Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Đề cương có đáp án môn đường lối Cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.13 KB, 26 trang )

Câu 1: Trình bày nội dung của cương lĩnh chính trị đầu tiên được thông qua trong hội nghị thành lập
Đảng 3/2/1930. Trình bày ý nghĩa của cương lĩnh.

Sự kiện ĐCS VN ra đời thể hiện bước phát triển biện chứng quá trình vận động cách
mạng Việt Nam - sự phát triển về chất từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến ba tổ
chức cộng sản, đến ĐCS VN trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm cách
mạng Nguyễn Ái Quốc.
Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn
tắt và Chương trình tóm tắt. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng ta.
*Phương hướng chiến lược và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam
- Xác định phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “Tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
- Xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng:
+ Về chính trị: đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; làm cho nước Việt
Nam được hoàn toàn độc lập; lập chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công
nông.
+ Về kinh tế: tịch thu toàn bộ các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ
công nông binh; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân nghèo,
mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày
làm 8h.
+ Về văn hóa - xã hội: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền; phổ thông giáo
dục theo công nông hóa.
* Về lực lượng cách mạng:
+) Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông dân và phải dựa vào
hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất.
+) Lôi kéo tiểu tư sản, tri thức, trung nông… đi vào phe vô sản giai cấp.
+) Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản VN mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì
phải lợi dụng, ít hơn mới làm cho họ đứng trung lập.
+) Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng như Đảng Lập hiến thì phải đánh đổ.
*Về lãnh đạo cách mạng: Là giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản. Đảng là đội


tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải
làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
*Về quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới:cách mạng
Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải thực hành liên lạc với các dân tộc
bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
1


Ý nghĩa:
+ Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là 1 văn kiện lịch sử quan trong đã nêu lên các
vấn đề cơ bản thuộc về đường lối chiến lược và sách lược của CMVN
+ Xác định đúng đắn con đường giải phóng dân tộc và phương hướng phát triển của
CMVN, giải quyết dc sự khủng hoảng về đường lối CMVN
Thực tiễn quá trình vận động của CMVN trong hơn 80 năm qua đã chứng minh rõ tính
khoa học và tính cách mạng, tính đúng đắn và tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên
của Đảng.
Câu 2:Phân tích chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa găn với phát
triển kinh tế tri thức do đại hội X ( 4/2006) xác định. Nêu ý nghĩa thực tiễn.
Nội dung
+ Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng,
lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa
gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa,
hiện đại hóa".
Nội dung cơ bản của quá trình này là:
- Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng
nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng
địa phương, từng dự án kinh tế - xã hội.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng xuất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có

sức cạnh tranh cao.
b. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn
với phát triển kinh tế tri thức
- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp,
nông thôn, nông dân.
Một là, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn: Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; Đẩy nhanh
tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh
của nông sản hàng hóa, phù hợp đặc điểm từng vùng và từng địa phương; tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và
lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
Hai là, về qui hoạch và phát triển nông thôn: Khẩn trương xây dựng các qui hoạch phát triển nông thôn, thực hiện
chương trình nông thôn mới; hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu kinh tế - xã hội đồng bộ; phát huy dân chủ
ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã
hội.

2


Ba là, về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn: Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân. Chuyển
dịch cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động
làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn có việc làm trong và ngoài khu vực nông thôn, kể
cả đi lao động nước ngoài; đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo.


Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ

Một là, đối với công nghiệp và xây dựng: Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tác,
công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế cạnh tranh, tạo nhiều sản phẩm xuất khẩu và thu hút nhiều
lao động; phát triển một số khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế; nâng cao hiệu quả của các khu công nghiệp và khu
chế xuất; Tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để thực hiện các dự án quan trọng. Hạn chế xuất khẩu tài nguyên

thô. Có chính sách thu hút chuyên gia giỏi ở nước ngoài; Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế - xã hội.
Phát triển công nghiệp năng lượng gắn với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Tăng nhanh năng lực và hiện đại hóa
bưu chính viễn thông.
Hai là, đối với dịch vụ: Tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành dịch vụ, nhất là những ngành có chất lượng cao,
tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; mở rộng và nâng cao các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, thương mại,
ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; phục
vụ đời sống khu vực nông thôn; đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.


Phát triển kinh tế vùng

Một là, có cơ chế chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước phát triển nhanh hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so
sánh của từng vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng, khắc phục tình trạng chia cắt khép kín theo địa giới
hành chính.
Hai là, xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam để tạo đông lực phát triển và sự
lan tỏa đến các vùng khác, có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để phát triển các vùng khó khăn.


Phát triển kinh tế biển

Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển (hệ thống cảng biển và vận tải biển, công nghiệp đóng tàu
biển, khai thác và chế biến dầu khí, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch,...). Sớm đưa nước ta trở thành
quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh và hợp tác quốc tế.


Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ

Một là, phát triển nguồn nhân lực có cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao; giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông
nghiệp, đến năm 2010 còn dưới 50% lực lượng lao động xã hội.
Hai là, lựa chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số ngành và lĩnh vực then chốt. Chú trong phát triển công

nghệ cao để tạo đột phá và công nghệ sử dụng nhiều lao động để giải quyết việc làm.
Ba là, kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo. Thực hiện chính sách trọng
dụng nhân tài.
Bốn là, đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, đặc biệt là cơ chế tài chính.


Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên

Một là, tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia. Quan tâm đầu tư vào lĩnh vực môi trường, khắc phục tình trạng
xưống cấp môi trường. Ngăn chặn các hành vi hủy hoại và gây ô nhiễm môi trường; thực hiện nguyên tắc người gây
ô nhiễm phải xử lý ô nhiễm hoặc chi trả cho việc xử lý ô nhiễm

3


Hai là, từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng - thủy văn, chủ động phòng chống thiên tai,
tìm kiếm, cứu nạn.
Ba là, xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường, bảo đảm phát
triển bền vững.
Bốn là, mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên, chú trọng lĩnh vực quản lý,
khai thác và sử dụng tài nguyên nước.

+ ý nghĩa thực tiễn
- cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể,khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế được nâng cao.
- cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đã đạt được những kết quả quan trọng: tỷ trọng công
nghiệp xây dựng tăng, tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp giảm.
- Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng
- Cơ cấu lao động có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
● những thành tựu của công nghiệp hóa hiện đại hóa đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá
cao,bình quân năm 2000 đến 2005 đạt trên 7,51%,các năm 2006-2007 đạt 8%/năm. Điều đó gops phần quan trọng vào công tác

xóa đói giảm nghèo.phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020.

Câu 3: Những công lao to lớn của đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong thời kì vận động thành lập Đảng
a,Truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê Nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập
Đảng:
- Ngày 5 – 6 – 1911, từ cảng Nhà Rồng, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Trêvin và bắt đầu cuộc hành
trình vạn dặm, hòa mình vào cuộc sống lao động Pháp để tìm đường cứu nước. Từ 1911 đến 1917, Người đã đến
nhà nước châu Âu, châu Phi và châu Mĩ. Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp sau 8 năm bôn ba và gia nhập Đảng Xã
hội Pháp vì đây là tổ chức duy nhất ở Pháp theo đuổi lí tưởng của Đại Cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng và Bác ái.
- Ngày 18 – 6 – 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành với tên gọi là Nguyễn
Ái Quốc gửi đến Hội nghị Véc-xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam. Bản yêu sách đòi chính phủ Pháp và các
nước đồng minh thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.
- Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của LêNin đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp, Luận cương của Lê-Nin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định
muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
- Ngày 25 – 12 – 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp họp tại thành
phố Tua. Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Nguyễn Ái
Quốc trở thành người đảng viên cộng sản Pháp, đồng thời là một trong những người tham gia thành lập Đảng Cộng
sản Pháp.
Từ đây, Nguyễn Ái Quốc càng tích cực hoạt động và tiếp tục học tập. Nghiên cứu lí luận về con đường cách mạng
thuộc địa để truyền bá vào Việt Nam.

4


- Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của An-giê-ri, Ma-rốc, Tuy-ni-di,… Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên
hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân. Cơ quan ngôn
luận của Hội là báo Người cùng khổ (1922) do Người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút. Người còn viết nhiều bài cho các
báo Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đoàn lao động Pháp),… và đặc biệt là
cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo nói trên được bí mật chuyển về Việt Nam đã góp phần thúc đẩy

phong trào dân tộc trong nước phát triển mạnh mẽ hơn.
- Tháng 6 – 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân ( 10 – 1923 ) và
được bầu vào Ban chấp hành Hội. Người ở lại Liên Xô, vừa nghiên cứu, học tập, viết bài cho báo Sự thật của Đảng
Cộng sản Liên Xô, tạp chí Thư tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản. Tại Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V ( 1924 ),
Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa,
về mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về
vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
- Ngày 11 – 11 – 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc) để trực tiếp đào tạo cán bộ, xây dựng tổ
chức cách mạng, truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc vào Việt Nam. Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội và
giai cấp ở Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp đã tạo sẵn điều kiện để Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm
cái việc gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi.
- Khi đến Quảng Châu (Trung Quốc), Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở đây và
chọn một số thanh niên hăng hái trong tổ chức Tâm tâm xã, mở các lớp huấn luyện chính trị ngắn hạn để đào tạo
họ thành cán bộ cách mạng đưa về nước hoạt động. Các bài giảng của Người được tập hợp lại và in thành cuốn
Đường cách mệnh, hàm chứa những vấn đề cơ bản trong đường lối chiến lược và sách lược của cách mạng Việt
Nam
- Tháng 6 – 1925, Người sáng lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và lấy Cộng sản đoàn làm nòng cốt. Đây là tổ
chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nhờ hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, phong trào cách mạng ở
trong nước ngày càng phát triển sôi nổi, khuynh hướng các mạng vô sản dần dần chiếm ưu thế trong phong trào
dân tộc. Đến năm 1929, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã xây dựng cơ sở ở khắp ba kì.
Những hoạt động của Người từ 1911 đến 1929 có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và
đạo đức cho việc thành lập chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam.
b. Thống nhất phong trào cộng sản, sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam:
- Sau một thời gian dài hoạt động có hiệu quả, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên dần dần mất vai trò lịch
sử. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng trong nước đòi hỏi phải có một đảng cách mạng tiên phong
đủ sức lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục tiến lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, từ giữa đến cuối năm 1929, ở Việt
Nam đã lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng và Đông
Dương Cộng sản liên đoàn.
- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản nói trên đánh dấu sự phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng nước ta.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các tổ chức này đã đả kích lẫn nhau, làm giảm uy tín của các tổ chức cộng sản
và gây ảnh hưởng tiêu cực đến phong trào cách mạng đang lên.
- Từ 3 – 2 đến 7 – 2 – 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị để hợp nhất các tổ chức cộng sản tại Hương Cảng
(Trung Quốc). Người chủ trì hội nghị và đã phân tích những hoạt động bè phái, chia rẽ của ba tổ chức cộng sản và
tác hại của nó. Do yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam và uy tín đức độ của Người nên đã đã thống nhất

5


được các tổ chức cộng sản. Hội nghị nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam thành đảng duy nhất, lấy tên
là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo đã vạch ra đường lối, phương
hướng cơ bản cho cách mạng Việt Nam (đây chính là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt
Nam).
=> Hai thập niên đầu thể kỉ XX, với những hoạt động cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã truyền bá chủ nghĩa Mác-LêNin
vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng. Đồng thời, Người đã thành công
trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 4: Trình bày quan điểm, chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội của Đảng trong thời kì
đổi mới.
Một là, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội
- Kế hoạch phát triển kinh tế phải tính đến mục tiêu phát triển các lĩnh vực xã hội có liên quan trực tiếp.
- Mục tiêu phát triển kinh tế phải tính đến tác động và hậu quả xã hội có thể xảy ra để chủ động xử lý.
- Phải tạo được sự thống nhất, đồng bộ giữa các chính sách kinh tế và chính sách XH.
*Hai là, xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong
từng chính sách phát triển.
- Nhiệm vụ gắn kết này không dừng lại như một khẩu hiệu mà phải được pháp chế hóa thành các thể chế
có tính cưỡng chế, buộc chủ thể phải thi hành.
*Ba là, chính sách xã hội được thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ giữa quyền lợi và
nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.

- Chính sách xã hội có vị trí, vai trò độc lập tương đối so với kinh tế, nhưng không thể tách rời trình độ
phát triển kinh tế, cũng không thể dựa vào viện trợ như thời bao cấp.
- Trong chính sách xã hội phải gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ.
*Bốn là, coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người (HDI) và chỉ
tiêu phát triển
Quan điểm này thể hiện mục tiêu cuối cùng và cao nhất của sự phát triển phải là vì con người, vì một xã
hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Phát triển phải bền vững, không chạy theo tăng
trưởng.

c) Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội
*Một là, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả mục tiêu xóa đói
giảm nghèo.
- Tạo cơ hội, điều kiện cho mọi người tiếp cận bình đẳng các nguồn lực phát triển

6


- Tạo động lực làm giàu cho đông đảo dân cư bằng tài năng, sáng tạo của bản thân.có chính sách hạn chế
phân hóa giàu nghèo,giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị
*Hai là, bảo đảm cung ứng dịch vụ công thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân, tạo việc làm và thu
nhập, chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
- Xây dựng hệ thống an sinh XH đa dạng,phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm.
- Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ XH, tạo nhiều việc làm trong nước , đẩy mạnh xuất khẩu LĐ.
- Thực hiện chính sách ưu đãi XH
- Đổi mới chính sách tiền lương, phân phối thu nhập XH công bằng, hợp lý
*Bốn là, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe và cải thiện giống nòi.
Quan tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản,giảm nhanh tỉ lệ suy dinh dưỡng
Đẩy mạnh công tác bảo vệ giống nòi,kiên trì phòng chống HIV/AIDS và các tệ nạn XH
*Năm là, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Giảm tốc độ tăng dân số,bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý

Xây dựng gia đình no ấm,tiến bộ hạnh phúc
*Sáu là, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội.

*Bảy là, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng.
- Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung Ương khóa X tại Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục đưa
ra chủ trương thực hiên có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo bảo an sinh xã hội trong từng bước và
từng chính sách phát triển:
+ Tập trung giải quyết tốt chính sách lao động, việc làm và thu nhập.
+ Bảo đảm an sinh xã hội.
+ Nâng cap chất lượng chăm sóc sức khẻo nhân dân và công tác dân số, bảo về và chăm sóc sức khỏe bà mẹ,
trẻ em.
+ Đáu tranh phòng, chống có hiệu quả tệ nạn xã hội, tại nạn giao thông.
Câu 5: Trình bày đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của Đảng thời kì 1946- 1954. Nếu rõ ý
nghĩa của đường lối đó.
a)

Hoàn cảnh lịch sử

Tháng 11/46 Pháp tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn khiêu khích ta ở Hà Nội.
- Ngày 19/12/46 thường vụ trung ương đảng hợp hội nghị mở rộng tại làng vạn phúc- hà đông (hà nội) dưới sự
chủ trì Hồ Chí Minh.Hội nghị đã hạ quyết tâm phát động toàn quốc kháng chiến
- Ngày 19/12/46 mệnh lệnh kháng chiến được phát ra và cả nước đã đồng loạt nổ sung từ miền xuôi đến miền
ngược.

7


- Sáng 20/12/46 lời kiêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác trên đài phát thanh.
Thuận lợi: Cuộc chiến tranh của ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc, ta đã có
sự chuẩn bị cần thiết về mọi mặt, nên về lâu dài, ta sẽ có khả năng đánh thắng quân xâm lược. Trong khi Pháp có

những khố khắn nhất định về kinh tế, chính trị, quân sự.
Khó khăn: Tương quan lực lượng quân sự yếu hơn địch. Ta bị bao vây bốn phía, chưa được nước nào công nhận,
giúp đỡ. Còn quân Pháp lại có vũ khí tối tân, đã chiếm đóng được hai nước Lào, Campuchia và một số nơi ở Nam
Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở Miền Bắc.
b)

Quá trình hình thành và nội dung đường lối



Quá trình hình thành đường lối

Đường lối toàn quốc kháng chiến của Đảng được thể hiện qua 3 văn kiện chính là: Lời kêu gọi toàn quốc kháng
chiến của Hồ Chí Minh (19/12/1946), Chỉ thị "Toàn dân kháng chiến" của trung ương Đảng (22/12/1946) và tác
phẩm "Kháng chiến nhất định thắng lợi" của đồng chí Trường Chinh (9/1947).


Nội dung đường lối

Mục đích kháng chiến: là để tiếp tục sự nghiệp cách mạng tháng Tám, đánh thực dân Pháp xâm lược, hoàn thành
giải phóng dân tộc, giành độc lập và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.
+ Tính chất kháng chiến: Cuộc kháng chiến của ta là chiến tranh nhân dân, chiến tranh chính nghĩa. Vì vậy, cuộc
kháng chiến của ta có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ mới.
+ Đối tượng kháng chiến là đế quốc Pháp xâm lược, bọn tay sai và can thiệp của Mỹ.
+ Nhiệm vụ của cuộc kháng chiến này chính là một cuộc chiến tranh cách mạng có tính chất dân tộc độc lập và dân
tộc tự do. Hoan thành giải phóng dân tộc.
+ Phương châm tiến hành kháng chiến: tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn
diện, lâu dài, dựa vào sức mạnh là chính.

Kháng chiến toàn dân: Là toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang, có ba thứ quân làm nòng cốt… "Bất

kỳ đàn ông, đàn bà không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người trẻ. Hễ là người Việt Nam đứng
lên đánh thực dân Pháp", thực hiện mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng xóm là một pháo đài.


Kháng chiến toàn diện: Đánh địch về mọi mặt chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, ngoại giao.


Kháng chiến lâu dài: Là để chống âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp, để có thời gian để củng cố,
xây dựng lực lượng, nhằm chuyển hoá tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch,
đánh thắng địch.

Kháng chiến dựa sức mình là chính, trước hết phải độc lập về đường lối chính trị, chủ động xây dựng và
phát triển thực lực của cuộc kháng chiến, đồng thời coi trọng viện trợ quốc tế.
+ Đảng Cộng Sản Việt Nam là người lãnh đạo cuộc kháng chiến, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết
định thắng lợi của cuộc kháng chiến.
Tháng 2-1951, Đảng Cộng sản Đông Dương đã họp Đại hội đại biểu lần thứ II tại tỉnh Tuyên Quang. Đại hội ra Nghị
quyết chia tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành ba Đảng cánh mạng để lãnh đạo cuộc kháng chiến của ba dân
tộc thắng lợi. Ở Việt Nam, Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. Báo cáo hoàn thành

8


giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày
tại Đại hội của Đảng lao động Việt Nam đã kế thừa và phát triển đường lối cách mạng trong cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng thành đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đường lối đó được phản ánh trong chính
cương của Đảng lao động Việt Nam.
**Nội dung chính cương
+ Tính chất xã hội Việt Nam có ba tính chất: Dân chủ nhân dân một phần thuộc địa nửa phong kiến. Ba tính chất đó
đang đấu tranh lẫn nhau, nhưng mâu thuẫn chủ yếu lúc này là mâu thuẫn giữa tính chất dân chủ nhân dân và tính
chất thuộc địa. Mâu thuẫn đó đang được giải quyết trong quá trình kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực

dân Pháp và can thiệp Mỹ.
+ Đối tượng cách mạng Việt Nam có hai đối tượng:
•Đối tượng chính là chủ nghĩa đế quốc xâm lược cụ thể lúc này là đế quốc Pháp và bọn can thiệp Mỹ.
•Đối tượng phụ hiện nay là phong kiến, cụ thể là phong kiến phản động.
+ Nhiệm vụ cách mạng:
•Đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc.
•Xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng.
•Phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội.
Ba nhiệm vụ đó khăng khít với nhau. Song nhiệm vụ chính trước mắt là hoàn thành giải phóng dân tộc.
+ Động lực của cách mạng gồm: Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. Ngoài ra còn có những thân sĩ
(địa chủ) yêu nước và tiến bộ. Những giai cấp, tầng lớp và phần tử đó họp lại thành nhân dân, mà nền tảng là công
nông, lao động trí óc. Giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng.

+ Sắp xếp loại hình cách mạng: Đảng ta căn cứ vào 3 loại hình cách mạng của Lênin (cách mạng giải phóng dân tộc,
cách mạng tư sản kiểu mới và cách mạng vô sản) gọi cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân
dân. Đồng chí Trường Chinh giải thích:
Gọi là cách mạng dân tộc vì nó đánh đổ đế quốc giành độc lập cho dân tộc.
Gọi là cách mạng dân chủ vì nó đánh đổ giai cấp phong kiến giành lại ruộng đất cho nông dân.
Gọi là cách mạng nhân dân vì nó do nhân dân tiến hành cuộc cách mạng ấy.
Đây là sự bổ sung và phát triển lý luận cách mạng của Đảng ta vào học thuyết Mác- Lênin mà công lao to lớn thuộc
về đồng chí Trường Chinh.
+ Phương hướng tiến lên của cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân: Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhất
định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài và đại thể trải qua ba giai đoạn:
•Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
•Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để
người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ

9



•Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội
Ba giai đoạn ấy không tách rời nhau, mà mật thiết liên hệ, xen kẽ với nhau.
+ Giai cấp lãnh đạo và mục tiêu của Đảng: "Người lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân. Đảng lao động Việt
Nam là Đảng của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động Việt Nam. Mục đích của Đảng là phát triển chế độ
dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để thực hiện tự do, hạnh phúc cho giai cấp công
nhân, nhân dân lao động và tất cả các dân tộc đa số, thiểu số ở Việt Nam.
c)

Ý nghĩa

Đối với nước ta, việc đề ra và thực hiện thắng lợi đường lối kháng chiến, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân đã làm
thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp được đế quốc Mỹ giúp sức ở mức độ cao, buộc chúng phải
công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các nước Đông Dương; đã làm thất bại âm mưu mở rộng và
kéo dài chiến tranh của đế quốc Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương; giải phóng hoàn toàn
miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh ở miền
Nam; tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta và nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Đối với quốc tế, thắng lợi đó đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, mở rộng địa bàn, tăng
thêm lực lượng cho chủ nghĩa xã hội và cách mạng thế giới; cùng với nhân dân Lào và Campuchia đập tan ách
thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, trước hết là hệ thống thuộc địa của thực phân Pháp.
Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh nói: "Lần đầu tiên
trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là một thắng lợi vẻ
vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi của các lực lượng hoà bình, dân chủ và xã hội chủ
nghĩa trên thế giới".

Câu 6: Phân tích chủ truơng của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị trong thời kì đổi mới.


Về xây dựng Đảng trong hệ thống chính trị:

+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, khắc phục bao biện làm thay, đồng thời chống khuynh hướng

buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo củaĐảng đối với hệ thống chính trị phải đặt trong chính thể đổi mới và chỉnh
đổn Đảng, cũng như các lĩnh vực khác.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải đảm bảo giữ vững nguyễn tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo cyar Đảng đối với hệ thống chính trị là công việc hệ trọng, có bước đi, cách
làm phù hợp.
Để đảm bảo được vai trò lãnh đạo Đảng phải:







Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận
Rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân
Tiếp tục đổi mới kiện toàn tổ chức, bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị
Kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng Đảng viên
Đổi mới công tác cán bộ, coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ

10




-

Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Về xây dựng Nhà nước trong hệ thống chính trị:

+ xây dựng cơ chế vận hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện
tốt các cam kết quốc tế, bảo về lợi ích quốc gia, dân tộc
+ Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước
+ Đây mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của chính phủ
+ Xây dựng cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh
+ Nâng cao chất lượng của Hội đồng nhân dân,…
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức trong sạch, có năng lực đáo ứng yêu cầu trong tình hình mới.
+ Tích cực thực hành tiết kiệm, phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí.
-

Về xây dựng Mặt trận tổ quốc và cac tổ chức chính trị- xã hội trong hệ thống chính trị

+ Xác định vai trò của Mặt trận Tổ quốc và cac tổ chức chính trị- xã hội.
+ Nhà nước phải ban hành cơ chế để mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt vai trò giám sát và
phản biện xã hội.
+ Thực hiện tốt luật Mặt trận Tổ quốc, luật thanh niên…
+Chủ động khắc phục những hạn chế, yếu kém.

Câu 7: Nguyễn nhân, ý nghĩa thắng lợn, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
( 1954- 1975) Nguyên nhân thắng lợi:
Thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là kết quả tổng hợp của nhiều nguyên nhân trong đó quan
trọng nhất là:
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, người đại biểu trung thành cho những lợi ích sống còn
của cả dân tộc Việt Nam, một Đảng có đường lối chính trị,đường lối quân sự độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh của nhân dân và quân đội cả nước, đặc biệt là của cán bộ, chiến sĩ và
hàng chục triệu đồng bảo yêu nước ở miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù, xứng đáng với danh hiệu
"Thành đồng Tổ quốc".

- Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương miền Bắc xã hội chủ nghĩa của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc,
một hậu phương vừa chiến đấu vừa xây đựng, hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ của hậu phương lớn, hết lòng
hết sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
- Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của
các nước xã hội chủ nghĩa anh em; sự ủng hộ nhiệt tình của Chính phủ và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới
kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ.
Ý ngĩa lịch sử:
11


Ý nghĩa lịch sử đối với nước ta là đã kết thúc thắng lợi 21 năm chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược (tính từ
năm 1954), 30 năm chiến tranh cách mạng (tính từ năm 1945), 117 năm chống đế quốc thực dân phương Tây
(tính từ năm 1858), quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi, giải phóng miền Nam, đưa lại độc lập,. thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước; hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên phạm vi cả
nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc ta, kỷ nguyên cả nước hòa bình, thống nhất, cùng chung một nhiệm
vụ chiến lược, đi lên chủ nghĩa xã hội; tăng thêm sức mạnh vật chất, tình thần, thế và lực cho cách mạng và
dân tộc Việt Nam, để lại niềm tự hào sâu sắc và những kinh nghiệm quý cho sự nghiệp dựng nước và giữ
nước giai đoạn sau; góp phần quan trọng vào việc nâng cao uy tín của Đảng và dân tộc Việt Nam trên trường
quốc tế.
Ý nghĩa đổi với cách mạng thế giới là đã đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa
xã hội và cách mạng thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bảo vệ vững chắc tiền đồn phía Đông Nam
Á của chủ nghĩa xã hội; làm phả sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, gây tổn thất to lớn
và tác động sâu sắc đến nội tình nước Mỹ trước mắt và lâu dài; góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc, phá
vỡ một phòng tuyến quan trọng của chúng ở khu vực Đông Nam Á, mở ra sự sụp đổ không thể tránh khỏi của
chủ nghĩa thực dân mới, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vì mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ, tự do và
hòa bình phát triển của nhân dân thế giới.
Bài học kinh Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã để lại cho Đảg ta nhiều bài học kinh
nghiệm có giá trị về lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng.
Một là, đề ra và thực hiện đường lối nâng cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động
sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ, tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng nhăm mục tiêu

chủ yếu giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.
Hai là, tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công, quyết đánh và quyết
thắng đế quốc Mỹ xâm lược.
Ba là, thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra biện pháp chiến đấu đúng đắn, sáng tạo
Bốn là, trên cơ sở đường lối, chủ trương chiến lược chung đúng đắn phải có công tác tổ chức thực hiện giỏi,
năng động, sáng tạo của các cấp bộ đảng trong quân đội, của các ngành, các địa phương, thực hiện phương
châm giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Năm là, phải hết sức coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở cả hậu phương và
tiền tuyến; phải thực hiện liên minh ba nước Đông Dương và tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ ngày càng
to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa, của nhân dân và chính phủ các nước yêu chuộng hòa bình, công lý trên
thế giới.
Câu 8 : Trình bày mục tiêu, nhiệm vụ, tư tưởng chỉ đạo. đường lối đối ngoại,hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng.
* Cơ hội và thách thức
+ Cơ hội: xu thế hào bình và hợp tác, phát triển và xu thế toàn cầu hóa tạo thuận lợi cho nước ta mở rôngj hoạt
động đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế.
Mặc khác thành tự qua gần 30 năm đổi mới tạo ra thế mới, lwucj mới để nước ta mở rộng và nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế.

12


+ Thách thức: Các vãn đề toàn cầu gây tác động bất lợi với nước ta, nền kinh tết nước tra chịu sức ép cạnh tranh
gay gắt. Các thế lực thù địch ra sức chống phá cách mạng nước ta.
* Mục tiêu:
- Lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tê- xã hội làlợi ích cao nhất của tổ quốc. Mở
rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế là để tạothêm nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước; kết
hợp nội lực với cácnguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại
hóa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;phát huy vai trò và nâng cao vị thế của
Việt Nam trong quan hệ khu vực và quốc tế.
.* Nhiệm vụ:

- Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộcđổi mới, đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực
vào cuộc đấu tranh chung củanhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
* Tư tưởng chỉ đạo:
- Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vữngchắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đồng
thời thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năngcủa Việt Nam.
- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
- Năm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tê; cố gắng thứcđẩy mặ hợp tác, nhưng vẫn phải đấu
tranh dưới hình thức và mức độ thích hợp vớitừng đối tác; đấu tranh để hợp tác; tránh trực diện đối đầu, tránh bị
đẩy vào thế cô lập
.- Mở rộng quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, không phânbiệt chế độ chính trị xã hội.
- Kết hợp đối ngoại của Đảng, đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân dân. Xác định hội nhập kinh tế quốc tê là công
việc của toàn dân.
- Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế-xã hội ; giữ gìn bản sắc dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình
hội nhập kinh té quốc tê.
- Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lựcbên ngoài; xây dựng nền kinh tế
độc lập tự chủ.
- Trên cơ sở thực hiện các cam kết gia nhập WTO, đẩy nhanh nhịp độ cải cáchthẻ chế, cơ chế, chính sách phát triển
kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng củaĐảng và Nhà nước.
- Giữ vững và tăng cưòng sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò củaNhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các
đòan thể nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làmchủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết
toàn dân trong tiến trình hộinhập kinh tế quốc tế.
Câu 9: Trình bày kết quả, ý nghiã nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc cách mạng tháng Tám
năm 1945
-

Kết quả:

+ Mở đầu cuộc kháng chiến quân và dân ta đã phổi hợp chặt chẽ tiêu diệt địch trong các thị xã, thành phó, làm
cho địch phân tán khó đổi phó.


13


+ Chiến dịch Thu Đông 1947 đã làm thất bại chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp.
+ Giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược, tiến công địch và giành thắng lợ trong cuộc chiến Đông
Xuân 1953- 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
-

Ý nghĩa

+ Đối với dân tộc: Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, buộc thực dân Pháp phải thừa nhân
thống nhât chủ quyền và toán vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp mở đầu sự phá sản cuả chủ nghĩa thực dân, nhân dân ta đã bảo vệ
và phát triển được thành quả cách mạng tháng Tám giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Đã đưa cách mạng nước ra chuyển sang giai đoạn mới cả nước tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng.
Qua cuộc kháng chiến, quân đội nhân dân, công an nhân dân đã được tôi luyện trưởng thành và phát triển
mạnh mẽ.
+ Đối với quốc tế: đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực
dân giành đọc lập dân tộc và tiến bộ xã hội, là tấm gương sáng và ý chí quyết tâm chiến đấym về nghệ thuật phát
động và tổ chức chiến tranh nhân dân.
Đã làm thức tính phong trào đầu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa Pháp, cổ vũ phong trào
cách mạng châu Á, châu Phi, Châu MỸ La tinh.
-

Nguyên nhân thăng lợi:

+ Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chiến tranh nhân
daanm toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, biết tổ chức, động viên toàn dân đánh giặc.
+ Có lực lượng vũ trang 2 thứ quân do Đảng trực tiếp lãnh đọa, là lực lượng quyết định tiêu diệt địch trên

chiến trường.
+ Có chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững mạnh làm công cụ sắc bén tổ chức chức toàn dân
kháng chiến.
+ Có sự liên minh chiến đấu giữa 3 dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia, được sự đồng tình giúp đỡ của các
nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên Xô và Trung Quốc, của các dân tộc yêu chuộng hóa bình trên thế giới.
-

Bài học kinh nghiệm :

+ Xác định đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thực hiện. Đó là,
đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
+ Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ chống phong kiến, và xây dựng hậu
phương ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
+ Thực hiện phương châm vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày càng vững
mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.
+ Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng thời tích cực chủ động đề ra phương
thức tiến hành chiến tranh thích hợp, vừa chiến đầu vừa xây dựng lực lượng chiến đâu, kết hợp đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao đưa khánh chiến đến thắng lợi.

14


+ Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức, nâng cao sức chiến chiến đấu và hiệu lực lãnh đạo của
Đảng trong trong chiến tranh.
Câu 10: Nêu rõ mục tiêu, quan điểm của Đảng về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
** Mục tiêu:





Mục tiêu chung:
+ Thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Thực hiện thắng lợi mục tiêu “ Dân giàu, nước mạnh ‘’ xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. ( Thể chế kinh tế phải phù hợp các nguyên tắc của kinh tế thị trường: bảo đảm thực hiện
đầy đủ các cam kết khi hội nhập kiinh tế quốc tế, nhất là những cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ,
sở hữu trí tuệ).
Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:
+ Một là: từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, bảo đảm cho nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi.
+ Hai là, Phát huy vai trò của đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển nhanh mạnh mẽ các thành
phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hình thành một số tập đoàn kinh tế, các tổng công ty đa sở
hữu, áp dụng mô hình quản trị hiện đại, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
+ Ba là: đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp hành chính.
+ Bốn là: phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước liên
thông với thị trường khu vực và thế giới.
+ Năm là: giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội đảm bảo
tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường.
+ Sáu là: năng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.

** Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc
tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.
+ Kinh tế thị trường hoạt động tuân theo các qui luật : giá trị, cung cấp, lợi nhuận, cạnh tranh.
+ Thực hiện các cam kết, các thông lệ quốc tế cả về “ luật chơi”, “ người chôi”, “sân chơi”. Tức là cả cả về thể chế
Nhà nước, các tổ chwucs và cơ chế thực thi, đồng thời không thoát ly môi trường Việt Nam.
- Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thể chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị
trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà nước, thị trường và xã hội. Gắn kết hài hòa giữa tăng

trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường.
+ Coi trọng tính đồng bộ, toàn diện, tác động lẫn nhau thực hiện mục tiêu “ Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa”
+ Thể chế kinh tế( luật, tổ chức, phương thức), yếu tố thị trường ( giá cả, cạnh tranh, quản lý độc quyền, ký kết hợp
đồng), vai trò Đảng lãnh đâọ, Nhà nước quản lý- phân rõ vai trò Nhà nươc, doanh nghiệp, xã hội.

15


- Chủ động tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững
chắc, vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm.
+ Trong 20 năm đổi mỡi nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đã được giải quyết, song vẫn còn những vấn đề lý luận và
thực tiễn chưa được giải quyết như: SƠ hữu, thành phần kinh tế, cổ phần hóa, giải quyết mỗi quan hệ thị trường –
Nhà nước – doanh nghiệp- người dân: vai trò nhà nước Pháp quyền; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa… sẽ được tập chung giải quyết.
+ Phương thức, cách làm thận trọng, vững chắc, không vội vàng.
- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn
đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia,
giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ
thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Câu 11: So sánh những điểm giống và khác nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên (3/2/1930) và Luận cương
chính trị tháng 10/1930? Nguyên nhân của sự So sánh sự giống và khác nhau
*giống nhau:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và luận cương chính trị(10/1930) có những điểm giống nhau
sau:
1)cả 2 văn kiện đều xác định được tích chất của cách mạng VN(Đông Dương) là : CM tư sản dân quỳên và CMXHCN,
đây là 2 nhiệm vụ CM nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách
2) đều xác định mục tiêu của CNVN(ĐD)là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
3)Khẳng định lực lượng lãnh đạo CmVN là đảng cộng sản , đảng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm nền tảng mà đội quân

tiên phong là giai cấp công nhân
4)khẳng định CMVN (đd) là 1 bộ phận khăng khít của CMTG, giai cấp vô sản VN phải đoàn kết với VSTG nhất là vô
sản Pháp
5)xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
Như vậy sở dĩ có sự giông nhau đó là do cả 2 văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mac-lenin và cách mạng vô sản
chiụ ảnh hưởng của CMtháng 10 Nga.
*Khác nhau:
tuy cả 2 căn kiện trên có những điểm giông nhau nhưngvẫn có nhiều điểm khác nhau cơ bản :Cưong lĩch chính trị
xây dựng đường lỗi của CMVN còn Luận cương rộng hơn(Đông Dương)cụ thể :
1)xác định kẻ thù& nhiệm vụ , mục tiêu của CM:
_trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cmVM là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tư sản ,tay
sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).Nhiệm vụ dân tộc đựôc coi là nhiệm vụ hàng đầu của cm, nhiệm
vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết .Như vậy mục tiêu của cưong lĩnh xác định: làm cho Vn hoàn
toàn độc lập, nhân dân đươjc tự do, dân chủ , bình đẳng,tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân
cày nghèo,thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quan đội công nông,thi hành chính sách tự do dân

16


chủ bình đẳng còn trong Luận cương chính trị thì xác định:đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương
hoàn toàn độc lập.đua lại ruộng đất cho dân cày,nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng 1 lúc có quan
hệ khăng khít với nhau.Vịêc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khácg quan
đồng thưòi giải quyết 2 mâu thuẫn cơ bản trong xã hội VN lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang
ngày càng sâu sắc.Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù ,nhiệm vụ hàng đầu ở 1 nướcthuộc địa nửa
phong kiến.Như vậy Mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết đựợc quyền lợi của giai cấp công nhân Vn chứ
không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội
_lực lượng CM:trong CLCT xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân cà nông dân nhưng bên cạnh đó
cũng phải liên minh đoàn kết với TTS, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ ,TSDT chưa ramặt phản
cách mạng,Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng
phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc

còn trong luận cương thì xác định động lực của CM là CN&ND, chưa phát huy được khối đoàn kết dântộc,phát huy
sức mạnh của TS,TTS,trung tiểu địachủ.
Tóm lại LC đã thể hiện là 1 văn kiện tiếp thu đươjc những quan điểm chủ yếu của chính cương vắn tắt .sách lược
vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ nòng cốt của CM.Tuy nhiên luận cương cũng cso những mặt hạn
chế nhất định:sử sụng 1 cách dập khuân máy móc chủ nghĩa Maclenin vào CM VN,còn quá nhấn mạnh đấu tranh
giai cấp,đánh giá khong đúng khả năng cách mạngcủa TTS, TS>dại chủ yêu nước,chưa xác định nhiệm vụ hành đầu
của 1 nước thuộc địa nửa phong kiến là GPDT
còn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương hương cơ bản của CM nước ta, phát
triwnr từ CMGPDT>>CMXHCN.Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo nhạy bén chủ nghĩa Maclenin
vào hoàn cảnh cụ thể của VN,kết hợp nhuần nhuyễn Cn yêu nước và CNQTVS,giữa tư tưởng của CNCS và thực tiễn
CMVNnó thể hiện sự thấm nhuần giữa quảng đại giai cấp trong cách mạng./.khác nhau đó.

Câu 12: Phân tích các gia đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa
quan hệ quốc tế.
- Hoàn cảnh lịch sử:
+sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại, đã có tác động mạnh mẽ sâu
sắc đến mọi quốc gia trên thế giới +
+ trật tự 2 cực(LX-Mỹ) hình thành sau chiến tranh thế giới thứ 2 sụp đổ, thế giới ngày nay đang hình
thành một trận tự mới đa cực, xu thế phát triển chung: hòa bình, hợp tác, và phát triển.
+ các nước chuyển từ đối đầu, chạy đua vũ trang sang đối thoại, hợp tác, chạy đua phát triển kinh tế coi
đấy là tiêu chí khẳng định sức mạnh và vị thế quốc gia
+ trong khi các nước TBCN lợi dụng cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tiến hành cải cách để vượt qua
cuộc khủng hoảng và ngày càng phát triển năng động trở nên giàu có, thì các nước xhcn đứng đầu là LX
lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng.
- xu thế toàn cầu hóa và tác động của toàn cầu hóa.

17


=>các quốc gia cẩn phải tận dụng thời cơ để hội nhập và phát triển đồng thời vượt qua những thách

thức và hạn chế những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa trong quá trình hội nhập và
phát.triển.
- tình hình trong nước:
+ cuối thập niên 80 của thế kỉ XX của đất nc ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế-xh nghiêm trọng bởi 3
nguyên nhân cơ bản sau:
Hậu quả nặng nề của 2 cuộc chiến tranh kéo dài; bị các nước đứng đầu là Mỹ bao vây, cấm vận, cô lập;
Đảng và Nhà nc ta đã duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp(19541986).
a)giai đoạn từ 1986-1996
- ĐH VI( 12/1986)
+ đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống xhcn, với các nước công
nghiệp phát triển, với các tổ chức quốc tế và tư nhân nc ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng
có lợi.
+ thực hiện chủ trương của ĐH VI, 12/1987 luật đầu tư nc ngoài tại VN đc ban hành đã tạo cơ sở pháp lý
cho các hoạt động đầu tư nc ngoài vào VN. 5/1988, Bộ chính trị ra Quyết định số 13 về nhiệm vụ, chính
sách đối ngoại trong tình hình mới, đã đề ra chủ trương kiên quyết chủ động chuyển cuộc đấu tranh từ
tình trạng đối đầu sang đối thoại và hợp tác cùng phát triển, hòa bình ; kiên quyết mở rộng mối quan hệ
hợp tác quốc tế, đa dạng hóa mối quan hệ đối ngoại.

- ĐH VII ( 6/1991)
+ chủ trương “ hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nc, không phân biệt chế độ chính trị, xh,
trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”.
+ phương châm: VN muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình,
độc lập dân tộc và phát triển.
+ chính sách đối ngoại với các nc cụ thể:
Với Lào và CPC: thực hiện đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả trên tinh thần bình
đẳng.
Với TQ: bình thường hóa quan hệ, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác Việt-Trung.
Với các nc Đông Nam Á: mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị.
Với Hoa Kì: thúc đẩy nhanh quá trình bình thường hóa quan hệ VN_Hoa Kì.
=>như vậy đường lối đối ngoại mà Đảng đề ra trong giai đoạn này là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ,

rộng mở, đa dạng hóa, và đa phương hóa, trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo: giữ vững nguyên tắc độc lập,
18


thống nhất và cnxh, đồng thời phải năng động, sáng tạo, linh hoạt phù hợp với đk và hoàn cảnh cụ thể
của VN cũng như tình hình thế giới.
* kết quả đạt đc:
- phá thế bao vậy cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự
nghiệp xd và bảo vệ tổ quốc.
- 10/10/1991 bình thường hóa quan hệ với TQ, 11/1992 chính phủ Nhật quyết định nối lại viện trợ ODA
cho VN, 11/7/1995 Mỹ đã rỡ bỏ cấm vận đối với nc ta.
- lần đầu tiên trong l.sử, VN có quan hệ chính thức với tất cả các thường trực trong Hội đồng bảo an Liên
Hợp Quốc, năm 1993, VN khai thông quan hệ quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
- 7/1995 VN chính thức gia nhập tổ chức khu vực ASEAN, tham gia khu vực mậu dịch tự do
ASEAN(AFTA).
b) giai đoạn 1996-nay: bổ sung và phát triển đường lối đối ngoại theo phương châm chủ động, tích
cực hội nhập kinh tế.
- ĐH VIII (1996):
+ Đảng đã k.định, VN tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác về nhiều mặt với các nước, trung tâm
kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế. đồng thời chủ trương xd nền kt mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập.
+ cụ thể:
Tăng cường quan hệ với các nc láng giềng và các nc trong khu vực ASEAN.
Không ngừng quan hệ ủng hộ củng cố với các nc bạn bè truyền thống.
Coi trọng quan hệ với các nc phát triển và các trung tâm kinh tế, chính trị thế giới.
Đoàn kết các nc phát triển, với phong trào không liên kết
Tham gia tích cực và đóng góp cho sự phát triển của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn quốc tế.
+ cũng tại ĐH này, Đảng ta có những chủ trương hoàn toàn mới với trước đó
1.chủ trương mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền và các Đảng khác
2.quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân.
3.Đảng đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới đầu tư nc ngoài.

- ĐH IX (4/2001):
+ chủ trương: đẩy mạnh chủ động hội nhập kt quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực.
+ phương châm: VN sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nc trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển.

19


- ĐH X (4/2006):
+ Đảng nêu lên quan điểm: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
+ chủ trương: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Chủ động
- ĐH X (4/2006): +
+ Đảng nêu lên quan điểm: thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác
và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
+ chủ trương: chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Chủ động hội nhập kt quốc tế: là hoàn toàn chủ động quyết định đường lối, chính sách hội nhập kinh tế
quốc tế, không để rơi vào thế bị động; phân tích, lựa chọn đúng phương thức hội nhập, dự báo đc
những tình huống thuận lợi và khó khăn khi hội nhập kt quốc tế.
Tích cực hội nhập kt quốc tế: là khẩn trương chuẩn bị, điều chỉnh, đối mới bên trong, từ phương thức
lãnh đạo quản lý đến hoạt động thực tiễn, từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; khân trương
xd lộ trình, kế hoạch, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, nâng cao năng suất cạnh tranh của doanh nghiệp
và nền kt; tích cực nhưng phải thận trọng và vững chắc.
* kết quả :
- giải quyết hòa bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nc liên quan.
- mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa.
- thu hút đầu tư nc ngoài và mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kĩ năng quản lý.
- từng bc đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kt vào môi trường cạnh tranh.
Câu 13: Trình bày nội dung và ý nghĩa của chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng thời

kì 1939- 1945.

-



NỘI DUNG
Đặt nhiệm vụ đánh để quốc và tay sai, giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách
mạng ruộng đất.
Đặt và giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi mỗi nước Đông Dương , Lập mặt trận dân tộc ở
mỗi nước, ở Việt Nam là Mặt trận Việt Nam để đoàn kết, tập hợp các lực lượng cách mạng
nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc.
Quyết định xúc tiến khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân. Con
đường giành chính quyền từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu lãnh đạo xây dựng lực lượng và lãnh đạo tổng khởi
nghĩa.
Ý NGHĨA
20


-

Về lý luận: Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc cảu Đảng về dổi mới tư duy chính trị, tìm ra
khâu đột phá thực hiện cách mạng tiến một bước để tiến dài hơn.
Về thực tiễn: Quyết định trưc tiếp đến thắng lợi của tổng khổi nghĩa giành chính quyền trong cả
nươc tháng 8/1945.

Câu 14: Nêu rõ sự phát triển tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X

Câu 15: Nguyên nhân, ý nghĩa thắng lợi, bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm

lược (1946-1954).
•Nguyên nhân thắng lợi
Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối chiến tranh nhân
dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính, biết tổ chức, động viên toàn dân đánh giặc.
Có lực lượng vũ trang 3 thứ quân làm nòng cốt, do Đảng trực tiếp lãnh đạo, là lực lượng quyết định tiêu
diệt địch trên chiến trường.
-

Có chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố mạnh, là công cụ sắc bén tổ chức toàn dân kháng chiến.

Có sự liên minh giữa 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, được sự đồng tình giúp đỡ của các nước xã hội
chủ nghĩa nhất là Trung Quốc và Liên Xô và sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
•Ý nghĩa thắng lợi
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị
thực dân Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta; miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn
cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ
nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ
phong trào giải phóng dân tộc các nước thuộc địa trên thế giới.
-

Qua cuộc kháng chiến, quân đội ta đã được tôi luyện và trưởng thành mạnh mẽ.

•Bài học kinh nghiệm
Thứ nhất, đề ra đường lối đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân thực hiện, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài dựa vào sức mình là
chính.
Thứ hai, kết hợp chặt chẽ, đúng đắn nhiệm vụ chốngđế quốc với nhiệm vụ chống phong kiến và xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân, gây mầm mống cho chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ tập trung hàng đầu là chống đế
quốc, giải phóng dân tộc, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Thứ ba, thực hiện phương châm vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương ngày
càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến.

21


Thứ tư, quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng thời tích cực chủ động đề ra
phương thức tiến hành chiến kháng chiến thích hợp, vừa chiến đấu, vừa xây dựng lực lượng, kết hợp đấu tranh
quân sự với đấu tranh ngoại giao đưa kháng chiến đến thắng lợi.
chiến.

Thứ năm, tăng cường xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đấu và hiệu lực của Đảng trong cuộc kháng

Câu 16: Trình bày mục tiêu và quan điểm của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị ở nước ta
thời kì đổi mới
-

-

Mục tiêu:
+ Nhằm thực hiện tốt hơn dân chỉu xã hội chủ nghaixm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.
+ Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và
hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền lợi thuộc về nhân dân.
Quan điểm:

+ Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, đổi mới kinh tế làm trọng tầm, đồng thời
từng nước đổi mới chính trị.
+ Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị không phải là hạ thấp hoặc thay đổi bản
chất của hệ thống chính trị là nhằm tăng cường vai trò của Đảng, hiệu lực quan lý của Nhà nước, phát huy
quyền làm chủ của Nhân dân.

+ Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm thích
hợp.
+ Đổi mới mối quan hệ của các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội, tạo ra sự vận
động cùng chiều theo hướng tác động thúc đẩy xã hội phát triền.
Câu 17: Phân tích sự chuyển biến của Thế giơi và Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20
1.

Hoàn cảnh thế giới

a)

Sự chuyến biên của chủ nghĩa tư bản và hậu quả của nó
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh → Yêu cầu bức thiết về thị trường, dẫn tới những cuộc chiến tranh xâm
lược của các quốc gia PK phương Đông, biến các quốc gia này thành thị trường tiêu thụ hàng hóa
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ (1914- 1917) làm nảy sinh 2 mâu thuẫn: Mâu thuẫn giữa Đế Quốc
với Đế Quốc, mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa Đế Quốc.
b) Sự ra đời của chủ nghĩa Mác- lênin
Giữa thế kỉ XIX phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh, đặt ra yêu cầu bức thiết
phải có hệ thống lí luận khoa học với tư cách là vũ khí, tư tưởng của giai cấp công nhân → Chủ nghĩa Mác
Leenin ra đời.
Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác- Leenin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắng cho cách
mạng Việt Nam “ con đường cách mạng vô sản” năm 1920.

22


-


Chủ nghĩa Mác – Leenin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam.

c)

Cách mạng tháng Mười Nga và Quốc tế Cộng Sản

Năm 1917,cách mạng tháng Mười Nga thành công đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân, nhân dân các nước và là 1 những động lực thúc đẩy sự ra đời của nhiều Đảng cộng sản của các
nước như Đảng Cộng Sản Đức, ĐCS Hunggri ( 1918), ĐCS Mỹ ( 1918), ĐCS Anh, ĐCS Pháp( 1919), ĐCS Trung
Quốc, ĐCS mông CỔ ( 1921),…
Tháng 3 – 1919, Quốc tế cộng sản thành lập. Tại Đại hội II (1920), Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương
về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đã được công bố.
2.

Hoàn cảnh trong nước

1.

Xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của thực dân Pháp

-

Ngày 31/8/1858, Pháp tiến hành xâm lược nước ta tại bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng.

Chính sách cai trị cuả thực dân Pháp:
+Về chính trị: Chúng thực hiện chuyên chế về chính trị, bóp nghẹt tự do dân chủ, chia cắt đât nước để dễ bề
cai trị. Xóa bỏ nước ta trên bản đồ thế giới. Nước ta trở thành một nước nửa phong kiên nửa thực dân.
+Về kinh tế: Duy trì phương thức bóc lột phong kiến kết hợp với du nhập hạn chế phương thức sản xuất TBCN.
Pháp thôn tính tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, khai khoáng,… làm cho nền kinh tế
nước ta không phát triển được, què quặt, phụ thuộc vào thực dân Pháp.

+ Về văn hoá: Thực hiên chính sách ngu dân nô dịch, duy trì các hủ tục lạc hậu. 90% dân số không biết chữ.
Tình hình giai cấp và mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt nam:
Kết cấu xã hội thay đổi: xuất hiện các giai cấp mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản). Mỗi giai cấp có địa vị
kinh tế và thái độ chính trị khác nhau. Trong đó giai cấp công nhân Việt Nam là lực lượng xã hội tiên tiến, đại
diện cho phương thức sản xuất mới.
Tính chất xã hội thay đổi: Từ một xã hội phong kiến thuần túy chuyển sang xã hội thuộc địa, nửa phong
kiến.
Mâu thuẫn dân tộc là số 1, giải quyết được mâu thuẫn dân tộc sẽ là cơ sở giải quyết mâu thuẫn giai cấp.

Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản
-

Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến

+ Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): Do vua Hàm Nghi và thượng thư bộ binh Tôn Thất Thuyết phát động.
Một số cuộc khởi nghĩa điển hình theo chiếu Cần vương: Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê…
+ Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913)
-

Phong trao yêu nước theo khuynh hương dân chủ tư sản:

-

Đầu thế kỉ XX:

23


+ Phan Bội Châu lập Hội Duy tân (1904), tổ chức phong trào Đông Du (1906 – 1908), lập Việt Nam
Quang phục hội (1912)


+ Phan Châu Trinh với phong trào Duy tân (1906 – 1908)
+ Phong trào Đông Kinh nghĩa thục ( 1907).
Phong trào yêu nước theo khuynh hương Vô sản
-

Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng

-

Quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:

+ Ngày 5-6-1911, Người rời bến cảng Nhà Rồng.
+ Cuối năm 1917, Người trở lại Pháp, tham gia Đảng Xã hội Pháp và lập “Hội những người Việt Nam yêu nước”
+ Năm 1919, gửi tới Hội nghị Vécxai bản yêu sách đòi quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa

+Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lênin. Người đã tìm thấy con đường giải phóng dân tộc đúng đắn.
+ 12-1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp ở thành Tua, Người đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III và
tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
+ Người đã khẳng định con đường cứu nước giải phóng dân tộc: “Muốn cứu nước, giải phóng dân tộc, không
có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”
+ Từ giữa năm 1923 đến cuối năm 1924, Người hoạt động tại Liên Xô. Dự các Hội nghị quốc tế, Đại hội V Quốc
tế cộng sản, đọc tham luận, viết nhiều bài báo…
+ Từ cuối năm 1924, Người về Quảng Châu (TrungQuốc), trực tiếp chuẩn bị thành lập Đảng. Tham gia lập “Hội
Liên hiệp các dân tộc áp bức ở Á Đông”…
+ Năm 1927, những bài giảng của Người được Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Á Đông xuất bản thành
sách “Đường cách mệnh”. Đường cách mệnh đã trang bị về mặt lý luận cho cách mạng Việt Nam
** Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản:
-Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào tự phát với những hình thức đấu tranh: bỏ trốn tập thể,

phá giao kèo, đốt lán trại, đánh cai ký, đưa đơn phản kháng…
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào có mầm mống tự giác được đánh dấu từ cuộc bãi công Ba Son
(1925)
-Từ năm 1926 – 1929: Với sự hoạt động tích cực của “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, từ năm 1928 –
1929 phong trào công nhân có bước phát triển mới và đã dần dần tới mức tự giác.

24


- Đến năm 1929, phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có một
chính đảng lãnh đạo, nhưng do nhận thức chưa thống nhất, bởi vậy dẫn đến sự hình thành các tổ chức cộng
sản vào năm 1929.
+ 6 – 1929, Đông Dương cộng sản Đảng thành lập (tại số nhà 312 Khâm Thiên, Hà Nội),
+ Tháng 7-1929, An Nam Cộng sản Đảng ra đời
+ Tháng 9-1929, các đảng viên tiên tiến trong Đảng Tân Việt thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 19: Nội dung cơ bản của Luận cương Chính trị tháng 10/1930?
“Luận cương chính trị tháng 10– 1930” Hoàn cảnh ra đời Từ 14- 30/10/1930 hội nghị BCH TW họp lần thứ nhất
tại Hương Cảng, do Trần Phú chủ trì. Nội dung của hội nghị gồm: Thảo luận Luận cương chính trị, quyết định
đổi tên Đảng từ Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương, trong hội nghị các đại biểu cũng
nhất trí bầu đồng chí Trần Phú làm tổng bí thư. •Năm 1930: Tháng 4-1930 Trần Phú sau thời gian học tập ở
Liên Xô đượcquốc tế cộng sản cử về nước. Đến tháng 7-1930 đợc bổ sung vào BCH TWĐảng.
* Nội dung cơ bản của Luận cương:
- Về mâu thuẫn xã hội: "Một bên là thợ thuyền dân cày và các phần tử lao khổ, một bên là địa chủ phong kiến,
tư bản và chủ nghĩa đế quốc".
- Về tính chất và mục tiêu chiến lược của cách mạng Đông Dương: Lúc đầu là một cuộc cách mạng tư sản dân
quyền có tính chất thổ địa và phản đế. "Tư sản dân quyền cách mạng là thời kỳ dự bị để làm xã hội cách mạng.
Sau khi cách mạng tư sản dân quyền thắng lợi thì sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản mà đi thẳng lên
con đường xã hội chủ nghĩa"
- Về nhiệm vụ cách mạng tư sản dân quyền: Đấu tranh để đánh đổ các di tích phong kiến, thực hành cách

mạng ruộng đất; đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai mặt tranh đấu đó liên
lạc mật thiết với nhau nhưng " vấn đề thuộc địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền".
-Về lực lượng của cách mạng :
+Công nhân và nông dân là hai động lực chính của cách mạng, trong đó giai cấp công nhân là động lực chính và
mạnh, là giai cấp lãnh đạo cách mạng; nông dân là một động lực đông đảo và mạnh của cách mạng
+Tư Sản thương nghiệp thì đứng về đế quốc chống Cộng sản. Tư sản công nghiệp thì đứng về quốc gia cải
lương, khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ đứng về đế quốc.
+Trong giai cấp tiểu tư sản: bộ phận thủ công nghiệp thì do dự, thành phần thương gia thì không tán thành
cách mạng, trí thức thì có xu hướng quốc gia chỉ hăng hái trong thời kì đầu, chỉ các phần tử lao khổ mới theo
cách mạng mà thôi.
- Về phương pháp cách mạng: Đảng phải lãnh đạo nhân dân chuẩn bị tiến lên võ trang bạo động để giành
chính quyền.
- Về mối quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới: cách mạng Đông Dương là một bộ phận
của cách mạng vô sản thế giới
- Về vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách
mạng. Muốn vậy:
+ Đảng phải có đường lối đúng đắn, gắn bó với giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng
+Đảng phải là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đại biểu cho chính quyền lợi của giai cấp công nhân, đấu
tranh cho mục tiêu chủ nghĩa cộng sản.
+Đảng phải liên lạc mật thiết với vô sản các dân tộc thuộc địa, nhất là với vô sản Pháp.

25


×