Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học s phạm hà nội
------------ ------------
Đỗ trọng dũng
ĐáNH GIá ĐIềU KIệN Tự NHIÊN
Để pháT TRIểN DU LịCH SINH THáI ở TIểU VùNG DU LịCH
MIềN NúI TÂY BắC VIệT NAM
Chuyên ngành : Địa lý tự nhiên
Mã số : 62.44.70.01
Tóm tắt LUậN áN TIếN Sĩ ĐịA Lý
Hà nội 2009
Công trình đợc hoàn thành tại: Khoa Địa lý
Trờng Đại học S phạm Hà Nội
Ngời hớng dẫn:
1. PGS. TS. Đặng Duy Lợi
2. PGS. TS. Phạm Trung Lơng
Phản biện 1: PGS. TSKH. Nguyễn Văn C
Phản biện 2: PGS. TS. Trần Đức Thanh
Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Khanh Vân
Luận án sẽ đợc bảo vệ trớc Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nớc,
họp tại Trờng Đại học S phạm Hà Nội, Bộ Giáo dục & Đào tạo
Vào hồi 14 giờ, ngày 31 tháng 03 Năm 2009
Có thể tìm hiểu Luận án tại th viện
- Quốc gia
- Trờng Đại học S phạm Hà Nội
NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
1. Nguyễn Ngọc Khánh, Đỗ Trọng Dũng (1998), Hệ sinh thái núi cao Phanxipăng
và ý nghĩa DLST, Thông báo khoa học số 1 Đại học Quốc gia Hà Nội Trường đại học Sư
phạm. (Trang 62 - 66).
2. Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam (1998), Cơ sở
khoa học để phát triển DLST Việt Nam, Hà Nội. (Trang 1 - 15).
3. Đỗ Trọng Dũng (1999), DLST nhân văn vùng Tây Bắc, Thông báo khoa học
số 2 Đại học Quốc gia Hà Nội Trường ĐHSP. (Trang 78 - 83).
4. Đặng Duy Lợi, Đỗ Trọng Dũng (2000), Khai thác các khu BTTN ở vùng núi Tây
Bắc phục vụ phát triển DLST, Thông báo khoa học số 4. Đại học Sư phạm Hà Nội. (Trang
100 - 107).
5. Đỗ Trọng Dũng (2000), Đánh giá điều kiện địa lý tự nhiên Sa Pa", Đề tài
khoa học cấp trường ĐHSP – ĐH Thái Nguyên.
6. Đỗ Trọng Dũng (2001), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển DLST
Tây Bắc Việt Nam, Trường ĐHSP Hà Nội. Tạp chí khoa học số 2, Hà Nội.
(Trang 97 - 107).
7. Phạm Trung Lương, Đỗ Trọng Dũng (2007), Phát triển du lịch sinh thái ở
các VQG, Khu BTTN với việc tham gia của cộng đồng. Tạp chí du lịch Việt Nam, số
tháng 12. Hà Nội.
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đã xác định du lịch sinh thái
(DLST) là một trong những loại hình du lịch được ưu tiên phát triển, bởi đây là
loại hình du lịch có đóng góp tích cực cho bảo tồn và phát triển bền vững nói
chung cho phát triển cộng đồng địa phương nói riêng, đặc biệt ở các vùng sâu,
vùng xa nơi còn nhiều khó khăn song có nhiều tiềm năng phát triển DLST.
Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc là 1 trong 5 tiểu vùng thuộc Vùng
du lịch Bắc Bộ có ưu thế về tiềm năng phát triển DLST. Tuy vậy những
tiềm năng này hiện chưa được nghiên cứu đánh giá đầy đủ để làm cơ sở cho
việc khai thác có hiệu quả phục vụ phát triển DLST. Chính vì vậy, việc thực
hiện đề tài luận án "Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái
ở Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam" không chỉ có ý nghĩa khoa học
mà còn có giá trị thực tiễn góp phần cụ thể và thiết thực phục vụ cho việc
nghiên cứu, phát triển du lịch ở miền núi Tây Bắc
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
2.1. Mục tiêu
Mục tiêu của luận án là xác lập cơ sở khoa học cho phát triển DLST
góp phần tích cực vào phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói
chung ở miền núi Tây Bắc
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn phát triển DLST
ở Việt Nam và đánh giá điều kiện tự nhiên (ĐKTN) phục vụ phát triển DLST.
- Đánh giá tiềm năng (các ĐKTN và các giá trị tài nguyên) và hiện
trạng phát triển DLST ở miền núi Tây Bắc
- Nghiên cứu đề xuất tổ chức không gian lãnh thổ Tiểu vùng du lịch
miền núi Tây Bắc phục vụ phát triển DLST
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu đảm bảo cho sự phát
triển DLST và mô hình quản lý hoạt động DLST ở Tiểu vùng du lịch miền
núi Tây Bắc
2
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới
Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên phục vụ
mục đích du lịch, nghỉ ngơi, an dưỡng, chữa bệnh đã được các nhà địa lý, y
học, tâm lý học và những người yêu thích thiên nhiên quan tâm. Nhiều nhà
địa lý Xô viết (A.G.Ixatsenko; V.G. Preobragienxki; L.I Mukhina...) xác
định đây là một hướng ứng dụng quan trọng của địa lý bên cạnh việc phục
vụ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng và quy hoạch.
Nhiều công trình nghiên cứu về địa lý du lịch đã được công bố. Đặc
biệt là ở Liên Xô (cũ), những công trình của I.U.A Veđenhin (1971) đưa ra
khái niệm hệ thống nghỉ ngơi theo lãnh thổ [80], Kađaxkia (1972) Sepfer
(1971) nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các địa điểm du lịch; L.I
Mukhina (1973) xây dựng quy hoạch các vùng nghỉ mát ven biển; B.N.
Likhanôp (1973), E.D. Xminrnôva, V.B Nhefedôva, L.G. Svirtrenco nghiên
cứu các vùng thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.
Các nhà địa lý Pháp nghiên cứu sâu về các điểm du lịch, dòng du lịch hoặc
chính sách không gian du lịch. Các nhà địa lý Mỹ đề xuất các nguyên tắc,
phương pháp vận dụng vào việc tổ chức không gian du lịch cho các lãnh thổ.
Ở Việt Nam việc nghiên cứu DLST cũng đã được đề cập tới trong một
số công trình của các tác giả Vũ Tuấn Cảnh [7,8,9,10], Phạm Trung Lương
[52,53], Lê Khả [37], Nguyễn Trần Cầu, Lê Thông [12], Đặng Duy Lợi [50].
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành: "Cơ sở khoa học phát triển
DLST ở Việt Nam" do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch chủ trì, Hội thảo
về DLST với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam (tại Hà Nội, tháng
4/1998), đã tập hợp được sự đóng góp, tham luận của nhiều tác giả (Nguyễn
Thượng Hùng, Võ Trí Chung, Lê Văn Lanh [15],...)
3.2. Sự phát triển du lịch sinh thái
3.3. Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái Việt Nam
Từ năm 1990 đến 2006 tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam tăng 14,4 lần (250.000 lượt khách năm 1990 lên gần 3.620.000
3
lượt khách năm 2004). Thu nhập xã hội từ du lịch từ 1.350 tỉ VNĐ năm
1990 lên 26.000 tỉ VNĐ năm 2006. Du lịch đang phát triển để trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn và đã tạo công ăn việc làm cho hàng vạn người lao
động trực tiếp và gần triệu người lao động gián tiếp
Ở Việt Nam hiện nay một số loại hình du lịch chủ yếu dựa vào tự nhiên
mới phát triển bao gồm như:
Du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu bảo tồn thiên nhiên
(KBTTN), VQG, mà chủ yếu là ở một số VQG. Du lịch nghỉ dưỡng. Du
lịch dã ngoại, tham quan cảnh đẹp. Du lịch theo hành trình bằng xe đạp, xe
máy, ô tô đến các khu vực trên lãnh thổ hoặc một số nước lân cận
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
4.1. Giới hạn của nội dung nghiên cứu trong luận án
Đánh giá các điều kiện tự nhiên và các giá trị văn hoá bản địa ở miền
núi Tây Bắc phục vụ cho mục đích phát triển DLST
4.2. Giới hạn về lãnh thổ nghiên cứu
Về không gian lãnh thổ nghiên cứu luận án giới hạn trong phạm vi 5
tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái thuộc Tiểu vùng du
lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam thuộc Vùng du lịch Bắc Bộ trong Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên tại một số
điểm tiêu biểu, điển hình để phục vụ phát triển DLST là Sa Pa, vườn quốc gia
Hoàng Liên, Bắc Hà, Mộc Châu, Điện Biên Phủ và Mường Phăng, hồ Thác Bà,
khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé và khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha.
5. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp luận
Nội dung chủ yếu của luận án là phân tích, đánh giá các điều kiện tự
nhiên trong tương quan tác động nhiều chiều, có sự tương tác qua lại của
các nguồn lực của miền núi Tây Bắc
4
5.1.1. Quan điểm hệ thống lãnh thổ
5.1.2. Quan điểm môi trường sinh thái
5.1.3. Quan điểm lịch sử
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
5.2.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
5.2.3. Phương pháp điều tra thực địa
5.2.4. Phương pháp sơ đồ, bản đồ
5.2.5. Phương pháp dự báo
5.2.6. Phương pháp chuyên gia và điều tra xã hội học
6. LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ CỦA LUẬN ÁN
Luận điểm 1: Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc có đầy đủ các điều
kiện địa lí tự nhiên, các tiềm năng bao gồm các giá trị sinh thái tự nhiên và
văn hoá bản địa phong phú, đa dạng rất thuận lợi để phát triển DLST.
Luận điểm 2: Định hướng phát triển DLST Tây Bắc dựa trên các tuyến
điểm DLST đặc thù của vùng.
7. NHỮNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU TRONG LUẬN ÁN
1: Luận án đã tiến hành đánh giá điều kiện địa lý tự nhiên, phân tích
những lợi thế và hạn chế góp phần thúc đẩy hoạt động DLST ở Tiểu vùng
du lịch miền núi Tây Bắc.
2: Luận án đã đề xuất định hướng phát triển DLST, xác định các tuyến
điểm DLST nhằm khai thác có hiệu quả những tiềm năng to lớn về DLST ở
Tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận án được cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc đánh giá điều kiện tự nhiên để
phát triển du lịch sinh thái.
5
Chương 2: Các điều kiện tự nhiên miền núi Tây Bắc và việc đánh giá
chúng phục vụ phát triển du lịch sinh thái.
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Tiểu vùng du
lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam.
Luận án dày 140 trang, trong đó có 13 bảng, 8 ảnh, 4 hình, 7 bản đồ
và 9 phụ lục.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN
TỰ NHIÊN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Cho đến nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc
độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, mọi người đều cho
rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt
động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái.
Theo các nhà khoa học Việt Nam:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá
bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và
phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.
Theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khái niệm DLST có những
điểm rất cơ bản:
- DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên
mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên
cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó.
- DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường.
- Thông thường DLST được các tổ chức chuyên nghiệp và doanh
nghiệp có quy mô nhỏ ở nước sở tại tổ chức cho các nhóm nhỏ du khách.
- DLST hạn chế đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tự
nhiên và văn hoá - xã hội.
6
- DLST có sự hỗ trợ cho hoạt động bảo tồn tự nhiên.
1.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
a. Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về
môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn
b. Bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái
c. Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá bản địa
d. Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
1.1.3 Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Điều kiện thứ nhất cần thiết để có thể tổ chức được DLST là sự tồn
tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao.
Điều kiện thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở 2 điểm:
- Đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST.
- Hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên
tắc (phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên
nhiên và cộng đồng địa phương với mục đích đóng góp vào việc bảo vệ
một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống
và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương với khách du lịch).
1.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ĐỂ
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.2.1 Điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái
- Điều kiện tự nhiên:
Du lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, vì vậy tài
nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao
gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị
văn hoá bản địa tồn taị và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tuy nhiên không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hoá bản địa đều
được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp
7
tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được
khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát
triển du lịch nói chung, DLST nói riêng, mới được xem là tài nguyên DLST.
- Các dạng tài nguyên du lịch sinh thái chính
a. Các hệ sinh thái tự nhiên điển hình và đa dạng sinh học bao gồm:
- Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái núi cao, hệ sinh thái đất
ngập nước, hệ sinh thái san hô, cỏ biển, hệ sinh thái vùng cát ven biển, hệ
sinh thái biển - đảo
- Các dạng tài nguyên DLST đặc thù: Miệt vườn, Sân chim , Cảnh quan tự nhiên.
b. Văn hoá bản địa
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục
vụ cuộc sống của cộng đồng;
- Đặc điểm sinh hoạt văn hoá với các lễ hội truyền thống gắn với tự nhiên.
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm
tự nhiên của khu vực;
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được sản xuất từ các
nguyên liệu tự nhiên gắn với đời sống cộng đồng;
- Các di tích lịch sử văn hoá, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển,
tín ngưỡng của cộng đồng.
- Đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái
a. Tài nguyên DLST phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài
nguyên đặc sắc có sức hấp dẫn lớn
b. Tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với các tác động
c. Tài nguyên DLST có thời gian khai thác khác nhau
d. Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai
thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch
đ. Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài
1.2.2 Phương pháp đánh giá
- Phương pháp đánh giá theo từng dạng tài nguyên du lịch - Phương
pháp đánh giá tổng hợp - Các bước tiến hành: