Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

nghiên cứu về thi pháp học nói chung và thi pháp chi tiết nghệ thuật nói riêng nhằm đưa lại hiệu quả cao cho người dạy và người học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.65 KB, 7 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
1.Cơ sở lý luận :
Việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học đã diễn ra trong suốt vài thập kỷ
qua khá sôi động và cho đến nay vẩn có ý nghĩa thời sự nóng bỏng. Đặc biệt việc đổi
mới nội dung và phương pháp dạy học trong những năm qua là một bước ngoặt tiến
bộ rõ rệt đã dưa lại hiệu quả rất khả quan.
Để có được thành quả đó là nhờ sự cống hiến hết mình không biết mệt mỏi của
những người làm công tác giáo dục nói chung; đặc biệt là những người trực tiếp
giảng dạy nói riêng. Bởi tác phẩm văn học là một thế giới đầy ý nghĩa và giá trị. Tự
nhiên, vũ trụ, xã hội và con người luôn luôn nói với con người bằng vô vàn tín hiệu.
Văn học phản ánh thực tại không phải là sao chép giãn đơn cái sự thực mà là nắm bắt
các ý nghĩa giá trị của thực tại bằng những hình tượng sáng tạo trong tác phẩm .
Những hình tượng ấy được vẽ qua lăng kính nghệ thuật của người thợ thiên tài bằng
bức tranh nghệ thuật ngôn từ, phong phú, đa dạng về màu sác, âm thanh , hình ảnh và
chi tiết. Vậy cần biết vận dụng linh hoạt phương pháp và kỷ năng khai thác văn bản
như thế nào để hiểu đúng, hiểu rõ và hiểu sâu tác phẩm. Để làm được điều đó không
phải giãn đơn mà phải nhìn và cảm nhận nó bằng con mắt và trái tim của người nghệ
sỹ. Hay nói cách khác, phải cảm nhận tác phẩm từ nhiều góc độ thi pháp học khác
nhau mới hiểu hết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản. Thi pháp chi tiết
nghệ thuật là một trong những phương pháp giúp ta tiếp nhận và cảm nhận tác phẩm
một cách sâu sắc và toàn diện .
1. Cơ sở thực tiễn :
Thực tế việc dạy văn, học văn hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm. Tuy
nhiên vẩn còn một số em chưa hiểu hết cái hay, cái đẹp của văn chương; chưa thực sự
cảm nhận được giá trị đích thực của nó trong cuộc sống nên các em chưa yêu mến và
đón nhận nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu . Phải chăng các em chưa biết
cách khám phá, cảm thụ tác phẩm nên chưa tìm thấy cái hay, cái đặc sắc trong tác
phẩm để khơi nguồn cảm hứng cho mình.
Vậy làm thế nào để các em thêm yêu mến, am hiểu về kho tàng văn học của dân
tộc và có được chìa khoá để mở ra các kho tàng xa lạ.
Với tư cách là một người làm công tác giảng dạy suốt đời vì sự nghiệp trồng


người. Qua những năm trực tiếp giảng dạy, dự giờ thăm lớp của một số đồng nghiệp
và trao đổi thảo luận với một số học sinh, tôi thấy nhu cầu văn học của học sinh về
căn bản là tiếp nhận . Thế nhưng hiện nay một số ít giáo viên còn chưa chú ý đến vai
trò lý luận tiếp nhận ; đặc biệt là thi pháp học cảm nhận . Nên trong một số giờ văn
còn khô khan, tẻ nhạt, chưa gây được hứng thú, tạo ấn tượng sâu đậm trong việc cảm
thụ tác phẩm qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc , điển hình.
Tuy nhiên việc tìm hiểu thi pháp học trong văn học nói chung và văn bản nói
riêng là một phậm trù khá rộng rãi .Ở đây, với năng lực có hạn của bản thân cũng như
thời gian công tác, nghiên cứu tái liệu và khảo sát thực tế chưa sâu, chưa nhiều ;
nhưng từ những đòi hỏi của thực tế bản thân tôi- một nhà giáo giảng dạy môn ngữ
văn, muốn đi sâu tìm hiểu thêm vấn đề trên để trước hết nâng cao tầm hiểu biết cho
mình nhằm phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp trồng người . Đồng thời hầu mong đóng
góp một tiếng nói vào công việc nghiên cứu về thi pháp học nói chung và thi pháp chi
tiết nghệ thuật nói riêng nhằm đưa lại hiệu quả cao cho người dạy và người học.
A. NỘI DUNG :
I. KHÁI NIỆM THI PHÁP HỌC VÀ THI PHÁP CHI TIẾT NGHỆ THUẬT .
1. Khái niệm thi pháp học :
Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ
thuật ; mọi nguyên tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát
triển lịch sử của chúng .
Thi pháp học là một phạm trù khá rộng được nghiên cứu trên các bình diện của
văn học như thi pháp không gian, thời gian, thi pháp nhân vật; thi pháp kết cấu và
thi pháp chi tiết nghệ thuật cũng là một trong những phạm trù của thi pháp học .
1. Khái niệm thi pháp chi tiết nghệ thuật :
Hình tượng nghệ thuật được dệt nên bằng các chi tiết lớn nhỏ. Nhà văn sẽ miêu tả
các đối tượng nhân vật, cảnh vật, môi trường bằng những đường nét, màu sắc, âm
thanh, hình dáng, thuộc tính mà mình cho là quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất . Chi
tiết là những bộ phận nhỏ, tự nó không có ý nghĩa độc lập nhưng lại biểu hiện được ý
nghĩa của các chỉnh thể mà chúng thuộc vào . Chính vì vậy Hê Ghen từng ví “ Các
chi tiết như là những con mắt giúp ta nhìn thấu suốt đối tượng ”. Chi tiết nghệ thuật

đã tạo thành những điểm nhìn và quan niệm về đối tượng đồng thời thể hiện tâm hồn
của tác giả cảm nhận về đối tượng ấy.
Chi tiết nghệ thuật bao gồm các loại : Màu sắc, âm thanh, đồ vật, đường nét, chất
liệu tạo thành các thế giới nghệ thuật khác nhau. Thế giới các chi tiết sẽ cho thấy
cách cảm nhận của tác giả trìu tượng hay cụ thể; phạm vi bao quát những lớp hiện
tượng nào của thế giới và phạm vi ấy cho thấy một lớp ý nghĩa nào đó được tác giả
đặc biệt quan tâm. Chi tiết còn biểu hiện niềm rung cảm của tác giả . Trong phạm vi
có hạn của bản thân, tôi chỉ xin mạnh dạn trình bày một vài suy nghĩ về tìm hiểu thi
pháp chi tiết nghệ thuật trong một số tác phẩm và hiện tượng văn học.
II. THI PHÁP CHI TIẾT NGHỆ THUẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM :
1. Chi tiết nghệ thuật trong thơ cổ .
Tác phẩm thơ trữ tình tuy nhỏ, ví như một bài tứ tuyệt vẫn là nghệ thuật hình
tượng được xây dựng bằng ngôn từ. Để khám phá hết đặc sắc của nó thì người đọc
phải tái hiện được khung cảnh, tình huống, trạng thái, tức là hình tượng thơ mà người
ta phải thể nghiệm sống với nó thì mới lĩnh hội hết cái ý tình của nó . Mà muốn hiểu
hết ý tình ấy phải tìm hiểu các chi tiết.
Chẳng hạn trong bài “ Nghe Mưa ” của Nguyễn Trãi, người đọc phải nám bắt
được các chi tiết “Khách” trong bài thơ chính là tác giả, là “tôi” trong bài thơ “Phòng
quạnh” chính là phòng của tác giả - nhưng vẩn tự xưng là khách trong phòng của
mình. Bởi bài thơ muốn nói lên một tình cảm phổ quát của con người với vũ trụ,
trong đó có ngụ tình cảm riêng của mình.
Khi tìm hiểu văn bản cần cảm nhận được tiếng mưa như là bất tận – khi rả rích lay
giấc ngủ khách, khi gõ mạnh vào song cửa, khi theo chuông vào giấc mơ, khi đứt, khi
nối cho đến sáng. Như vậy, ở đây tiếng mưa nổi lên giữa khung cảnh “Phòng qụanh,
thâu đêm vắng”, con người thì trong tình trạng nữa thức, nữa ngủ. Mưa là tín hiệu
của sự vận hành vủ trụ.
Hay trong bài “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan ta thấy khung cảnh
được vẽ nên bởi những chi tiết mang tính chất rất chung, rất phổ quát của tự nhiên:
cỏ, cây, đá, lá và hoa Tất cả cảnh vật được đặt giữa một không gian bao la rộng lớn,
một khoảnh khắc thời gian “bóng đã xế tà”. Cảnh vật trở nên nhỏ bé, lạc lỏng, buôn

man mác. Cho nên người đọc cần phải cảm nhận được cái ý tình gửi gắm trong cảnh
vật; Phải thấy được nhà thơ muốn nắm bắt trong thiên nhiên những dấu hiệu của cuộc
sống vĩnh hằng để bày tỏ nổi lòng, niềm hoài cổ của mình “Nhớ nước đau lòng con
quốc quốc, thương nhà mỏi miệng cái gia gia”. Và nữa chi tiết cuối bài thơ “Một
mảnh tình riêng ta với ta” đã gợi cho người đọc một sự hoà hợp giữa cái chung với
cái riêng, giữa cái cảnh và cái tình của một con người – một nổi long đau đáu vì
nước.
Như vậy chi tiết trong bài thơ cũng là ngôn ngử của thơ ca. Qua hai bài thơ của
Nguyễn Trãi và bà Huyện Thanh Quan, có thể nói ngôn ngữ thơ ca cổ điển chủ yếu là
ngôn ngữ thiên nhiên vũ trụ. Điều này còn thể hiện rõ trong “ Truyện kiều” của
Nguyễn Du, “ Cáo bệnh bảo mọi người” của Mãn Giác Thiền Sư, hay trong bài “Xúc
cảnh” của Nguyễn Đình Chiểu. Vì vậy, sau này chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận xét
trong bài “Cảm tưởng đọc tập Thiên Gia Thi”:
“Thơ xưa riêng chuộng thiên nhiên đẹp.
Mây gió trang hoa tuyết núi sông”.
2. Chi tiết trong thơ hiện đại.
Nhớ rừng là bài thơ điển hình của “thơ mới” và do đó về thi pháp nó đối lập với
thơ củ. đây là bài thơ rất nhiều chi tiết cụ thể, ngồn ngộn. Khác với chi tiết trong thơ
cổ điển mang tính vĩnh hằng; Các chi tiết ở đây đang biễn mất trong thơi gian. Thậm
chí cái bất biến làm tác giả chán ghét “Ghét những cảnh không đời nào thay đổi ”.
Khác với chi tiết thơ tả thực cổ điển, chi tiết ở đây nạng về tính chất biểu cảm, thể
hiện một cái nhìn chiêm ngưỡng, nuối tiếc hay khinh bỉ . Và cuối cùng các chi tiết ấy
thể hiện sự ý thức mạnh mẽ của cái tôi . Khác với thơ cổ điển, cái tôi như được giấu
đi thì ở đây cái tôi “ hôm nay” đối lập với cái tôi “ ngày xưa”, đối lập với phần thế
giới vô ngã .
Vậy nên khi tìm hiểu văn bản này, chúng ta cần thấy được thế giới trong bài thơ là
một thế giới tưởng tượng. Nhưng tác giả đã tưởng tượng các chi tiết vật thể của một
bức tranh khách quan với những ý tưởng đánh giá chủ quan, nặng về tâm trí, ít ấn
tượng cảm giác. Đó là những chi tiết tưởng tượng của một thời tươi đẹp, vàng son đã
ra đi không trở lại.

Đến với bài thơ “Ánh Trăng” của Nguyễn Duy – chúng ta không thể không ngỡ
ngàng trước những chi tiết vô cùng bất ngờ và lý thú. Trước hết người đọc cảm nhận
bài thơ như một cuốn phim quay chậm về những hình ảnh nổi bật thường thấy những
đồng, những sông và những bể.
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với bề”
Có lẽ khi nhắc đến các sự vật quá đổi thân thuộc ấy nhà thơ đã chạm đến niềm sâu
thẳm trong tâm thức người việt. ở đó những cánh đồng, sông, bể đã in đậm đến mức
không thể xoá nhoà. Song chi tiết bất ngờ và lý thú đã mở ra dòng suy tư khác của tác
giả qua chữ ngỡ : “Ngỡ không bao giờ quên”.
Để rồi tác giả vừa như xót xa vừa như hờn trách. Nhưng chi tiết nghệ thuật đắc sắc
lại chưa dừng lại ở đó, lại tiếp tục với sự mất “thình lình” của ánh điện và sự xuất
hiện “đột ngột” của vầng trăng khiến con người giật mình bừng tĩnh nghẹn ngào và
trở nên xót xa ân hận.
“Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”.
Để cảm nhận hết chiều sâu của văn bản, người đọc không thể bỏ qua hay lập lững
với những chi tiết đặc sắc, điển hình. Chính việc khám phá qua những chi tiết đặc sắc
trên thì ta mới thấy được những kỷ niệm đẹp đẻ ấy không mất đi và con người không
phải hoàn toàn vô tâm đến thế. Ký ức ấy chỉ tạm lắng xuống, con người trong lúc bận
rộn có thể lãng quên nhưng chỉ cần một tác động nhỏ, một chi tiết nhỏ nào đó thì
chúng ta lại sống dậy vẹn nguyên và thậm chí còn đắm sâu hơn, tạo nên vẻ đẹp không
gì sánh nổi của tâm hồn con ngươì.
Như vậy tìm hiểu chi tiết nghệ thuật trong thơ để khám phá hết giá trị nội dung và
giá trị nghệ thuật của tác phẩm quả là một việc không dể dàng nhưng cũng hết sức
hấp dẫn. Nó đòi hỏi người đọc, người tiếp nhận phải nhìn và cảm nhận nó bằng con
mắt của người nghệ sỹ thì mới thấy hết ngọn nguồn, căn rễ sâu thẳm từ bên trong của
mỗi tác phẩm.
Việc sử dụng chi tiết nghệ thuật thành công này còn thể hiện rõ trong một số bài
thơ như: „ Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, „ Mùa Xuân nho nhỏ” của Thanh Hải

hoặc „Sang thu” của Hữu Thịnh
3. Thi pháp màu sắc trong tác phẩm:
Trong số các chi tiết nghệ thuật, chi tiết màu sắc rất đáng được chú ý. Màu sắc thể
hiện sự cảm nhận trực tiếp thế giới và phẩm chất của nó. Khi tìm hiểu tác phẩm, ta
cần quan sát màu sắc để biết cách sử dụng màu sắc nhằm miêu tả sự vật, con người
hay tâm trạng của con người như thế nào?. Trong một số tác phẩm để cảm nhận nó,
chúng ta không thể bỏ qua yếu tố màu sắc. Màu sắc là một phương diện quan trọng
của thi pháp.
Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du sử dụng dồi dào về màu sắc. Mỗi màu sắc
mang một ý nghĩa riêng. Thông thường màu đen mang ý nghĩa xấu. Do vậy Nguyễn
Du miêu tả nhân vật Hồ Tôn Hiến “mặt sắt đen sì” không chỉ là màu thiết diện vô
tình, mà còn có ý nghĩa xấu của sự tối tăm, thiếu lý trí, ánh sáng. hay khi nói đến tú
bà, Nguyễn Du miêu tả “thoắt trông nhờn nhợt màu da” đã gợi cho người đọc bước
đầu có cách cảm nhận về nhân vật này. Cũng vậy trong Truyện kiều rõ ràng Kiều
đang ở lầu Ngưng Bích, lầu xanh nhưng khi từ Hải đến Nguyễn Du viết:
“Thiếp danh đưa đến klầu hồng”.
Đối với Nguyễn Du, Kiều vẫn chỉ là người đẹp và ngay cả cái trát quan sai bắt
Kiều thì cái trát ấy cũng phải màu hồng, vì là cái trát đi bắt người đẹp:
“Phủ đường sai lá phiếu hồng thôi tra”
Như vậy trong tình cảm của Nguyễn Du Kiều không phải là cô đĩ mà là người
đẹp và lầu hồng là nơi sang trọng của người đẹp.
Qua một số màu sắc cho thấy Nguyễn Du không chỉ thích nói thật mà còn thích
nói đẹp, nói sang, thích tôn xưng nhân vật yêu dấu của mình bằng màu sắc sặc sở và
cũng thể hiện thái độ căm ghét đối với bầy ưng khuyển, lũ lang sói bằng cách màu
đen tối hay nhạt nhẽo để gợi tả chính xác sự vật. Bên cạnh đó ta còn thấy Nguyễn Du
có sở trường sử dụng màu sắc tương phản trong các tiểu đối:
“Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặ
Hoặc ‘Bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây’
Hay ‘ thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng’
Nhờ việc sử dụng thành công màu sắc làm cho hình tượng thơ có vẻ đẹp hội

hoạc, tười tắn, giàu giá trị biểu cảm.
Trong tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” và “Chinh phụng ngâm” màu sắc
không chỉ là màu của thiên nhiên, của sự vật mà màu sắc còn thể hiện tâm trạng của
nhân vật. Trong “Cung oán ngâm khúc” thấm đẩm màu sắc của lầu son, gác tía. Tác
giả sử dụng nhiêu “màu hồng” và màu “đào thắm”. Còn ‘Chinh phụng ngâm khúc”
nhiểm màu xanh của đồng quê ‘dâu xanh’, ‘ Liễu dương xanh”:
‘ Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai”
Ta thấy màu sắc trong hình tượng trên mang đậm tính chất biểu trưng gợi cho
người đọc một sự xa cách, buồn bả, sầu luỵ, đầy cô đơn, lạnh lẽo của kẻ ở người đi.
Màu sắc trong bài thơ còn gợi lên cho người đọc một không gian bao la rộng lớn của
sự xa cách, của không gian vũ trụ.
Như vậy khi khám phá tác phẩm chúng ta cần chú ý đến màu sắc. Màu sắc là
một trong những thi pháp giúp người đọc cảm nhận rõ ý tưởng đắc sắc mà nhà văn
gửi gắm trong đó. Việc vận dụng yếu tố màu sắc, sau này vẩn được nhiều nhà thơ
tiếp tục thừa kế và phát huy nhưng tiêu biểu nhất vẫn là nhà thơ Tố Hữu.
4. Thi pháp âm thanh trong tác phẩm.
Cùng với màu sắc, âm thanh cũng là những tín hiệu của thế giới. Tuy nhiên âm
thanh không phổ quát bằng màu sắc nhưng âm thanh có sức vang động mạnh .
Phụ thuộc vào cách cảm nhận âm thanh khác nhau, tạo thành những chi tiết khác
nhau của hình tượng âm thanh trong văn học . Có nhiều phương diện âm thanh có thể
xem xét . ở đây tôi chỉ đề cập đến âm thanh của tiếng đàn :
Tiếng đàn của người kỷ nữ trong “ Tỳ Bà Hành” của Bạch Cư Dị được cảm nhận
bằng những âm thanh vật chất, tự nhiên như “ Đổ mưa rào”, “ Nảy hạt châu” , “ Oanh
ríu rít “ , “ Nước tuôn róc rách ” , “ Tiếng xé lụa”
Dây to dây nhỏ mưa rào
Nỉ non dây nhỏ như chiều chuyện riêng
Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy

Mâm ngọc đau bổng nảy hạt châu
Trong hoa oanh ríu rít nhau
Nước tuôn róc rách, chảy mau xuống ghềnh ”
Cũng truyền thống đó Nguyễn Du miêu tả tiếng đàn của Kiều với : “ Tiếng sắt
tiếng vàng chen nhau”, “ Tiếng oán sầu”
“ Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”
Hay : “ Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nữa vời”
Mỗi âm thanh là mỗi cung bậc của sự vật, hiện tượng, biểu hiện tâm trạng con
người . Vì vậy khi tìm hiểu một số tác phẩm chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến bình
diện âm thanh. Nó là một trong những tín hiệu giúp người đọc cảm nhận được tâm
trạng của nhân vật trữ tình. Tiếng đàn của người kỷ nữ cũng như tiếng đàn của Kiều
gợi người đọc cảm nhận được tiếng lòng của người phụ nữ bị luân lạc và bạc mệnh.
Như vậy một trong những yếu tố giúp người đọc tiếp cận và cảm nhận đúng, sâu
sắc văn bản cũng như khơi gợi tạo hứng thú trong việc khám phá tác phẩm là những
tín hiệu của thi pháp chi tiết nghệ thuật. Thi pháp chi tiết nghệ thuật là một phạm trù
của thi pháp học giúp người đọc nhìn thấu suốt đối tượng trong văn bản.
B. KẾT LUẬN.
Việc nghiên cứu thi pháp chi tiết nghệ thuật trong văn học nói chung và trong một
số văn bản nói riêng không còn là mới mẻ nữa, song vận dụng để giảng dạy nó như
thế nào trong mỗi tác phẩm đang là vấn đề mà bản thân còn băn khoăn.
Trên đây là một vài suy nghĩ của bản thân chắc hẳn đang có nhiều thiếu sót, rất
mong sự góp ý của những người có tâm huyết với vấn đề trên.
Trong điều kiện hiện nay, trong phạm vi thời gian và năng lực có hạn của bản
thân, tôi thiết nghĩ những suy nghĩ của tôi sẽ được đồng nghiệp ghi nhận .
Điều đó là một nguồn động viên, khích lệ đối với bản thân cũng như thắp sáng
thêm ngọn lữa nhiệt tình trong người dạy và người học . Đồng thời đó cũng là những
băn khoăn trăn trở của một người có trách nhiệm đối với công việc của mình và sự
nghiệp chung của toàn dân tộc./.

×