Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử và vận dụng vào dạy bài 31 Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 Lịch sử lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.01 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
PHẦN
1. MỞ ĐẦU……………………………………………………………….
1. 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………..
1. 2. Mục đích nghiên cứu………………………………………...…
1. 3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………….….
1. 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………..……...…
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM…………………………
2. 1. Cơ sở lí luận …………………………………………..……….
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm……………………………………………………………………..
2. 3. Các giải pháp…………………………………….……………...
2. 3. 1. Vị trí và ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch
sử………..…………………………..………………………………….…
2. 3. 2. Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử…………..
2. 3. 3. Các bước tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan………...…....
2. 3. 4. Những lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan ……….…….…
2. 3. 5. Sử dụng đồ dùng trực quan tro trong bài 31: Việt Nam trong
năm đầu sau đại thắng xuân 1975………..…………………………….….
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường ……….…………………...
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………………….
3. 1. Kết luận…………………………………..……………….…….
3. 2. Kiến nghị………………………………..…………………..…..
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….
PHỤ LỤC…………………………………………………………………

TRANG
2
2
3


3
3
4
4
4
4
5
5
5
5
5
14
16
16
16
17
18

1


1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lí do chọn đề tài:
Ngành giáo dục đang từng bước đổi mới, tập trung vào đổi mới phương
pháp dạy học nhằm thực hiện được mục tiêu giáo dục hiện nay là giáo dục con
người Việt Nam phát triển toàn diện.
Môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo con người Việt
Nam phát triển toàn diện. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, những chủ
nhân tương lai của đất nước cần trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức, kỹ
năng, đặc biệt kiến thức về Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế giới là hết sức cần thiết.

Tuy nhiên trong những năm gần đây chúng ta thấy có những nhận thức sai
lệch về vị trí, chức năng của bộ môn Lịch sử trong đời sống xã hội. Một thực
trạng đáng buồn diễn ra đó là đa số học sinh chỉ tập trung vào những môn tự
nhiên, coi nhẹ những môn xã hội trong đó có môn Lịch sử. Có nhiều nguyên
nhân nhưng chủ yếu là do nhu cần thực tế về việc lựa chọn ngành nghề, lợi ích
công việc, cuộc sống, …; do phương pháp truyền thụ của người dạy chưa tạo
được hứng thú cho học sinh.
Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên là ngoài cung cấp kiến thức cho học sinh,
còn phải có phương pháp đúng đắn để giúp học sinh thêm yêu Lịch sử.
Có ai đã từng thắc mắc: Tại sao lứa tuổi thanh thiếu niên rất ham mê
truyện tranh? Ngoài nội dung truyện cuốn hút còn phải kể đến đó là hình ảnh.
Chính những hình ảnh đã giúp cho truyện thêm sinh động, in dấu ấn trong tâm
trí các em.
Trong học tập cũng vậy, việc sử dụng đồ dùng trực quan giúp tiết học sinh
động hơn, học sinh hình dung được tốt hơn, giúp cụ thể hóa kiến thức.
Môn Lịch sử không giống với các môn học như Vật lí, Hóa học có thể
làm thí nghiệm trực tiếp. Vì vậy, để các em hình dung tốt hơn về những gì đã
diễn ra trong quá khứ thì ngoài ngôn ngữ của giáo viên, đồ dùng trực quan đóng
một vai trò quan trọng.
Do đặc trưng của nhận thức Lịch sử, việc “trực quan sinh động” trong dạy
học Lịch sử được xây dựng trên cơ sở các sự kiện khoa học, cơ bản, tạo biểu
tượng chân xác, có hình ảnh về quá khứ đang học. Tạo biểu tượng để tái tạo
hình ảnh lịch sử, khôi phục bức tranh về những sự kiện, nhân vật đã qua là yêu
cầu cần thiết đầu tiên của học tập Lịch sử. Chỉ trên cơ sở biểu tượng mới hình
thành được khái niệm và như vậy mới hiểu biết Lịch sử một cách khoa học. Một
biện pháp quan trọng để tạo biểu tượng Lịch sử là sử dụng đồ dùng trực quan.
Đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử góp phần không nhỏ vào tạo
biểu tượng, hình thành khái niệm, phát triển tư duy, cung cấp kiến thức bồi
dưỡng tình cảm, nâng cao nhận thức lịch sử, khả năng thực hành.
Bản thân tôi qua nhiều năm đứng lớp giảng dạy, tôi nhận thấy sử dụng đồ

dùng trực quan trong dạy học giúp tiết học sinh động, học sinh hứng thú trong
học tập, hiểu bài nhanh và nhớ kiến thức lâu, đồng thời phát triển được khả năng
2


tư duy, phân tích, đánh giá, nhận xét và bồi dưỡng được tư tưởng cần thiết của
bài học.
Tuy nhiên sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào để mang lại hiệu quả
tốt nhất thì phải có phương pháp đúng đắn. Điều này thì không phải giáo viên
nào cũng có hiểu biết sâu sắc.
Trong dạy học bộ môn Lịch sử nói chung cần phải sử dụng đồ dùng trực
quan, đặc biệt bài 31 – Lịch sử lớp 9 là bài cần phải sử dụng nhiều đồ dùng trực
quan và những đồ dùng trực quan đó gắn liền với đời sống hiện tại.
Vì vậy tôi chọn đề tài “Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan nhằm
nâng cao hiệu quả trong dạy học Lịch sử và vận dụng vào dạy bài 31 – Việt
Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 - Lịch sử lớp 9”
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các phương pháp sử dụng đồ
dùng trực quan trong dạy bài 31 – Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân
1975 – Lịch sử lớp 9, nhằm làm cho tiết học nhẹ nhàng, sinh động, học sinh
lĩnh hội được kiến thức tốt hơn, rèn luyện được kĩ năng cần thiết, có tinh thần,
thái độ phù hợp với nội dung bài học, có hứng thú học tập hơn.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các phương pháp sử dụng đồ dùng trực
quan trong dạy bài 31 – Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng xuân 1975 - Lịch
sử lớp 9.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Phân tích, tổng hợp,
hệ thống hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Thông qua dự

giờ để thu thập thông tin liên quan đến việc sử dụng đồ dùng trực quan.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp này để xử lý
kết quả thu thập được phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

3


2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là phương pháp
dạy học sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học
trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và
kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo.
Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học nhằm
tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực
tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ dùng
trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có hiệu
lực để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm vững các quy luật của sự
phát triển xã hội.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu
sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Vì vậy, cùng với việc góp phần tạo
biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả
năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Đây là phương
pháp không thể thiếu trong dạy học Lịch sử.
Đồ dùng trực quan trong dạy học không chỉ có tác dụng giúp học sinh tiếp
thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn có tác dụng giáo dưỡng và rèn
luyện kĩ năng cho học sinh. Vì vậy sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học góp
phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn nói chung và chất lượng giáo dục của
nhà trường nói chung.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

Xu thế chung của các em học sinh hiện nay là tập trung vào học những
môn tự nhiên còn những môn xã hội các em không chú trọng lắm. Chính tâm lí
học tập của các em đã ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận giáo viên dạy
môn xã hội.
Một số giáo viên cho rằng các em không chú trọng học môn xã hội thì
cũng lên lớp dạy qua loa cho hết bài, hết giờ. Vì vậy mà học sinh đã không có
hứng thú nhiều lại càng thêm chán học các môn xã hội, trong đó có môn Lịch
sử.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều giáo viên tâm huyết muốn truyền lửa cho học
sinh qua các bài học, giúp các em thêm yêu Lịch sử, có hiểu biết về Lịch sử dân
tộc và Lịch sử thế giới là hành trang để các em tiếp tục học lên những bậc cao
hơn. Nhiều giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trong đó có
phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
Tuy nhiên, không phải giáo viên nào cũng có phương pháp tốt để sử dụng
đồ dùng trực quan có hiệu quả.
Nhiều giáo viên có chuẩn bị đồ dùng trực quan nhưng khi sử dụng chưa
hợp lí dẫn đến hiệu quả tiết học không cao, học sinh chỉ xem những đồ dùng
trực quan đó có tính chất giải trí, làm thay đổi không khí tiết học trong chốc lát
chứ không khai thác hết được giá trị của đồ dùng trực quan đó.
4


2. 3. Các giải pháp:
2.3.1. Vị trí và ý nghĩa của đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử:
Trong dạy học Lịch sử, phương pháp trực quan góp phần quan trọng tạo
biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại
hóa Lịch sử của học sinh.
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp nhớ lâu, hiểu sâu hình
ảnh, những kiến thức Lịch sử. Phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư
duy và ngôn ngữ của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại đồ dùng trực quan nào, học

sinh cũng thích nhận xét, phán đoán hình dung quá khứ Lịch sử được phản ánh,
minh họa như thế nào.
Có thể nói, đồ dùng trực quan góp phần to lớn nâng cao chất lượng dạy
học Lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh. Là chiếc “cầu nối” giữa quá
khứ với hiện tại.
2.3.2 Các loại đồ dùng trực quan trong dạy học Lịch sử:
a. Loại đồ dùng trực quan hiện vật: Bao gồm những di tích lịch sử và cách
mạng (thành nhà Hồ, hang Pắc Bó, …), những di vật khảo cổ và di vật thuộc các
thời đại lịch sử (công cụ đồ đá, trống đồng Đông Sơn, …)
b. Loại đồ dùng trực quan tạo hình: Gồm mô hình, sa bàn và các đồ dùng
phục chế, hình vẽ, phim, ảnh lịch sử
c. Đồ dùng trực quan quy ước: Gồm bản đồ lịch sử, đồ thị, sơ đồ, niên
biểu …
2. 3. 3. Các bước tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu đồ dùng trực quan và cho học sinh quan sát.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh tìm
hiểu về đồ dùng trực quan đó.
Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời, hoàn thiện nội dung khai thác
đồ dùng trực quan.
2. 3. 4. Những lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan:
- Phải căn cứ vào nội dung, mục tiêu của bài học để lựa chọn đồ dùng trực
quan tương ứng thích hợp.
- Giáo viên phải xác định được thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đồ dùng trực quan phải phù hợp với nội dung kiến thức cần tìm hiểu.
- Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh.
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
2. 3. 5. Sử dụng đồ dùng trực quan trong bài 31: Việt Nam trong năm đầu
sau đại thắng xuân 1975:
Mục I. Tình hình hai miền Bắc – Nam sau đại thắng xuân 1975
Khi giảng về mục này giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh sau: Người

nông dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách ruộng đất, Lễ khánh thành nhà
máy cơ khí Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá sau trận không kích của Mĩ.
* Đối với hình ảnh Nông dân phấn khởi nhận ruộng trong cải cách
ruộng đất.
5


Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về thành tựu nông nghiệp của
miền Bắc trong giai đoạn 1954 – 1975
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Nông dân phấn khởi nhận ruộng trong Cải cách ruộng đất
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh
Nông dân phấn khởi nhận ruộng trong Cải cách ruộng đất và trình bày suy nghĩ
của em về hình ảnh trên?
Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai
thác:
Quan sát bức ảnh trên ta thấy hình ảnh một bà cụ bế em bé nhận ruộng đất
do cán bộ cải cách ruộng đất chia với tâm trạng phấn khởi vui mừng. Cải cách
ruộng đất đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của người nông dân bao đời nay là
ruộng đất, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho thế hệ tương lai của đất
nước.
Cải cách ruộng đất đã tạo ra chuyển biến to lớn về kinh tế, chính trị và xã
hội, quan hệ sản xuất ở nông thôn được đổi mới, sức sản xuất to lớn của nông
thôn được giải phóng, tạo điều kiện bước sang một giai đoạn mới trong phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở nông thôn và góp phần quan trọng vào củng
cố miền Bắc sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Thực hiện cải cách
ruộng đất là một chủ trương rất đúng đắn của Đảng ta.
Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh thấy được thành tựu của miền Bắc

trong giai đoạn 1954 – 1975, chủ trương đúng đắn của Đảng, chính điều đó là
một trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi của quân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, từ đó thêm tin tưởng vào chủ trương chính
sách của nhà nước; đồng thời rèn luyện được kĩ năng quan sát, miêu tả, phân
tích, nhận định đánh giá cho học sinh.
* Đối với hình ảnh: Lễ khánh thành nhà máy cơ khí Hà Nội
6


Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về thành tựu công nghiệp của
miền Bắc trong giai đoạn 1954 – 1975.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Lễ khánh thành Nhà máy Cơ khí Hà Nội
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh Lễ
khánh thành nhà máy Cơ khí Hà Nội và trình bày suy nghĩ của em?
Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai
thác:
Hình ảnh cho thấy nhà máy Cơ khí Hà Nội được xây dựng khang trang,
quy mô thể hiện sự phát triển của miền Bắc trong thời kì này, trong lễ khánh
thành có sự tham gia của rất nhiều người thể hiện sự phấn khởi và niềm tin của
nhân dân vào sự phát triển của miền Bắc.
Nhà máy Cơ khí Hà Nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta được
khởi công xây dựng vào tháng 12 – 1955 với sự giúp đỡ của Liên Xô và đến
tháng 4 – 1958 thì hoàn thành. Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời góp phần to lớn
vào sự phát triển của ngành công nghiệp nước ta, đóng góp vào thành công của
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất
nước.
Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh thấy được thành tựu của miền Bắc

trong giai đoạn 1954 – 1975, chủ trương đúng đắn của Đảng, chính điều đó là
một trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi của quân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước từ đó thêm tin tưởng vào chủ trương chính sách
của nhà nước; đồng thời rèn luyện được kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích,
nhận định đánh giá cho học sinh.
* Đối với hình ảnh Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá sau trận không
kích của đế quốc Mĩ.
Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về khó khăn của miền Bắc trong
giai đoạn 1954 – 1975
7


Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Bệnh viện Bạch Mai bị tàn phá sau trận không kích của đế quốc Mĩ
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh Bệnh
viện Bạch Mai bị tàn phá sau trận không kích của đế quốc Mĩ và trình bày suy
nghĩ của em?
Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai
thác:
Hình ảnh trên cho thấy sự hoang tàn đổ nát của bệnh viện Bạch Mai sau
trận không kích của đế quốc Mĩ. Ngoài sự đổ nát là mất mát đau thương mà con
người phải gánh chịu còn cho thấy sự tàn ác của đế quốc Mĩ trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam.
Sự tàn phá của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc, làm
cho quá trình tiến lên của đất nước bị chậm lại nhiều năm.
Sau sự tàn phá của đế quốc Mĩ, quân dân ta đã anh dũng đứng lên khôi
phục và hàn gắn vết thương chiến tranh. Điều đó cho thấy sự quả cảm, lòng
dũng cảm và ý chí vươn lên của quân dân miền Bắc. Tinh thần của quân dân ta

là một trong những yếu tố làm lên thắng lợi khi lấy “gan vàng” chọi với “sắt
thép”.
Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh thấy được những khó khăn mà
miền Bắc phải gánh chịu, thấy được tinh thần quả cảm, ý chí vươn lên của nhân
dân ta, thấy được hậu quả đau thương của chiến tranh để các em biết yêu hòa
bình; đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích, nhận định đánh
giá cho học sinh.
Mục III. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1975 – 1976).
Khi giảng mục này, giáo viên có thể sử dụng các đồ dùng trực quan sau:
Hình ảnh Đoàn tàu thống nhất, hình ảnh Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung,
8


hình ảnh Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, hình ảnh Quốc kì, hình ảnh Quốc
huy, hình ảnh đồng chí Tôn Đức Thắng.
* Đối với hình ảnh Đoàn tàu thống nhất.
Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về sự thống nhất lãnh thổ nước
ta, hai miền Nam – Bắc sum họp một nhà.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Đoàn tàu thống nhất
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh
Đoàn tàu thống nhất đầu tiên và trình bày suy nghĩ về hình ảnh trên?
Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai thác:
Hình ảnh trên cho thấy sự mừng vui của nhân dân ta đối với đoàn tàu
thống nhất đầu tiên, biểu hiện cho sự thống nhất của đất nước sau hơn 20 năm
chia cắt.
Ngày 14 – 11 - 1975, Chính phủ quyết định khẩn trương khôi phục tuyến
đường sắt Bắc - Nam nối liền thủ đô Hà Nội với TP.HCM. Hơn 1 năm làm việc

không ngừng nghỉ, hơn 6 vạn cán bộ, công nhân, bộ đội, nhân dân dọc tuyến
đường sắt nối lại được tuyến đường sắt dài 1.730 km.
Ngày 31 – 12 - 1976, 2 con tàu mang tên Thống Nhất xuất phát tại ga Hà
Nội và ga Sài Gòn, nối liền Bắc - Nam. Tên gọi Thống Nhất ra đời từ chính ước
mơ non sông liền một dải, không còn phân ly, không còn chia cắt của dân tộc
nay đã thành sự thật.
Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh hiểu được giá trị của sự thống nhất,
hòa bình, các em biết xúc động trước những thành quả mà cha ông đã đổ máu để
giành lấy sự thống nhất non sông; đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát, miêu tả,
phân tích, nhận định đánh giá cho học sinh.
9


* Đối với hình ảnh Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước
năm 1976.
Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc
hội chung của cả nước sau đại thắng xuân 1975.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu các hình ảnh cho học sinh quan sát

Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước năm 1976
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát các hình ảnh
về Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước năm 1976 và trình bày suy
nghĩ?
Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai
thác:
Qua các hình ảnh trên cho thấy nhân dân khắp nơi trên đất nước ta đi bầu
cử để bầu Quốc hội chung của cả nước: Từ những chiến sĩ ngoài hải đảo, những
người còn phải nằm trong bệnh viện điều trị, những người công nhân làm việc
trên các công trường đến những đồng bào dân tộc ít người. Điều đó thể hiện sự

quan tâm của toàn dân ta đối với ngày hội lớn của toàn dân Việt Nam.
Kết quả của cuộc Tổng tuyển cử là một thắng lợi có ý nghĩa quyết định
trên con đường tiến tới hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Thành
phần của đại biểu Quốc hội được cử tri lựa chọn đã phản ánh đậm nét hình ảnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
của nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.
Đây là thắng lợi có ý nghĩa chính trị to lớn tiếp theo chiến thắng vĩ đại về
quân sự mùa Xuân năm 1975, là thắng lợi của quyền làm chủ đất nước của nhân
10


dân. Thắng lợi này đã khẳng định ý chí sắt đá của toàn dân Việt Nam quyết vượt
qua mọi khó khăn trở ngại để xây dựng thành công một nước Việt Nam hoà
bình, độc lập, tự do, thống nhất, phát triển đất nước, tiến lên con đường xã hội
chủ nghĩa.
Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh hiểu được ý chí của toàn dân ta
trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước về mặt nhà nước; đồng thời rèn luyện
kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích, nhận định đánh giá cho học sinh.
* Đối với hình ảnh Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI.
Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về kì họp thứ nhất Quốc hội
khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh Kì
họp thứ nhất Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất và trình bày suy
nghĩ?
Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai
thác:

Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất đã thể
hiện sự đồng thuận, nhất trí cao của các đại biểu.
Với kết quả của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, công việc thống nhất
đất nước về mặt Nhà nước đã hoàn thành, đáp ứng nguyện vọng của quần chúng
nhân dân, đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan của sự phát triển cách mạng Việt
Nam, tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện
của đất nước, tập trung cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thống nhất,
mở ra khả năng to lớn để phát triển quan hệ với các nước trên thế giới.
11


Tác dụng: Qua bức ảnh trên, học sinh hiểu được sự thống nhất trong toàn
Đảng, toàn dân ta - Đây là yếu tố làm nên sức mạnh của đất nước; đồng thời rèn
luyện kĩ năng quan sát, miêu tả, phân tích, nhận định đánh giá cho học sinh.
* Đối với hình ảnh Quốc kì.
Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về quyết định chọn Quốc kì tại
kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Quốc kì của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh
Quốc kì và nêu ý nghĩa của Quốc kì?
Bước 3: Học sinh quan sát hình ảnh và trả lời.
Bước 4: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai
thác:
Quốc kì là Lá cờ có hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ,
ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
Ý nghĩa của Quốc kì thể hiện ở bài thơ sau:
Hỡi những ai máu đỏ da vàng

Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc
Nền cờ thắm máu đào vì nước
Sao vàng tươi, da của giống nòi
Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
Hỡi sỹ nông công thương binh
Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh
(Nguyễn Hữu Tiến)
Tác dụng: Các em học sinh ai cũng biết Quốc kì, thấy Quốc kì rất nhiều
rồi nhưng qua bức ảnh trên, các em hiểu sâu sắc về Quốc kì của nước ta: Quy
12


định cụ thể của Quốc kì, ý nghĩa của Quốc kì mà trước đó không phải em học
sinh nào cũng biết.
* Đối với hình ảnh Quốc huy.
Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về quyết định chọn Quốc huy tại
kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Quốc huy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh
Quốc huy và nêu ý nghĩa của Quốc huy?
Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai
thác:
Quốc huy mang dòng chữ: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc
huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng
cho Đảng Cộng sản Việt Nam, cho lịch sử cách mạng của dân tộc Việt và tiền đồ
của quốc gia, bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp và bánh xe
tượng trưng cho công nghiệp.

Tác dụng: Cùng với Quốc kì, Các em học sinh ai cũng biết Quốc huy,
cũng thấy Quốc huy rất nhiều rồi nhưng qua bức ảnh trên, các em hiểu sâu sắc
về Quốc huy của nước ta, ý nghĩa của Quốc huy mà trước đó không phải em học
sinh nào cũng biết.
* Đối với hình ảnh đồng chí Tôn Đức Thắng.
Thời điểm sử dụng: Khi giáo viên giảng về kì họp thứ nhất Quốc hội
khóa VI của nước Việt Nam thống nhất bầu các cơ quan, chức vụ cao nhất của
nhà nước.
Các bước tiến hành:
13


Bước 1: Giáo viên giới thiệu hình ảnh cho học sinh quan sát

Đồng chí Tôn Đức Thắng
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề: Em hãy quan sát hình ảnh đồng
chí Tôn Đức Thắng và nêu hiểu biết của em về đồng chí?
Bước 3: Giáo viên nhận xét học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung khai
thác:
Đồng chí Tôn Đức Thắng sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông
Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ
Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Đồng chí là Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1969-1976) và tại kì họp thứ nhất Quốc hội
khóa VI đồng chí được bầu lại làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Ngày 30 – 3 - 1980 Chủ tịch Tôn Đức Thắng từ trần, thọ 92 tuổi.
Tác dụng: Học sinh biết được Chủ tịch nước của nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khi đó là đồng chí Tôn Đức Thắng, hiểu hơn về cuộc đời và
những đóng góp của đồng chí cho đất nước. Bồi dưỡng lòng kính yêu lãnh tụ
của học sinh.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với

bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
Tôi tiến hành giảng dạy ở hai lớp 9A và 9B, lớp 9A là lớp thực nghiệm sử
dụng phương pháp này và đối chứng với lớp 9B không sử dụng phương pháp
này.
Sau khi giảng dạy xong tôi cho học sinh hai lớp làm bài kiểm tra với đề
bài giống nhau, thang điểm giống nhau. Học sinh lớp 9A và lớp 9B có sĩ số
ngang nhau, trình độ của học sinh hai lớp này cũng gần ngang nhau.
14


Kết quả kiểm tra theo phân loại giỏi (điểm 9, 10), khá (điểm 7, 8), trung
bình (điểm 5, 6), yếu (điểm 3, 4), kém (điểm 1, 2) cho thấy:
Lớp

Số
học
sinh

Giỏi
SL

%

Khá
SL

%

Trung
bình

SL
%

Yếu
SL

%

Kém
SL

%

9A (lớp
thực
30
6
20,0 16 53,4
8
26,6
0
0
0
0
nghiệm)
9B
(lớp đối 30
2
6,6
13 43,3 14 46,8

1
3,3
0
0
chứng)
Kết quả trên cho thấy sự chênh lệch giữa lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm: Tỉ lệ giỏi ở lớp thực nghiệm (9A) cao hơn lớp đối chứng (9B) là 13,4%,
tỉ lệ hoc sinh khá ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 10,1%, tỉ lệ học
sinh trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng và đặc biệt là lớp thực
nghiệm không có học sinh yếu kém, trong khi đó ở lớp đối chứng học sinh yếu
chiếm tỉ lệ 3,3%.
Trong tiến trình giờ học, học sinh ở lớp thực nghiệm học tập sôi nổi, tích
cực xây dựng bài, các em tiếp thu nhanh trong khi đó ở lớp đối chứng các em
thụ động tiếp thu bài, ít học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài. Như vậy
chứng tỏ chất lượng dạy học ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.
Vì vậy chứng tỏ phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan vào dạy học đã
góp phần nâng cao chất lượng giờ học, nâng cao chất lượng học sinh góp phần
vào nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và địa phương.

15


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3. 1. Kết luận:
Với kết quả thu được tôi nhận thấy phương pháp sử dụng đồ dùng trực
quan trong dạy học là phương pháp hay, mang lại hiệu quả cao cho tiết học, đảm
bảo được cả mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng và rèn luyện được kĩ năng cần thiết
của bộ môn, phát huy được tính tích cực của học sinh giúp các em làm quen với
việc nghiên cứu, đưa ra nhận xét, đánh giá của mình. Điều này góp phần rèn
luyện con người trong thời kì mới: Con người có kiến thức chuyên môn, năng

động, tự tin có thể giải quyết được các tình huống thực tiễn của đời sống sau
này.
Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng đồ dùng trực quan là mang lại thành
công cho giờ dạy mà quan trọng hơn giáo viên phải có phương pháp đúng đắn
phù hợp với từng đồ dùng trực quan.
Hiện nay, giáo dục đang từng bước đổi mới nhằm nâng cao chất lượng thì
phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những phương pháp hay
góp phần nâng cao chất lượng.
Từ việc sử dụng phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học
bài 31 – Lịch sử lớp 9 mang lại hiệu quả cao có thể ứng dụng sáng kiến kinh
nghiệm trên vào các bài ở các khối lớp 6, 7, 8, 9 để nâng cao chất lượng dạy học
chung của nhà trường và nâng cao chất lượng dân cư ở địa phương.
3. 2. Kiến nghị:
3. 2. 1. Kiến nghị về cơ sở vật chất:
Hiện nay việc sử dụng đồ dùng trực quan có nhiều cách khác nhau:
- Có thể in tranh, ảnh, sơ đồ ra giấy khổ to rồi treo lên cho học sinh quan
sát tuy nhiên sử dụng cách này rất phức tạp và tốn công sức.
- Cách phổ biến hiện nay là giáo viên làm trên máy tính và kết nối với
máy chiếu, cách này giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian, công sức. Tuy
nhiên để sử dụng cách này thì phải có máy chiếu.
Là một trường cấp 2, phụ thuộc vào ngân sách của xã thì việc đầu tư trang
thiết bị dạy học cho trường còn nhiều hạn chế, vì vậy tôi kính đề nghị Sở Giáo
dục và Đào tạo quan tâm đầu tư trang thiết bị cho các trường cấp 2 để đảm bảo
các em học sinh cấp 2 được giáo dục trong môi trường tốt nhất, góp phần đào
tạo thế hệ tương lai của đất nước được tốt hơn:
3. 2. 2. Kiến nghị về chuyên môn:
Hiện nay những giáo viên tâm huyết với học sinh đều sử dụng đồ dùng
trực quan trong giảng dạy, tuy nhiên sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào đều
do giáo viên dựa trên kinh nghiệm của mình, vì vậy chất lượng không đồng đều,
tôi đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện mở các

lớp tập huấn về phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học. Điều
này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên từ đó nâng cao được chất
lượng dạy học.
16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 9, Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), NXB Giáo
dục Việt Nam, 2014.
2. Sách giáo viên Lịch sử lớp 9, Phan Ngọc Liên (Tổng chủ biên), NXB Giáo
dục Việt Nam, 2014.
3. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử 9, Đinh Ngọc Bảo, NXB
Đại học sư phạm.
4. Đại cương Lịch sử Việt Nam, Tập 3, Trương Hữu Quýnh, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 2002.
5. Phương pháp dạy học Lịch sử, Phan Ngọc Liên (Chủ biên), Trần Văn Trị.
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998.

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Hiệu trưởng

Hoằng Đạt, ngày 25 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình,
không sao chép nội dung của người khác
Người viết

Hoàng Văn Mậu

17



PHỤ LỤC

Bom mìn của Mĩ bị vùi lấp trong chiến tranh

Cầu Hàm Rồng bị đế quốc Mĩ đánh sập

Cử tri Hà Nội đi bầu cử Quốc hội chung của cả nước năm 1976
18


Cử tri Huế đi bầu cử Quốc hội chung của cả nước năm 1976

Đại biểu Quốc Hội kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI tiến hành bỏ phiếu
bầu các chức danh quan trọng trong Bộ máy Nhà nước

Đồng chí Phạm Văn Đồng
(Được bầu làm Thủ tướng của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
tại kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI)

19


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Xếp loại: …...

Hoằng Hoá , ngày.......tháng 05 năm 2016
Chủ tịch HĐKH

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Xếp loại: ……
Hoằng Hoá, ngày…...tháng 05 năm 2016
Chủ tịch HĐKH

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TỈNH
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Xếp loại: ……
Thanh Hóa, ngày.......tháng......năm 2016
Chủ tịch HĐKH

20



×