Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động góc cho trẻ 4 5 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 24 trang )

1. Mở đầu:
1.1. Lí do chọn đề tài:
Rabelais từng nói rằng "Một đứa trẻ không phải là một chiếc lọ hoa để đổ
cho đầy mà là một ngọn lửa cần được thắp sáng", là những mầm xanh cần được
vun trồng và cha mẹ luôn luôn muốn nhìn thấy con mình lớn khôn từng ngày.
Trẻ lứa tuổi mầm non khi bắt đầu đến trường hành trang của bé chỉ là một tờ
giấy trắng và cô giáo là người vẽ nên nét vẽ đầu tiên vào tờ giấy đó, trẻ mầm
non cần được ươm trồng, khơi nguồn và là ngọn lửa cần được thắp sáng bởi
chính bàn tay của người lớn.
Trong mắt trẻ con, thế giới không chỉ có bảy kỳ quan mà có đến hàng
triệu kỳ quan lý thú cần khám phá (Walt Streightiff). Trẻ mầm non rất nhạy cảm
với thế giới xung quanh vì thế giới xung quanh có muôn vàn những điều lí thú
mà trẻ muốn được khám phá. Bất cứ nơi đâu, chỗ nào trẻ cũng luôn muốn được
khát khao tìm hiểu và khám phá vì trước mắt trẻ luôn đặt ra một dấu chấm hỏi.
Giacomo Leopardi đã nói “Trẻ con tìm thấy tất cả ở nơi chẳng có gì, còn người
lớn chẳng tìm được gì trong tất cả". Đối với người lớn một mảnh giấy, một sợi
dây, một khúc gỗ… là một sự vật, hiện tượng rất bình thường nhưng với trẻ
mầm non thì nó lại là hàng vạn câu hỏi đặt ra, ý tưởng nảy sinh và trẻ muốn
được tìm hiểu chúng. Đối với trẻ mầm non kinh nghiệm sống của trẻ còn ít, trẻ ít
được trải nghiệm bởi vậy trẻ rất dễ xúc cảm với thế giới xung quanh trẻ, trẻ rất
dễ bị cuốn hút vào những điều tuy đơn giản nhưng lại mới lạ đối với trẻ như
màu sắc sặc sỡ, tiếng động lạ, đồ chơi mới.
Trường mầm non là một xã hội được thu nhỏ đối với trẻ, ở đó trẻ được
chăm sóc về dinh dưỡng và giáo dục kiến thức văn hóa xã hội, trẻ được học kỹ
năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử….và quan trọng
nhất là trẻ được vui chơi.
Trong trường mầm non có rất nhiều các hoạt động nhưng hoạt động góc
trong trường mầm non là hoạt động mà trẻ được học thông qua chơi, các góc
chơi tái hiện lại các hoạt động thường ngày như góc phân vai trẻ được chơi nấu
ăn, bế em, tập làm bác sĩ…, góc xây dựng trẻ học cách xây nhà, xây công viên,
…góc nghệ thuật trẻ được hát, múa…, chính vì vậy hoạt động góc là phương


tiện phát triển toàn diện cho trẻ về ngôn ngữ, đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ,
tình cảm và kỹ năng xã hội.
Với quan điểm giáo dục mới như hiện nay là dạy học theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm thì trẻ là trung tâm, trẻ học thông qua chơi, trẻ học mà
chơi, chơi bằng học. Trẻ chơi nhưng kiến thức trẻ vẫn khắc sâu vào tâm trí trẻ,
mà trẻ còn nhớ lâu và sâu hơn. Với phương pháp giáo dục này trẻ sẽ được tạo
mọi cơ hội để tham gia vào các hoạt động, trẻ sẽ được trải nghiệm, giao tiếp, suy
ngẫm, trao đổi, khám phá cô chỉ là người tổ chức hướng dẫn trẻ thực hiện, khi
phát hiện trẻ gặp khó khăn cô kịp thời hỗ trợ trẻ bằng lời kích thích trẻ thực hiện
chứ cô không được làm hộ trẻ. Không những thế, thông qua các hoạt động góc
hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm


cho thế giới xung quanh của các bé đẹp hơn và rộng lớn hơn, tuổi thơ của các
em sẽ trở thành những kỷ niệm quý báu theo suốt cuộc đời, làm giàu nguồn tình
cảm và trí tuệ cho các bé. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các hoạt động góc
theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thực sự có hiệu quả khoa học và
lôi cuốn hấp dẫn trẻ. Là một giáo viên phụ trách lớp MG nhỡ B gặp nhiều khó
khăn trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm, vì vậy tôi luôn muốn tìm ra các biện pháp để làm sao tổ chức
hoạt động góc một cách có hiệu quả. Chính vì những lí do trên nên tôi mạnh dạn
chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động góc cho trẻ 4 - 5
tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động góc tổ chức hoạt
động góc.
Chia sẻ cho đồng nghiệp một số kinh nghiệm của thân trong quá trình
thực hiện các giải pháp.
Để phụ huynh và cô giáo gần gũi và phối hợp tốt hơn trong công tác giáo
dục trẻ.

Giúp trẻ hứng thú trong các hoạt động học.
Giúp trẻ rèn luyện kĩ năng chơi được thành thạo hơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Tổng hợp một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động góc cho trẻ 4-5
tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp điều tra: Tôi sử dụng hệ thống câu hỏi để hỏi trẻ khi trẻ
chơi, trò chuyện với phụ huynh qua đó thu thập những thông tin về vấn đề và sự
nhận thức của trẻ
Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát để bao quát trẻ
chơi để kịp thời hỗ trợ khi trẻ cần, quan sát cách trẻ xử lý tình huống, giao tiếp
để biết được kỹ năng của trẻ ở mức độ nào
Phương pháp khảo sát thực tế: Trong quá trình nghiên cứu tôi tìm hiểu
thực tế về đặc điểm của trẻ như về gia đình, tính cách, nhận thức hay đặc điểm
nổi bật như đặc thù về công việc cũng như tình hình thực tiễn địa phương nơi
mình nghiên cứu
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê
và xử lý số liệu trong việc tính phần trăm về mức độ nhận thức và khả năng của
trẻ trước và sau khi nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến tôi sử dụng phương pháp thống kê
và sử lý số liệu để khảo sát thực trạng khi trẻ tham gia hoạt động góc về hứng
thú, kỹ năng chơi, sản phẩm tạo ra và sự hợp tác, chia sẻ cùng bạn


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Hoạt động góc trong trường mầm non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn
và giúp đỡ trẻ tái hiện lại những gì trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và
sờ thấy. Nói theo cách khác hoạt động góc giúp trẻ có thể được trải nghiệm
thông qua các góc cô đã chuẩn bị. Bình thường trẻ chơi ở nhà chủ yếu do nhu

cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng
khả năng, điều kiện và sức lực của trẻ chưa đủ và chưa thể để làm được người
lớn do đó trẻ sẽ được giải tỏa mong muốn và nhu cầu đó dưới một hình thức cực
kì độc đáo đó là hoạt động góc ở trường mầm non. Hoạt động góc ở trường mầm
non có các góc như là góc xây dựng, góc phân vai, góc nghệ thuật, góc học tập,
ở đó trẻ sẽ được đóng vai lại tất cả các nhân vật trong xã hội như một người mẹ,
em bé, bác sĩ, chú cảnh sát, chú bộ đội,… Trẻ tham gia vào xã hội người lớn
theo cách riêng của mình. Trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một
cương vị xã hội như: Người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sỹ…Với những vai
đó trẻ tái hiện lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát và trong hoàn
cảnh tưởng tượng mình là nhân vật đó để thể hiện vai chơi của mình. Hoạt động
góc mang một đặc trưng rất riêng biệt đó là hoạt động chơi không phải là thật
mà chỉ là giả vờ, trẻ giả vờ làm cô giáo, bác sĩ, …nhưng sự giả vờ ấy mang tính
chất rất thật.
Hoạt động góc là hoạt động bao gồm tất cả các loại trò chơi, trong quá
trình chơi trẻ có thể tự do sáng tạo, bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung
chơi, nội dung hoạt động trong phạm vi chủ đề. Bởi vậy hoạt động góc thể hiện
rất rõ nét đó là quá trình tưởng tượng …Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ
thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận
thức Vì trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện,
đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi,
màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Hoạt
động góc có tầm quan trọng rất lớn trong việc hình thành tính mục đích, tính tổ
chức, tính sáng tạo, tính cần cù, phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng
đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân tương ái…cũng được phát triển
và đây chính là những phẩm chất cần thiết và hành trang quý báu cho trẻ trong
cuộc sống sau này.
2.2. Thực trạng
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm sát sao kịp thời của Phòng giáo dục và Đào tạo Huyện

Cẩm Thủy Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở
vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong lớp, thoáng mát.
Chuyên đề mới nên được PGD và nhà trường tổ chức cho tham gia các
lớp chuyên đề về hoạt động góc


Giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tích cực học hỏi nghiên cứu
tài liệu, tham khảo các phương tiện thông tin đại chúng về cách chăm sóc và
giáo dục trẻ.
Tôi được đào tạo chính qui, được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong công
tác chăm sóc và dạy trẻ.
Trẻ ở cùng một độ tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều.
Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình ủng hộ cùng phối hợp với giáo viên trong
việc chăm sóc, giáo dục và hỗ trợ thu thập nguyên vật liệu làm đồ dùng cho trẻ.
* Khó khăn:
Trẻ chưa có kĩ năng chơi ở các góc, trẻ chưa biết giao lưu giữa các bạn
chơi, góc chơi.
Giáo viên sáng tạo trong việc lựa chọn nội dung cho mỗi góc chơi nên
tạo sự nhàm chán khi trẻ chơi.
Khi trẻ chơi cô giáo chưa khéo léo tạo ra các tình huống cho trẻ có cơ hội
giao lưu và xử lý tình huống xảy ra trong khi chơi.
Cách bố trí góc chơi chưa được hợp lý và thuận tiện
Công tác phối hợp với phụ huynh trong việc rèn luyện kĩ năng và trong
việc thu thập nguyên vật liệu làm đồ chơi cho trẻ còn hạn chế.
Cơ sở vật chất, phòng học còn chật hẹp, không gian ít để có thể bố trí các
góc hợp lý cho trẻ hoạt động.
Là một xã thuộc huyện miền núi nên có nhiều trẻ là người dân tộc bởi
vậy ngôn ngữ của một số trẻ còn hạn chế, phát âm chưa rõ, chưa diễn đạt được ý
hiểu của mình đối với người khác.
Là chuyên đề mới về dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm nên

phương pháp và cách thực hiện còn hạn chế.
* Kết quả khảo sát thực trạng
Tổng
số

Đạt
Số Tỉ lệ
trẻ

Chưa đạt
Số
Tỉ lệ
trẻ

TT

Nội dung

1

Trẻ hứng thú tham gia các hoạt
động góc

13

48%

14

52%


2

Kỹ năng chơi

12

44%

15

56%

3

Tạo ra được sản phẩm

10

37%

17

63%

4

Trẻ biết cách chơi, giao lưu, giúp
đỡ và chia sẻ với bạn


9

33%

18

67%

2.3. Các biện pháp đã sử dụng

27


* Biện pháp 1: Đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu ở các góc
chơi.
Trẻ em chơi mà học, học bằng chơi vì vật đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật
liệu vô cùng quan trọng. Có nhiều nguyên vật liệu giúp kích thích và làm phong
phú trải nghiệm của trẻ giúp trẻ sáng tạo, vui chơi và học tập.
Ví dụ: Ở góc nghệ thuật cô có thể chuẩn bị cho trẻ một số các loại hột
hạt, lá cây, sỏi, vỏ xò, giấy màu,… trẻ có thể dùng những nguyên liệu đó để thỏa
sức sáng tạo ra bông hoa, con vật, bức tranh… mà trẻ yêu thích, tùy theo sự sáng
tạo và ý tưởng riêng của từng trẻ. Ở góc học tập cô có thể chuẩn bị các giấy báo,
bìa có các họa tiết đẹp để trẻ có thể cắt và tạo thành một bức tranh, tấm thiệp mà
trẻ thích.

Ảnh: Trẻ tạo hình từ nguyên vật liệu tự nhiên

Trong lớp học đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu ở các góc hoạt động cần
phù hợp với kế hoạch giáo dục, cũng như sở thích và khả năng của trẻ. Cần có
đủ đồ dùng, đồ chơi và nguyên vật liệu được bổ sung thường xuyên đặc biệt là

các sản phẩm nghệ thuật (bút sáp, màu nước, màu bột, bút lông,…), thủ công và
đồ dùng cho góc đóng vai.
Các nguyên vật liệu mang tính mở kích thích khả năng tưởng tượng và sự
sáng tạo của trẻ khi chơi. Đồ chơi như các loại cây, hoa, hàng rào, quyển anbum
được làm theo nguyên tắc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có nghĩa là đều mang
tính mở để trẻ có thể tháo ra lắp vào tùy theo sở thích và ý tưởng riêng của từng
trẻ.


Ví dụ: Ở góc xây dựng, bằng một nguyên vật liệu là xốp, bìa cứng và
nhám dính cô có thể tạo cây gồm có thân cây và từng lá tách rời nhau. Khi chơi
trẻ phải tự lấy lá gắn lá lên thân cây để tạo thành một cây hoàn chỉnh tùy theo ý
định của trẻ nhưng cũng phải tạo ra tính thẩm mỹ như trẻ biết sắp xếp sao cho vị
trí các lá trên cây hợp lý, trẻ cũng tự thao tác từ que và ống sữa tạo thành hàng
rào, trẻ dùng que kem và miếng xốp để gắn thành hàng rào. Để xếp được ngôi
nhà trẻ cũng có thể dùng hai hình chữ nhật gắn lại để tạo thành mái nhà, trẻ biết
gắn các mảnh ghép hình chữ nhật tạo thành hình hộp chữ nhật làm thân nhà.

Ảnh: Trẻ tự gắn lá, ghép hình,

Tư duy của trẻ mẫu giáo nhỡ thường gắn liền với suy nghĩ và hành động
theo hứng thú trước mắt. Vì vậy sự chuẩn bị đồ dùng của cô là hình thức hấp
dẫn để trẻ khám phá và tham gia vào các vai một cách cụ thể, đồ chơi tự tạo
cũng có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Nhờ có
đồ dùng, đồ chơi sáng tạo của giáo viên sẽ thu hút trẻ tham gia vào các góc chơi.
Mỗi góc chơi có 1 hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì
không thể tiến hành được.
Ví dụ: Góc phân vai với vai chơi bác sĩ, nếu cô cung cấp cho trẻ đầy đủ
các dụng cụ của bác sĩ như ống lắng, máy đo huyết áp, bơm tiêm, cặp nhiệt độ,
kéo, vỉ thuốc, miếng dán y tế, bông y tế, … Khi trẻ đến khám bệnh bác sĩ sẽ hỏi

bệnh nhân mệt như thế nào và khi đó bác sĩ biết lấy dụng cụ như đo nhiệt độ,
ống lắng để khám cho bệnh nhân. Nhưng để có đồ chơi phục vụ đúng mục đích
sử dụng của mình thì tôi cần phải làm đồ chơi tự tạo mới giúp trẻ rèn luyện được
kĩ năng chơi. Nếu sử dụng máy đo huyết áp nhưng với đồ chơi mua sẵn để khám
cho bệnh nhân thì trẻ không thao tác đo huyết áp cho bệnh nhân được, nhưng
với đồ chơi tự làm chỉ cần một miếng xốp mỏng, một chút nhám dính, xốp dầy
và một vài chi tiết tôi có thể làm cho trẻ một dụng cụ đo huyết áp cho bệnh nhân
gần giống như thật. Để làm được dụng cụ đo nhiệt độ tôi sử dụng miếng xốp dày


thêm một vài chi tiết phụ là tôi đã có dụng cụ đo nhiệt độ. Như vậy giúp trẻ có
thể khắc sâu kiến thức, trẻ vừa được thao tác với các dụng cụ đó nhiều hơn, mỗi
dụng cụ một tác dụng, trẻ được thực hành qua các dụng cụ đó, qua đó trẻ hiểu
được công dụng và học được cách sử dụng chúng.

Ảnh: Trẻ sử dụng bộ đồ chơi sáng tạo

Đồ vật phản ánh cuộc sống văn hóa và dân tộc của trẻ như trang phục,
nhạc cụ, công cụ, đồ chế tác….đồ chơi và vật liệu cần thay đổi thường xuyên và
cần sử dụng các đồ vật mới nhằm đáp ứng sở thích của trẻ và phù hợp với mục
tiêu giáo dục đã xây dựng đồng thời kích thích và thử thách khả năng tư duy và
sáng tạo của trẻ. Ngoài những đồ chơi, dụng cụ quen thuộc như phách tre, xắc
xô…bộ đồ chơi âm nhạc cho trẻ hoạt động ở góc âm nhạc cô có thể thường
xuyên thay đổi và bổ sung thêm như các loại nhạc cụ dân tộc như trống, nón
quai thao, đàn ghi ta, micro, …từ những nguyên vật liệu phế thải như ống nước,
quả bóng bàn hỏng, vỏ hộp sữa, vợt muỗi hỏng, miếng xốp, lưới, ống bơ, thanh
tre làm các …loại đàn như đàn

Ảnh: Bổ sung, thay đổi đồ chơi cho các góc



Các nguyên liệu để tạo ra sản phẩm tự làm cho góc hoạt động tôi ưu tiên
sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương, các vật liệu tái sử dụng và đã qua sử
dụng như: chai, lọ để làm thuyền, ô tô, làm làn, con vật, bìa cát tông, ... tận dụng
các loại vỏ hộp bánh Danisa, hộp sữa chua, sữa lọ, chai lọ tận dụng làm đồ chơi
nấu ăn như: xoong, nồi, chảo, bát, ấm chén và để trưng bày cho cửa hàng bách
hóa, tôi tạo các món ăn từ đất nặn: cá, bánh (bánh rán, bánh trôi), củ (rà rốt, củ
cải), quả (cà chua, cam,…) được may bằng vải và nhồi bông, dùng vỏ hộp đựng
xôi, vỏ ngao làm con rùa, con tôm, con cá, dùng bìa, xốp là dụng cụ các nghề,…
nguyên vật liệu thiên nhiên như: hột, hạt, lá cây, vỏ sò phục vụ góc phân vai để
làm thực phẩm, góc nghệ thuật có thể tạo hình bằng lá cây, dùng hột hạt để trang
trí làm mắt cho con vật. Những hình ảnh có màu sắc đẹp, hấp dẫn từ sách báo
tranh ảnh tôi cho trẻ cắt và dán để trang trí góc chơi tạo không gian đẹp kích
thích trẻ hoạt động.

Ảnh: Đa dạng nguyên vật liệu, đồ chơi

Cũng giống như các đồ dùng, đồ chơi mua sẵn ở góc khám phá khoa học
tôi đưa vào các vật liệu tự nhiên như hạt giống, đá, lá, cát, nước để hỗ trợ việc
học của trẻ kích thích các giác quan và nhận thức về thẩm mỹ của trẻ.
Đồ dùng, đồ chơi và vật liệu nên sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Ví
dụ: Trẻ có thể dùng thìa để chơi với hạt (bộ chuyển hạt), cát và nước dùng làm
nền cho trẻ tự do vẽ, in trên cát, cát khô trẻ có thể đong vào chai để so sánh.

Hình ảnh: Trẻ chơi bộ chuyển hạt, chơi với cát


* Biện pháp 2: Bố trí các góc một cách hợp lý, khoa học và thuận tiện
Bố trí các chơi một cách hợp lí, khoa học và thuận tiện cũng góp phần làm
tăng hiệu quả hoạt động góc.

Các góc hoạt động được bố trí hợp lí dựa trên sự phát triển của trẻ, cũng
như sở thích, độ tuổi và kế hoạch giáo dục. Một số góc thường cố định như góc
xây dựng, góc phân vai, góc sách, góc nghệ thuật. Các góc nếu không thay đổi
thì nguyên liệu, đồ chơi phải thay đổi để phù hợp với chủ đề nhánh và tránh sự
nhàm chán ở trẻ. Góc gia đình cần được đổi chủ đề gia đình thành góc chơi bác
sĩ, bán hàng, phòng vé máy bay,… Góc xây dựng cần bổ sung thêm các loại hình
khối và nguyên vật liệu. Bố trí các góc hoạt động hợp lý, thuận tiện sẽ làm tăng
hứng thú chơi và học của trẻ.
Vị trí các góc hoạt động nên được chuẩn bị cẩn thận. Đặt các góc ồn ào
gần nhau, đặt góc tĩnh với các góc hoạt động yên tĩnh gần nhau.
Ví dụ: Hoạt động đọc, vẽ, tạo hình cách xa các hoạt động ồn ào như góc
âm nhạc. Các góc hoạt động vẽ, hoặc hoạt động bừa bộn nên bố trí gần nguồn
nước để trẻ có thể thuận tiện sử dụng nguồn nước để phục vụ cho hoạt động như
lấy nước pha màu, rửa tay. Góc kể chuyện, góc thư viện tôi bố trí gần với ánh
sáng để trẻ có đủ ánh sáng để xem tranh ảnh, làm sách. Đối với góc xây dựng tôi
bố trí một không gian rộng sao cho trẻ có thể mở rộng công trình xây dựng tùy
theo sức sáng tạo của trẻ, góc xây dựng nên ít người qua lại để không làm hỏng
công trình của trẻ, tạo điều kiện cho các phương tiện như ô tô chở vật liệu xây
dựng. Góc hoạt động phải có ranh giới rõ ràng (không cố định) được xác định
bởi đồ đạc, thảm, chiếu hoặc giá, kệ được đặt ở nơi trẻ có thể di chuyển trong
lớp mà không ảnh hưởng đến các hoạt động hay công trình các mà các trẻ khác
đang chơi.

Ảnh: Bố trí các góc hợp lý


Việc bố trí các góc cần phải bố trí sao cho trẻ có thể dễ dàng di chuyển
giữa góc nọ với góc kia, giữa khu vực nọ với khu vực kia tạo điều kiện cho trẻ
hoạt động mà không bị bất cứ điều gì làm cản trở trẻ chơi. Bố trí các góc cũng
cần chú ý các đồ chơi, học liệu đặc trưng cho vùng miền, địa phương, từ phế

thải. Các góc được bày biện, trang trí bắt mắt và hấp dẫn bằng các kí hiệu có
màu sắc sặc sỡ, hình ảnh ngộ nghĩnh cũng kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
Bố trí các góc trong phòng học nhưng cũng cần có các góc ngoài trời như
góc khám phá khoa học để trẻ có đủ không gian và thuận lợi cho trẻ hoạt động.
Góc khám phá khoa học đặt ngoài trời trẻ có thể chơi với nước, cát, tưới cây mà
không làm ướt ra sàn nhà.

Hình ảnh trẻ chơi với nước

Số lượng trẻ ở góc chơi cũng góp phần tăng hiệu quả hoạt động góc. Nếu
không gian của góc nhỏ hẹp thì số lượng trẻ của góc đó ít hơn so với góc có
không gian rộng hơn.
Việc bố trí các góc chơi sao cho cô giáo có thể quan sát, bao quát và giám
sát toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên, kí hiệu các góc được viết theo chữ in thường,
có thể có hình ảnh minh họa để trẻ có thể dễ nhận biết.
* Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung chơi phong phú cho góc chơi mỗi
chủ đề
Hoạt động góc mang lại cho trẻ rất nhiều kiến thức bổ ích như là kỹ năng
sống, kinh nghiệm sống. Nói theo cách khác hoạt động góc giúp trẻ phát triển
toàn diện. Mỗi một chủ đề mang lại cho trẻ những kiến thức và trải nghiệm khác
nhau, thông qua mỗi chủ đề trẻ được tái hiện, trải nghiệm lại một số khía cạnh,


hoạt động của cuộc sống từ đó giúp trẻ hiểu sâu, được thực hành và lĩnh hội kiến
thức ở hoạt động đó. Nhưng để hoạt động đó mang lại hiệu quả như mong muốn
thì tôi cần lựa chọn nội dung từng góc chơi cho mỗi chủ đề sao cho phù hợp.
Nội dung chơi cho mỗi chủ đề cần mở rộng, phong phú và có sự liên kết giữa
góc nọ và góc kia để trẻ có thể giao lưu, trao đổi học hỏi thêm một số kinh
nghiệm của bạn
Ví dụ: Chủ đề nghề chăm sóc sức khỏe cô có thể lựa chọn nội dung cho

các góc chơi:
Góc phân vai: Trẻ chơi bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, nấu ăn cho bệnh
nhân, bán hàng
Góc xây dựng: Trẻ xây trạm xá, bệnh viện
Góc học tập: Làm sách, xem tranh ảnh về chủ đề,…
Góc nghệ thuật: Hát múa, cá bài hát trong chủ đề, vẽ, nặn dụng cụ nghề
Trong quá trình chơi góc phân vai sẽ đóng vai bác sĩ khám bệnh cho bệnh
nhân trẻ sẽ học được cách giao tiếp như: Kĩ năng hỏi và trả lời, kĩ năng thực
hành với dụng cụ khám bệnh. Trẻ chơi nấu ăn cho bệnh nhân, người nhà bệnh
nhân, nấu ăn cho thợ xây qua đó trẻ cũng học được cách thao tác với dụng cụ
nấu ăn, trẻ biết cách giao tiếp với người mua hàng…Góc phân vai có thể giao
lưu với góc xây dựng như: người bán hàng có thể mời các bác thợ xây uống
nước, mời ăn cơm. Cô giáo cũng có thể khéo léo tạo ra tình huống bác thợ xây
bị tai nạn để bác sĩ khám cho bệnh nhân.

Ảnh: Bác sĩ sơ cứu cho bác thợ xây bị thương


Ví dụ: Chủ đề nghề giúp đỡ cộng đồng cô có thể lựa chọn nội dung chơi:
+ Góc phân vai đó là cảnh sát giao thông, người tham gia giao thông, lính
cứu hỏa….
+ Góc xây dựng trẻ xây doanh trại quân đội,..
+ Góc học tập trẻ có thể làm sách về chủ đề,..
+ Góc nghệ thuật trẻ biểu diễn chương trình văn nghệ chào mừng ngày
22/12, vẽ, nặn…hoa, quà,.. tặng các chú cảnh sát
Ở các góc chơi trẻ đều được chơi nhưng giáo viên lựa chọn góc chơi đó
như thế nào để tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội được giao lưu, thực hành và được
trải nghiệm tất cả lĩnh vực thuộc chủ đề cùng với cô giáo sẽ là người khéo léo
tạo tình huống cho trẻ chơi để trẻ được giải quyết tình huống qua đó giúp trẻ
phát triển một cách toàn diện về thể chất và trí tuệ. Ví dụ cô có thể tạo ra tình

huống có cháy ở khu xây dựng để trẻ giải quyết các vấn đề. Cô quan sát trẻ khi
trẻ gặp khó khăn cô kịp thời hỗ trợ trẻ bằng câu hỏi gợi ý để trẻ tự tìm ra cách
giải quyết.
* Biện pháp 4: Rèn luyện kỹ năng chơi cho trẻ ở các góc
Hoạt động góc phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ,
nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh. Khi trẻ hoạt động góc
có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại
cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn
chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi. Từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển
mạnh mẽ và chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ từ
đó hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, cư xử giữa người với người, góp phần
hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độ tích cực của trẻ với
bản thân.Trẻ trò chuyện, giúp đỡ nhau các kỹ năng tình cảm và xã hội được hình
thành và phát triển trong quá trình trẻ chơi cùng nhau.
Ví dụ: Khi đóng vai bác sĩ thì trẻ bắt chước bác sĩ: Mặc quần áo bule, đeo
tai nghe, cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười ân
cần, chu đáo hỏi thăm bệnh nhân “Bác bị đau hay ốm như thế nào”. Khi gặp bất
cứ tình huống nào xảy ra với bệnh nhân thì trẻ xử lý được những tình huống đó.
Còn bệnh nhân thì biết hợp tác khi bác sĩ khám cho mình như giơ tay khi bác sĩ
đo huyết áp, tiêm, bệnh nhân biết thể hiện cảm xúc qua nét mặt khi đau, khi mệt.
Trẻ chơi đóng vai người bán hàng, trẻ biết người bán hàng sẽ phải niềm nở, tươi
cười khi có khách đến mua hàng. Trẻ biết chào khách mua hàng “Tôi mời bác
mua hàng”,“Bác mua gì ạ”, trẻ biết giao tiếp với từng đối tượng người mua
hàng. Khi bán cho bệnh nhân trẻ cần có cách giao tiếp chu đáo và ân cần ví dụ
như khi bán nước, bán cơm trẻ có thể giúp đỡ bệnh nhân ngồi xuống ghế nếu
gặp phải bệnh nhân đang mệt. Trẻ biết kỹ năng cân, đo hàng, thu tiền khi khách
trả tiền, trả tiền thừa và giao lưu với khách như chào khách lần sau tới “lần sau
bác lại tới mua hàng tôi nhé”



Ảnh: Kỹ năng trả lại tiền cho khách

Chơi góc nghệ thuật trẻ sẽ biết cách mặc trang phục biểu diễn phù hợp với
bài hát, thể loại nhạc gì, dân ca, phong cách gì, biết các kỹ năng sử dụng các loại
nhạc cụ như đánh trống, kỹ năng cầm và đánh đàn ghi ta, ocgan, trẻ biết cách
cầm micro để hát, kỹ năng múa, kết hợp các dụng cụ như khăn, nón, quạt để
biểu diễn, kỹ năng biểu diễn trên sân khấu như biết cách giao lưu cùng khán giả,
giao lưu cùng bạn diễn của mình.

Hình ảnh: Trẻ mặc và sử dụng dụng cụ biểu diễn


Cho trẻ chơi ở góc xây dựng trẻ được rèn luyện kỹ năng tháo, lắp hàng
rào, ghép các mảnh ghép thành ngôi nhà, kỹ năng sắp xếp bố cục của một khu
xây dựng, xếp chống, xếp kề các khối gạch để xây tường, nhà…
Chơi ở góc học tập, trẻ được rèn kỹ năng lật sách, mở sách đúng chiều, kĩ
năng sử dụng bút như cầm bút bằng 3 đầu ngón tay, …
* Biện pháp 5: Giáo viên chơi cùng trẻ thảo luận, tạo tình huống và
giúp đỡ khi trẻ chơi.
Trong hoạt động góc không chỉ có mình trẻ chơi mà cô giáo cũng đóng
một vai trò rất quan trọng trong quá trình trẻ chơi
Giáo viên chơi với trẻ trong góc chơi cùng nhau thảo luận và chơi cùng
nhau. Ví dụ cô chơi với trẻ ở góc xây dựng. Cô cùng trẻ xây công trình, cô có
thể hỏi trẻ “con đang xây gì đó (Con xây hồ nước)”, “Cô sẽ xây cùng con nhé”.
Cô có thể hỏi trẻ “bên trong hồ nước có gì vậy con” khi đó trẻ sẽ trình bày ý
tưởng của mình với cô giáo.
Trong khi chơi cùng trẻ cô giáo luôn làm gương từ hành vi, của chỉ, lời
nói, diễn đạt, khi chia sẻ, bày tỏ yêu cầu, hợp tác, lắng nghe, nói chuyện một
cách lịch sự. Cô giáo chú ý lắng nghe trẻ, cô gắng không làm trẻ ngắt quãng khi
nói. Ví dụ khi chơi ở góc phân vai cô tạo ra một tình huống một bệnh nhân bị

thương khi đang xây dựng. Cô đến và gọi bác sĩ báo cho bác sĩ biết là ở bên kia
đang có người bị thương. Tiếp nhận được thông tin có người bị thương trẻ sẽ
nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ sơ cứu và cấp cứu cho bệnh nhân kịp thời.
trong lúc trẻ thực hiện cô có thể gợi ý nếu thấy trẻ lúng túng trong việc tìm ra
phương pháp giải quyết. Khi trẻ xử lý xong tình huống cô có thể trò chuyện với
trẻ về tình trạng của bệnh nhân, cách trẻ cấp cứu khi gặp trường hợp đó, hoặc cô
có thể đóng vai bệnh nhân để chơi cùng trẻ.
Giáo viên có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích trẻ hợp tác, chia
sẻ ý tưởng, lắng nghe lẫn nhau, làm việc cũng nhau để thực hiện ý tưởng của
mình.

Ảnh: Cô giáo chơi cùng trẻ, khuyến khích trẻ hợp tác, chơi cùng nhau


Cô giáo dành thời gian cho trẻ làm việc cùng nhau và giúp đỡ lẫn nhau, cô
giáo hỗ trợ trẻ khi cần thiết. Luôn khuyến khích trẻ hợp tác với nhau để tổ chức
hoạt động mà trẻ muốn chơi cùng nhau và vai chơi trong trò chơi đó.
Ví dụ cô có thể đến góc bán hàng trò chuyện cùng trẻ: “Chào bác, hôm nay bác
bán có được hàng không ạ, bác có thể giúp tôi chọn mấy loại thực phẩm tươi
ngon về để nấu ăn phục vụ các bác xây dựng không ạ”.
Khi trẻ chơi cùng nhau có thể trẻ sẽ gặp mâu thuẫn, đôi khi trẻ tự giải
quyết vấn đề, đôi khi trẻ lại cần cô giáo trợ giúp. Khi trẻ gặp khó khăn cô không
làm hộ trẻ mà bình tĩnh trả lời, đối xử công bằng với trẻ, không nên áp lực hoặc
bối rối. Cô giáo kiên nhẫn và hỗ trợ trẻ giải quyết xung đột bằng nhiều cách để
giúp trẻ thể hiện cảm xúc và tình cảm của mình và học được từ những tình
huống đó. Ví dụ một trẻ khóc khi một bạn phá ngôi nhà mà bạn mới xây. Cô có
thể hỏi trẻ “Ai vừa phá nhà của con”, cô có thể hỏi lý do bạn đã phá nhà của
bạn, sau đó hỏi ý kiến hai bạn để giải quyết vấn đề, sao cho hai bạn được thỏa
mãn nguyện vọng của mình mà không bị ai ép buộc và để hai bạn tự nguyện hòa
giải.

Để mở rộng tình huống chơi cho trẻ cô khéo léo tạo tình huống cho trẻ
giải quyết. Ví dụ: Cô đến góc phân vai là những chú lính cứu hỏa và báo có cháy
sau đó để các chú lính giải quyết vấn đề, cô quan sát và gợi ý khi các chú lính
cứu hỏa chưa biết nên chuẩn bị dụng cụ gì và làm gì.
* Biện pháp 6: Phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc rèn luyện
kỹ năng chơi cho trẻ và thu thập nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương để
làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các góc chơi.
Trẻ em là hạnh phúc, tương lai của gia đình và của xã hội. Từ trước tới
nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, là yếu tố quyết định đối với việc bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ, nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non. Cha mẹ và các thành
viên trong gia đình là những người gần gũi, thân thiết thường xuyên bên cạnh
trẻ, việc chăm sóc và giáo dục trẻ không chỉ là trách nhiệm mà còn là “bản
năng” của họ. Được đi học, được đến trường đó là một trong những quyền trẻ
em được hưởng. Những gì trẻ học được trong những năm tháng tuổi thơ sẽ tạo
nền tảng vững chắc cho bé khi trưởng thành, điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa
lớn lao và tầm quan trọng của giáo dục mầm non để giúp trẻ hình thành và phát
triển toàn diện về mọi mặt thì trách nhiệm không chỉ có nhà trường mà còn có cả
gia đình trẻ.
Việc phối hợp với phụ huynh trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ là
một vấn đề rất quan trọng vì thời gian trẻ đến trường trẻ có sự chăm sóc và giáo
dục của cô giáo, cô giáo sẽ là người định hướng về các chuẩn mực hành vi đạo
đức, tác phong, cử chỉ,…nhưng khi trẻ trở về nhà trẻ được cha mẹ chăm sóc và
giáo dục. Nếu như phương pháp giáo dục không giống nhau sẽ khiến cho trẻ khó
tiếp thu kiến thức, trẻ sẽ không biết phải tuân thủ theo nguyên tắc nào. Bởi vậy
cần thiết phải phối hợp với gia đình để dạy trẻ một cách thống nhất hơn sao cho
có hiệu quả tốt, đạt được mục tiêu giáo dục đề ra.


Ở trường mầm non có rất nhiều hoạt động và hoạt động góc cũng góp
phần quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện. Thông qua hoạt động góc trẻ lĩnh

hội được các kiến thức, rất nhiều các kỹ năng sống như: Kỹ năng về ý thức bản
thân, kỹ năng quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hiện công việc, kỹ
năng về ứng phó với thay đổi. Giáo viên cần phối hợp với phụ huynh để rèn các
kỹ năng cho trẻ.
Chơi hoạt động góc trẻ cần nhiều các kỹ năng để chơi như kỹ năng giao
tiếp khi trẻ cần phải giao tiếp với các thành viên trong nhóm và các nhóm xung
quanh. Ở lớp khi cho trẻ chơi trò chơi gia đình cô dạy trẻ cần phải biết lễ phép
với người lớn như chào hỏi, xin lỗi khi mắc lỗi, cảm ơn khi ai giúp mình hay ai
cho mình thứ gì, biết nghe lời bố mẹ, ông bà, kính trên, nhường nhịn em nhỏ.
Tất cả những kỹ năng đó trẻ cũng cần được người lớn dạy thường xuyên ở nhà
và trong mọi hoàn cảnh sao cho trẻ biết sử dụng thành thạo và hợp lý các kỹ
năng để khi chơi trẻ biết áp dụng vào hoàn cảnh chơi thực của trẻ. Vậy việc phối
hợp giữa giáo viên và phụ huynh cần phải phối hợp như thế nào. Cô có thể trao
đổi với phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ, trong các buổi họp phụ huynh
Đặc biệt cha mẹ cần biết chương trình giáo dục nhà trường đang thực
hiện, phụ huynh cùng thực hiện để thống nhất phương pháp giáo dục trẻ. Giáo
viên có thể giải thích cho phụ huynh biết quan điểm giáo dục hiện nay ở trường
mầm non được áp dụng ở trường mầm non là giáo dục trẻ theo quan điểm giáo
dục lấy trẻ làm trung tâm, tức là trẻ được lựa chọn nội dung trẻ muốn học và cô
giáo tạo mọi điều kiện để cho trẻ được tham gia nhiều hoạt động, trẻ được tự
mình tìm tòi khám phá để học hỏi chứ không phải trẻ là trung tâm và người lớn
làm hộ trẻ mọi việc, do vậy nhiệm vụ của gia đình là phối hợp với nhà trường để
giáo dục trẻ, tức là phương pháp giáo dục của phụ huynh cũng phải đồng nhất
với phương pháp của nhà trường
Ví dụ: Ở trường trẻ được dạy cách tự phục vụ bản thân như trẻ tự đánh răng, rửa
mặt, rửa tay, mặc quần áo, tự xúc cơm, lau bàn ghế, quét nhà, thu dọn đồ chơi
sau khi chơi xong và gia đình cũng nên tạo điều kiện cho trẻ tự chủ và tự lực
trong các hoạt động sinh hoạt gia đình như: tự rửa tay trước khi ăn hoặc sau khi
chơi, tự lấy bàn chải và đánh răng, rửa mặt, tự xếp dọn đồ chơi, tham gia với
người lớn trong một số công việc gia đình như giúp mẹ quét nhà, lau bàn ghế…

Phối hợp với phụ huynh tôi còn mạnh dạn mời phụ huynh tham gia cùng
trẻ một số buổi hoạt động góc, qua đó nhằm mục đích để phụ huynh biết được
tầm quan trọng của hoạt động góc đối với sự phát triển của trẻ, phụ huynh trực
tiếp nhìn thấy khả năng của mình trong các hoạt động, phụ huynh hiểu được
phương pháp mà tôi đang áp dụng tại lớp và để phụ huynh thấy được sự đa dạng
của các nguyên vật liệu, đồ chơi có tầm quan trọng thế nào đến hoạt động chơi
của trẻ
Ví dụ: Phụ huynh tham gia góc phân vai để giao lưu với trẻ, phụ huynh
có thể hỏi trẻ cách trẻ nấu cơm cần chuẩn bị nguyên liệu gì, cách nấu như thế
nào nấu như thế nào, nấu canh cần có nguyên liệu gì,…thông qua trò chuyện,
giao lưu cùng trẻ phụ huynh nhìn thấy khả năng của trẻ đến đâu để phụ huynh sẽ


phối hợp cùng cô giáo cung cấp thêm kiến thức, rèn kỹ năng thêm cho trẻ cả ở
lớp và ở nhà.
Kỹ năng chơi cho trẻ cũng rất cần thiết trong hoạt động góc nhưng để trẻ
có thể hoạt động một cách có hiệu quả thì trẻ cần có nhiều đồ chơi ở các góc.
Hiện nay với phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì trẻ được tự mình
khám phá và cô là người tạo mọi điều kiện để trẻ được tham gia các hoạt động.
Để trẻ có thể khám phá và phát triển khả năng sáng tạo thì cô cần cung cấp cho
trẻ đầy đủ và phong phú nguyên vật liệu, cũng như đồ chơi để trẻ có thể thỏa sức
sáng tạo theo ý thích của mình. Vì vậy ngoài việc phối hợp để rèn kĩ năng chơi
cho trẻ tôi còn phối hợp với phụ huynh thu thập các nguyên vật liệu đã qua sử
dụng và có sẵn từ gia đình và địa phương như lá cây, vỏ xò, các loại hột hạt, bìa
cát tông, khối gỗ, hộp bánh, …để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động.
Để góp phần vào việc bổ sung đồ chơi cho trẻ ở các góc tôi cũng đã động
viên và khuyến khích phụ huynh tận dụng nguyên vật liệu phế thải của gia đình
để làm đồ chơi. Ví dụ trong lớp gia đình cháu nào làm nghề thợ mộc tôi có thể
động viên phụ huynh tận dụng những khối gỗ nhỏ vứt đi đánh bóng bôi màu để
làm gạch bổ sung vào góc xây dựng, gia đình nào làm nghề đan lát tôi có thể

động viên phụ huynh tận dụng những thanh nan thừa để đan quạt, nia nhỏ, dụng
cụ như quốc xẻng, quang gánh phục vụ cho trẻ chơi góc phân vai, vỏ chai nhựa,
vỏ sữa, vỏ hộp chè, vỏ hộp bánh,…để làm đồ chơi tự tạo.

Ảnh: Phối hợp cùng phụ huynh thu thập nguyên vật liệu phế thải làm đồ chơi

2.4. Hiệu quả của sáng kiến
* Đối với trẻ
Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động góc
Kĩ năng chơi của trẻ thành thạo hơn, khả năng giao tiếp của trẻ mạnh hơn
Trẻ biết cách chơi, giao lưu với cô, bạn chơi, giúp đỡ và chia sẻ với các
thành viên trong nhóm và nhóm khác


Trẻ tạo ra được sản phẩm nhiều và đẹp hơn
Trẻ có kĩ năng trong việc xử lí các tình huống trong khi chơi
T
T

Nội dung

Tổng
số

Đạt
Số
trẻ

1


Trẻ hứng thú tham gia các
hoạt động góc

27

2

Kỹ năng chơi

25

3

Tạo ra được sản phẩm

4

Trẻ biết cách chơi, giao lưu,
giúp đỡ và chia sẻ với bạn

27

Tỉ lệ
100%

Chưa đạt
Số
Tỉ lệ
trẻ
0


0%

93%

2

7%

23

85%

4

15%

22

81%

5

19%

* Đối với giáo viên
Nắm chắc được các tiêu chí cần có khi tổ chức hoạt động góc theo quan
điểm giáo dục làm trung tâm
Biết cách tổ chức hoạt động góc sao cho có hiệu quả
Tạo được môi trường lớp học phong phú với nội dung của từng góc chơi.

Có kỹ năng tổ chức được các hoạt động góc một cách tự tin và linh hoạt
Thuận lợi hơn trong công tác giáo dục trẻ
Đỡ vất vả hơn khi thu thập các nguyên vật liệu khi làm đồ dùng đồ chơi
khi có sự phối hợp của phụ huynh.
* Đối với đồng nghiệp:
Có thêm kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ theo quan
điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
* Đối với nhà trường:
Nâng cao chất lượng giáo dục trẻ
Giảm được chi phí mua đồ dùng, đồ chơi có sẵn
* Đối với phụ huynh:
Phụ huynh nắm và có cách nhìn khác về tầm quan trọng của hoạt động góc đối
với sự phát triển của trẻ
Mối quan hệ giữa cô giáo và phụ huynh được gắn kết, xích lại gần nhau.
3. Kết luận, kiến nghị:
3.1. Kết luận:
Tổ chức các hoạt động góc cho trẻ là một yếu tố vô cùng quan trọng đối
với sự phát triển toàn diện của trẻ em. Hoạt động góc cung cấp cho trẻ tất cả cả


các kiến thức và hình thành cho trẻ nhiều kĩ năng sống cơ bản trong quá trình
chơi. Chính vì vậy cần tổ chức hoạt động góc sao cho có hiệu quả.
Giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ “học bằng
chơi - chơi mà học” việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ tập trung vào trẻ vì vậy
giáo viên cần khéo léo ứng dụng các phương pháp sao cho trẻ được tạo mọi điều
kiện để hoạt động.
Trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động cô phải có tác phong sư phạm
mẫu mực, nhẹ nhàng, giọng nói truyền cảm thể hiện tình yêu thương đối với trẻ,
luôn quan tâm, đối xử công bằng đối với tất cả các trẻ trong lớp.
Trên đây là một số biện pháp của tôi trong việc nâng cao hiệu quả tổ chức

hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo
để bản sáng kiến của tôi đạt kết quả cao.
3.2. Kiến nghị:
Sở, phòng GD và ĐT tạo điều kiện về cơ sở vật chất như phòng học rộng
rãi, giá góc, đồ chơi phục vụ cho các góc
Phòng GD và ĐT nên tổ chức thêm các buổi học chuyên đề về tổ chức
hoạt động góc theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Phòng Giáo dục cung cấp thêm tài liệu về phương pháp dạy học lấy trẻ
làm trung tâm để giáo viên nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả.
Nhà trường nên tổ chức thêm các tiết hoạt động góc trong các buổi sinh
hoạt chuyên môn để giáo viên được học hỏi, rút kinh nghiệm.
Cẩm thạch, ngày 21 tháng 5 năm 2018
HĐKH TRƯỜNG MN CẨM THẠCH
Xếp loại SKKN
..............................................................

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

.............................................................
CTHĐKH

Người viết

HT
Trần Thị Thanh

Phùng Thị Hương



Ý KIẾN NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH
TRƯỜNG MẦM NON CẨM THẠCH
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


Ý KIẾN NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM THỦY
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


Ý KIẾN NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................


MỤC LỤC
TT

Nội dung

Trang

1

1. Mở đầu:

1

2

1.1. Lí do chọn đề tài:


3

1.2. Mục đích nghiên cứu:

2

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu:

2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu:

2

6

2. Nội dung

3

7

2.1. Cơ sở lí luận

3


8

2.2. Thực trạng

9

2.3. Các biện pháp đã sử dụng.

10

* Biện pháp 1: Đa dạng đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu ở
các góc chơi.

5-8

11

* Biện pháp 2: Bố trí các góc một cách hợp lý, khoa học và
thuận tiện

9-10

12

* Biện pháp 3: Lựa chọn nội dung chơi phong phú cho góc
chơi mỗi chủ đề

10-12


13

* Biện pháp 4: Rèn luyện kỹ năng chơi cho trẻ ở các góc.

12-14

14

* Biện pháp 5: Giáo viên chơi cùng trẻ thảo luận, tạo tình
huống và giúp đỡ khi trẻ chơi.

14-15

15

* Biện pháp 6: Phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong
việc rèn luyện kỹ năng chơi cho trẻ và thu thập nguyên vật
liệu có sẵn tại địa phương để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các
góc chơi.

15-17

16

2.4. Hiệu quả của sáng kiến.

17

17


3. Kết luận, kiến nghị:

18

18

3.1. Kết luận

18

19

3.2. Kiến nghị

19

1-2

3-4
5




×