Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Cơ sở địa lí huyện đại từ phục vụ phát triển du lịch sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.96 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN PHÚC LỘC

CƠ SỞ ĐỊA LÍ HUYỆN ĐẠI TỪ
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Chuyên ngành : Địa lí tự nhiên
Mã số

: 60.44.02.17

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Viết Khanh

Thái Nguyên, 2015

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng. Kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
nào khác.


Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Phúc Lộc

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – Đi
HTN

n


Xác
nhận

X
á
c

của
trưởng
khoa
chuyê
n môn

PGS
.TS.
Ngu
yễn
Thị
Hồn

g

n
h

n
của
Người
hướng
dẫn
khoa
học

P
G
S.
TS
.
Tr

n
Vi
ết
K
h
a
n
h

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – Đi

HTN

n


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Viết Khanh đã
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tnh của Ban chủ nhiệm khoa Địa lí, các
thầy giáo, cô giáo khoa Địa lí trường Đại Học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên. Tôi xin cảm
ơn các giáo sư, tiến sĩ của Viện Địa lí thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Tôi xin cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Thái
Nguyên; UBND huyện Đại Từ, và các cơ quan, cá nhân đã giúp đỡ tôi về nguồn tư liệu phục
vụ cho việc nghiên cứu đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, những người thân và bạn bè luôn động viên, ủng
hộ, giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn của mình.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2015
Học viên

Nguyễn Phúc Lộc

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – iĐi
HTN

n



MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................i Lời
cảm ơn ...................................................................................................................ii MỤC LỤC
.......................................................................................................... ….iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ...............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. v DANH MỤC CÁC
HÌNH..............................................................................vi

MỞ

.......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................. 5
6.1. Quan điêm nghiên cứu............................................................................. 5
6.1.1. Quan điêm tông hơp ............................................................................... 5
6.1.2. Quan điểm lịch sử ................................................................................... 5
6.1.3. Quan điêm hê thông................................................................................ 6
6.1.4. Quan điêm phat triên bên vưng .............................................................. 6
6.2. Phương phap nghiên cưu......................................................................... 6
6.2.1. Phương pháp thực địa ............................................................................ 6
6.2.2. Phương phap thu thập và tổng hợp tài liệu............................................ 6
6.2.3. Phương phap xư li sô liêu thông kê........................................................ 6
6.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp ........................................................... 7
6.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí .................................. 7
6.2.6. Phương pháp nghiên cứu địa lí tự nhiên ứng dụng................................ 8

6.2.7. Phương pháp phân tích dự báo .............................................................. 8

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – iĐii
HTN

n

ĐẦU


7. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 8
8. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 8
NỘI DUNG ...................................................................................................... 9
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐỊA LÍ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI ................................. 9
1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái ............................................................... 9
1.1.1. Các khái niệm ........................................................................................ 9
1.1.1.1. Khái niệm du lịch................................................................................. 9
1.1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái................................................................ 10
1.1.2. Nhiệm vụ và phân loại du lịch sinh thái ............................................ 12
1.1.2.1. Nhiệm vụ ............................................................................................ 12
1.1.2.2. Phân loại............................................................................................ 13
1.1.3. Yêu cầu phát triển DLST..................................................................... 13
1.1.4. Đặc điểm của các đối tượng tham gia hoạt động DLST.................... 17
1.2. Cơ sở địa lí để phát triển du lịch sinh thái .......................................... 18
1.2.1. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ................................................. 18
1.2.1.1. Quan điểm.......................................................................................... 18
1.2.1.2. Tài nguyên du lịch sinh thái .............................................................. 18
1.2.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch sinh thái chính ..................................... 21
1.2.1.4. Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái ........................................ 25

1.2.2. Phương pháp đánh giá ........................................................................ 27
1.2.2.1. Phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lich ............... 27
1.2.2.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp ....................................................... 29
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 32
Chương 2: CƠ SỞ ĐỊA LÍ HUYỆN ĐẠI TỪ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
................................................................................. 33
2.1. Cơ sở địa lí huyện Đại Từ ..................................................................... 33
2.1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ......................................................................... 33
2.1.2. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 35
2.1.2.1. Đặc điểm địa chất - khoáng sản ........................................................ 35

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


2.1.2.2. Địa hình và tài nguyên địa hình ........................................................ 38
2.1.2.3. Điều kiện khí hậu ............................................................................... 42
2.1.2.4. Thủy văn............................................................................................. 45
2.1.2.5. Lớp phủ thổ nhưỡng .......................................................................... 46
2.1.2.6. Thảm thực vật .................................................................................... 47
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................... 50
2.1.3.1. Dân cư và nguồn lao động ................................................................ 50
2.1.3.2. Tình hình kinh tế ................................................................................ 50
2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng..................................................................................... 51
2.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện địa lí để phát triển du lịch sinh thái ... 52
2.2.1. Hiện trạng du lịch huyện Đại Từ ....................................................... 52
2.2.1.1. Ưu điểm.............................................................................................. 52
2.2.1.2. Hạn chế .............................................................................................. 52

2.2.2. Lựa chọn đối tượng đánh giá ............................................................. 53
2.2.3. Xây dựng thang đánh giá .................................................................... 54
2.2.3.1. Chọn các tiêu chí đánh giá................................................................. 54
2.2.3.2. Xác định chỉ têu và điểm của các cấp .............................................. 55
2.2.3.3. Xác định hệ số của các tiêu chí ......................................................... 56
2.2.4. Đánh giá các điểm DLST huyện Đại Từ ........................................... 56
2.2.5. Đánh giá kết quả.................................................................................. 59
Tiểu kết chương 2 ......................................................................................... 60
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
............................................................................................................ 61
DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN ....... 61
3.1. Tổ chức lãnh thổ DLST......................................................................... 61
3.1.1. Vị trí của huyện Đại Từ trong chiến lược phát triển kinh tế tỉnh
Thái Nguyên................................................................................................... 61
3.1.2. Một số điểm DLST tiêu biểu................................................................ 62
3.1.2.1. Khu du lịch quốc gia Hồ Núi Cốc ..................................................... 62
3.1.2.2. Suối Tiên Sa ....................................................................................... 63
3.1.2.3. Vườn quốc gia Tam Đảo ................................................................... 64
3.1.2.4. Khu du lịch núi Văn, núi Võ .............................................................. 65

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


3.1.2.5. Khu di tích quốc gia 27/7 .................................................................. 65
3.1.3. Mô hình không gian phát triển DLST huyện Đại Từ........................ 66
3.1.3.1. Các tuyến DLST trên địa bàn huyện.................................................. 66
3.1.3.2. Các tuyến DLST liên huyện ............................................................... 67

3.2. Định hướng và giải pháp phát triển DLST huyện Đại Từ ................ 70
3.2.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển....................................................... 71
3.2.1.1. Quan điểm phát triển ......................................................................... 71
3.2.22. Mục tiêu phát triển ............................................................................. 71
3.2.2. Định hướng phát triển DLST huyện Đại Từ ..................................... 72
3.2.2.1. Định hướng phát triển các loại hình du lịch ..................................... 72
3.2.2.2. Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ ..................................... 72
3.2.2.3. Định hướng sản phẩm du lịch ........................................................... 73
3.2.2.4. Định hướng về quy hoạch và giám sát các hoạt động kinh tế........... 74
3.2.3. Giải pháp phát triển DLST huyện Đại Từ ......................................... 75
3.2.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách........................................................ 75
3.2.3.2. Giải pháp về đào tạo cán bộ quản lí và hướng dẫn viên du lịch ...... 76
3.2.3.3. Giải pháp liên kết với cộng đồng ...................................................... 77
3.2.3.4. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ........................ 77
3.2.3.5. Giải pháp về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ...................... 78
Tiểu kết chương 3 ......................................................................................... 79
KẾT LUẬN.................................................................................................... 80
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN82
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 83

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN

n


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT


Chữ viết tắt

Nội dung

1

CQ

Cảnh quan

2

DLST

Du lịch sinh thái

3

ĐDSH

Đa dạng sinh học

4

ĐNN

Đất ngập nước

5


HST

Hệ sinh thái

6

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

7

KDL

Khu du lịch

8

KT-XH

Kinh tế - xã hội

9

VQG

Vườn quốc gia

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển DLST huyện Đại Từ .............. 32
Bảng 2.1. Diện tích theo cấp độ cao tuyệt đối và độ dốc [25] ............................ 38
Bảng 2.2: Tần suất gió mùa đông trạm Đại Từ (đơn vị: %)............................... 42
Bảng 2.3: Tần suất gió mùa hè trạm Đại Từ (đơn vị: %).................................. 42
0
Bảng 2.4: Nhiệt độ trung bình tháng, năm ở trạm Đại Từ (đơn vị: C) ............ 43
Bảng 2.5: Lượng mưa trung bình tháng và năm ở một số trạm của huyện Đại Từ
(đơn vị: mm) ............................................................................................................ 44
Bảng 2.6. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển DLST huyện Đại Từ .............. 56
Bảng 2.7. Đánh giá các điểm DLST huyện Đại Từ .............................................. 58
Bảng 2.8. Đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển DLST tại các điểm DLST tiêu biểu ở
huyện Đại Từ ............................................................................................... 59
Bảng 3.1. So sánh một số chỉ tiêu của huyện Đại Từ so với tỉnh Thái Nguyên . 61

v


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hành chính huyện Đại Từ ...........................................................34
Hình 2.2: Địa hình huyện Đại Từ .................................................................41
Hình 2.3: Thảm thực vật năm 2011 huyện Đại Từ.....................................49
Hình 3.1: Bản đồ không gian du lịch sinh thái huyện Đại Từ...................70

vi



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch là một trong những hoạt động KT-XH xuất hiện sớm trên thế giới. Ngành này
còn được mệnh danh là “ngành công nghiệp không khói” và có vai trò ngày càng quan
trọng với đời sống con người. Du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả
kinh tế cao nên được nhiều quốc gia chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm tới việc giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa phát triển du lịch gắn bảo đảm sự phát triển bền vững. Các quốc gia
và các địa phương đang cố gắng tìm ra những giải pháp về quy hoạch và quản lý du lịch sao
cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên không những không bị suy thoái cạn kiệt mà còn được
bảo tồn như là một nguồn lực cơ bản để tiếp tục khai thác sử dụng trong hiện tại và tương
lai.
Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, vấn đề phát triển du
lịch sao cho xứng với vị trí và vai trò của ngành kinh tế mũi nhọn lại càng trở nên cần thiết.
Những năm gần đây, hoạt động du lịch của nước ta diễn ra hết sức sôi động và có nhiều
đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH của đất nước, góp phần tích cực vào quá trình
thực hiện chính sách đổi mới về đối ngoại và kinh tế đối ngoại.
Đại Từ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Thái Nguyên, là huyện có nhiều tiềm năng
về đất đai, khí hậu, tài nguyên, có nhiều điều kiện phát triển toàn diện các ngành kinh tế đặc
biệt là phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch. Đặc biệt khí hậu và đất đai đã tạo ra những
điều kiện để huyện phát triển đa dạng các loại hình du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói
riêng.
Mặc dù huyện Đại từ có nhiều tiềm năng, nhưng công tác khai thác, sử dụng các
nguồn lực còn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực. Để có quy hoạch phát triển
kinh tế bền vững , phát huy được thế mạnh của huyện , cân co những nghiên cứu đánh giá
tổng hợp điều kiện tự nhiên và KT-XH nhằm xây dựng cơ sở khoa học

1



cho việc đinh hương phat triên, nâng cao chât lương, giá trị sản phẩm du lịch, đặc biệt là
trong các hoạt động DLST nhằm đam bao phat triên bên vưng KT-XH của huyện.
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Cơ sở địa lí huyện Đại Từ phục vụ phát triển du
lịch sinh thái” nhằm góp phần khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên và nhân văn phục vụ
chiến lược phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường khu vực nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Từ khi khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình, DLST và ngành địa lý du
lịch đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới dưới nhiều góc
độ và mức độ khác nhau.
Các chương trình nghiên cứu về DLST đã trở lên rất phổ biến trong những năm
gần đây. Công trình nghiên cứu loại hình du lịch sinh thái của Chương trình môi trường Liên
Hợp Quốc (1979), Hội du lịch sinh thái (1992), Tổ chức du lịch Thế giới (WTO 1994). Đặc
biệt năm 2002 là năm du lịch sinh thái quốc tế với Hội nghị thượng đỉnh thế giới về
DLST được tổ chức tại thành phố Quebec của Canada.Hội nghị này là sáng kiến của WTO
và Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP). Tiêu biểu là các công trình nghiên
cứu về cơ sở lí luận phát triển DLST của Wright (1993), Glaser (1996), Holden (1999).
Những nghiên cứu về DLST nói trên là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá, khai thác,
quản lí và định hướng phát triển DLST.
2.2. Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam được đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, trong đó phần
lớn tập trung vào các vấn đề về tổ chức không gian du lịch, cơ sở lí luận và phương pháp
nghiên cứu du lịch. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã được
thực hiện như: Đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991);
“Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển
Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và vùng ,
phương pháp luận và phương pháp nghiên

2



cứu” do Vũ Tuấn Cảnh và Lê Thông thực hiện (1994); sách Địa lý du lịch (1996) và
Địa lý du lịch Việt Nam (2010) do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên….
DLST là một khái niệm còn mới mẻ nhưng đã được chú ý. Trong những năm gần đây,
có rất nhiều khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam với mục đích về với tự nhiên. Năm
1995 Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam đã thực hiện đề tài “Hiện trạng và định
hướng cho công tác quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long”. Năm
1998, công trình nghiên cứu của PGS–TS Phan Huy Xu và ThS. Trần Văn Thành: “Đánh giá
Tài Nguyên Du Lịch tự nhiên và định hướng khai thác DLST của vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long”. Năm 2002, PGS–TS Phạm Trung Lương với công trình nghiên cứu “DLST những vấn đề
về lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”. “Tổ chức lãnh thổ du lịch Hòa Bình trên
quan điểm bền vững” của Phạm Lê Thảo năm 2006…
Đối với tỉnh Thái Nguyên nhìn chung các đề tài có liên quan đến vấn đề đánh giá
tổng hợp điều kiện phục vụ phát triển du lịch hầu như chỉ đáp ứng phần nào phục vụ cho
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Tiêu biểu là các công trình “Địa lý tỉnh Thái
Nguyên” của nhà giáo nhân dân Trịnh Trúc Lâm (1998) hay luận án của TS. Nguyễn Thị
Hồng (2002), “Nghiên cứu hiện trạng và dự báo biến động môi trường tự nhiên do một
số hoạt động kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010” hoặc luận văn ThS. Địa lý
học của Nguyễn Thanh Mai (2003), Phát triển du lịch ở lưu vực Sông Công tỉnh Thái
Nguyên, luận văn ThS. Địa lý học của Hoàng Thị Trà My (2009), Phát triển du lịch tỉnh Thái
Nguyên trong thời kì hội nhập , Đặc biệt, năm
2009, cuốn “ Địa chí Thái Nguyên” được xuất bản, tạo tiền đề quan trọng cho công tác đánh
giá tổng hợp điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2012, luận văn thạc sĩ của
tác giả Dương Nghĩa Ân tổng hợp thành tựu phát triển du lịch của tỉnh thông qua công trình
“Phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng” .
Huyện Đại Từ tuy là một huyện giàu tiềm năng song công tác nghiên cứu khoa học
phục vụ phát triển kinh tế lại rất hạn chế. Phần lớn các đề tài đi sâu vào việc tìm hiều một số
tiềm năng chính của huyện như luận văn thạc sĩ địa lí tự nhiên của tác giả Phạm Thu Thủy
(2007), Khai thác các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tại khu du lịch Hồ Núi

Cốc, tỉnh thái Nguyên ; luận văn thạc sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị

3


Loan (2008), Xây dựng mô hình làng nghề, khu du lịch sinh thái gắn liền với phát triển nông
thôn bền vững tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Tam Đảo thuộc huyện Đại Từ tỉnh Thái
Nguyên, hay đề tài “Tìm hiểu về khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng một số giống
chè nhập nội và biện pháp bón phân qua lá cho giống chè có triển vọng tại xã La Bằng,
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Tá, Th.S Đặng Thị Thu Thúy (2013); luận
văn thạc sĩ Nghiên cứu ngành sản xuất chè trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên,
Nghiên cứu biến động sử dụng đất của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 2010, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2013). Gần nhất là công trình Đánh giá tổng hợp điều
kiện tự nhiên huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp của
tác giả Nguyễn Thu Giang (2014).
Đây chủ yếu là các nghiên cứu chuyên ngành phục vụ cho một số mục đích cụ thể,
đã phát huy tác dụng một cách đắc lực cho sự phát triển một số ngành kinh tế của huyện.
Tuy nhiên, để sử dụng một cách hợp lý, phát huy hết thế mạnh (nông - lâm nghiệp và du
lịch) của địa phương và quan trọng hơn là sự phát triển phải song hành bảo vệ môi trường,
rất cần có một nghiên cứu theo hướng đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên cho phát triển một số lĩnh vực kinh tế nông - lâm nghiệp và du lịch của huyện.
Mặc dù đa co công trình nghiên cưu liên quan đên việc khai thác và đánh giá các điều
kiện tự nhiên, nhưng chưa co nghiên cưu nao đê câp môt cach toan diên đánh giá tổng hợp
điều kiện tự nhiên, KT-XH phục vụ phát triển DLST huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
3. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá tổng hợp các điều kiện của huyện Đại Từ, trên cơ sở đó xác định
những yếu tố thuận lợi cho phát triển DLST huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đê thưc hiện mục tiêu đề ra, luân văn tâp trung vao cac nhiêm vu sau :
- Tổng quan cơ sở lý luận về đánh giá các điều kiện tự nhiên – KT-XH phục vụ quy
hoạch phát triển DLST huyện.


4


- Thu thập số liệu, phân tích đánh giá các tài nguyên DLST.
- Tiến hành xây dựng bản đồ định hướng quy hoạch đối với DLST cho huyện
Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
- Kiến nghị sử dụng hợp lý lãnh thổ trong phát triển du lịch trên quan điểm sinh thái và
phát triển bền vững.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian nghiên cứu: huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên
- Về mặt thời gian: sử dụng các số liệu từ năm 2000 đến nay.
- Đối tượng là các nhân tố điều kiện ảnh hưởng tới sự phát triển và hoạt động
DLST huyện Đại Từ - tỉnh Thái Nguyên.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1. Quan điêm nghiên cứu
6.1.1. Quan điêm tông hơp
Dưa trên cơ sơ nhin nhân, đanh gia cac sư vât hiên tương trên môt lanh thô cu thê có
tính toàn diện , không bo sot yêu tô nao . Quan điêm tông hơp đươc vân dung trong đánh
giá tổng hợp các yếu tố thành phần của tự nhiên và nhân văn, trên cơ sở đó nghiên cưu,
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động DLST của huyện Đại Từ. Sư dung quan
điêm nay giup tac gia tranh đươc cach nhin nhân co tinh phiên diên.
6.1.2. Quan điểm lịch sử
Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi
không ngừng theo thời gian. Mỗi đơn vị tự nhiên phải mất một thời gian dài để hình thành.
Do vậy, các số liệu thống kê từng đối tượng đều gắn với một giai đoạn phát triển nhất
định.
Muốn xác định đúng nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, nguyên nhân biến đổi
hiện tại và dự báo xu thế phát triển tương lai của các điều kiện tự nhiên, không thể
không vận dụng quan điểm lịch sử. Đây cũng là cơ sở để đưa ra định hướng cho sử dụng

hợp lý tài nguyên và không gian lãnh thổ.

5


6.1.3. Quan điêm hê thông
Quan điêm nay cho phep nhin nhân , phân tich , đanh gia theo môt trinh tư cac môi
quan hê rang buôc lân nhau , theo môt chuôi cac liên kêt , môt chu trinh phat triên trên môt
lanh thô cu thê . Nó được vận dụng vào việc nghiên cứu đánh giá các điều kiện phát triển
va giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả DLST huyện Đại Từ.
6.1.4. Quan điêm phat triên bên vưng
Quan điêm phát triển bền vững đang là một trong những quan điểm bao trùm
đối với sự phát triển KT - XH trên thê giơi va ơ nươc ta . Vân dung vao luân văn , đinh hương
phat triên DLST phải dựa trên cơ sở đảm bảo khả năng hoạt động du lịch ổn đinh, chât
lương san phâm ngay cang gia tăng , sô lương, chât lương tai nguyên không bị suy giảm theo
thời gian và không ảnh hưởng tới sức khỏe con người và giới sinh vât, hạn chế tối đa những
mặt trái của cơ chế thị t

rương tât yêu phat sinh lam anh hương xâu tơi môi trương sinh

thai trong qua trinh hoạt động DLST.
6.2. Phương phap nghiên cưu
6.2.1. Phương pháp thực địa
Khảo sát, tm hiểu hiện trạng, đối chiếu các tài liệu tự nhiên và KT-XH đã thu thập tại
khu vực nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu thực địa được tiến hành dựa trên phương pháp
khảo sát theo tuyến và theo điểm. Trong quá trình khảo sát, tác giả phối hợp điều tra phỏng
vấn, nhằm thu thập thông tin của người dân địa phương, trong việc phát hiện những mâu
thuẫn nảy sinh trong sử dụng tài nguyên DLST.
6.2.2. Phương phap thu thập và tổng hợp tài liệu
Thu thập, kế thừa các tư liệu, số liệu phân tích, các bản đồ về các điều kiện tự nhiên

có liên quan đến đề tài; các tài liệu thuộc các chương trình, dự án phát triển KT-XH miền
núi. Tất cả các nguồn số liệu, tài liệu có liên quan đến đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu đã
được tác giả kế thừa, tiếp cận và vận dụng trong đề tài.
6.2.3. Phương phap xư li sô liêu thông kê
Phương phap này đươc sư du ng nhăm xư li sô liêu điêu tra , kêt qua phân tich vê
tiềm năng DLST, xây dưng bô chi tiêu đanh gia .

6


- Đối với thông tin thứ cấp : sau khi thu thâp đươc cac thông tin thư câp , tác giả tiên
hanh phân loai , săp xêp thông tin theo thư tư ưu tiên vê đô quan trong cua thông tin. Đối
với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng, biêu.
- Đối với các thông tin sơ cấp : sau khi điêu tra sô liêu thông qua phong vân

, phiêu

điêu tra đươc kiêm tra vê đô chinh xac , sau đo đươc nhâp vao máy tính và tiến hành tổng
hợp, xư li thông qua phân mêm Micosoft Excel.
Nguôn dư liêu thông kê vê điêu kiên tư nhiên
như các kết quả nghiên cứu được kế

, KT-XH cua huyện nghiên cưu cũng

thưa la nhưng thông tin cơ sơ quan trong cho viêc

thưc hiên đê tai . Các nguồn dữ liệu thống kê bao gồm : Dư liêu tư cac tai liêu, báo cáo,
niên giam thông kê qua cac năm .
6.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp này được áp dụng khi đánh giá tài nguyên du lịch, mối quan hệ giữa

các tài nguyên trên lãnh thổ, nhằm xác định tính ổn định và tính biến động của chúng. Đánh
giá tổng hợp giá trị kinh tế của tổng thể lãnh thổ, mô hình hóa các hoạt động giữa tự nhiên
với KT-XH, phục vụ việc dự báo cho sự biến đổi môi trường, điều chỉnh các tác động của con
người, xây dựng cơ sở cho việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
6.2.5. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tn địa lí
Được sử dụng để xác định những đặc điểm của những hợp phần tự nhiên cùng
những quy luật quan hệ tương tác giữa các hợp phần tham gia vào thành tạo và phân hóa
lãnh thổ thành các đơn vị phân hóa trong từng lãnh thổ của các lưu vực.
Đề tài đã tiến hành xây dựng mới các bản đồ DLST dựa trên cơ sở đó xây dựng quy
hoạch không gian phát triển KT-XH. Các bản đồ này được xây dựng trên cơ sở sử dụng hệ
thống thông tin địa lí GIS. Cùng với đó là các biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu có liên quan đến nội
dung nghiên cứu.
Trong đề tài đã vận dụng phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí để phân
tích tiềm năng tự nhiên và nhân văn của huyện Đại Từ, trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu,
đánh giá và lựa chọn loại hình phát triển DLST cho phù hợp.

7


6.2.6. Phương pháp nghiên cứu địa lí tự nhiên ứng dụng
Phương pháp được áp dụng trong việc lựa chọn xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và
phân hạng các đơn vị lãnh thổ phục vụ cho mục đích sản phát triển DLST của huyện Đại Từ.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, tác giả đã ứng dụng các phần mềm, và công cụ
hỗ trợ như: Mapinfo, Microsoft Excel,…
6.2.7. Phương pháp phân tích dự báo
Được sử dụng để phân tích, đánh giá các thông tin về thị trường làm căn cứ để quy
hoạch phát triển DLST.
7. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa, vận dụng có chọn lọc cơ sở lý luận, đánh giá tổng hợp cơ sở địa lí phục
vụ phát triển DLST vào điều kiện cụ thể của huyện Đại Từ.

- Trên cơ sở quan điểm địa lí ứng dụng, đề tài đã xây dựng bản đồ tổng hợp phục vụ
cho việc đánh giá tiềm năng và phân bố các tuyến, điểm DLST huyện Đại Từ.
- Đánh giá được tiềm năng thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái bằng một hệ thống
chỉ tiêu tổng hợp.
- Là tà i liêu tham khao cho cac học viên , sinh viên , chuyên nganh va cho cac
hương nghiên cưu co liên quan.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐỊA LÍ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI
Chương 2:

ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐỊA LÍ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

HUYỆN ĐẠI TỪ
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI
HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN

8


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ ĐỊA LÍ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI

1.1. Tổng quan về du lịch sinh thái
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Từ xa xưa, trong lịch sử phát triển của nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở

thích, một hoạt động tích cực của con người. Theo thời gian, du lịch trở thành nhu cầu không
thể thiếu được trong đời sống văn hóa – xã hội của các nước. Đôi khi, du lịch còn được xem
như là thước đo của sự nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Ngày nay, thuật ngữ “du lịch” đã trở nên rất thông dụng. Do hoàn cảnh (thời gian và khu
vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có cách hiểu khác nhau về
du lịch. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định: đối với du lịch có bao nhiêu tác giả
nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa.
Trong số những tác giả đã đưa ra định nghĩa về du lịch, đáng chú ý nhất là định nghĩa
của nhà Địa lí Belarus - Pirojnik, ông đã định nghĩa về du lịch như sau: “ Du lịch là một dạng
hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi, có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm
thời, ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tnh thần, nâng cao
trình độ nhận thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc têu thụ về giá trị tự
nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ”. [8]
Ở Việt Nam, khái niệm này được định nghĩa chính thức trong Điều 4 chương 1
Luật Du lịch (năm 2005) như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình, nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong
một khoảng thời gian nhất định”. [11]

9


Như vậy du lịch là một ngành liên quan đến rất nhiều thành phần: khách du lịch,
phương tiện giao thông, đoàn đón khách trong đó diễn ra các hoạt động du lịch cũng như
các hoạt động kinh tế - xã hội khác có liên quan đến du lịch.
1.1.1.2. Khái niệm du lịch sinh thái
Hector Ceballos-Lascurain, định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau:
“DLST là du lịch vào những khu vực tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn
với mục têu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng phong cảnh,
muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong khu vực này”.
Mặc dù cũng lấy các hệ sinh thái tự nhiên làm đối tượng nhưng DLST không hoàn

toàn đồng nghĩa với du lịch tự nhiên hay du lịch xanh. Nói đến du lịch thiên nhiên hay du
lịch xanh mới chỉ nói đến đối tượng du lịch, cũng như người ta nói về du lịch văn hóa, du
lịch lễ hội hay du lịch biển… Các loại du lịch có thể tiến hành theo phương thức bền
vững hoặc không bền vững. Nhưng loại hình du lịch thiên nhiên hay du lịch xanh tiến
hành trong các hệ sinh thái còn khá nguyên vẹn, theo phương thức của du lịch bền vững là
dạng cơ bản của DLST.
Theo Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Cung: “DLST là một hình thức du lịch thiên
nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường, có tác động tích cực đến việc bảo
vệ môi trường, văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho
cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.[13]
Có thể thấy DLST là một bộ phận đặc biệt của du lịch bền vững. Đây là khái niệm mới
xuất hiện vào giữa thập kỉ 90 (1996). Theo Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC),
năm 1996 thì: “Du lịch bền vững là du lịch khai thác cái tài nguyên thiên nhiên vừa đáp ứng
nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội nhưng vẫn bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa, các quá
trình sinh thái cơ bản và đa dạng sinh học theo hướng phát triển bền vững.” [3]
Theo đó nó tuân thủ những nguyên tắc của du lịch bền vững, đó là:
+ Sử dụng tài nguyên một cách bền vững.

10


+ Duy trì tính đa dạng, duy trì và phát triển tính đa dạng tự nhiên – xã hội và văn hóa là
quan trọng nhằm tạo ra sức bật cho ngành du lịch.
+ Lồng ghép du lịch vào trong quy hoạch phát triển địa phương và quốc gia.
+ Hỗ trợ kinh tế địa phương.
+ Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.
+ Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch nhằm thực thi các sáng kiến và giải pháp du lịch
bền vững, nhằm cải thiện sản phẩm du lịch.
+ Triển khai các nghiên cứu nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề mang lợi ích cho khu du
lịch, cho nhà kinh doanh du lịch và cho du khách.

Tuy nhiên, với đặc thù lấy đối tượng du lịch là hệ tự nhiên còn hoang sơ nên
DLST còn đòi hỏi thêm một số nguyên tắc cơ bản của nó, cụ thể như sau:
+ Có hoạt động giáo dục nâng cao hiểu biết về môi trường qua đó có ý thức tham gia
vào nỗ lực bảo tồn. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo
ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác. Du khách
có sự hiểu biết sâu sắc về các giá trị môi trường tự nhiên, đặc điểm sinh thái và văn hóa
bản địa để từ đó có thái độ cư sử đúng, đóng góp cho hoạt động bảo tồn và giữ gìn văn hóa
bản địa.
+ Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái: Đây là một trong những nguyên tắc cần
được tuân thủ bởi đó là mục tiêu của DLST. Mục tiêu hàng đầu của du khách đến với du lịch
hoang xơ là quan sát , chiêm ngưỡng, nghiên cứu các kì thú của giới tự nhiên. Muốn vậy,
mọi sự can thiệp thô bạo đều là điều cấm kị (như săn bắt, giết chóc, chặt hạ, đốt phá…). Sự
hòa nhập vào hệ sinh thái đòi hỏi một tác phong cẩn trọng, hòa bình, tôn trọng tự nhiên
và lặng lẽ “ngoài dấu chân không để lại dấu vết gì” có lẽ là yêu cầu hàng đầu đối với du
khách. DLST lấy bảo tồn là hàng đầu, du lịch chỉ là thứ yếu, hỗ trợ cho bảo tồn.
+ Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa: Được xem là một trong những nguyên tắc
quan trọng đối với hoạt động DLST, vì các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ
không thể tách rời các giá trị môi trường của hệ sinh thái một khu vực cụ thể.

11


+ Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương: Vừa là nguyên tắc
vừa là mục tiêu hướng tới của DLST vì DLST sẽ dành một phần lợi nhuận đáng kể của mình
để đóng góp cho địa phương.
Ngoài ra DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa
phương như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn du lịch, đáp ứng chỗ nghỉ cho du khách,
cung ứng nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho du khách… Thông qua đó, tạo cơ hội
việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Từ đó họ ít phụ thuộc vào tự nhiên,
nỗ lực bảo tồn và phát huy văn hóa bản địa. Bởi người dân ý thức được sự gắn kết hữu cơ

giữa việc bảo tồn và cuộc sống của họ, chính họ là người làm chủ thực sự, người bảo vệ
trung thành các giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa nơi diễn ra các hoạt động du lịch.
Có thể nói rằng những nguyên tắc của du lịch bền vững và các nguyên tắc đặc thù
của DLST khiến cho phát triển DLST là một lĩnh vực khó khăn, tốn kém. Điều đó cùng với
nhu cầu cao của du khách đã biến du lịch sinh thái thành loại du lịch trí thức, loại du
lịch này cũng kén khách du lịch của riêng nó.
1.1.2. Đặc điểm, nội dung và phân loại du lịch sinh thái
1.1.2.1. Đặc điểm và nội dung của DLST
DLST thực chất là loại hình có quy mô không lớn do tác động hòa nhập môi trường tự
nhiên với điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hóa đó. Chính loại hình du lịch này cũng là
loại hình du lịch bền vững mà hiện nay Tổ chức du lịch thế giới đã khẳng định đối với các
hoạt động du lịch nhằm vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách cùng người dân ở vùng
có du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng… đồng thời chú trọng tới việc bảo tồn, tôn tạo
nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động du lịch trong
tương lai.
Loại hình DLST có các nội dung chính là:
- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên.
- Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang
chiêm ngưỡng.

12


-

Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân bản địa trong

việc quản lí và bảo vệ, phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu
du lịch…
Qua các yêu cầu, nhiệm vụ nói trên có thể thấy loại hình du lịch sinh thái vừa đảm

bảo sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ đồng thời
qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch. Từ đó ngành du lịch có điều
kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch và cũng là cơ hội tăng thu nhập
cho người dân thông qua hoạt động du lịch, cũng tức là có điều kiện thuận lợi về xã hội hóa
giáo dục.
1.1.2.2. Phân loại
Cho đến nay vẫn chưa có một sự xác định hoàn hảo về các loại hình du lịch sinh thái.
Loại hình này vẫn còn khá mới mẻ, mặc dù những năm 1997 – 1998 Tổ chức Du lịch Liên
hợp quốc đã nêu một số quan điểm, phân loại các loại hình du lịch sinh thái sao cho phù hợp
với sự phát triển của thế giới.
Về cơ bản thì các loại hình du lịch sinh thái bao gồm:
- Du lịch xanh, du lịch dã ngoại
- Du lịch nghỉ dưỡng, du thuyền trên sông, hồ, biển
- Du lịch tham quan, nghiên cứu, thăm quan miệt vườn, làng bản…
- Du lịch thám hiểm hang động, lặn biển…
Có thể thấy DLST là loại hình du lịch dựa vào những hình thức sẵn có nhưng có sự hòa
nhập vào môi trường tự nhiên và văn hóa bản địa. DLST là loại hình du lịch đặc biệt tổng
hợp các mối quan tâm đến môi trường tự nhiên và tìm đến các vùng tự nhiên có nhiều tiềm
năng để cải thiện sức khỏe, tinh thần và thể trạng, khám phá những cái mới, tìm tòi những
cái đẹp, tạo ra sự hòa đồng giữa con người với môi trường tự nhiên đó là mục đích của
DLST.
1.1.3. Yêu cầu phát triển DLST
Để phát triển DLST phải dựa trên nền tảng của những yêu cầu cơ bản sau:

13


(1) Các hệ sinh thái tự nhiên, điển hình với tính đa dạng sinh thái cao. Sinh thái tự
nhiên được hiểu là cộng sinh giữa điều kiện địa lý, khí hậu, động thực vật bao gồm: sinh
thái tự nhiên, sinh thái thực vật, sinh thái nông nghiệp, sinh thái động vật, sinh thái khí hậu,

sinh thái nhân văn.
Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng bậc cao của đa dạng sinh học, ngoài
thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài. Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau
của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các
yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như : đất, nước, địa hình, khí
hậu... đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc
nhiều loài sinh vật (habitats) (Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hộ nghị
thượng đỉnh Rio de Jannero về môi trường).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên
(natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ở
những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa
dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái
thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các vườn quốc gia, nơi
còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. tuy nhiên
điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình DLST phát triển ở những vùng
nông thôn hoặc các trang trại điển hình.
(2) Am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa
phương. Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du
lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình
tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên.Trong
nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu
biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.
Hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc. Các nhà điều
hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận hoặc không có cam kết gì
đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo

14



×