Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Xóa đói giảm nghèo An sinh xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.65 KB, 59 trang )

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình (2001). Nghèo
đói và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Tống Văn Chung (2000), Xã hội học nông thôn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
3. Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Chiến lược toàn diện về tăng trưởng
và xoá đói giảm nghèo.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. E.Shanks & C.Turk (2001), Các đề xuất của người nghèo về chính sách. Tham
vấn cộng đồng về dự thảo chiến lược toàn diện về tăng cường và xoá đói giảm
nghèo của Việt Nam (Tập II: Tổng hợp các kết quả và phát hiện), Ngân hàng thế
giới cùng với quỹ cứu trợ Nhi đồng Anh, Tổ chức ActionAid, Tổ chức cứu trợ và
phát triển (CRS), Plan tại Việt Nam và Oxfarm Anh biên soạn cho nhóm hành
động chống nghèo đói, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Một số chính sách quốc gia về việc xoá đói giảm nghèo (2002), Nxb Lao động, Hà
Nội.
8. Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Báo cáo phát triển Việt Nam 2002 - thực hiện
cải cách để tăng trưởng và giảm nghèo nhanh hơn.
9. Vũ Thị Ngọc Phùng (1999), Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá
đói giảm nghèo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Viện Chiến lược phát triển (2001), Cơ sở khoa học của một số vấn đề trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010 - 2020, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1996, tr.92.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2001, tr.163.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.


1


Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2011, tr. 124 - 125.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2016, tr.137.
15. Trang thông tin quốc gia về giảm nghèo bền vững - Bộ Lao động thương binh và
xã hội
16. Trang thông tin điện tử Tổng cục Thống kê
17. Cổng Thông tin điện tử Bộ lao động - Thương binh và Xã hội

2


Lời nói đầu
Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ở
mọi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người đang sống trong cảnh
đói nghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân số sống
trong tình trạng nghèo nàn cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ người nghèo ở mỗi
nước cũng khác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các nước kém
phát triển song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất nhiều. Trong xu thế hợp tác
và toàn cầu hoá hiện nay thì vấn đề xoá đói giảm nghèo (XĐGN) không còn là
trách nhiệm của một quốc gia mà đã trở thành mối quan tâm của cả động đồng
Quốc tế. Việt Nam là một trong những nước có thu nhập thấp nhất thế giới, do đó
chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN là một chiến lược lâu dài cần được sự quan
tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tế kết hợp chặt chẽ với tinh thần tự lực, tự cường,
đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ phát triển kinh tế của
các nước tiên tiến. Chúng ta đều biết đòi nghèo là lực cản trên con đường tăng
trưởng và phát triển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp,
tệ nạn xã hội, bệnh tật phát triển, trật tự an ninh chính trị không ổn định… Trong

thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNHHĐH), phát triển kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề XĐGN càng khoá khăn
và phức tạp hơn so với thời kỳ trước. Muốn đạt được hiệu quả thiết thực nhằm
giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thì mỗi địa
phương, mỗi vùng phải có chương trình XĐGN riêng phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội của mình nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh.

I.

Một số vấn đề lý luận về xóa đói giảm nghèo.

3


1. Quan niệm của thế giới.
1.1. Khái niệm
Thực tế, thế giới thường dùng khái niệm nghèo khổ mà không dùng khái
niệm đói nghèo như ở Việt Nam và nhận định nghèo khổ theo bốn khía cạnh là
thời gian, không gian, giới và môi trường.
- Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người có mức sống
dưới mức "chuẩn" trong một thời gian dài, cũng có một số người nghèo khổ tình
thế như những người thất nghiệp, những người mới nghèo do suy thoái kinh tế
hạơc thiên tai địch họa, tệ nạn xã hội, rủi ro…
- Về không gian: Nghèo đói diễn ra chủ yếu ở nông thôn, nơi có phần lớn
dân số sinh sống. Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo ở thành thị, trước hết ở các nước
đang phát triển cũng có xu hướng gia tăng.
- Về giới: Người nghèo là phụ nữ đông hơn nam giới, nhiều hộ gia đình
nghèo nhất do nữ giới là chủ hộ. Trong các hộ nghèo đói do đàn ông làm chủ thì
người phụ nữ vẫn khổ hơn nam giới.
- Về môi trường: Phần lớn người thuộc diện đói, nghèo đều sống ở những

vùng khắc nghiệt mà ở đó tình trạng đói nghèo và xuống cấp của môi trường đều
đang ngày càng trầm trọng thêm.
Từ nhận dạng và tình hình trên Liên hiệp quốc đưa ra hai khái niệm chính
về đói nghèo:
Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối.
+ Nghèo tuyệt đối: Là bộ phận dân cư được hưởng những nhu cầu cơ bản
tối thiểu để duy trì cuộc sống.
+ Nghèo tương đối: Là bộ phận dân cư không được hưởng đầy đủ những
nhu cầu cơ bản tối thiểu, những nhu cầu cơ bản đó là những đảm bảo tối thiểu về

4


ăn, mặc, ở, giao tiếp xã hội, vệ sinh, y tế và giáo dục.
Tuỳ mức độ đảm bảo nhu cầu tối thiểu mà sự nghèo khổ của dân cư được
chia thành nghèo và rất nghèo, hoặc nghèo bậc 1, bậc 2.
1.2.

Chỉ tiêu về chuẩn nghèo.

Khi đánh giá nước giàu, nghèo trên thế giới, giới hạn đói nghèo được biểu
hiện bằng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP). Tuy
nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng chỉ căn cứ vào thu nhập thì chưa đủ căn cứ
để đánh giá, vì vậy bên cạnh chỉ tiêu này tổ chức hội đồng phát triển Hải ngoại
(ODC) đưa ra chỉ số chất lượng cuộc sống (PQLI) để đánh giá, bao gồm 3 chỉ tiêu
cơ bản sau:
- Tuổi thọ
- Tỷ lệ xoá mù chữ
- Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh
Gần đây tổ chức UNDP đưa thêm chỉ số phát triển con người (HDI) bao

gồm 3 chỉ tiêu: - Tuổi thọ - Thu nhập - Tình trạng biết chữ của người lớn. Như vậy
chỉ tiêu đánh giá nước giàu, nước nghèo của các quốc gia vẫn căn cứ vào chỉ tiêu
thu nhập quốc dân bình quân đầu người là chính. Khi kết hợp với các chỉ số PQLI
hay HDI thì chỉ bổ sung cho việc nhìn nhận các nước giàu, nước nghèo chính xác
hơn, khách quan hơn.
Quan niệm của nhiều nước cho rằng hộ nghèo có mức thu nhập bình quân
dưới 1/3 mức thu nhập bình quân của toàn xã hội. Với quan niệm này, hiện nay
trên thế giới có 1,3 tỷ người đang sống trong tình trạng nghèo khổ, tức là sống
dưới 420 USD/người/năm mà Ngân hàng thế giới đã ấn định.
2. Quan niệm của Việt Nam

5


Ở Việt Nam có rất nhiều quan điểm đưa ra xung quanh vấn đề khái niệm,
chỉ tiêu và chuẩn mực nghèo đói. Tuy nhiên, các quan điểm tập trung nhất vào
khái niệm, chỉ tiêu và chuẩn mực đói nghèo do Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội (Bộ LĐTB&XH) ban hành.
2.1.

Khái niệm

Khái niệm về đói nghèo được Bộ LĐTB&XH tách riêng đói và nghèo
không khái niệm chung như thế giới.
- Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một
phần các nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức
sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả
năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống. Nhu cầu tối thiểu là
những bảo đảm ở mức tối thiểu, những nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và sinh

hoạt hàng ngày gồm văn hoá, y tế, giáo dục, giao tiếp.
+ Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống
dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì
cuộc sống. Đó là những hộ dân hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ 1-2 tháng, thường
vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
2.2.

Chỉ tiêu đánh giá hộ nghèo của Việt Nam

- Chỉ tiêu chính: Thu nhập bình quân một người 1 tháng (hoặc 1 năm) được
đo bằng chỉ tiêu giá trị hay hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực (gạo) tương
ứng một giá trị để đánh giá. Khái niệm thu nhập ở đây là thu nhập thuần tuý (tổng
thu trừ đi tổng chi phí sản xuất). Tuy nhiên, cần nhấn mạnh chỉ tiêu thu nhập bình
quân nhân khẩu hàng tháng là chỉ tiêu cơ bản nhất để xác định mức đói nghèo.
- Chỉ tiêu phụ: Là dinh dưỡng bữa ăn, nhà ở, mặc và các điều kiện học tập,

6


chữa bệnh, đi lại...
Mặc dù lấy chỉ tiêu thu nhập cơ bản biểu hiện bằng giá trị để phản ánh mức
sống, tuy nhiên trong điều kiện giá cả không ổn định như ở nước ta thì rất cần thiết
sử dụng hình thức hiện vật, phổ biến là quy là gạo tiêu chuẩn (gạo thường) tương
ứng với một giá trị nhất định. Việc sử dụng hiện vật quy đổi tương ứng với một giá
trị so sánh với mức thu nhập của một người dân theo thời gian và không gian được
dễ dàng. Đặc biệt đối với người nghèo nói chung và người nghèo ở nông thôn nói
riêng, chỉ tiêu khối lượng gạo bình quân/người/tháng tương ứng với lượng giá trị
nhất định là có ý nghĩa thực tế.
2.3.


Xác định chuẩn đói nghèo ở Việt Nam.

Ở Việt Nam để đo tình trạng nghèo đói nhiều địa phương lấy tiêu chuẩn thu
nhập bình quân một khẩu trong 1 năm. Một số nhà kinh tế lấy tiêu thức lương thực
bình quân nhân khẩu, gia đình nào có thu nhập bình quân dưới 30 kg
gạo/khẩu/tháng được coi là nghèo. Một khung hướng khác lại lấy mức lương tối
thiểu do Nhà nước quy định làm chuẩn, người có mức sống nghèo khổ là người có
thu nhập bình quân thấp hơn mức lương tối thiểu. Các chuẩn mực trên có thể đúng
với từng địa bàn cụ thể song không thể áp dụng cho mọi đối tượng, mọi vùng trên
phạm vi cả nước. Vì vậy, để chọn và phân loại hộ nghèo ở Việt Nam phải xem xét
các đặc trưng cơ bản của nó như: Thiếu ăn từ 3 tháng trở lên trong năm, nợ sản
lượng khoán triền miên, vay nặng lãi, con em không có điều kiện đến trường (mù
chữ hoặc bỏ học), thậm chí phải cho con hoặc bản thân đi làm thuê để kiếm sống
qua ngày. Nếu đưa chuẩn mực này ra để xác định thì rất dễ phân biệt hộ nghèo đói
ở nông thôn.
Đối với hộ đói: Theo Bộ LĐTB&XH, trong giai đoạn hiện nay nếu thu
nhập bình quân trong hộ đạt dưới 15kg gạo/người/tháng tương ứng với 75.000
đồng/người/tháng là đói. Mấy năm trước đây ở niềm Bắc, đói thường đi đôi với
thiếu cân đối lương thực trên địa bàn, nhưng hiện nay hiện tượng đói ở một số

7


vùng không phải do thiếu cân đối lương thực trên địa bàn. Như vậy, người đói là
người không có lương thực dự trữ trong nhà và không có tiền để mua lương thực
để sử dụng hàng ngày, mặc dù trên thị trường không thiếu lương thực.
Chuẩn đói nghèo chung của cả nước:
a) Giai đoạn 2006 – 2010:
Theo quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký
ngày 08 Tháng 07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn

2006 - 2010:
1. Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
2. Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có
khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội
Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực
chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động
của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy
giảm kinh tế. Theo chuẩn trên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ
sống và do đời sống khó khăn nên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện
nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ trợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế.....
Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho rằng không thể duy trì chuẩn nghèo
200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sát và ban hành chuẩn nghèo mới
cho năm 2011.
b) Giai đoạn 2011 – 2015:
Ngày 30 tháng 01 năm 2011, Quyết định Số 09/2011/QĐ-TTg ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015:

8


1. Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
2. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
3. Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
4. Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000

đồng đến 650.000 đồng/người/tháng.
c) Giai đoạn 2016 – 2020:
Ngày 19/11/2015, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ban hành chuẩn hộ
nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
● Chuẩn nghèo:
Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản trở lên.
Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000
đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã
hội cơ bản trở lên.
● Chuẩn cận nghèo:
Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ

9


thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
II.

Sự cần thiết của công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam


1.

Chủ trương, quan điểm của nhà nước
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, thành lập ra nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), một trong sáu nhiệm vụ hàng đầu được Chủ
tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Cách mạng lâm thời xác định, đó là phải “diệt
giặc đói”… Nhiệm vụ đó được Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ và toàn
thể nhân dân liên tục thực hiện trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ; sau này tiếp tục được duy trì và phát huy trong công cuộc kiến thiết, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
Nhưng đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (năm 1996),
công tác XĐGN bắt đầu được nhìn nhận và tiếp cận một cách khá toàn diện và
khoa học. Báo cáo chính trị Đại hội VIII nhấn mạnh: “Khuyến khích làm giàu hợp
pháp đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, không để diễn ra chênh lệch quá đáng về
mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư”[1].
Sau Đại hội VIII, chủ trương này được cụ thể hoá thành các chính sách phát
triển kinh tế - xã hội, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, và tiếp tục
được duy trì, phát triển trong những kỳ Đại hội sau. Trên thực tế, từ chủ trương
của Đảng, cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương đều đã thực hiện
đồng bộ và hiệu quả công tác XĐGN, thu được nhiều kết quả to lớn, làm cho bộ
mặt kinh tế - xã hội, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, biên giới không ngừng
phát triển; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm đều qua từng năm.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này và nhiều năm về sau, công tác XĐGN chủ
yếu được thực hiện theo phương thức Nhà nước hỗ trợ phần lớn hoặc cho không.

10


Ở cấp quốc gia, khi đó, Việt Nam là một nước nghèo, chậm phát triển nên nhận

được khá nhiều sự quan tâm, hỗ trợ, ưu đãi của cộng đồng quốc tế, vì vậy chưa có
nhiều kinh nghiệm trong công tác quản trị các nguồn lực XĐGN; công tác XĐGN
ở một số địa phương đạt hiệu quả không cao; nguồn vốn thiếu tập trung, cá biệt có
trường hợp chạy theo thành tích, phong trào, gây thất thoát, lãng phí… Về phía
người dân nghèo xuất hiện thói quen và tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của
Nhà nước; nhiều người nhận được tiền hỗ trợ nhưng không biết sử dụng hiệu quả.
Mối liên kết, tương hỗ giữa các cộng đồng nghèo, cận nghèo, khá giả không cao,
thiếu bền vững, nên khi hết nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước thì nguy cơ tái nghèo
lại hiện hữu.
Nhận thấy những điểm bất cập này, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng (năm 2001) đã có sự thay đổi và phát triển mới trong nhận thức đối với
công tác XĐGN. Trong Báo cáo chính trị Đại hội IX đã xác định: “Khuyến khích
làm giàu hợp pháp, đồng thời ra sức xoá đói giảm nghèo, tạo điều kiện về cơ sở
hạ tầng và năng lực sản xuất để các vùng, các cộng đồng đều có thể tự phát triển,
tiến tới thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội”[2]. Có
nghĩa là trước đây, công tác XĐGN được đề cập một cách khá chung chung, thì
đến Đại hội IX đã xuất hiện các từ khóa: “tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng”, “năng
lực sản xuất”, “tự phát triển”. Điều này thể hiện sự song hành trong XĐGN giữa
việc Nhà nước tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật với việc khuyến
khích người dân tự nâng cao năng lực sản xuất, chủ động thoát nghèo.
Lúc này, công tác XĐGN của nước ta có nhiều khởi sắc, góp phần đưa Việt
Nam từ vị trí là nước nghèo, chậm phát triển vươn lên trở thành nước có mức thu
nhập trung bình. Nhưng cũng vì thế mà khó khăn mới lại xuất hiện. Là nước có
mức thu nhập trung bình, nghĩa là Việt Nam sẽ không còn được hưởng hoặc giảm
dần sự hỗ trợ từ quốc tế cho quốc gia nghèo. Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam
sẽ phải dần tự lực cánh sinh, dựa vào nội lực là chính trong công tác XĐGN, quan
trọng nhất là phải bảo đảm duy trì được kết quả của công tác XĐGN, tránh nguy

11



cơ tái nghèo. Để bảo đảm cho điều đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
của Đảng (năm 2011) đã xác định: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm
nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức để
bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc
biệt khó khăn”[3]. Như vậy, đã xuất hiện thêm các từ khóa hoặc các nội hàm
mới:“đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức”, “giảm nghèo bền vững”, “các
huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn”. Nội hàm này đã trở thành tiền
đề; là chủ trương, đường lối để Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành trung ương và
các địa phương xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật, các chương trình, dự án về XĐGN một cách sát thực, đồng bộ,
hiệu quả.
Chưa dừng lại ở đó, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
(năm 2016), đã tiếp tục nhấn mạnh: “Đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng
tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo
đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản”[4]. Trong đó,
“phương pháp đo lường nghèo đa chiều” là một khái niệm hoàn toàn mới.
Trước đây, chúng ta chỉ đơn thuần đánh giá mức độ nghèo trên phương diện
kinh tế, thu nhập. Theo đó, một người có thu nhập dưới mức trung bình là người
nghèo. Nhưng nay, việc đánh giá người nghèo, hộ nghèo được nhìn nhận theo “đa
chiều”, cả vật chất và tinh thần, ngoài thu nhập, còn có các tiêu chí như: được
khám chữa bệnh, được đi học, được nghe đài, xem ti vi, có phương tiện đi lại gắn
động cơ, ăn ở hợp vệ sinh, v.v... Việc xác định như vậy sẽ giúp mở rộng biên độ về
cơ chế, chính sách, chương trình, dự án, phương thức tiếp cận, đối tượng đích cho
công tác XĐGN một cách bền vững.
1.2

Phương thức XĐGN
Từ những thay đổi trong quan điểm, nhận thức về công tác XĐGN, nhất là
quan điểm về phương pháp đo lường nghèo đa chiều, đã dẫn tới hình thành nhiều

phương pháp và cách thức hành động mới trong công tác XĐGN trên tinh thần

12


phát huy nội lực của cả quốc gia và từng người dân nhằm mục đích làm cho công
tác XĐGN bền vững hơn.
Ngày 19/11/2015, một thay đổi có tính đột phá là Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định 59/2015/QĐ-TTg, về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng
cho giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó xác định chuẩn nghèo mới thay thế cho
chuẩn nghèo cũ: quy định chuẩn nghèo mới ở khu vực nông thôn là 700.000
đồng/người/tháng (chuẩn cũ là 400.000 đồng/người/tháng); ở khu vực thành thị
900.000 đồng/người/tháng (chuẩn cũ là 500.000 đồng/người/tháng); đồng thời quy
định thêm chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000 đồng/người/tháng; ở
khu vực thành thị 1.300.000 đồng/người/tháng.
Điều quan trọng không kém là đã xác định rõ 10 chỉ số đo lường mức độ
thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo hiểm y tế;
trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở;
diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố xí/nhà tiêu hợp vệ
sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Từ 10 chỉ số
này để xác định mức độ thiếu hụt tiếp cập đối với 5 dịch vụ xã hội cơ bản bao
gồm: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.
Việc ban hành mức chuẩn nghèo mới và xác định những căn cứ để đo
lường; giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
của người dân chính là cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã
hội bền vững, cũng như hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai
đoạn 2016 – 2020.
Trong việc hoạch định các chính sách về XĐGN, chúng ta cũng đã có
những thay đổi rất căn bản. Trước đây có nhiều chương trình, dự án về XĐGN
cùng song song tồn tại; hoặc có nhiều chương trình, dự án ở những lĩnh vực khác

nhau, nhưng có sự chồng chéo trên cùng một địa bàn, cùng một đối tượng. Điều
này dẫn đến tình trạng khó kiểm tra, kiểm soát, dàn trải, lãng phí nguồn lực, chạy
theo phong trào, thành tích… Nhưng nay, Chính phủ đã gộp tất cả lại trong một

13


chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 - 2020” (Theo Quyết định 1722-QĐ/TTg, ngày 02/9/2016 của Thủ tướng
Chính phủ), với một đầu mối quản lý chung nhất là Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội. Trong đó bao gồm 5 dự án thành phần:
Dự án 1: Chương trình 30a (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối
hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện);
Dự án 2: Chương trình 135 (do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành liên quan hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện);
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình
giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135 (do
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện);
Dự án 4: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin (do Bộ Thông tin và Truyền
thông chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các bộ, ngành
liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện);
Dự án 5: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình (do Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan
hướng dẫn tổ chức thực hiện).
Có một số điểm thay đổi rất căn bản trong phương thức tiếp cận và tiến hành
công tác XĐGN trong giai đoạn tới:
Một là, đã tích hợp các nguồn vốn, dự án có liên quan đến công tác XĐGN lại với
nhau thành một chương trình chung và thống nhất đầu mối quản lý nhằm phát huy
nguồn lực, hạn chế tình trạng trồng chéo, chống thất thoát.
Hai là, vẫn tiếp tục duy trì với mức độ cần thiết để đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu

phục vụ cho sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo; bãi ngang ven biển và hải
đảo; xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn, bản đặc biệt khó
khăn… Nhưng đã có sự giảm dần về nguồn vốn hỗ trợ, đồng thời tăng dần sự chủ

14


động của người dân nâng cao nhận thức, ý thức tự giác vươn lên XĐGN bền vững.
Ba là, đã mở rộng hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô
hình giảm nghèo trên địa bàn các xã ngoài Chương trình 30a và Chương trình 135,
ưu tiên cho những người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát
nghèo, hộ nghèo dân tộc thiểu số và phụ nữ thuộc hộ nghèo; nhóm hộ, cộng đồng
dân cư; tổ chức và cá nhân có liên quan.
Bốn là, xác định một trong những nguyên nhân dẫn tới đói nghèo là người dân
thiếu các điều tiếp cận với thông tin. Vì vậy, sẽ tập trung giành sự quan tâm đầu tư
nhiều hơn cho công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã
hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo
và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Mục tiêu chung của “Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai
đoạn 2016 - 2020” là giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện
mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu
nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người
nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở,
nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm
tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.
Rất có lý và có tình khi điều đầu tiên trong Chỉ thị đầu tiên của năm 2017 - Chỉ thị
số 01/CT-TTg ngày 6/1/2017, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về
tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo

được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự
đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020; khơi dậy ý chí chủ
động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và
nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả;

15


phát động phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai
bị bỏ lại phía sau”.
2.

Sự cần thiết phải xóa đói giảm nghèo

2.1

Thực trạng đói nghèo

2.1.1 Thực trạng hộ nghèo
Theo kết quả điều tra của tổng cục Thống kê thì tỷ lệ hộ nghèo trong các
năm từ 2012 đến sơ bộ 2016 lần lượt là 1.1; 9.8; 8.4; 7.0; 5.8 tính theo quy định về
chuẩn nghèo của Việt Nam.
Hộ nghèo chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, theo các kết quả khảo sát
thì có tới hơn 76% hộ nghèo phân bố tại khu vực nông thôn, nhất là tại các khu
vực nông thôn miền núi, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn thường gấp hơn 3 lần so với
tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị. Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê từ năm
2012 đến sơ bộ năm 2016 với các cặp tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị, nông thôn lần
lượt là (4.3 ;11.4) (12.7; 3.7) (10.8; 3.0) (9.2; 2.5) (7.5; 2.0). Ở khu vực nông thôn,
tỷ lệ hộ nghèo giảm chậm hơn thành thị nhưng tương đối ổn định.

Sự phân bổ hộ nghèo giữa vùng là không đồng đều. Năm 2015 mặc dù tỷ lệ
hộ nghèo trên toàn quốc giảm xuống chỉ còn 7% nhưng sự chênh lệch về số hộ
nghèo giữa các vùng là rất lớn, cụ thể là tỷ lệ hộ nghèo ở vùng Đông Nam Bộ là
0.7% trong khi số hộ nghèo ở vùng Tây Bắc chiếm đến 16% tổng số hộ nghèo
trong cả nước.
Bảng: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng

Sơ bộ
2012
CẢ NƯỚC

11,1

2013
9,8

16

2014
8,4

2015
7,0

2016
5,8


Thành thị


4,3

3,7

3,0

2,5

2,0

Nông thôn

14,1

12,7

10,8

9,2

7,5

6,0

4,9

4,0

3,2


2,4

23,8

21,9

18,4

16,0

13,8

hải miền Trung

16,1

14,0

11,8

9,8

8,0

Tây Nguyên

17,8

16,2


13,8

11,3

9,1

1,3

1,1

1,0

0,7

0,6

10,1

9,2

7,9

6,5

5,2

Ðồng bằng sông Hồng
Trung du và miền núi
phía Bắc
Bắc Trung Bộ và Duyên


Ðông Nam Bộ
Ðồng bằng sông Cửu
Long

Nguồn: Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê
2.2.2 Thực trạng hộ đói
Trong tháng Tư, cả nước có 13,2 nghìn hộ thiếu đói, giảm 25% so với cùng
kỳ năm trước, tương ứng với 56,6 nghìn nhân khẩu thiếu đói, giảm 24%. Tuy là
tháng cao điểm của kỳ giáp hạt nhưng tình hình thiếu đói trong dân tháng Tư năm
nay đã được cải thiện, là tháng giáp hạt có số hộ và số nhân khẩu thiếu đói thấp
nhất kể từ năm 2015.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2018, cả nước có 59,4 nghìn lượt hộ thiếu đói,
giảm 36,7% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 229,8 nghìn lượt nhân khẩu
thiếu đói, giảm 40,6%. Để khắc phục tình trạng thiếu đói, từ đầu năm, các cấp, các
ngành, các tổ chức từ Trung ương đến địa phương đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 4,8
nghìn tấn lương thực.

17


2.2

Những đặc điểm chủ yếu của người nghèo

a. Nhân khẩu học của hộ:
Người nghèo phổ biến thuộc những hộ có quy mô gia đình lớn nhưng chỉ một, hai
thế hệ trong gia đình, mỗi hộ có rất nhiều con và tuổi còn nhỏ, các cặp vợ chồng
trẻ hoặc đang tuổi sinh đẻ lại không thực hiện được kế hoạch hoá gia đình
(KHHGĐ) trong lúc sản xuất của gia đình rất kém phát triển.

b. Trình độ văn hoá của chủ hộ:
Trong các hộ nghèo số chủ hộ có trình độ phổ thông trung học (PTTH) trở lên rất
ít, chủ yếu chỉ có trình độ từ phổ thông cơ sở (PTCS) trở xuống, thậm chí có nhiều
chủ hộ còn mù chữ. Người nghèo cơ bản không được đào tạo nghề, đây là điều
đáng lo ngại nhất với người nghèo và là mối quan tâm của toàn xã hội. Theo số
liệu của Tổng cục Thống kê điều tra năm 2015 thì tỷ lệ nghèo giảm xuống khi
trình độ học vấn tăng lên và sự chênh lệch học vấn giữa người giàu và người
nghèo là khá rõ ràng.
c. Đặc điểm về tài sản, nhà ở, đời sống tinh thần:
Mức độ chênh lệch giữa hộ nghèo và hộ giàu không những chỉ biểu hiện ở thu
nhập hay chi tiêu mà còn thấy ở sự gia tăng khá nhanh khoảng cách về mức độ
mua sắm tài sản, phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống tinh thần, đa số các hộ
nghèo và người nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn. Kết quả điều tra năm 2015 của
Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (NN&CNTP) về tình trạng giàu
nghèo trong nông thôn cho thấy: "Nhà ở của hộ nghèo còn đơn sơ, chỉ có 40% số
hộ có nhà ngói, 56% số hộ còn ở nhà tranh vách đất, 4% số hộ còn ở lều tạm. Đồ
dùng trong sinh hoạt còn khá thiếu thốn, bình quân mỗi hộ có 1 chiếc giường gỗ
hoặc tre, 2 chiếc xe đạp. Tại thời điểm này một số hộ nghèo trong số hộ điều tra
không có ti vi, xe máy. Về tư liệu sản xuất, bình quân 10 hộ thì có 5 con trâu hoặc

18


bò". Kết quả điều tra năm 2015 của Tổng cục Thống kê cho thấy nhóm nghèo đã
có cải thiện về mặt nhà ở rất đáng kể so với năm 2000, nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở nhà
bán kiên cố vẫn còn cao (17,75) và (33,51%) nhà tạm. Tuyệt đại các hộ nghèo ở
nông thôn hiện còn đang ở nhà bán kiên cố và nhà tạm.
d. Người nghèo thường dễ bị tổn thương:
Nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo thể hiện ở chỗ: những khó khăn đột
biến, rủi ro đến với gia đình, những cuộc khủng khoảng xảy ra đối với cộng

đồng… thường gây thiệt hại rất lớn đối với những người đói nghèo, đó là nét đặc
trưng rất cơ bản của các xã hội khác nhau. Những hộ gia đình nghèo chỉ có khả
năng trang trải ở mức độ hạn chế, tối thiểu các chi phí lương thực và nhu cầu thiết
yếu khác, họ rất dễ bị tổn thương trước các yếu tố khác xảy ra, họ thường phải bỏ
thêm chi phí không đáng có hoặc bị giảm thu nhập
vì khó tiếp cận các cơ hội của tăng trưởng kinh tế. Đối với hộ nghèo khi có một
thành viên của gia đình bị ốm đau thì đó là một sự cố nghiêm trọng, mà các hộ
nghèo thường có người đau yếu do mức sinh hoạt thấp, vì vậy cuộc sống của các
hộ nghèo thường gặp rất nhiều khó khăn.
2.3 Những ảnh hưởng của nghèo đói đến sự phát triển kinh tế - xã hội
Qua nghiên cứu thực tế và tổng kết các công trình nghiên cứu của các tác
giả về XĐGN chúng ta thấy đói nghèo là một lực cản trên con đường phát triển
kinh tế của mỗi vùng cũng như của các quốc gia. Trên góc độ cá nhân và gia đình
thì tình trạng nghèo đói tạo thành một vòng luẩn quẩn là: Nghèo đói -> trình độ
văn hoá thấp -> thu nhập thấp -> ăn uống không đầy đủ -> sức khoẻ kém -> năng
suất lao động thấp -> làm không đủ ăn -> vay mượn, nợ nần chồng chất -> nghèo
đói; cứ quấn lấy những người nghèo mà họ không biết phá vỡ mắt xích nào để
thoát ra được.

19


Như vậy, ta có thể thấy rằng nghèo đói có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự
hưng, thịnh của quốc gia, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên XĐGN
thường phải áp dụng một hệ thống các giải pháp trong thời gian dài thì mới có
được kết quả chắn chắn và bền vững.
III. Thực trạng của công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
1.

Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo


1.1.

Chính
chính

sách
sách

của
hỗ

Đảng
trợ

giảm



Nhà
nghèo

nước

a.

Các

chung:




Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo:

-

Tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với

việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật,
công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với
hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ.
-

Thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nhất là lao

động nghèo; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo
viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng
diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo trên cả
nước.


Hỗ

trợ

về

giáo

dục




đào

tạo:

-

Thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ

cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là
bậc mầm non; tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh
viên,
-

nhất



sinh

viên

nghèo;

Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn

khó khăn; khuyến khích xây dựng và mở rộng “Quỹ khuyến học”; ưu tiên đầu tư
trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó

khăn

20




Hỗ

trợ

về

y

tế



dinh

dưỡng:

-

Thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo,

hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính
sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách
hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo;

-

Tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác

ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các
huyện,



Hỗ

nghèo.

trợ

về

nhà

ở:

Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn,
miền núi để cải thiện nhà ở, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết tật.
Xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương để hỗ trợ nhà ở đối với người nghèo
ở đô thị trên cơ sở huy động nguồn lực của cộng đồng, gia đình, dòng họ. Tiếp tục
thực hiện có hiệu quả chương trình đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập
thấp.


Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý:


Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo
điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận
các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.


Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: Tổ chức thực hiện tốt

chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền
thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô
hình
b.


giảm

nghèo
Các


chính

hiệu
sách

quả,
hỗ

gương
trợ


giảm

thoát

nghèo.

nghèo

đặc

thù:

Hộ nghèo, người nghèo dân tộc thiểu số; hộ nghèo, người nghèo sinh sống

ở huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng các chính
sách
-

ưu

tiên

sau:

Hộ nghèo, người nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu, xã biên

giới và các thôn, bản đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo

21



việc làm, tăng thu nhập theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12
năm
-

2008

của

Chính

phủ;

Hộ nghèo ở các thôn, bản giáp biên giới không thuộc huyện nghèo trong

thời gian chưa tực túc được lương thực được hỗ trợ 15 kg gạo/khẩu/tháng theo
Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ;
-

Có chính sách ưu đãi cao hơn về mức đầu tư, hỗ trợ về lãi suất đối với hộ

nghèo
-



các

địa


bàn

đặc

biệt

khó

khăn;

Mở rộng chính sách cử tuyển đối với học sinh thuộc hộ gia đình sinh sống ở

các địa bàn đặc biệt khó khăn; -

Xây dựng chính sách học bổng cho con em hộ

nghèo dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn học đại học;
-

Ưu tiên hỗ trợ nhà văn hóa cộng đồng, đưa thông tin về cơ sở, trợ giúp pháp

lý miễn phí đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn đặc biệt khó khăn;
-

Xây dựng dự án bảo tồn đối với các nhóm dân tộc ít người, dự án định canh

định cư để hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn (núi đá, lũ quét,
thường



xuyên

bị

ảnh

hưởng

bởi

thiên

Tiếp tục và mở rộng thực hiện các chính sách ưu đãi đối với huyện nghèo,


-

tai).
nghèo:

Huyện

nghèo:

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền
vững đối với các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, bao gồm:
Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục, đào
tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; chính
sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện.

-



nghèo:

Ưu tiên đầu tư trước để hoàn thành, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đối với
cơ sở trường lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào

dân

tộc



miền

núi;

Ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn các công trình hạ tầng cơ sở theo tiêu chí
nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã

22


an

toàn


khu;

Mở rộng chương trình quân dân y kết hợp; xây dựng mô hình giảm nghèo gắn với
an ninh quốc phòng để hỗ trợ sản xuất, tạo thu nhập cho người nghèo trên
địa bàn biên giới; tăng cường bộ đội biên phòng về đảm nhiệm vị trí cán bộ chủ
chốt
c)



các



biên

giới.

Các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án sử dụng vốn

trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và các chương trình khác phải tập trung các hoạt
động và nguồn lực ưu tiên đầu tư trước cho các huyện nghèo, xã nghèo để đẩy
nhanh
1.2.

tiến

độ

giảm


Các

nghèo

công



các

địa

tác

bàn

này.

khác

Ngoài những chủ trương, chính sách đã đề cập ở trên, Đảng và Nhà nước ta
còn thực hiện nhiều các công tác, hoạt động khác để tác động trực tiếp đến việc
xóa đói giảm nghèo. Trong đó, nổi bật nhất là quan điểm “Đẩy mạnh truyền thông
để người dân tự ý thức vươn lên thoát nghèo. Cần tuyên truyền để người dân hiểu
mình

đang

nghèo




cần

phải

làm



để

thoát

nghèo”.

Đây là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH Lê Tấn Dũng tại hội nghị Tổng hết
công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Văn phòng quốc gia về
giảm

nghèo

tổ

chức

sáng

15/1,


tại



Nội.

Năm 2017, Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo tham mưu Ban Chỉ đạo Trung
ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Phát động Cuộc thi các tác
phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 và Lễ trao giải lần thứ
nhất năm 2017 cho 24 tác phẩm đạt giải thưởng. Tham mưu cho Bộ phối hợp với
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ TT&TT, Đảng ủy Khối
Doanh nghiệp Trung ương, Đài THVN tổ chức Chương trình Truyền hình trực tiếp
Vì người nghèo năm 2017. Tại Chương trình đã tiếp nhận ủng hộ và cam kết ủng
hộ cho người nghèo với số tiền hơn 264 tỷ đồng. Đặc biệt, Văn phòng Quốc gia về
giảm nghèo tham mưu, vận động, phối hợp với các đơn vị hỗ trợ bản Piềng Mòn,
xã Tén Tằn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa trở thành bản nông thôn mới năm
2017

với

số

tiền

huy

động

23


được



1,522

tỷ

đồng.


Tuy nhiên, trong công tác triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
bền vững gặp một số khó khăn, vướng mắc. Theo ông Hưng, một số chính sách
đối với đối tượng hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản chưa được
áp dụng như đối với hộ nghèo thu nhập đã ảnh hưởng đến tâm lý, thắc mắc về
chính sách của đối tượng cũng như cán bộ làm công tác giảm nghèo. Bên cạnh đó,
việc chưa xác định nguồn vốn hỗ trợ thực hiện tiêm vắc xin phòng chống dịch
bệnh và khoán, chăm sóc và bảo vệ rừng, hiện đang sử dụng từ nguồn Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 đã gây lúng
túng cho địa phương trong việc bố trí thực hiện các nội dung khác trong Chương
trình.
Ông Hưng cho biết, năm 2018, sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, dự
án giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả
nước bình quân 1-1,5%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 20162020. Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo
đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên
1,5

lần


so

với

cuối

năm

2015.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng ghi nhận và biểu dương những kết
quả đạt được của Văn phòng quốc gia về giảm nghèo trong năm 2017. Đặc biệt,
Thứ trưởng đánh giá cao sự phối hợp giữa Văn phòng quốc gia về giảm nghèo với
các đơn vị thuộc Bộ cũng như các bộ ngành, các tổ chức quốc tế, các địa phương
trong quá trình triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
Thứ trưởng đề nghị, năm 2018 Văn phòng quốc gia về giảm nghèo thực hiện có
hiệu quả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc Phát động phong trào thi
đua: “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Qua đó,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức
của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong các tầng lớp nhân dân về tiêu chí tiếp
cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng
thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp
lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm

24


nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của
người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của
nhà


nước,

của

cộng

đồng

để

thoát

nghèo,

vươn

lên

khá

giả.

“Chương trình cầu truyền hình trực tiếp Vì người nghèo năm 2017 tạo được dấu ấn
tốt với nhiều sáng tạo như: Không vận động doanh nghiệp ủng hộ mà các doanh
nghiệp và cộng đồng tự nguyện tham gia đóng góp ủng hộ chương trình thể hiện ý
trách nhiệm chung tay giúp người nghèo, qua đó có sức lan tỏa trong xã hội. Tại
các điểm cầu truyền hình đều tổ chức triển lãm trưng bày các mô hình, sản phẩm
do chính các tổ/ nhóm được Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo hỗ trợ,
qua đó động viên, khích lệ và nhân rộng những mô hình hay giảm nghèo”, Thứ

trưởng

Dũng

nhấn

mạnh.

Thứ trưởng chỉ đạo, năm 2018 cần đẩy nhanh rà soát, sửa đổi chính sách giảm
nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo
dõi, dễ thực hiện. Trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản
xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ thuộc nội dung giảm nghèo đa
chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng
các

vùng

khó

khăn,

tỷ

lệ

hộ

nghèo


cao.

Về công tác cán bộ cần tập trung nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác
giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa,
vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020. Đồng thời, đẩy
mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản
đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; áp dụng cơ chế đặc thù rút
gọn đối với một số dự án đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp. Mở rộng
hợp tác trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm
nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 với các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, tăng

25


×