Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

THIẾT KẾ MÁY TRỒNG KHOAI MÌ BÁN TỰ ĐỘNG, CẮT HOM TRỰC TIẾP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.09 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ MÁY TRỒNG KHOAI MÌ BÁN TỰ
ĐỘNG, CẮT HOM TRỰC TIẾP

Họ và tên sinh viên:

MAI THỊ THÙY DÂN
VÕ NGỌC THƯ

Ngành:

CƠ KHÍ NÔNG LÂM

Niên khóa:

2008 – 2012

TPHCM, tháng 6/2012


THIẾT KẾ MÁY TRỒNG KHOAI MÌ BÁN TỰ
ĐỘNG, CẮT HOM TRỰC TIẾP

Tác giả
Mai Thị Thùy Dân
Võ Ngọc Thư


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
Cơ Khí Nông Lâm

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Nguyễn Huỳnh Trường Gia

Tháng 6 năm 2012

i


CẢM TẠ

Tôi xin chân thành cảm tạ:
Công ơn Cha Mẹ đã hỗ trợ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Ban Giám Hiệu cùng quý thầy, cô, cán bộ nhân viên trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh đã giúp tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp cuối khóa học này.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Cơ Khí Công Nghệ cùng toàn thể quý thầy cô đã tận
tình, giúp đỡ trong quá trình học tập tại trường.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Th.S Nguyễn Huỳnh Trường Gia đã hướng dẫn tận tình cho tôi thực hiện đề tài
này.
Cảm ơn cán bộ, nhân viên Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM đã giúp đỡ
cho tôi hoàn thành đề tài này.
Chân thành cảm ơn các bạn sinh viên khóa 2008 - 2012 đã giúp đỡ cũng như
đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài này.

 


ii


TÓM TẮT
Trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu quy trình canh tác cây khoai mì tại tỉnh Tây
Ninh, các loại máy trồng khoai mì, cây mì đang được sử dụng trong canh tác. Qua đó,
đánh giá ưu nhược điểm của từng loại máy đã có. Từ đó, đề tài thiết kế một loại máy
trồng khoai mì đáp ứng được yêu cầu canh tác cây khoai mỳ. Máy trồng khoai mì có
bề rồng làm việc 1.600mm và hom mì được cắt trực tiếp trên máy. Máy có trồng cây
mì theo luống.
Kết quả thực hiện:
Dựa trên khảo nghiệm lực cắt hom khoai mì giống sử dụng để trồng khoai mì
tại Tây Ninh và thừa hưởng các kết quả từ những nghiên cứu trước, đề tài đã thiết kế
một máy trồng khoai mì có các đặc tính sau:
 Bề rộng làm việc: 1600 mm.
 Năng suất dự kiến: 0,645 ha/h.
 Nguồn động lực: 50 HP.
 Lượng phân bón lót: 220 kg/ha.
SINH VIÊN THỰC HIỆN

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Mai Thị Thùy Dân

Th.S Nguyễn Huỳnh Trường Gia

Võ Ngọc Thư

iii



MỤC LỤC
Trang
CẢM TẠ .............................................................................................................. II
TÓM TẮT ..........................................................................................................III
MỤC LỤC ......................................................................................................... IV
CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................1
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
CHƯƠNG 2 ..........................................................................................................3
TỔNG QUAN ......................................................................................................3
2.1 NHữNG VấN Đề CHUNG. .............................................................................3
2.1.1

Đặc tính của cây mì .........................................................................3

2.1.2

Đặc tính thực vật học. Tl/10/. ..........................................................6

2.1.3

Công dụng của củ khoai mì. Tl/2,3/ ................................................8

2.2 CÁC ĐặC TÍNH CủA CÂY KHOAI MÌ. TL/3/................................................10
2.2.1

Yêu cầu kĩ thuật nông học của hom ...............................................10

2.2.2


Yêu cầu kỹ thuật khâu làm đất.......................................................10

2.2.3

Yêu cầu kỹ thuật khâu trồng ..........................................................11

2.3 CÁC YếU Tố ảNH HƯởNG ĐếN QUÁ TRÌNH NẩY MầM CủA HOM. TL/2/ .......11
2.4 CÁC PHƯƠNG PHÁP TRồNG HIệN NAY .....................................................11
2.4.1

Đặt hom nằm ngang ......................................................................11

2.4.2

Đặt hom thẳng đứng ......................................................................12

2.4.3

Trồng hom xiên ..............................................................................12

2.5 QUY TRÌNH TRồNG KHOAI MÌ HIệN NAY, CÓ HAI CÁCH TRồNG CHủ YếU ..12
2.5.1

Trồng thủ công ..............................................................................12

2.5.2

Trồng bằng máy.............................................................................12

2.5.3


Tìm hiểu và so sánh các máy cùng loại .........................................13

CHƯƠNG 3 ........................................................................................................17
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN .............................................................17
iv


3.1 PHƯƠNG PHÁP THIếT Kế ..........................................................................17
3.2 PHƯƠNG PHÁP CHế TạO ...........................................................................17
3.3 PHƯƠNG PHÁP KHảO NGHIệM Để TÍNH LựC CắT .......................................17
3.4 PHƯƠNG TIệN .........................................................................................17
3.5 PHƯƠNG PHÁP Bố TRÍ KHảO NGHIệM VÀ THU THậP Số LIệU......................18
CHƯƠNG 4 ........................................................................................................19
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................................19
4.1 TÍNH TOÁN THIếT Kế ...............................................................................19
4.1.1

Các dữ liệu thiết kế .Tl/3/. .............................................................19

4.1.2

Lựa chọn mô hình thiết kế máy trồng mì .......................................20

4.1.3

Tính toán thiết kế các bộ truyền ....................................................22

4.2 TÍNH TOÁN THIếT Kế Bộ PHậN LÊN LUốNG ...............................................36
4.2.1


Phân tích đặc điểm ........................................................................36

4.2.2

Nhiệm vụ ........................................................................................37

4.2.3

Vật liệu...........................................................................................37

4.2.4

Yêu cầu kỹ thuật.............................................................................37

4.2.5

Tính toán thiết kế ...........................................................................37

4.3 TÍNH TOÁN THIếT Kế Bộ PHậN RạCH HÀNG...............................................39
4.3.1

Phân tích đặc điểm ........................................................................39

4.3.2

Cấu tạo: .........................................................................................39

4.3.3


Nhiệm vụ ........................................................................................40

4.3.4

Vật liệu...........................................................................................40

4.3.5

Yêu cầu kỹ thuật.............................................................................40

4.3.6

Tính toán thiết kế ...........................................................................40

4.4 TÍNH TOÁN THIếT Kế Bộ PHậN CắT HOM. TL /4/........................................42
4.4.1

Nhiệm vụ ........................................................................................42

4.4.2

Các dữ liệu thiết kế. .......................................................................43

4.4.3

Khảo nghiệm để tính lực cắt..........................................................43

4.4.4

Tính toán các thông số hình học của trống dao và dao cắt. .........44


4.4.5

Tính toán động học bộ phận cắt hom. ...........................................46
v


4.4.6

Tính toán động học lực học bộ phận cắt hom. Tl/11/ ...................47

4.5 TÍNH TOÁN THIếT Kế Bộ PHậN BÓN PHÂN. ...............................................47
4.5.1

Mô tả cấu tạo: ...............................................................................48

4.5.2

Tính toán vít tải /11/ ......................................................................48

4.5.3

Tính toán kích thước thùng chứa phân..........................................50

4.6 Bộ PHậN LấP ĐấT VÀ NÉN ĐấT ..................................................................53
4.6.1

Bộ phận lấp đất .............................................................................53

4.6.2


Bộ phận nén đất .............................................................................54

4.7 TÍNH TOÁN THIếT Kế KHUNG MÁY ..........................................................54
4.8 TÍNH TOÁN VậN TốC LÀM VIệC CủA LIÊN HIệP MÁY. ................................54
4.9 TRÌNH Tự LắP RÁP MÁY TRồNG ...............................................................55
CHƯƠNG 5 .......................................................................................................55
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................55
5.1 KếT LUậN ................................................................................................55
5.2 Đề NGHị ..................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................56
A.

TRONG NƯớC ..........................................................................................56

B.

NGOÀI NƯớC ...........................................................................................56

C.

Từ INTERNET ..........................................................................................56

PHỤ LỤC ...........................................................................................................58

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU
Trang

Hình 2.1.1 Biểu đồ sản lượng khoai mì trên thế giới ...........................................4
Hình 2.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai mì VN (1961-2007) .........6
Hình 2.1.3 Cây khoai mì ......................................................................................6
Hình 2.5.1 Máy trồng khoai mì 2 hàng của Braxin ............................................14
Hình 2.5.2 Sơ đồ nguyên lý của máy trồng dạng trống quay .............................15
Hình 4.1.1Mô hình máy trồng mì. ......................................................................20
Hình 4.1.2 Sơ đồ truyền động ............................................................................21
Hình 4.1.3 Nguyên lý cấu tạo bộ truyền.............................................................22
Hình 4.2.1 Sơ đồ bố trí lưỡi cày diệp .................................................................38
Hình 4.2.2. Bộ phận lên luống............................................................................38
Hình 4.2.3: Trụ . .................................................................................................38
Hình 4.2.4: Hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của diệp rạch hàng ...............39
Hình 4.3.1: Trụ rạch hàng. .................................................................................41
Hình 4.4.1 Biểu đồ xác định lực cắt theo đường kính ........................................44
Hình 4.5.1: Bộ phận bón phân của máy rạch hàng trồng mì ..............................47
Hình 4.5.2. Kích thước trục vít tải phân bón ......................................................50
Hình 4.6.1 Bộ phận lấp đất .................................................................................53

Bảng 2.1.1 Sản lượng khoai mì thế giới và các vùng (triệu tấn) .........................3
Bảng 2.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai mì Việt Nam (19612007) ................................................................................................................................4
Bảng 2.1.3Diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai mì Việt Nam (1961-2007)
.........................................................................................................................................5
Bảng 2.1.4 Tình hình sử dụng khoai mì ở các vùng khác nhau của Việt
Nam(%). ..........................................................................................................................9

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU

Là một nước có hơn 50% lao động hoạt động trong lĩnh vực sản suất nông
nghiệp, Việt Nam có điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, nâng
cao hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, cây mì được trồng nhiều nhất ở vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải
miền Trung với diện tích năm 2010 là 155 nghìn hecta. Tuy nhiên, khu vực cho năng
suất mì cao nhất lại nằm ở vùng Đông Nam Bộ với năng suất bình quân là 25,34
tấn/ha, tổng sản lượng năm 2010 đạt 2283,3 nghìn tấn
Trong khi, các cây trồng khác như lúa, bắp... đã có quy trình cơ giới hóa canh
tác tương đối hoàn chỉnh,thì cây khoai mì, cả quy trình sản xuất nói chung cũng như
khâu trồng nói riêng, đều thực hiện theo phương pháp thủ công với năng xuất canh tác
thấp, chi phí nhân công cao và khó đảm bảo tính thời vụ ở quy mô lớn. Do đó để canh
tác cây khoai mì với quy mô vừa và lớn, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải tiến hành
cơ giới hóa, đưa máy móc vào trong sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến
chế biến. Trên thế giới, máy trồng khoai mì đã có nhiều mẫu, tuy nhiên ở Việt Nam
vẫn chưa có mẫu máy thương mại nào. Những mẫu máy hiện tại chủ yếu là các máy
còn nằm trong giai đoạn nghiên cứu chưa thể sản xuất hàng loạt. Đồng thời, nguyên lý
làm việc của máy, đặc biệt là bộ phận cấp và cắt hom vẫn còn nhiều nhược điểm.
Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Cơ Khí Công Nghệ, cùng với sự
hướng dẫn tận tình của các thầy cô, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: ”Thiết kế,
chế tạo máy trồng khoai mì từ hom”. Mục tiêu của đề tài là thiết kế một mẫu máy
trồng khoa mì bán tự động, cắt hom trực tiếp nhằm giảm bớt nhân công trong khâu
trồng và tăng năng xuất lao động. Do thời gian ngắn và trình độ chuyên môn còn nhiều
hạn chế nên khi thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy mong quý

1


độc giả thông cảm và đóng góp ý kiến để chúng tôi có thể hoàn thiện luận văn tốt
nghiệp này hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Những vấn đề chung.
2.1.1 Đặc tính của cây mì
a) Nguồn gốc và lịch sử phát triển:
Cây mì có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz là một loại nông sản quan
trọng thứ ba sau cây lúa và cây bắp cung cấp nguồn tinh bột tại các nước nhiệt đới.
Cây mì đã nuôi sống hàng triệu người tại châu Á, châu Mỹ La tinh và châu Phi. Hơn
thế nữa, đối với những người nông dân nghèo, cây mì mang lại nguồn thu nhập chính
cho họ. Hiện nay có 89 nước trên thế giới trồng mì, trong đó 22 nước đạt sản lượng mì
hàng năm hơn 1 triệu tấn. Châu Phi chiếm 53,42% sản lượng mì của thế giới, sau đó là
châu Á chiếm 29,12% và Châu Mỹ Latinh và vùng Caribe chiếm 17,52% (Trần Ngọc
Ngoạn – 2007).
Bảng 2.1.1 Sản lượng khoai mì thế giới và các vùng (triệu tấn)
Quốc gia

Năm
2002

2003

2004

Thế giới

186,2


190,1

195,5

Châu phi

101,6

102,8

103,4

CH dân chủ Cônggô

14,92

14,94

14,95

Nigiêria

34,47

33,37

33,37

Châu Á


51,73

55,53

58,37

Indonexia

16,91

18,47

19,19

Việt nam

4,43

5,22

5,37

Châu Mỹ Latin

31,01

31,17

31,15


Brazil

23,06

22,14

24,23

Paraguay

4,43

3,9

3,9

3


(Nguồn FAO STAT, 2004)

Hình 2.1.1 Biểu đồ sản lượng khoai mì trên thế giới
Riêng Việt Nam, theo niên giám thống kê năm 2010, cây mì được trồng hầu
như khắp cả nước từ Đồng bằng sông Hồng cho đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long. Diện tích trồng mì trong năm 2009 vào khoảng 507,8 nghìn hecta với sản lượng
đạt 8.530,5 nghìn tấn. Sơ bộ trong năm 2010 là 496,2 nghìn hecta và sản lượng là
8521,6 nghìn tấn.
Bảng 2.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai mì Việt Nam (1961-2007)
Năm


Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ha)

1995

15000

-

1999

22000

8,0

2000

800

12,0

2001

26390

10,7

2004


38600

23,3

2005

43300

24,8

2006

45100

24,8

2007

44500

25,3

2008

49200

25,4

2010


40100

26,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2011
4


Ở nước ta, diện tích khoai mì trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây
Nguyên, vùng núi và trung du phía Bắc, vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng ven
biển Bắc Trung Bộ (xem bảng sau). Do quá trình sinh trưởng của cây khoai mì kéo
dài, cây khoai mì giữ đất lâu nên chỉ các tỉnh trung du và thượng du Bắc Bộ như: Phú
Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình… là điều kiện trồng trọt thích hợp hơn cả.
Bảng 2.1.3Diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai mì Việt Nam (1961-2007)
Năm

Diện tích

Năng suất

(10.000 ha)

(tấn/ha)

Sản lượng
(triệu tấn)

2000


23,49

12,0

2,034

2001

25,0

10,7

2,075

2002

32,99

12,60

4,156

2003

37,17

14,06

5,226


2004

37,0

14,49

5,361

2005

43,2

15,35

6,650

2006

47,48

16,24

7,714

2007

56,07

15,89


8,900

5


(Nguồn Hoàng Kim, Nguyễn Văn Bơ, Reinhandt Howeler, Hernan Cebalos, 2008)
Hình 2.1.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cây khoai mì Việt Nam (1961-2007)
2.1.2

Đặc tính thực vật học. Tl/10/.

Hình 2.1.3 Cây khoai mì
Khoai mì thuộc họ thầu dầu ( Euphorbiacaea). Đặc điểm của họ thầu dầu là
thường hay có nhựa mủ. Rễ bao gồm rễ con và rễ củ (phát triển thành củ mì).
Cây khoai mì có thể trồng từ hạt và từ hom. Đối với rễ cây khoai mì mọc từ hạt
gồm có một rễ cái cắm thẳng đứng xuống đất và các rễ con lúc đầu phát triển theo
chiều ngang, về sau phát triển theo chiều sâu Trong quá trình sinh trưởng, rễ mọc càng
dài ra và ăn sâu vào các tầng đất ẩm. Độ sâu của rễ phụ thuộc vào ẩm độ đất. Đất càng
hạn rễ càng ăn sâu. Vì vậy khoai mì là cây chịu hạn tốt. Rễ con chủ yếu phân bố ở tầng
đất 0 – 30 cm. Chỉ có khoảng 0,2 – 1,6% rễ con là ăn sâu 90 cm.
Đối với trồng bằng hom rễ con mọc từ mắt và mô sẹo, có từ 20 – 40 rễ.
Rễ củ (củ khoai mì) được hình thành từ rễ cái, (rễ trụ) phình to tạo thành. Trên
rễ cái có nhiều rễ nhánh thật nhỏ. Củ phát triển theo hướng nằm ngang hay hơi xiên.
Độ sâu của rễ củ được phân bố ở tầng đất 0 – 90 cm (cây 7 tháng) nhưng nhiều nhất ở
6


lớp đất 0 – 30 cm. Nếu cây 7 tháng tuổi, khoảng 67,2% rễ củ ở độ sâu 0 – 30 cm,
khoảng 32,8 % rễ củ ở độ sâu 30 – 90 cm. Tuy nhiên, nếu cây 12 tháng tuổi, sẽ có một
ít rễ củ ăn sâu đến 140 cm hay 250 cm.




Cấu tạo của rễ củ
 Biểu bì (vỏ lụa): mỏng 0,2-0,3mm,
 Tầng vỏ: dày khoảng 1,6-1,7mm.
 Lớp vỏ ngoài gỗ
 Mô mềm amilic (cũng dự trữ tinh bột nhưng ít hơn
 Tế bào libe
 Tầng sinh gỗ giới hạn gỗ của vỏ trong



Thân
Thân hình trụ, thẳng nghiêng, cong hay khúc khuỷu, ở giữa có lõi xốp nên cây

giòn và dễ gãy. Thân có màu trắng bạc, xanh xám, nâu đỏ, trắng xanh…Bề mặt thân
gồ ghề hay phẳng, đường kính thân trung bình từ 2 – 6 cm. Ở một số giống thân có thể
phân 2 – 3 cành cách ngọn khoảng 1/3 – 1/5 chiều cao cây. Trên thân có nhiều chồi
(mắt) sắp xếp xen kẽ theo vị trí của lá. Số thân/khóm là 1 – 4.




Lá đơn mọc xen kẽ trên thân. Phiến lá thường xẻ thùy có 5-7 thùy, nhưng cũng

có giông lá nguyên.Mặt trên lá xanh thẫm, mặt dưới xanh nhạt; cuống lá dài (có giống
tới 30-40cm), màu sắc cuống thay đổi: xanh, vàng, đỏ…




Hoa và quả
Hoa sắn là loại hoa chùm có cuống dài, hoa thường mọc ở phía ngọn thân. Hoa

sắn là hoa đơn tính cùng cây.
Quả sắn thuộc loại quả nang, mở khi chín, đường kính 1-1,5cm có 3 ô, mỗi ô
thường có một hạt. quả có khi nhẵn nhưng thường có 6 cánh, ít nhiều khúc khuỷu,
hình thành từ những cánh của bầu hoa. Màu sắc từ lục nhạt, hơi vàng đến lục hay đỏ
tía khá đậm.
7


Hạt hình thành từ quả trứng, tiết diện hơn giống hình tam giác, hạt có vân hoặc
những vết nâu đỏ trên nềm màu kem hoặc xám nhạt. hạt có mồng là một núm phía
đỉnh của bầu hạt.
2.1.3 Công dụng của củ khoai mì. Tl/2,3/
a) Sử dụng làm lương thực - thực phẩm
Đối với nhiều nước, khoai mì được xem như là cây dự trữ cứu đói, bổ sung cho
cây lúa trong những năm mất mùa. Về mặt lương thực, khoai mì là nguồn cung cấp
chất bột quan trọng cho người dưới hình thức củ tươi luộc chín, nấu với gạo, khoai mì
lát khô hay chế biến thành bột khoai, bột năng… Hiện nay, tại Việt Nam, cây mì là cây
cung cấp tinh bột đứng thứ 3 sau lúa và ngô.
Ngày nay, trên thế giới đã sử dụng 102.587.000 tấn trong 187.113.000 tấn
khoai mì được sản xuất (chiếm 54,83%) làm lương thực thực phẩm. Mức sử dụng bình
quân là 16,8 kg/người/năm. Ở châu Phi và một phần của châu Mỹ La tinh, khoai mì
được sử dụng như khẩu phần ăn hàng ngày. Hàng năm trên thế giới có khoảng hơn 300
triệu người dùng khoai mì làm lương thực chính.
Hiện nay ngoài giá trị làm lương thực, khoai mì là nguyên liệu để chế biến thực
phẩm.
b) Trong công nghiệp chế biến

Tinh bột khoai mì là sản phẩm dạng tinh bột trắng mịn được chiết xuất từ khoai
mì. Tinh bột khoai mì được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm và ngoài thực
phẩm. Trong công nghệ thực phẩm các sản phẩm chính có nguồn gốc từ khoai mì là
đuờng glucose, dextrose, fructrose. Tinh bột mì được dùng trong sản xuất giấy, dệt, và
bột nêm – một gia vị quan trọng trong nấu ăn kiểu Châu Á. Ơ Châu Phi, bột khoai mì
được dùng thay thế phần nào bột lúa mì.
Ngoài ra còn có rất nhiều sản phẩm có liên quan cũng được chế biến từ tinh bột
khoai mì như sợi, bột viên, kem sữa, nước sốt , kem, chất kết dính dùng trong thực
phẩm, bột quánh cho các loại súp.

8


c) Làm thức ăn gia súc
Khoai mì là nguồn thức ăn gia súc cho cả vùng nhiệt đới và ôn đới. Trên thế
giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về việc sử dụng khoai mì thay thế một phần
ngũ cốc trong chăn nuôi.
Lá và thân khoai mì được giã ra dùng làm thức ăn cho gia súc hàng ngày. Gia
súc nhai lại cũng ăn được củ tươi hoặc khô (được chặt, lát mỏng, hoặc nghiền giã).
Thân cây mì từ 3 đến 4 tháng tuổi được thu hoạch làm thức ăn cho gia súc và loài nhai
lại.
Ở Việt Nam, khoai mì là nguồn thức ăn quan trọng trong chăn nuôi của các hộ
gia đình. Vì vậy trong những năm gần đây, bên cạnh phối hợp khoai mì vào khẩu phần
thức ăn hỗn hợp trong công nghệ chế biến thức ăn gia súc, việc nghiên cứu ủ chua cây
khoai mì củ tươi phục vụ chăn nuôi lợn quy mô gia đình đã được chú ý và đã xây dựng
thành quy trình kỹ thuật đang được nhiều hộ gia đình áp dụng vào chăn nuôi lợn ở khu
vực miền Trung.
d) Mặt hàng xuất nhập khẩu
Khoai mì là mặt hàng xuất nhập khẩu dưới dạng lát khô, bột khô, dạng viên…
Châu Á là lục địa chế biến và xuất khẩu khoai mì đứng đầu thế giới

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu khoai mì đứng thứ hai thế giới sau Thái Lan:
7 tháng đầu năm 2009 xuất khẩu được 2,66 triệu tấn, đạt 408 triệu USD. Thị trường
xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc (90%) và Hàn Quốc.
Bảng 2.1.4 Tình hình sử dụng khoai mì ở các vùng khác nhau của Việt Nam(%).
Vùng

Lương thực

Miền Bắc

19,1

Thức ăn chăn

Chế biến

Bán (củ tươi)

34,9

7,0

39,0

15,4

39,4

6,5


38,7

22,0

23,8

3,4

50,8

Bắc Trung Bộ

27,5

28,8

11,2

32,5

Miền Nam

6,7

13,7

24,4

55,2


Miền núi phía
bắc
Đồng bằng
sông hồng

nuôi

9


Vùng

Lương thực

Nam Trung Bộ

10,9

Tây Nguyên

Thức ăn chăn

Chế biến

Bán (củ tươi)

19,4

40,0


29,7

2,1

12,2

32,7

53,0

Đông Nam Bộ

5,2

11,8

8,8

74,2

Cả nước

12,2

22,4

16,8

48,6


nuôi

Nguồn: Điều tra cây khoai mì Việt Nam 1991
2.2 Các đặc tính của cây khoai mì. Tl/3/
2.2.1 Yêu cầu kĩ thuật nông học của hom
 Hom phải được lấy từ các cây to (đường kính hom trung bình từ 2,1 – 4 cm),
khỏe, trên những cây mập, nhiều củ to, ít sâu bệnh và trên những đám khoai mì
tốt, đều cây.
 Các mắt trên hom mì phải còn nguyên vẹn, không bị dập.
 Thời gian bảo quản cây giống không quá 60 ngày tính từ lúc thu hoạch.
 Hom mì phải còn tươi, những cây giống không có nhựa mủ hay mọc tược dài
nên loại bỏ.
 Hom mì để trồng phải được lấy từ 1/3 ở đoạn giữa thân cây mì và khi chặt hom
phải dùng các dụng cụ sắt bén.
 Chiều dài đoạn hom 15 – 20 cm, bảo đảm mỗi hom 4 – 5 mắt.
2.2.2 Yêu cầu kỹ thuật khâu làm đất
 Phải đảm bảo độ tơi xốp của đất.
 Phải đảm bảo độ sâu cày từ (25 ÷ 30) cm.
 Phải làm sạch cỏ và các tàn dư thực vật.
Mặt đồng phải tương đối bằng phẳng. Nếu ở những vùng đất trồng có độ dốc
lớn hơn 300 thì không cần cày bừa và không cần lên luống (vì mưa sẽ làm trôi màu mỡ
của đất) mà chỉ cuốc hốc trồng trực tiếp.
10


2.2.3 Yêu cầu kỹ thuật khâu trồng
 Phải đảm bảo độ sâu trồng.
 Phải đảm bảo không làm tổn thương hom trong quá trình trồng.
 Phải đảm bảo đúng mật độ trồng và khoảng cách trồng.
 Phải đảm bảo lấp và nén đất để hom nẩy mầm một cách thuận lợi hơn.

 Hom mì giữa các hàng phải đặt so le nhau.
 Các hàng phải thẳng và cách đều nhau.
 Phải tạo thành mô để thoát nước trong mùa mưa.
 Mật độ trồng: Tùy theo độ phì nhiêu của đất mà ta phân bố lượng hom hợp lý.
Nếu đất tốt thì trồng hom ít vì khi đất tốt thì mì sẽ cho củ nhiều và to, nếu đất
xấu thì lượng hom phải nhiều hơn. Thông thường do trồng bằng phương pháp thủ công
nên không thể xác định chính xác mà chỉ có thể ước chừng từ 7.000 – 20.000 hom/ha.
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nẩy mầm của hom. Tl/2/
Ngoài các đặc tính của hom như: Chiều dài hom cắt, đường kính hom, số mầm
sinh trưởng trên hom…đến các yếu tố của đất trồng, yêu cầu kĩ thuật nông học của
khâu làm đất, khâu chuẩn bị giống thì việc nẩy mầm của hom còn chịu ảnh hưởng trực
tiếp bởi: Mùa vụ, độ ẩm đất, độ sâu trồng, thời tiết.
2.4 Các phương pháp trồng hiện nay
Ở nước ta hiện nay có ba cách đặc hom phổ biến:
2.4.1 Đặt hom nằm ngang
Hom mì được nằm ngang theo chiều song song với hàng hoặc vuông góc với
hàng.
Ưu điểm: Cách đặt hom đơn giản nên ít tốn công. Tỉ lệ nẩy mầm rất cao và củ
được phân trồng đến lúc nẩy mầm, phù hợp với những vùng có diện tích nhỏ và đất
trồng bố theo chiều ngang giúp cho quá trình thu hoạch dễ dàng.
Nhược điểm: Bị ngập úng làm chết mầm khi ẩm độ đất trồng cao.

11


2.4.2 Đặt hom thẳng đứng
Thường trồng trên đất cát xốp và khô. Hom được đặt theo chiều vuông góc với
mặt đồng, một phần của hom nằm dưới đất và phần còn lại nằm trên mặt đất.
Ưu điểm: Không ngập úng, mầm thân mọc cao nên ít bị sâu ăn lá phá hại, củ
mọc tập trung và sâu.

Nhược điểm: Bị khô hom mì đoạn từ trên mặt đất, củ có chiều hướng ăn sâu
xuống, do đó làm số lượng củ giảm và gây khó khăn trong quá trình thu hoạch.
2.4.3 Trồng hom xiên
Hom được nghiêng so với mặt đất một góc từ (150 ÷ 450). Khoảng 2/3 hom nằm
dưới đất và phần còn lại nhô lên mặt đất.
Ưu điểm: Tỷ lệ nẩy mầm giảm, trồng được ngay cả ở những diện tích đất không
được chuẩn bị kỹ. Phương pháp này phù hợp với những vùng đồi núi có độ dốc lớn,
cách đặt hom này giúp rễ ăn sâu hơn nên khả năng chịu hạn tốt, củ mọc không sâu lắm
nên dễ nhổ.
Nhược điểm: Phần hom trên mặt đất thường bị khô, củ cũng được phân bố theo
chiều xiên xuống làm khó khăn cho quá trình thu hoạch, kéo dài thời gian trồng làm
ảnh hưởng tới thời vụ, tốn nhiều công trồng.
2.5 Quy trình trồng khoai mì hiện nay, có hai cách trồng chủ yếu
2.5.1 Trồng thủ công
Dùng cuốc tạo hốc sau đó bỏ hom vào hốc và lấp lại. Tùy vào độ ẩm của đất
của đất và địa hình mà người ta bấu lỗ sâu hay cạn. Nhược điểm của phương pháp này
năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, không đảm bảo được mật độ, độ sâu
trồng…
2.5.2 Trồng bằng máy
Dùng liên hợp máy vun luống, mỗi lần chạy được hai hàng. Ban đầu người ta
vun luống thấp. Có người đi sau bỏ hom theo đúng khoảng cách. Sau đó liên hợp máy
chạy lần hai và lần chạy này lấy đất lấp hom vừa được bỏ.

12


Cả hai phương pháp trồng được tiến hành sau khi chuẩn bị đất kỹ. Trồng mì từ
sáng sớm đến khi nắng gắt, tránh hom mì bị khô, ảnh hưởng tới tỉ lệ nảy mầm. Cây
giống chỉ ra đồng mới chặt thành hom.
Trồng hom khoai mì được xem như quá trình gieo điểm. Sự khác nhau giữa

gieo hạt và trồng hom là ở mỗi góc chỉ trồng một hom và hốc có kích thước lớn.
Ta có công thức xác định số lượng hom N (hom/ha) trên một hecta như sau:
N

10 4
a.b

Trong đó:
b: Là khoảng cách giữa các hom trên hàng (m).
a: Là khoảng cách giữa hai hàng gieo (m).
Khi bánh xe máy nông nghiệp quay được một vòng thì số hom trồng được là
m

 .D
b

Trong đó: D: Đường kính bánh xe máy nông nghiệp (m).
Nếu xét thêm hệ số trượt δ ta có:
m

 .D(1   )
b

Thông thường chọn hệ số trượt δ = 0,05.

2.5.3 Tìm hiểu và so sánh các máy cùng loại
a) Máy trồng khoai mì 2 hàng của BRAXIN

2
4

3

1
13


Hình 2.5.1 Máy trồng khoai mì 2 hàng của BRAXIN
 Cấu tạo:
Máy dạng trống quay khi làm việc có 2 hàng làm việc, đĩa (1) rạch phía
trước có nhiệm vụ rạch đất sang hai bên và đạt một độ sâu theo yêu cầu nông
học của từng giống khoai mì. Đặt phía sau lưỡi rạch là hai trống quay có đường
kính bằng nhau, quay ngược chiều nhau. Bên trên hai trống quay có bố trí các
dao cắt và các ru lô kẹp . Hom mì rơi xuống rãnh và được bộ phận nén đất và
lấp đất chật lại. Truyền động cho hai trống quay là hai cặp bánh răng trụ thẳng,
cặp bánh răng trụ thẳng nhận truyền động từ bộ truyền xích, xích được nhận
truyền động từ các bộ truyền xích và trục PTO (4) truyền động cho hộp số. Phía
trên hai trống quay có lỗ để bỏ hom vào đó và có ghế ngồi cho người cấp hom
được thiết kế bên trên khung.
 Bộ phận cắt:
Nhiệm vụ: cuốn và cắt thân mì thành những đoạn hom theo yêu cầu
nông học.
Cấu tạo: là dạng trống, nên trên trống có bố trí các dao cắt. khoảng cách
giữa hai hom trên hàng phụ thuộc vào số dao bố trí trên trống, tốc độ quay của
trống và tốc độ tiến của liên hiệp máy khi PTO ở chế độ phụ thuộc. chiều dài
hom phụ thuộc vào số dao bố trí trên trống và đường kính trống. trên mỗi trống
còn bố trí thêm 4 ru lô tăng ma sát vừa giữ cho thân cây mì được thẳng đứng
vừa đẩy thân cây mì xuống cho dao cắt.
 Ưu nhược điểm của máy trồng khoai mì 2 hàng của Braxin.
 Ưu điểm:
 PTO chạy ở chế độ phụ thuộc nên máy làm việc ở mọi cấp độ của nguồn động

lực sau khi đã chọn.
 Cung cấp hom dễ dàng.
 Mật độ ít thay đổi.
14


 Nhược điểm:
 Mầm sinh trưởng của hom bị dập nát ngày một tăng do ru lô kẹp bị biến cứng.
 Máy chỉ cày đất cho tơi chứ không lên luống.
 Giá thành quá cao không phù hợp với sản xuất quy mô vừa và nhỏ.
b) Máy trồng khoai mì dạng trống quay

Hình 2.5.2 Sơ đồ nguyên lý của máy trồng dạng trống quay
1. PTO ; 2. Hộp số; 3. Luỡi rạch; 4. Rulo kẹp; 5. Thân khoai mì;
6. Dao cắt; 7. Lưỡi lấp; 8. Bánh nén đất; 9. Cặp bánh răng thẳng;

10.

Trống quay, 11. Bánh xích, 12. Xích.
 Cấu tạo:
Máy dạng trống quay khi làm việc có 4 hàng làm việc, mũi diệp (3) rạch
phía trước có nhiệm vụ rạch đất sang hai bên và đạt một độ sâu theo yêu cầu
nông học của từng giống khoai mì. Đặt phía sau lưỡi rạch là hai trống quay (10)
có đường kính bằng nhau, quay ngược chiều nhau. Bên trên hai trống quay có
bố trí các dao cắt (6) và các ru lô kẹp (4). Truyền động cho hai trống quay là hai
cặp bánh răng trụ thẳng (9), cặp bánh răng trụ thẳng nhận truyền động từ bộ
truyền xích (12), xích được nhận truyền động hộp số (2) và trục PTO (1) truyền
động cho hộp số. Phía trên hai trống quay có lỗ để bỏ hom vào đó và có ghế
ngồi cho người cấp hom được thiết kế bên trên khung.
 Bộ phận cắt:

15


Nhiệm vụ: cuốn và cắt thân mì thành những đoạn hom theo yêu cầu
nông học.
Cấu tạo: là dạng trống, nên trên trống có bố trí các dao cắt. khoảng cách
giữa hai hom trên hàng phụ thuộc vào số dao bố trí trên trống, tốc độ quay của
trống và tốc độ tiến của liên hiệp máy khi PTO ở chế độ phụ thuộc. chiều dài
hom phụ thuộc vào số dao bố trí trên trống và đường kính trống. trên trống còn
bố trí thêm những ru lô tăng ma sát vừa giữ cho thân cây mì được thẳng đứng
vừa đẩy thân cây mì xuống cho dao cắt.
 Ưu nhược điểm của máy trồng khoai mì dạng trống quay.
 Ưu điểm:
 PTO chạy ở chế độ phụ thuộc nên máy làm việc ở mọi cấp độ của nguồn động
lực sau khi đã chọn.
 Cung cấp hom dễ dàng.
 Mật độ ít thay đổi.
 Nhược điểm:
 Mầm sinh trưởng của hom bị dập nát ngày một tăng do ru lô kẹp bị biến cứng.
 Trọng lượng khung, kết cấu nặng nề làm tổn hao nguồn động lực.
 Giá thành quá cao không phù hợp với sản xuất quy mô vừa và nhỏ.
 Bề rộng lưỡi diệp lớn, tăng lực ma sát với đất trồng.

16


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
3.1


Phương pháp thiết kế

 Dựa vào các đặc tính sinh học của hom mì.
 Dựa vào các yêu cầu kĩ thuật của việc chọn hom, yêu cầu kĩ thuật nông học của
khâu làm đất.
 Dựa vào quy trình canh tác tại địa phương.
 Dựa theo các số liệu thiết kế, các công thức lý thuyết đã được thành lập và hệ số
ảnh hưởng đến kết cấu của các chi tiết máy.
 Lựa chọn mô hình máy.
 Tính toán xác định kích thước của các chi tiết máy.
 Từ các kết cấu và kích thước đã chọn, tiến hành kiểm nghiệm các chi tiết.
 Xác định bản vẽ lắp và vẽ tách các chi tiết.
 Vẽ các bản vẽ chế tạo và thành lập quy trình công nghệ.
3.2 Phương pháp chế tạo
Từ các bản vẽ chế tạo, lập quy trình công nghệ chế tạo và tiến hành chế tạo các
chi tiết theo quy trình đã lập. Đối với các chi tiết tiêu chuẩn thì mua trên thị trường.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các chi tiết, tiến hành lắp ráp theo bản vẽ lắp.
3.3 Phương pháp khảo nghiệm để tính lực cắt
Khung khảo nghiệm.
Chuẩn bị hom theo yêu cầu nông học đặt ra .
3.4

Phương tiện
-

Cân đồng hồ 150kg, độ chính xác

-

Khung khảo nghiệm

17


×