Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trac nghiem khach quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.15 KB, 2 trang )

TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG ĐÁNH GIÁ
NĂNG LỰC NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI HỌC
Ths. Trần Kiêm Hồng
Trưởng Bộ môn Cơ bản

1. Đặt vấn đề: Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là
một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể
hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người
cụ thể nào đó.
Phương pháp trắc nghiệm khách quan là một
trong những dạng trắc nghiệm viết, kỹ thuật trắc
nghiệm này được dùng phổ biến để đo lường năng
lực của con người trong nhận thức, hoạt đông và
cảm xúc. Phương pháp trắc nghiệm khách quan đã
được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực như y học,
tâm lý, giáo dục … ở nhiều nước.
Trong lĩnh vực giáo dục, trắc nghiệm khách
quan đã được sử dụng rất phổ biến tại nhiều nước

trên thế giới trong các kỳ thi để đánh giá năng lực
nhận thức của người học, tại nước ta trắc nghiệm
khách quan được sử dụng trong các kỳ thi tuyển
sinh cao đẳng, đại học và kỳ thi kết thúc học phần
tại nhiều trường
2. Sơ đồ quá trình xây dựng bộ đề thi trắc
nghiệm: Để ứng dụng trắc nghiệm khách quan
đánh giá năng lực nhận thức của người học một việc
vô cùng quan trọng là cần phải xây dựng bộ đề thi
trắc nghiệm có chất lượng, có thể mô tả qua lưu đồ
(Flowchart) sau:


Bắt đầu
Xây dựng ngân
hàng câu hỏi, bộ đề
Tổ chức kiểm tra
đánh giá người học

Hoàn thiện câu
hỏi, bộ đề

Thu thập số liệu
thống kê

Không đạt

Cần
sửa

Đánh giá chất lượng
câu hỏi và bộ đề

Loại bỏ
Kết thúc


Trong đó:
:Dựa vào mục tiêu đào tạo, yêu cầu của
học phần để hình thành ý tưởng về tính cấp
thiết và quyết tâm phải sử dụng trắc nghiệm
khách quan trong đánh giá.
:Căn cứ vào nội dung học phần, cá

nhân hoặc nhóm xây dựng ngân hàng câu hỏi
và bộ đề thi, kiểm tra theo các cấp độ nhận
thức.
:Tiến hành kiểm tra, thi với số lượng đủ
lớn.
:Căn cứ vào bài làm của người học, thu
thập số liệu cho từng câu hỏi từng đề thi.
: Sử dụng máy tính và các phần mềm:
Excel, SPSS, Eview, …. Để phân tích đánh
giá chất lượng từng câu hỏi, từng đề thi theo
các tiêu chuẩn như độ khó, độ phân biệt, độ
tin cậy….
:Loại bỏ những câu không đạt yêu cầu.
: Đối với những câu, đề đạt yêu cầu,
tiến hành hoàn thiện để trở về bước  tiếp
tục kiểm tra, đánh giá.
Quan lưu đồ trên ta thấy quá trình xây
dựng và triển khai đánh giá bằng trắc nghiệm
khách quan cần có thời gian chuẩn bị và thực
hiện, nó chỉ chấm dứt khi người dạy nhận
thấy hình thức này không còn phù hợp với
học phần đang giảng dạy.
3. Một số ưu nhược điểm của trắc
nghiệm khách quan
3.1.Ưu điểm
-Thí sinh dành nhiều thời gian để đọc và
suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong
số những câu trả lời gợi ý.
- Số lượng câu hỏi nhiều, bao quát được
kiến thức của chương trình. Học viên trả lời

ngắn gọn.
- Người soạn có điều kiện tự do bộc lộ
kiến thức và các giá trị của mình thông qua
việc đặt câu hỏi.
- Người chấm ít tốn công và kết quả
chấm là khách quan vì không bị ảnh hưởng
tâm lý khi chấm.
3.2. Nhược điểm

- Chất lượng của bài trắc nghiệm được
xác định phần lớn dựa vào kỹ năng của người
soạn thảo.
- Người ra đề tốn nhiều công sức và thời
gian.
- Cho phép và đôi khi khuyến khích sự
phỏng đoán của học viên.
4. Kết luận
Trắc nghiệm khách quan ngày càng được
áp dụng rộng rãi do tính ưu việt của nó và
trong giai đoạn thực hiện cuộc vận động 2
không do ngành Giáo dục phát động hiện nay.
Nó là sự lựa chọn cần thiết và đang đươc
khuyến khích trong các kỳ thi, kiểm tra đánh
giá. Tuy nhiên, trong một số học phần, môn
học thì trắc nghiệm khách quan không phải là
sự lựa chọn tốt để đánh giá năng lực nhận
thức của người học; có lúc cần phải chọn
hình thức tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm
khách quan với hình thức khác. Ví dụ với
môn Anh ngữ nếu chỉ đơn thuần sử dụng trắc

nghiệm khách quan thì không thể đánh giá
đúng thật sự năng lực người học vì 2 kỹ năng
nghe-nói (hiện nay là rất quan trọng) của
người học đã vô tình bị bỏ qua.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×