Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN VIÊN CHÍNH 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.99 KB, 30 trang )

1


2


PHẦN MỞ ĐẦU
Có thể nói, gia đình luôn được coi là tổ ấm, là nơi bình yên nhất của con
người, đồng thời là nơi mà con người tìm được sự chia sẻ và yêu thương, là nơi
tiếp sức cho con người có nhiều nghị lực để vượt qua những áp lực công việc và
các thử thách bên ngoài xã hội. Quan hệ gia đình giữa chồng và vợ, cha mẹ và
con cái, anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng ấm áp, là nơi thỏa
mãn những nhu cầu tìm cảm của các thành viên và bảo vệ họ trước những căng
thẳng trong cuộc sống, là nơi con người tìm về sau những ngày vất vả và xa
cách. Gia đình còn được coi là một tế bào của xã hội, là nơi duy trì nòi giống, là
môi trường quan trọng trong hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con
người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã
hội. Gia đình tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp.
Trong những năm gần đây - cùng với sự phát triển về kinh tế, xã hội, hiện
tượng bạo lực gia đình xuất hiện ngày càng mạnh mẽ, làm cho rất nhiều các
thành viên trong các gia đình rơi vào trạng thái bất ổn thật sự, vấn đề này đang
nhận được rất nhiều sự quan tâm, lo lắng lớn của toàn xã hội. Bởi, bạo lực gia
đình để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến sức
khỏe thể chất và tinh thần của người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến kinh tế
gia đình, đến tâm lý của các thành viên khác trong gia đình đặc biệt là sự phát
triển nhân cách của trẻ em và rộng hơn, bạo lực gia đình không những ảnh
hưởng đến sự phát triển chung của một quốc gia mà còn ảnh hưởng tới toàn
nhân loại; nó làm xói mòn đạo đức, lối sống, làm ảnh hưởng đến thuần phong
mỹ tục, ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, là nguy cơ làm suy giảm sự bền vững,
gây tan vỡ gia đình. Hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyền con người, làm tổn
hại đến danh dự, nhân phẩm, tính mạng của nạn nhân và làm tổn hại không nhỏ


cho nền kinh tế - xã hội. Bên cạnh những chi phí giải quyết hậu quả trực tiếp
3


(chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho nạn nhân, ngăn chặn xung đột, công tác điều
tra, truy tố, xét xử...), các chi phí gián tiếp khác cho tình trạng bệnh tật, mất khả
năng lao động, thậm chí nhiều trường hợp dẫn đến chết người... do bạo lực gia
đình gây ra là không hề nhỏ.
Hiện nay, bạo lực gia đình không phải là việc riêng của từng gia đình mà
đã trở thành vấn đề chung của cả cộng đồng, của toàn xã hội thậm chí của cả thế
giới. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là phải nâng cao ý thức và kiến thức của cộng
đồng đối với bạo lực gia đình, từ đó hướng hành động của họ tới việc phòng
chống bạo lực gia đình. Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn
hóa Nho giáo, vì vậy tư tưởng trọng nam khinh nữ còn khá nặng nề. Cùng với
đó, sức ép của quá trình phát triển kinh tế xã hội theo hướng thị trường cũng là
nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng bạo lực gia đình, trở thành vấn đề đáng lo
ngại. Hiện tượng bạo lực gia đình ở Việt Nam đang có chiều hướng phát triển ở
mọi vùng miền, ở tất cả các đối tượng. Bạo lực gia đình giữa vợ chồng, con
cháu ngược đãi với ông bà, bố mẹ đối xử tàn tệ với con cái khá phổ biến. Theo
báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2013 cho biết, trong số 3 phụ nữ
trên thế giới thì có 1 người là nạn nhân của bạo hành gia đình, đa số là phụ nữ ở
châu Á và Trung Đông; ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục Thống kê và
Liên hiệp quốc gần đây đã đưa ra con số đáng báo động: có đến 58% phụ nữ
Việt Nam cho biết mình đã từng là nạn nhân của ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo
hành trong đời sống vợ chồng là bạo hành thể xác, tình dục và tinh thần. Và có
tới khoảng một nửa số nạn nhân này chưa từng nói với ai về tình trạng bạo lực
mà họ phải chịu đựng.... Tại tỉnh Lâm Đồng, theo Báo cáo đánh giá kết quả
thực hiện công tác phòng chống bạo lực gia đình từ năm 2012 đến tháng 5/2017
của Hội LHPN tỉnh Lâm Đồng, số vụ việc bạo lực gia đình được phát hiện và
xử lý trên phạm vi toàn tỉnh: 4.600 vụ, trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ

4


em…. Nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân của các nguyên nhân dẫn đến bạo
lực gia đình là sự bất bình đẳng giới, chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam khinh
nữ là hầu như mặc nhiên cho phép tính gia trưởng của nam giới tồn tại; nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình chủ yếu là do say rượu và mượn rượu
(69-70%), do khó khăn kinh tế, do vợ hoặc chồng ngoại tình; ngoài ra còn có
các nguyên nhân khác: học vấn thấp, thiếu kỹ năng sống, không hiểu biết pháp
luật...
Thực tế cho thấy, công tác phòng chống bạo lực gia đình của nước ta hiện
nay vẫn chưa đạt hiệu quả chưa cao; biểu hiện ở việc số vụ bạo lực gia đình
hàng năm không có dấu hiệu giảm đi. Trong những năm gần đây, phòng chống
bạo lực gia đình đã được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm hơn.
Nhiều mô hình phòng chống bạo lực gia đình được xây dựng thành công ở một
số địa phương như mô hình: “Câu lạc bộ gia đình bền vững, Câu lạc bộ xây
dựng gia đình hạnh phúc, Câu lạc bộ nuôi dạy con tốt, Câu lạc bộ gia đình văn
hóa….” , phòng chống bạo lực gia đình được đưa lên các phương tiện thông như
báo chí, truyền hình…thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta với việc
phòng chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, việc tuyên truyền nâng cao nhận
thức chưa mang lại kết quả như ý muốn, vì nhiều lý do khác nhau, mà theo em,
một trong những lý do đó chính là phương pháp xử lý tình huống bạo lực gia
đình của địa phương và chính quyền cơ sở chưa đúng đắn; thực trạng trên đặt ra
yêu cầu cần thiết và cấp bách phải giải quyết vấn đề bạo lực gia đình nhằm bảo
vệ quyền con người, tạo thuận lợi cho nền kinh tế - xã hội phát triển, đáp ứng
yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Do đó, công tác phòng chống bạo lực gia đình là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của quản lý Nhà nước đối với công tác gia đình. Sự ra đời của
Luật bình đẳng giới được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 ban hành ngày
5



9/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007, cùng với Luật phòng, chống
bạo lực gia đình ban hành tháng 11 năm 2007 có hiệu lực tháng 7 năm 2008
là những hành lang pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đấu
tranh phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, việc phổ biến Luật đến người
dân còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Xuất phát từ những yêu cầu cần thiết nêu trên, là một cán bộ Hội phụ nữ
chuyên trách tôi chọn đề tài: “Xử lý tình huống giải quyết đơn kiện của bà
Trần Thị Lan đối với chồng là ông Nguyễn Văn Hải về hành vi bạo lực gia
đình tại phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc”. Thông qua bài tiểu luận xử lý
tình huống của bản thân nhằm đánh giá kết quả quá trình học tập trong chương
trình chuyên viên chính. Đồng thời, giúp cho bản thân có điều kiện vận dụng
kiến thức lý luận vào thực tiễn hoạt động quản lý Nhà Nước hiện hành, từ đó
cùng với hoạt động quản lý của Nhà nước trong công tác phòng chống bạo lực
gia đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp phát huy vai trò đại diện, chăm lo, bảo
vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ góp phần giải quyết có hiệu quả
và giảm thiểu những tình huống bạo lực gia đình sảy ra tại địa phương.
1. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
1.1

Hoàn cảnh ra đời của tình huống:

Theo thống số liệu thống kê mới nhất, tỷ lệ Phụ nữ chiếm đến 50,9% dân
số và 50,6% lực lượng lao động chính của toàn xã hội, phụ nữ cũng đóng vai trò
quan trọng trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước trước đây và công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước ngày nay.
Tuy nhiên, hiện nay phụ nữ trên thế giới nói chung và phụ nữ Việt Nam
nói riêng đang phải đối mặt với nạn bạo hành gia đình. Thông tin, tuyên truyền
về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực

gia đình, góp phần tiến tới xóa bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về
6


truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam là việc làm cần thiết và
cấp bách. Chúng ta đã có một hệ thống pháp luật khá đầy đủ về lĩnh vực phòng,
chống bạo lực gia đình. Về nguyên nhân, có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng
bạo lực gia đình, nhưng tựu trung lại, có một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, nguyên nhân do người chồng say rượu và mượn rượu. Nhiều
người uống rượu say quá về đánh vợ, đánh con. Đôi khi có nhiều người mượn
cớ uống rượu để chửi bới, lăng mạ cha mẹ, vợ, con…
Thứ hai, nguyên nhân do kinh tế. Nhiều gia đình kinh tế khó khăn quá,
người nọ đổ lỗi cho người kia rồi nảy sinh bạo lực; có tình trạng người nọ ép
buộc người kia lệ thuộc mình về tài chính…
[

Thứ ba, nguyên nhân do cờ bạc. Đánh bạc thua không có tiền về nhà đánh
vợ, đánh con, vợ không cho chồng đánh bạc, nói nhiều rồi sinh ra bạo lực...
Thứ tư, nguyên nhân thiếu hiểu biết về pháp luật. Nhiều người cho rằng
bạo lực gia đình không vi phạm pháp luật. Họ tự cho mình quyền được dạy bảo
vợ con, người khác không có quyền can thiệp vì đó là chuyện nội bộ gia đình.
Và các nguyên nhân khác như ngoại tình, ghen tuông, học vấn thấp, tư tưởng
trọng nam khinh nữ, nghiện ngập ma túy.
Từ các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bạo lực gia đình nêu trên, có thể
thấy nguồn gốc sâu xa của bạo lực gia đình chính là sự bất bình đẳng giới. Giải
quyết được vấn đề bạo lực chính là ở chỗ tìm ra căn nguyên sâu xa đó để có
những cách thức điều chỉnh phù hợp trong từng tình huống cụ thể.


Trong điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định về những

nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình: Kết hợp và thực hiện đồng bộ các
biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng
công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền
7


thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo
quy định của pháp luật. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội của đất
nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người
tàn tật và phụ nữ. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng
đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
1.2

Nội dung của tình huống:

* Tên tình huống: Xử lý tình huống giải quyết đơn kiện của bà
Trần Thị Lan đối với chồng là ông Nguyễn Văn Hải về hành vi bạo lực gia
đình tại phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc.
Ông Nguyễn Văn Hải năm nay 31 tuổi, vợ ông là bà Trần Thị Lan năm
nay 29 tuổi. Cả hai vợ chồng đều sinh ra và lớn lên tại tổ 15, Phường Lộc Sơn,
Thành phố Bảo Lộc. Ông Hải kết hôn với bà Lan đến nay đã được 10 năm; hai
vợ chồng đều là con út trong gia đình. Sau khi kết hôn, vợ chồng ông Hải được
bố mẹ hai bên hỗ trợ tiền mua đất, xây nhà và cho 3 sào vườn trồng cà phê để
ở riêng. Bà Lan mở cửa hàng may quần áo tại nhà, ông Hải làm vườn. Cuộc
sống của đôi vợ chồng trẻ tưởng chừng như trọn vẹn, nhưng khi hơn 1 năm sau,
đứa con gái đầu lòng ra đời, ông Hải bắt đầu thể hiện tính gia trưởng, vũ
phu của mình. Mỗi khi có điều gì không vừa ý với vợ là ông lại chửi mắng vợ;
cộng với bản tính lười làm, chỉ thích sống hưởng thụ nên cuộc sống gia đình

nhỏ luôn ngột ngạt, bế tắc do thiếu thốn đủ bề, mặc dù vẫn được bố mẹ hai bên
cưu mang. Đến khi bà Lan sinh đứa con gái thứ hai thì cuộc sống gia đình bắt
đầu khủng hoảng trầm trọng. Con nhỏ, kinh tế khó khăn, lại lười lao động và
ông Hải rượu chè liên miên, nên gia đình ông Hải luôn bị xếp vào diện hộ nghèo
8


trong khu dân cư dù cả hai đều còn trẻ, khỏe. Túng quẫn, rồi nghe bạn bè khích
bác là không đẻ được con trai, ông Hải lại càng thể hiện sự vũ phu của mình.
Ông thường xuyên đánh đập, hành hạ vợ với nhiều hình thức. Gia đình hai bên
nhiều lần can thiệp, nhưng chỉ được một vài hôm mọi chuyện lại đâu vào đấy.
Ông Hải ngoài mặt tỏ ra thương yêu vợ con, mỗi lần đánh đập vợ xong, có Hội
đoàn thể tới can thiệp ông Hải lại tỏ ra hối hận và đổ lỗi tại vợ nên nhiều người
không biết và bỏ qua. Đến khi sự việc trở nên trầm trọng, đỉnh điểm là đêm
ngày 15/1/2017 bà Lan bị đánh thâm tím mặt mày và bị đuổi ra khỏi nhà gây ầm
ĩ cả khu phố thì mọi chuyện mới vỡ lẽ. Khi phát hiện bà Lan ở nhờ nhà chị gái,
ông Hải còn ra ném gạch vào nhà chị gái bà Lan bị hàng xóm bắt gặp. Ngày
3/2/2017, bà Lan bức xúc nộp đơn lên Ủy ban Nhân dân phường Lộc Sơn nhờ
can thiệp và muốn được ly hôn.
Để xử lý tình huống này, các cơ quan chính quyền phường, Hội Liên Hiệp
Phụ nữ cơ sở và các cá nhân có thẩm quyền phải làm gì để ngăn chặn tình trạng
bạo lực gia đình cho bà Trần Thị Lan, giúp gia đình bà trở lại cuộc sống hạnh
phúc?

2. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
2.1. Mục tiêu phân tích tình huống:
Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để
lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Ở
Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan
tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực

tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự...và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lực
gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong
đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nhưng đánh giá
9


một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc
sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng
bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và thế nữa
nó dần trở thành như một hiện tượng của xã hội.
Hơn nữa, về nhận thức, quan niệm về bạo lực gia đình của người dân còn
khá mơ hồ và dường như chỉ có hành vi bạo lực về mặt thể chất là được chú ý
tới. Khi trong tiềm thức của mỗi người dân còn cho rằng một cái tát, một câu
chửi mắng nhau lúc nóng giận là bình thường, con hư thì bố mẹ phải đánh để
giáo dục, hay việc đáp ứng nhu cầu tình dục của chồng là nghĩa vụ của người
vợ… đương nhiên sẽ không bị coi là bạo lực gia đình, là vi phạm pháp luật. Bởi
vậy trong tình huống trên, do tính gia trưởng và tư tưởng cổ hủ trọng nam khinh
nữ và bản tính lười lao động của ông Hải nên khi không hài lòng chuyện gì với
vợ là ông có thể chửi bới, thường xuyên đánh đập vợ con dẫn đến tình trạng Bà
Lan không thể chịu đựng được và đã nộp đơn lên Ủy ban Nhân dân phường Lộc
Sơn nhờ can thiệp và muốn được ly hôn.
Để giải quyết vấn đề đơn kiện của Bà Lan vừa có lý, có tình, vừa mang
tính nghiêm minh, vừa có sự khoan hồng của pháp luật, kết hợp giữa trừng phạt
với tuyên truyền, vận động, giáo dục đối tượng tránh hành vi vi phạm lần sau,
tác động vào tư tưởng nhận thức của bà Lan để bà có những hành động phù hợp;
giúp cho ông Hải nhận ra hành vi sai trái của mình, thương yêu, chăm sóc vợ
con; giúp gia đình bà Lan trở lại cuộc sống hạnh phúc, đòi hỏi UBND Phường
Lộc Sơn UBND phường Lộc Sơn phải tiến hành chỉ đạo và phối hợp với các cơ
quan chức năng, các Ban, ngành đoàn thể của phường Lộc Sơn (trong đó có cơ

quan Công An phường, Hội Liên Hiệp Phụ nữ phường) và các cá nhân có thẩm
quyền tiến hành xác minh, xử lý làm rõ và giải quyết tình trạng bạo lực gia đình
cho bà Trần Thị Lan trong thời gian sớm nhất.
10


2.2. Cơ sở lý luận và pháp lý phân tích tình huống:
Để giải quyết vụ việc đúng pháp luật, bảo đảm tính hợp lý, công bằng
trong xã hội, đảm bảo hài hòa lợi ích cần căn cứ vào các cơ sở pháp lý sau:
- Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007.
- Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ
nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
- Quyết định số 2351/QĐ – TTg ngày 24/12/2010 phê duyệt chiến lược
quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020.
2.3.Phân tích diễn biến tình huống:
Sau khi nhận được đơn của Bà Trần Thị Lan, UBND phường Lộc Sơn đã
tiến hành mời các cơ quan chức năng và các Ban, ngành đoàn thể của phường
Lộc Sơn (trong đó có Hội Liên Hiệp Phụ nữ phường) họp để triển khai kế
hoạch, thống nhất phương án giải quyết và phân công nhiệm vụ để tiến hành xác
minh, xử lý làm rõ và giải quyết tình trạng bạo lực gia đình cho bà
Trần Thị Lan.
2.4. Phân tích nguyên nhân dẫn đến tình huống:
a. Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân đầu tiên bắt nguồn từ sự giáo dục của hai gia đình và quá
trình rèn luyện tu dưỡng bản thân của hai đối tượng trong tình huống là ông Hải
và bà Lan. Gia đình ông Hải là gia đình thuần nông. Bố ông Hải cũng là người
nổi tiếng về hành vi vũ phu với vợ mình. Sống trong môi trường như vậy, ông
Hải đã sớm bị tiêm nhiễm tư tưởng và hành vi xấu từ người cha. Cộng với quá
11



trình giáo dục của cha mẹ, sự nuông chiều của người mẹ đối với con út đã khiến
cho ông Hải luôn coi mình là trung tâm, người khác phải cung phụng, phục tùng
lại thêm thói lười lao động, thích hưởng thụ đã là nguyên nhân cho sự việc xảy
ra trong cuộc sống gia đình ông Hải. Bà Lan vốn là con út trong gia đình được
coi là kiểu mẫu. Bố là Đảng viên có thâm niên công tác trong các cơ quan Nhà
nước, trước đó đã tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, mẹ
là người phụ nữ tần tảo, đảm đang. Bà Lan được cha mẹ cho ăn học cẩn thận.
Tuy vậy, với bản tính ham chơi, bà Lan không chịu chú tâm học tập, sớm theo
bạn bè bỏ học và lấy chồng sớm từ khi 19 tuổi. Chính vì không nghe lời khuyên
can chỉ bảo của cha mẹ nên bà đã chọn cưới ông Hải và từ đó mở ra chuỗi bi
kịch sau này của cuộc đời bà.
- Sự thiếu trách nhiệm, chậm trễ của các ban ngành đoàn thể, chính
quyền địa phương trong việc thăm nắm, giải quyết tình trạng bạo lực gia đình,
hỗ trợ nạn nhân và khâu tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về
phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới còn chưa hiệu quả.
b. Nguyên nhân chủ quan
- Do nhận thức của đối tượng và các bên liên quan về vấn đề bình đẳng
giới và bạo lực gia đình còn hạn chế. Cụ thể: Ông Hải tự cho mình quyền được
“dạy dỗ” vợ. Nghĩ mình là bề trên và có quyền hành đối với vợ. Bản thân ông
Hải sau khi bị chính quyền địa phương nhắc nhở, dư luận làng xã cũng có sự sợ
hãi. Nhưng một phần do bản chất con người khó thay đổi, một phần do rượu và
một phần nữa là do bà Lan không dám tự giải thoát mình, nắm được điểm yếu
của vợ, ông Hải càng ngày càng có những hành vi đáng lên án.
- Bà Lan, dù được gia đình khuyên can, sẵn sàng bao bọc, nhưng bản
chất yếu đuối, không có bản lĩnh, nhu nhược, tâm lý á đông lấy chồng theo

12



chồng, hy sinh vì con cái … dẫn đến không dám đấu tranh với kẻ đã hành hạ,
ngược đãi mình.
- Hàng xóm láng giềng dù thương bà Lan , nhưng vẫn có tâm lý “đèn nhà
ai nhà nấy rạng” và quan niệm “ chuyện riêng nhà người ta…” nên chỉ dám can
thiệp nhẹ nhàng bằng khuyên can hoặc báo cho gia đình bà Lan biết để can
thiệp. Tương tự, chính quyền địa phương cũng còn quan niệm chuyện bạo lực
là chuyện riêng của gia đình, nên vẫn ưu tiên hướng tự giải quyết. Khi cần can
thiệp cũng chưa có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ nạn nhân và răn đe, trừng trị
đối tượng gây bạo lực. Chị em phụ nữ nói riêng và người dân trong điạ bàn nói
chung chưa có những hiểu biết đúng, đủ về bạo lực gia đình và phòng chống
bạo lực gia đình. Chính sự thiếu kiến thức dẫn đến các hành vi bao che, dung
túng cho bạo lực gia đình.
- Nhiều người tuy không chấp nhận hành vi bạo lực gia đình nhưng cũng
không công khai phản đối hoặc có các hành vi trợ giúp nạn nhân vì coi đó là
“chuyện gia đình” và để gia đình tự giải quyết. Và lẽ dĩ nhiên, cách giải quyết
của gia đình vẫn sẽ là phụ nữ phải nhẫn nhịn vì “xấu chàng thì hổ ai”.
2.5 Phân tích hậu quả và tác động của tình huống:
a. Hậu quả đối với nạn nhân
Với cá nhân bà Lan, việc thường xuyên bị bạo hành đã ít nhiều ảnh hưởng
đến sức khỏe thể chất, tinh thần của bà và tất cả các thành viên khác trong gia
đình. Những hậu quả này chất thêm gánh nặng cho hệ thống y tế quốc gia. Bởi
lẽ, các phụ nữ bị bạo hành gia đình phải cần đến các dịch vụ chăm sóc y tế cao
hơn nhiều so với phụ nữ bình thường. Nó không những làm tổn thương về thể
xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ đến vị trí, vai trò của người phụ nữ
trong gia đình và ngoài xã hội.
13


b. Đối với gia đình và kinh tế gia đình

Bạo lực gia đình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của mọi gia đình, cuộc sống của
họ luôn bất hòa, mất ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thành viên khác
trong gia đình. Không những thế gia đình họ còn bị thiệt hại về kinh tế như chi
phí điều trị thương tích do bạo lực, thu nhập giảm do không có người lao động.
Cuối cùng là danh dự, uy tín của dòng họ hoặc của các thành viên khác trong
gia đình bị giảm sút đáng kể.
c. Hậu quả đối với trẻ em
Với gia đình bà Lan và ông Hải có 2 đứa con gái. Ông Hải thường xuyên
say rươu, đánh đập, chửi bới, xúc phạm vợ với những lời lẽ thô tục, cộng với tư
tưởng trọng nam khinh nữ đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển về thể chất
cũng như tinh thần của 02 bé, tạo tâm lý tư ty, mặc cảm với bạn bè cùng trang
lứa, thiếu tự tin, thất vọng, ảnh hưởng nặng nề đến việc học tập, kỹ năng sống,
hòa nhập xã hội của các em. Nếu như các em không được giáo dục đúng mức
thì các em rất dễ trở thành những đứa trẻ hư hỏng, làm gia tăng tỷ lệ tội phạm vị
thành niên, tệ nạn xã hội, chất thêm gánh nặng lên vai các nhà quản lý xã hội.
d. Hậu quả đối với cộng đồng, xã hội:
Với cộng đồng, việc địa bàn có trường hợp như vậy đã ảnh hưởng rất
xấu đến môi trường văn hóa của địa phương. Những người có tư tưởng lạc hậu,
trọng nam khinh nữ…sẽ coi đó là “tấm gương” để noi theo, cổ súy cho hành vi
bạo lực gia đình.

14


Bạo lực gia đình còn làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội. Nó
là mầm mống phát sinh tội phạm. Bạo lực gia đình làm tăng áp lực lên hệ thống
y tế và làm mất ổn định, trật tự trong xã hội. Bạo lực gia đình còn chất thêm
gánh năng lên vai các cơ quan tư pháp. Vì khi có hành vi bạo lực xảy ra, các cơ
quan pháp luật phải vào cuộc điều tra, xét xử, có rất nhiều vụ án là hậu quả của
bạo lực gia đình tốn rất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của Nhà nước.

Ngoài ra, việc giáo dục, giam giữ các đối tượng gây ra bạo lực gia đình cũng là
gánh nặng cho các cơ quan tư pháp. Bạo lực gia đình còn ảnh hưởng đến uy tín
của chính quyền địa phương khi để địa bàn tồn tại sự việc trái pháp luật như
vậy.
3. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
[[

3.1 Mục tiêu xử lý tình huống:
a. Mục đích yêu cầu
Giải quyết tình huống phải:
- Phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và
Nhà nước.
- Phù hợp với thực tiễn địa phương, cơ sở.
- Góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở.
- Được nhân dân, cán bộ ở địa phương, cơ sở đồng tình ủng hộ cao.
- Góp phần tăng cường pháp chế Xã hội Chủ nghĩa, đảm bảo trật tự, kỷ
cương tại địa phương, cơ sở.
b. Mục tiêu của việc giải quyết tình huống
- Mục tiêu xử lý tình huống để nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống
đặt ra.
- Ngăn chặn, xử lý hành vi bạo lực gia đình theo đúng pháp luật.
15


- Bảo về lợi ích chính đáng của tổ chức Nhà nước, tổ chức xã hội và mọi
cá nhân.
- Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.
- Phát huy vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền trong công tác kiểm tra, quản lý trên địa bàn mình quản lý.
Từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung,

“Luật phòng chống bạo lực gia đình” và “Luật Bình đẳng giới” nói riêng tới
đông đảo nhân dân, vận động quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác
các hành vi vi phạm pháp luật trên địa bàn.
3.2.Các phương án xử lý tình huống:
3.2.1. Phương án 1:
Giải quyết cho bà Lan, ông Hải ly hôn; tăng cường công tác tuyên truyền
phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cụ thể ở đây là
Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình tới người dân nói
chung, ông Hải nói riêng một cách rộng rãi thông qua phương tiện thông tin đại
chúng.
* Ưu điểm: Với phương án này, việc giải quyết cho bà Lan và ông Hải ly
hôn sẽ giải quyết tức thời tình trạng bà Lan bị đánh đập, chửi bới hàng ngày bởi
người chồng của mình, không bị ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân bà Lan,
cũng như tâm lý, tình cảm của các con bà. Việc tuyên truyền rộng rãi cho người
dân và ông Hải sẽ giúp cho nhiều người có hiểu biết nhiều hơn về pháp luật, về
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân với gia đình và xã hội. Từ đó tránh
các hành vi vi phạm pháp luật.
* Nhược điểm:

16


- Ly hôn sẽ làm cho gia đình bà Lan, ông Hải mỗi người một nơi, tình
cảm vợ chồng không còn. Các con của bà Lan, ông Hải không được sự thương
yêu, chăm sóc của cả bố và mẹ, chúng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, học
hành sa sút và dễ bị hư hỏng. Tài sản bị phân chia, cuộc sống của bà Lan sẽ rất
khó khăn, nhất là việc tiếp tục nuôi các con khôn lớn trưởng thành.
- Sự dụng biện pháp tuyên truyền chưa đủ sức răn đe đối với hành vi vi
phạm của ông Hải.
3.2.2.Phương án 2:

Xử lý hành vi vi phạm của ông Hải với mức phạt cao nhất, thậm chí xem
xét các hình thức phạt bổ sung. Giải quyết cho bà Lan và ông Hải ly thân một
thời gian.
* Ưu điểm:
Việc xử lý hành vi vi phạm của ông Hải với mức phạt cao nhất, thậm chí
xem xét các hình thức phạt bổ sung thể hiện tính ưu việt của pháp luật Xã hội
Chủ nghĩa, những ai bất chấp vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý thích đáng. Bảo đảm
tính tính nghiêm minh của pháp luật để điều chỉnh các hành vi trong xã hội, có
sức răn đe lớn với các đối tượng khác trên phạm vi rộng. Việc giải quyết cho bà
Lan và ông Hải ly thân một thời gian sẽ giúp cho bà Lan tránh bị ông Hải đánh
đập hàng ngày. Bà sẽ không bị tổn thương về mặt sức khỏe, tâm lý được ổn định
hơn. Trong thời gian ly thân, bản thân ông Hải sẽ suy nghĩ về những hành vi của
mình đã gây ra cho vợ con và thay đổi theo hướng tích cực hơn. Sau thời gian
này, đôi bên đã suy nghĩ kỹ và thấy rằng cuộc sống gia đình là cần thiết, hai vợ
chồng cần yêu thương, chia sẻ với nhau và nuôi các con khôn lớn.
* Nhược điểm:
- Áp dụng xử phạt theo phương án này là khá nặng, 02 con còn nhỏ, còn
đi học, điều kiện kinh tế của gia đình đối tượng rất khó khăn.
17


- Việc ly thân có thể làm cho bản thân ông Hải không suy nghĩ tích cực
mà lấy cớ rượu bia tiếp tục về nhà hành hạ bà Lan. Thời gian ly thân sẽ làm tình
cảm vợ chồng ngày càng xa cách, mâu thuẫn gia đình tăng lên và có thể dẫn tới
việc đưa đơn ly hôn.
3.2.3. Phương án 3:
Xử lý vi phạm đúng người đúng tội, xử phạt với mức trung bình. Vừa
xử phạt hành chính vừa kết hợp tuyên truyền giáo dục, răn đe đối với ông
Hải. Đồng thời tiến hành hòa giải giữa vợ chồng bà Lan và ông Hải.
* Ưu điểm:

- Việc xử lý vi phạm đúng người đúng tội, xử phạt với mức trung bình
vừa thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật với đối tượng có hành vi vi
phạm; đồng thời thể hiện được tính khoan hồng của pháp luật.
- Việc tiến hành giáo dục ông Hải và hòa giải giữa vợ chồng ông Hải và
bà Lan sẽ giúp cho ông Hải nhận thấy được các sai phạm của mình để lần lần
sau không tái phạm nữa, từ đó gia đình ông Hải và bà Lan trở lại cuộc sống bình
thường, hòa thuận, êm ấm. Tình cảm vợ chồng được hàn gắn, yêu thương nhau,
cùng nhau nuôi dạy con cái ngoan ngoãn, học hành đầy đủ, khôn lớn, trưởng
thành. Gia đình ông Hải hòa thuận không gây ảnh hưởng tới an ninh trật tự tại tổ
dân phố, địa phương, không mất nhiều công sức, thời gian, nhân lực của Nhà
nước, của tổ chức Hội phụ nữ.
* Nhược điểm:
- Mức xử phạt không quá nặng có thể chưa có sức răn đe lớn với đối
tượng. Các tổ chức, cá nhân sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để tư vấn, hòa
giải cho ông Hải và bà Lan.
3.2.4. Lựa chọn phương án xử lý tình huống:
18


Qua việc phân tích các ưu, nhược điểm của 3 phương án trên, theo tôi
phương án thứ 3 là hợp lý nhất. Vừa có tình, vừa có lý, vừa mang tính nghiêm
minh, vừa có sự khoan hồng của pháp luật, kết hợp giữa trừng phạt với tuyên
truyền, vận động, giáo dục đối tượng tránh hành vi vi phạm lần sau, tác động
vào tư tưởng nhận thức của bà Lan để bà có những hành động phù hợp; giúp
cho ông Hải nhận ra hành vi sai trái của mình, thương yêu, chăm sóc vợ con;
giúp gia đình bà Lan trở lại cuộc sống hạnh phúc. Phương án này có tính khả thi
trong thực tiễn, có lý, có tình nhất và được nhân dân đồng tình cao nhất, tiết
kiệm được công sức, của cải, thời gian, dịch vụ hành chính công.
4. LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN ĐÃ
LỰA CHỌN

4.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện:
a. Mục đích, yêu cầu
- Mục đích: giải quyết vụ việc theo đúng quyến hạn và trách nhiệm.
- Yêu cầu: Giải quyết vụ việc nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn hành vi
làm tổn hại đến sức khỏe, danh dự của nạn nhân, tránh lãng phí thời gian, tiền
của và công sức.
b. Thời gian tiến hành xử lý
Từ khi nhận được đơn của bà Lan ngày 3/2/2017 đến hết tháng 2/2017.
STT
1

Nội dung công việc

Thời gian thực
hiện

Thường trực UBND Phường Lộc Sơn
mời các cơ quan chức năng như Công an
phường Lộc Sơn và các Ban ngành đoàn
thể có liên quan của phường, tổ dân phố

01 ngày,
ngày 5/2/2017

Chủ thể thực
hiện, giải
quyết
Thường trực
UBND
phường và các

thành
phần

Ghi
chú

19


2

15 họp để triển khai kế hoạch và thống
nhất phương án giải quyết và phân công
nhiệm vụ.
Xuống thăm nắm tình hình và lập biên
bản hành vi vi phạm đối với đối tượng là
ông Nguyễn Văn Hải.

liên quan được
mời dự họp

Lần lượt mời ông Hải và bà Lan lên
Công an phường để làm việc; xác định
lỗi, mức độ vi phạm và bổ sung giấy tờ
có liên quan. Ví dụ: giấy khám sức khỏe
đối của bà Lan, vợ ông Hải do cơ quan y
tế cấp sau khi bà Lan bị chồng đánh (nếu
có).
Lập báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban
nhân dân phường ra quyết định sử phạt.


02 ngày,
ngày 8/2/2017ngày 9/2/2017

Công
an
phường phối
hợp với tổ dân
phố 15
Công
an
phường, Hội
LHPN phường

01 ngày,
ngày10/2/2017

Công
phường

5

Căn cứ vào đề xuất của công an Phường,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra
Quyết định xử phạt hành chính.

6

Triển khai thực hiện quyết định, phối hợp
với ban ngành đoàn thể, tổ dân phố, theo

dõi quá trình thực hiện của đối
tượng. Đồng thời Hội Liên hiệp Phụ nữ
phường phối hợp cùng với chi Hội phụ
nữ tổ 15 tổ chức các buổi gặp nói
chuyện, tuyên truyền đối với ông Hải và
bà Lan. Ban hòa giải tổ dân phố tiến
hành hòa giải giữa bà Lan và ông Hải.
Chi hội phụ nữ giúp đỡ cho bà Lan và
ông Hải vay vốn không lấy lãi từ nguồn
vốn của tổ tiết kiệm để phát triển kinh tế
gia đình (ông Hải tiếp tục công việc
chăm sóc vườn cà phê, bà Lan tiếp tục
công việc may quần áo tại gia đình).

01 ngày,
Văn
phòng
ngày 11/2/2017 UBND, Chủ
tịch
UBND
phường.
Từ ngày
UBND
12/2/2017 đến Phường, Công
ngày 30/2/2017 an
Phường,
Các ban ngành
đoàn thể của
phường
(trong đó có

Hội phụ nữ),
Tổ dân phố,
Ban hòa giải tổ
dân phố, chi
hội phụ nữ, gia
đình
người
thân 2 bên.

7

Sau khi gia đình bà Lan đã trở lại cuộc
sống bình thường, đại diện chi hội phụ
nữ, tổ hòa giải thỉnh thoảng sẽ đến gia
đình chị Thảo để thăm hỏi, nói chuyện và
giúp đỡ nếu gia đình gặp khó khăn

3

4

01 ngày,
ngày 6/2/2017

Thời gian sau

an

Chi hội phụ
nữ, tổ hòa giải

tổ dân phố 15

20


4.2. Tổ chức thực hiện xử lý tình huống:
a. Các bước thực hiện
+ Bước 1: Thường trực UBND Phường Lộc Sơn mời các cơ quan chức
năng như Công an phường Lộc Sơn và các Ban ngành đoàn thể có liên quan của
phường, tổ dân phố 15 họp để triển khai kế hoạch và thống nhất phương án giải
quyết và phân công nhiệm vụ.
+ Bước 2. Cử Công an phường xuống lập biên bản hành vi vi phạm đối
với đối tượng là ông Nguyễn Văn Hải.
+ Bước 3. Lần lượt mời ông Hải và bà Lan lên phường để làm việc; xác
định lỗi, mức độ vi phạm và bổ sung giấy tờ có liên quan. Ví dụ: giấy khám sức
khỏe đối của bà Lan, vợ ông Hải do cơ quan y tế cấp sau khi bà Lan bị chồng
đánh (nếu có).
+ Bước 4. Lập báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra
quyết định sử phạt.
+ Bước 5. Căn cứ vào đề xuất của công an Phường, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân phường ra Quyết định xử phạt hành chính.
+ Bước 5. Triển khai thực hiện quyết định, phối hợp với ban ngành đoàn
thể, tổ dân phố, theo dõi quá trình thực hiện của đối tượng. Đồng thời Hội Liên
hiệp Phụ nữ phường phối hợp cùng với chi Hội phụ nữ tổ 14 tổ chức các buổi
gặp nói chuyện, tuyên truyền đối với ông Hải và bà Lan. Ban hòa giải tổ dân
phố tiến hành hòa giải giữa bà Lan và ông Hải.
b. Kết quả xử phạt hành chính cụ thể đối với hành vi của ông Hải

21



Căn cứ theo điểm a, điểm b, điểm i khoản 1, điều 2 luật phòng chống Bạo
lực gia đình năm 2007.
Căn cứ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013 quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống
tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
- Phạt tiền 2.000.000 đồng đối với hành vi đánh đâp gây thương tích cho
vợ, xua đuổi vợ ra khỏi nhà.
- Phạt tiền 500.000 đồng đối với hành vi say rượu, bia gây mất trật tự
công cộng.
- Phạt 500.000 đồng đối với hành vi ném gạch đã vào nhà người khác.
* Tổng số tiền phạt là: 3.000.000 đồng (ba triệu đồng chẵn)
c. Trách nhiệm giải quyết vấn đề
Trên cơ sở quyết định xử phạt này, ông Nguyễn Văn Hải phải thực
hiện một cách nghiêm túc và việc đầu tiên đó là phải nộp phạt theo đúng quy
định, đồng thời khắc phục hậu quả gây ra cho bà Lan là chạy chữa thuốc men,
chăm sóc cho vợ đến khi sức khỏe hòan toàn bình phục. Các cơ quan quản lý
chức năng như Công an; Tổ dân phố, Hội phụ nữ có trách nhiệm theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định này; nếu có biểu hiện vi phạm sẽ kịp
thời can thiệp trong phạm vi thẩm quyền của mình, góp phần vào việc đảm bảo
trật tự, kỷ cương của pháp luật.
d. Dự kiến nguồn kinh phí, phương tiện phục vụ việc thực hiện
kế hoạch

22


Sử dụng máy tính, máy photo, giấy, máy ảnh, máy ghi âm để thu thập
thông tin, chứng cứ; lập dự trù kinh phí cho lực lượng tham gia giải quyết vụ
việc như: Công an, Hội phụ nữ, tổ dân phố, Ban hòa giải của tổ dân phố….

4.3. Kết quả đạt được trong xử lý tình huống:
Sau khi các cơ quan chức năng và các ban ngành đoàn thể của Phường đã
cố gắng phối hợp giải quyết vụ việc vừa có lý vừa có tình, vừa có lý, vừa mang
tính nghiêm minh, vừa có sự khoan hồng của pháp luật, kết hợp giữa trừng phạt
với tuyên truyền, vận động, giáo dục đối tượng tránh hành vi vi phạm lần sau,
tác động vào tư tưởng nhận thức của bà Lan để bà có những hành động phù hợp;
giúp cho ông Hải nhận ra hành vi sai trái của mình, do đó ông Hải và bà Lan đã
vui vẻ trở lại bên nhau, thương yêu và chăm sóc các con; giúp gia đình bà Lan
trở lại cuộc sống hạnh phúc, các con được sống trong vòng tay thương yêu của
cha mẹ.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận:
Tình trạng bạo lực trong gia đình có thể do rất nhiều nguyên nhân khác
nhau, và mỗi gia đình có những lý do riêng dẫn đến bạo lực gia đình có thể xảy
ra, không có một công thức chung nào cho mỗi gia đình. Bạo lực gia đình có thể
do những nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới. Mức độ xảy ra
thường xuyên và mức độ nghiêm trọng của các loại mâu thuẫn cũng khác nhau
theo đặc điểm kinh tế gia đình, trình độ học vấn của vợ chồng cũng như ảnh
hưởng của các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, có một vấn đề chung đó là bạo lực gia
đình không chỉ làm suy giảm cả về thể chất lẫn tinh thần mà nó còn gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến các thành viên trong gia đình, đến sự phát triển chung
của toàn xã hội. Do đó, việc xóa bỏ bạo lực gia đình không chỉ là trách nhiệm
của riêng ai mà đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, các tổ chức
23


chính trị xã hội và quốc gia trong phòng, chống bạo lực gia đình. Chỉ khi nào
công tác phòng, chống bạo lực được triển khai có hiệu quả thì lúc đó gia đình
mới được coi là chốn yên bình và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình
và chúng ta mới có thể đạt được mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc,

bình đẳng và phát triển bền vững.
Trong quá trình tìm hiểu, phân tích và đưa ra các biện pháp xử lý một
tình huống bạo lực gia đình nêu trên tại phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc,
rất hy vọng với cách xử lý như vậy sẽ giải quyết được vấn đề một cách triệt để,
bảo vệ được nạn nhân, trừng trị răn đe đối với đối tượng gây bạo lực gia đình.
Cùng với hệ hống Chính sách, luật…ngày càng hoàn thiện của Đảng và Nhà
nước, tôi tin tưởng rằng vấn đề bạo lực gia đình tại địa phương nói riêng và cả
nước nói chung sẽ sớm được giải quyết vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
5.2.Kiến nghị:
* Đối với Đảng và Nhà nước:
- Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Thường xuyên
kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống
bạo lực gia đình; xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của
pháp luật; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra theo chuyên đề về
phòng, chống bạo lực gia đình. Đưa mục tiêu về phòng, chống bạo lực gia đình
vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở cấp Trung ương và địa
phương; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành phù hợp trong công
tác phòng, chống bạo lực gia đình. Nghiên cứu việc hình thành mạng lưới cộng
tác viên, tình nguyện viên phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở. Đánh giá các
mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; nghiên cứu chuyển các mô hình hoạt
24


động có hiệu quả thành nhiệm vụ thường xuyên. Biểu dương, khen thưởng cá
nhân, tập thể có thành tíchxuất sắc trong công tác phòng, chống bạo lực gia
đình. Xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở dữ liệu về gia đình, phòng, chống bạo
lực gia đình.
* Đối với các cơ quan chức năng: Cần ban hành thêm các văn bản dưới

luật, thông tư hướng dẫn chi tiết thi hành các nội dung của Luật để người dân có
thể hiểu và tiếp cận dễ dàng hơn. Nâng cao nhận thức cho người dân về ý nghĩa
về việc xây dựng gia đình văn hóa, phát triển bền vững, chú trọng đến công tác
phòng chống bạo lực gia đình.
* Đối với với các cấp, các ngành, đoàn thể: tổ chức tuyên truyền nâng
cao nhận thức của cán bộ, nhân dân, phụ nữ về gia đình và phòng chống bạo lực
gia đình. Các cấp, các ngành tăng cường hoạt động tuyên truyền về giới và bình
đẳng giới, kiến thức phòng chống bạo lực gia đình, Luật phòng chống bạo
lực gia đình, Luật hôn nhân gia đình và các chuyên đề liên quan đến phòng
chống bạo lực gia đình với nhiều nội dung và hình thức phong phú: Tập huấn
chuyên đề, hội thảo, toạ đàm, sinh hoạt nhóm, sinh hoạt câu lạc bộ, giao lưu văn
nghệ,mít tinh và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.Tích cực
tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng về phòng chống bạo lực giađình cho đội
ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của các Ban, ngành, đoàn thể các cấp, đặc
biệt là báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội phụ nữ.
Lồng ghép tuyên truyền phòng chống bạo lực gia đình vào các hoạt động
của các Ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội, tuyên truyền tại các cuộc
họp tổ dân phố, họp thôn, xóm, các đoàn thể. Tăng cường các biện pháp giám
sát việc thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương.
Nắm bắt kịp thời các vụ bạo lực gia đình xảy ra tại địa phương để can thiệp kịp
25


×