứu lại tiếp tục dò tìm
những cột mốc khác, về việc khảo sát, phân tích, lý giải lại diễn ra như vừa
nói ở trên cho đến tác phẩm cuối cùng của nhà văn.
Tư tưởng nghệ thuật được hiểu là một cái gì rất riêng của nhà văn.
Nó là tài riêng và tình riêng kết hợp, là tư tưởng cá nhân và hình tượng
độc đáo thống nhất hài hoà, là chỗ mạnh riêng, là sở trường riêng của mọi
cây bút, là cái tạng riêng của mỗi nhà văn.
Như vậy, quá trình hình thành, vận động và phát triển của tư tưởng
nghệ thuật của mỗi nhà văn cũng đồng nghĩa với việc nhà văn phải tự giải
đáp một câu hỏi “Ta là ai?” - nghĩa là một quá trình tự tìm mình: tìm tư
tưởng, tìm tâm hồn đích thực của mình, tìm chỗ mạnh chỗ yếu, chỗ hay

chỗ dở, tài nghệ mình và tìm bầu trời, cảnh vật, những con người của
riêng mình trong thế giới vô cùng vô tận của cả thiên hạ này, tìm ngôn ngữ,


giọng điệu riêng,…Đó là quá trình nhà văn tự phát hiện ra phong cách của
mình.
Để chứng minh cho lí thuyết vừa nêu, chúng tôi xin chọn những sáng
tác của Nguyễn Tuân để minh họa.
Xác định tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn là việc làm không hề
đơn giản. Bởi có rất ít các văn nhân chỉ thuần một tư tưởng mà ở đó luôn
có sự đan xen, kết hợp thậm chí đối lập như trường hợp của Nguyễn Tuân
trước và sau cách mạng tháng Tám. Vì thế người nghiên cứu phải thật sự
chuyên tâm mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Nguyễn Tuân (1910-1987), trưởng thành trong giai đoạn xã hội phong
kiến Việt Nam đang trên đàg suy vi, ông chứng kiến hầu hết những sự kiện
lịch sử quan trọng xảy ra trong xã hội đương thời. Điều đó đã động lại
trong tâm hồn nhà văn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành phong
cách cũng như tư tưởng nghệ thuật của ông trước cách mạng tháng Tám.
Nguyễn Tuân là nhà văn có cá tính mạnh mẽ, cá tính đó được bộc lộ
khá sớm. Đang học năm thứ tư thành chung ông đã tham gia bãi khóa
phản đối giáo viên người Pháp xúc phạm người Việt Nam, hậu quả là
Nguyễn Tuân đã bị đuổi học và cấm tham gia làm việc năm năm. Trong lúc
nhàn rỗi, thất nghiệp, Nguyễn Tuân cùng năm người bạn bị đuổi học vượt
biên sang Thái Lan nhưng bị bắt ở Băng Cốc. Sau một thời gian bị giam
cầm, địa điểm cuối cùng nhà văn bị giải đến là mảnh đất miền Trung –
Thanh Hóa. Ông bị giam cầm ở đây khoảng một năm. Chính những va
đập, biến cố đầu đời đã trui rèn Nguyễn Tuân một cá tính mạnh mẽ, đồng
thời chi phối sâu sắc đến văn nghiệp của ông.
Trước cách mạng tháng Tám, tư tưởng nguyễn Tuân có phần thoát li
tiêu cực, điều đó bộc lộ rõ nét qua những sáng tác của ông. Đề cao chủ

nghĩa duy mĩ, chủ nghĩa xê dịch là một trong những đặc điểm tiêu biểu
trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám.
Những nhân vật của ông thường mang tư tưởng hoài cổ, nhớ về vẻ đẹp
một thời đã xa, Vang bóng một thời. Tài hoa tài tử, khoe khoan tài năng,
sống hưởng thụ, trụy lạc, xê dịch, thiếu trách nhiệm với xã hội, cộng đồng
cũng là một bộ phận nhân vật được Nguyễn Tuân thể hiện rất thành công
giai đoạn này. Có thể điểm qua một vài tác phẩm tiêu biểu như: Tàn đèn
dầu lạc, Chiếc lư đồng mắt cua, Thiếu quê hương, Một chuyến đi…
Những sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng, phản ánh đậm
nét tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Ông đã xác lập cho mình một phong
cách, trường phái riêng mang đậm dấu ấn cá nhân độc đáo. Có thể nói chủ
nghĩa duy mĩ, xê dịch của Nguyễn Tuân đã trở thành bản quyền có một
không hai trong lịch sử văn học Việt Nam. Trong từng trang viết của


Nguyễn Tuân trước cách mạng vẻ đẹp một thời vang bóng được tái hiện
như những bức tranh với những cung bậc, sắc màu vô cùng phong phú.
Tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám
chịu sự chi phối sâu sắc của xã hội đương thời. Sinh ra và lớn lên trong
một xã hội hỗn độ, phức tạp, Nguyễn Tuân đã được hiện thực cuộc sống
tôi luyện thành một nhà văn với phong cách ngông, khác người, khác đời.
Sự khác người của Nguyễn Tuân nằm ở tài năng của ông. Dựa vào tài
năng thiên bẩm của mình, ông đã tạo cho mình một vị thế vững chãi trong
dòng văn học Việt Nam trước cách mạng.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám, cùng với những bước phát triển
mạnh mẽ của lịch sử dân tộc, tư tưởng Nguyễn Tuân cũng dần vận động
biến chuyển theo hướng tích cực hơn. Văn ông không còn mang giọng
khinh bạc, ngông cuồng, thay vào đó là sự hòa đồng, hưởng ứng tích cực
vào nhiệm vụ lịch sử của thời đại. Dư âm của cách mạng cùng với sự
chuyển biến tích cực của lịch sử nước nhà là chất xúc tác tạo nên những

biến đổi mạnh mẽ trong tư tưởng Nguyễn Tuân. Minh chứng xác đáng nhất
cho điều này là ông hăng hái tham gia cách mạng, xuất bản nhiều tác
phẩm hưởng ứng như: Ngày đầy tuổi tôi Cách mệnh, (1946), Tình chiến
dịch (1950), Tùy bút kháng chiến và hòa bình - tập 1 (1955),…Tuy nhiên
tiêu biểu hơn cả là sự kiện ông gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam (1950).
Đây là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến trong tư tưởng nghệ thuật của
Nguyễn Tuân. Ông đã tự cởi trói tư tưởng cho mình, không còn gò mình
trong tháp ngà cá nhân, mà đã trải lòng đón nhận những luồn gió mới do
cách mạng mang đến. Cách mạng tháng Tám thành công đã mang đến
cho văn Nguyễn Tuân một hơi thở mới mạnh khỏe, lành mạnh hơn, tư
tưởng thoát li khinh bạc dần biến mất thay vào đó là lòng nhiệt thành cách
mạng, hăng hái cống hiến.
Trong lịch sử văn học dân tộc Việt Nam, các văn sĩ có phong cách tài
hoa, tài tử rất khan hiếm, mà Nguyễn Tuân là một trong số đó. Ông đã tự
tạo cho mình một phong cách nghệ thuật, một chỗ đứng riêng biệt trong thi
đàn văn học Việt Nam. Trước và sau cách mạng tháng Tám Nguyễn Tuân
dường như là hai con người khác nhau, đối lập nhau và tư tưởng nghệ
thuật của ông cũng thế. Trước cách mạng là một nhà văn với tư tưởng
hoài cổ, duy mĩ, thoát li, xê dịch,... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến
những sáng tác của ông, một nội dung nhạt nhẽo, đôi khi hời hợt là đặc
điểm dễ nhận thấy trong văn Nguyễn Tuân giai đoan này. Từ sau cách
mạng Nguyễn Tuân dường như đã lột xác hóa thành một con người hoàn
toàn mới, với tư tưởng, phong cách thay đổi đến lạ thường. Không còn chủ
nghĩa cá nhân khinh bạc, ăn chơi trụy lạc. Văn Nguyễn Tuân mang một tư
tưởng mới, tư tưởng thời đại, tư tưởng dân tộc. Sự chuyển biến mạnh mẽ


đó thể hiện đúng với quá trình vận đồng của lịch sử dân tộc, quá trình vận
động đổi mới trong tư duy nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Đặng Công Đoãn. Lớp Văn Học Việt Nam K17. Đại Học Cần Thơ




×