Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Vấn đề hình thức trong tác phẩm văn chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.89 KB, 13 trang )

Vấn đề hình thức trong tác phẩm văn chương

Lời mở đầu
………………………….
bb
L. Vưgôtxki nói rằng: “ nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà hình thức bắt đầu”. Quả thật, theo nhiều học giả khi nghiên cứu và tìm hiểu về nghệ thuật thì
chỉ một khi nào đó chúng ta tiếp xúc được với hình thức nghệ thuật của văn chương, cảm thấy sự hiện diện của nó, và qua đó nhận ra cái nội dung được tìm
thấy vốn ẩn sâu trong tác phẩm thì mới có thể nói là đã tiếp xúc với bản thân văn chương, cảm nhận văn chương. Nghiên cứu về tác phẩm văn chương và
vấn đề hình thức của văn chương không còn là việc làm mới mẻ nữa, thực tế cho thấy, nhiều nghành khoa học như: văn hoá học, thi pháp học,ngôn ngữ
học, dân tộc học, sử học, từ vựng học… với nhiều trào lưu lớn trên thế giới, nhiều học giả tên tuổi tham gia, mà những ảnh hưởng từ các công trình khoa
học xuất phát từ vấn đề này đã góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nền nghệ thuật nhân loại nói chung, văn chương nói riêng.
Qua đó giúp nhận thức của con người ngày càng đúng đắn hơn trong sáng tác, nghiên cứu, tiếp nhận văn chương. Không chỉ các tác phẩm trong hiện tại,
trong quá khứ mà còn hướng tới tương lai của bộ môn nghệ thuật đặc biệt này. Từ những nhận thức cơ bản về nhu cầu bức thiết này trong tiến trình phát
triển của nền văn học nước nhà, chúng tôi mạnh dạn trình bày với bạn đọc một vài suy nghĩ, tìm tòi của mình trong bài viết : “ vấn đề hình thức của tác
phẩm văn chương”. Theo chúng tôi đây là một việc làm không đơn giản, nội dung nghiên cứu lại rộng lớn, phức tạp, do đó những sai lầm, thiếu sót là khó
tránh khỏi. Vì khuôn khổ nên người thực hiện chỉ xin tập trung vào một số vấn đề có tầm bao quát nhất. Tài liệu được dùng khi nghiên cứu chúng tôi đặt ở
ngay bên cạnh phần trích dẫn, chỉ dùng khi cần đối chiếu với văn bản gốc ( các văn bản này phần lớn là những công trình nghiên cứu, báo, tạp chí chuyên
ngành đã được in hoặc dịch sang tiếng Việt).
Mong trong thời gian sắp tới sẽ được nhận nhiều đóng góp, ý kiến chân thành từ bạn đọc để bài viết này ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm.

I.
SƠ LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ HÌNH THỨC VĂN CHƯƠNG TRONG
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG LỊCH SỬ VÀ CÁC
TRƯỜNG PHÁI, KHUYNH HƯỚNG TIÊU BIỂU THỜI HIỆN ĐẠI.
I.1.1. Sơ lược về vấn đề hình thức văn chương trong các công trình nghiên
cứu thời cổ đại, thời trung đại.
Thực ra, từ thời cổ đại ở cả phương Đông và phương Tây đều có những công trình nghiên cứu về hình thức.
Arixtot ( ), nhà khoa học, triết học, thiên văn học của Hy Lạp cổ với cuốn “Nghệ thuật thi ca” ra đời cách chúng ta hơn 2300 năm mang tựa
đề là “Poetics”, trùng với bộ môn thi pháp học hiện nay. Trong tác phẩm của mình, ông nêu lên một học thuyết cơ bản về nguyên tắc “mô phỏng miêu
tả” các hình thức thi ca mà người Hy Lạp thời đó tiếp nhận. Theo quan điểm của Arixtot thì đặc trưng chủ yếu để phân biệt thi ca với các bộ môn


nghệ thuật khác bên ngoài văn chương như : múa, phục trang biểu diễn, trang trí sân khấu… và các phương tiện ngôn ngữ như phương thức tu từ.
Arixtot nghiên cứu thi ca như một nghệ thuật, xem xét bản chất của sáng tạo văn chương nói chung chứ không giới hạn vào việc phân tích và hệ


thống lại các yếu tố đã trở thành phương tiện thể hiện ý thức nghệ thuật một cách hạn chế. Công trình này có ảnh hưởng lớn khắp châu Âu suốt nhiều
thế kỷ sau này, do đó, sau này người ta dịch cuốn “Poetics” của ông là “Nghệ thuật thi ca”, còn thuật ngữ “Poetics” được sử dụng làm tên gọi cho
môn “ Thi pháp học”. Ở Hy Lạp cổ đại, hình thức thơ ca chủ yếu nhất là kịch.
Tại phương Đông, các học giả Trung Quốc từ rất sớm cũng quan tâm tới vấn dề này, những cuốn sách tiêu biểu có thể kể đến như: “ Văn
tâm điêu long” của Lưu Hiệp, cuốn “Thi thoại”…là những bộ sách dạy và chỉ đạo về cách làm thơ, trong đó có đề cập ít nhiều tới hình thức thơ ca.
Lưu Hiệp nhà lý luận văn học cổ của Trung Quốc trong cuốn “ văn tâm điêu long” của mình nói rằng: “ Cái văn vẻ là để trang sức cho lời nói, mà cái
đẹp là gốc ở tình cảm và tư tưởng. Cho nên tình cảm là cái sườn dọc của văn, còn lời văn là cái sợi ngang của tư tưởng. Cái sườn dọc có ngay thẳng
thì cái sợi ngang mới kết thành được”(Lưu Hiệp, Văn tâm điêu long, “tình thái”).
Ở Việt Nam, ông cha ta cũng có cho riêng mình những ý kiến rất đáng chú ý, mặc dù cho đến nay, những nhận định ấy vì nhiều nguyên
nhân nên số lượng còn lại không nhiều. Lê Quý Đôn cách đây hơn 200 năm về trước từng nói rằng: “Ta thường làm bài thơ có ba điều chính, một là
tình, hai là cảnh, ba là sự… lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội việc, gặp việc thì nói thành lời, thành tiếng” (Từ trong di sản – Nxb tác phẩm mới, Hà
Nội, 1981, tr.93). Rõ ràng, Lê Quý Đôn chú ý nhấn mạnh về yếu tố nội dung trong tác phẩm nhưng đồng thời cũng nêu bật lên vai trò của hình thức
khi sang tác văn chương.

Nhìn chung vào thời kỳ này, cá học giả thường thiên về nghiên cứu thể loại, ngôn ngữ trong sáng tác nhiều hơn, cấu trúc học được xét theo
nguyên tắc “nguyên tử
luận - Nghệ thuật” do các yếu tố nhỏ nhất liên kết với nhau mà thành, tác phẩm văn chương được hiểu về cơ bản là tổng cộng của các yếu tố đơn lẻ.

I.1.2 Thời cận đại.
Đến thời kỳ cận đại, những cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội ngaỳ càng trở nên mâu thuẫn, gay gắt, khốc lịêt. Chính trị, đạo đức, kinh tế
được quan tâm hơn, văn học phát triển rất chậm chạp, các vấn đề về mặt nội dung và chức năng của văn chương được đặt lên hàng đầu, do đó, hình
thức trở thành yếu tố ít được chú trọng.

I.1.3. Các trường phái, khuynh hướng tiêu biểu thời hiện đại
Từ cuối thế kỷ XIX, đầu XX, các trường phái nghiên cứu về hình thức xuất hiện vô cùng đông đảo, bắt đầu từ đề xuất của học giả người
Nga N. Vêxêlôpxki về hướng nghiên cứu theo trường phái thi pháp học lịch sử. Trong giai đoạn này có ảnh hưởng nhất là các trường phái: Hình thức

Nga, phê bình mới Anh – Mĩ, trường phái hiện tượng học, thi pháp học lịch sử, thi pháp học cấu trúc - ký hiệu học.

I.1.3.1. Trường phái hình thức Nga.
Ra đời năm 1914 do R. Jakobson (đứng đầu các thành viên của trường phái ngôn ngữ học Matxcova) và V.Sơlôpxki (đứng đầu các thành
viên của hội nghiên cứu ngôn ngữ thi ca thành phố S.Pêtecbua). Trường phái này là tập hợp của các tên tuổi lớn như: B.EikhenBaum, Tưnhanốp,
Girmunxki, Vinôgradốp…
Girmunxki cho rằng mọi yếu tố nội dung trong văn chương đều trở thành hình thức, góp phần giải quyết sự đối lập giả tạo nội dung và hình
thức trong văn chương như cái chứa đựng và cái được chứa đựng.
V.Sơlôpxki lên án gay gắt quan điểm cho rằng văn chương là sự bắt chước, đề cao tính độc lập, tự tại của văn chương…, ngoài ra ông còn
đưa ra khái niệm “lạ hoá” mối quan hệ giữa cốt truyện và sự kể chuyện, nêu ra vai trò của cái nhìn nghệ thuật trong đó yếu tố hình thức đối với chỉnh
thể tác phẩm văn chương. Ông phủ nhận vai trò văn chương phục vụ xã hội và văn chương là tư duy hình tượng theo quan niệm thời kỳ đó.
Nhìn chung trường phái này khá mới mẻ, độc đáo với nhiều đề xuất, sáng kiến mang tính lịch sử lâu dài. Tuy nhiên các học giả của trường
phái hình thức Nga lại quá đề cao vấn đề hình thức mà xem nhẹ tính nội dung, phủ nhận mối quan hệ giữa
văn học và đời sống, làm lu mờ quan niệm về chỉnh thể, và tâm lý trong cấu trúc tác phẩm văn chương.

I.1.3.2. Trường phái phê bình mới Anh – Mĩ.


Là trường phía ra đời sớm nhất tại Anh vào những năm 20 của thế kỷ XX, sau đó xuất hiện ở Mĩ những năm 30. Trường phái phê bình mới
Anh – Mĩ phát triển mạnh nhất vào thập niên 50. Trường phái này nghiên cứu chủ yếu về ngôn ngữ và thủ pháp hình thức, xem tác phẩm văn chương
hoàn toàn khép kín, đối lập với mọi yếu tố bên ngoài nó, họ cho rằng: “ Văn bản là đối tượng tự nó đầy đủ”.
Sau những năm 60, nghiên cứu chú ý hướng tới thể loại và loại hình, phê bình mới Anh – Mĩ mất dần sự thu hút và sau đó suy tàn nhanh
chóng. Tuy nhiên ảnh hưởng của nó có vị trí không nhỏ trong một thời gian khá dài đầu thế kỷ XX.

I.1.3.3. Thi pháp học lịch sử.
Là một trường phái của bộ môn thi pháp học, nghiên cứu sự tiến hoá của ý thức, các hệ thống thi pháp, các phương tiện, cách thức thể hiện
của ý thức nghệ thuật, hình thức nghệ thuật.
Công trình quan trọng đầu tiên về lĩnh vực này là tác phẩm “Thi pháp học lịch sử” của A.N. Vêxêlốpxki (1838 -1906) nhà văn học người
Nga. Trong công trình này, tác giả cho rằng nhiệm vụ của thi pháp học là tìm hiểu về “sự tiến hoá của ý niệm nghệ thuật và hình thức của nó”. Đối
tượng chính trong công trình của học giả người Nga là các loại thể và thể loại văn chương, phong cách và cốt truyện.

Thi pháp học lịch sử một mặt đòi hỏi xem xét các phương thức cảm nhận và đánh giá cuộc sống trong văn chương căn cứ vào hoàn cảnh ra
đời và phát triển của
chúng trong những trường hợp lịch sử cụ thể chứ không phải chỉ là những khái niệm mơ hồ, mông lung. Mặt khác nó nghiên cứu các hình thức ấy
trong mối quan hệ với nhau cũng như trong tiến trình lịch sử. Thi pháp học lịch sử nghiên cứu đối tượng quan trọng là thể loại văn chương, và sự tiến
hoá của thể loại văn chương nhưng đồng thời nó xem xét cả sự vận động của hệ thống thi pháp, các loại cốt truyện, nguyên tắc xây dựng nhân vật,
các phong cách và phương pháp nghệ thuật. Thi pháp học lịch sử không chỉ chủ yếu hướng vào tác phẩm văn chương như thi pháp học lý luận trước
đó mà còn vươn ra ở phạm vi rộng hơn, trên mặt bình diện thể loại, trào lưu và nền văn học. Thi pháp học lịch sử cho rằng ý thức nghệ thuật là sản
phẩm của lịch sử cho nên hình thức cũng là sản phẩm của lịch sử. Tuy nhiên họ lại phản đối quan điểm cho rằng khi nghiên cứu quá trình tiến hoá
của phương tiện nghệ thuật chỉ xem xét ở những yếu tố thuần tuý về mặt hình thức, hoàn toàn tách rời với nội dung.
Thi pháp học lịch sử nghiên cứu theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau, với nhiều thể loại ( từ sử thi Hy Lạp, bi kịch cổ điển Pháp, truyện thơ
Nôm Việt Nam…). Theo M.B. Khơrápchenko thì nội dung của thi pháp học lịch sử là “nghiên cứu sự tiến hoá của các phương thức, phương tiện
chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng, chức năng xã hội, thẩm mĩ của chúng, lịch sử của khám phá nghệ thuật…”

D.X Likhasốp trong tác phẩm “Thi pháp văn học Nga cổ” còn đề cập đến các hình thức khái quát, hình thức không gian, thời gian, biện
pháp, ngôn ngữ gắn liền với thời đại văn hoá. Các ý kiến phần nhiều cho rằng thi pháp học lịch sử là một bước tiến dài bộc lộ quan điểm lịch sử và ý
thgức hệ thống trong nghiên cứu văn chương của ngành khoa học ngữ văn. Ảnh hưởng của trường phái này rất mạnh mẽ, có sức thuyết phục rất cao
hiện nay.
Ngoài những trường phái chúng tôi vừa tóm tắt một cách sơ lược ra kể trên thì còn rất nhiều trường phái khác nữa như trường phái hiện
tượng học, thi pháp học cấu trúc- ký hiệu học, Mỹ học duy tâm nhưng ảnh hưởng của ba trường phái hình thức Nga, thi pháp học lịch sử và phê bình
mới anh Mĩ là có ảnh hưởng và quan tâm nghiên cứu nhiều về hình thức trong những năm đầu thế kỷ XX này hơn cả.

I.2. Ý nghĩa của việc tìm hiểu vấn đề hình thức văn chương trong các công
trình nghiên cứu trong lịch sử và các trường phái, khuynh hướng thời hiện
đại.
Dựa trên những tìm hiểu sơ lược về tổng thể bức tranh nghiên cứu trong lịch sử, những tư tưởng, phương pháp tiếp cận vấn đề hình thức
trong văn học thế kỷ XX ở các trường phái, khuynh hướng khác nhau. Chúng ta có thể nhìn nhận rõ nét về sự hình thành và phát triển của tư duy,
nhận thức thật sự đúng đắn về vấn đề “hình thức” trong tác phẩm văn chương. Cụ thể là:
- Xem văn chương với tư cách là một nghệ thuật ngôn từ, đặt vấn đề về bản thể (phương diện tồn tại của ctác phẩm văn chương), cấu trúc,
cách biểu hiện độc đáo về nội dung, khám phá vẻ đẹp tự thân của văn chương.
- Hình thức trong văn chương được hiểu là hình thức mang nội dung, có tính toàn vẹn, chỉnh thể thống nhất, có quá trình phát triển, tiến

hoá, tác phẩm văn chương không phải là một văn bản khép kín, nó có mối quan hệ mật thiết, qua lại với các yếu tố bên ngoài như: con người, thiên
nhiên, lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội…Nghiên cứu hình thức là nắm bắt được cái nội dung được biểu hiện nhờ hình thức đó.
-Với khái niệm hình thức mang nội dung trong tác phẩm văn chương người ta nhận thấy toàn diện hơn về một lĩnh vực hình thức văn học
rộng lớn, phong phú, đa dạng vốn còn nhiều điều chưa được giải quyết thấu đáo. Từ đó mở ra một cánh cửa đầy triển vọng cho việc nghiên cứu, sáng
tác, và tiếp nhận tác phẩm văn chương.


Giúp chúng ta đi từ cảm nhận hình thức đến nắm bắt nội dung, tránh những suy diễn chủ quan, hoặc cách phân tích xã hội học dung tục xa lạ với bản
chất thẩm mĩ cao đẹp của văn chương.
-Khoa học ngày càng phát triển, văn học với tư cách là một khoa học cũng cần có sự đổi mới theo xu hướng tích cực hơn nữa, thêm vào đó
đòi hỏi phải phân hoá các ngành nghiên cứu để đi sâu hơn vào việc tìm hiểu khám phá thế giới với muôn hiện tượng phức tạp, bí ẩn. Nhìn vào thực tế
hiện nay, ở cả mặt sáng tác của nhà văn, nhà thơ, nghiên cứu văn chương, phê bình văn chương của giới học giả, nhà phê bình cho đến việc tiếp nhận,
cảm thụ văn chương của độc giả đang ở mức độ rất giới hạn chưa đáp ứng được nhu cầu từ thực tế. Văn học là một bộ môn đặc biệt, một khoa học
của tâm hồn, nên khi chúng ta có chính sách phân ngành, phân nhánh hợp lý không những không làm mất đi sự toàn vẹn trong việc nghiên cứu mà
trái lại, việc làm được là rất to lớn, tránh hiện tượng giậm chân tại chỗ, thiếu năng lực khám phá nội tại của các hiện tượng trên nhiều cấp độ, cấp bậc
khác nhau.

II. HÌNH THỨC VÀ TÍNH CHỈNH THỂ CỦA HÌNH THỨC TRONG
TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG.
Nghiên cứu về hình thức với quan điểm xem nó là đối tượng đặc thù của khoa học thì thi pháp học là ngành khoa học thể hiện sự quan tâm
nhiều nhất. “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu về văn học như là một nghệ thuật” ( Girmunxki). Từ định hướng ban đầu đó người ta đi vào
nghiên cứu cái nghệ thuật, văn chương ấy như thế nào, nó ra làm sao. Theo quan điểm của các học giả thuộc trường phái lý luận Nga đầu những năm
20 thế kỷ XX mà tiêu biểu là Girmunxki cho rằng mọi yếu tố nội dung trong văn chương đều trở thành hình thức, góp phần giải quyết sự đối lập giả
tạo nội dung và hình thức trong văn chương như cái chứa đựng và cái được chứa đựng, hình thức quyết định chỗ đứng của nội dung văn chương. Mà
hình thức là cấu tạo bằng chất liệu của ngôn từ. Cuối cùng ông ta cho rằng, nghiên cứu các thủ pháp chất liệu ngôn từ và tính thống nhất của hình
thức ấy là phong cách ( V.Girmunxki, Nhiệm vụ của thi pháp học ( 1919-1923), trong sách Lý luận văn học- Thi pháp học- Phong cách học,
Lêningrat, 1977, Tr. 15, bản Nga văn). Các tác giả khác như Sơlôpxki, Eikhenbaum lại bắt đầu nghiên cứu thi pháp từ thủ pháp, bố cục, âm hưởng,
giọng điệu, chủ đề, những yếu tố hình thức riêng lẻ, chưa tính đến chỉnh thể nội tại của tác phẩm( Xem nhận định chung của M. Bakhtin trong sách:
Phương pháp hình thức trong nghiên cứu văn học, 1928).
F. de Xotxuya, đại diện của trường phái thi pháp học chủ nghĩa cho rằng ở văn chương, mọi tác phẩm đều là biểu hiện cá biệt của diễn ngôn

văn học. Có quan điểm này là bởi ông vận dụng nguyên tắc đối lập ngôn ngữ với lời nói. Cũng như ngôn ngữ học cấu trúc không nghiên cứu lời nói ,
cũng không nghiên cứu tác phẩm cụ thể mà chỉ nghiên cứu cấu trúc cuẩ diễn ngôn văn học trừu tượng đó mà thôi. J.Kobson, nhà nghiên cứu chủ
nghĩa cấu trúc , ngay từ năm 1928 đã dùng khái niệm “tính văn học” để phân biệt văn bản văn học với văn bản phi văn học, mà tính văn học, tính thơ
là do cấu tạo chất liệu ngôn ngữ mà thành. Ông cũng xác định : “ Thơ là một ngôn ngữ mang chức năng thẩm mỹ”, “ thơ là phát ngôn lấy biểu đạt
làm mục đích” ( Thơ ca đương đại Nga, R.J.Kobson, Tác phẩm về thi pháp học, M, 1987, tr.7). Ông chú ý tới hình thức gây khó khăn cho việc tiếp
nhận thông thường để hướng tới chức năng thơ, đến 1960, J. kobson lại một lần nữa chỉ ra định chế: “đem nguyên tắc đồng đẳng (đẳng trị) từ trục lựa
chọn chiếu xạ vào trục kết hợp”. Phát hiện này có ý nghĩa nhưng nó vẫn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng. Thứ nhất, nó không gì khác là lối
tư duy thể hiện một quan điểm mĩ học hạn hẹp mà M. Bakhtin từng gọi các quan điểm tương tự là “mĩ học chất liệu”.( M.Bakhtin, Vấn đề nội dung,
chất liệu và hình thức trong sáng tác nghệ thuật ngôn từ// Những vấn đề văn học và mĩ học, M, 1975, tr.12). Phương pháp nghiên cứu của J. Kobson
vô hình chung quy cho thơ chỉ là chất liệu được tổ chức một cách đặc biệt theo nguyên tắc biến đổi tự thân, mà không phụ thuộc vào nguyên tắc nhận
thức, biểu hiện của chủ thể. Thứ hai, như nhà lý luận chỉ ra rằng: trong mô hình phát ngôn 6 thành phần của mình bao gồm:
- Khoa học phải là khoa học có hệ thống.
- Nghiên cứu văn học trước tiên phải đi tìm quy luật nội tại của nó.
- Phân tích chức năng các yếu tố văn học.
- Kết hợp đồng đại và lịch đại.
- Tác phẩm cá biệt là “lời nói”, văn học một thời đại là ngôn ngữ. Nghiên cứu phải phát hiện ra “ngôn ngữ” của văn học.
- Nghiên cứu loại hình cấu trúc văn học và loại hình diễn biến của văn học.
Nhưng ông lại bỏ qua mất cái ngữ cảnh hư cấu của thơ văn, và quên mất địa vị song trùng (có tính chất hư cấu) của người phát tin và người
nhận tin trong văn chương, hay nói cách khác là ông đã bỏ quên hình tượng của phát ngôn( Xem ý kiến của J.Stuart Mille trong sách: Chủ nghĩa cấu
trúc trong văn học của Robert Scholes, Nxb Tam liên, Bắc Kinh, 1988, tr.42). Tuy nhiên quan điểm này có ảnh hưởng rất rộng rãi lúc bấy giờ.
Tz. Todôrốp cũng đi theo hướng nghiên cứu về mặt cấy trúc, không đề cập tới tác phẩm cụ thể, cái mà ông quan tâm là bản chất trừu tượng
của kiểu diễn ngôn văn học, quan tâm tính văn học. Nghiên cứu của ông vẫn nằm trong phạm vi ngôn ngữ học, thi pháp học chất liệu. Song khách
quan mà nói, đóng góp của ông là không hề nhỏ, công trình “ Hệ thống các khách thể hư cấu, điểm nhìn”, là một điểm nhấn quan trọng nhất.
Lý thuyết tự sự học hiện đại cũng đi theo con đường của các học giả trên, nó chỉ nghiên cứu cấu trúc, ngữ pháp của tự sự nói chung- “diễn
ngôn tự sự”, không nghiên cứu một thể loại nào một cách cụ thể cả. Các thể loại như tiểu thuyết, truyện thơ, sử thi, truyện ngắn nằm trong số đó. Đây
là hướng nghiên cứu có nét riêng, mang một ý nghĩa cụ thể. Nhưng nó chưa thể đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của thời đại ngày nay.
Đồng thời với những quan điểm trên, người ta còn chỉ ra rằng có một hướng nghiên cứu khác về vấn đề hình thức. Văn chương được những
người theo hướng thứ hai này khám phá từ khái niệm hình tượng và tính hình tượng. Chúng vốn là một phương diện cơ bản của không chỉ văn
chương mà còn của mọi ngành nghệ thuật khác nữa. Tuy nhiên hình tượng trong quan niệm của họ là một khái niệm trừu tượng. L.I. Timôphêev định
nghĩa: “ Hình tượng là bức tranh về đời sống vừa cụ thể vừa khái quát được sáng tạo bằng hư cấu và có ý nghĩa thẩm mĩ” ( L.I. Timôphêev, nguyên

lý lý luận văn học, Nxb Giáo dục, m, 1976, tr.60), ông cho rằng, hình tượng này nằm ngoài ngôn từ và văn bản, ông phủ nhận vai trò của ngôn từ
trong sự tạo thành hình tượng, mà đơn thuần ngôn từ chỉ là một phương tiện biểu hiện bề ngoài không hơn không kém. Văn chương dựa trên quan
điểm của họ cần được nghiên cứu bằng chi tiết, những yếu tố nhỏ, bởi hình tượng là do những chi tiết tạo thành.


Ở cả hai hướng nghiên cứu kể trên chúng ta dễ dàng nhận thấy chúng tồn tại nhiều khuyết điểm, hạn chế. Sau này G.Poxêlov đã khắc phục
quan niệm nước đôi của Turmôpheev vừa xem hình tượng vừa là nội dung, vừa là hình thức. Ông cho ra đời học thuyết về các phương diện và các
yếu tố cấu thành, tổ chức nên tác phẩm riêng lẻ. Ông đưa ra khái niệm cho rằng hình thức bao gồm ba yếu tố: ngôn từ, kết cấu và chi tiết tạo hình
khách thể, nhưng đây chỉ là hệ thống các phương tiện vật chất biểu hiện nội dung tinh thần ( Poxpêlov. G.N. Chủ biên, dẫn luận nghiên cứu văn học,
M., 1976, 1976, tr.24. Poxpêlov G.N. Nghệ thuật và mĩ học, M,.1984, tr.119-120). Hình thức trong nhận thức của G.Poxelov vẫn được hiểu ở tầm yếu
tố, phương diện vật chất, thiếu những mối liên hệ nội tại, chưa cho phép người ta khám phá hình thức chỉnh thể.
Hình thức nghệ thuật của văn chương bao gồm cả hình thức văn bản ngôn từ và hình thức hình tượng thống nhất thành văn bản nghệ thuật. Về
nguyên tắc, hình tượng là ý nghĩa văn bản của ngôn từ, nhưng nó lại là yếu tố thống nhất văn bản ngôn từ vào một chỉnh thể mới, do đó không thể bắt
đầu nghiên cứu từ một trong hai yếu tố trên, mà phải là chỉnh thể thống nhất của chúng là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương.
Về nguyên tắc, hình thức của tác phẩm căn chương là sản phẩm của sự sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Trong văn học viết giai đoạn đỉnh cao
nó bộc lộ là hình thức có cá tính. Chỉ có hình thức mới các giá trị thẩm mĩ, các yếu tố của hình thức như ẩn dụ, so sánh, hoán dụ… các khuôn hình có
thể lặp lại như mô hình thơ lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, cổ phong…tự chúng chưa phải là hình thức của tác phẩm văn chương. Hình thức cần
được nghiên cứu sát sao hơn nữa, vẫn còn nhiều khúc mắc với các phạm trù: “ hình thức của hình thức”, “hình thức biểu biện nội dung”, “hình thức
gắn với nội dung”, “hình thức chỉnh thể”. Trách nhiệm của những người học văn, và tìm hiểu văn chương, nghiên cứu văn chương hơn hết là phải
nắm bắt được khái niệm, nghiên cứu về hình thức riêng lẻ, hệ thống các phương thức, phương tiện riêng kẻ mà cần xây dựng cho mình khái niệm về
hình thức toàn vẹn, chỉnh thể. Đó là điều kiện cần , đủ và tiên quyết để khám phá hình thức với hết những chất thơ, những vẻ đẹp, cái đẹp của vấn đề
hình thức trong tác phẩm văn chương nói riêng, tác phẩm nghệ thuật nói chung.

III.

HÌNH THỨC BÊN TRONG, HÌNH THỨC BÊN NGOÀI, MỐI QUAN HỆ GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC.

III.1. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức.
Triết học khẳng định, ở bất kì sự vật hiện tượng nào trong tự nhiên và xã hội đều mang trong nó hai yếu tố nội dung và hình thức. Nội dung là
những yếu tố, quá trình làm nên sự vật, hiện tượng, hình thức là sự biểu hiện, sự tổ chức, trật tự phương thức tồn tại của nội dung.

Nội dung và hình thức là hai mặt mâu thuẫn với nhau,nhưng giữa chúng có sự thống nhất, chúng không tách rời mà đan xen vào nhau, chuyển
hoá cho nhau. Một trong hai yếu tố này thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của yếu tố kia, ví như nội dung bị thay đổi thì hình thức buộc cũng phải thay
dổi cho phù hợp, hình thức bị phá huỷ thì nội dung cũng vì đó mà không còn tồn tại nữa. Thời cổ đại, Arixtot, rất coi trọng về hình thức, với luận
điểm của mình: “chất liệu cộng với hình thức thì tạo thành bản chất của sự vật”, trong “bút ký triết học’ của mình Lênin cũng nói: “ Hình thức mang
tính bản chất. Bản chất được biến thành hình thức”.( V. lênin, Toàn tập, T.29, tr.129. Bút ký triết học)
Xã hội loài người đã trải qua năm chế độ xã hội khác nhau, mà mỗi thời kỳ đều tương ứng với nội dung và hình thức của xã hội ấy xã hội ấy,
chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đều là các hình thức xã hội tương ứng với nội dung sức sản xuất và quan hệ sản xuất trong nó.
Chủ nghĩa xa hội lại thể hiện sự tiến bộ hơn cả của nó, đó là mối quan hệ công bằng, tự do, dân chủ, văn minh, trong xã hội đó, mọi người đều có
quyền bình đẳng với nhau, không còn tình trạnh người bóc lột người, nội dung và hình thức của chủ nghĩa xã hội gắn chặt với nhau.
Hêgel từng viết: “Hình thức là nội dung mà trong tính xác định cao độ của nó thì hình thức còn là quy luật của các hiện tượng”. ông cho rằng
ở hình thức tồn tại hai dạng đó là: “hình thức bên trong” và “hình thức bên ngoài”. Với logic của mình, ông lập luận: “hình thức đồng thời vừa chứa
đựng bản thân nội dung, vừa là một cái gì nằm ngoài nội dung”, do đó hình thức và nội dung thường chuyển hoá vào nhau trong suốt quá trình phát
triển. Hêgel viết: “Nội dung chẳng phải gì khác, mà là sự chuyển hoá của hình thức vào nội dung, còn hình thức cũng không phải gì khác, mà là sự
chuyển của nội dung vào hình thức” ( G.V.Ph. Hêgel, Logic học- Tác phẩm, T.1, M-L, 1930, tr.223-224, trích theo sách lý luận văn học của G.N.
Poxpêlov (1978)).
Hêgel giải thích về vấn đề này vào khía cạnh nghệ thuật: “ Các hình thức của nghệ thuật với tư cách là sự mở ra của cái đẹp có cội nguồn ở
trong tư tưởng, do chỗ tư tưởng thực hiện và miêu tả nó thông qua hình thức, và mặc dù tư tưởng xuất hiện trong tính xác định trừu tượng hay trong
tính xác định cụ thể thì nó cũng hiện hình qua hình thức biểu hiện thực tại nào đó…Hai mặt đó trực tiếp liên hệ với nhau, và sự hoàn thiện của tư
tưởng với tư cách là nội dung cũng là sự hoàn thiện của hình thức, còn các khuyết điểm của hình thức nghệ thuật cũng bộc lộ đồng đều sự thiếu hoàn
thiện của bản thân tư tưởng, bởi vì tư tưởng tạo thành ý nghĩa nội tại của các hiện tượng bề ngoài và trở thành thực tại trong đó đối với chính nó”.
Qua quan điểm trên của logic học Hêgel, chúng ta thấy, ông đã khẳng định sự chuyển hoá qua lại giữa hình thức và nội dung, nhưng đồng thời cũng
nhấn mạnh vai trò chủ đạo của nội dung, hình thức bên ngoài, hình thức bên trong, cũng như sự gắn bó giữa các yếu tố này.
Trong văn chương, mối quan hệ này lại càng mang tính đặc thù của riêng nó. Vốn dĩ, văn chương là sự phát ngôn, là sự biểu đạt, một loại
ngôn từ, một phương tiện giao tiếp về mặt tình cảm của con người, mà dù trải qua nhiều thế kỷ cách bịêt, nó vẫn giúp con người hiểu về nhau, hiểu
về một thời đại đã xa một cách ưu việt nhất. Không phải hình thức nào cũng có chức năng biểu hiện, nhưng trong nghệ thuật, trong văn chương nhất
thiết phải có. Đây là điều kiện tiên quyết. Sự thống nhất về hình thức và nội dung trong văn chương nên hiểu là nội dung hoá thân vào hình thức, hình
thức biểu đạt cho nội dung, mang tính nội dung. Xét cụ thể hơn, chúng ta thấy rằng, hình thức là phương thức tồn tại và biểu hiện của nội dung tác
phẩm văn chương, nó hàm chứa mọi quy tắc biểu đạt và biểu hiệncho sự phong phú của nội dung thật sự bao quát. Không phải riêng ai, mà bất kỳ
một người nào muốn đi vào nghiên cứu, tìm tòi mặt nội dung của tác phẩm đều phải mở được cánh cửa hình thức này, tức là chỉ có một con đường
duy nhất: “đi sâu khám phá hình thức”.

Hình thức trong ở bất kỳ tác phẩm văn chương chân chính nào phải là một sáng tạo nghệ thuật để thức dậy khinh nghiệm sống và tình cảm,
suy nghĩ nơi người thưởng thức, tiếp nhận nó. Văn chương có khả năng thật kỳ lạ,nó có khả năng bắt ta khóc cười tại chỗ, có thể là kích thích niềm
vui sướng, hy vọng, ước mơ, nhưng nó cũng có thể khơi dòng thù hận, căm ghét, chán nản, vô vọng. Thậm chí văn chương buộc người đọc dần nhận
thấy những sai lầm, thiếu sót trong bản thân mình để mà thay đổi tích cực hơn, sống tốt hơn. Trong văn chương có rất nhiều ví dụ : Tâm sự với người
chị gái của mình là Ulianôva Êlidarova, Lênin nói đại ý rằng khi đọc truyện ngắn “ phòng số sáu” của Tsêkhốp, Người cảm thấy ngột ngạt, oi bức và
như chính mình đang bị giam trong một cái “phòng số sáu” nào đó tại Sahara nóng bỏng đến nỗi Người không thể chịu nổi được nữa, phải vùng đứng
lên và đi ra khỏi phòng làm việc”( Hồi ký những người thân viết về Lênin, Nxb Quốc gia Matxcơva, 1955, tr.36).


III.2. Hình thức bên ngoài.
Tác phẩm văn chương nào cũng có hình thức văn chương cụ thể, trước hết là hình thức bên ngoài- Thơ, văn xuôi, hoặc kịch. Thơ thì có loại
câu bốn chữ, năm chữ, sáu chữ, có khi là bảy, tám chữ, hoặc nhiều hơn nữa, có thể dài, ngắn đan xen nhau. Bài thơ có thể chia khổ hoặc không, vần
ôm hoặc gián cách và vần lưng có thể dùng từ ngữ Hán Việt hay nôm na, nhiều từ ít lấp láy, nhiều ít trùng điệp, có thể sử dụng tục ngữ, khẩu ngữ
hoặc không. Câu thơ có sử dụng ngôn ngữ phân tích hay ngôn ngữ ý tượng, dùng nhiều, ít ẩn dụ, ví von, hình ảnh dễ hiểu hay khó hiểu, sử dụng điển
cố điển tích ( nhiều trong thơ cổ)…Hình thức bên ngoài là sự thực hiện bằng vật chất cái khách thể thẩm mỹ bên trong. Đó là hình thức ấn loát
chiếm một số lượng trang giấy, khi đọc chiếm một khối lượng thời gian vật chất, chỗ ngừng dày hoặc thưa, âm thanh trầm hay bổng. Không có hình
thức này thì tác phẩm văn chương không thể tồn tại.
Hình thức bên ngoài còn là các hình tượng quy phạm cố định của thể loại, có thể được lặp lại và sử dụng vào các tác phẩm khá nhau, như hình
thức cá thể thơ. Hình thức bên ngoài còn là các thủ pháp mà người ta có thê áp dụng vào các trường hợp khác nhau như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, kể
xen, kể ngược… Các yếu tố này tự chúng chưa tạo nên hình thức của tác phẩm văn chương.
Những yếu tố khác của hình thức bên ngoài như dùng từ đẹp, từ kêu, chau chuốt, có hình ảnh bóng bẩy…thực tế chưa phải là hình thức nghệ
thuật của tác phẩm văn chương. Datônxki từng nhận xét trong tác phẩm “ Những định hướng nghệ thuật của thế kỷ XX” của mình như sau: “Đồng
nhất hình thức nghệ thuật với kỹ thuật văn chương là một sai lầm hết sức thâm căn cố đế” (Đ. Datônxki, Những định hướng nghệ thuật của thế kỷ
XX, M., 1988, tr. 25).
Trong sự nghiệp của Đại văn hào Bandắc, nhiều người chê văn của ông là những thứ tồi tệ, không có phong cách gì đặc biệt cả. Đến lượt
mình, ông lại chê văn của Standarn là thiếu sự nhuần nhuyễn, trau chuốt. Đó chỉ là khen chê văn chương theo phép tu từ học quy phạm mà thôi.
Nhưng vì cớ gì câu văn lại cứ phải chau chuốt?, văn chương không tồn tại những quy tắc bất biến, nó có thể thay đổi theo, từng thời kỳ, từng trường
phái, từng tác giả…
Hình thức bên ngoài là yếu tố không thể thiếu đối với văn chương. Nó là bộ khung, giá đỡ, là diện mạo tối thiểu cần thiết của tác phẩm, nhưng
tự chúng chưa đích thực đã là hình thức nghệ thuật của văn chương.


III.3.

Hình thức bên trong.

Hình thức nghệ thuật đặc trưng của văn chương là hình thức bên trong, là hình thức cảm thấy, nhìn thấy.
Từ rất sớm, khái niệm này đã được tìm hiểu và phát biểu bởi nhà triết học Plotin người Hy Lạp ( sống vào khoảng thế kỷ III CN). Theo ông
này, hình thức bên trong đối lập nó với hình thức bên ngoài: “ Hình thức được làm ra” và ông xem nó là “ hình thức tạo hình thức”, tức là không phải
hình thức khách thể mà là hình thức chủ thể của hành động” ( A.Ph. Losev, Lịch sử mĩ học cổ đại,, T.6, Thời kỳ hy Lạp hoá muộn, M., 1980).
Khái niệm của Plotin về sau ảnh hưởng rất nhiều đến các tác phẩm của Hêgel, Goth, Orca Vancen, Sephtơêri…, Humbon và Potevnha sử dụng
vào ngôn ngữ để chỉ hình ảnh ẩn dụ do từ ngữ tạo ra, rất hạn hẹp. P. Phlorenxki, nhà Mỹ học người Nga lại xem hình thức bên ngoài của ngôn từ là
thành phần bất biến, ai cũng cần có, là phần cứng có thể ví với cơ thể con người. Theo ông ta, “hình thức bên trong có thể ví với tâm hồn. Hình thức
nội tại làm cho ngôn từ có khả năng tiếp nhận dấu ấn của cách dung từ ngữ của tôi, nhu cầu tâm hồn của tôi, và không phải của tôi nói chung mà là
cái tôi trong cái lần duy nhất của lịch sử thế giới”. ( P. Phlôrenxki, Cấu tạo của ngôn từ// kontekxt- 1972, M., 1973, tr.349)Quan niệm nhìn hình thức
văn chương duới cái nhìn hai lớp trên của P. Phlorenxki được nhiều người tán thành.
Nhà ngôn ngữ học Hemlxiev cũng chỉ ra một sự phân biệt rất quan trọng, vượt ra ngoài ý nghĩa ban đầu của ngôn ngữ. Theo ông, mỗi kí hiệu
được chia ra làm hai thành phần: cái biểu đạt và cái được biểu đạt. trong đó, cái biểu đạt tạo thành bình diện biểu hiện, còn cái được biểu đạt tạo
thành bình diện nội dung của cái biểu đạt, mỗi bình diện lại có hai cấp độ: hình thức và thực thể. Helmxiev cho rằng: hình thức là cái có thể được
miêu tả một cách triệt để, giản đơn, và không có mâu thuẫn với ngôn ngữ học mà không cần dựa và tiền đề siêu ngôn ngữ học, còn thực thể là toàn bộ
các bình diện hiện tượng ngôn ngữ chỉ đựoc miêu tả bằng cách dựa vào các tiền đề siêu ngôn ngữ học.
Ông còn chỉ ra mỗi cấp độ được chia làm hai bình diện, nên ta có:
-

Thực thể biểu hiện (âm thanh, phát âm, yếu tố không hoạt động do ngữ âm học xem xét…).

Hình thức biểu hiện: được tạo thành bởi các quy tắc lựa chọn và kết hợp, hình thức này được thể hiện qua hai thực thể là âm thanh
và chữ viết.
-

Thực thể nội dung: như các bình diện tư tưởng, tình cảm, khái niệm của cái được biểu đạt, ý nghĩa tích cực của nó.


Hình thức của nội dung: là hình thức tổ chức các quan hệ của các yếu tốđược biểu đạt, có được nhờ sự hiện diện hay vắng mặt của
các dấu hiệu ngữ nghĩa tương ứng.
Cách phân biệt trên cho chúng ta thấy “chức năng thơ” mà J. Kobson nêu ra chỉ nằm trong hình thức biểu hiện ( hình thức của hình thức) mà
chưa dề cập đến hình thức của nội dung, còn hình thức nội dung ở đây mới đề cập đến phương diện có tính khách thể của cái được biểu đạt.
Tuy nhiên, phải công nhận rằng, hình thức bên trong với tư cách là hình thức tạo hình thức, trong khi hàm chứa trong hình thức của khách thể
thẩm mỹ được sáng tạo trong tác phẩm văn chương, lại chính là hình thức của chủ thể dùng để sáng tạo và tri giác cảm nhận thế giới. nhà văn có thể
cắt rời chuỗi sự kiện liên tục, có thể chấm dứt ở chỗ sự việc chưa chấm dứt, có thể nối kết các sự việc không liên hệ, liên tục để tạo thành sự toàn vẹn
cho một tác phẩm văn chương cụ thể.


Bakhtin gọi đây là “ hình thức kiến tạo” (arkhitektonika) để phân bịêt với hình thức kết cấu thuần tuý kỹ thuật bên ngoài, từ đó ông chỉ ra bản
chất chủ thể của nó.
Ví dụ, hình thức kết cấu bề ngoài của kịch là đối thoại, chia hồi cho hành động, còn kết thúc bi kịch hay hài kịch là hình thức bên trong, hình
thức kiến tạo. Nhịp điệu để sắp xếp trật tự các âm thanhcho người ta nghe được là hình thức bên ngoài, còn nhịp điệu hướng tới cảm xúc, tâm trạng
của người xem là hình thức bên trong, nó gần như hoàn thiện ở việc tạo ra một căng thẳng, một ý nghĩa.
Hình thức bên trong là hình thức cái nhìn nghệ thuật của một tác phẩm văn chương, là sự hiện diện của cái nhìn nơi bản thân nhà văn, yếu tố
quy định cách tạo hình cho tác phẩm. “ không hiểu được hình thức mới của cái nhìn thì không hiểu đúng được những gì trong cuộc sống lần đầu
tiênđược nhìn thấy và được phát hiện bởi hình thức đó. Hình thức nghệ thuật hiểu cho đúng thì không tạo dựng hình thức cho nội dung có sẵn, và đã
tìm được, mà là hình thức phát hiện và cho thấy lần đầu tiên một nội dung nào đó.( M. Bakhtin, Những vấn đề thi pháp Đôtxtoievki)
Hình thức bên trong cho chúng ta thấy sự vận động, phát triển, sự phong phú và đa dạng của ý thức nghệ thuật, tư duy nghệ thuật mà tác giả
thể hiện trong tác phẩm văn chương. Khi tìm tòi và đi sâu vào vấn đề này, chúng ta mới nhận thức được rằng, trong sáng tác của mỗi tác giả, hình
thức nội tại thật đa dạng, chúng có thể là những hình thức vận dụng ngôn ngữ muôn thuở trong văn chương của con người như( so sánh, ẩn dụ, định
ngữ…), cũng có khi chúng lại hiện lên nhiều hình thức bên trong không lặp lại ( thơ luật, lục bát, song thất lục bát…). Con đường tìm hiểu về quy
luật của tác phẩm văn chương và sáng tạo của nhà văn bắt đầu từ những yếu tố không còn là xa lạ như thế.

IV.

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG CHỈNH THỂ CỦA HÌNH
THỨC VĂN CHƯƠNG .


Văn bản ngôn từ nếu nhìn nhận khách quan, mới chỉ là một biểu hiện hình thức bề ngoài của tác phẩm văn chương mà thôi. Một tác phẩm
văn chương chỉ thực sự là toàn vẹn khi nó xuất hiện với tư cách là một thế giới nghệ thuật, một chỉnh thể thống nhất, không thể tách rời.
Trong lịch sử, thời cổ người Trung Quốc đã dùng những khái niệm như “ thi đích cảnh giới” (cõi thơ), “ý cảnh” ( cõi ý) để gọi những tác
phẩm thơ. Nhà văn Sêđơrin cũng từng nhận xét: “ Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ, mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong
bảnt thân nó. Đó là những ý kiến khi xem xét tác phẩm văn chương như một thế giới.
Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có ý kiến thống nhất cho vấn đề này. Có người xem đó là thế giới thống nhất chủ quan và khach quan, hiện thực
và lý tưởng. Có người lại xem đó là thế giới thống nhất giữa hình thức với nội dung. Có người hiểu đó là thế giới có mục đích, có người hiểu đó là
thế giới có mục đích, có trật tự, đã hoàn thành, có ý nghĩa ( N.L. Lêiderman, Sự vận động của thời gian và quy luật của thể loại, Xverlovxki). Có
người xác định đó là thế giới thống nhất hình thức nội dung như một hình tượng nghệ thuật (Đỗ Xuân Hà, Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa
trong giai đoạn hiện nay, Hà Nội, 1987)… Từ những khái niệm “thế giới” nêu trên, chúng ta có thể hiểu, những ngưòi đưa ra các quan điểm trên đều
hiểu thế giới trong tác phẩm văn chương là sản phẩm sáng tạo mang tính cảm tính, có thể cảm nhận được của nhà văn, một kiểu tồn tại đặc thù, vừa
trong chất liệu, vừa trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất mọi yếu tố đa dạng trong tác phẩm. Thế giới trong tác phẩm văn chương
có cấu trúc, ý nghĩa riêng, nó chịu sự chi phối của quan niệm nghệ thuật của tác giả và thế giới như một quy luật tuyệt đối.Thế giới nghệ thuật trong
tác phẩm văn chương là một cấu tạo hữu hạn, có tính ước lệ so với thế giới thực tại, quy luật tồn tại và phát triển của thế giới này là hình thức cuả nó.
một thế giới có bắt đầu và có kết thúc. Nó được miêu tả ra, mọi chi tiết, bộ phận đều có ý nghĩa riêng nhưng tương quan so với chỉnh thể của thế giới
này, càng cảm nhận thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn chương tinh tế bao nhiêu thì càng nắm được sâu sắc ý nghĩa của nó bấy nhiêu. Không nên
chỉ đánh giá một cách cảm tính về hình thức bên ngoài của thế giới nghệ thuật để rồi đem nó so sánh với thế giới thực tại và coi đó là cách đánh giá
giá trị tác phẩm, quan điểm trên là sai lầm. Tác phẩm văn chương là một thế giới khác với thế giới thực tại, không hoà tan vào thực tại, nó là nó. Điều
quan trọng là khám phá quy luật nội tại tạo thành hình thức nó, mã văn hoá, nghệ thuật của nó để rồi từ đó tạo cơ sở choviệc miêu tả, cảm thụ tác
phẩm văn chương thêm sâu sắc hơn.

V.

CÁC YẾU TỐ CỦA THẾ GIỚI BÊN TRONG TÁC PHẨM VĂN
CHƯƠNG.

Nhằm khám phá cái “hình thức tạo hình thức” hay logic, “cái lý của hình thức” trong tác phẩm văn chương, chúng tôi lại đi sâu vào thế giới
bên trong tác phẩm văn chương.
Cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác, “thế giới bên trong của tác phẩm văn chương có những quy luật, tác động qua lại riêng của nó, có

các kích thước riêng, có ý nghĩa riêng như là một hệ thống”( D.X.Likhasov, Thế giới bên trong của tác phẩm nghệ thuật. Những vấn đề văn học, số 81968, tr.76). Đó là mô hình được nhà văn sử dụng làm cơ sở cho việc tổ chức tác phẩm, miêu tả đối tượng. Nó có thể là con người, thế giới ( thời
gian, không gian, màu sắc, đồ vật…).
Thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn chương không chỉ là thế giới được miêu tả, nó còn là thế giới miêu tả, thế giới của nhân vật trữ tình,
của người kể chuyện nữa. Tóm lại, yếu tố của hình thức bên trongchính là hình thức bên trong của các yếu tố tạo thành thế giới nghệ thuật, các yếu tố
này ràng buộc lẫn nhau, cố kết với nhau tạo thành một hình thức chỉnh thể, một chỉnh thể hoàn chỉnh.

VI.

TÍNH QUAN NIỆM CỦA HÌNH THỨC TRONG TÁC PHẨM VĂN
CHƯƠNG.


Quan niệm trong mục này là một cách hiểu mà chúng tôi sử dụng để nói về cách giải thích, nguyên tắc cấu tứ, xây dựng trong hình thức tác
phẩm văn chương. Quan niệm có ý nghĩa rất to lớn trong việc hình thành hình thức. Nhưng tính quan niệm không phải là khái niệm hoá, công thức
hoá hình thức, mà là nội hàm quan niệm trong hình thức hình thành trong cảm nhận. Trong văn chương, có khi trong quá trình sáng tác, nhà văn
không tự giác được quan niệm của mình. Vấn đề cốt yếu chính vẫn là trong các yếu tố hình thức có sự ngưng kết một quan niệm về đời sống. Chẳng
hạn trong Truyện Kiều, quan niệm mà Nguyễn Du áp dụng là:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”
Không thể phủ nhận quan niệm này không có ảnh hưởng chi phối đến việc xây dựng tác phẩm, thậm chí, ngược lại, nó có tác dụng cực kì to
lớn giúp Nguyễn Du truyền tải được cái tài, sự sáng tạo, tư tưởng nhân đạo của mình qua tác phẩm tác phẩm, hình thành tính quan niệm trong hình
thức cảm thụ và miêu tả của Truyện Kiều.
Gasov, nhà nghiên cứu văn chương rất nổi tiếng khi bàn về vấn đề này cũng cho rằng: “ Thế giới quan đông cứng lại” trong hình thức, làm cơ
sở cho việc miêu tả các hiện tượng mới. Theo ông, các hình thức thần thoại, bi kịch, sử thi, trữ tình đều hàm chứa một quan niệm về thế giới. Sẽ là gì
nếu trong thần thoại không phải là quan niệm về thế giới và con người là do những lực lượng siêu nhiên tạo ra ( Nữ Oa vá trời, cột chống trời…),
những hiện tượng trong tự nhiên được những con người trong thời sơ khai gán cho một sức mạnh kỳ bí, bộc lộ cho nhận thức còn hạn chế cuả thời
đại truyền thuyết ra đời. Hay ví như, đối với bi kịch, nó mang quan niệm xung đột giữa cá nhân với định mệnh, giữa tình cảm với lý tri, giữa cá nhân
với sứ mệnh, trách nhiệm cao cả…những cái đó “được hiểu như một tất yếu mà con người không thể vượt qua” ( G.D. Gasov, Tính nội dung của hình
thức nghệ thuật ( sử thi, trữ tình, kịch), M., giáo dục, 1968). Quả thật, quan niệm nghệ thuật về văn chương đã tạo thành một giới hạn của việc miêu
tả.

Cách dùng quan niệm để chỉ hình thức trừu tượng này từ rất sớm được Platon (triết gia cổ đại người Hy Lạp) đề cập bằng từ “Idea” với nghĩa
là: tình trạng, hình thức, lý thức, về sau Aritxtot lại dùng nó để chỉ về hình thức nhìn thấy cụ thể. Ngày nay người ta cũng dùng các khái niệm như:
Archetype, model, Prôttype để chỉ về hình thức. Tính quan niệm gắn liền với sự cảm nhận vô thức nhưng không phải quy tất cả vào vô thức.
Hình thức mang tính quan niệm là hình thứcthể hiện một giới hạn nhất định trong cảm nhận cuộc sống, nó gắn liền với thủ pháp nghệ thuật
đặc trưng. Chẳng hạn thủ pháp độc thoại nội tâm và dòng ý thức chỉ xuất hiện khi người ta nhận tức được cuộc sống nội tâm toàn vẹn về con người.
Chỉ khi khám phá về tính quan niệm thì người ta mới hiểu được cấu trúc chỉnh thể của hình thức. Ví dụ, vào thời trung đại, quan niệm về thế giới đã
gắn chặt với con người thời kỳ này, những tư tưởng “ ngũ hành bát quái”, “ cõi niết bàn”, “thiên đàng”, “địa ngục”…, nó là một nguyên tắc cố định
với con người cho nên truyện và thơ thời đó về mặt kết cấu bao giờ cũng bắt đầu từ khi sự việc bắt đầu, và kết thúc khi những mâu thuẫn xung đột đã
được giải quyết triệt để.Quan điểm này không cho phép người cầm bút được phép phá cách xây dựng, bắt đầu tác phầm từ giữa, cũng không thể kết
thúc tác phẩm lơ lửng được. Ví dụ trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi mở đầu như sau:
“Thay trời hành hoá
Hoàng thượng truyền rằng
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo…”
(Bình Ngô đai cáo_ Nguyễn trãi)
Nhưng trong văn học thời cận đại, quan niệm này không còn phù hợp nữa, tư duy nhận thức của con người đã đổi khác, họ cảm thấy thế giới
như bị chia cắt, ra rời mà không thể nắm bắt được đâu là điểm đầu, điểm cuối nữa thì thơ văn lại bắt đầu từ giữa và kết thúc nửa vời, lấp lửng:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho mây đừng bay đi”
( Vội vàng _ Xuân Diệu)
Hay như Quang Dũng có thể mở đầu:
“Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
( Tây tiến_Quang Dũng)
Những kiểu mở đầu như vậy khó có thể tìm thấy trong kết cấu thơ, văn thời trung đại.
Tính quan niệm của hình thức thể hiện hệ hình tư duy ẩn chứa trong hình thức, thể hiện trình nhân sinh quan, thế giới quan của con người,
trong văn chương.


VII.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ, LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN.

Văn học là một bộ môn nghệ thuật vô cùng độc đáo, văn học luôn làm một việc cũng rất đặc biệt đó là nhận thức và đánh giá cuộc sống một
cách trực tiếp. Tác phẩm văn chương vì thế là tiếng nói của những ấn tượng, những suy nhĩ vừa chân thực, trọn vẹn, có tính xác định vừa mông lung,
mơ hồ, miên man không bờ bến. Văn chương không gì khác là nỗi buồn về cái đẹp, về lý tưởng, là nỗi đau giằng xé về số phận con người, là sự cắn


rứt lương tri không yên, trong nó có sự đấu tranh không ngừng nghỉ giữa hai phần của cuộc sống: bóng tối và ánh sáng, lương tri và tội ác. Văn
chương khi bước vào giai đoạn thực sự trưởng thành nó còn là một lĩnh vực góp phần khám phá con người, giáo dục con người, khi con người đã có
sự phân đôi. Tác phẩm văn chương phụ thuộc nhiều vào chiều sâu của cảm xúc và độ chín về suy nghĩ, sự đa dạng của ấn tượng, sự từng trải về đời
sống của người cầm bút, khả năng làm chủ tiếng mẹ đẻ đến mức có thể cảm thấy độ sáng tối, nặng nhẹ, sấp ngửa của con chữ. Đạt được những điều
này văn chương đã thực sự trở thành phương tiện biến con người thành “CON NGƯỜI”.
Như chúng ta đã biết, bất kỳ một tác phẩm văn chương nào cũng bao hàm hai mặt là nội dung và hình thức. Hai yếu tố này là hai yếu tố cơ
bản tạo nên thực thể văn chương, một tác phẩm sẽ không thể tồn tại theo đúng nghĩa nếu thiếu một trong hai mặt trên. Nói đến hình thức, người ta sẽ
nghĩ ngay đến một cách hiểu đơn giản nhất là mặt bên ngoài của một sự vật hiện tượng vật chất nào đó, nó tồn tại ở bề nổi, có thể nhận biết bằng cảm
quan con người. Còn nội dung là những yếu tố bên trong, được ghi nhận, bộc lộ qua hình thức, khó nhận biết hơn. Tuy nhiên cách hiểu như trên còn
rất sơ sài và hạn chế. Khi nghiên cứu văn chương không thể sử dụng định nghĩa này được.Trong bài viết này chúng tôi không chú trọng đi sâu vào
tìm hiểu mặt nội dung của tác phẩm văn chương, mà chỉ sử dụng thuật ngữ này làm yếu tố so sánh, làm sáng tỏ vấn đề hình thức mà thôi. Câu hỏi đặt
ra ở đây là: “ Nếu không phải như thế, vậy hình thức là cái gì? nó tồn tại như thế nào? Có vai trò như thế nào trong tác phẩm? Hình thức có cấu tạo ra
sao?..... Đi sâu vào vấn đề chúng ta thấy quả thực không hề đơn giản, nhất là với một bộ môn nghệ thuật như văn chương.
Hình thức là một vấn đề được Thi pháp học chú ý nghiên cứu, nhiều trào lưu của thế giới chú trọng đi sâu vào ngôn ngữ, lời nói (thi pháp
học cấu trúc chủ nghĩa), nghiên cứu về cấu trúc diễn ngôn văn học), hay theo một hướng khác, bắt đầu khám phá văn chương từ khái niệm hình
tượng, một phương diện cơ bản của nghệ thuật văn chương.
Điểm đầu tiên mà chúng ta cần lưu ý đó là, tác phẩm văn chương là một chỉnh thể bao hàm một bên là những yếu tố vật chất, một bên là
những yếu tố tinh thần. trong đó yếu tố vật chất được hiểu nôm na là âm thanh, ngôn ngữ, màu sắc, những cái gì đó cụ thể trong một tác phẩm,
chúng là sản phẩm của sự cấu tạo, chắt lọc, sắp xếp một cách có mục đích, sáng tạo chất liệu ngôn từ, nhằm diễn đạt, trình bày nên cái yếu tố nội
dung tinh thần bên trong. Nói cách khác, hình thức văn chương là sự cấu tạo bằng chất liệu ngôn từ, nó mang tính vật chất, giữa chúng có mối liên hệ
nội tại hữu cơ, mật thiết với những yếu tố cấu thành bên trong tác phẩm văn chương để tạo nên một chỉnh thể duy nhất, nhất quán. Hình thức được

xem là cái khung, là bộ xương của tác phẩm, mà thiếu nó tác phẩm và nội dung của tác phẩm không thể định hình được, không chỉ nội dung mới
mang ý nghĩa mà ngay cả ở hình thức cũng mang một lớp ý nghĩa cụ thể, đó là ý nghĩa của văn bản ngôn từ, dù không đầy đủ, đậm đặc như trong nội
dung. Phần nhiều quan niệm hiện nay về hình thức được hiểu như thế.
Hình thức trong văn chương theo chúng tôi là “hình thức như nó bộc lộ trong cảm nhận, tức là hình thức của khách thể thẩm mĩ mà tác
phẩm mang lại cho người đọc, chứ không chỉ đơn thuần là một văn bản trần trụi”.
M.M. Bakhtin khi phê bình mĩ học chất liệu của chủ nghĩa hình thức Nga chỉ ra rằng: “phân tích thẩm mỹ cần phải trực tiếp hướng tới cái
mà tác phẩm phải trở thành đối với hoạt động thẩm mĩ hướng tới nó của nghệ sĩ và người xem, chứ không phải hướng tới tác phẩm như một dữ liệu
cảm tính và chỉ được nhận thức về mặt trật tự” (M.Bakhtin, Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tác nghệ thuật ngôn từ// Những vấn đề
văn học và mĩ học. M,. 1975, tr.17). Tác phẩm văn chương là một loại văn bản nghệ thuật, nó không đồng nhất với văn bản ngôn từ. Trong cảm nhận
chúng ta thấy tác phẩm ngôn từ mới bộc lộ đầy đủ hình thức tồn tại của khách thể thẩm mĩ, Nhưng hình thức này mang tính chất tinh thần, phi cá
nhân, không đồng nhất với các tính chất tâm lý cá nhân của tác giả và người cảm thụ văn chương cụ thể. Hình thức này về sau được Vưgốtxki thừa
nhận, làm tiền đề cơ bản cho hình thức văn chương có chức năng khắc phục nội dung của chất liệu để làm sản sinh ra một tình cảm mới có tính xã
hội ( L. Vưgốtxki. Tâm lý học nghệ thuật, M,.1986, tr.17, bản tiếng Nga). Hay như Mác từng nói: “Cái tinh thần chẳng phải gì khác mà chính là cái
vật chất đã được chuyển vào đầu óc con người và được cải tạo trong đó” ( C.Marx và F.Engel, Tác phẩm, T.23, tr.21). Hình thức mà chúng ta đang
nói đến gắn liền với phạm trù cảm nhận thế giới.
V.Girmunxki khi bàn về nghệ thuật cũng lập luận rằng: “Trong nghệ thuật nội dung phải hoá thân vào hình thức thì mới có chỗ đứng trong
tác phẩm”, Đây là một đánh giá thực tế, bởi chỉ khi có những màu sắc, âm thanh, ngôn ngữ… đã được vật chất hoá ấy, nhà văn mới có thể định hình
được những gì mình đang cần diễn đạt, nhà nghiên cứu mới có văn bản một tác phẩm thật cụ thể để mà nghiên cứu, mổ xẻ, độc giả mới có những
trang viết để mà cảm thụ cái hay, cái đẹp.
Tuy nhiên cũng trong phát biểu của mình nhà hình thức Nga V.Girmunxki vẫn bộc lộ sự thiếu xác đáng khi ông nói: “Chỉ cần nghiên cứu
hình thức là đủ”. Việc xác định hình thức là yếu tố quyết định nên tác phẩm cũng không khoa học. thực tế sáng tác cho thấy, không phải ai cầm bút
cũng viết được những tác phẩm có giá trị thật sự, một tác phẩm bất hủ với thời gian, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tác phẩm văn chương không thể
là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn con người, phản ánh cuộc sống, khiến cho biết bao thế hệ say mê tìm hiểu, suy ngẫm nếu chỉ bao hàm một mình tính
hình thức. văn chương luôn gắn liền với cảm xúc mạnh mẽ của con người, với sự rung động của con tim. Nó có thể là niềm vui, nỗi buồn, yêu thương
hay căm ghét nhưng không thể là một cái gì đó bình lặng, phẳng phiu, càng không thể chỉ là những cái khung xơ cứng, những con chữ vô hồn, không
cảm giác, không ý nghĩa.
Lấy ví dụ như trong “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, nếu chỉ lấy tước danh của triều đình phong kiến ban cho và những con chữ
không thôi thì Nguyễn Trãi khó có thể sáng tác ra những câu thơ như:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Giá trị của hồn thơ Nguyễn Trã không đơn thuần chỉ là sự thể hiện mang tính chất tư tưởng giai cấp của một bậc phụ mẫu của thiên hạ,
không phải chỉ phản ánh mối quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử lúc bấy giờ mà là tầm tư tưởng của nó, mà trước hết là lòng yêu nước và chủ
nghĩa nhân đạo. Tìm hiểu về một tác phẩm văn chương cần phải dựa trên nhiều yếu tố, điều kiện cả về mặt chủ quan lẫn khách quan. Tìm hiểu nghiên
cứu một bài thơ, một cuốn truyện…nếu chỉ dựa vào hình thức thì không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót, thậm chí xuyên tạc giá trị của tác
phẩm mà tác giả gửi gắm, không thấy hết được vẻ đẹp của văn chương, biến văn chương thành sa mạc của sự khô khan, vô nghĩa. Đọc trên báo chí,
chúng ta thấy một vấn nạn rất đáng buồn trong giáo dục, về sự thờ ơ với sách của giới trẻ. Một thực tế là nhiều bài thi tốt nghiệp, thi đại học có liên
quan tới bộ môn ngữ văn gần đây, những thầy cô giáo chấm thi, các bậc cha mẹ, những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà không biết nên
khóc hay cười khi đọc những bài viết lệch lạc, phân tích, bình luận chỉ dựa trên suy diễn cá nhân, trên con chữ của đề thi. Tất cả quy chung lại đều do
những yếu kém về mặt nhận thức, xem nhẹ văn chương, phương pháp dạy và học trong nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu của phát triển, ảnh
hưởng của nền kỹ nghệ thị trường…, hay chính xác hơn là quá đề cao vấn đề hình thức trong học tập, nghiên cứu, tiếp nhận văn chương.
Trước năm 1945, trên văn đàn Việt Nam xuất hiện phong trào thơ mới. những tác giả trẻ thời kỳ này như Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan
Viên, Huy Cận, LưuTrọng Lư, Nhất Linh, khái Hưng, Trần Tiêu. Sau cách mạng họ có những đóng góp cho nền văn học nước nhà những tác phẩm


có giá trị lớn. Nhưng vào giai đoạn 1930- 1945, hầu hết các tác giả này đều là đại diện cho giới tri thức tư sản và tiểu tư sản thành thị với khuynh
hướng lãng mạn thời đại cho ra đời những tâm trạng buồn chán, bế tắc, kêu gọi đấu tranh giải phóng con người khỏi áp bức phong kiến nhưng lại
chấp nhận mô tả những kẻ xâm kược như thực dân pháp là đất nước mang văn minh đến khai hoá cho thanh niên (“Đoạn tuyệt” của Nhất Linh), hay
chủ trương thủ tiêu tài sắc để thoát cảnh trái ngang ( Oan nghiệt- Nguyễn Bính), Có khi là tiếng kêu cứu với khách tình ( Bên sông đưa khách), hoặc
là bế tắc ( lời kỹ nữ- Xuân Diệu), hoặc sỗ sàng, buông thả trong dục tình ( dâng tình).. . Vốn có yếu tố phản đế, phản phong mặc dù rất yêu ớt nhưng
đồng thời những người theo ý thức hệ tư sản này mang nặng tính chất thoả hiệp, phản động.Có thể coi đấy là những sáng tác mang nặng vấn đề hình
thức mà chúng ta thường đề cập dưới cái tên “ nghệ thuật vị nghệ thuật”, “nghệ thuật thuần tuý”:
“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và thơ thẩ cùng mây
Để linh hồn ràng buộc với muôn dây
Hãy chia sẻ với trăm tình yêu mến”
(Là thi sĩ – Xuân Diệu)
Sau này chính họ cũng phải thốt lên rằng:
“ Tôi muốn sống một cuộc đời thi sĩ để
Dốc chén mơ màng. Nhưng chỉ thấy chua cay”.
( Thế Lữ)


Nhóm “Xuân thu nhã tập” với quan niệm: Thơ là cái gì huyền ảo, tinh khiết, thâm sâu, cao siêu, cái hình ảnh bất diệt của muôn vật, cõi vô
cùng. Hoặc thơ là đạo lý riêng của một con người, sống cô đơn với sự ngưỡng vọng tuyệt đối. Những nhà thơ theo quan niệm này chịu ảnh hưởng
không nhỏ thuyết duy cảm của Gassendy, triết học của Bécxon, Baudle, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa phi lý, chủ nghĩa vận
dụng…Tất cả đều đáng lên án, tác phẩm của họ mang tính chất suy đồi, “phản ánh hiện thực theo một chiều hướng đáng lên án. Nó là vũ khí của
những kẻ chán đời, là nơi nương náu của những tâm hồn đoạ lạc, bế tắc, bi quan. Là nơi gửi gắm những hy vọng hão huyền, những mơ ước tuyệt
vọng. Là gương tiêu biểu những tư tưởng lỗi thời, phản động của những kẻ ăn không ngồi rồi thuọc các giai cấp bóc lột, quay lưng lại với những vấn
đề của đời sống, nó dập tắt tính tích cực xã hội của con người, hướng sự chú ý của con người vào những cái không phải là quan trọng, những cái vô
bổ và vô nghĩa. Do thoát ly nội dung thực tế xã hội, chạy theo hình thức, lấy hình thức làm cứu cánh, làm sáng tác nghệ thuật, rút cục chỉ còn là một
trò ảo thuật tuỳ hứng của chủ quan nhà văn, nghệ sĩ”. ( ….).
Khi bàn về “nghệ thuật mới” của giai cấp tư sản với Cơlara Xét Kin, Lênin nhấn mạnh rằng: “ tôi không làm sao có thể xem các tác phẩm
của phái biểu hiện chủ nghĩa, vị lai chủ nghĩa, lập thể chủ nghĩa và của nhiều thứ chủ nghĩa khác nữa,là biểu hiện cao nhất của tài năng nghệ thuật
được. tôi không hiểu những tácphẩm đó. Các tác phẩm đó không làm tôi thích thú chút nào” ( Lênin, Bàn về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà
Nội, 1966, tr.220 – 221). Cái mà Lênin muốn nói là sự bế tắc về tư tưởng, sự trống rỗng về nội dung, từ đó dẫn đến sự kỳ quái về hình thức của các
tác phẩm thuộc các trường phái nghệ thuật kể trên, về bản chất nó không quá cao siêu tới mức Lênin không thể hiểu, mà nó chẳng có gì đáng để
chúng ta hiểu cả.
Trên thế giới mà tiêu biểu là văn học Pháp cũng từng tồn tại dòng văn học Salon đề cao tính hình thức của văn chương, ca ngợi sự cầu kỳ,
diễm lệ của văn chương kỵ mã, hiệp sĩ, những anh chàng Donjuan của thời đại.
Trên văn đàn Việt Nam hiện nay cũng tồn tại một kiểu triết lý không khác gì mấy so với giai đoạn 1930- 1945. Những người này đặt cho
trường phái của họ là: “Tân hình thức”, yêu cầu cách tân thơ, chủ trương thơ không vần, không điệu…, thơ của họ mang nhiều nỗi buồn cá nhân, phi
thực tế. Nói cho cùng, vẫn biết hình thức là một phạm trù vô cùng quan trọng nhưng việc nhận thức đề cao hình thức, xem nhẹ nội dung là một suy
nghĩ thiếu chính xác, không khoa học, thiếu tính khách quan, thiếu tư duy trong học tập, sáng tạo văn chương, nghiên cứu văn chương, hưởng thụ văn
chương.
Văn hào đức Goth đã từng nhận xét một cách rất hóm hỉnh rằng: “ Nếu nghệ sĩ tái hiện hoàn toàn chính xác một con Môgiơ ( một giống chó
thuộc loại mõm ngắn) thì điều có thể làm người ta vui thích chính là sự xuất hiện của một con chó mới chứ không phải là một tác phẩm mới của nghệ
thuật”. Cũng đồng ý với quan điểm này, nhà phê bình văn học lớn của Việt Nam là Hoài Thanh cũng cho rằng: “Bông hường nở ra tự nhiên đã đẹp
rồi. Người đời thấy hoa đẹp xúm lại nhìn, ngắm, khen ngợi. Có kẻ lại xét đến mùi hoa, đắn đo từng cái hoa đài, kê cứu rất rõ ràng, rồi mua những
miếng giấy xanh, giấy hồng cắt xén cho giống hoa. Nhưng làm thế nào cũng chỉ là những bông hoa giấy, những công trình chết. Dầu có kê cứu đến
một trăm quyển sách cũng vậy. Một trăm quyển sách khảo cứu hoa hường không thể sinh ra được một bông hoa hường”. Trong văn chương thiết nghĩ
không nên chỉ quá quan tâm vào sự kiện xã hội mà còn quan tâm tới việc bộc lộ bản chất của sự kiện ấy trong những bức tranh cụ thể của cuộc sống

ấy như thế nào? bằng cách nào? Văn chương phản ánh những hiện tượng thực tế trong tính độc đáo thẩm mĩ của chúng, phải có tính sáng tạo, và văn
chương cũng đem đến cho những hiện tượng mà nó phản ánh một giá trị tư tưởng thẩm mĩ nào đó. Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: “Văn
chương có khả năng đi sâu vào ý nghĩ, tình cảm của con người, có giá trị lâu dài bền bỉ” ( Về văn hoá nghệ thuật, Nxb văn hoá, hà Nội, 1972, tr.329).
Sức mạnh của văn chương là chỗ đó, không thể có được sức mạnh này nếu trong quá trình sáng tác, người cầm bút viết ra một cách vội vàng, sơ
lược, công thức hoặc bằng những hình thức rối rắm, cầu kỳ, xa lạ với bản thân cuộc sống con người. cũng có nghĩa là chức năng thẩm mĩ phải gắn
liền với chức năng nhận thức trong văn học.
Nhà văn chân chính luôn khẳng định cái đẹp trong những tác phẩm, bao giờ cũng đứng trên chiến tuyến của công lý, của lòng nhân đạo,
bảo vệ lợi ích của con người. Khi văn chương không còn những yếu tố ấy thì tự thân nó đã đầu hàng cho những tư tưởng xấu ngự trị. Hình thức ở
khía cạnh tích cực giúp không chỉ nhà văn bộc lộ rõ tư tưởng nhân đạo của mình, nội dung nhân đạo trong tác phẩm, mà chính nhờ điều này cộng
với nội dung cao cả của văn chương, khiến văn chương trở thành phương tiện giao tiếp về tinh thần của con người. Những sáng tác chạy theo hình
thức hiển nhiên “chỉ còn là những cái mốt chạy theo chủ nghĩa hình thức thuần tuý với đủ loại kỳ quái và ma bùn. Rút cục thẩm mĩ trở thành phản
thẩm mĩ và nghệ thuật cũng biến thành phi nghệ thuật, Đương nhiên trên cơ sở đó, cả chủ nghĩa tự nhiên lẫn chủ nghĩa hình thức đều là sự phá hoại
bản thân hình tượng nghệ thuật” ( Nguyễn Lương Ngọc- Lê Bá Hán- Phương Lựu- Bùi Ngọc Trác, Cơ sở lý luận văn học, tập 1, Nxb Đại học và


trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1980, tr. 19). Do đó, nội dung, ý nghĩa, tư tưởng trong văn chương không thể tồn tại được nữa những giá trị vốn có
và cần thiết của nó.
Nền văn học nghệ thuật Việt Nam đã có những thành tựu lớn, phong phú về nội dung, thể loại, đề tài , điều này được khẳng định. Nhưng dường như
chưa có tác phẩm nào vượt qua ranh giới của văn học dân tộc để vươn lên tầm thế giới. Công cuộc đổi mới của Đảng trong hơn 20 năm qua ghi nhận
được nhiều thành tựu, đã xuất hiện nhiều cây bút có triển vọng, các tác phẩm của họ vẫn nhận được sự quan tâm của độc giả. Song để tiến kịp với
yêu cầu ngày càng cao nơi công chúng thì còn nhiều dấu hỏi lớn.
Thật sai lầm khi một ai đó nói rằng một tác phẩm văn chương tồn tại được chỉ bởi những yếu tố thuần vật chất như (bản in, bản viết, sự
tuần tự của những âm thanh vang lên trong khi đọc), hay chỉ thuần tuý về tinh thần.
Khi vẽ một bức tranh, người hoạ sĩ có tài năng không chỉ giới hạn mình trong một trò chơi chỉ gồm màu sắc và đường nét, khi sáng tác một
bản nhạc, người nhạc sĩ không coi việc tổ chức âm thanh là cao nhất, cái chính, cái quan trọng nhất họ hướng tới là những thông điệp muốn gửi gắm
qua bức tranh, bản nhạc đó là gì. Những bộ môn nghệ thuật khác của con người đã như thế, huống gì là văn chương, một loại hình nghệ thuật đặc biệt
nhất, tiêu biểu nhất của con người. một cuốn truyện, một bài thơ có giá trị không phải chỉ là kết quả của một công việc giản đơn là sắp xếp ngôn ngữ
có tính chất kỹ xảo thuần tuý. Trên hết, trong nó chứa đựng những hiểu biết sâu sắc về các hiện tượng trong cuộc sống của nhà văn, qua tác phẩm văn
chương người đọc cảm nhận được, nhà văn có tài hay không, người đó có tư tưởng nhân đạo ở một tâm hồn rộng lớn hay không. Do đó, người làm
văn, làm thơ có trách nhiệm hết sức to lớn, người đọc cần ở tác phẩm của họ một quan niệm về cuộc đời, một lời đề nghị trong thái độ sống, một lời

giải đáp thấu đáo về cuộc sống xung quanh, về thế giới, về con người. Sẽ là đáng trách trước thái độ bàng quang của nhà văn, nhưng ngược lại, nếu
đáp ứng được yêu cầu này, độc giả sẽ tự đón nhận tác phẩm với niềm vui thích, say mê. Theo chúng tôi văn chương cần những yếu tố đó, cả về hình
thức lẫn nội dung đều cần có sự quan tâm, không nên quá đề cao, hoặc xem nhẹ vấn đề nào, vì suy cho cùng, tác phẩm văn chương là một tổng thể
không thể tách rời giữa hai yếu tố này.
Nghệ thuật nói chung và văn chương nói riêng là một hình thức đặc biệt để con người cảm nhận và tư duy về cuộc sống, triết học và mĩ học
đã tìm hiểu về vấn đề này từ lâu. Hêgen nhà triết học vĩ đại người Đức từng nhận xét: “ Nghệ thuật có nhiệm vụ khám phá chân lý trong hình thức
cảm tính”( Hêgen, Mỹ học, Matxcơva, 1968, t.1, tr.1). Ông cho rằng nghệ thuật là một giai đoạn trong quá trình tự vận động của ý niệm đi tới lĩnh
hội bản chất của mình. Hay nói dễ hiểu hơn, nghệ thuật là một hình thức để tiếp nhận chân lý.
Khi bàn về hình thức trong nghệ thuật, trong văn chương, có nhiều ý kiến khác nhau.
Trong cuốn “Văn chương và hành động” tác giả Hoài Thanh cũng cố đi tìm cho mình câu trả lời cho vấn đề này. Theo ông: “Xem sách
người ta nói không nên chú trọng ở hình thức mà nên chú trọng ở nội dung, ông cố gắng đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi: “Đâu là nội dung, đâu là
hình thức? Quan điểm của Hoài Thanh được lập luận cụ thể qua dẫn chứng từ truyện Kiều của Nguyễn Du: “Theo cách hiểu thông thường, nội dung
ở đây chình là triết lý của Truyện Kiều, một cái triết lý nhuốm mùi Phật giáo mà người thì cho là từ bi bác ái, người thì cho là khiếp nhược, hàng
phục. Còn hình thức là những tình, những cảnh, những hình tượng, những âm điệu Nguyễn Du đã dung để diễn dịch cái triết lý ấy. Có lẽ chính ý
muốn của Nguyễn Du cũng là thế. Song chúng tôi không nghĩ thế: cái điều người ta cho là nội dung Truyện Kiều, theo chúng tôi, chỉ là hình thức mà
thôi. Và trái lại, nội dung, theo chúng tôi, là những tình, những cảnh, những hình tượng, những âm điệu, tất cả những cái gì biểu diễn thiên tài của
Nguyễn Du, hay nói vắn tắt hơn, nội dung Truyện Kiều chính là văn chương Truyện Kiều vậy. Còn triết lý chỉ là cái vỏ, một cái khung, giá có cất đi
cũng không hại gì…”. Thiết nghĩ, cách suy luận của Hoài Thanh vẫn chưa thật chính xác, nếu không muốn nói là sai lầm và không logic. Những ai
đã từng đọc Truyện Kiều, yêu thích Truyện Kiều cũng đều có chung cảm nhận rằng, hình thức trong Truyện Kiều được thể hiện ở một trình độ rất
cao, câu thơ không những hay về vần điệu, màu sắc âm thanh phong phú:
“Cỏ non xanh rơn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân”
Truyện Kiều với những vần thơ hết sức sáng tạo, lối kết cấu rất mạch lạc, ngôn từ thể hiện sự chau chuốt nhằm thực hiện cái ý đồ của Nguyễn
Du, đọc thi phẩm này, ta có cảm tưởng như đang đứng trước một “toà thiên nhiên” với muôn vàn bức tranh thi vị, mỗi câu thơ là một bức thuỷ mặc.
Không ai phủ nhận trong quá trình sáng tác Nguyễn Du chịu ảnh hưởng của tư tưởng phật giáo, một học thuyết tôn giáo rất phổ biến tại
Việt Nam thời trung đại:

“Chữ tài liền với chữ tai một vần”
Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, Truyện Kiều đã thể hiện được tư tưởng của thời đại trong con người Nguyễn Du, nó không đơn thuần
mang triết lý tôn giáo, càng không phải là một công cụ của tôn giáo. Như quan điểm của Hoài Thanh là phủ nhận giá trị nhân đạo, tư tưởng chi phối
toàn bộ tác phẩm. Nguyễn Du ý thức được nỗi đau của thân phận con người trong thời đại ông đang sống, nhất là thân phận cùng cực của người phụ
nữ mà điển hình là Vương Thuý Kiều, ca ngợi tình yêu cao đẹp, khát khao tự do lứa đôi một cách chính đáng. Thái độ của Nguyễn Du bộc lộ sự đồng
cảm cao độ, đồng thời lên án những lề thói hủ lậu phong kiến, xã hội của quyền lực và đồng tiền, nơi mà bọn “ruồi xanh”, bọn “buôn thịt bán người”
như Mã Giám Sinh, Tú Bà, Hoạn Thư, Sở Khanh… nương thân làm đất kiếm sống trên xác thịt bao kiếp người “tài hoa nhưng bạc mệnh” như Thuý
Kiều. Cái xã hội loạn lạc trong Truyện Kiều thể hiện qua việc bọn lưu manh phá hoại cuộc sống của một gia đình lương thiện để rồi đẩy con gái của
họ vào cảnh bán mình chuộc cha, ở cảnh ly tán của cặp trai tài gái sắc vốn là cặp “anh hùng - thuyền quyên”, ở thái độ phản kháng ngang tàng nhưng
cũng đầy khí phách của Từ Hải: “Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Để rồi những bậc chăn dân như Hồ Tôn Hiến phải dùng mưu lừa lọc một người
phụ nữ để đoạt được mục đích, đạt được công danh. Hết thảy họ cuối cùng cũng chỉ nhằm chiếm đoạt thân xác yếu mềm kia, phục vụ cho dục vọng
của mình nhưng không hề đồng cảm, thậm chí dửng dưng trước số phận hẩm hiu của Kiều. Thiết nghĩ, nếu Truyện Kiều chỉ mang nội dung triết lý
của Phật giáo, từ bi, bác ái, khiếp nhược, hàng phục, cam chịu lề thói xã hội mục ruỗng thì chẳng có lý do gì hơn 100 năm sau vua Minh Mạng lại
muốn đánh Nguyễn Du nếu ông còn sống, và trên hết Truyện Kiều sẽ không thể tồn tại, không có chỗ đứng trong lòng độc giả hơn hai trăm năm nay.


Sai lầm nữa của Hoài Thanh khi ông nhận xét: “ Vậy văn chương Truyện Kiều chính là nội dung Truyện kiều vì nó là phần cốt yếu và vĩnh
viễn. Phần ấy thiếu đi, Truyện Kiều sẽ chỉ là một cái xác chết”. Chúng ta nhận thấy Hoài Thanh quá xem nhẹ vấn đề hình thức trong Truyện Kiều, và
xem trọng nội dung, nhưng ông lại không chấp nhận một thực tế rằng không ai có thể cất đi triết lý của Truyện Kiều, đồng thời không thể quy cho cái
triết lý đó là cái vỏ, cái khung được bởi vốn dĩ cái “triết lý đượm mùi phật giáo” ấy là một phần của nội dung Truyện Kiều. Hình thức trong Truyện
Kiều cũng như những tác phẩm chân chính khác, luôn là cơ sở để tác giả thể hiện sự sáng tạo, tâm tư tình cảm, cái tài của tâm hồn mình, tư tưởng nơi
bản thân mình thông qua tác phẩm. Hoài Thanh nêu ra được vấn đề mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, nhưng theo chúng tôi, sự thiếu chính xác
của ông chính là, không chấp nhận sự thống nhất giữa hai yếu tố nội dung và hình thức mới tạo nên giá trị trường cửu của bất kỳ một tác phẩm nào.
Quy cho nội dung là những yếu tố bên ngoài tác phẩm như “những tình,những cảnh, những hình tượng, những âm điệu, tất cả những gì biểu hiện
thiên tài của Nguyễn Du”, còn hình thức lại là triết lý đượm mùi Phật giáo của Truyện Kiều vốn dĩ là một khiếm khuyết không thể chấp nhận được.
Vẫn biết nội dung là yếu tố cực kỳ quan trọng của bất cứ tác phẩm nào, giá trị tác phẩm nằm trong phần cốt yếu đó, tuy nhiên nội dung được trải
nghiệm, bộ lộ qua văn bản (ngôn ngữ, màu sắc, âm thanh, tiếng động, thời gian, không gian…) tức là phần hình thức của tác phẩm văn chương vậy.
Ai có thể phân tích, đánh giá, nghiên cứu, cảm nhận tác phẩm nếu không đọc qua văn bản, mổ xẻ văn bản. Hình thức luôn là những cái mang tính
chất ổn định, và nội dung thì mang tính biến đổi, mỗi người khi cảm thụ văn chương đều có cho riêng mình những suy nghĩ về nó, tuỳ vào đạo đức,
nhận thức, tư tưởng của cá nhân người đó, không ai hoàn toàn giống ai, dĩ nhiên là phải dựa trên tư tưởng chung của tác giả, tác phẩm mà mình đang

đọc, đang nghiên cứu. nhưng không ai có quyền thay đổi tác phẩm dù chỉ là một con chữ và tác phẩm cũng chẳng thêm bớt một câu thơ, một đoạn
văn nào dù nó đã được viết cách đây hàng nghìn năm đi chăng nữa. Hình thức văn chương duy nhất của tác phẩm văn chương là ngôn ngữ ( dĩ nhiên
không kể đến giấy, mực trong các văn bản in, chép) và tất cả các yếu tố, các lớp nghĩa khác của tác phẩm đều bộc lộ qua ngôn ngữ, gắn chặt với ngôn
ngữ. Đồng thời tập chung đi sâu vào cấu trúc âm thanh của tác phẩm, vào âm điệu, tiết tấu của câu thơ, câu văn cũng như đặc điểm về từ vựng và cú
pháp của ngôn ngữ văn chương.
Tính sinh động của hình tượng nghệ thuật là một nhân tố rất quan trọng tạo nên vẻ đẹp của văn chương, vì thế, một mặt chúng ta phải rất
coi trọng nội dung tư tưởng, nhưng mặt khác cũng không một chút nào được phép xem nhẹ giá trị hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn chương,
bởi vì: “Nội dung ấy là linh hồn của nghệ thuật. Nghệ thuật ấy là biểu hiện của nội dung” ( Tố Hữu. Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với
nhân dân ta, với thời đại ta, Nxb Văn học, Hà Nội, 1973, tr.437). Ngay trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội toàn miền bắc thời kỳ chống Mỹ,
Đảng và nhà nước ta đã thể hiện rõ nhận thức sâu sắc về vấn đề văn hoá, văn nghệ. Trong “Thư gửi đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ hai” nêu rõ: “
Giá trị của tác phẩm không phải chỉ ở nội dung tư tưởng mà còn ở phẩm chất nghệ thuật” ( Về công tác văn nghệ, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1962, tr.14),
phẩm chất nghệ thuật đó không gì khác là vấn đề hình thức trong văn chương. Những hình tượng bất hủ của văn học Việt Nam và thế giới như
Ônhêghin của Puskin, Cơlimxamghin của Gorki, Đavưdôp của Sôlôkhốp, AQ của lỗ Tấn, Kiều của Nguyễn Du… đều chứa đựng một cách sâu sắc
dưới hình thức truyền cảm độc đáo cái bản chất và ý nghĩa xã hội của từng loại người nhất định trong xã hội.
Tìm hiểu về hình thức văn chương là để tránh đi những suy nghĩ mang phần nhiều yếu tố xã hội học dung tục thông thường, những suy diễn
mang tính chủ quan, làm sai lệch giá trị đích thực mà tác giả muốn hướng đến.
Vốn dĩ, hình thức không phải đơn giản chỉ là tấm gương phản chiếu, không phải thủ pháp riêng lẻ, không phải “dây dẫn” hay “máy tăng âm” để
truyền tình cảm từ tác giả đến người tiếp nhận. Thêm vào đó cuộc sống đi vào văn chương không giống như đi qua tấm lăng kính của chiếc máy ảnh,
mà qua cái bình lọc điển hình hoá để làm chiếu toả được cái ý nghĩa nội tại và bản chất xa hội của nó, giá trị của tác phẩm sẽ giảm đi rất nhiều nếu nó
chỉ hạn chế ở những cái gì cũ kĩ, mà người tiếp nhận đã biết, có thể biết, có thể nhìn thấy. Nhưng văn chương cần thiết phải có tính ước lệ, miễn sao
sự thật trong văn chương cũng là sự thật trong đời sống, miễn sao sự thật đó không chỉ là cái giống như cuộc sống, thuộc về cuộc sống, sáng tạo
những cái mà cuộc sống cần để bộc lộ nó một cách độc đáo nhất mà không hề tuỳ tiện, võ đoán.
Không ai phủ nhận văn học nghệ thuật là phản ánh sáng tạo chứ không phải là sao chép của cuộc sống, cho nên hình thức từ cuộc sống đi vào
văn học không còn nguyên dạng nữa. Do đó khi phát biểu mệnh đề của học giả người Nga Tsécnưsevki: “ nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình
thức của bản thân đời sống”, chúng ta không còn thấy nó hoàn toàn hợp lý. Bởi vì đối với văn chương, nghệ thuật, cái cốt yếu nhất vẫn là nhận thức,
phát hiện và giải quyết những vấn đề, khúc mắc trong nội tại của hiện thực. Ở đây đòi hỏi tính logic của sự phản ánh phải có sự đảm bảo vững chắc,
không nên tuỳ tiện xây dựng và giải quyết những vấn đề trong tác phẩm một cách chủ quan, mà phải tuân theo quy luật có tính khách quan của đời
sống.
Trong văn chương, điều làm chúng ta say mê, vui thích không phải do tự thân kỹ thuật sử dụng thành thạo âm thanh hoặc ngôn ngữ mà do chỗ nhà
văn biết phản ánh một cách có hình tượng với một cách biểu hiện rõ ràng và tiết kiệm những hiện tượng quan trọng trong cuộc sống, những hiện

tượng thoạt nhìn chúng ta không dễ dàng nhận thấy, nhưng khi soi xét nó, suy ngẫm về nó, khi ấy những yếu tố hình thức thực sự sâu sắc mới dần hé
lộ cánh cửa cho con người đi sâu vào bản chất, nội dung của tác phẩm văn chương.
Trách nhiệm của văn chương là giúp hình tượng nghệ thuật của nó được mọi người tiếp nhận như là một hình tượng trong tác phẩm, vừa trong
cuộc sống với tính xác thực, tin tưởng cao, miễn sao hình thức trong nghệ thuật phải đáng tin như hình thức trong cuộc sống. Vấn đề này khá phức
tạp, bản chất của nó nhiều khi biểu hiện ở cả hai chiều: tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta chỉ quan niệm đơn thuần về mặt hình thức, nó sẽ trở thành
tấm bình phong nhằm xuyên tạc sự thật, xuyên tạc bản thân cuộc sống. Hơn nữa, chúng ta không nên quy bản chất của tính ước lệ như là yếu tố thuộc
về hình thức, nó chỉ nên hiểu là những quy ước ngầm của nhà văn với bạn đọc, một quy ước thể hiện niềm tin vào văn chương. Là cơ sở quan trọng
của sự tồn tại ở bất kỳ tác phẩm văn chương nào. vấn đề này đã được Lênin phản ánh trong quá trình vận dụng vào nghệ thuật, vào văn chương, vào
phương thức, hình thức phản ánh nghệ thuật qua đoạn trích đánh giá về “ Những bài giảng về bản chất của tôn giáo” của Phơ bách” như sau: “ Nghệ
thuật không đòi hỏi người ta phải thừa nhận các tác phẩm của nó như là hiện thực” ( Lênin, bút ký triết học, Nxb Sự thật, hà nội, 1963, Tr.62). văn
chương vì thế cũng không phải là sự phản ánh thụ động của hiện thực, mà là hành động sáng tạo, cải biến hiện thực trên cơ sở phản ánh trung thực
hiện thực. Vì thế mà chúng ta dễ dàng cảm thông cho những tủi nhục suốt mười lăm năm lưu lạc của Thuý Kiều, nỗi niềm của chị Dậu, đau đớn của
Anna Karenina ( nữ nhân vật chính trong truyện ngắn cùng tên của lev Tolstoi) khi lao đầu vào tường tự tử, ngậm ngùi trước cái chết bi thảm của lão
Hạc…
Không hiểu về bản chất hình thức trong nghệ thuật, trong văn chương, người ta dễ sai lầm theo luận điểm của giới mĩ học tư sản hiện đại:
“hình tượng nghệ thuật không phải là sự phản ánh hiện thực mà là sự biểu hiện hiện thực, tức là thể hiện cảm xúc và những suy đoán tinh thần của
nhà văn về cuộc sống…”. Theo luận điểm đó, ta thấy rõ tính chất vô căn cứ của chủ nghĩa tự nhiện, chỉ phản ánh cuộc sống theo lối chụp ảnh đơn
thuần thụ động, văn chương theo quan điểm này vô tình trở thành một bản copy dễ dãi, xa lạ với mục đích, bản chất cao đẹp của văn chương. Khi
kiên quyết đấu tranh chống lại những trường phái hình thức chủ nghĩa trong văn học, nghệ thuật, mỹ học Mác- Lênin không hề gạt bỏ vai trò của tính
ước lệ trong tổng thể tác phẩm văn chương, nghệ thuật nhưng đã thể hiện thái độ nghiêm khác với âm mưu thay đổi chân lý cuộc sống, lấy những cái
xa xôi, trừu tượng,khó nắm bắt để thay thế cho hình tượng nghệ thuật.


Ở các tác phẩm văn chương, nhà văn luôn luôn xây dựng cho mình một hình tượng điển hình dựa trên cơ sở tổng hợp và phân tích rất
nhiều hiện tượng của cuộc sống, chứ không hề theo một nguyên mẫu cụ thể nào. Ví dụ: Gơrigôri Mêlêkhốp của Sôlôkhốp, chị Dậu của Ngô Tất tố,
Thuý Kiều của Nguyễn Du, Chí Phèo, lão Hạc của Nam Cao, cô gái đò sông Hương của Tố Hữu, Xuân tóc đỏ của Vũ Trọng Phụng…Qua ngôn ngữ
văn chương điển hình hoá biểu hiện dưới hình thức phóng đại, dù ít, dù nhiều.
Một tác phẩm văn chương luôn bao hàm nhiều lớp khác nhau, hình thức là một lớp lớn của tác phẩm. Không chỉ nội dung mới thể hiện tính
sáng tạo, trí tưởng tượng… của tác giả, mà ngay ở hình thức, những yếu tố trên cũng đã bộc lộ khá nhiều, thậm chí bộc lộ trước hết, nhằm đạt được ở
khía cạnh sâu hơn ở mặt nội dung. Ví dụ như: “Tràng giang” của Huy Cận, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm, “Tây tiến” của Quang Dũng,

“Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan…
Nền văn học của chúng ta không phải nghèo nàn về nội dung, hình thức nữa. Có rất nhiều hướng cho tác giả lựa chọn, nhưng cuộc sống
đang thay đổi từng ngày, tích cực cũng có, tiêu cực cũng có, thiết nghĩ nhà văn, nhà thơ cần tìm ra cho mình những giá trị mới mẻ, phù hợp với thời
đại. Tức là phải có sự cách tân. Nói vậy không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn những giá trị của quá khứ, mà phải chọn lọc những nét tiến bộ trong
quá khứ, đồng thời cần tiếp thu có chọn lọc tính tiên tiến, hiện đại của những nền văn học tiến bộ trên thế giới, kết hợp nhuần nhuyễn chúng với các
yếu tố bản thân. Đó có lẽ là hướng đi đúng đắn nhất hiện nay cho chúng ta. Không chỉ về nội dung, hình thức cũng vậy. Chẳng hạn về mặt thi pháp,
trừ sở thích, sở trường và chỗ độ đáo của một số tác giả, tác phẩm, còn nói chung hình thức văn chương không thể cứ ràng buộc mãi trong những
cách luật gò bó, chúng ta có thể tìm tòi những thể mới, tự do hơn, nhưng nhất thiết không được rơi vào tự do chủ nghĩa, quá dễ dãi, dễ dàng được. Vì
như thế là đã thoát ly những tình, những điệu của dân tộc và ngôn ngữ thi ca dân tộc. Một tác phẩm văn chương hay bao giờ cũng là sự kết hợp giữa
cái phóng khoáng của hiện đại, với cái nhịp nhàng, êm dịu, nhuần nhị của truyền thống: “Mùa lạc” của Nguyễn Khải, “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu,
“Ngục trung nhật ký” của Hồ Chí Minh…là những ví dụ tiêu biểu nhất cho quan điểm này.
Tập thơ Ngục trung nhật ký ( Nhật ký trong tù) của chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một tập thơ gò bó theo thể thơ Đường luật, mặc dù
nó được Bác viết bằng chữ Hán. Phần lớn trong thơ Đường luật là các sáng tác trữ tình. Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh cũng có những bài thơ trữ
tình, nhưng chiếm một tỷ lệ khá lớn là thể loại tự sự, một số bài còn mang tính chất “ nhật ký” nữa. Trong tập thơ, ta thấy, những bài thơ tứ tuyệt, tự
sự này bộc lộ nhiều thái độ, tâm trạng, cảm xúc khác nhau của Người nhưng hình tượng trực tiếp vẫn là sự việc. Với việc kết hợp độc đáo cảm xúc cổ
điển với sự phong phú, chân thực về chi tiết của nghệ thuật hiện đại.
Song không nên hiểu nhầm vấn đề chúng ta đang bàn với tư tưởng xa thực tế, lai căng, vọng ngoại, cũng không nên lâm vào lối tư duy hoài
cổ.
Gorki cho rằng trong sáng tác văn chương phải có sự sáng tạo thêm nữa, bởi quan sát, nghiên cứu, tìm hiểu không thôi thì chưa đủ. Theo
ông, sáng tạo là kết hợp những yếu tố vụn vặt thành một tổng thể lớn duy nhất có một hình thức hoàn chỉnh. Tóm lại, trong tổng thể một tác phẩm
văn chương, hai yếu tố hình thức và nội dung có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, biện chứng với nhau.

IV.

Lời Kết.

Trong văn chương hình thức luôn đóng vai trò thật sự nổi bật, để đánh giá nó cho thật sự chính xác cần nhiều hơn một bài viết của chúng tôi, nhưng
cho đến lúc này, người viết bài này vẫn xin khẳng định rằng, hình thức trong tác phẩm văn chương thực sự quan trọng, cũng không nên đồng nhất nó
với bất cứ yếu tố nào khác. Quan trọng hơn, không nên lấy điều đó làm tiêu chuẩn đánh giá sự thành công hay thất bại của bất cứ một tác phẩm nào,
văn chương đẹp ở lời văn, câu chữ,, đẹp ở hình thức cũng cần có ý nghĩa ở mặt nội dung, giá trị của nội dung, tình cảm, tâm tư, suy nghĩ, cảm nhận

của người sáng tạo ra nó… một con công đẹp về màu long và nó khoe với tất cả thế giới này rằng nó đẹp, nhưng người đời không biết được rằng, con
chim hải âu lông cũng rất đẹp nhưng nó ít khi để cho người đời biết rằng mình đẹp.



×