Tải bản đầy đủ (.docx) (92 trang)

tuyển tập đề thi vào lớp 10 môn ngữ văn mới nhất 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.9 MB, 92 trang )

Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Đề số 1:
Phần I (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chơng chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe khơng có đèn
Khơng có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB. Giáo dục, 2014).
1.
Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và hồn cảnh
sáng tác của tác phẩm ấy.
2.
Tìm một hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của hình ảnh ẩn dụ đó.
3.
Tại sao nói hình ảnh những chiếc xe khơng kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến
Duật?
4.
Từ việc cảm nhận phẩm chất của những người lính trong bài thơ trên và những hiểu biết
xã hội của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về lòng dũng cảm.
Phần II (5,0 điểm)
Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng):
Đến lúc chia tay, mang ba lô lên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn
con, thấy nó đứng trong góc nhà.
Chắc anh cũng muốn ơm con, hơn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy,
nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đơi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tơi thấy đôi mắt mênh
mông của con bé bỗng xôn xao.
Thôi! Ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.


Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng n đó thơi. Nhưng thật lạ lùng,
đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc khơng ai ngờ đến thì nó
bỗng kêu thét lên:
Ba...a...a...ba!
Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.
Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy
lịng nó, nó vừa kêu vừa chạy xơ tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang tay ơm
chặt lấy cổ ba nó.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2014).
1. Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, những tình huống nào đã bộc lộ sâu sắc và cảm động tình
cha con của ông Sáu và bé Thu?
2. Chỉ ra 2 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và chuyển chúng thành những lời dẫn gián tiếp.
3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ tình cảm cha con sâu
nặng, cảm động của ơng Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay, trong đó có sử dụng kiểu câu phủ
định mang ý nghĩa khẳng định và phép lặp để liên kết (gạch dưới câu phủ định mang ý nghĩa
khẳng định và các từ ngữ được sử dụng trong phép lặp)

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

1


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Đáp án
Phần I
Câu 1.
Bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính" (0,25đ)
Tác giả: Phạm Tiến Duật sinh năm 1941, năm 1964 gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến
đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ
trẻ thời chống Mĩ cứu nước. Thơ ơng có giọng điệu sơi nổi, trẻ trung, tập trung thể hiện hình

ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. (0,5đ)
Sáng tác năm 1969 lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang diễn ra vơ cùng ác liệt
(0,25đ)
Câu 2.
Hình ảnh ẩn dụ: trời xanh hoặc trái tim (0,25đ)
Nêu được tác dụng của hình ảnh ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho điều tác giả muốn
thể hiện (0,75đ)
Câu 3 Hình ảnh những chiếc xe khơng kính rất độc đáo vì:
Đó là những chiếc xe có thực trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ và đã đi
vào thơ Phạm Tiến Duật cũng rất thực, không một chút thi vị hóa. (0,5đ)
Hình ảnh ấy vừa nói lên cái khốc liệt của chiến tranh vừa làm nổi bật chân dung tinh thần của
người lính; thể hiện phong cách thơ của Phạm Tiến Duật: nhạy cảm với nét ngang tàng, tinh
nghịch, yêu thích cái lạ (0,5đ)
Câu 4 Học sinh phải đảm bảo những yêu cầu về: (2,0đ)
Nội dung: Từ việc cảm nhận lịng dũng cảm của những người lính lái xe trong bài thơ, bày tỏ
được những suy nghĩ về lòng dũng cảm: Thế nào là dũng cảm? Những biểu hiện của lịng
dũng cảm trong cuộc sống? Vì sao có thể khẳng định đây là phẩm chất cao quý của con
người? Em sẽ rèn luyện như thế nào để trở thành người dũng cảm?
Hình thức: văn nghị luận, có thể kết hợp với các phương thức biểu đạt khác, diễn đạt sinh
động, độ dài theo quy định...
Lưu ý: khuyến khích học sinh có suy nghĩ riêng, tuy nhiên phải lí giải hợp lí, thuyết phục
Phần II
Câu 1
Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách nhưng bé Thu không nhận ra cha, đến lúc bé nhận
ra cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ơng Sáu lại phải ra đi. (0,25đ)
Ở khu căn cứ, ơng Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược
ngà để tặng con nhưng chưa kịp trao thì ơng đã hi sinh. (0,25đ)
Câu 2
Học sinh chỉ đúng 2 lời dẫn trực tiếp (0,5đ)
Chuyển thành lời dẫn gián tiếp đạt yêu cầu (0,5đ)

Câu 3
Đoạn văn diễn dịch
Phần mở đoạn đạt yêu cầu (0,25đ)

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

2


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Phần thân đoạn gồm khoảng 12 câu với đầy đủ dẫn chứng và lí lẽ để làm rõ: tình cảm cha con
sâu nặng, đầy cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay
Tình huống éo le: ơng Sáu phải vào chiến trường sau ba ngày phép, lúc này bé Thu mới nhận
ra ba (0,25đ)
Tình yêu thương mãnh liệt bé Thu dành cho ba thể hiện ở các chi tiết như tiếng gọi ba, cử chỉ,
hành động dành cho ba... (1,0đ)
Tình u thương con sâu sắc ở ơng Sáu biểu lộ qua những chi tiết
diễn tả tâm trạng, cử chỉ, đặc biệt là ánh nhìn của ơng dành cho con... Từ những cảm nhận
trên, cần khẳng định thành công của tác giả trong việc tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật
nhằm làm nổi bật tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.
(1,0đ)
Có sử dụng phép lặp (gạch dưới) (0,25đ)
Có câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định (gạch dưới)
Lưu ý: Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm

Đề số 2:
Phần 1: bản (6,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng
(Ngữ văn 9, tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam)
Câu 1: (1,0 điểm): Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Nêu hồn cảnh ra đời của
bài thơ ấy.
Câu 2: (1,0 điểm): Chỉ và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 3: sự thật là bác đã ra đi nhưng tại sao tác giả vẫn dung từ thăm?
Câu 4(3.5 điểm): Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 câu) phát biểu cảm nhận của em về
đoạn thơ trên.
Phần 2:
“ Xót người tựa cửa hơm mai,
Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ơm.”
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác phẩm
đó?
2, Đoạn trích là nỗi nhớ của Kiều về ai? Giải nghĩa cụm từ: “Quạt nồng ấp lạnh”?
3, Từ tấm lòng của Kiều, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về lịng hiếu thảo trong xã
hội ngày nay?

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

3


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Đáp án
Phần 1: Đọc- hiểu văn bản (4,0 điểm)
Câu 1
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ "Viếng lăng Bác"

Tác giả: Viễn Phương
Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc
thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm
miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó và in
trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978)
Câu 2
Phép tu từ: Ẩn dụ (cây tre)
Tác dụng: Biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Câu 3
Về hình thức: Yêu câu viết được đoạn văn khoảng 10 đến 12 diễn dạt lưu loát, văn phong
trong sáng, có cảm xúc, khơng mắc lỗi chính tả, chữ viết đẹp, dùng từ, đặt câu đúng. Đảm bảo
yêu cầu của đoạn văn.
Về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đạt những nội dung
sau:
Câu thơ thật giản dị thân quen với cách xưng hô "con- Bác" -> gần gũi, thân thiết, ấm áp.
Dùng từ "thăm" thay cho từ "viếng" -> giảm nhẹ được nỗi đau thương, mất mát.
Hình ảnh hàng tre: (ẩn dụ) -> biểu tượng sức sống bền bỉ..... của dân tộc
Cảm xúc: tự hào
Phần II:
1. Đoạn trích là nỗi nhớ của Kiều về cha mẹ khi ở lầu Ngưng Bích. (0,25đ)
Nghĩa của cụm từ: mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đơng, trời lạnh giá thì
vào nằm trước trong giường (ấp chiếu chăn) để khi cha mẹ ngủ, chỗ đã ấm sẵn . Chỉ sự phụng
dưỡng, chăm sóc cha mẹ.( 0,25đ)
b, (1 điểm)
Yêu cầu biết viết đoạn văn nghị luận xã hội.
Nội dung cần đảm bảo những kiến thức cơ bản sau:
Lòng hiếu thảo là một trong đức tính tốt đẹp của con người, đạo lí làm người
+ Giải thích: Hiếu: là hiếu nghĩa,biết ơn người sinh thành dưỡng dục mình,biết cung kính bề
trên. Thảo: là mở tấm lịng mình ,biết chia ngọt sẻ bùi với người thân nói riêng,với nhân loại
nói chung. Hiếu thảo là sự biết ơn,là thái độ hành động thể hiện lịng cung kính tơn trọng và

phụng sự đáp đền chân thật đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên (0,25đ)
+ Biểu hiện,ý nghĩa của lịng hiếu thảo: ngoan ngỗn, biết vâng lời cha mẹ, biết ơn công sinh
thành dưỡng dục, u thương, kính trọng, chăm sóc, báo đáp cơng lao.
Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cái trưởng thành hơn, giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình ,
sống biết yêu thương, là động lực, sức mạnh để con người vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
(Dẫn chứng trong cuộc sống, trong văn học) (0,5đ)
+ Phê phán những hành động bất hiếu ; bỏ rơi cha mẹ già , đánh đập đối xử tàn nhẫn quên
ông bà tổ tiên.(0,25đ).

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

4


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên

Đề số 3:
Phần 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi
“Chúng tơi bị bom vùi ln.Có khi bị trên cao điểm về chỉ có hai con mắt lấp lánh. Cười thì
hàm răng hóa lên khn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó chúng tơi gọi nhau là những con quỷ
mắt đen.”
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
2. Chúng tơi được nói tới ở đây là những ai? Nụ cười và những lời đùa gọi nhau của nhân vật thể
hiện vẻ đẹp nào ở họ?
3. Câu văn “Những lúc đó chúng tơi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” gợi cho em liên tưởng
đến câu thơ nào trong tác phẩm Bài thơ về Tiểu Đội Xe Khơng Kính của Phạm Tiến ?
Phần 2
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân . . . ”
(Trích Viếng lăng Bác-Viễn Phương)
1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ 2.
2: Bằng một đoạn văn viết theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tâm
trạng, cảm xúc của tác giả trong đoạn thơ trên. Trong đoạn, có sử dụng phép nối và một câu
ghép (gạch chân và chỉ rõ)
Hướng dẫn
1: Tác phẩm Những Ngơi Sao Xa Xơi
Tác giả Lê Minh Kh
Hồn cảnh sáng tác năm 1971 cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt
2:– Chúng tơi đã nói tới trong đoạn trích là ba cơ gái Nho, Thao, Phương Định
Qua đoạn trích ta thấy được TINH THẦN LẠC QUAN của những cô gái thanh niên xung
phong
3:Gợi liên tưởng đến câu thơ “Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Phần 2.1: Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ 0.5 điểm
Hiệu quả: vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ như mặt trời vừa thể hiện được sự tơn kính của
nhân dân, của nhà thơ đối với Bác 1.0 điểm
Học sinh viết đoạn văn
Lịng tơn kính của nhà thơ tồn tồn thể nhân dân với chủ tịch Hồ Chí Minh
Lịng Thương nhớ vơ tận của dịng người vào lăng viếng Bác

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

5


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên

Đề số 4:


1.
2.

1.
2.
3.

Phần I. (3đ)
Cho đoạn văn sau:
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa
nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày
mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng cịn tồn tại
khơng ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những
môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay,
học vẹt nặng nề. Khơng nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thơng
minh vốn có và khơng thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến
đổi khơng ngừng”.
Chỉ ra nội dung chính của đoạn văn trên? (1đ)
Từ đó em hãy viết đoạn văn triển khai nội dung sau: “Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang
bước vào thế kỉ mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.” (2đ)
Phần II. (7đ)
Cho câu thơ sau:
“Ta làm con chim hót
...................................
Chép tiếp 7 câu cịn lại để hoàn thiện đoạn thơ. Nêu tên tác giả, tác phẩm và hồn cảnh ra đời
của bài thơ có đoạn thơ trên? (2đ)
Giải thích nhan đề bài thơ? (1đ)
Bằng một đoạn văn T-P-H khoảng 10-12 câu, có sử dụng một phép thế, thành phần biệt lập,
trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên? (3,5đ)
4. Trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng có văn bản nói về những con người «lặng lẽ dâng cho

đời». Nêu tên văn bản đó cùng tên tác giả? (0,5đ)
Đáp án
Phần I. (3đ)
Nội dung đoạn văn: Cái mạnh của người Việt Nam là sự thông minh, nhạy bén với cái mới
nhưng lại bị hạn chế bởi những lỗ hổng về kiến thức cơ bản và khả năng thực hành, sáng tạo.
(1đ)
Viết đoạn văn:
Đúng hình thức (0,5đ)
Nội dung triển khai câu chủ đề(1,5đ): Sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ
mới của thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
Lớp trẻ Việt Nam phải nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam qua đoạn văn
trên để rèn thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
Hs khái quát được yêu cầu của nền kinh tế mới...
Hs nói được những mục tiêu rèn luyện theo suy nghĩ riêng của mình (hoặc dựa theo sự chuẩn
bị mà tác giả Vũ Khoan nói trong tác phẩm là được).

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

6


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Khuyến khích những hs có quan điểm riêng...
Phần II. (7đ)
1.
Chép đúng 7 câu còn lại được (0,5đ)
Tác giả: Thanh Hải (0,5đ)
Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ (0,5đ)
Hoàn cảnh ra đời: 11/1980, trước một tháng khi nhà thơ qua đời. (0,5đ)
Giải thích đúng nhan đề (1đ)

Hình ảnh «Mùa xn nho nhỏ» là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới của nhà thơ. Mùa
xn là khái niệm trừu tượng, vơ hình được đặt bên cạnh tính từ nho nhỏ làm cho hình ảnh
mùa xuân trở nên hữu hình, cụ thể,... Hình ảnh «Mùa xn nho nhỏ» là biểu tượng cho những
gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người.
Thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân với cộng
đồng.
Thể hiện ước nguyện của nhà thơ muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả
sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân
lớn của đất nước, của cuộc đời chung. Đó cũng là chủ đề của bài thơ mà nhà thơ muốn gửi
gắm.
Viết đoạn văn (3,5đ)
Hình thức đúng đoạn văn, đoạn văn T-P-H (0,5đ)
Sử dụng phép thế (0.25đ)
Sử dụng thành phần biệt lập (0,25đ)
Nội dung (2,5đ)
4.
Tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa (0,25đ)
Tác giả: Nguyễn Thành Long (0,25đ)

Đề số 5:

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

7


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Phần I. (4,0 điểm). Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ
cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai

ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trị con người lại
càng nổi trội”.
(Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan. Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)
1. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là
chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân
con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?
2. Trong văn bản tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt Nam là “thông
minh nhạy bén với cái mới”, còn cái yếu là “khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối
học chay, học vẹt nặng nề”. Hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 10 dịng) trình bày suy
nghĩ của em về ý kiến trên?
3. Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21?
Phần II: (6 điểm)
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu
tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."
Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của
bài thơ ấy.
Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm
xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ
vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?
Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy
nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lịng kính u và
niềm xót thương vơ hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.
Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác
đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

Đáp án
Phần I: (4 điểm)
Câu 1 (1 điểm)
Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. (0,75
điểm)
Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. (0,25 điểm)
Câu 2 (2 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy;
không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Yêu cầu về nội dung:

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

8


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 khơng chun
Thí sinh cần làm rõ các nội dụng sau:
Nêu được vấn đề cần nghị luận.
Suy nghĩ về cái mạnh của con người Việt Nam: thông minh, nhạy bén với cái mới (Vận dụng
các thao tác nghị luận xã hội để làm rõ cái mạnh của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng
của nó) (0,5 điểm)
Suy nghĩ về cái yếu của con người Việt Nam: Khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do
lối học chay, học vẹt nặng nề (Vận dụng các thao tác nghị luận xã hội để làm rõ cái yếu của
con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5 điểm)
Liên hệ bản thân: Thấy được cái mạnh của bản thân để tử đó có hướng phát huy, khắc phục
những cái yếu, nhất là lối học chay, học vẹt; tăng cường kĩ năng thực hành và vận dụng... (1
điểm)
Câu 3. Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ
21? (1đ)

Liên hệ những hành động việc làm để chở thành con ngoan trò giỏi, tích lũy kiến thức.
Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe để trở thành người cơng dân có ích cho gia đình và xã hội.
(Trình bày mạch lạc bằng 1 đoạn văn khoảng 5 dòng).
Phần II: (6 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ
được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng
Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.
Câu 2: Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra
ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.
Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi.
Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư thế ung dung
thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào n giấc nay đã có
được giấc ngủ bình n.
Câu 3: Đoạn văn viết cần đạt được những yêu cầu sau:
Bám sát nội dung khổ thơ: phân tích được hình ảnh của Bác được miêu tả trong tư thế ung
dung thanh thản, thấy được cảm xúc trào dâng của nhà thơ khi đứng trước Bác.
Không viết quá dài hoặc quá ngắn so với yêu cầu 10 câu của đề. Trình tự nghị luận là qui nạp,
có sử dụng phép lặp và một thành phần phụ chú.
Câu 4: Một bài thơ có nhắc đến trăng, ví dụ như Ánh trăng của Nguyễn Duy
"Trăng cứ trịn vành vạnh/ kể chi người vơ tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật
mình". Hay "Đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu...
Đề số 6:
Phần I (4 điểm):
“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái
hầm ba-ri-e cũ”.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê).
1. Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện?

Giáo viên: Đào Thị Thịnh


9


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
2. Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả dưới lòng đường.
Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ” thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi
như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi
cảm xúc như thế nào?
3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho
thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu để nêu suy nghĩ của em
về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
Phần II (6 điểm):
1. Chép lại khổ đầu bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Em hãy cho biết vài nét về tác
giả Huy Cận và hoàn cảnh sáng tác bài thơ này.
2. Khổ đầu và khổ cuối bài thơ có chi tiết giống nhau. Em hãy chỉ ra sự tương đồng, khác biệt
của chi tiết ấy.
3. Trong bài thơ có hai q trình vận động, đó là quá trình nào và quan hệ của sự vận động đó?
4. Bằng một đoạn văn (10 – 12 câu) theo phép lập luận quy nạp, hãy phân tích khổ thơ em vừa
chép để thấy được bức tranh biển vào đêm tráng lệ và khí thế hào hứng của người lao động khi
ra khơi, đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một thành phần phụ chú (gạch chân).
Đề số 7:

1.
2.
3.
4.

1.
2.


Phần I (4 điểm):
Đọc đoạn truyện sau và trả lời các câu hỏi:
“Dứt lời ông lão lại lật đật đi thẳng sang gian bác Thứ.
Chưa đến bực cửa, ông lão đã bô bô:
Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tơi rồi, đốt nhẵn! Ơng chủ tịch làng tơi
vừa lên trên này cải chính, ơng ấy cho biết... cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng tôi đi Việt
gian ấy mà. Láo! Láo hết! Tồn là sai sự mục đích cả..."
Đoạn truyện trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Tác phẩm đó được ra đời trong hồn cảnh
nào?
Nói “Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian” là cách nói nào? Em hãy tìm một câu nói bị dùng sai
từ của nhân vật ơng Hai? Lẽ ra nhân vật phải nói thế nào? Qua đó, tác giả muốn thể hiện điều
gì?
Tại sao nhân vật ông Hai trong đoạn truyện trên bị Tây đốt nhà, thế mà lại đi thông báo với
mọi người như khoe về một chiến công?
Qua những phẩm chất và hành động của nhân vật ông Hai, bằng một đoạn văn ngắn (khoảng
12 câu), hãy nêu những suy nghĩ của em về người nơng dân trong thời kì kháng chiến chống
Pháp?
Phần II (6 điểm):
Trong bài thơ Sang thu, Hữu Thỉnh đã viết:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
Em hãy cho biết bài thơ Sang thu được ra đời trong hoàn cảnh nào và được trích trong tập thơ
nào? Tại sao nhà thơ lại đặt tên bài thơ là Sang thu mà khơng phải là Thu sang?
Em có nhận xét gì về trạng thái vận động của dịng sơng và cánh chim khi đất trời chuyển giao
từ cuối hạ sang đầu thu? Chỉ ra biện pháp tu từ ở hai câu trên và nêu tác dụng?

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

10



Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
3. Chép lại hai câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên. Em hãy nêu cảm nhận của mình về hình ảnh
thơ độc đáo trong hai câu thơ em vừa chép bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 câu.
4. Bằng một đoạn văn (10- 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch, em hãy phân tích khổ hai của
bài thơ Sang thu để thấy được sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao
mua từ cuối hạ sang đầu thu, đoạn văn có sử dụng một phép liên kết câu và một câu chứa
thành phần khởi ngữ. (Gạch dưới thành phần khởi ngữ và những từ ngữ dùng làm phép liên
kết).
Đề số 8:
Câu 1: (4 đểm)
Trong văn bản "Bàn về đọc sách", tác giả Chu Quang Tiềm viết:
"Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc
được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà
đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng
chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. "Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lịng, ngẫm kỹ
một mình hay", hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. ... Đọc ít mà đọc kỹ,
thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi
thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi
đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về."
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khun gì về việc đọc sách?
2. Trong câu văn "Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy,
tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà khơng chịu nghĩ sâu, như
cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về",
tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong
đoạn trích.
3. Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Em hãy trình bày suy
nghĩ (Khoảng 1 trang giấy thi) về vấn đề đọc sách trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông
tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

Câu 2: (6 điểm)
Trong bài thơ "Ánh Trăng" của Nguyễn Duy có đoạn viết:
Thình lình đèn điện tắt
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Trăng cứ trịn vành vạnh
phịng buyn-đinh tối om
có cái gì rưng rưng
kể chi người vơ tình
vội bật tung cửa sổ
như là đồng là bể
ánh trăng im phăng phắc
đột ngột vầng trăng trịn
như là sơng là rừng
đủ cho ta giật mình.
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
1. Nêu hồn cảnh ra đời của bài thơ.
2. Tình huống Thình lình đèn điện tắt có vai trị, ý nghĩa gì trong bài thơ?
3. Các hình ảnh: Đồng, bể, sơng, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ
nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa gì ?

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

11


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
4. Viết một đoạn văn theo cách lập luận qui nạp (khoảng 12 câu) phân tích khổ thơ cuối của
bài thơ để làm rõ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính
triết lí của tác phẩm. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một câu cảm thán (gạch dưới từ
ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán).

5. Đoạn thơ trên gợi nhắc cho em nhớ tới bài thơ nào mà ở đó, hình ảnh trăng và rừng cũng trở
nên vơ cùng gần gũi, thân thuộc với cuộc đời người lính? Hãy ghi rõ tên tác giả của tác phẩm
ấy.
Đáp án
Câu 1: 4 điểm
Lời khuyên của tác giả: Chọn sách mà đọc và đọc cho kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm.
Trong câu văn đó, tác giả sử dụng phép tu từ so sánh và ẩn dụ (đọc nhiều mà không chịu
nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay
không mà về).
Hiệu quả nghê thuật: Diễn tả một cách hình ảnh và sinh động hệ quả của việc đọc nhiều mà
không nghĩ sâu thì dù sách có hay, có bổ ích thì cũng chẳng thu nhận được điều gì giá trị. Từ
đó người đọc nhận thức được không nên đọc qua loa, đại khái.
Yêu cầu nội dung: Các ý cơ bản:
*Tầm quan trọng của đọc sách: Dù xã hội có phát triển đến đâu thì đọc sách vẫn giữ vai trị
quan trọng. Đọc sách là con đường quan trọng tiếp nhận, chiếm lĩnh tri thức của nhân loại
sách bồi dưỡng tâm hồn hướng con người đến những điều tốt đẹp...
*Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay:
Khơng ít người tỏ ra thờ ơ với việc đọc sách các thư viện vắng người, cửa hàng sách ế ẩm
nhiều quyển sách có giá trị nhưng chỉ phát hành với số lượng ít ỏi.
Thay vì đọc sách, người ta tìm kiếm thơng tin cần thiết trên mạng hoặc qua các thiết bị nghe
nhìn hiện đại: Ti vi, đài, điện thoại thơng minh có kết nối internet... so với việc đọc sách báo,
các phương tiện nghe nhìn ấy có những lợi thế hơn và phù hợp, thuận tiện hơn với nhịp sống
hiện đại.
Hệ quả của việc ít đọc sách:
Mất đi cơ hội được tiếp cận và chiếm lĩnh kho tàng tri thức đồ sộ, phong phú của nhân loại
kiến thức bị hạn chế. Mạng Internet có khối lượng thơng tin lớn, nội dung phong phú, nhanh
và cập nhật nhưng khi đọc xong, thông tin đọng lại trong người đọc không được bao nhiêu.
Người đọc không thể "gặm nhấm", "nhâm nhi" từng câu văn cũng như linh hồn mà tác giả gửi
gắm vào đó giống như đọc sách truyền thống.
Mất đi cơ hội để bồi dưỡng, nâng cao đời sống tâm hồn...

Hiện nay, KHCN phát triển, sách mềm, sách điện tử đã ra đời song không nhiều, nội dung
chưa phong phú. Vì vậy, việc đọc sách mềm và sách điện tử không thể thay thế cho việc đọc
sách giấy.
Giải pháp:
Xã hội cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sách.
Thư viện trường học cần bổ sung đầu sách với nội dung đa dạng, phong phú, hấp dẫn, phù hợp
với nhu cầu, sở thích của học sinh.
Cá nhân cần tạo thói quen đọc sách hàng ngày chọn sách hay, phù hợp với mục đích, nhu cầu
đọc kĩ, suy nghĩ mới để tạo thành kiến thức, nếp nghĩ cho bản thân.

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

12


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Người đọc cần phải biết kết hợp hài hòa giữa văn hóa đọc truyền thống và văn hóa đọc hiện
đại để đạt được hiệu quả cao nhất.
Yêu cầu hình thức:
Bài văn hoặc đoạn văn khoảng 1 trang giấy thi.
Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, mạch lạc, khơng sai chính tả, diễn đạt.
(GV có thể căn cứ vào mức độ hiểu vấn đề của học sinh để cân nhắc điểm thành phần của các
ý trên)
Câu 2: 6 điểm
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: 1978, sau 3 năm đất nước thống nhất tác giả cơng tác tại Tp.
HCM.
Tình huống Thình lình đèn điện tắt có vai trị, ý nghĩa: Tạo nên bước ngoặt trong việc thể hiện
cảm xúc của bài thơ và từ đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
Các hình ảnh: Đồng, bể, sơng, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất
của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa:

Gợi nhớ về hình ảnh thiên nhiên đã gắn bó với nhân vật trữ tình trong q khứ (hồi nhớ, hồi
chiến tranh).
Hình ảnh hốn dụ biểu tượng cho quá khứ tuổi thơ hồn nhiên (đồng, sông, bể) và quá khứ gian
lao mà hào hùng thắm tình đồng chí đồng đội (rừng).
Phân tích khổ thơ cuối của bài thơ:
Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác
phẩm:
Trăng "trịn vành vạnh":
Gợi hình ảnh thiên nhiên tươi mát.
Biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị mà vĩnh hằng của đời sống.
Biểu tượng cho q khứ trịn đầy, thủy chung, khơng thay đổi.
2 câu đầu các từ "cứ", "kể chi" - > sự đối lập: Sự tròn đầy, vẫn nguyên, thủy chung của vầng
trăng-q khứ với sự thiếu sót, vơ tình, sự đổi thay của con người.
-Hình ảnh nhân hóa "ánh trăng im phăng phắc": Trăng hiện lên như người bạn với cái nhìn
nghiêm khắc mà bao dung. Cái nhìn có sức soi rọi vào sâu bên trong tâm hồn con người để
cho con người chợt giật mình thức tỉnh.
Giật mình nhận ra sự vơ tình đáng trách của mình, vì cuộc sống đầy đủ, vì hồn cảnh ấm êm
mà trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Đối diện với vầng trăng bao dung, một vầng trăng
"tròn vành vạnh, im phăng phắc", không lời buộc tội nhưng đủ để cho nhân vật trữ tình thấm
thía với lỗi lầm. Lời thơ giản dị nhưng giàu ý nghĩa triết lí. Nó gợi cho con người đạo lý thủy
chung, uống nước nhớ nguồn.
Về hình thức:
Đoạn văn theo cách lập luận qui nạp (khoảng 12 câu)
Có sử dụng phép thế và một câu cảm thán (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm
thán).
Đoạn thơ trên gợi nhắc bài thơ "Đồng chí", tác giả Chính Hữu.
Đề số 9:

Giáo viên: Đào Thị Thịnh


13


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
PHẦN 1 (5,5 điểm):
Trong bài "Chiều sông Thương", nhà thơ Hữu Thinh viết:
Đám máy trên Việt Yên
Rủ bóng về Bố Hạ
Câu 1: Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng tới bài thơ nào trong chương trình Ngữ văn
9 cũng có hình ảnh đám mây của nhà thơ trên? Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ ấy.
Câu 2: Chép chính xác hai khổ đầu của bài thơ em vừa nêu.
Câu 3: Trong đoạn thơ em vừa chép có hai từ đồng nghĩa với nhau. Đó là hai từ nào? Theo
em, cách tác giả sử dụng chúng trong bài thơ có giống nhau không? Hãy chỉ rõ.
Câu 4: Tư những câu thơ vừa chép, em hãy hoàn thành đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu,
trong đó có sử dụng phép lặp để liên kết câu và một câu có thành phấn khởi ngữ (xác định rõ
phép lặp và thành phấn khởi ngữ) để làm sáng tỏ câu chủ đề:
Như vậy, chỉ với hai khổ thơ năm chữ bình dị, Hữu Thỉnh đã đem đến cho người đọc một bức
tranh thu tuyệt đẹp được vẽ bằng hồn thơ tinh tế, nhạy cảm.
PHẦN 2 (4,5 điểm):
Dưới đây là phần trích trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long:
Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chỉ cơng việc của
cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Cơng việc của cháu gian khổ thế
đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Cịn người thì ai mà chả "thèm" hở bác? Mình sinh
ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe
đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ "ốp " là cháu chạy xuống chơi, lâu
thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là gì vậy? Nếu là nỗi nhớ
phồn hoa đơ hội thì xồng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng.
(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2015)
Câu 1: Đoạn văn sử dụng hình thức ngơn ngữ độc thoại hay đối thoại? Vì sao? Nếu chuyển
các câu nghi vấn trong đoạn thành câu trần thuật (vẫn giữ nguyên nội dung) thì giá trị biểu đạt

và biểu cảm của chúng có thay đổi khơng? Nêu cụ thể.
Câu 2: Nhân vật "cháu" trong đoạn văn là ai? Suy nghĩ của nhân vật thể hiện trong đoạn có gì
đặc biệt? Từ những suy nghĩ đặc biệt ấy, em hiểu nhân vật là người thế nào?
Câu 3: Cùng chủ để với "Lặng lẽ Sa Pa" nhà thơ Thanh Hải đã viết những câu thơ thật ý nghĩa
trong bài
"Mùa xuân nho nhỏ":
Ta làm con chim hót
Ta là một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Từ hiểu biết về hai tác phẩm được nói tới ở trên, kết hợp với những kiến thức xã hội, em hãy
viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa
và niềm vui của sự tự giác, tự nguyện trong đời sống con người và xã hội.
Đáp án
Phần 1

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

14


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Câu 1
Bài thơ Sang Thu 0,25 điểm
Nhan đề có ý nghĩa: khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu với những cảm nhận tinh tế của nhà
thơ 0,25 điểm
Câu 2 1,0 điểm
Chép chính xác 8 câu thơ mỗi lỗi sai hoặc thiếu một câu - 0,25 điểm
Câu 3
Hai từ đồng nghĩa là "chùng chình" và "dềnh dàng" 0,5 điểm

Cách dùng giống nhau ở chỗ: cùng sử dụng nghệ thuật nhân hóa, cùng diễn tả sự chuyển biến
thong thả, chậm rãi của sự vật 0,5 điểm
Câu 4
Hình thức 1,0 điểm
Đúng hình thức đoạn văn quy nạp với độ dài 12 câu có phép lặp và thành phần khởi ngữ
Nội dung 2,0 điểm
Biết khai thác các chi tiết hình ảnh, từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật để làm sáng tỏ bức
tranh thu tuyệt đẹp được vẽ bằng hồn thơ tinh tế nhạy cảm
+ Khổ 1: nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối khi bất chợt nhận ra những tín hiệu đầu tiên của phút giao
mùa hạ sang thu
+ Khổ 2: tác giả ngây ngất bởi những tín hiệu mùa thu đã dần rõ nét ở một không gian rộng
lớn, nhiều tầng bậc
Phần 2
Câu 1
Đoạn văn sử dụng ngơn ngữ đối thoại vì đây là lời nói của anh thanh niên với ơng họa sĩ 0,5
điểm
Nếu chuyển câu nghi vấn thành câu trần thuật thì giá trị biểu đạt giữ nguyên nhưng giá trị biểu
cảm khơng cịn, sẽ khơng thể hiện được sự trăn trở suy nghĩ nội tâm sâu sắc của nhân vật 0,75
điểm
Câu 2
Nhân vật cháu trong đoạn trích là anh thanh niên làm cơng tác khí tượng trên đỉnh núi Yên
Sơn 0,25 điểm
Suy nghĩ của anh trong đoạn trích đặc biệt ở chỗ: 0,5 điểm
+ Anh coi công việc là người bạn của anh
+ Anh nghĩ về sự thèm người của mình nhỏ hơn trách nhiệm với đất nước
Suy nghĩ đặc biệt đó cho thấy anh là người u cơng việc, sống có trách nhiệm với tập thể và
đất nước 0,5 điểm
Câu 3
Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn nghị luận xã hội đảm bảo độ dài hai phần ba trang giấy
0,5 điểm

Về nội dung 1,5 điểm
+ Nêu cách hiểu về ý thức tự giác, tự nguyện
+ Ý nghĩa và niềm vui của sự tự giác, tự nguyện đối với bản thân, gia đình và xã hội
+ Liên hệ bản thân: tự giác trong học tập, rèn luyện, tự nguyện trong phong trào hoạt động tập
thể, sống có ích, sống tử tế

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

15


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

16


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Đề số 10

Gợi ý
Phần I:

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

17


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên

1.Nội dung của đoạn trích: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên
nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.
Thái độ của tác giả: quan tâm, lo lắng, xót xa, căm phẫn…2.
2.Biện pháp liệt kê: “nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, chế độ
a-pác-thai, của sự xâm lược…nước ngồi”.
Hiệu quả nghệ thuật:
Khẳng định, nhấn mạnh tình trạng cuộc sống khổ cực, bất hạnh của trẻ em trên thế giới.
Những đứa trẻ vô tội bỗng nhiên trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của sự phân
biệt đối xử.
Bộc lộ tình cảm quan tâm, xót xa của tác giả với những nỗi bất hạnh mà các em phải chịu
đựng, đồng thời thể hiện thái độ cẵm phẫn với những tác nhân gây ra nỗi bất hạnh ấy.
3.Viết đoạn văn:
Hình thức: Một đoạn văn dài ½ trang, trình bày theo kiểu diễn dịch.
Nội dung:
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Các em cần được thương yêu và
quan tâm đặc biệt, được bảo vệ và chăm sóc.
Thế nhưng điều đáng buồn và xót xa hiện nay là các em vẫn đang từng ngày từng giờ phải
chịu đựng cuộc sống khổ cực, bất hạnh. Chiến tranh đã đánh cắp mất ở các em cơ hội được
sống, được đến trường, được yên ấm trong vịng tay cha mẹ. Nhiều đứa trẻ bị chính cha mẹ,
người thân, thầy cô giáo ngược đãi, đánh đập, hành hạ dã man. Ở những vùng đất nước vẫn
còn nghèo nàn, lạc hậu, các phải lam lũ cực nhọc để kiếm sống. Cuộc sống cơ cực, thiếu thốn
khiến các em phải thiệt thịi nhiều thứ mà trong đó quyền được học tập là thứ quan trọng nhất.
Và trong thời gian gần đây, chúng ta nhắc nhiều hơn đến vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em gây
bức xúc trong dư luận. Cuộc sống khổ cực, bất hạnh không chỉ để lại những cơn đau về thể
chất, mà ám ảnh hơn là những vết thương mãi không lành trong ký ức tuổi thơ của các em.
Những thực tế đó là tiếng chuông báo hiệu, nhắc nhở mọi người, mọi quốc gia hãy hành động
vì tương lai tốt đẹp của trẻ em.Chăm sóc giáo dục, bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của tồn nhân
loại. Thế giới của chúng khơng nên là thế giới của những giọt nước mắt, những lời sỉ vả,
những nỗi ám ảnh và những đòn roi cay nghiệt. Trẻ em là để yêu thương.
Phần II:

1.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ sáng tác năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
Ảnh hưởng: Thời điểm đó, có những người từng trải qua thử thách gian khổ, từng gắn bó với
thiên nhiên, nhân dân, đồng đội, sau khi ra khỏi thời đạn bom, sống trong hịa bình, giữa
những tiện nghi hiện đại... đã quên đi những nghĩa tình của thời đã qua. Trước hiện tượng đó,
nhà thơ viết bài thơ như lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao xưa. Đồng thời, bài thơ

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

18


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 khơng chun
cịn có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống "uống nước nhớ nguồn", ân nghĩa
thủy
chung
cùng
quá
khứ.
2. Việc lặp lại hình ảnh "vầng trăng non" nhằm mục đích nhấn mạnh vào vẻ vẹn nguyên, tròn
đầy, thủy chung của những ân tình của thiên nhiên, đồng đội, nhân dân.... trong quá khứ. Từ
đó càng làm nổi bật sự đổi thay, bội bạc của con người.
3.
“Đầu súng trăng treo” (“Đồng chí” – Chính Hữu )
“Thuyền ta lái gió với buồm trăng (“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận )
Viết đoạn văn:
Hình thức: Một đoạn văn 12 dịng, trình bày theo cách tổng – phân – hợp. Trong đoạn có sử
dụng một thành phần biệt lập ( chỉ rõ )
Nội dung:
- Trăng đã trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng khơng thay đổi. "trăng trịn vành

vạnh" biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, q khứ, dù cho con
người đổi thay "vơ tình".
- Ánh trăng cịn được nhân hố "im phăng phắc'' gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà
bao dung, độ lượng của người bạn thuỷ chung, tình nghĩa.
- Sự im lặng ấy làm nhà thơ ''giật mình'' thức tỉnh, cái ''giật mình'' của lương tâm nhà thơ thật
đáng trân trọng, nó thể hiện sự suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn.
- Dịng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù khơng cất lên nhưng chính
vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt.
- Qua đó Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người lời nhắc nhở về lẽ sống, về đạo lí ân nghĩa thuỷ
chung
Đề số 11:

PHẦN I (6,0 điểm)
Từ một câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ, tình cảm của
con người đối với những năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa, đối với thiên nhiên, đất
nước bình dị.
1. Nhận xét trên ứng với một bài thơ đã học. Đó là bài thơ nào, do ai sáng tác?

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

19


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
2. Hình ảnh nhân hóa nào xuất hiện xun suốt bài thơ kể trên? Vì sao hình ảnh đó cũng là ẩn
dụ?
3. Tình cảm biết ơn quá khứ, quê hương, đất nước, nhớ về cội nguồn là một đề tài quen thuộc
của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về
đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.
4. Từ đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trong bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang

giấy thi trình bày suy nghĩ của em về lối sống vơ ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay. Trong
đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép thế. (gạch dưới thành phần phụ chú và từ
ngữ dùng làm phép thế)
PHẦN II (4,0 điểm)
Cho đoạn văn sau:
Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc
nhơ, thần sơng có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn
lịng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim
dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin
chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
1. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Của ai?
2. Hãy tìm các thành ngữ trong lời người phụ nữ xấu số đó.
3. Từ tác phẩm trên, hãy viết một đoạn văn 15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp
truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
Đáp án
CÂU

NỘI DUNG
PHẦN I

ĐIỂM
0.5
0.5

1

Bài thơ:Ánh trăng
- Tác giả: Nguyễn Duy

2


Hình ảnh nhân hóa xun suốt bài thơ: Vầng trăng
- Hình ảnh “vầng trăng” là ẩn dụ vì: Hình ảnh đó biểu tượng cho
thiên nhiên, q khứ, những truyền thống đẹp đẽ mà con người cần
trân trọng giữ gìn.

0.5
0.5

“Bếp lửa” – Bằng Việt
“Nói với con” – Y Phương

0.5
0.5

Nội dung:
+ Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn” là gì? Vơ ơn bạc nghĩa là gì?.

2,0

3
4

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

20


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Tại sao phải “uống nước nhớ nguồn”?.

+ Thực trạng xã hội ngày nay tác động đến lối sống vô ơn bạc nghĩa
như thế nào? (Nguyên nhân)
+ Nêu biểu hiện: Trong gia đình, nhà trường, xã hội,…như thế nào?
+ Đánh giá, nêu quan điểm về vấn đề trên.
+ Liên hệ bản thân.
Hình thức:
+ Đoạn văn viết khoảng 2/3 trang giấy thi.
+ Phạm vi phân tích: Lối sống vơ ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày
nay.
+ Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
+ Có thành phần phụ chú và phép thế (gạch chân)

1,0

PHẦN II
1

Tác phẩm: “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ

2

Những thành ngữ là: Duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, đoan
trang giữ tiết, trinh bạch gìn lịng, lịng chim dạ cá, lừa chồng dối
con.

3

Nội dung:
Làm sáng tỏ được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam
2,0

qua Vũ Nương:
+ Vẻ đẹp về dung nhan, phẩm hạnh.
+ Người vợ thủy chung, yêu thương chồng hết mực.
+Người con dâu hiếu thảo.
+ Người mẹ yêu thương con.
+ người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa.
+ Đánh giá, khái quát Vũ Nương là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của
người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Hình thức
+ Đoạn văn diễn dịch
0.5
+ Diễn đạt trong sáng, mạch lạc.
+ Độ dài khoảng 15 câu
Đề số 12:

Phần 1: (4 điểm)
Trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ có đoạn:

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

21

0,5

1,0


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
“… Một đêm phịng khơng vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói
rằng:

– Cha Đản lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu.Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
– Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy
giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi! “
1. Tìm phép lặp, phép thế trong đoạn trích trên?
2. Trong đoạn văn trên lời của bé Đản có ý nghĩa như thế nào?
3. Nghe con nói, tâm trạng Trương Sinh diễn biến ra sao? Qua tác phẩm nêu nhận xét của mình
về nhân vật Trương Sinh.
1.
2.
3.
4.
5.

Phần 2: (6 điểm)
Chép chính xác bài thơ “Sang Thu” của Hữu Thỉnh.
Giải thích từ “chùng chình”? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nêu tác dụng.
Cho câu văn sau:“Sang Thu không chỉ là những cảm nhận tinh tế của tác giả về đất trời sang
thu mà cịn là những triết lí trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời”Câu văn trên cho biết đoạn văn
trước đó mang đề tài gì?Câu văn báo hiệu đoạn văn chứa nó mang đề tài gì
Viết hồn thành đoạn văn có câu chủ đề trên khoảng 10 câu, câu kết là 1 câu cảm thán.
Từ bài thơ trên viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp của
mùa thu Hà Nội.
Đề số 13:

1.
2.

3.

4.

Phần I (7 điểm)
Cho đoạn thơ:
"Hồi nhỏ sống với đồng
Trần trụi với thiên nhiên
vời sông rồi với bể
hồn nhiên như cây cỏ
hồi chiến tranh ở rừng
ngỡ không bao giờ quên
vầng trăng thành tri kỉ
cái vầng trăng tình nghĩa..."
Những câu thơ trên được trính từ văn bản nào, của ai? Nêu hồn cảnh sáng tác bài thơ.
Dựa vào những câu thơ trên, em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập
luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp làm rõ tình cảm giữa con người với vầng trăng, trong đó
có sử dụng thành phần biệt lập cảm thán và ghép nối (gạch dưới thành phần cảm thán và từ
ngữ dùng làm phép nối).
Hình ảnh "đồng" , "sơng", "bể", "rừng" xuất hiện trong đoạn thơ cịn được lặp lại trong một
khổ thơ khác của bài. Việc tác giả sử dụng lặp lại các hình ảnh thơ ấy có ý nghĩa như thế nào?
Chép lại hai câu tục ngữ hoặc thành ngữ viết về đạo lí sống ân nghĩa thủy chung của con
người Việt Nam giống với chủ đề có trong bài thơ ở đoạn thơ trên.
PHẦN II (3 điểm)

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

22


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện thơ Nôm trong văn học trung đại

Việt Nam tả nỗi nhớ của Kiều, Nguyễn Du có viết:
Xót người tựa cửa hơm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ơm.
(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du, Ngữ văn 9, tập 1)
1. Nỗi nhớ của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên hướng đến ai? Lúc này, cảnh ngộ của
nàng đáng thương như thế nào? Từ đó, em có nhận xét gì về tấm lịng của Thúy Kiều?
2. Giải thích thành ngữ "Quạt nồng ấp lạnh"?
3. Từ tấm lịng hiếu thảo của Kiều, hãy viết một đoạn văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về lòng
hiếu thảo của con cái với cha mẹ (Đoạn văn có độ dài khỏang 2/3 trang giấy thi).

Đề số 14:
Phần I (6 điểm)
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ than dan tay ra về,
Bước dần theo ngọn tiếu khê,
Lần xem phong cảnh có bể thanh thanh.
Nao nao dịng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
(Nguyễn Du - Truyện Kiều)
1. Sáu câu thơ trên nằm ở phần nào trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du? Hãy nêu ngắn
gọn nội dung của những câu thơ đó?
2. Chúng ta đều biết “nao nao ” là một từ láy diễn tả tâm trạng con người, vậy mà Nguyễn Du lại
viết: “Nao nao dòng nước uốn quanh ” cách dùng từ như vậy mang lại ý nghĩa như thế nào cho
câu thơ?
3. Trong “Truyện Kiều”, cách dùng từ tả tâm trạng người để tả cảnh vật không chỉ xuất hiện một
lần. Hãy chép lại hai câu thơ liền nhau trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích "có cách
dùng từ như vậy.


Giáo viên: Đào Thị Thịnh

23


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
4. Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp khoảng 15 câu diễn tả cảm nhận của em vê
khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong sáu câu thơ trên. Trong đoạn văn có sử
dụng một câu bị động và phép thể đế liên kết câu( Gạch chân câu bị động và các từ ngữ làm
phép thế).
Phần II (4điểm)
“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái
hầm ba-ri-e cũ”.
(Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê).
1. Những câu văn trên viết về việc gì trong câu chuyện?
2. Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phải hai quả dưới lòng đường.
Chị Thao phá một quả dưới chãn cải hầm ba-ri-e cũ Thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi
như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi
cảm xúc như thế nào?
3. Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho
thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo lối lập luận diễn
dịch để nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
Đáp án
Phần 1.
1. Sáu câu thơ trên nằm ớ phần thứ nhất của tác phẩm Truvện Kiều: “ Găp gỡ và đính ước”.
(0,5 đ)
.
Đoạn thơ gợi tả khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về. (0 5 đ)
Phân tích để thây rõ: Cảnh đã được nhân hóa một cách tự nhiên nên cảnh vật nhuốm màu tâm
trạng con người. Cảm giác về một ngày vui đang còn mà đã linh cảm thấy một điều gi đo

khơng bình thường sắp xuất hiện, như dự báo về cảnh và người sẽ gặp: - nấm mô Đạm Tiên và
chàng Kim Trọng. (1 đ)
( 0,5 đ) Hai câu thơ có cách dùng từ như vậy trong đoạn trích Kiểu ở lầu Ngưng Bích:
Bn trơng ngọn nước mới sa,
Hoa trơi man mác biết là về đâu?
Đoạn văn( 3,5 đ)
Nội dung: (2,5 đ)
Đoạn văn cần làm rõ cảnh chị em Kiều du xuân trở về
Cảnh chuyển động nhẹ nhàng, thanh dịu của mùa xuân.
Không khí rộn ràng khơng cịn nữa mà đang nhạt dần lặng dần.

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

24


Tuyển tập đề luyện thi vào lớp 10 không chuyên
Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng: xao xuyến, bâng khuâng, man mác một nồi buồn vơ cớ.
Hình thức: (1 đ) Khơng mắc lỗi chính tả, khơng mắc lỗi diễn đạt.
Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp ( 0 25 đ)
Độ dài khoảng 15 câu ( 0,25 đ)
Câu bị động gạch chân ( 0,25 đ)
Phép thế gạch chân ( 0,25 đ)
Phần II
(0,5 đ) Những câu văn trên viết về việc các cô gái phân công nhau phá bom nổ chậm.
(1đ) Hai cách đặt câu đó khác nhau về cấu trúc ngữ pháp là:
Các câu được viêt phải có đủ hai thành phân chủ ngữ và vị ngữ
Đặt câu theo ngun bản thì những câu văn đó đặc biệt ở chỗ thiếu vị ngữ.
Thế nhưng, cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: thể hiện được tốc độ khẩn
trương của công việc cũng như sự chủ động của họ trước thử thách. Đồng thời sự hiểm nguy

đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật
mong manh; do đó, sự can đảm của họ cũng hiện lên that lớn lao.
Đoạn văn: (2,5 đ)
Hình thức (0,5 đ):
Là một đoạn văn hồn chỉnh khơng mắc lỗi chính tả, khơng mắc lồi diễn đạt, có sự liên kêt
chặt chẽ giữa nội dung và hình thức.
“ Đúng quy cách của một đoạn văn, độ dài đoạn văn khoảng 12 câu Nội dung (2đ):Trình bày
suy nghĩ về lịng dũng cảm của tuổi tre hiện nay,
Đoạn văn có thế gồm các ý sau:

"

-Giải thích khái niệm lịng dũng cảm Lòng dũng cảm là một phẩm chất cao quý trong nhàn
cách, đạo đức con người. Lòng dũng cám là sự quả cảm, kiên cường, ý chỉ nghị lực cao đương
đầu với các hồn cảnh và tình huổng khơng thuận lợi trong cuộc sống..).
Biêu hiện của lờng đũng cảm (Lòng dũng cảm cũng như ỉòng yêu nước, thể hiện đặc biệt rõ
ràng, nổi bật khi chiên đấu với kẻ thù của dân tộc, trong cuộc đấu tranh giành độc lập cho tổ
quốc. Trong cuộc sống thường ngày, lòng dũng cảm thể hiện qua hành động và ý chí, vuợt qua
tình huống khó khăn, hiểm nghèo. Lịng dũng cảm cũng cỏ thể là nghị lực cao vượt qua các
cám dỗ, thói xấu gặp phải trong đời sống thường , và nhiều khi là để chiến thắng chính bản
thân mình).
Bàn luận về lòng dũng cảm.

Giáo viên: Đào Thị Thịnh

25


×