Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.74 KB, 35 trang )

MỤC LỤC
I. Cơ sở lý thuyết..............................................................................................................0
1. Khái niệm...................................................................................................................... 1
2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế...........................................................1
3. Các giai đoạn phát triển nông nghiệp.........................................................................2
II. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015.....................3
2.Điểm mạnh và những thành tựu đạt được..................................................................3
a, Yếu tố nguồn lực.....................................................................................................3
b, Kết quả sản xuất......................................................................................................6
c, Chuyển dịch cơ cấu ngành....................................................................................13
d, Hiệu quả sản xuất nông nghiệp.............................................................................14
e, Đóng góp của nông nghiệp vào các lĩnh vực KT-XH.............................................15
2 Hạn chế........................................................................................................................ 17
a, Yếu tố nguồn lực...................................................................................................17
b, Kết quả sản xuất....................................................................................................21
c. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp................................................................25
d. Hiệu quả sản xuất nông nghiệp............................................................................27
III. Giải pháp phát triển................................................................................................30

0


I. Cơ sở lý thuyết
1. Khái niệm
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất to lớn và độc lập, sử dụng đất đai để trồng
trọt và chăn nuôi, tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp.
Nông dân là một bộ phận dân số của xã hội, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân
sống chủ yếu bằng các ngành nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc
gia, từng thời kì lịch sử, người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất.Họ
hình thành nên giai cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
Nông thôn là vùng lãnh thổ nơi sinh sống của nông dân hành nghề nông nghiệp.


2. Vai trò của nông nghiệp với phát triển kinh tế
Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở các nước đang phát
triển
Ở những nước đang phát triển, đại bộ phận dân số sống bằng nghề nông.Để phát triển
kinh tế, chính phủ cần có những chính sách tác động vào khu vực nông nghiệp nhằm
nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở khu vực nông thôn.
Cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị
Nông nghiệp của các nước đang phát triển là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho
phát triển công nghiệp và đô thị.
Khu vực nông nghiệp còn cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp,
đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm
nông nghiệp nâng lên nhiều lần, nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá,
mở rộng thị trường…
Khu vực nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn lớn cho sự phát triển kinh tế trong đó
có công nghiệp, nhất là giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, bởi vì đây là khu vực lớn
nhất, xét cả về lao động và sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể được
tạo ra bằng nhiều cách, như tiết kiệm của nông dân đầu tư vào các hoạt động phi nông
nghiệp, thuế nông nghiệp, ngoại tệ thu được do xuất khẩu nông sản…
Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp. Phát triển
mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thu nhập dân cư nông nghiệp, làm tăng sức mua từ khu
vực nông thôn sẽ làm cho cầu về sản phẩm công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát

1


triển, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và có thể cạnh tranh với
thị trường thế giới.
3. Các giai đoạn phát triển nông nghiệp
Nội dung
Mục tiêu của

hoạt động
sản xuất

Nông nghiệp truyền
thống

Nông nghiệp đa dạng
hóa

Sản xuất ở giai đoạn

Nông nghiệp
chuyên môn hóa,
thương mại hóa
Sản xuất hoàn toàn

này chủ yếu là để giải

Sản xuất để bán, tối đa

cho thị trường và

quyết nhu cầu sống và

hóa thị trường

mục tiêu là lợi

tồn tại
Đặc điểm cơ bản của

sản xuất nông nghiệp

Tích chất

truyền thống là tự cung

của hoạt

tự cấp, nhỏ lẻ, với một

động sản

hoặc hai cây lương

xuất

thực chủ yếu. Sản
lượng và năng suất cây
trồng thấp.
Y=f(L, R)
Vốn đầu tư ít, đất đai
và lao động là yếu tố
chính của sản xuất. Do
đó, quy luật lợi nhuận
giảm dần được thể hiện

Hàm sản

rõ khi phải sử dụng lao


xuất

động trên đất đai ngày
càng cằn cỗi. Việc tăng
sản lượng được thực
hiện bằng việc tăng
diện tích đất canh tác
nhờ các dự án thủy
nông.

Đa dạng hóa cây trồng
cùng với việc chăn
nuôi gia súc, mở rộng
quy mô sản xuất, xen
canh tăng vụ, phát triển
nông nghiệp theo chiều
rộng.
Y=f(L,R,K)
Sản xuất vẫn dựa vào
lao động và đất đai và
chủ yếu, đã xuất hiện
đóng góp của công
nghệ, dù là rất nhỏ,
biểu hiện ở những công
cụ thủ công, bán cơ
giới, xuất hiện đóng
góp của vốn thông qua
các giống cây mới, các
công trình thủy lợi,
phân bón.


nhuận thương mại.
Chuyên môn hóa,
quy mô lớn, phát
triển các sản phẩm
hàng hóa có giá trị
kinh tế cao, hiện đại
hóa nông nghiệp,
phát triển theo chiều
sâu.
Y=f(L,K,T)
Vốn và tiến bộ khoa
học công nghệ đóng
vai trò chính trong
việc thúc đẩy tăng
trưởng nông nghiệp.
Tiến bộ của công
nghệ sinh học làm
tăng năng suất cây
trồng kết hợp với cơ
giới hóa làm tăng
năng suất lao động.

2


Mang tính rủi ro cao và
Đời sống

không ổn định, bấp

bênh, nguy cơ đói
nghèo luôn cận kề.

Cuộc sống ổn định
hơn, đảm bảo đầy đủ
về lương thực, có các
sản phẩm nông nghiệp
trao đổi buôn bán.

Đời sống người
nông dân được cải
thiện, giàu lên nhờ
nông nghiệp

II. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015
2.Điểm mạnh và những thành tựu đạt được
a, Yếu tố nguồn lực
- Áp dụng khoa học công nghệ góp phần thúc đẩy sản xuất
Khoa học công nghệ mới đã ứng dụng trong nông nghiệp. Trong đó có thể kể đến:
*Chương trình giống mới đã có hiệu quả lớn, góp phần đáng kể làm tăng năng suất và
chất lượng của nông nghiệp trong những năm qua.
+ Đến nay, đã có trên 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía,
bông, cây ăn quả,... được dùng giống mới. Khoảng gần 90% giống cây trồng, vật nuôi
được chọn tạo, đưa tỷ trọng áp dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
lên 35%. Áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến, chương trình “3 giảm, 3 tăng”, canh
tác bền vững, phòng trừ tổng hợp IPM, sản xuất theo quy trình GAP.
+ Trong chăn nuôi sử dụng giống mới vào sản xuất nên năng suất, chất lượng sản
phẩm thịt, trứng, sữa được nâng cao. Trọng lượng lợn hơi xuất chuồng bình quân tăng 30
kg/con.
+Trong ngành thuỷ sản đã đưa vào sản xuất một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế

cao. Nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản đạt trình độ công nghệ hiện đại so với một số nước
trong khu vực.Lâm nghiệp cung cấp 60% giống tiến bộ kỹ thuật cho trồng rừng kinh tế.
Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng từ dưới 50% lên 80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng
đã đạt 15 - 20m3/ha/năm.
Trong bối cảnh giá ngày công lao động ngày càng tăng, tỷ lệ cơ giới hóa tăng
nhanh trong mọi khâu sản xuất nông nghiệp, trước hết từ các khâu tốn nhiều lao động
trong ngành trồng trọt như gặt đập, tưới tiêu, vận tải, làm đất. Cùng với mức phát triển

3


của hệ thống điện nông thôn, tỷ lệ áp dụng máy móc thiết bị cơ giới và điện trong chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản, xây dựng thủy lợi ngày càng tăng.
Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến hành phổ biến rộng rãi và áp dụng VietGAP cho 3
đối tượng thủy sản chủ lực là cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng trong sản xuất giống và
nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó, công nghệ Israel cũng được phổ biến rộng rãi, nông dân
áp dụng khá nhiều trong sản xuất nông sản, cây ăn trái: nhãn, vải, thanh long, sầu riêng…
xuất sang thị trường châu âu, châu mỹ.
Không dừng lại ở đó, để tăng cường tiếp cận khoa học tiên tiến thế giới, những
năm nay, rất nhiều cán bộ quản lý và nông dân được cử đi học tập kinh nghiệm, cách thức
quản lý, kỹ thuật tại những nước có thế mạnh về nông nghiệp công nghệ cao như Israel,
Thái Lan, Hàn Quốc, Malaysia và Trung Quốc để khi về nước áp dụng, sản xuất nông
nghiệp. Ngoài học hỏi các mô hình nông nghiệp hiệu quả của các nước, nông dân và cán
bộ quản lý nông nghiệp còn tham gia hoạt động xúc tiến thương mại nông sản nhằm phát
triển nguồn nhân lực lao động nông nghiệp chất lượng cao, góp phần phát triển nông
nghiệp thành phố theo hướng bền vững.
- Điều kiện tự nhiên ưu đãi, cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp
nhiệt đới đa dạng
Nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất thích hợp cho việc trồng
lúa nước, khí hậu phân hóa rõ rệt cho phép đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, áp dụng các

biện pháp thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ giữa các vùng: Ở trung du và
miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn, ở đồng bằng, thế mạnh là
các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ và nuôi trồng thuỷ sản.
Địa hình nhiều sông ngòi, bồi đắp phù sa cho khu vực hạ lưu, hình thành các vùng đồng
bằng, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đối với đồng bằng
sông Hồng,diện tích đất nông nghiệp khoảng 760.000 ha, trong đó 70% là đất phù sa màu
mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp. Đất nông nghiệp chiếm 51,2% DT vùng. Đất
đai của vùng rất thích hợp cho thâm canh lúa nước, trồng màu và các cây công nghiệp
ngắn ngày. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ 2 trong cả nước với diện tích
đạt 1242,9 nghìn ha.Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn còn khoảng 137
nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình chinh phục biển thông qua
4


sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển theo phương thức “lúa lấn cói, cói
lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”.
Đối với đồng bằng sông Cửu Long, tổng diện tích khoảng 3,96 triệu ha, trong đó
khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong
đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn
ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích
tự nhiên.Vùng bãi triều có diện tích khoảng 480.000 ha, trong đó gần 300.000 ha có khả
năng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ
- Nguồn lao động dồi dào, người dân lao động cần cù chịu khó
Lao động ở nông thôn chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng lao động cả nước, góp
phần phát triển những ngành nông nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam là nền nông nghiệp đa canh, thâm canh, xen canh
gối vụ phù hợp với thời tiết nóng ẩm của vùng nhiệt đới gió mùa. Trải qua hàng ngàn
năm, người nông dân Việt Nam đã chọn lựa, lai tạo hàng ngàn giống cây trồng (cây lấy
hạt, cây ăn quả, cây lấy sợi, cây làm thuốc...) và tích luỹ một kho tàng tri thức bản địa (tri

thức truyền thống) công nghệ truyền thống về trồng cấy, chăn nuôi, chế biến lương thực,
thực phẩm. Những tri thức, kinh nghiệm khai hoang, cải tạo đất, làm thuỷ lợi, chống lại
sâu bệnh, v.v... chính là kết quả của tinh thần cần cù, thông minh, sáng tạo của nhân dân
ta đã tích lũy. Lao động đã qua đào tạo ngày càng được cải thiện
Năm
2011
2012
2013
2014
Sơ bộ 2015

Tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo ở nông thôn
9,0
10,1
11,2
11,2
12,6
Nguồn: Tổng cục thống kê

- Kết cấu hạ tầng nông nghiệp được nâng cấp, hiện đại
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tới nay cả nước đã xây dựng được
904 hệ thống thủy lợi vừa và lớn; trên 6.648 hồ chứa các loại, 10 nghìn trạm bơm; 5.500
cống tưới, tiêu; 234 nghìn km kênh mương, 25.960 km đê các loại. Trong 5 năm 2011 –
2015 tăng thêm năng lực tưới 151.000 ha, năng lực tiêu 100.000 ha, năng lực ngăn mặn
5


172.000 ha. Tỷ lệ diện tích gieo trồng hàng năm được tưới ổn định bình bình 68,8%.
Tổng công suất cảng, bến cá năm 2015 tăng thêm 228 nghìn tấn, tăng 48 nghìn tấn so với
năm 2011. Tổng công suất các khu neo đậu tránh trú bão tăng thêm 5 năm 2011 – 2015 là

292,5 nghìn tấn, bình quân 58,5 nghìn tấn/năm.
b, Kết quả sản xuất
- Sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng trưởng ổn định
Gần đây, tình hình kinh tế có khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và suy
thoái kinh tế thế giới, Nông nghiệp Việt Nam ngày càng rõ vai trò là trụ đỡ của nền kinh
tế, tiếp tục có mức tăng trưởng ổn định. Sản lượng nông sản ngày càng tăng, không
những đáp ứng được vấn đề an ninh lương thực trong nước mà còn xuất khẩu ra nước
ngoài.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011 – 2015, tốc độ tăng GDP khu
vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt bình quân 3,1%/năm; giá trị sản xuất tăng bình
quân 3,6%/năm. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năm 2010 đến 2014, tỷ lệ giá trị
gia tăng/giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng từ 57% lên 65%; năng suất lao động xã
hội ngành tăng 1,75 lần, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng 1,45 lần,
trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng 1,71 lần.
Bảng 1: GDP các ngành kinh tế vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 20112015 (giá so sánh năm 2010)
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Toàn quốc
Nông – lâm – thủy sản
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Thủy sản

2011
2.297.220
418.494
327.030
15.404
76.060


2012
2.412.778
435.414
339.048
16.166
80.200

2013
2014
2015
2.543.596 2.696.796 2.875.856
446.905
462.905
473.671
346.541
355.551
362.769
17.101
18.272
19.677
83.263
88.701
91.225
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Qua bảng trên có thể thấy đóng góp của các ngành nông, lâm, thủy sản về giá trị
tăng dần qua các năm. Về giá trị thì so với năm 2011 năm 2015 tăng lên 55.177 tỷ đồng
của ngành nông, lâm, thủy sản. Trong đó ngành nông nghiệp tăng lên 35739 tỷ đồng, lâm
6



nghiệp tăng 4273 tỷ đồng 15165 tỷ đồng.Điều này chứng tỏ rằng đóng góp vào GDP của
ngành nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm một giá trị lớn.
Năm 2011, nông nghiệp đóng góp khoảng 20% GDP và chiếm 30% giá trị kim
ngạch xuất khẩu quốc gia.
Năm 2012, nông nghiệp vẫn giữ đà tăng trưởng của năm 2011 với giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản cả nước tăng 3,4%. Trong đó, nông nghiệp tăng 2,8%, lâm
nghiệp 6,4%, thủy sản 4,5%.
Năm 2013, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sảncả nước tăng 3,2%. Trong
đó, nông nghiệp tăng 2,3%, lâm nghiệp 6%, thủy sản 4,5%.
Năm 2014,giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% so với năm
2013.
Năm 2015 giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,6% so với năm
2014, bao gồm: Nông nghiệp tăng 2,3%; lâm nghiệp tăng 7,9%; thủy sản tăng 3,1%.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng GDP khu
vực nông nghiệp và thủy sản ước tính đạt bình quân 3,1%/năm; giá trị sản xuất tăng bình
quân 3,6%/năm.
Từ năm 2010-2014, giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt tăng 1,45
lần, trên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng 1,71 lần.
Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm
2010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và khoảng 82-83 triệu đồng/ha năm 2015; 1 ha mặt
nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha lên 177,4 triệu đồng/ha, năm 2014 và
khoảng 183 triệu đồng/ha năm 2015.
+ Ngành trồng trọt: duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trên 3,15%/ năm, an
ninh lương thực được đảm bảo, các cây công nghiệp, cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh tiếp
tục phát triển.
+ Ngành chăn nuôi: tuy không tăng về số lượng đầu con, nhưng giá trị sản xuất
toàn ngành vẫn tăng bình quân gần 3,4%/năm, trọng lượng lợn thịt xuất chuồng bình
quân từ 67,7kg/con năm 2011 lên 70kg/con năm 2014.


7


Đặc biệt là phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp tiếp tục phát triển mạnh, đối
với chăn nuôi lợn, phương thức chăn nuôi trang trại, công nghiệp chiếm 35% đầu con và
43% về sản lượng; tương tự chăn nuổi gia cầm là 30% về đầu con và 40% về sản lượng.
+Ngành thủy sản: hoạt động khai thác thủy sản đã mở rộng quy mô ra xa bờ hơn
nhờ thiết bị hiện đại hơn; diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, chuyển mạnh theo
hướng thâm canh, phát triển đa loài, đa loại hình, đa phương thức theo hướng thân thiện
với môi trường. Ước tính trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
đạt bình quân 4,38%/ năm.
Bảng 2: Sản lượng thủy sản giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: nghìn tấn
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Tổng
Khai thác
Nuôi trồng
Tổng
Khai thác
Nuôi trồng
Tổng
Khai thác
Nuôi trồng
Tổng

Khai thác
Nuôi trồng
Tổng
Khai thác


4124.4
1868.8
2255.6
4342.9
1940.7
2402.2
4374.0
2022.4
2351.6
4571.0
2121.9
2449.1
4725.4
2202.8

Tôm
630.9
152.2
478.7
630.1
156.2
473.9
723.0
162.5

560.5
790.5
159.0
631.5
797.2
169.0

Thủy sản khác
692.1
493.3
198.8
759.9
525.3
234.6
922.7
618.9
303.8
971.0
638.3
332.7
1027.1
664.5

Nuôi trồng

2522.6

628.2

362.6


Tổng
5447.4
5732,9
6019,7
6332.5
6549.7

Nguồn: Tổng cục thống kê.
+Ngành lâm nghiệp: đẩy mạnh trồng rừng, đặc biệt là rừng sản xuất, tốc độ tăng
giá trị sản xuất bình quân 5 năm 2011-2015 đạt 6,6%/ năm, vượt chỉ tiêu kế hoạch (56%/năm), tỷ lệ che phủ rừng đạt 40,7%, trồng mới rừng tập trung 1055 ngàn ha.
- Nông nghiệp đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu
Bảng 3: Sản lượng và giá trị xuất khẩu giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: Nghìn tấn, Triệu USD
2011
Lượng

Giá

2012
Lượn

Giá

2013
Lượng

Giá

2014

Lượng

Giá

2015
Lượng

Giá
8


trị

g

trị

trị

trị

trị

Tổng
giá

96257

trị
XK

Thủy
sản
Rau
quả
Điều

phê
Chè
Tiêu
Gạo
Sắn
Cao
su
Gỗ

114631

132175

150042

162 439

-

6107

-

6156


-

6734

-

7867

-

6601

-

628

-

799

-

1040

-

1467

-


1850

178

1476

223

1480

264

1659

305

2012

329

2403

1250

2741

1734

3686


1288

2694

1686

3553

1280

2567

133
125
7087
2613

201
746
3643
948

148
119
8047
4159

226
808

3689
1334

139
134
6722
3095

225
900
2986
1092

132
156
6412
3275

227
1205
2977
1108

125
132
6818
4100

212
1264

2902
1314

816

3223

1011

2826

1091

2526

1068

1787

1143

1539

-

3905

-

4641


-

5496

6099
6800
Nguồn: Tổng cục thống kê

Kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt trên 30 tỉ USD vào năm 2014 là dấu ấn tăng
trưởng ngoạn mục của ngành NN&PTNT trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp; thị
trường xuất khẩu nông sản khó khăn, sức mua giảm… Việt Nam đã trở thành nước xuất
khẩu nông sản lớn trên thế giới với 10 loại nông sản xuất khẩu đạt kim ngạch hơn 1 tỉ
USD/năm.
Cả giai đoạn 2011-2015, kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh, tổng kim ngạch xuất
khẩu 5 năm đạt 140,6 tỷ USD, bình quân tăng 9%/năm. So với năm 2010, tổng kim ngạch
đã tăng từ 19,5 tỷ USD lên 30,38 tỷ USD năm 2014 và 30,14 tỷ USD năm 2015, tăng
54,6%. Có 10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD (gạo, cà phê, cao su, cá
tra, tôm, hạt điều, hạt tiêu, rau quả, sắn và đồ gỗ).
Bảng 4: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản giai đoạn 2011-2015
Đơn vị: %
Thủy sản
Rau quả

2011
6,344
0,652

2012
5,370

0,697

2013
5,095
0,787

2014
5,243
0,978

2015
4,064
1,139
9


Điều
Cà phê
Chè
Tiêu
Gạo
Sắn
Cao su
Gỗ

1,533
2,848
0,209
0,775
3,785

0,985
3,348
4,057

1,291
3,216
0,197
0,705
3,218
1,164
2,465
4,049

1,255
2,038
0,170
0,680
2,259
0,826
1,911
4,158

1,341
1,479
2,368
1,580
0,151
0,131
0,803
0,778

1,984
1,787
0,738
0,809
1,191
0,947
4,065
4,186
Nguồn: Tổng cục thống kê

Việt Nam hiện có hàng chục mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực mang tầm vóc
thế giới, trong đó xuất khẩu hạt tiêu đứng thứ nhất, gạo, cà phê, sắn đứng thứ hai, cao su
đứng thứ tư, thủy hải sản đứng thứ năm, chè đứng thứ bảy thế giới và nhiều mặt hàng
khác nữa. Năm 2010, Việt Nam mới chỉ có 18 thị trường xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD,
nhưng đến năm 2015 đã tăng lên 28 thị trường. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
các thị trường hơn 1 tỷ USD, chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu chung cả nước.
Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hơn 30 tỷ USD các mặt hàng nông lâm thuỷ sản.
Điển hình như:
Gạo: Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới với lượng gạo xuất khẩu
hàng năm đạt 7-8 triệu tấn. Gạo Việt Nam có giá tương đối thấp và đặc biệt cạnh tranh ở
các thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á và Châu Phi. Các chủng loại gạo của Việt Nam
được ưa chuộng trên thị trường thế giới gồm: Gạo trắng hạt dài, hạt vừa 5%, 15%, 25%,
100%; Gạo thơm: Jasmine, OM4900, Nàng Hoa…; Gạo nếp 10%, 100%; Gạo lức 5%;
Gạo đồ…
Tinh bột sắn: Lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam mỗi năm
đạt gần 4 triệu tấn, trong đó 1/2 là tinh bột sắn . Thị trường tinh bột sắn của Việt Nam bao
gồm: Trung Quốc; ASEAN; Ấn Độ; Nhật Bản; Hàn Quốc; Trung Đông; Châu Âu. Các
chủng loại tinh bột sắn phổ biến: Tinh bột sắn thường; tinh bột sắn biến tính; bã sắn dạng
viên, hạt. Mạng lưới xuất khẩu là gồm 50 nhà xuất khẩu và hơn 100 nhà nhập khẩu tinh
bột sắn Việt Nam.

Điều và các sản phẩm từ điều: Trong vòng 10 năm liên tiếp, Việt Nam luôn dẫn
đầu thế giới về xuất khẩu điều. Hiệp hội Điều Việt Nam, dự kiến cả năm 2015, Việt Nam
xuất khẩu khoảng 320 ngàn tấn nhân hạt điều, đạt khoảng 2,5 tỷ USD. Điều nhân của
Việt Nam được ưa chuộng trên toàn thế giới. Thị trường xuất khẩu điều chủ yếu của Việt
10


Nam trong thời gian qua vẫn là Hoa Kỳ, Hà Lan, Trung Quốc chiếm đến 61,17%. Các thị
trường có giá trị tăng trưởng mạnh là Đức, Thái Lan, Hoa Kỳ, Hà Lan.
Tiêu: Việt Nam là nhà xuất khẩu tiêu lớn nhất thế giới, với 30% sản lượng toàn
cầu và 50% lượng tiêu xuất khẩu của thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu Việt
Nam, diện tích hồ tiêu cả nước đã vượt con số 100.000 ha. Nếu trong năm 2014, xuất
khẩu hồ tiêu đạt 156.000 tấn với 1,21 tỷ USD thì dự tính năm 2015, cả nước xuất khẩu
khoảng 130.000 tấn, với kim ngạch 1,24 tỷ USD. Hiện có 20 doanh nghiệp xuất khẩu của
Việt Nam nằm trong tốp các nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.Chủng loại hồ tiêu xuất khẩu
hiện nay chủ yếu là tiêu đen (500g/l, 570g/l, 600g/l), tiêu trắng (630g/l). Tiêu của Việt
Nam được xuất đi hơn 80 quốc gia, với các thị trường nhập khẩu chính: Mỹ, Đức, Hà
Lan, Anh, Ấn Độ.
Nguyên liệu và thành phẩm gỗ: Việt Nam hiện đang đứng trong tốp 6 các quốc gia
và vùng lãnh thổ xuất khẩu gỗ lớn trên thị trường thế giới Năm 2015 xuất khẩu gỗ và sản
phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt khoảng 7 tỷ USD, tăng 1.74 lần so với 2011,và dự kiến
vào năm 2020 là 10 tỷ USD…
- Xuất hiện một số mô hình sản xuất kiểu mới
Một nét mới trong phát triển nông nghiệp là đã xuất hiện một số mô hình tổ chức
sản xuất kiểu mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, cà phê nhân dân, tổ hợp tác tự
nguyện, hợp tác xãkiểu mới làm dịch vụ cho kinh tế hộ.
Năm 2011, Theo kết quả tổng hợp sơ bộ của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương , cả nước có 20.065 trang trại (tính theo tiêu chí
mới). Trong đó, riêng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ có tới 11.697 trang
trại, chiếm 58,3% tổng số trang trại trong cả nước. Trung du và miền núi phía Bắc có số

trang trại ít nhất, với 587 trang trại, chiếm tỷ lệ 2,9%. Ở khu vực này, trang trại chăn nuôi
chiếm đa số, với 506 trang trại.Do đặc điểm tự nhiên của nước ta không đồng đều nên tỷ
lệ các loại hình kinh tế trang trại có sự phát triển khác nhau để tối ưu hoá hiệu quả hoạt
động. Tính đến năm 2011, cả nước có 8.642 trang trại trồng trọt, chiếm 43% tổng số trang
trại; 6.202 trang trại chăn nuôi, chiếm 30,9%; 4.443 trang trại nuôi trồng thuỷ hải sản,
chiếm 22,1%; 737 trang trại tổng hợp, chiếm 3,7% và 51 trang trại lâm nghiệp, chiếm
0,3%.
11


Năm 2015, trên địa bàn cả nước hiện có khoảng 29.500 trang trại. Trong đó, có
8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974 trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%),
430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%), 5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và
4.028 trang trại tổng hợp (chiếm 13,66%). Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so
với năm 2011. Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911
trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây; Đông Nam Bộ (6.115 trang
trại,chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (5.693
trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp; Đồng bằng Sông Hồng (5.775 trang
trại,chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi; Trung du và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại,
chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâm nghiệp.
Các trang trại trong cả nước đã tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho gần 100
nghìn lao động và rất nhiều lao động có tính thời vụ, tạm thời ở các địa phương. Cùng với
việc giải quyết việc làm, kinh tế trang trại đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển
chung của nền kinh tế. Tổng thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản của các trang
trại đạt gần 39 nghìn tỷ đồng (chiếm khoảng 6% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản), bình quân 1942,5 triệu đồng một trang trại. Điểm đáng chú ý, tuy vùng trung du
miền núi phía Bắc có số trang trại thấp nhất, nhưng tổng thu sản xuất nông, lâm nghiệp
và thuỷ sản bình quân một trang trại ở vùng này lại cao nhất, bình quân 2,868 tỷ đồng,
tiếp đến là đồng bằng sông Hồng, với 2,519 tỷ đồng, đồng bằng sông Cửu Long là 1,54 tỷ
đồng và thấp nhất là Tây Nguyên, với 1,315 tỷ đồng. Một kết quả tích cực khác, đó là

trong tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ, tỷ suất sản phẩm hàng hoá do các trang trại bán ra
chiếm tới 98,1%.
Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến của kinh
tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần có chính sách phát triển
và từ 2011-2015, mô hình trang trại ngày càng phổ biến và mở rộng hơn rất nhiều, đem
đến nhiều lợi ích về việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng xuất khẩu,... góp phần
tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này.
Ngoài ra, Việt Nam có hơn mười nghìn hợp tác xã nông nghiệp với tổng số thành
viên tham gia khoảng 6,7 triệu người. Ba năm sau khi Luật Hợp tác xã năm 2012 có hiệu
lực, thực tế triển khai tại nhiều địa phương cho thấy, các mô hình hợp tác xã kiểu mới
12


được thành lập và vận hành đã mang lại hiệu quả bước đầu cho kinh tế hợp tác xã nói
riêng và kinh tế tập thể nói chung. Nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, mô hình này đang
trở thành đòn bẩy, là yêu cầu tất yếu cho nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Với nhiều
mô hình hợp tác xã kiểu mới đang hoạt động trên khắp cả nước, các hộ nông dân cùng
nhau tham gia vào hợp tác xã. Họ cùng xây dựng kế hoạch, quy hoạch sản xuất xuất phát
từ nhu cầu của thị trường. Từ đó, các hộ nông dân sẽ tiếp tục sản xuất trên chính mảnh
ruộng của mình theo quy hoạch. Hợp tác xã sẽ đứng ra chịu trách nhiệm về cung ứng
giống, phân bón, các dịch vụ nông nghiệp khác và chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm
cho các hộ nông dân, thành viên, xã viên của mình. Đây là một nét mới đáng ghi nhận
trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay.
c, Chuyển dịch cơ cấu ngành
Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo
hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị
kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa
giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng
khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng. Theo Hiệp hội Lương thực
Việt Nam, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với

khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6-7
triệu tấn gạo mỗi năm. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo
nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản
xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến.
Nông nghiệp công nghệ cao đã trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp. Với tiềm lực về vốn, kinh nghiệm thương trường, các doanh nghiệp lớn tập
trung đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao đang tạo ra những sản phẩm chất lượng,
được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi, bước đầu cạnh tranh được với hàng hóa
nhập ngoại và hướng tới xuất khẩu.
d, Hiệu quả sản xuất nông nghiệp
- Năng suất lao động

13


Năm

Năng suất lao động ngành nông nghiệp

2011
2012
2013
2014
Sơ bộ 2015

(đơn vị: triệu đồng/người
22,3
25,6
26,4
28,6

30,6
Nguồn: Tổng cục thống kê

Năng suất lao động ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2015 nhìn chung
đã có sự chuyển biến tích cực, tăng từ 22,3 triệu đồng/người đến 30,6 triệu đồng/người
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Trong giai đoạn 2011 - 2015, vốn FDI thực hiện đạt 59,96 tỷ USD, vốn cấp mới và
tăng thêm đạt 96,39 tỷ USD, đều vượt mục tiêu đã đề ra (mục tiêu kế hoạch giai đoạn
2011-2015 là 57,3 - 58 tỷ USD vốn thực hiện, vốn cấp mới và tăng thêm là 86 tỷ USD)
nhờ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực thuế, phí và
hải quan...
Hơn 2,7 tỉ USD huy động nguồn vốn ODA trong nông nghiệp, nông thôn là mức
kỷ lục trong 5 năm qua. Từ nguồn vốn này, nhiều công trình thủy lợi, giao thông nông
thôn… được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, qua đó góp phần phát huy nội lực trong nước
và tăng vị thế của ngành nông nghiệp trên trường quốc tế.
Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và trái phiếu Chính phủ cho nông nghiệp, nông
thôn giai đoạn 2011 - 2015 đạt trên 610 nghìn tỷ đồng, tăng 1,83 lần so với giai đoạn
2006 - 2010.
Vốn đầu tư toàn xã hội cho sản xuất nông, lâm, thủy sản gấp 1,6 lần giai đoạn
2006 - 2010. Tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 21%/năm, cao hơn tăng trưởng
tín dụng chung của nền kinh tế (18,5%).
e, Đóng góp của nông nghiệp vào các lĩnh vực KT-XH
- Đời sống nhân dân được cải thiện
Toàn ngành triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia
Các Chương trình giảm nghèo đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về thay đổi
14


cơ cấu mùa vụ sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, canh tác... Nhờ đó, đời
sống của người dân, nhất là những người nghèo từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo

giảm bình quân 4%/năm trong các huyện nghèo và 1,54%/năm trong khu vực nông thôn.
- Nông nghiệp tạo việc làm cho một lượng lớn lao động.
Khu vực nông nghiệp đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao
động, tiếp tục là ngành chính tạo ra thu nhập cho người nghèo.Năm 2015,trong tổng số
52,5 triệu lao động có việc làm của cả nước, lao động khu vực nông thôn chiếm khoảng
70,1% (tương ứng khoảng 36,8 triệu người). Tỷ số việc làm trên dân số của năm 2015 đạt
74,5% trong đó khu vực thành thị chỉ 66,8% còn khu vực nông thôn là 78.4%
Bảng 6: Cơ cấu lao động và số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của khu vực nông,
lâm, thủy sản trong giai đoạn 2011-2015
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Cơ cấu (%)
48,4
47,4
46,8
46,3
44,7

Số lượng (nghìn người)
24362,9
24488,2
24440,2
24539,0
23434,7
Nguồn: Tổng cục thống kê.


Năm 2015, khu vực nông, lâm, thủy sản chiếm 44,7% lao động mặc dù giảm so
với năm 2011 (chiếm 48,4%) lao động nhưng ngành nông, lâm, thủy sản vẫn là nghành
chủ chốt cung cấp việc làm lớn cho lao động qua các năm với tỷ lệ lao động luôn ở mức
cao, số lượng lao động có việc làm ở khu vực này luôn ở mức 23 đến 24 triệu người.
- Chương trình nông thôn mới được đẩy mạnh
Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào rộng khắp trong cả nước, nhờ đó
nhiều vùng nông thôn đã đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân đã tăng.
Năm 2015 đã có khoảng 1.500 xã và 9 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Chính sách phát
triển nông nghiệp đã làm thay đổi rõ rệt nhiều vùng nông thôn, góp phần tích cực xóa đói
giảm nghèo, nâng cao thu nhập và đời sống dân cư nông thôn. Việt Nam là một trong
những quốc gia có tỷ lệ xóa đói, giảm nghèo với tốc độ khá nhanh trên thế giới. Trung
bình mỗi năm khoảng 2% dân số thoát khỏi đói nghèo. Tính đến tháng 12-2015 có gần
15


15% xã và 11 huyện được công nhận nông thôn mới. Mục tiêu đến năm 2020 có 50% số
xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Hệ thống thủy lợi, đê điều tiếp tục được nâng cấp, đầu tư
Hệ thống thủy lợi, đê điều được phát triển theo hướng đa mục tiêu và tăng cường
năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp tiếp
tục được nâng cấp và hiện đại hóa; công tác quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm đã được quan tâm chỉ đạo; hoạt động hợp tác quốc tế được tăng cường; tham gia
tích cực đàm phán và tổ chức thực hiện các Hiệp định thương mại và tháo gỡ rào cản,
phát triển thị trường. Với hơn 2,7 tỷ USD nguồn vốn ODA đầu tư cho phát triển nông
nghiệp, mức kỷ lục trong giai đoạn 2010 - 2015, nhiều công trình thủy lợi, giao thông
nông thôn… được xây dựng, nâng cấp, sửa chữa.
Hệ thống giao thông trong nông thôn từng bước được xây dựng đồng bộ, hình
thành kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho việc xây dựng nền nông nghiệp bền
vững, như hệ thống đường giao thông, hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, hệ thống thông

tin, hệ thống cơ sở giáo dục và y tế…
2 Hạn chế
a, Yếu tố nguồn lực
- Quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động sản xuất còn manh mún
Việt Nam có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp với hàng loạt các mặt hàng nông
sản đứng top xuất khẩu hàng đầu thế giới như: gạo, cà phê,… Tuy nhiên, ngành nông
nghiệp vẫn sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún. Thực tế quy mô sản xuất nông
nghiệp Việt Nam quá nhỏ lẻ, manh mún, khó tiến sâu vào sản xuất lớn, không thể đưa các
công cụ hiện đại như máy cày, máy gieo hạt, máy liên hợp gặt đập vào được. Nhìn vào
đồng bằng sông Hồng mỗi mảnh ruộng bé tẹo, chỉ vài trăm mét vuông. Lý do vì người ta
chia bình quân để công bằng, hộ nào cũng có ruộng cao, ruộng thấp trũng, ruộng xấu,
ruộng tốt, trong làng, ngoài đồng đều chia thế. Bình quân mỗi hộ ở Bắc Bộ chỉ có 3 sào,
xấp xỉ 1.000 m2 mà có đến gần chục mảnh ruộng, thì mỗi ruộng chỉ có 100-200 m2. Với
diện tích bé, manh mún thế thì không thể đưa máy móc vào được, đến bây giờ vẫn còn
cày bằng trâu, trâu cày rồi thì còn thừa 4 góc, phải cuốc bằng tay. Bộ nông nghiệp có

16


thống kê, bình quân ruộng trên đầu người của nông dân đồng bằng sông Hồng chỉ bằng
khoảng 1/1.000 so với nông dân Mỹ, bằng 1/10.000 so với nông dân Úc.
Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến cho nền kinh tế nông nghiệp của nước ta phát
triển thiếu bền vững, tính cạnh tranh của sản phẩm với khu vực và thế giới còn
thấp.Người nông dân tuy không còn đói ăn, nhưng chưa thể giàu.Đây là thách thức lớn
đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng.Hạn chế lớn
nhất của ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chính là ở chuỗi giá trị phát triển nông
nghiệp. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế nông nghiệp chưa
hấp thụ được vốn và công nghệ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các thị trường lớn. Cũng
bởi sản xuất manh mún, nên người nông dân chưa có được lợi ích tương xứng với công
sức bỏ ra, các hình thức cánh đồng mẫu lớn hay hợp tác xã kiểu mới chưa thực sự toàn

diện...
- Thị trường thiếu ổn định, còn nhiều yếu tố bất ổn trong quá trình sản xuất
tiêu thụ đặc biệt là vấn đề giá cả.
Một thực tế hiện nay là hàng nông sản Việt Nam thường thua kém các nước khác
từ 15-50% về giá trị do những chênh lệch về chất lượng, điều này cũng đồng nghĩa với
việc hàng hóa của Việt Nam cạnh tranh kém trên thị trường, đặc biệt là tại các thị trường
khó tính. Dù đứng nhất nhì thế giới về số lượng xuất khẩu, nhưng giá bán nhiều mặt hàng
nông sản Việt Nam thường thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu
vực. Gạo Việt Nam giá bán luôn thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan từ 3-5%, chè
đứng thứ 5 về sản lượng nhưng xếp thứ 10 về giá bán, sản lượng cá tra Việt Nam chiếm
đến 90% thị phần trên thế giới nhưng giá bán lại thấp hơn 20-30% so với các sản phẩm
tương tự. Một số sản phẩm có giá thành sản xuất cao nhưng sức cạnh tranh kém như
đường, muối…
Tính bền vững và ổn định của chuỗi chỉ có thể đạt được khi có được quan hệ tốt
với hệ thống phân phối hoặc có được thị trường tiêu thụ ổn định. Do đó, các doanh
nghiệp cần tích cực thâm nhập, tiếp cận, mở rộng các kênh phân phối sản phẩm, tìm
người đại diện bán hàng tốt vào thị trường xuất khẩu, tổ chức tốt hệ thống phân phối sản
phẩm, đặc biệt là hệ thống bán lẻ, tăng cường thiết lập quan hệ đối tác trực tiếp với các
nhà nhập khẩu, giảm bớt việc xuất khẩu qua trung gian …; tổ chức các hội chợ quốc tế
17


trong nước hoặc tham gia các hội chợ nước ngoài… Tuy nhiên hiện tại việc mở rộng thị
trường ra nước ngoài của Việt Nam còn rất hạn chế.Thị trường tiêu thụ của Việt Nam vẫn
đang là các thị trường truyền thống chủ yếu nhưng hiện nay chính những thị trường này
đang bị cạnh tranh một cách gay gắt từ các nước khác. Bên cạnh đó, tư duy của người
dân cũng khiến cho chính doanh nghiệp cũng gặp khó trong khâu tiêu thụ khi mà tình
trạng các hợp đồng bị phá vỡ khi giá của nông sản tăng thì người dân lại bán cho doanh
nghiệp, thương lái khác. Ngoài ra, thương hiệu của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam chưa
thực sự được quảng bá rộng rãi, chưa nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến nên rất

khó nắm được thị trường.
Tại hội nghị Quốc tế ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam năm 2015 được Bộ
Công Thương tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh vừa qua, theo đánh giá của các chuyên gia,
một trong những nguyên nhân là trong quá trình chế biến và bảo quản, nhiều sản phẩm
tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng hiện vẫn đang còn rất lớn, như lúa
gạo hao hụt khoảng 11-13 %; rau quả, đánh bắt hải sản khoảng 20-25%, muối hao hụt
15%... làm tăng giá thành sản xuất nguyên liệu và sản phẩm, giảm chất lượng và giá bán
sản phẩm. Mặc dù tại nhiều địa phương đã áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt
(GAP) và quy trình chế biến tốt (GMP) để đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh nhưng
khâu vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ không hợp lý, không đúng cách đã làm
cho chất lượng sản phẩm bị giảm sút nhiều.
- Ô nhiễm môi trường tăng, nhiều tài nguyên bị khai thác quá mức
Tình trạng sản xuất thâm canh, sử dụng quá nhiều phân bón, hóa chất, thuốc bảo
vệ, chất kích thích sinh trưởng và tạo ra nhiều chất thải của các vùng chăn nuôi tập trung,
nuôi thủy sản tập trung, các vùng chuyên canh các cây trồng thâm canh như bông, nho,
rau... đang làm ô nhiễm môi trường, tạo ra dư lượng các chất độc hại trong nông sản thực
phẩm, làm tăng khả năng chống chịu và đột biến của sâu bệnh.
Bên cạnh đó, nhiều tài nguyên tự nhiên bị khai thác bừa bãi cũng dẫn đến tình
trạng sụt giảm tính đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên.Tài nguyên động vật quí hiếm, nguồn nước ngầm, nguồn lợi thuỷ sản trong nội địa
và ở các vùng biển ven bờ, một số loại khoáng sản đã có dấu hiệu bị khai thác quá mức.
Thời gian gần đây, thiên tai và dịch bệnh liên tiếp xảy ra cả cho cây trồng và vật nuôi
18


khiến cho tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp trở nên kém bền vững. Các tài
nguyên thiên nhiên như đất, nước,... ngày càng hạn hẹp, giá lao động tăng dần, giá các
vật tư nông sản như phân, thuốc, xăng dầu cũng tăng nhanh.
Sự phát triển nhanh chóng của ngành thủy sản ở nước ta chủ yếu dựa vào việc khai
thác quá mức tài nguyên sinh vật tại các thủy vực; việc nuôi trồng thủy sản ở nhiều vùng

đã làm suy giảm diện tích rừng phòng hộ ven biển (Đồng bằng sông Cửu Long) và ô
nhiễm môi trường (Duyên hải miền Trung). Việc khai thác các diện tích đất lâm nghiệp ở
vùng đồi núi chuyển sang đất nông nghiệp làm tăng nguy cơ thiên tai (lũ quét, sạt lở đất ở
miền núi, ngập lụt và hạn hán ở đồng bằng); việc sử dụng các sản phẩm hóa học (phân
bón, thuốc trừ sâu) khiến cho nhiều diện tích đất bị thoái hóa và bạc mầu, làm mất môi
trường sống của nhiều loài sinh vật.
- Lực lượng lao động dồi dào nhưng năng suất chưa cao, chủ yếu là chưa qua
đào tạo
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,[1] năm 2011 dân số Việt Nam gần đạt
ngưỡng 88 triệu người (ước tính khoảng 87,84 triệu người). Với dân số này, hiện nay Việt
Nam đang đứng thứ 13 trên thế giới về dân số và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Về
lực lượng lao động, tính đến 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên
thuộc lực lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số. Trong đó, lực lượng lao động của
khu vực nông thôn chiếm 70,3%.
Chỉ tiêu
1. Dân số khu vực nông
thôn (nghìn người)
2. Dân số từ 15 tuổi trở lên
3. Lực lượng lao động
4. Cơ cấu lực lượng lao
động vùng nông thôn (%)

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


59 952

59 966

60 683

60 694

45 142
36 375

45 495
36 462

45 875
37 203

45 793
37 222

70,3

69,7

69,9

69,3

Lao động nông thôn đa dạng, ít chuyên sâu, trình độ thấp. Sản xuất nông nghiệp
có nhiều việc gồm các khâu với các tính chất khác nhau. Hơn nữa mức độ áp dụng máy

móc thiết bị vào sản xuất còn thấp vì thế mà sản xuất nông nghiệp chỉ đòi hỏi về sức
khỏe, sự lành nghề và kinh nghiệm. Mỗi lao động có thể đảm nhận nhiều công việc khác
nhau nên lao động nông thôn ít chuyên sâu hơn lao động trong các ngành công nghiệp và
19


một số ngành khác. Bên cạnh đó, phần lớn lao động nông nghiệp mang tính phổ thông, ít
được đào tạo, sản xuất chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và sức khỏe, tổ chức lao động
đơn giản, công cụ lao động cũng thô sơ mang tính tự chế cao. Lực lượng chuyên sâu,
lành nghề, lao động chất xám không đáng kể, phân bố lao động không đồng đều, vì vậy
mà hiệu suất lao động thấp, khó khăn trong việc tiếp thu công nghiệp hiện đại vào sản
xuất.
- Khoa học công nghệ trong nông nghiệp vừa thiếu lại vừa lạc hậu.
Mức độ đầu tư toàn xã hội cho nông nghiệp thấp mặc dù một số doanh nghiệp lớn
đã bắt đầu chuyển sang đầu tư vào nông nghiệp, nhưng nhìn chung vẫn còn rất ít, chỉ
khoảng vài phần trăm; đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp không đáng kể. Việc xây dựng
nền nông nghiệp công nghệ cao chậm chuyển biến, chưa tạo đột phá để nâng cao giá trị
gia tăng, tạo cơ sở vững chắc cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng
hiệu quả bền vững, gắn theo chuỗi giá trị. Thiết bị và công nghệ chế biến sau thu hoạch
còn lạc hậu, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến còn chưa phát triển, quy mô nhỏ,
tỷ lệ hao hụt, thất thoát cao. Phần lớn vật tư, thiết bị nông nghiệp dựa vào nguồn nhập
khẩu từ nước ngoài. Trong đó hơn 90% số máy kéo bốn bánh và máy công tác kèm theo,
máy gặt đập liên hợp phải nhập khẩu.
Đội ngũ khoa học nông nghiệp tuy đông nhưng không mạnh. Cán bộ có đủ năng
lực chủ trì đề tài nghiên cứu đưa lại kết quả cao chiếm tỷ lệ thấp, còn thiếu cán bộ đầu
ngành giỏi; nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ như công nghệ sinh học thiếu nhân lực
trình độ cao nên chậm được triển khai; điều kiện vật chất kỹ thuật của các cơ sở nghiên
cứu, đào tạo còn lạc hậu, không đồng bộ, dẫn đến tình trạng đào tạo nhân lực cho khoa
học và công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn chưa gắn lý thuyết với thực hành,
thiếu các nghiên cứu chuyên sâu trên một đơn vị sản phẩm.

- Thiếu kết cấu hạ tầng ở các khu vực nông thôn
Mặc dù Việt Nam đã có những tiến bộ ấn tượng trong phát triển kết cấu hạ tầng,
hiện có hơn 90% dân số nông thôn được tiếp cận với điện và hơn 98,5% tiếp cận các
tuyến đường. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế nhanh đã dẫn đến tắc nghẽn nghiêm trọng về
kết cấu hạ tầng. Kết cấu hạ tầng nông thôn ở Việt Nam nhìn chung vẫn lạc hậu. Hệ thống
đường trục chính, đường vận tải còn thiếu. Hầu như không có đường sắt, đường cao tốc
20


để phục vụ vận chuyển hàng nông sản xuất khẩu. Kết cấu hạ tầng mới thường nằm trong
các khu vực đô thị để kết nối các thành phố lớn, sân bay, cảng biển, khu công nghiệp,
trong khi kết cấu hạ tầng nông thôn thường là trong điều kiện nghèo nàn và không được
bảo dưỡng đúng mức. Việc thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng của chính quyền địa
phương triển khai chậm, dẫn đến cạnh tranh giữa các địa phương, cản trở sự phát triển
toàn diện về kết cấu hạ tầng và kết quả là các dự án kết cấu hạ tầng bị phân tán, không
được sử dụng tối ưu với tỷ lệ sử dụng thấp.
b, Kết quả sản xuất
- Cơ cấu giống cây trồng vật nuôi còn nhiều điểm chưa hợp lý dẫn đến cơ cấu
sản phẩm nông nghiệp chưa hợp lý theo cả cung và cầu
Hiện nay có 2,8 triệu hecta đất nông nghiệp dùng để trồng lúa, diện tích đất được
chuyển mục đích sử dụng chỉ là 52000ha. Trong đó 3,76 triệu ha được giữ lại, có khoảng
400000 ha đất quy hoạch để chuyển đổi giống cây trồng nhưng khi cần thiết có thể quay
lại trồng lúa. Tuy nhiên theo tính toán nếu như áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản
xuất nông nghiệp thì chỉ cần 1 triệu ha là đủ nên có thể thấy rằng lúa vẫn là ưu tiên hàng
đầu của Việt Nam.
Cùng với sự biến đổi khi hậu đang diễn ra ngày càng khó lường thì ngành nông
nghiệp cần phải có những điều chỉnh để thích ứng với những biến đổi khí hậu.Tuy nhiên
cơ cấu ngành nông nghiệp vẫn tập trung phần lớn vào lúa, các cây lương thực.
Đối với ngành chăn nuôi, mặc dù vào những năm gần đây khi bò sữa du nhập và ngày
càng có quy mô rộng lớn hơn và cũng đem lại những hiệu quả kinh tế nhất định nhưng

nhìn chung cơ cấu ngành vật nuôi vẫn còn thiếu đa dạng, nhiều loại có chất lượng kém.
- Sản lương nông lâm ngư nghiệp tăng nhưng tốc độ tăng trưởng lại không ổn
định .

21


Bảng 2:Đóng góp tăng trưởng kinh tế nông nghiệp vào tăng trưởng GDP
Năm
Tốc đọ tăng trưởng gdp chung

2011
5.89
%

lĩnh vực nông nghiệp
Đóng góp

4%
0.66

2012
5.03
%
2.72
%
0.44

2013
5.42

%
2.67
%
0.48

2014
5.98
%
3.49
%
0.61

2015
6.68
%
2.41
%
0.40

2016
6.21
%
1.36
%
0.22

Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp phục hồi vào các năm 2010,2011 và lại giảm vào
các năm 2012,2013 còn 2.64% đến năm 2014 lại tăng trưởng nhanh trở lại lên đến
3.49%.2 năm 2015 , 2016 tốc đọ tăng trưởng giảm.
Quý 1, quý 2 năm 2016 tăng trưởng ngành nông nghiệp âm trong khi quy mô

nông nghiệp hiện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Ước sản lượng lúa tại ĐBSCL giảm 6,2%
(khoảng 700.000 tấn) so với cùng kỳ năm trước và sản lượng vụ đông ở miền Bắc đạt
thấp”.
Nguyện nhân:Nền kinh tế thế gặp khó khăn,nggoài ra, theo đại diện của Tổng cục
Thống kê, kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi của tình hình thời tiết
phức tạp như giá rét ở miền Bắc, hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên và ngập mặn ở
ĐBSCL.
- Quy mô sản xuất nhỏ, hoạt động sản xuất còn manh mún

22


Việt Nam có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp với hàng loạt các mặt hàng nông
sản đứng top xuất khẩu hàng đầu thế giới như: gạo, cà phê,… Tuy nhiên, ngành nông
nghiệp vẫn sản xuất theo phương thức nhỏ lẻ, manh mún. Thực tế quy mô sản xuất nông
nghiệp Việt Nam quá nhỏ lẻ, manh mún, khó tiến sâu vào sản xuất lớn, không thể đưa các
công cụ hiện đại như máy cày, máy gieo hạt, máy liên hợp gặt đập vào được. Nhìn vào
đồng bằng sông Hồng mỗi mảnh ruộng bé tẹo, chỉ vài trăm mét vuông. Lý do vì người ta
chia bình quân để công bằng, hộ nào cũng có ruộng cao, ruộng thấp trũng, ruộng xấu,
ruộng tốt, trong làng, ngoài đồng đều chia thế. Bình quân mỗi hộ ở Bắc Bộ chỉ có 3 sào,
xấp xỉ 1.000 m2 mà có đến gần chục mảnh ruộng, thì mỗi ruộng chỉ có 100-200 m2. Với
diện tích bé, manh mún thế thì không thể đưa máy móc vào được, đến bây giờ vẫn còn
cày bằng trâu, trâu cày rồi thì còn thừa 4 góc, phải cuốc bằng tay. Bộ nông nghiệp có
thống kê, bình quân ruộng trên đầu người của nông dân đồng bằng sông Hồng chỉ bằng
khoảng 1/1.000 so với nông dân Mỹ, bằng 1/10.000 so với nông dân Úc.
Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ khiến cho nền kinh tế nông nghiệp của nước ta phát triển
thiếu bền vững, tính cạnh tranh của sản phẩm với khu vực và thế giới còn thấp. Người
nông dân tuy không còn đói ăn, nhưng chưa thể giàu. Đây là thách thức lớn đối với nước
ta, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng. Hạn chế lớn nhất của
ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chính là ở chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp.

Quy mô sản xuất nhỏ lẻ là nguyên nhân khiến cho nền kinh tế nông nghiệp chưa hấp thụ
được vốn và công nghệ, chưa đáp ứng được đòi hỏi của các thị trường lớn. Cũng bởi sản
xuất manh mún, nên người nông dân chưa có được lợi ích tương xứng với công sức bỏ ra,
các hình thức cánh đồng mẫu lớn hay hợp tác xã kiểu mới chưa thực sự toàn diện...
- Tổ chức thể chế nông thôn chậm đổi mới
Sau khi áp dụng chính sách đổi mới hơn 20 năm trước đây, kinh tế hộ phát triển
mạnh và đến nay hộ nhỏ vẫn là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn. Quy mô
sản xuất manh mún nhưng không có hình thức liên kết hợp tác với nhau khiến cho sự
năng động và khả năng quản lý tài nguyên một cách hiệu quả của các hộ tiểu nông dường
như đã đi đến giới hạn phát triển. Phần lớn các hộ tiểu nông không có khả năng tích lũy
tái sản xuất mở rộng một cách đáng kể. Vì vậy mức độ áp dụng cơ giới hóa, cải tiến công
nghệ, thay đổi kỹ năng trình độ quản lý và tự chuyển đổi cơ cấu rất giới hạn.
23


Tuy kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhanh, nhưng vẫn còn những tồn tại
cần sớm được khắc phục, đó là: kinh tế trang trại chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình
nông dân và gia đình cán bộ, công nhân viên đã nghỉ hưu. Sự tham gia của các thành
phần kinh tế, nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa nhiều. Hầu hết
các trang trại có quy mô diện tích dưới mức hạn điền, có nguồn gốc đa dạng, đã gây
không ít những bất cập trong việc quản lý, sử dụng diện tích đất để phát triển kinh tế
trang trại. Mặt khác, các trang trại chủ yếu sử dụng lao động của gia đình; một số trang
trại có thuê lao động thời vụ và lao động thường xuyên, tiền công lao động chỉ được thực
hiện theo hình thức thoả thuận giữa hai bên, chưa thực sự tạo sự ổn định về giải quyết
việc làm. Hầu hết vốn đầu tư là vốn tự có và vốn vay của cộng đồng. Vốn vay của các tổ
chức tín dụng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Nhiều địa phương có kinh tế trang trại chưa làm tốt
công tác quy hoạch sản xuất, hệ thống thuỷ lợi, điện, thị trường… làm cho không ít trang
trại gặp khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đã có nhiều trường hợp
người dân nuôi bò sữa phải đổ bỏ hàng trăm tấn sữa tươi do không tiêu thụ được. Nhiều
chủ trang trại vẫn áp dụng phương pháp sản xuất truyền thống, chưa chú ý tới việc áp

dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất cũng như tìm hiểu thị trường đầu
ra cho sản phẩm, dẫn đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm ra chưa cao, sản phẩm làm
ra có lúc khó tiêu thụ…
Năm 2015 cả nước có 19.800 HTX, trong đó có 10.339 HTX nông nghiệp; và
trong số HTX nông nghiệp đó lại có tới 9.363 HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp (chiếm
92%). Phần lớn các HTX nông nghiệp mới chỉ cung cấp được các dịch vụ đầu vào cơ bản
cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, chỉ có 9% HTX cung cấp được dịch vụ đầu ra. Quy
mô của tổ hợp tác, HTX còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, trình độ năng lực của đội ngũ cán
bộ quản lý yếu. Đặc biệt, chất lượng, hiệu quả hoạt động và lợi nhuận của các HTX, tổ
hợp tác còn thấp, chỉ 10% làm ăn có hiệu quả, khoảng 60-70% HTX hoạt động cầm
chừng. Nhiều HTX vẫn chưa chuyển đổi theo quy định của Luật HTX 2012…
c. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp
- Chuyển dịch giữa ba nhóm chuyên ngành: nông nghiệp thuần, lâm nghiệp,
thủy sản

24


×