Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Thời cơ và thách thức.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.28 KB, 38 trang )

Mục lục
Tra
Lời giới thiệu
Lời cảm ơn
Chương I: Phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến
1. Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến
1.1. Phép biện chứng duy vật
1.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
2. Một trong hai nguyên lý của phép biện chứng: Nguyên lý về mối liên

ng
3
4
5
5
5
5
6

hệ phổ biến
2.1. Khái niệm
2.2. Nội dung nguyên lý
2.3. ý nghĩa của nguyên lý
3. Tại sao phải vận dụng phép duy vật biện chứng về mối lien hệ phổ

6
6
6
7

biến vào phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ


với hội nhập kinh tế quốc tế
Chương II: Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh

9

tế quốc tế. Thời cơ và thách thức.
I. Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
1.1. Thế nào là nền kinh tế độc lập tự chủ
1.2. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay
1.3. Khó khăn và thử thách khi xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
2. Hội nhập kinh tế quốc tế
2.1. Thế nào là hội nhập kinh tế quốc tế
2.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực liên quan tới chủ trương hội nhập kinh

9
10
11
20
22
22
22

tế quốc tế ở nước ta
2.3. Những kết quả đạt được khi Việt Nam tham gia quá trình hội nhập

25

kinh tế quốc tế
2.4. Những mặt yếu kém và tồn tại khi Việt Nam tham gia vào quá trình


26

hội nhập kinh tế quốc tế
2.5 Mối liên hệ giữa xây dựng nền độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế
quốc tế
Chương III: Những giải pháp và kiến nghị
1. Đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
1.1. Mục tiêu
1.2. Một số điều kiện xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
2. Đường lối hội nhập kinh tế quốc tế

1

29
29
29
29
32


2.1. Mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế
2.2. Những quan điểm chỉ đạo trong quá trình hội nhập
2.3. Một số nhiệm vụ cụ thể trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Kết luận
Tài liệu tham khảo

LỜI MỞ ĐẦU
Trong vòng 23 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã có những
bước ngoặt vơ cùng quan trọng, trong đó phải kể đến hai điểm mốc quyết
định sau: 1. Đại hội Đảng 6 năm 1986 khi Việt Nam chính thức xóa bỏ nền

kinh tế bao cấp để xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hay nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. 2. Ngày 11.1.2007 khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới
WTO. Có thể nói, nhờ có hai điểm mốc này, kinh tế Việt Nam đã đạt được
rất nhiều thành tựu và bước sang một thời kỳ mới, thời kỳ "hội nhập kinh
tế".Nói một cách khác đó là thời kỳ tồn cầu hóa kinh tế, một trong những

2

32
32
33
37
38


yếu tố hàng đầu của xu hướng tồn cầu hóa hiện nay của thế giới, xu hướng
mà ở đó các quốc gia trên thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều tuỳ
thuộc lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau. Vì thế nước nào đóng cửa với
thế giới là đi ngược lại xu thế của thời đại và khó tránh khỏi bị rơi vào lạc
hậu, trái lại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định
song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự phát triển của mỗi nước, mỗi quốc
gia.
Đứng trước yêu cầu ngày càng cấp bách đó, tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, khi đưa ra chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực, Đảng ta đã xác định rõ phương châm chủ đạo đó là: "... phát huy
tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và
định hướng xã hội chủ nghĩa...". Trong bối cảnh hiện nay đặt vấn đề chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế cùng với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
là hoàn toàn đúng đắn và chính xác. Hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng

với nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng
vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến tôi viết bài tiểu
luận này với mong muốn mọi người có một cách nhìn sâu sắc hơn, cặn kẽ
hơn, tồn diện hơn về "những nguy cơ thách thức cũng như thời cơ khi
chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập kết hợp với xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, và ảnh hưởng qua lại giữa việc xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế".
Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài tiểu luận tơi khơng thể trình bày
tất cả các vấn đề liên quan đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và
hội nhập kinh tế quốc tế mà chỉ có thể đi sâu vào nghiên cứu phân tích mối
quan hệ giữa chúng đồng thời đưa ra những giải pháp, những kiến nghị
nhằm góp phần hồn thiện đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trong q trình viết có thể
vẫn cịn nhiều thiếu sót vì vậy mong thầy cơ và các bạn đóng góp ý kiến để
bài viết có thể hồn thiện hơn.Tơi xin chân thành cảm ơn.

3


Chương I
Phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến
1. Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến.
1.1. Phép biện chứng duy vật
Quan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định bản chất vật chất,
tính thống nhất vật chất của thế giới, mà còn khẳng định các sự vật, hiện
tượng trong thế giới luôn tồn tại trong sự liên hệ, trong sự vận động và phát
triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Làm sáng tỏ những
vấn đề đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng. Chính vì vậy,
Ph.Ănghen đã khẳng định rằng phép biện chứng là lý luận về mối liên hệ phổ

4


biến, là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát
triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.Bên cạnh đó, V.I.
Lênin nhấn mạnh thêm: Phép biện chứng là học thuyết sâu sắc nhất, không
phiến diện về sự phát triển.
1.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật
1.2.1. Hai nguyên lý cơ bản:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
- Nguyên lý về sự phát triển
1.2.2. Các cặp phạm trù cơ bản:
- Cái riêng - cái chung
- Bản chất - hiện tượng
- Tất nhiên - ngẫu nhiên
- Nội dung - hình thức
- Nguyên nhân - kết quả
- Khả năng - hiện tượng
1.2.3. Ba quy luật cơ bản:
- Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại.
- Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
- Quy luật phủ định của phủ định.
2. Một trong hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
Trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tưởng biện chứng trong kho tàng lý
luận của nhân loại, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa
học tự nhiên thế kỷ XIX (khoa học về các quá trình, về nguồn gốc, về mối
liên hệ và sự phát triển) phép biện chứng duy vật đã phát hiện ra nguyên lý
về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong thế giới, coi đây

là đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật.
2.1. Khái niệm:

5


- Liên hệ: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động
qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các
mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
- Liên hệ phổ biến: Là những mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả
trong tự nhiên xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao
qt, nó tồn tại thơng qua những mối liên hệ đặc thù của sự vật, nó phản
ánh tính đa dạng và tính thống nhất của thế giới.
2.2. Nội dung nguyên lý:
- Triết học Mác khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều
nằm trong mối liên hệ phổ biến, khơng có sự vật hiện tượng nào tồn tại một
cách biệt lập mà chúng tác động đến nhau ràng buộc quyết định và chuyển
hoá lẫn nhau. Các mối liên hệ trong tính tổng thể của nó quy định sự tồn tại
vận động, biến đổi của sự vật. Khi các mối liên hệ thay đổi tất yếu sẽ dẫn
đến sự thay đổi sự vật.
2.3. ý nghĩa của nguyên lý
2.3.1. Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện:
- Trong nhận thức và hoạt động phải xem xét sự vật trong tính tồn vẹn
của nhiều mối liên hệ, nhiều mặt, nhiều yếu tố vốn có của nó kể cả các quá
trình, các giai đoạn phát triển của sự vật cả trong quá khứ, hiện tại và tương
lai. Có như vậy mới nắm được thực chất của sự vật. Khi tuân thủ nguyên tắc
này chủ thể tránh được sai lầm cực đoan phiến diện một chiều.
- Không được đồng nhất và san bằng vai trò của các mối liên hệ của
các mặt sự vật. Phải phản ánh đúng vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ.
Phải rút ra được những mối liên hệ bản chất nhất chủ yếu của sự vật. Khi

tuân thủ nguyên tắc này con người sẽ tránh được sai lầm nguỵ biện và chiết
trung.
2.3.2. Cơ sở khoa học của quan điểm lịch sử - cụ thể
- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại vận động phát
triển bao giờ cũng diễn ra trong những hồn cảnh cụ thể, trong khơng gian
và thời gian xác định.

6


- Khơng gian và thời gian có ảnh hưởng tới đặc điểm tính chất sự vật.
Cùng là một sự vật nhưng ở trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ
có những tính chất khác nhau.
u cầu:
Khi nghiên cứu xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong hồn cảnh
cụ thể, trong không gian thời gian xác định mà nó đang tồn tại vận động và
phát triển đồng thời phải phân tích vạch ra ảnh hưởng của điều kiện hồn
cảnh của mơi trường đối với sự tồn tại của sự vật, đối với tính chất của sự
vật và đối với xu hướng vận động và phát triển của nó.
- Khi vận dụng một lý luận nào đó vào trong thực tiễn cần phải tính đến
điều kiện cụ thể của nơi vận dụng tránh bệnh giáo điều dập khn, máy
móc, chung chung.
3. Tại sao phải vận dụng phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến vào
phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội
nhập kinh tế quốc tế.
Sau khi nghiên cứu kĩ phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến
ta dễ ràng nhận ra rằng sự vật hiện tượng ln có mối liên hệ mật thiết với
nhau chuyển hố lẫn nhau hay nói cách khác mọi sự vật hiện tượng tồn tại
phải có mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác chứ không thể tồn tại một
cách tách biệt độc lập. Sở dĩ các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau

là vì chúng là biểu hiện của vật chất vận động. Có nguồn gốc chung từ vật
động mà khi sự vận động có nghĩa là có mối liên hệ và các mối liên hệ của
sự vật là cái khách quan vốn có của sự vật. Chính vì vậy khi xem xét việc
xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta không thể tách rời khỏi việc hội
nhập kinh tế quốc tế và ngược lại. Hơn nữa theo quan điểm toàn diện khi
xem xét một sự việc hiện tượng mà cụ thể ở đây việc xây dựng độc lập tự
chủ chúng ta phải xem xét nó trong tính tồn vẹn của nhiều mối liên hệ khác
nhau, nhiều mặt khác nhau mà cụ thể đây là ảnh hưởng của việc xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại. Có như
vậy chúng ta mới nắm được thực chất của sự vật mới tránh được những sai
lầm cực đoan phiến diện một chiều. Đặc biệt đây lại là những vấn đề rất cấp
7


bách đặt ra đối với chúng ta khi tham gia q trình tồn cầu hố, quốc tế
hố. Chỉ có thể dựa trên nguyên lý mối liên hệ phổ biến mới có thể giúp
chúng ta nhìn sâu hơn, hiểu sâu hơn về vấn đề mà mình đang nghiên cứu.
Hơn nữa cũng theo quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét một sự vật hiện
tượng nào đó ta phải đặt nó trong hồn cảnh cụ thể khơng gian cụ thể. Vấn
đề chúng ta đang nghiên cứu ở đây cần được đặt trong bối cảnh tồn cầu
hố hiện nay, tình hình kinh tế nước ta hiện nay để thấy rõ hơn được ảnh
hưởng của tình hình thế giới, tình hình trong khu vực, tình hình trong nước
đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập kinh tế
quốc tế. Chính vì vậy ngun lý về mối liên hệ phổ biến sẽ giúp chúng ta có
một cách nhìn cặn kẽ hơn, tổng quát hơn. Chẳng hạn liệu hội nhập kinh tế
quốc tế có phải là một xu thế tất yếu khơng, hội nhập có phải là hồ tan hay
khơng, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ như thế nào cho phù hợp với
tình hình hiện nay, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế… Tất cả
những vấn đề đó chỉ có thể giải đáp khi chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề
chúng ta đang nghiên cứu dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Từ đó

ta có thể thấy rõ hơn tâm quan trọng của phép biện chứng mối liên hệ phổ
biến.
Trong chương II, chương III chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ hơn, cặn
kẽ hơn về mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập
kinh tế quốc tế trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.

Chương II
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
với hội nhập kinh tế quốc tế
Thời cơ và thách thức
1.

Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

8


Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện “tồn cầu hóa” nền kinh tế, mở cửa
hội nhập mà lại đặt vấn đề xây dựng kinh tế độc lập tự chủ là thiếu nhạy bén,
khơng tức thời, thậm chí là bảo thủ, tư duy kiểu cũ. Thế giới bây giờ là một
thị trường thống nhất, cần thứ gì thì mua, thiếu tiền thì đi vay, sao lại chủ
trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ (?!)
Mới nghe qua thì thấy có vẻ có lý, nhưng nếu suy ngẫm kĩ thì thấy
khơng có cơ sở khoa học, vì nó q ư giản đơn và phiến diện. Chúng ta biết
rằng, độc lập tự chủ là một xu thế phát triển của thế giới. Trong điều kiện
“tồn cầu hóa", liên doanh, liên kết rất đa dạng và phức tạp như hiện nay lại
càng phải giữ vững tính độc lập tự chủ.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm,
đường lối chính trị độc lập tự chủ mà còn là đòi hỏi của thực tiễn, nhằm bảo
đảm độc lập tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và

có hiệu quả cho chính ngay nền kinh tế, cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế
quốc tế. Khi có độc lập tự chủ về chính trị thì nội dung cơ bản của độc lập tự
chủ của một quốc gia là có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ hay
không? Đây là kinh nghiệm của nước ta và cũng là kinh nghiệm của nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới. Vả chăng, nước ta phát triển kinh tế để
đi lên chủ nghĩa xã hội, bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, các
lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội thường xuyên tìm cách ngăn cản và
chống phá sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nếu
không xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ thì dễ bị lệ thuộc, bị các thế
lực xấu, thù địch lợi dụng vấn đề kinh tế để lôi kéo, hoặc khống chế, ép buộc
chúng ta thay đổi chế độ chính trị, đi chệch quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
Nói cách khác, có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì mới tạo
được cơ sở kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chế độ chính trị độc lập tự
chủ. Độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để bảo đảm cho sự độc
lập tự chủ bền vững về chính trị. Khơng thể có độc lập tự chủ về chính trị
nếu bị lệ thuộc về kinh tế. Độc lập tự chủ về kinh tế được đặt trong mối quan
hệ biện chứng với độc lập tự chủ về các mặt khác sẽ tạo ra sự độc lập tự
chủ và sức mạnh tổng hợp của một quốc gia.

9


1.1. Thế nào là nền kinh tế độc lập tự chủ ?
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc
vào nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường
lối, chính sách phát triển, khơng bị bất cứ ai dựng những điều kiện kinh tế,
tài chính, thương mại, viện trợ... để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ
quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.
Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế trước những biến động của thị
trường, trước sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở bên ngồi, nó vẫn có khả

năng cơ bản duy trì sự ổn định và phát triển; trước sự bao vây, cô lập và
chống phá của các thế lực thù địch, nó vẫn có khả năng đứng vững, không
bị sụp đổ, không bị rối loạn.
Bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế cũng có nghĩa là bảo đảm vững
chắc định hướng xã hội chủ nghĩa và giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa
dân tộc trong cơng cuộc phát triển kinh tế, tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Khơng phải chờ đến khi có trình độ phát triển cao mới đặt
vấn đề giữ vững độc lập tự chủ, mà ngay từ đầu, ngay bây giờ đó phải bảo
đảm yêu cầu cơ bản về độc lập tự chủ, trước hết là về đường lối chính trị,
các nguyên tắc cơ bản về phát triển kinh tế. Đương nhiên, xây dựng kinh tế
độc lập tự là một quá trình lâu dài, đi từ thấp đến cao, ngày càng hoàn
chỉnh, ngày càng bền vững.
Trong thời đại ngày nay, nói độc lập tự chủ về kinh tế khơng ai hiểu đó
là một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, mà đặt trong mối quan hệ biện
chứng với mở cửa, hội nhập, chủ động tham gia giao lưu, hợp tác và cạnh
tranh quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực và lợi thế so sánh của
quốc gia, từng bước xây dựng một cơ cấu sản xuất đáp ứng được cơ bản
nhu cầu thiết yếu về đời sống của nhân dân và có khả năng trang bị lại ở
mức cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế, củng cố quốc phũng - an ninh.
1.2. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay
1.2.1 Trước hết phải kể đến mức tăng trởng cao.
Thời kỳ 1991-2000

10


Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm là 7,4%,
theo đó tổng giá trị GDP đạt gấp đôi năm 1990, GDP theo đầu người tăng
1,8 lần.
Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trởng khá và toàn diện trên nhiều lĩnh

vực. Giá trị sản lượng tồn ngành tăng bình qn hàng năm 5,6%. Trong đó
nơng nghiệp tăng 5,4%, thuỷ sản tăng 9,1%, lâm nghiệp tăng 2,1%.
Nổi bật nhất là sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm 1,1 triệu
tấn. Sản lợng lương thực năm 2000 đạt 34 triệu tấn, đạt mức lương thực
bình quân đầu người từ 294,9 kg năm 1990 lên trên 436 kg năm 2000. Việt
Nam từ nước nhập khẩu lương thực hàng năm, trở thành nước xuất khẩu
gạo thứ hai thế giới.
Sản lượng của một số cây công nghiệp trong thời kỳ 1999-2000 đã
tăng khá cao: cà phê tăng 4,7 lần, cao su 4,5 lần, chè tăng 2 lần, mía tăng 3
lần, bơng tăng 9,7 lần.
Sản lượng thuỷ sản tăng bình quân trong 10 năm là 8,85%:
Giá trị sản lượng cơng nghiệp tăng bình qn trong 10 năm là
khoảng 12,8 – 13%/năm
Công nghiệp chế biến đã có tốc dộ tăng trởng khá và đã chiếm tới
60,6% giá trị tồn ngành cơng nghiệp năm 1999.
Dầu khí có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tồn ngành công nghiệp.
Sản lượng dầu thô năm 2000 đã tăng gấp 6 lần so với năm 1990.
Sản lượng điện phát ra năm 2000 so với năm 1990 đã tăng gấp 3 lần,
sản lượng thép cán gấp 16 lần, xi măng gấp 5,3 lần, phân hoá học 4,2 lần,
giầy dép da 14,9 lần, giầy vải 4,9 lần, bột giặt 4,6 lần, đường 3,6 lần, bia 7,3
lần...
Giá trị sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là
20%.
Các ngành dịch vụ đã tăng trởng nổi bật trong các ngành thơng
mại, du lịch, bưu chính viễn thơng.
Giá trị hàng hóa bán ra trên thị trường trong nước năm 1999 đã gấp
11,3 lần năm 1990.

11



Khách du lịch quốc tế từ 1992 đến 1997 đã tăng bình quân hàng năm
là 26,5%. Mật độ điện thoại năm 1999 đã tăng 13,8 so với năm 1991 và là nước có tốc độ phát triển viễn thơng đứng thứ hai thế giới.
Vận chuyển hàng hố tăng bình qn trong 10 năm qua là 9,2%, vận
chuyển hành khách - 14,25%.
Hoạt động xuất khẩu cũng có mức tăng trưởng nổi bật. Tổng kim
ngạch xuất khẩu trong 10 năm đã tăng bình quân hàng năm 18,2%, tăng
gấp 5,3 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trởng giá trị nhập khẩu bình quân
hàng năm 10 năm qua là 17,5%. Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2000 đã tương đương tổng GDP.
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng rất đáng kể. Tính đến
q I năm 1999 đã có 2624 dự án đợc cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn
đăng ký là 35,8 tỷ USD, nếu tính cả vốn bổ sung là 40,3 tỷ USD. Trong 10
năm qua, vốn FDI đã chiếm khoảng 28% tổng vốn đầu t tồn xã hội.
Thời kì 2001-2007
(các số liệu giá trị tính theo giá so sánh 1994)

GDP tăng bình quân 8,2% một năm, năm 2007 GDP đạt 461443 tỷ
đồng.
Nông nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng tuy tốc độ tăng bình qn có
giảm ( khoảng 4%/năm) trong đó trồng trọt tăng 3.3%/năm; chăn nuôi tăng
7.3%/năm. Năm 2007 tổng giá trị nông nghiệp là 146811 tỷ đồng ( tăng
37,5% so với năm 1990).
Công nghiệp tăng mạnh trung bình mỗi năm tăng 21,5% .
Trong đó công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong tổng
giá trị công nghiệp và liên tục tăng, năm 2001 chiếm 80.7% đến năm 2007 là
87.8%.
Trong công nghiệp khai thác vai trò chủ đạo của khai thác than đã
được thay thế bằng dầu thơ và khí tự nhiên với sự đóng góp đáng kể vào
tổng giá trị cơng nghiệp( năm 2007 ngành khai thác dầu thơ và khí tự nhiên
đã đóng góp

65% vào giá trị ngành cơng nghiệp khai thác).

12


Cịn trong ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước sản xuất
và phân phối điện và ga vẫn giữ vai trị chính và ln đóng góp trên 90% vào
giá trị của ngành.
Ngoài ra các nghành dịch vụ,hoạt động xuất nhập khẩu, và nguồn
vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng rất mạnh.
Năm 2008
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994
ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nơng, lâm nghiệp và
thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực
dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực
nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; cơng nghiệp,
xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần
trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ
tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7 %,
nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước
suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên
là một cố gắng rất lớn.
Cơ cấu GDP tính theo giá thực tế năm 2008 như sau: Khu vực nông,
lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 39,91%; khu vực dịch vụ chiếm 38,1%.
Giá tiêu dùng năm 2008 diễn biến phức tạp, khác thường so với xu
hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục
tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với
tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm
0,68%). Nhìn chung giá tiêu dùng vẫn ở mức cao, giá tiêu dùng tháng 12

năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và giá tiêu dùng bình
quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%.
Thu, chi ngân sách Nhà nước
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước năm
2008 ước tính tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng 123,8% dự tốn năm,
trong đó thu nội địa bằng 110,9%; thu từ dầu thô bằng 143,3%; thu cân đối
ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 141,1%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 22,3% so với
năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển bằng
118,3% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng 114,7%); chi sự nghiệp kinh
tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể bằng
113,3%; chi trả nợ và viện trợ bằng 100%. Bội chi ngân sách Nhà nước năm

13


2008 bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thơng qua
đầu năm.
Đầu tư
Vốn đầu tư tồn xã hội thực hiện năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt
637,3 nghìn tỷ đồng, bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm 2007, bao
gồm vốn khu vực Nhà nước 184,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn và
giảm 11,4%; khu vực ngồi Nhà nước 263 nghìn tỷ đồng, chiếm 41,3% và tăng
42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi 189,9 nghìn tỷ đồng, chiếm
29,8% và tăng 46,9%.
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm nay tiếp tục đạt kết quả cao.
Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án đầu tư nước ngoài được cấp
phép mới với tổng số vốn đăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấp
phép từ đầu năm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng vốn đăng ký 60,3
tỷ USD, giảm 24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với

năm 2007. Nếu tính cả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 311 dự án
được cấp phép từ các năm trước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64
tỷ USD vốn đăng ký, gấp gần 3 lần năm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới
nay. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2008 đạt 11,5 tỷ USD,
tăng 43,2% so với năm 2007.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 theo giá so sánh
1994 ước tính tăng 5,6% so với năm 2007, bao gồm giá trị sản xuất nông
nghiệp tăng 5,4%; lâm nghiệp tăng 2,2%; thuỷ sản tăng 6,7%. Kết quả cụ thể
từng ngành như sau:
Nông nghiệp
Sản lượng lúa cả năm 2008 ước tính đạt 38,6 triệu tấn, tăng 2,7 triệu
tấn (tương đương tăng 7,5%) so với năm 2007 do diện tích gieo trồng tăng
200,5 nghìn ha và năng suất tăng 2,3 tạ/ha. Trong sản lượng lúa cả năm, lúa
đông xuân đạt 18,3 triệu tấn, tăng 7,6% so với năm trước; lúa hè thu 11,4
triệu tấn, tăng 12%; lúa mùa 8,9 triệu tấn, tăng 2%. Nếu tính cả 4,5 triệu tấn
ngơ thì tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2008 đạt 43,2 triệu tấn, tăng
7,5% so với năm trước.
Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm tiếp tục phát triển theo
hướng sản xuất hàng hoá cho tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu: sản
lượng cà phê 996,3 nghìn tấn, tăng 3,6%; sản lượng cao su 662,9 nghìn tấn,
tăng 8,7%; sản lượng chè đạt 759,8 nghìn tấn, tăng 7,5%; sản lượng hồ tiêu
104,5 nghìn tấn, tăng 17%.
Chăn ni gia súc, gia cầm đang từng bước được khôi phục sau những
thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh, tuy nhiên tốc độ tái đàn còn chậm. Theo
kết quả điều tra chăn ni tại thời điểm 01/10/2008, cả nước có 2898 nghìn
14


con trâu, giảm 3,3% so với thời điểm 01/8/2007; đàn bị 6338 nghìn con,

giảm 5,8%; đàn lợn 26702 nghìn con, tăng 0,5%; đàn gia cầm phát triển
nhanh hơn với số lượng 247,3 triệu con, tăng 9,4%.
Lâm nghiệp
Diện tích rừng trồng tập trung năm 2008 ước tính đạt 210,8 nghìn ha,
tăng 6,6% so với năm 2007; khoanh nuôi tái sinh đạt 944,4 nghìn ha, giảm
0,8%; diện tích rừng được chăm sóc 486,2 nghìn ha, giảm 1,2%; sản lượng
gỗ khai thác đạt 3562,3 nghìn m 3, tăng 2,9%. Hiện tượng cháy rừng, chặt
phá rừng năm 2008 đã giảm nhiều so với năm 2007. Tổng diện tích rừng bị
thiệt hại là 3919,7 ha, giảm 39,5%, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1677,3
ha, giảm 67,3%.
Thuỷ sản
Sản lượng thuỷ sản năm 2008 ước tính đạt 4582,9 nghìn tấn, tăng
9,2% so với năm 2007, trong đó ni trồng tăng khá, đạt 2448,9 nghìn tấn và
tăng 15,3%; khai thác 2134 nghìn tấn, tăng 2,9% (khai thác biển 1938 nghìn
tấn, tăng 3,3%).
Ni trồng thuỷ sản tăng khá so với năm 2007, chủ yếu do các địa
phương tiếp tục chuyển đổi và mở rộng diện tích ni trồng theo hướng đa
canh, đa con kết hợp. Khai thác thuỷ sản cũng bớt khó khăn hơn do những
tháng cuối năm giá xăng dầu giảm và chính sách của Chính phủ về hỗ trợ
tiền xăng dầu, tiền mua mới, đóng mới và thay máy tàu đã khuyến khích ngư
dân tăng cường bám biển.
Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính
tăng 14,6% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế Nhà nước tăng 4%;
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 18,8%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngồi tăng 18,6%, trong đó dầu khí giảm 4,3%. Trong giá trị sản xuất công
nghiệp, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 88,9% và tăng 16% so với
năm 2007; sản xuất và phân phối điện, ga, nước chiếm 5,7% và tăng 13,4%;
công nghiệp khai thác chiếm 5,4% và giảm 3,5%, do lượng dầu thô than và
sạch khai thác đều giảm so với năm trước.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2008 phục vụ tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu vẫn duy trì được tốc độ tăng cao so với năm 2007
như: Xe tải tăng 40,6%; xe chở khách tăng 38,3%; thủy hải sản chế biến
tăng 29,1%; máy giặt tăng 28%; quần áo người lớn tăng 27,7%; biến thế
điện tăng 22,6%; tủ lạnh, tủ đá tăng 22,2%; sữa bột tăng 18,6%; nước máy
thương phẩm tăng 15,2%; ti vi tăng 15%; giày thể thao tăng 14,6%; điện sản
xuất tăng 12,3%; xi măng tăng 9,6%. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm quan trọng
khác chỉ đạt tốc độ tăng thấp hoặc giảm sút so với năm trước như: Xe máy
tăng 5,5%; điều hòa nhiệt độ tăng 4,6%; giấy, bìa tăng 2,3%; phân hóa học

15


tăng 1%; thép trịn giảm 10,6%; dầu thơ khai thác giảm 6,6%; than sạch
giảm 6,1%; sơn hóa học giảm 1,9%; vải dệt từ sợi bơng giảm 1,8%.
Các địa phương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn đạt tốc độ tăng giá
trị sản xuất công nghiệp cao hơn mức tăng chung tồn ngành là: Vĩnh Phúc
tăng 21,8%; Bình Dương tăng 21,5%; Đồng Nai tăng 20,7%; Hải Phòng tăng
18,5%; Cần Thơ tăng 17,6%; Thanh Hoá tăng 16,9%. Một số tỉnh/thành phố lớn
đạt tốc độ tăng thấp, thậm chí giảm so với năm trước là: Hà Nội tăng 12,9%;
thành phố Hồ Chí Minh tăng 12%; Quảng Ninh tăng 10,4%; Đà Nẵng tăng
6,1%; Bà Rịa-Vũng Tàu giảm 0,4%.
Thương mại
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực
tế năm 2008 ước tính tăng 31% so với năm 2007(nếu loại trừ yếu tố tăng giá,
mức tăng chỉ đạt 6,5%). Trong tổng mức, khu vực kinh tế Nhà nước tăng
20,4% so với năm 2007; kinh tế cá thể tăng 32,2%; kinh tế tư nhân tăng
34,3%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng 20,9%. Trong tổng mức bán lẻ
hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, kinh doanh thương nghiệp tăng

31,5%; khách sạn, nhà hàng tăng 26,2%; dịch vụ tăng 31,3% và du lịch tăng
41,8%.
Xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
Kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008 ước tính đạt 62,9 tỷ USD,
tăng 29,5% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 28
tỷ USD, tăng 34,7%, đóng góp 50,3% vào mức tăng chung; khu vực kinh
tế nước ngoài không kể dầu thô 24,5 tỷ USD, tăng 26,8% và dầu thô 10,5
tỷ USD, tăng 23,1%. Tuy kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm nay tăng
khá cao so với năm 2007 nhưng nếu loại trừ trị giá tái xuất sắt, thép,
vàng và yếu tố tăng giá của 8 mặt hàng chủ yếu (dầu thô, than đá, gạo,
cà phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè) thì kim ngạch hàng hố xuất khẩu
chỉ tăng 13,5%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá xuất khẩu năm 2008,
nhóm hàng cơng nghiệp nặng và khống sản chiếm tỷ trọng 31%, nhóm
hàng nơng sản chiếm 16,3%.
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 của các mặt hàng chủ
yếu đều tăng so với năm 2007, chủ yếu do giá trên thị trường thế giới
tăng. Có 8 nhóm hàng/mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD
gồm: Dầu thô 10,5 tỷ USD, dệt may đạt 9,1 tỷ USD, giày dép đạt 4,7 tỷ
USD, thủy sản 4,6 tỷ USD, gạo 2,9 tỷ USD, sản phẩm gỗ 2,8 tỷ USD,
điện tử máy tính đạt 2,7 tỷ USD và cà phê 2 tỷ USD(tăng 2 mặt hàng so
với năm trước là gạo và cà phê).

16


Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam năm 2008 là Hoa Kỳ đạt
11,6 tỷ USD, tăng 14,5% so với năm 2007; ASEAN đạt 10,2 tỷ USD, tăng
31%; EU 10 tỷ USD, tăng 15%; Nhật Bản 8,8 tỷ USD, tăng 45%;
Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm 2008 ước tính đạt 80,4 tỷ
USD, tăng 28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước

đạt 51,8 tỷ USD, tăng 26,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28,6
tỷ USD, tăng 31,7%. Trong tổng kim ngạch hàng hoá nhập khẩu năm
2008, tư liệu sản xuất chiếm 88,8%; hàng tiêu dùng chiếm 7,8%. Nếu loại
trừ yếu tố tăng giá của một số mặt hàng thì kim ngạch nhập khẩu năm
nay chỉ tăng 21,4% so với năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu của hầu hết
các mặt hàng chủ yếu đều tăng so với năm trước.
Trong các thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2008, ASEAN
đạt 19,5 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2007; Trung Quốc 15,4 tỷ USD,
tăng 23,2%; EU 5,2 tỷ USD, tăng 1,7%; Đài Loan 8,4 tỷ USD, tăng 21,8
%; Nhật Bản 8,3 tỷ USD, tăng 37,7%.
Nhập siêu hàng hố năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 %
so với năm 2007, bằng 27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhập siêu
đã giảm nhiều so với dự báo những tháng trước đây nhưng mức nhập
siêu năm nay vẫn khá cao, trong đó châu Á có mức nhập siêu lớn nhất,
đứng đầu là thị trường Trung Quốc với 10,8 tỷ USD, cao hơn 1,7 tỷ USD
so với năm 2007.
Cùng với xuất, nhập khẩu hàng hố, năm 2008 cịn đẩy mạnh xuất,
nhập khẩu dịch vụ. Tổng trị giá xuất khẩu dịch vụ năm 2008 ước tính đạt
7,1 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm 2007, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4 tỷ
USD, tăng 7,2%; dịch vụ vận tải hàng không đạt 1,3 tỷ USD, tăng 23,7%;
dịch vụ vận tải biển đạt 1 tỷ USD, tăng 27,7%. Tổng trị giá nhập khẩu
dịch vụ năm 2008 ước tính đạt 7,9 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm 2007,
trong đó dịch vụ du lịch 1,3 tỷ USD, tăng 6,6%; dịch vụ vận tải hàng
không 800 triệu USD, giảm 2,4%; dịch vụ hàng hải 300 triệu USD, tăng
20%.
Dịch vụ
Vận tải
Vận chuyển hành khách năm 2008 ước tính đạt 1932,3 triệu lượt hành
khách với 81,7 tỷ lượt hành khách.km, tăng 8,1% về khối lượng vận chuyển và
tăng 7,6% về khối lượng luân chuyển so với năm 2007. Trong các ngành vận

tải, đường bộ tăng 8,8% về lượt khách và tăng 8,2% về lượt khách.km so với
năm trước; tương tự, đường hàng không tăng 10,5% và tăng 9,4%; riêng
đường sắt giảm 2,1% và giảm 0,4%.
Vận chuyển hàng hoá năm 2008 ước tính đạt 604 triệu tấn với 174,3 tỷ
tấn.km, tăng 8,9% về tấn và tăng 40,5% về tấn.km so với năm 2007, trong
đó vận chuyển bằng đường biển đạt 51 triệu tấn với 141,8 tỷ tấn.km, tăng
21,8% về tấn và 49,9% về tấn.km (luân chuyển bằng đường biển tăng cao là
do trong năm tăng năng lực vận chuyển tàu viễn dương).

17


Bưu chính, viễn thơng
Hoạt động bưu chính, viễn thơng tiếp tục phát triển trong năm 2008,
nhất là dịch vụ viễn thông. Số thuê bao điện thoại phát triển mới năm 2008
tăng nhanh, nâng tổng số thuê bao điện thoại của cả nước tính đến hết
tháng 12 năm 2008 lên 79,4 triệu thuê bao, trong đó thuê bao cố định 13,1
triệu (Tổng cơng ty Bưu chính Viễn thơng 10,3 triệu th bao, tăng 11,5% so
với thời điểm cuối năm trước). Thị trường Internet vẫn tiếp tục phát triển. Số
thuê bao Internet mới trong năm 2008 ước tính đạt 1,5 triệu thuê bao, nâng
tổng số thuê bao Internet có đến cuối tháng 12 năm 2008 lên 6,7 triệu thuê
bao, tăng 28,4% so với thời điểm cuối năm trước.
Du lịch
Số khách quốc tế đến nước ta năm 2008 ước tính đạt 4,3 triệu lượt
người, chỉ tăng 0,6% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du
lịch, nghỉ dưỡng đạt 2,6 triệu lượt người, tăng 1%; đến vì cơng việc 844,8
nghìn lượt người, tăng 25,4%; thăm thân nhân đạt 509,6 nghìn lượt người,
giảm 15,2%; khách đến với mục đích khác đạt 267,4 nghìn lượt người, giảm
23,3%.
Trong tổng số khách quốc tế đến nước ta năm 2008, khách đến từ

Trung Quốc tăng 13,1% so với năm 2007; Mỹ tăng 2,2%; Thái Lan tăng
9,6%; Xin-ga-po tăng 14,6%; một số nước có lượng khách đến nước ta giảm
là: Hàn Quốc giảm 5,5%; Nhật Bản giảm 6,1%; Đài Loan giảm 4,9%.
1.2.2Thứ hai, cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực.
Tỷ trọng nơng, lâm, ngư nghiệp trong GDP đã giảm từ 38,7% năm
1990 xuống cịn 17.8% năm 2007; cơng nghiệp và xây dựng đã tăng từ
22,6% lên 41.7%; dịch vụ từ 35,7% lên 40,5%.
Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng và vật nuôi đợc dịch chuyển
theo hướng tăng tỷ trọng một số cây cơng nghiệp và ăn quả có tiềm năng
xuất khẩu và sức cạnh tranh quốc tế như cà phê, điều, chè, tiêu, rau quả,
cao su..., tốc độ phát triển chăn nuôi tăng nhanh hơn trồng trọt.
Trong công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công
nghệ cao đã đợc xây đựng, nhiều ngành cơng nghiệp mới đã đợc hình thành
nh ô tô, xe gắn máy, điện tử...
Các ngành dịch vụ phát triển, đặc biệt là ngành bưu chính viễn
thơng, du lịch, thương mại... đã nâng được tỷ trọng lên trên 40% GDP.
Cơ cấu vùng kinh tế đã thay đôỉ theo hướng tập trung phát triển ba
vùng trọng điểm - Hồ Chí Minh - Vũng Tàu, Hà Nội - Hải Phịng - Quảng
18


Ninh, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, đồng thời đã dành sự quan tâm cần thiết tới
những miền núi, vùng xa, vùng sâu, những xã nghèo.
Cơ cấu vốn đầu tư phát triển đã chuyển từ ưu tiên phát triển công
nghiệp nặng sang ưu tiên nhiều hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn,
phát triển kết cấu hạ tầng, các ngành xuất khẩu, các lĩnh vực giáo dục, y tế,
xã hội.
Từ 1990 -2000, vốn đầu t cho nông nghiệp và nông thôn tăng bình
quân hàng năm là 22,9%, vốn đầu t phát triển cho kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải, thông tin liên lạc đã tăng bình quân hàng năm là 24,5%, vốn đầu t

phát triển cho các ngành công nghiệp tăng bình quân hàng lăm là 27,1%,
vốn đầu t cho lĩnh vực khoa học công nghệ giáo dục, đào tạo, y tế và văn
hố đã tăng bình qn hàng năm là 23,6%.
Từ năm 2001-2007 vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành công
nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, vận tải, thông tin liên lạc, sản xuất
và phân phối khí đốt, điện , nước.
1.2.3Thứ ba, các vấn đề xã hội bức xúc đã có những chuyển biến
tích cực.
Mức sống của dân của cả thành thị và nông thôn nhìn chung đã đợc
cải thiện một bước rõ rệt thể hiện thu nhập bình quân đầu người đã tăng 2.1
lần so với năm 1999; trong vòng 11 năm, từ năm 1991 đến 2002, chỉ số phát
triển người (HDI) của Việt Nam từ mức dưới trung bình (0,498 năm 1991)
tăng lên mức trung bình (0,688 năm 2002). Thứ bậc HDI của Việt Nam năm
2002 vượt lên 19, xếp thứ 109/173
Tỷ lệ tăng dân số năm 1988 là 2,28% đã giảm xuống còn 1,53% năm
2000; năm 1998 Việt Nam đã đợc Liên hợp quốc tặng giải thưởng về công
tác dân số.
Công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân đã có nhiều tiến bộ.
Năm 1990 tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là hơn 50% ;tỷ lệ chết của
trẻ em dưới 1 tuổi là 46%, dưới 5 tuổi là 69,5%, tuổi thọ trung bình là 64,
chiều cao trung bình của thanh niên là 1,6m. Đến năm 1998 các chỉ tiêu tơng
ứng trên đây đã được cải thiện rõ rệt: 38,9%; 39%, 48,5%, 68 tuổi; 1,62m.

19


Số hộ đói nghèo đã giảm rõ rệt từ 30,0% năm 1992 xuống cịn 16%
năm 2006.
1.3. Khó khăn và thử thách khi xây dựng nền kinh tế độc lập tự
chủ

Cơ bản nền kinh tế Việt Nam hiện nay lạc hậu về khoa học kỹ thuật
nhiều chục năm so với các nước công nghiệp phát triển. Sản xuất, xuất khẩu
của ta chủ yếu gồm các nơng khống sản thơ và các mặt hàng công nghiệp
thứ cấp, khi sản xuất phải nhập khẩu máy và vật tư phụ tùng, nông nghiệp lệ
thuộc vào phân bón, xăng dầu, thuốc sâu, nơng cơ; cơng nghiệp lệ thuộc
vào máy vật tư, linh kiện rời. Các nơng khống sản thơ như gạo, cao su, cà
phê, hàng thuỷ sản, than đá - dầu thô, và các mặt hàng thứ cấp khác: hàng
may mặc và giầy dép là những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu Việt Nam vấp
phải sự cạnh tranh rất mạnh của các nước kém mở mang khác, các hạn
định quotas nhập khẩu của nước ngoài, giá cả bấp bênh và có khuynh
hướng giảm, thị trường hạn chế. Trong nhiều năm, gạo, cà phê, cao su,
hàng may mặc của Việt Nam không xuất khẩu được hết trên thị trường thế
giới, khiến cho giá sụt và làm giảm thu nhập của công nhân, nông dân trong
các ngành liên quan. Trong khi đó, nhập khẩu lại hướng về máy, các vật tư,
linh kiện rời giá đắt và các hàng tiêu dùng cao cấp giá rất đắt.
Tình hình này làm cho vị thế của ta trên thị trường quốc tế yếu đi và
dẫn đến nhiều nguy cơ lớn về kinh tế tài chính.
Thứ nhất là nguy cơ bán rẻ như cho và mua phải trả giá cao, tỷ lệ giao
hốn bất lợi, xuất phát từ việc xuất khẩu nơng khống sản thơ giá rẻ và nhập
khẩu hàng cao cấp giá cao. Sự thiệt thòi triền miên năm này qua năm khác
mỗi năm ước hàng nhiều tỷ USD khiến cho nước ta nghèo càng nghèo
thêm.
Thứ hai là nguy cơ siêu đưa đến thâm thủng cán cân thương mại buộc
phải vay tiền nước ngoài. Năm 1995 dến 95 chúng ta nhập siêu trên dưới 3
tỷ USD, nợ quốc tế tăng khoảng 2-3 tỷ USD/năm để trám vào thâm thủng
của cán cân thương mại và các chi phí khác về ngoại tệ.

20




×