Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Nhiễm trùng tiểu ths BS nguyễn duy khương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 49 trang )

NHIỄM TRÙNG TIỂU
Ths. Bs. Nguyễn Duy Khương
Giảng viên
Bộ môn nội. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ


MỤC TIÊU
1. Nêu được định nghĩa nhiễm trùng tiểu

5.

Trình bày các CLS giúp chẩn đoán

2. Nêu các tác nhân gây bệnh thường gặp

6.

Biện luận được chẩn đoán

3. Nêu được cơ chế bảo vệ và các YTNC

7.

Trình bày nguyên tắc điều trị NTT

4. Trình bày các bệnh cảnh lâm sàng

8.

Trình bày các biến chứng NTT


*YTNC: Yếu tố nguy cơ; *NTT: Nhiễm trùng tiểu


GIẢI PHẪU


ĐỊNH NGHĨA


Nhiễm trùng tiểu là hậu quả gây ra bởi sự xâm nhập của các vi sinh vật
(VSV) vào đường tiểu các mô thuộc thành phần hệ tiết niệu



VSV gây nên có thể là vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng


PHÂN LOẠI NHIỄM TRÙNG TIỂU THEO GIẢI PHẪU
• TRÊN:
– Viêm đài bể thận cấp hay mạn
– Áp xe thận hay quanh thận

• DƯỚI:
– Viêm bàng quang cấp hay mạn
– Viêm tiền liệt tuyến cấp hay mạn
– Viêm niệu đạo cấp hay mạn


ĐỊNH NGHĨA (Có biến chứng – không biến chứng)



Nhiễm trùng tiểu không biến chứng:


Một đợt viêm bàng quang niệu đạo, sau đó vi trùng xâm nhập vào niêm mạc bàng
quang niệu đạo nhưng không gây ra những hậu quả nghiêm trọng



Thường gây tái nhiễm ở phụ nữ



Viêm đài bể thận cấp không biến chứng thường gặp ở phụ nữ trẻ, đáp ứng tốt với
điều trị và không gây hậu quả nghiêm trọng


ĐỊNH NGHĨA (Có biến chứng – không biến chứng)
Nhiễm trùng tiểu có biến chứng:
– Gặp trong viêm đài bể thận hay viêm tiền liệt tuyến (liên quan đến nhu mô)
– Thường xảy ra ở các bệnh lý tắc nghẽn đường dẫn tiểu

– Hay sau khi đặt các dụng cụ vào đường tiểu

Các trường hợp này thường kháng với điều trị, dễ tái phát và dễ dẫn
đến biến chứng như nhiễm trùng huyết, Áp xe, suy thận cấp,…


ĐỊNH NGHĨA (Sự tái phát)
• Nhiễm trùng tiểu tái nhiễm (Reinjection):


– Trở lại do một loại vi khuẩn khác với vi khuẩn của lần trước
– Hầu hết viêm bang quang, niệu đạo là do tái nhiễm
• Nhiễm trùng tiểu tái phát (Relapse):
– Trở lại do cùng một loại vi khuẩn của lần trước
– Tái phát sau điều trị viêm đài bể thận cấp


SINH BỆNH HỌC: TÁC NHÂN
• Nhóm nhiễm khuẩn đặc hiệu


Lao, Lậu..

• Nhóm nhiễm khuẩn không đặc
hiệu





Thường là tạp khuẩn (Gram âm, dương)



Thường hay gặp: E.coli, Klebsiella, Proteus

Đường xâm nhập:



Ngược dòng



Đường máu, bạch huyết (ít gặp)

CỘNG ĐỒNG

TRONG BỆNH
VIỆN


SINH BỆNH HỌC: CƠ CHẾ BẢO VỆ ĐƯỜNG TIỂU

• Nước tiểu (lưu lượng, áp lực, pH)

• Bàng quang (Mucopolysacharide)

• Môi trường âm đạo (pH, kháng thể)

• Tiền liệt tuyến tiết chất chống vi khuẩn

• Niệu quản co tống nước tiểu một chiều

• Chổ nối bang quang niệu đạo (Rào cản)

• Protein Tamm-Horsfall là một thành phần

• Đáp ứng miễn dịch toàn thân


lớp nhầy trên đường dẫn nước tiểu (kết
dính nhung mao E.coli)


CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ
• Tuổi, Giới

• Tắc nghẽn hệ niệu (Sỏi, hẹp bao qui
đầu…)
• Trào ngược (Niệu đạo-BQ-Nquản-Thận)
• Cơ địa (mang thai, suy giảm MD,
ĐTĐ…)
• Bệnh nội khoa đi kèm
• Thủ thuật trên hệ tiết niệu
• Bàng quang thần kinh


CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP
1. Không triệu chứng lâm sàng

4. Hội chứng đáp ứng viêm

2. Tại chổ

5. Nhiễm trùng huyết






Hội chứng niệu đạo kích thích
Hội chứng bàng quang kích thích
Tiểu đục, tiểu máu

3. Toàn thân





Sốt cao lạnh run
Buồn nôn
Nôn ói
Đau hông lưng

6. Choáng nhiễm trùng


TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN


VIÊM BÀNG QUANG CẤP
• Hội chứng niệu đạo cấp:


Tiểu buốt gắt, tiểu lắc nhắc và tiểu gấp



Thường không có biểu hiện toàn thân (trừ bệnh nhân già hay đái tháo đường)


• Đau hạ vị trên xương mu

• Tiểu nhiều bạch cầu, mủ (mùi hôi), có thể tiểu máu
• Tiểu máu đại thể (Viêm BQ xuất huyết)


VIÊM NIỆU ĐẠO CẤP
• Hội chứng niệu đạo cấp:


Tiểu buốt gắt, tiểu lắc nhắc và tiểu gấp



Thường không có biểu hiện toàn thân

• Tiểu đục đầu dòng
• Khám thấy lổ tiểu đỏ
• Nguyên nhân: Clamydia Trachomatis, N. Gonorhoeae, Herpex simplex, E coli


VIÊM TIỀN LIỆT TUYẾN CẤP
• Biểu hiện toàn thân: Sốt, lạnh run, hội chứng nhiễm trùng

• Rối loạn đi tiểu: Tiểu khó, tiểu nhiều lần
• Đau vùng lưng, đáy chậu
• Thăm khám trực tràng Tiền liệt tuyến đau, căng to, mềm
• Dùng nghiệm pháp xoa nắn tiền liệt tuyến giúp chẩn đoán
• Biến chứng: Bí tiểu cấp, áp xe tiền liệt tuyến, nhiễm trùng huyết



VIÊM TIỀN LIỆT TUYẾN MẠN
• Nhiễm trùng tiểu tái phát thường xuyên

• Tiểu đêm, đau vùng gần hậu môn (đáy chậu)
• Không sốt, lạnh run, không có hội chứng nhiễm trùng rõ rệt
• Thăm trực tràng: triệu chứng không đặc hiệu
• Chẩn đoán: Nghiệm pháp xoa nắn tiền liệt tuyến sau đó lấy nước tiểu xét nghiệm




VIÊM ĐÀI BỂ THẬN CẤP
• Sốt cao, lạnh run, vẻ mặt nhiễm trùng - TOÀN THÂN -

• Đau góc sườn lưng hoặc vùng hông lưng cùng bên
• Hội chứng niệu đạo cấp, tiểu đục, tiểu máu có thể xảy ra vài ngày
• Khám nhìn hố thắt lưng đầy, nghiệm pháp rung thận dương tính
• Bệnh cảnh không điển hình và nặng:
– Người lớn tuổi, ĐTĐ, nghiện rượu, Suy dinh dưỡng, Ghép thận

• Nặng: Áp xe thận và chung quanh, Choáng nhiễm trùng, Tử vong


VIÊM ĐÀI BỂ THẬN MẠN
• Viêm đài bể thận cấp tái phát nhiều lần thường và điều trị không đúng cách hay Lao hệ

niệu (phải hỏi tiền sử bệnh)
• Triệu chứng đôi khi của suy thận mãn



CẬN LÂM SÀNG
• Nước tiểu (quyết định chẩn đoán)

• Chẩn đoán hình ảnh
• Các xét nghiệm hỗ trợ khác


CẬN LÂM SÀNG – NƯỚC TIỂU
• Tổng phân tích nước tiểu 10 thông số thường qui
• Soi nước tiểu, nhuộm gram
• Cấy nước tiểu, kháng sinh đồ


CẬN LÂM SÀNG – NƯỚC TIỂU
• SOI NƯỚC TIỂU


Bạch cầu, tế bào mủ



Nhuộm gram

• CẤY NƯỚC TIỂU + KHÁNG SINH ĐỒ


Là cận lâm sàng quyết định chẩn đoán




Hướng dẫn điều trị


CHỈ ĐỊNH CẤY NƯỚC TIỂU
1. Có triệu chứng cơ năng và thực thể của nhiễm trùng tiểu
2. Theo dõi kết quả điều trị của nhiễm trùng tiểu
3. Khi rút thông tiểu lưu
4. Tầm soát nhiễm trùng tiểu không triệu chứng ở phụ nữ có thai
5. Trước khi tiến hành các thủ thuật trên bệnh nhân có bệnh thận tắc nghẽn


×