Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo đầu tư (bổ sung) Dự án Nhà máy điện mặt trời Dự Án Việt Tỉnh Bình Dương 0918755356

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.18 KB, 7 trang )

Dự án điện mặt trời
CÔNG TY CỔ PHẦN VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT

-----------------

BÁO CÁO ĐẦU TƯ
LẬP BÁO CÁO BỔ SUNG QUY HOẠCH
DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI DỰ ÁN VIỆT
TỈNH BÌNH DƯƠNG
QUY MÔ CÔNG SUẤT 900-1000MWP

TP.HCM. tháng 6 năm 2018

1


Dự án điện mặt trời
A. GIỚI THIỆU
Hiện nay, Công ty tập đoàn nova land đang gấp rút xúc tiến và triển khai các thủ tục liên
quan đến việc đầu tư xây dựng các dự án nhà máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời
(NMĐMT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Đơn vị tư vấn sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư lập Báo cáo Bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện
lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 và Báo cáo xin Chủ trương
đầu tư cho dự án sau đây:
Tên dự án: Dự án nhà máy điện mặt trời Dự Án Việt
Vị trí: Xã phước sang, Huyện Phú Giáo Tỉnh Bình Dương
Diện tích chiếm đất dự kiến: 100 ha.
Quy mô công suất nhà máy: 900-1000 MWp.

B. PHẠM VI CÔNG VIỆC
Phạm vi công việc của Tư vấn xây dựng dự án nhà máy điện mặt trời Dự Án Việt bao gồm:




Lập Báo cáo bổ sung dự án nhà máy điện mặt trời Dự Án Việt vào quy hoạch
phát triển điện lực quốc gia;



Lập Báo cáo xin chủ trương đầu tư Dự án điện mặt trời Dự Án Việt;



Chủ trì Báo cáo tại các cuộc họp theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền
và hiệu chỉnh báo cáo theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

1. Nội dung của đề án: lập Báo cáo bổ sung dự án nhà máy điện mặt trời Dự Án Việt
vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (gọi tắt là báo cáo Bổ sung quy hoạch)
Tư vấn Viện Năng lượng chịu trách nhiệm lập báo cáo Bổ sung quy hoạch với những nội
dung đáp ứng yêu cầu được quy định tại Thông tư số 43/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013
về việc quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh Quy
hoạch phát triển Điện lực và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.
Bên cạnh đó, báo cáo Bổ sung quy hoạch tuân thủ theo những quy định của Thông tư số
16/2017/TT-BCT ngày 12/9/2017 của Bộ Công Thương về việc Quy định về phát triển
dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.
Các nội dung chính của báo cáo bao gồm:
1. Tiềm năng bức xạ mặt trời tại vị trí dự án;
2. Mô tả dự án: vị trí, quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công
trình thuộc dự án; các nội dung về quy hoạch ngành và quy hoạch xây dựng của
địa phương;
3. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng dự án, các điều kiện thuận lợi và khó khăn;


2


Dự án điện mặt trời
4. Sơ bộ các giải pháp thực hiện, bao gồm: phương án kỹ thuật, công nghệ và công
suất; phương án đấu nối hạ tầng kỹ thuật; phương án lắp đặt thiết bị; tiến độ
thực hiện và hình thức quản lý dự án; phương án chung về bồi thường tái định
cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật (nếu có);
5. Tổng mức đầu tư của dự án; khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp
vốn theo tiến độ; phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính, hiệu quả xã hội
của dự án;
6. Thông tin cơ bản về chủ đầu tư: các tài liệu về tư cách pháp lý, đăng ký kinh
doanh, nhân sự chủ chốt, kinh nghiệm thực hiện dự án, năng lực tài chính, kỹ
thuật, trong đó kê khai danh sách các dự án đã thực hiện (bao gồm các dự án
công nghiệp và dự án điện) nếu có;
7. Kế hoạch và phương án chi phí, kỹ thuật phục vụ tháo dỡ và xử lý thiết bị nhà
máy phát điện mặt trời sau khi kết thúc dự án;
8. Các nội dung khác theo quy định về bổ sung dự án điện vào quy hoạch phát triển
điện lực cấp tỉnh/quốc gia, bao gồm:
 Đánh giá ảnh hưởng của việc điều chỉnh, bổ sung dự án đối với lưới điện của
tỉnh/khu vực/quốc gia khi xuất hiện dự án.
 Các giải pháp đồng bộ về nguồn, lưới điện khu vực cần điều chỉnh để đảm bảo
cung cấp điện.
Báo cáo Bổ sung quy hoạch được biên chế như sau:
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI
I.1. Giới thiệu chung
I.2. Các luận cứ và cơ sở lập báo cáo
I.3. Các thông tin chính về dự án
I.4. Thông tin về chủ đầu tư dự án
CHƯƠNG II - SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI

II.1. Khái quát về vị trí dự án
II.1.1. Khái quát về vị trí dự án
II.1.2. Tiềm năng năng lượng mặt trời khu vực nhà máy
II.2. Đặc điểm tự nhiên tỉnh Bình Dương
II.3. Hiện trạng và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương.
II.4. Hiện trạng hệ thống điện tỉnh Bình Dương
II.5. Quy hoạch phát triển hệ thống điện tỉnh Bình Dương
II.6. Sự cần thiết đầu tư Nhà máy điện mặt trời
CHƯƠNG III - CÁC GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ
3


Dự án điện mặt trời
III.1. Lựa chọn công nghệ và cấu hình Nhà máy
III.1.1. Lựa chọn công nghệ và cấu hình nhà máy
III.1.2. Lựa chọn các hệ thống/thiết bị chính
III.2. Quy mô công suất và sản lượng điện sản xuất
CHƯƠNG IV - ĐẤU NỐI NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN QUỐC GIA
IV.1. Cân bằng công suất và xu hướng truyền tải công suất của nhà máy
IV.2. Lựa chọn cấp điện áp và đề xuất các phương án đấu nối
IV.3. Tính toán so sánh kỹ thuật các phương án
IV.4. So sánh kinh tế - kỹ thuật các phương án
IV.5. Kiểm tra tính toán chế độ sự cố N-1
IV.6. Tính toán kiểm tra dòng ngắn mạch
IV.7. Kết luận về phương án đấu nối
CHƯƠNG V - NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
V.1. Nhu cầu sử dụng đất
V.2. Đánh giá tác động môi trường của dự án
CHƯƠNG VI - GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG, TỔ CHỨC SẢN XUẤT, QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH
NHÀ MÁY

VI.1. Giải phóng mặt bằng và khái toán chi phí bồi thường
VI.2. Giải pháp xây dựng và kiến trúc
VI.3. Tổ chức sản xuất, quản lý vận hành và bảo dưỡng
VI.4. Quản lý vận hành và bảo dưỡng
VI.5. Kế hoạch, phương án tháo dỡ và xử lý các hạng mục nhà máy khi dự án kết thúc
CHƯƠNG VII - ƯỚC TÍNH SƠ BỘ TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA DỰ ÁN
VII.1. Sơ bộ Tổng mức đầu tư
VII.2. Phương án huy động vốn
VII.3. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
CHƯƠNG VIII - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
PHỤ LỤC

4


Dự án điện mặt trời
2. Lập báo cáo xin chủ trương đầu tư dự án nhà máy điện mặt trời Dự Án Việt (gọi
tắt là báo cáo Đề xuất đầu tư)
Nội dung lập Báo cáo đề xuất đầu tư Dự án nhà máy điện mặt trời Dự Án Việt tại xã Phước
sang huyện phú giáo, tỉnh Bình Dương đã được qui định rõ trong Điều 33 của Luật Đầu tư
số 67/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ.
Nội dung báo cáo đề xuất đầu tư bao gồm các nội dung:


Thông tin về nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn
đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu
về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án;




Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án gồm các nội dung: tên công nghệ,
xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình
trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.

Báo cáo xin chủ trương đầu tư có thể được biên chế như sau:
Chương I- Tổng quan dự án
I.1. Các căn cứ pháp lý
I.2. Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư xây dựng công trình
I.3. Các thông số chính của dự án
Chương II- Quy mô dự án
II.1. Quy mô đầu tư
II.1.1. Quy mô công suất
II.1.2. Các hạng mục công trình
II.2. Địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất
Chương III- Phương án kỹ thuật
III.1. Lựa chọn sơ đồ hệ thống
III.2. Giải pháp công nghệ hệ thống
III.2.1. Lựa chọn tấm pin mặt trời, phương án lắp đặt và kết nối
III.2.2. Hệ thống biến đổi và điều hòa năng lượng
III.2.3. Trạm biến áp và đường dây đấu nối
III.2.4. Các thiết bị phụ trợ khác
III.3. Phương án đấu nối
III.4. Phương án cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ
thuật
III.5. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư
III.6. Phương án phòng, chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng
5



Dự án điện mặt trời
III.7. Đánh giá tác động môi trường và các giải pháp giảm thiểu
III.7.1. Tác động môi trường của dự án
III.7.2. Giải pháp hạn chế và khắc phục
Chương IV- Tổng mức đầu tư và phân tích tài chính
IV.1. Tổng mức đầu tư
IV.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Chương V- Kết luận và kiến nghị
V.1. Kết luận
V.2. Kiến nghị
Phụ lục và các bản vẽ

3. Công việc hỗ trợ
Tư vấn Viện Năng lượng sẽ hỗ trợ Chủ đầu tư trong việc làm rõ các Báo cáo, bao gồm tham
dự các cuộc họp do Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan của tỉnh tổ chức (nếu được các
cơ quan này yêu cầu), hiệu chỉnh các Báo cáo trong phạm vi công việc của Tư vấn theo yêu
cầu của Chủ đầu tư;
Hỗ trợ chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ xin quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh.

C. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Tiến độ đề xuất lập báo cáo như sau:
1. Báo cáo Bổ sung quy hoạch:
Tư vấn nộp
 Bản dự thảo: sau 03 tuần kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực
 Bản báo cáo cuối cùng: 05 ngày sau khi nhận được ý kiến đóng góp của chủ đầu
tư.
2. Báo cáo Đề xuất đầu tư
Tư vấn Viện Năng lượng nộp
 Bản dự thảo: sau 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt bổ sung quy
hoạch

 Bản báo cáo cuối cùng: 05 ngày sau khi nhận được ý kiến đóng góp của chủ đầu
tư.
Lưu ý: để hoàn thành các công việc theo như nội dung và tiến độ đề xuất ở trên,
Chủ đầu tư cần cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết trong thời gian hai (02) tuần kể từ
ngày hợp đồng có hiệu lực, bao gồm các văn bản pháp lý liên quan đến dự án; các tài liệu
6


Dự án điện mặt trời
hỗ trợ như tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân của công ty, các báo cáo tài chính thể
hiện tình hình kinh doanh và tài chính của công ty, tài liệu quảng bá của công ty, các tài
liệu thể hiện năng lực kỹ thuật và kinh nghiệm trong đầu tư và quản lý vận hành, bảo
dưỡng các nhà máy điện, thông tin về các đối tác đầu tư dự án, các tổ chức tài chính,... Cụ
thể là:
 Hồ sơ pháp lý của Chủ đầu tư;
 Tài liệu pháp lý về vị trí dự án;
 Tài liệu về năng lực và kinh nghiệm của Chủ đầu tư;
 Báo cáo tài chính (đã kiểm toán) trong ba (03) năm gần nhất;
 Sơ bộ kế hoạch tài chính: tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu, nguồn vay, kế hoạch huy
động vốn;
 Thư quan tâm từ các tổ chức tài chính.

7



×