Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.33 KB, 2 trang )
Nghiên cứu tác phẩm văn học trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật.
Từ trước đến nay đã có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm văn học
theo nhiều quan điểm khác nhau.Tuy nhiên, để đảm bảo cho việc tiếp cận tác phẩm
văn học không bị phiến diện mà chính xác và sâu sắc hơn thì phương pháp luận
nghiên cứu văn học đã khảo sát và đưa ra các bình diện nghiên cứu nó một cách
toàn diện trên cơ sở phân tích tính khoa học về tính tương quan của tác phẩm. Bao
gồm: cấu trúc văn bản nghệ thuật, bình diện văn hoá- lịch sử, bình diện tâm lí xã
hội.
Xét trên bình diện cấu trúc văn bản nghệ thuật thì mối liên hệ nội tại xuyên
suốt từ đầu đến cuối tác phẩm là tương quan giữa nội dung và hình thức. Giữa nội
dung và hình thức có sự thống nhất, hài hoà cao độ. Hêghen cho rằng: Nội dung
chẳng phải là cái gì khác mà là hình thức chuyển hoá ra nội dung và hình thức
chẳng phải là cái gì khác mà là nội dung chuyển hoá ra hình thức. Như vậy, phân
tích tác phẩm văn học là phải thông qua hình thức để nói nội dung. Nhưng không
nên ngộ nhận rằng hình thức hay thì nội dung hay và ngược lại. Hình thức tự nó
không thể hay hoặc dở mà chỉ có sự phối hợp hay hoặc dở của hình thức đối với
nội dung mà thôi. Cùng dạy một hình thức nào đó có thể gây hiệu quả thẩm mĩ đối
lập qua những nội dung khác nhau.Tuy nhiên, qua hình thức để nói nội dung không
đồng nghĩa với việc phân tích bất cứ hình thức nào mà chỉ tập trung phân tích
những hình thức nghệ thuật mang tính nội dung.
Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ tài
hoa.Tác phẩm của ông lấp lánh vẻ đẹp cả hình thức lẫn nội dung. Tiêu biểu cho
sáng tác của là tác phẩm Người lái đò sông đà in trong tập tuỳ bút Sông Đà. Người ta
thường nhắc đến với một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và đặc sắc. Có thể
thâu tóm phong cách đó trong mọt chữ ngông.Ngông là khác người, là chơi trội với đời
và đã nhân danh cái tài hoa để chơi ngông trong văn học. Chính bởi vậy mà trên
hành trình đi tìm chất vàng mười của tâm hồn vùng Tây Bắc, Nguyễn Tuân đã
chọn thể loại tuỳ bút - tuỳ bút Người lái đò sông Đà. Bởi lẻ, tuỳ bút là một thể văn có
tính chủ quan cao và rất tự do, phóng túng. Cấu trúc của tuỳ bút nói chung không
bị ràng buộc, câu thúc bởi một tác phẩm cụ thể nào, mạch văn biến hoá với nhiều