Thi pháp cốt truyện và ngôn từ nghệ thuật trong Chinh phụ ngâm Đoàn Thị Điểm
1. Thi pháp cốt truyện
Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm trữ tình. Toàn bộ khúc ngâm là sự giãi
bày cảm xúc của người vợ có chồng đi lính xa nhà. Hầu hết mỗi dòng trong tổng
số 408 câu thơ của bản dịch đều không ít thì nhiều, trực tiếp hoặc gián tiếp gắn
với tiếng nói bên trong của người thiếu phụ. Thể song thất lục bát như được sinh
ra để trở thành hình thức chuyên dụng cho những áng thơ trữ tình trường thiên
như Chinh phụ ngâm khúc, âm điệu song thất đều đều, trầm lặng, khổ thơ lặp lại
mang tính chu kì với những vần lưng vần chân kết dính lẫn nhau đã trở thành ưu
thế nổi bật diễn tả tình cảm triền miên da diết của người chinh phụ. Chinh phụ
ngâm khúc vì thế đã tìm được một nội dung và hình thức để có thể khẳng định
xếp vào thể loại trữ tình. Tuy nhiên đọc Chinh phụ ngâm khúc, ta còn có thể tìm
ra yếu tố tự sự trong tác phẩm. Giáo sư Lê Trí Viễn khi bắt đầu phân tích toàn bộ
khúc ngâm cũng đã tóm tắt văn bản trong khoảng 20 dòng. Chỉ xét riêng về mặt
hình thức chưa bàn đến đến nội dung của bài tóm tắt, cũng thấy đây là công
đoạn quen thuộc của những tác phẩm thuộc thể loại tự sự, thể loại có sự xuất
hiện của cốt truyện cùng hệ thống các sự kiện.
Chinh phụ ngâm khúc giống như một câu chuyện kể về số phận bi thương
của người chinh phụ. Tác phẩm cũng có thể chia làm ba phần với diễn tiến như
sau: mở đầu là việc người chồng ra trận, tiếp đến là cảnh chờ đợi của người vợ
trẻ và kết lại khúc ngâm là ngày người chồng trở về trong ngày vui chiến thắng.
Sự kiện chính, được xem như biến cố của cuộc đời người chinh phụ là việc
chồng ra chiến trận trong lúc cả hai người “tuổi đương chừng niên thiếu”. Tình
yêu và hạnh phúc đang ở độ nồng nàn đắm say phải tạm chia lìa, đứt đoạn.
Người chinh phụ bắt đầu bước vào một quãng đường dài của sự chờ đợi mỏi
mòn vô vọng, mọi gắng gượng và nỗ lực xua đuổi nỗi buồn của nàng đều trở
nên bất lực. Hàng loạt những sự việc được nói đến. Nàng gieo quẻ bói, đề chữ
trên gấm, gượng đốt hương, gượng soi gương, tìm đến chồng qua những giấc
mộng, cậy người gửi đến những kỉ vật yêu thương…nhưng tất cả chỉ là sự trống
không, vô vọng.
Hầu như toàn bộ các áng thi ca nổi tiếng nói trên đều được tác giả vay
mượn cốt truyện và ý tứ của văn học Trung Quốc để gởi gắm tâm sự của mình
hoặc nói đến hoàn cảnh đau thương của đất nước. Riêng Chinh phụ ngâm
khúc có cái đặc biệt hết sức riêng lẻ là cốt truyện không vay mượn, là một sáng
tác phẩm hoàn toàn mới do chính tác giả hun đúc nên, được khơi dậy từ tâm
trạng của một viên quan chức thời phong kiến xót xa trước cảnh chia ly và đau
khổ của những cặp vợ chồng son trẻ trong chinh chiến thời Trịnh Nguyễn phân
tranh. Mặc dù vẫn không tránh khỏi việc sử dụng nhiều thành ngữ, điển tích và
bối cảnh theo lối của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, đây có thể xem là một
trong những tác phẩm tài hoa, thê hiện sự sáng tạo về cốt truyện không vay
mượn từ văn học nước ngoài.
2. Thi pháp nghệ thuật ngôn từ
2.1. Về ngữ âm
Lời văn nghệ thuật gắn liền với các yếu tố thanh, vần, nhịp điệu…Những
yếu tố này thường tạo ra những hiệu quả đáng kể cho tác phẩm nghệ thuật.
Chinh phụ ngâm khúc có những đặc trưng về vần độc đáo, có lúc tuân
thủ quy định về vần của thể thơ song thất lục bát:
“Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại
Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang
Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương
Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.”
Sự phối hợp giữa vần ở hai câu thất và câu lục khá chặt chẽ. Việc tạo vần
theo nguyên tắc không gây ra cứng nhắc trong diễn đạt mà tạo sự trùng khớp,
nhịp nhàng giữa các thanh với nhau. Vần của thể thơ song thất lục bát
trong Chinh phụ ngâm khúc rất phong phú: vần trắc, vần bằng, vần lưng, vần
chân, chúng kết hợp về mặt ngữ âm tạo thành tính liên kết giàu chất nhạc, phù
hợp diễn tả tâm trạng, cảm xúc trữ tình.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp các tác giả phá vỡ tính quy phạm về
vần trong thơ song thất lục bát:
“Ðường giong ruổi lưng đeo cung tiễn
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa
Bóng cờ tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải oán ra cửa phòng.”
Trong thể thơ song thất lục bát thì nhịp điệu thường rất chuẩn, ít phá cách.
Thường thi bắt gặp nhip điệu 3/4 trong hai câu thất và 2/2 trong hai câu lục bát:
“Sương như búa / bổ mòn gốc liễu
Tuyết nhường cưa / xẻ héo cành ngô
Giọt sương / phủ bụi / chim gù
Sâu tường / kêu vẳng / chuông chùa / nện khơi”
Ngoài ra thì còn có sự phá cách tạo cho tứ thơ trở nên phong phú, độc
đáo:
“Tìm chàng thuở / Dương Ðài / lối cũ
Gặp chàng nơi / Tương Phố / bến xưa
Xum vầy / mấy lúc / tình cờ
Chẳng qua / trên gối / một giờ / mộng xuân.”
Với nhịp điệu 3/2/2 ở hai câu thất tạo tính đều đặn về tiết tấu, thể hiện tính
chất đối xứng, tạo nên giọng điệu mới mẽ.
Về đối, trong thơ song thất lục bát thì đối rất phong phú. Trong Chinh phụ
ngâm khúc thì Đoàn Thị Điểm dùng rất nhiều phép đối: đối cách đoạn, đối cách
cú, tiểu cú.
“Tin thường lại người không thấy lại
Hoa dương tàn đã trải rêu xanh
Rêu xanh mấy lớp xung quanh
Sân đi một bước trăm tình ngẩn ngơ.”
Đối với đoạn:
“Thư thường tới người chưa thấy tới
Bức rèm thưa lần dãi bóng dương
Bóng dương mấy buổi xuyên ngang
Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai.”
Với cách đối đoạn thì thấy được sự cân xứng giữa hai đoạn, tạo nên sự
đối lập giữa hai tâm trạng hoặc giữa tâm trạng với ngoại cảnh. Hiện tượng đối
này tạo nên sự nhịp nhàng của vầng thơ.
Phép đối thứ hai là phép đối cách cú:
“Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”
Cả hai câu này đối về ý lẫn về từ: “Trống Tràng thành” >
< “khói CamTuyền”, “lung lay” > < “mờ mịt”, “bóng nguyệt” > < “thức mây”. Cách
đối này tạo nên tính cân xứng giữa các câu trong cùng một đoạn, càng làm tăng
thêm tính réo rắt, sự đối lập trong lòng người chinh phụ.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng biện pháp đối tiểu cú. Cách đối này xuất
hiện với tần số không nhiều như đối cách cú, nhưng có những hiệu quả riêng
biệt, thể hiện hình thức chỉnh chu, cân đối:
“Biếng cầm kim >< biếng đưa thoi
Oanh đôi thẹn dệt >< bướm đôi ngại thùa”
Đây là cách đối xuất hiện với tần suất vừa phải trong Chinh phụ ngâm
khúc nhưng có hiệu quả lớn, chính cách đối này thể hiện được những trạng thái
đối lập trong nội tâm của người chinh phụ, góp phần hỗ trợ đắc lực cho dụng ý
nghệ thuật của tác giả.
2.2. Về mặt từ vựng
Trong Chinh phụ ngâm khúc từ láy xuất hiện rất nhiều, và phong phú về
các kiểu từ láy. Có tất cả 87 từ láy, trong đó từ láy âm chiếm số lượng rất lớn.
Từ láy hoàn toàn điệp âm, điệp vần, điệp thanh:
“Hồn tử sĩ giò ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi”
Từ láy hoàn toàn điệp âm, điệp vần, khác thanh:
“Trời thăm thẳm xa vời không thấu
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”
Từ láy hoàn toàn điệp âm, khác vần, khác thanh:
“Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa”
Từ láy bộ phận láy âm:
“Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây”
Từ láy bộ phận láy vần:
“Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương”
Từ láy tư:
“Bỗng thơ thơ thẩn thẩn như không”
Bên cạnh các từ láy thì Chinh phụ ngâm khúc là một tác phẩm mang
tính tập cổ được thể hiện qua việc sử dụng nhiều từ Hán việt. Cụ thể, tác phẩm
sử dụng nhiều điển tích, điển cố tạo nên tính cô đọng, hàm súc, lời ít nhưng ý
nhiều gợi lên trường liên tưởng cho độc giả:
“Thoa cung Hán thuở ngày xuất giá
Gương lầu Tần dấu đã soi chung
Cậy ai mà gửi tới cùng
Ðể chàng thấu hết tấm lòng tương tư.”
Để miêu tả tâm trạng nhớ nhung của người chinh phụ thì tác giả sử dụng
điển tích: Hán Cung Thoa và Gương Lầu Tần. “Hán Cung Thoa” là trâm cài tóc,
Hán Võ Đế dựng điện Chiêu Linh có hai thần nữ đến dâng hoa bằng ngọc, vua
ban thoa ấy cho Triệu Tiếp Dư, khi mở ra chiếc thoa bỗng hóa chim yến bay lên
trời. “Lầu Tần Kính” là gương của Tần Thủy Hoàng dùng để soi ngũ tạng, tâm
cang của người ngay, kẻ gian. Qua hai điển tích tác giả nói lên lòng chung thủy
của người chinh phụ. Hay:
“Múa gươm rượu tiễn chưa tàn
Chỉ ngang ngọn dáo vào ngàn hang beo.
Săn Lâu lan rằng theo Giới tử
Tới Man khê bàn sự Phục ba”
Các địa danh Trung Hoa gắn liền với các điển tích được tác giả sử dụng
nhằm thể hiện những vất vã, hiểm nguy mà người chinh phu phải đối mặt nơi
chiến trường.
Bên cạnh cách sử dụng từ ngữ phong phú thì tác giả còn sử dụng thành
công các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa, so sánh, điệp, cường điệu..
Ẩn dụ:
“Khác gì ả chức, chị Hằng
Bến Ngân sùi sục cung trăng chốc mồng”
Dùng ả chức để miêu tả nỗi nhớ mong, chờ đợi tin chồng của người chinh
phụ, diễn tả sự xa cách không biết bao giờ gặp lại. Bên cạnh đó Đoàn Thị Điểm
còn dùng các hiện tượng “sao Sâm” và “sao Thương” để nói về tâm trạng xa
cách, chia lìa giữa người chinh phu và người chinh phụ:
“Xưa sao hình ảnh chẳng rời
Bây giờ nở để cách vời Sâm Thương”
Nhân hóa:
“Lá màn lay gọi gió xuyên
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm”
Tác giả cho thiên nhiên tạo vật những hành động rất người, biết lay gọi, di
chuyển. Thiên nhiên, tạo vật chuyển động trước sự tĩnh lặng của con người,
càng làm tăng thêm nỗi sầu muộn của người chinh phụ. Màn lay ngọn gió, bóng
hoa theo cùng bóng nguyệt, sự vật xung quanh người chinh phụ như có cặp có
đôi, chỉ trơ trọi nơi đây tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, một cảm giác cô
đơn, hoang vắng đến nao lòng.
“Mượn hoa mượn rượu giải sầu
Sầu làm rượu nhạt muộn làm hoa ôi”
Đoàn Thị Điểm đã dùng những từ chỉ trạng thái của con người như: sầu,
muộn để chỉ những hoạt động của con người.
So sánh:
“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành ngô”
Nỗi nhớ và chờ đợi trong mõi mòn, khiến thân xác người chinh phụ cũng
dần mòn theo năm tháng. Thời gian và thiên nhiên cùng sương, tuyết có làm héo
mòn đi tạo vật và con người, nhưng nỗi nhớ niềm thương vẫn không hề vơi cạn,
mà nó ngày càng đong đầy, ngày càng tăng thêm cùng thời gian. Tác giả sử
dụng biện pháp so sánh vừa biểu hiện về mặt nội dung vừa thể hiện tính cân đối
trong câu thơ.
Bên cạnh đó nỗi nhớ niềm thương của người chinh phụ còn được so sánh
cùng với các từ chỉ thời gian và không gian:
“Khắc giờ đằng đẵng như niên
Mối sầu dằng dặc tựa miền bể xa”
Điệp:
“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.”
Từ “thấy” xuất hiện ở cuối câu thứ nhất của đoạn thơ được lặp lại ở đầu
câu thứ hai, từ “ngàn dâu” cuối câu thứ hai lai được lặp lại ở đầu câu thứ ba
trong đoạn. Có thể nói qua cách điệp nối thì tâm trạng người chinh phụ kéo dài
trong nỗi sầu day dứt. Với việc dùng phép điệp không những diễn tả rỏ ràng về
nét nghĩa của từ mà còn tạo nên một nhịp điệu trầm bổng.
Ngoài phép điệp nối tiếp thì phép điệp cách quảng cũng được tác giả thể
hiện rất thành công, mang lại nhiều hiệu quả trong việc khắc họa nhân vật:
“Lòng chàng ví cũng bằng như thế
Lòng thiếp nào dám nghĩ gần xa
Hướng dương lòng thiếp như hoa
Lòng chàng lẩn thẩn e tà bóng dương
Từ “lòng chàng” ở câu thứ nhất được lặp lại ở câu thứ tư trong đoạn.
Đây là cách điệp được tác giả vận dụng khá hiệu quả, bởi vì điệp cách quảng là
phương tiện hỗ trợ đắc lực cho tâm trạng độc thoại nội tâm.
Cường điệu:
“Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối
Muộn chứa đầy hãy thổ thành cơm”
Nỗi nhớ đã được tác giả phóng đại tạo hiệu quả về nhận thức rất độc
đáo. Sở dĩ tác giả phóng đại nỗi nhớ ấy là vì bà đang phải sống trong cảnh xa
chồng và nhớ thương chồng da diết.
2.3. Về mặt ngữ pháp
Các phương tiện ngữ pháp: câu cầu khiến, câu nghi vấn, câu cảm thán…
có khả năng làm phong phú tính nghệ thuật của lời văn.
Câu cầu khiến:
“Xin làm bóng theo cùng chàng vậy
Chàng đi đâu cũng thấy thiếp bên”
Thể hiện sự gắn bó trong tình yêu, ước mơ thật giản dị “xin làm bóng”,
không muốn rời xa người chinh phụ. Đó là khát vọng tình yêu thủy chung sâu
sắc. Bên cạnh đó, người chinh phụ tự vẽ cho mình bức tranh về cảnh đoàn viên,
nàng tự tha thiết hứa với chính mình, độc thoại nội tâm như đang bên cạnh
người chinh phu:
“Thiếp xin về kiếp sau này
Như chim liền cánh như cây liền cành”
Câu cảm thán:
“Nỡ nào đôi lứa thiếu niên
Quan san để cách hàn huyên cho đành”
Hai dòng thơ không chỉ nói lên nỗi lòng của người chinh phụ, mà đó còn là
giọng điệu ai oán, sầu thương. Những lời trách cứ nghe như rất nhẹ nhàng
nhưng nó mang tính phản chiến sâu sắc, chiến trường đã cướp đi tuổi xuân của
những người niên thiếu. Bên cạnh đó, câu cảm thán còn góp phần thể hiện
nhiều phương diện trong tác phẩm:
“Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng
Trên hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!”
Nỗi buồn đau ấy càng da diết không nguôi, một nỗi đau chất chồng theo
năm tháng, từ láy “trùng trùng” kết hợp cùng câu cảm thán hỗ trợ cho nhau diễn
tả nỗi buồn đau của người chinh phụ.
Câu nghi vấn:
“Xanh kia thăm thẳm từng trên
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này?”
Một câu hỏi chua xót, thấm thía mà không ai có thể trả lời, chỉ có thực
trạng xã hội phong kiến thối nát đương thời mới có câu trả lời xác đáng. Câu hỏi
ấy cũng chính là thái độ của tác giả muốn bày tỏ, một thái độ phản dối thực trạng
xã hội đương thời.
“Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Tình chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”
Người chinh phụ luôn đặt ra câu hỏi liệu nơi chiến trường xa ấy người
chinh phu có nhớ đến nàng, như những nỗi sầu muộn mà nàng nặng trĩu đeo
mang. Nàng còn tự hỏi liệu nỗi nhớ, nỗi sầu của chàng có sánh được với những
nỗi nhớ niềm thương đang ngự trị trong lòng mình.
“Ấy loài vật tình duyên còn thế
Sao kiếp người nở để đấy đây?”
Nàng so sánh tình yêu của mình với những loài vật, một sự so sánh có sự
khập khiễng. Nhưng đây quả thật là một sự so sánh rất tài tình của Đoàn Thị
Điểm. Những thứ vô tri như liễu, sen vẫn được hạnh phúc liền cành bên nhau,
trong khi con người đầy ý thức nhưng lại phải sống trong cảnh chia lìa đôi ngả.
KẾT LUẬN
Chinh phụ ngâm khúc là một tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, là khúc
ngâm của người chinh phụ, là lời than thở của một người phụ nữ có chồng ra
chiến trường. Vấn đề trung tâm trong tác phẩm là mâu thuẫn giữa chiến tranh
với cuộc sống con người, với hạnh phúc lứa đôi. Toàn bộ tác phẩm là sự bóc
trần thực trạng đời sống, nhất là đời sống nội tâm tràn ngập đau buồn của chinh
phụ.
Đoàn Thị Điểm sáng tác và dịch thơ không nhiều, nhưng những tác phẩm
của bà đều có giá trị cao. Đặc biệt, Chinh phụ ngâm khúc là một thành công rực
rỡ về nội dung và hình thức nghệ thuật. Thi pháp củaChinh phụ ngâm khúc rất
độc đáo, biểu hiện qua thi pháp tác giả, thi pháp thể loại ngâm khúc và thể thơ
song thất lục bát, thi pháp nhân vật, thi pháp thời gian không gian, thi pháp cốt
truyện và thi pháp đặc trưng nghệ thuật ngôn từ. Tác phẩm này đã đóng góp rất
lớn cho nền văn học dân tộc nói chung và văn học trung đại nói riêng, nó đã mở
đầu cho giai đoạn văn học nữa cuối thế kĩ XVIII nữa đầu thế kĩ XIX với những
kiệt tác văn học về chất lượng lẫn số lượng.
Với những nét thi pháp độc đáo, Chinh phụ ngâm khúc đã góp phần đưa
hình ảnh người phụ nữ bước qua được ngưỡng cửa của lễ giáo phong kiến đi
vào thơ văn. Từ đó bày tỏ những ước mơ, khát vọng hạnh phúc trong tình yêu,
hôn nhân và bộc lộ tinh thần phản chiến hết sức sâu sắc. Đoàn Thị Điểm không
những làm cho tác phẩm dịch thơ trở nên nổi tiếng hơn nguyên tác mà còn góp
phần làm cho dịch phẩm trở nên gần gũi, dễ hiểu, sinh động và lôi cuốn, là tiếng
chuông thức tỉnh quyền sống, quyền tự do cá nhân và hạnh phúc của con người.