Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.88 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU

Thực hiện chủ trương hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực cùng
với chính sách “mở cửa”, việc mở rộng kinh tế đối ngoại của việt nam ngày càng
đóng vai trò quan trọng. Xuất khẩu nhằm đảm bảo nguồn vốn cho nhập khẩu và
nhập khẩu phải phục vụ cho việc cơ cấu kinh tế bền vững để thực hiện công nghiệp
hoá hiện đaị hoá đất nước.
Văn kiện đại hội đảng IX đã chỉ rõ những chương trình kinh tế xã hội như
các chương trình phát triển nông nghệp, kinh tế nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng
và dịch vụ... cụ thể hơn là đảng đã chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là xuất
khẩu các sản phẩm chế biến đồng thời ưu tiên nhập khẩu các loại thiết bị công
nghệ, vật liệu phục vụ xuất nhập khẩu và đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện
đại hoá đất nước.
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, yêu cầu quản lý ngày càng cao.
Trong những bước đầu tiên tham gia thị trường thế giới , các doanh nghiệp Việt
nam gặp nhiều khó khăn, phức tạp do điều kiện có hạn và buôn bán trên thị trường
thế giới, còn hạn chế. Do đó yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh XNK phải quản
lý được hoạt động của mình nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu qủa kinh doanh.
Do kiến thức còn hạn chế và ít có kinh nghiệm về viết tiểu luận nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy (cô) chỉ dẫn thêm để em có có được
những kinh nghiệm trong bài viết lần sau.
Em xin chân thành cảm ơn thạc sỹ: Nguyễn Quang Huy đã hướng dẫn để em
hoàn thành bàI tiểu luận này.
TiÓu luËn ngo¹i th¬ng

I. NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU.
* Để tồn tại và phát triển thì bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan
tâm đến mục đích cuối cùng đó là hiệu quả. Hiệu quả luôn là mục tiêu phấn đấu
của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Vấn đề đặt ra cho bất cứ một
doanh nghiệp nào muốn trụ vững trong nền kinh tế thị trường thì phải đảm bảo lấy
thu bù chi và có lãi sau mỗi vụ kinh doanh. Lãi ở đây được xem như hiệu quả hoạt


động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp
phải tìm mọi cách thực hiện bằng được mục tiêu thu dược lợi nhuận tối đa thì mới
có điều kiện mở rộng và phát triển kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Ở đây,
trong doanh nghiệp thương mại mà hoạt động nhập khẩu là chính thì hiệu quả kinh
doanh được hiểu là hiệu quả nhập khẩu.
* Trước hết, muốn hiểu được hiệu quả nhập khẩu là gì thì chúng ta phải hiểu
được " nhập khẩu " là gì ?
+ Nhập khẩu là việc mua bán hàng hoá, dịch vụ của nước ngoài cho sản xuất
và tiêu dùng trong nước. Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh thương mại ở phạm
vi quốc tế, là một trong hai hoạt động cấu thành nghiệp vụ ngoại thương đóng góp
không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
* Trong kinh doanh, hiệu quả luôn là mối quan tâm trước nhất của tất cả các
doanh nghiệp, có nhiều cách nhìn nhận khác nhau về hiệu quả nhập khẩu, nhưng
quan niệm phổ biến cho rằng hiệu quả nhập khẩu là hiệu số giữa tổng kết quả thu
được và chi phí thu với chi phí nhập khẩu bỏ ra để đạt được kết quả đó, nó phản
ánh kết quả của quá trình nhập khẩu. Nhưng quan niệm này bộc lộ điều chưa hợp lí
là đồng nhất với hiệu quả nhập khẩu. Với hoạt động nhập khẩu , kết quả là sự
chênh lệch giữa chi phí ngoại tệ nhập khẩu và giá trị nội tệ của hàng nhập khẩu.
Còn hiệu quả nhập khẩu xuất hiện do sự khác nhau tồn tại giữa các vùng kinh tế,
giữa các quốc gia, sự khác nhau về chi phí sản xuất trong nước của các hàng hoá


2
TiÓu luËn ngo¹i th¬ng
khác nhau. Chính sự khác nhau đó tạo cơ sở cho trao đổi ngoại thương. Như vậy
kết quả chỉ là cơ sở để tính hiệu quả đạt được sau mỗi kỳ kinh doanh.
Xét về mặt lý luận, ý nghĩa to lớn của hiệu quả nhập khẩu là góp phần
thúc đẩy tăng năng suất lao động xã hội, nghĩa là tiết kiệm lao động xã hội và tăng
thu nhập quốc dân, từ đó tạo thêm nguồn tích luỹ cho sản xuất và nâng cao mức
sống trong nước.

Quan niệm hiệu quả nhập khẩu không chỉ được biểu hiện bằng chỉ tiêu
doanh lợi mà mỗi doanh nghiệp đạt được trong mỗi kì kinh doanh, hoạt động nhập
khẩu còn đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cho nền kinh tế quốc dân bằng cách góp
phần vào việc sản suất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội,
tăng doanh thu cho ngân sách, gải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân ...
Như vậy hiệu quả cho ta thấy rõ khả năng và trình độ quản lý của doanh nghiệp đối
với từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể.
II. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐỐI VỚI
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM.
1. Vai trò của của hoạt động nhập khẩu .
Bất cứ nơi nào có hoạt động thương mại, đặc biệt là thương mại Quốc tế
hoạt động mạnh thì nơi đó có nền kinh tê phát triển. Nền kinh tế mở cửa sẽ mở ra
những hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm năng sẵn có trong
nước nhằm sử dụng phân công lao động Quốc tế một cách có lợi nhất.
Thương mại Quốc tế chỉ ra và xác định cho một nước biết đâu là lợi thế
của mình, chỉ ra đúng đắn nên đầu tư vốn vào đâu, đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi
nhất. Nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ quan trong của thương mại quốc tế,
do đó vai trò của nhập khẩu ngày càng trở nên quan trọng và cụ thể.
- Nhập khẩu làm đa dạng hoá về mặt hàng, quy cách cho phép thoả mãn hơn
nhu cầu trong nước, mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, phục vụ nhu cầu
ngày càng tăng của người tiêu dùng.
- Nhập khẩu thúc mạnh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.


3
TiÓu luËn ngo¹i th¬ng
- Tạo sự cạnh tranh giữa hàng hoá nội và hàng hoá ngoại, tức là tạo ra động
lực cho các nhà sản xuất trong nước và không ngừng vươn lên để tồn tại, tạo ra sự
phát triển thực chất của sản xuất xã hội và thanh lọc các đơn vị sản xuất yếu kém.

- Tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, do đó tạo sự phát triển vượt
bậc của sản xuất hàng hoá, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo sự đồng đều và sự
phát triển trong nước
- Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ, triệt để chế độ tự cung tự
cấp của nền kinh tế đóng.
- Nhập khẩu giải quyết được những nhu cầu đặc biệt, hàng hoá hiểm hoặc có
hàm lượng công nghệ cao mà trong nước chưa thể sản xuất được.
- Nhập khẩu bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế, đảm bảo
một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả
năng của nền kinh tế và vòng quay kinh tế.
- Nhập khẩu đảm bảo cho đầu vào sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người
lao động, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động.
- Nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất
lượng hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng Việt nam ra
nước ngoài, đặc biệt là nước nhập khẩu.
- Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước
với nhau, tạo điều kiện cho phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được
lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá.
2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu.
Để biết và đánh giá kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, người ta dựa trên một hệ thống chỉ tiêu, gọi là chỉ tiêu hiệu quả. Từ việc
phân tích đánh giá các chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp biết được thực trạng sản
xuất kinh doanh để từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Điều này cho
phép doanh nghiệp trụ vững và phát triển trong nền kinh tế tị trường.
Không ngừng nâng cao hiệu quả là mối quan tâm của bất kỳ nền sản xuất
nào nói chung và là mối quan tâm chủ yếu của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Đối


4
TiÓu luËn ngo¹i th¬ng

với nước ta hiện nay nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại đang là vấn đề cấp
bách vì:
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu không những là nhân tố quyết
định nhất để tham gia vào phân công lao động quốc tế mà còn là yêu cầu tất yếu
của việc thực hiện quy luật tiết kiệm các nguồn lực trong nước.
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu không những tạo điều kiện cho
doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng mà còn làm tăng thu nhập kinh tế quốc dân nhờ
tranh thủ được lợi thế so sánh trao đổi hàng hoá với nước ngoài, phát huy được
tiềm năng, lợi thế của đất nước.
- Nâng cao hiệu quả nhập khẩu còn là điều kiện thuận lợi để chúng ta có thể
hội nhập khu vực, kội nhập thế giới, làm cho quá trình liên kết kinh tế xã hội nước
ta với nước ngoài chặt chẽ và mở rộng hơn, góp phần làm ổn định kinh tế chính trị
của đất nước.
- Nâng cao hiệu quả nhập khẩu giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mở
rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ nhân viên.
- Từ những ý nghĩa trên, trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, việc nhập
khẩu là hết sức quan trọng. Song cần phải xác định nhập khẩu như thế nào ? nhập
khẩu những gì ? Cần tránh những việc nhập khẩu tràn lan, việc nhập khẩu phải
hướng vào giải quyết những mục tiêu cơ bản của doanh nói riêng và của đất nói
chung, đó là sự phát triển lâu dài và ổn định bền vững nền kinh tế. Thấm nhuần tư
tưởng trên, việc tổ chức và thực hiện nhập khẩu mới đạt hiệu quả cao.


5

×