Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lứa tuổi 24 36 tháng tuổi ở nhóm trẻ d1, trường mầm non đông văn, huyện đông sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.22 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
TT

TIÊU ĐỀ

TRANG

MỤC LỤC
1.

MỞ ĐẦU

1-3

1.1.

Lý do chọn đề tài

1-2

1.2.

Mục đích nghiên cứu

2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu

2



1.4.

Phương pháp nghiên cứu

2

2.

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3-17

2.1.

Cơ sở lý luận

2.2.

Thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24-36
tháng tuổi tại nhóm trẻ D1, trường mầm non Đông Văn.
Thuận lợi
Khó khăn
Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tự tin khi đến
lớp với cô bằng việc luôn giữ mối quan hệ tốt, phối hợp
thường xuyên với cha mẹ trẻ.
Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động theo quan
điểm lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển ngôn ngữ cho
trẻ.

Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động chơi
tập có chủ định.
Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các trò chơi
dân gian.
Hiệu quả đạt được

16 - 17

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17-18

2.2.1.
2.2.2.
2.3.
2.3.1.

2.3.2.

2.3.3.
2.3.4.
2.4.
3.

3
3-4
3
3-4
4-17
4-7


7-11

11-13
13-16

3.1.

Kết luận

17

3.2.

Kiến nghị

17-18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI

0


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với con
người, nó là đặc trưng chỉ có ở xã hội loài người để phân biệt với các loài động
vật khác. Ngôn ngữ được sử dụng như một phương tiện của tư duy, hay còn
được hiểu ngôn ngữ là “cái vỏ” của tư duy, là phương thức biểu đạt cho người

khác hiểu được những suy nghĩ, nhu cầu, mong muốn của bản thân thông qua lời
nói. [1]
Trong cuộc sống thì giao tiếp là một đặc trưng quan trọng của con người.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, nhờ có ngôn ngữ mà con
người có thể hiểu được nhau để tồn tại và phát triển xã hội.
Không có ngôn ngữ thì không thể giao tiếp được, thậm chí không thể tồn
tại được, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ là những năm đầu đời. Ngôn
ngữ chính là một trong những phương tiện thúc đẩy trẻ trở thành một thành viên
của xã hội loài người.
Ngôn ngữ là một công cụ hữu hiệu để trẻ có thể bày tỏ những nguyện
vọng, mong muốn, nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày. Ngôn ngữ là một điều
kiện quan trọng để trẻ tham gia vào mọi hoạt động, giúp trẻ giao tiếp với bạn, cô
giáo và những người xung quanh một cách tốt nhất, đạt hiệu quả cao trong hoạt
động.
Trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ. Công cụ để phát triển tư duy,
trí tuệ chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ chính là hiện thực của tư duy. Nếu không có
ngôn ngữ thì quá trình tư duy của trẻ sẽ không diễn ra.
Ngôn ngữ là công cụ để trẻ học tập, vui chơi. Ngôn ngữ được tích hợp
trong tất cả các loại hình hoạt động giáo dục, ở mọi lúc, mọi nơi. Như vậy, ngôn
ngữ cần cho tất cả các hoạt động và ngược lại, mọi hoạt động tạo cơ hội cho
ngôn ngữ trẻ phát triển. [1]
Ngôn ngữ phát triển sẽ giúp cho trẻ mở rộng giao tiếp. Điều này giúp trẻ
có điều kiện học hỏi những gì tốt đẹp xung quanh. Cô giáo bằng lời nói nhẹ
nhàng, tình cảm cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc giải thích, nêu gương, thuyết
phục trẻ, giáo dục những hành vi, thói quen tốt cho trẻ.
Trường mầm non là trường học đầu tiên của mỗi đứa trẻ. Ở đây, trẻ được
giao tiếp với bạn, cô giáo, trẻ được tiếp xúc, khám phá các đồ dùng, đồ chơi, các
sự vật hiện tượng xung quanh làm nảy sinh nhu cầu ngôn ngữ. Trẻ nói ra những
mong muốn, ý thích của mình giúp ngôn ngữ của trẻ được tăng lên.
Có thể khẳng định rằng: Học tiếng mẹ đẻ là sự học tập quan trọng nhất,

cần thiết nhất, bắt đầu sớm nhất và cần được quan tâm của mỗi người chúng ta
và việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng.
Trong thực tế hiện nay trong quá trình tổ chức hoạt động học nói chung và
phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng vẫn còn nhiều giáo viên chưa chú trọng,
chưa khai thác, tìm tòi những sáng kiến, những biện pháp phù hợp, những nội
dung phong phú để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, làm giàu vốn từ cho trẻ.
Mặt khác ở các gia đình thường chú trọng đến việc lo cho trẻ học kiến
thức mà không chú ý đến sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, luôn bao bọc, nuông
chiều, làm hộ, làm thay, nói hộ trẻ. Chúng ta thường thấy tình huống khi phụ
1


huynh đến đón trẻ bố mẹ hay có câu nói “Con bye-bye cô đi” mà không bảo con
mình “Con chào cô để về nào”, khiến trẻ ỉ lại, không thể hiện bằng lời nói mà
thể hiện bằng hành động nhõng nhẽo… Không những vậy bố mẹ còn hay cưng
nựng trẻ bằng những lời nói không chuẩn Tiếng Việt như: “nhoan quá”, “chẹp
gái quá”... dẫn đến tình trạng trẻ hay bắt chước và nói ngọng theo.
Hiểu rõ vai trò của ngôn ngữ đối với trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và
trẻ độ tuổi Nhà trẻ nói riêng và từ thực tế hiện nay về vai trò của giáo viên trong
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ Nhà trẻ. Bản thân tôi là giáo viên đã có nhiều
năm chủ nhiệm nhóm trẻ 24-36 tháng. Tôi đã trăn trở tìm biện pháp khắc phục
thực trạng trên. Vì thế trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ tôi đã đúc rút một
số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc nhất để làm đề tài nghiên cứu sáng kiến
kinh nghiệm cho bản thân mình trong năm học 2017 - 2018 xin chia sẻ cùng
đồng nghiệp “Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36
tháng tuổi ở Nhóm trẻ D1 trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn”
1.2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua quá trình dạy trẻ, nghiên cứu của bản thân để tìm ra một số
biện pháp giúp trẻ phát triển vốn từ phong phú, nói rõ ràng mạch lạc.
Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc phát

triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở
Nhóm trẻ D1 trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện tôi đã sử dụng các nhóm phương pháp như sau:
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng
cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Bản thân tôi đã tìm hiểu qua thông tin đại chúng, tập san, tài liệu bồi
dưỡng, đài, báo, tivi, tài liệu về phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi Nhà trẻ.
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.
Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin (về số trẻ,
đặc biệt là khả năng diễn đạt của trẻ)
- Phương pháp thực nghiệm khoa học: sau khi điều tra phân tích trên trẻ
tôi đã tiến hành áp dụng các biện pháp mà tôi cho là khả quan để phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng.
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các công cụ
toán học như: cộng, trừ, nhân, chia, trung bình cộng, tỷ lệ phần trăm…
2


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng của sự tồn tại và phát triển loài người nói
chung và trẻ mầm non nói riêng. Ngôn ngữ giúp cho con người trao đổi và nắm
bắt những thông tin qua lại với nhau trong cuộc sống thường ngày. Trong thực tế
trẻ ở lứa tuổi 24- 36 tháng ngôn ngữ của trẻ phát triển nhanh, trẻ có thể nói được
nhưng câu, từ đơn giản hoặc tự kể về những sự việc mà trẻ đã nhìn thấy. Nhu
cầu ngôn ngữ của trẻ rất cao, trẻ thích nói, thích hỏi, hay tò mò về mọi vật xung
quanh chính, vì vậy mà ông cha ta thường nói:
“Thỏ thẻ như trẻ lên ba”
Là một giáo viên mầm non - người mẹ thứ 2 của trẻ tôi đã xác định được
nhiệm vụ cơ bản trong giáo dục trẻ ở giai đoạn này là phát triển ngôn ngữ cho
trẻ một cách tích cực. Trên cơ sở vốn từ của trẻ và mở rộng dần theo thời gian.
Giai đoạn trẻ 24 - 36 tháng là giai đoạn quan trọng nhất trong sự phát triển
ngôn ngữ cho trẻ. Chúng ta cần phải tác động một cách mạnh mẽ, có hệ thống
lên sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, sử dụng các thời điểm sinh hoạt, trò chơi độc
lập, hoạt động học hướng vào sự phát triển thông qua các hoạt động hàng ngày.
Vì thế phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24- 36 tháng tuổi được xem như một
trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc phát triển toàn diện nhân
cách của một đứa trẻ. [1]
2.2. Thực trạng của vấn đề
Với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ còn non nớt, bộ máy phát âm của trẻ
chưa hoàn thiện. Trẻ đang bi bô học nói, nhiều trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói
chưa rõ ràng, chưa đủ câu, không tập trung chú ý khi cô hướng dẫn. Vì vậy, việc
tạo cho trẻ có hứng thú vào các hoạt động đặc biệt là việc phát triển ngôn ngữ
trong quá trình thực hiện bản thân tôi đã có nhiều thuận lợi và cũng gặp không ít
những khó khăn, cụ thể như sau:
2.2.1. Thuận lợi
- Trường đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, cơ sở vật chất đảm bảo phục
vụ cho mọi hoạt động hàng ngày của cô và trẻ, mặt khác hàng năm được sự quan
tâm, đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, đồ dùng từ phía nhà trường và phụ huynh
như: bổ sung Ti vi, đầu đĩa, máy vi tính nối mạng Internet, có đầy đủ tranh ảnh

cho trẻ hoạt động...
- Bản thân là giáo viên có tâm huyết với công việc, yêu nghề mến trẻ tận
tình với công việc, có trình độ chuyên môn trên chuẩn.
- Luôn được sự quan tâm chia sẻ và ủng hộ từ phía nhà trường, được sự
tin yêu tín nhiệm và sự ủng hộ từ phía phụ huynh.
- Tổng số lớp tôi 25 cháu, tỷ lệ nam và nữ đều nhau, tỷ lệ chuyên cẩn
hàng tháng đảm bảo duy trì tốt, đa số trẻ đến lớp rất ngoan, có nề nếp.
- Bên cạnh đó bản thân luôn tích cực tự học hỏi nghiên cứu và tham khảo
tài liệu, truy cập Internet để trau dồi kiến thức.
2.2.2. Khó khăn
Trong sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ thời kỳ trẻ độ tuổi nhà trẻ là giai
đoạn bắt đầu của ngôn ngữ chủ động, nên trong quá trình phát triển ngôn ngữ trẻ
do tôi phụ trách còn mắc phải những hạn chế như sau:
3


- Trẻ phát âm chưa chính xác hay còn nói ngọng, nói lắp đặc biệt trẻ hay
nói ngọng cụ thể “chữ n thành l; chữ x thành s; dấu ngã thánh dấu sắc; dấu hỏi
thành dấu nặng”….
- Đồng thời do kinh nghiệm của trẻ còn ít ỏi nên trẻ dễ nhầm lẫn khi tri
giác chủ yếu dựa vào những đặc điểm bên ngoài để nói.
- Hơn nữa giai đoạn này tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan cụ thể, nghĩa
là: lời nói luôn luôn gắn liền với mọi hành động đồ vật cụ thể thì trẻ mới hiểu
được. Trẻ thích giao tiếp với người xung quanh và có nhu cầu bằng trực
quan, cần giải đáp thắc mắc mà trẻ gặp phải, trẻ thích được người lớn khen,
động viên kịp thời, thích đồ chơi sặc sỡ về màu sắc và có âm thanh và một đặc
điểm nữa là trẻ rất hay bắt chước người lớn.
- Đa số phụ huynh lớp tôi phụ trách họ chủ yếu làm nông nghiệp họ
không mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp, phát âm còn ảnh hưởng tiếng địa phương
và ít trò chuyện với trẻ và thường không nghe trẻ nói chỉ có thói quen chiều theo

ý của trẻ.
- Là nhóm lớp nhỏ nhất của trường nên tỉ lệ trẻ đi học chuyên cần không
đều, nhiều trẻ đi học còn quấy khóc hay ốm hoặc nhút nhát làm ảnh hưởng đến
nề nếp lớp cũng như ảnh hưởng đến chất lượng học.
Từ thuận lợi và khó khăn trên khi khảo sát cho thấy kết quả đầu năm
9/2017 như sau:
Tổng số
Đạt
Chưa đạt
Nội dung khảo sát
trẻ khảo
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Số trẻ
Số trẻ
sát
%
%
- Trẻ hứng thú tham gia vào
25
10
40,0
15
60,0
hoạt động.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong
25
8
32,0
17

68,0
giao tiếp.
- Trả lời ngắn gọn, dễ hiểu,
25
7
28,0
18
72,0
diễn đạt đủ câu.
* Nhận xét: Qua khảo sát đầu năm kết quả cho thấy
- Tỷ lệ trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cô tổ chức còn thấp mới đạt ở
mức 40,0%.
- Số trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp còn hạn chế, trẻ rụt rè, nhút nhát,
khi bố mẹ đưa đến còn nhõng nhẽo đòi bế, mua quà…Tỷ lệ đạt mới ở mức
32,0%.
- Trẻ nói được đủ câu, diễn đạt ngắn gọn, dễ hiểu tỉ lệ đạt thấp 28,0%.
Để nâng cao được tỉ trẻ phát triển ngôn ngữ tốt là một vấn đề luôn làm tôi
trăn trở suy nghĩ làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ có hiệu quả nhất.
Tôi đã sử dụng một số biện pháp để đưa vào thực hiện trong năm học vừa qua và
đã thu được hiệu quả cao. Sau đây tôi xin trình bày 04 biện pháp cụ thể.
2.3. Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở
Nhóm trẻ D1 trường mầm non Đông Văn, huyện Đông Sơn.
2.3.1. Biện pháp 1: Tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tự tin khi đến lớp với
cô bằng việc luôn giữ mối quan hệ tốt, phối hợp thường xuyên với cha mẹ trẻ.
4


Gia đình cùng với nhà trường và các tổ chức xã hội là ba thành tố chủ đạo
trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ em. Mahatma Gandi đã từng
nói "Không có một ngôi trường nào tốt bằng gia đình và không có người thầy

nào tốt như cha mẹ". Jacquie Mc Taggard, trong cuốn sách" Từ chiếc bàn của
giáo viên" xuất bản năm 2003 đã viết "Các bậc cha mẹ chính là những người
thầy đầu tiên và tốt nhất của con cái họ. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng
mang lại những phần thưởng vô cùng to lớn". [2]
Giáo dục trẻ tại gia đình có vị trí vô cùng quan trọng, không thể tách rời
trong quá trình giáo dục một con người từ khi còn là bào thai nằm trong bụng
mẹ đến lúc trưởng thành. Nhiều nhà giáo dục đã nhấn mạnh tầm quan trọng của
giáo dục gia đình. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ và cũng là
môi trường giáo dục quan trọng nhất. Cha mẹ chính là người thầy giáo đầu tiên
ảnh hưởng sâu sắc nhất đến đứa trẻ.
Chính vì thế, công tác phối kết hợp giữa nhà trường với các bậc phụ
huynh là vô cùng quan trọng. Nó càng trỏ nên quan trọng hơn khi trẻ ở độ tuổi
Nhà trẻ bởi lẽ trẻ lần đầu tiên được đến trường và rời khỏi vòng tay âu yếm của
cha mẹ và người thân đến một môi trường hoàn toàn mới lạ. Vì vậy để phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 24-36 tháng tuổi thì việc đầu tiên phải làm là phối kết hợp với
phụ huynh.
Hiểu được điều này đầu tiên tôi luôn tạo cảm giác an toàn cho trẻ bằng
việc tạo mối quan hệ thân thiện, thường xuyên trao đổi, thống nhất với phụ
huynh nội dung giáo dục nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua cuộc họp phụ
huynh đầu năm, qua hoạt động đón, trả trẻ.

Hình ảnh: Cô đang đón trẻ vào lớp
Thông qua lần họp phụ huynh đầu năm tôi tiến hành trò chuyện, hỏi thăm
với phụ huynh về đặc điểm cá nhân của từng trẻ để tiện trong quá trình chăm sóc
5


giáo dục trẻ trong năm học vừa để có thể lập kế hoạch giáo dục theo đặc điểm
riêng cho phù hợp. Cũng qua cuộc họp này tôi đưa ra và thống nhất với phụ
huynh về nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong lớp với tiêu chí đặt

ra là: Gia đình, nhà trường cùng chung nội dung giáo dục với nội dung cụ thể
như sau:
Nhắc nhở cha mẹ cần cố gắng dành thời gian để trò chuyện, tâm sự với trẻ
và lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng, mạnh lạc, tốc độ
vừa nghe để trẻ nghe cho dễ. Các chủ đề trò chuyện là các bữa ăn hàng ngày, sở
thích, nhu cầu của trẻ, các hoạt động ở trường lớp...
Ví dụ: Trò chuyện với trẻ khi đón trẻ về bằng các câu hỏi: Hôm nay con
đi học có ngoan không? Con học với cô gì? Hôm nay cô dạy con gì nào? Ở
trường con thích chơi với bạn nào?...
Khi trò chuyện với trẻ phải phát âm đúng ngữ pháp, không nên bắt chước
những từ trẻ nói ngọng mà cần phải sửa sai ngay những từ trẻ nói sai cho trẻ để
trẻ bắt chước được cho đúng.
Phụ huynh cần cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ. Tránh không nói tiếng
địa phương, tập cho trẻ nói ở mọi lúc, mọi nơi. Tránh cho trẻ nghe những hình
thái, ngôn ngữ không chính xác...
Để có thể duy trì thực hiện tốt những nội dung đã thống nhất với phụ
huynh trong lần họp phụ huynh đầu năm tôi thường xuyên nhắc lại và trao đổi
thêm với phụ huynh những nội dung cần thiết trong giờ đón trả trẻ. Vì thực tế
đầu năm học không ít những phụ huynh ở lớp tôi khi cho trẻ vào lớp thay vì việc
không trao con cho cô ngay mà thường ôm và nựng con. Với tình huống này tôi
đã bằng những câu hỏi để trò chuyện kích thích trẻ cùng trò chuyện với cô để
quên đi thói quen bố mẹ phải ở cùng mình trong nhóm, hay phải bế mình vào
tận chỗ ngồi. Những câu hỏi tôi thường sử dụng rất ngắn gọn như:
- Cô chào bé Nhật Linh.
- Hôm nay ai đưa con đi học?
- Sáng nay mẹ cho con ăn gì nào?
- Giờ mẹ Hoa chào Nhật Linh để mẹ về đi làm kẻo muộn giờ nào?
- Con gái chào mẹ, để mẹ đi làm nào?....
Hay:
- Ai đón Đức Khang đấy?

- Con chào bố đi?
- Hôm nay cô dạy con những gì cùng kể cho bố nghe nào?
- Cô Bình chào hai bố con nhé….
Không dừng ở đó, tôi mong muốn phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi, từ đó tạo sự thống nhất giữa
nhà trường, giáo viên và phụ huynh trong việc rèn trẻ. Vì thế tôi đã xây dựng kế
hoạch theo từng tháng trong năm học và thông qua “Góc trao đổi với phụ
huynh” của lớp để phụ huynh nắm bắt và phối hợp với giáo viên rèn thêm lúc ở
nhà. Cụ thể:
- Tháng 9, 10: Phát triển khả năng nghe hiểu cho trẻ;
- Tháng 11, 12: Nghe, nhắc lại các âm, tiếng và câu nhằm phong phú vốn
từ cho trẻ;
6


- Tháng 1, 2: Chủ yếu vẫn hai nhiệm vụ trên nhưng khai thác sâu vấn đề
luyện trí nhớ cho trẻ qua cái bài thơ, đồng dao, bài đồng dao được phổ nhạc như
bài “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt, leo vào leo ra” ....,
- Tháng 3, 4, 5: Xây dựng những trò chơi giúp trẻ nói đúng ngữ pháp, nói
mạch lạc.
Ví dụ: Trẻ nói theo mẫu câu của câu truyện “Chú vịt xám”, “Con xin lỗi
mẹ”…
Ngoài ra để hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục tôi còn vận động phụ
huynh hỗ trợ nguyên vật liệu như: họa báo, tờ lịch cũ, chai nhựa, vải vụn,... để
làm đồ dùng, đồ chơi trang trí và tạo môi trường lớp học hợp lý sẽ tạo cho trẻ
không gian hoạt động tích cực, giúp trẻ khắc sâu kiến thức đã học.
Bên cạnh đó tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình hoạt
động của trẻ trên lớp qua đó phụ huynh nắm bắt được chương trình chăm sóc
giáo dục trẻ. Cho phụ huynh biết được, ở độ tuổi này là giai đoạn phát triển lời
nói cao nhất của trẻ ở lứa tuổi mầm non, phụ huynh hãy dành thời gian thường

xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ được tiếp xúc nhiều hơn với các sự vật, hiện
tượng xung quanh, tạo mọi cơ hội, tình huống để trẻ được nói, và chú ý sửa sai
cho trẻ kịp thời, không được cưng nựng trẻ với những từ ngọng, đớt, mà phải
phát âm chuẩn mực để trẻ học theo. Có như vậy ngôn ngữ tích cực của trẻ mới
được hoàn thiện và trong sáng
Ví dụ: Trong giờ đón trẻ tôi đã tạo mọi tình huống cho trẻ và phụ huynh
được tiếp cận với một số đồ dùng, đồ chơi tôi vừa tạo ra từ các nguyên vật liệu
sẵn có ở địa phương. Một mặt vừa tuyên truyền để phụ huynh quyên góp nguyên
vật liệu, mặt khác giúp trẻ được tri giác, nhận biết và gọi tên được các đồ dùng,
đồ chơi. Đây cũng là một hình thức giúp cho trẻ tăng vốn ngôn ngữ và làm giàu
vốn từ cho trẻ.
Công tác phối hợp với phụ huynh không những giúp cho trẻ tự tin, nhanh
nhẹn, hoạt bát hơn mà còn giúp cho phụ huynh yên tâm và cũng là để phụ huynh
quan tâm hơn đến con mình.
Qua biện pháp này tôi thấy trẻ lớp tôi tự tin hơn khi đến lớp, chủ động
chào cô, chào bố mẹ. Trẻ thích tham gia hoạt động cùng bạn, thích trò chuyện
cùng bạn, trẻ nói nhiều hơn, nói rõ lời hơn. Phụ huynh không còn tình trạng thấy
con đến lớp rụt rè, nhõng nhẽo nên lại ngồi lại cùng con…. Tuy nhiên để đạt
hiệu quả cao hơn tôi tiếp tục tiến hành các biện pháp tiếp theo.
2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường hoạt động theo quan điểm lấy
trẻ làm trung tâm nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
“Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt” và “Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội
được học bằng nhiều cách khác nhau”, với quan điểm này, năm học 2017 2018, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn toàn
huyện chọn chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”
làm nội dung trọng tâm để thực hiện.
Việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nội
dung quan trọng trong thu hút sự tích cực đến trường của trẻ mầm non thông qua
việc “Trẻ học bằng chơi - Chơi mà học”. Môi trường hoạt động của trẻ bao
gồm: môi trường vật chất và môi trường xã hội, song song với việc lập kế hoạch
7



giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, mỗi nhà trường cũng cần phải xây dựng môi
trường hoạt động cho trẻ được trải nghiệm, khám phá.
Đặc biệt lứa tuổi nhà trẻ, nhận thức của trẻ luôn luôn gắn liền với đồ
dùng trực quan, trẻ phải được nhìn thấy cầm, nắm, sờ, được hành động với
những đồ dùng đồ chơi xung quanh trẻ. Để trẻ học không bị nhàm chán, không
bị gò bó đây là một trong những hình thức quan trọng làm thay đổi trạng thái
giúp trẻ hào hứng tiếp thu kiến thức và củng cố sâu hơn nội dung cần truyền thụ
ở trẻ.
Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục cũng như ban giám hiệu, tổ chuyên
môn nhà trường, ngay từ đầu năm học tôi đã lập kế hoạch xây dựng môi trường
hoạt động một cách có kế hoạch với mong muốn nhằm phát triển ngôn ngữ cho
trẻ bằng việc tạo môi trường hoạt động trong và ngoài lớp học theo các khu vực
khác nhau trong lớp.
Đối với trẻ nhà trẻ những hình ảnh có đường nét sặc sỡ rõ ràng, là một ký
ức trong tâm hồn trẻ, màu sắc, hình ảnh sinh động sẽ tạo cho trẻ hứng thú tham
gia vào các hoạt động một cách nhẹ nhàng hơn nên tôi đã thiết lập mỗi khu vực
chơi mang màu sắc riêng biệt nhằm thu hút được sự chú ý của trẻ. Đặc biệt
hưởng ứng phong trào đưa các nguyên vật liệu thiên nhiên, các đồ dùng đã qua
sử dụng được vệ sinh sạch sẽ để trang trí lớp học, làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ
trong các hoạt động.
Ví dụ: Từ vỏ trai, hến, vỏ dừa, hộp bánh bằng sắt, hộp nhựa, thùng sơn,
thìa, môi đĩa hát nhạc… đã hư hỏng, tôi huy động được từ phụ huynh và làm các
đồ chơi trang trí góc âm nhạc và để trẻ sử dụng trong quá trình vui chơi, học tập
tôi cho trẻ tiếp xúc, sử dụng góc chơi này bằng trò chơi chơi “Bắt chước âm
thanh”, gõ vào các dụng cụ nào khi nó phát ra âm thanh gì thì trẻ nhắc lại âm
thanh đó như: gõ vào hộp bánh có tiếng keng keng, cô cho trẻ phát âm keng,
keng dụng cụ thì kêu boong boong, … Thông qua đây để phát triển ngôn ngữ
cho trẻ.

Ví dụ: Hay ở khu vực hoạt động với đồ vật chủ đề “Những con vật đáng
yêu” ngoài trang trí các hình ảnh trên các mảng tường tôi còn làm các con vật
từ việc sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: Vỏ quả dừa khô
bổ làm hai phần gọt sạch tạo thành “con rùa”, dùng hạt của cây kè làm mắt cho
rùa.
Dùng quả bầu hồ lô làm thân “con thỏ”, dùng hạt nhãn bổ làm đôi dính
làm mắt thỏ, dùng bẹ ngô tết làm đuôi thỏ…
Lấy lõi ngô phơi khô cắt thành từng đoạn sau đó gọt để tạo dáng thành
“con gà”, “con chó”….đủ các loại to nhỏ khác nhau đưa vào góc hoạt động để
sử dụng cho trẻ hoạt động. Trong quá trình hoạt động cho trẻ chơi với các đồ
chơi tự làm đó và trò chuyện cùng trẻ: Con đang chơi gì? Con chơi với con vật
gì đây? Nó được làm từ gì nhỉ? Khi chơi các con phải chơi như thế nào? Khi
chơi cùng bạn phải chơi làm sao? …
Qua hệ thống câu hỏi cô đưa ra trẻ sẽ nắm bắt được tên gọi, chất liệu,
cách sử dụng, biết cách chơi đoàn kết cùng bạn giúp mở rộng vốn từ, phát triển
ngôn ngữ chủ động cho trẻ và phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.

8


Hình ảnh: Cô đang cho trẻ chơi với các dụng cụ âm nhạc được làm từ
hộp bánh bằng sắt và nhựa.
Mỗi một góc hoạt động tôi trang trí theo một kiểu khác nhau, thay đổi
theo từng chủ đề nhằm lôi cuốn, kích thích trẻ tìm tòi khám phá, giúp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ.
Ví dụ: Ở góc sách về chủ đề “Bé và các bạn” tôi trang trí hình ảnh các
bạn trai, bạn gái của lớp chụp khi các bé đang hoạt động và in màu, tôi hỏi trẻ:
Con thấy trong tranh có bạn gì? (trẻ kể tên các bạn). Bạn ấy đang chơi gì? (bạn
An chơi bóng còn bạn Lan chơi búp bê), Vì sao bạn An thích chơi bóng? (vì bạn
ấy là bạn trai). Vì sao bạn Lan thích chơi búp bê? (vì bạn ấy là bạn gái)….

Cứ như vậy tôi khơi gợi sự hiểu biết của trẻ để trẻ nói lên nhận xét của
mình vừa cũng cố kiến thức về chủ đề, vừa giúp trẻ biết cách quan tâm đến các
bạn và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
Ngoài xây dựng môi trường hoạt động trong lớp tôi đã suy nghĩ và tạo
dựng môi trường bên ngoài lớp học tôi đã khâu những con vật bằng xốp dạ, để
treo trang trí khu vực ngoài hiên trong giờ chơi ngoài trời hay giờ đón và trả trẻ
tôi luôn hỏi trẻ con vật gì để tạo cơ hội cho trẻ được trẻ lời.
Ví dụ: Với chủ đề “Đồ dùng, đồ chơi của bé” dưới sàn, ngoài hiên tôi
dán các hình ảnh theo chủ đề như: hình ảnh đôi dép, cái mũ … sau đó tôi tổ
chức trò chơi “Đi dép” với cách chơi như sau:
Tôi nêu rõ luật chơi cho trẻ nghe: các bé hãy đặt đôi bàn chân của mình
vào đôi dép dán trên nền gạch mỗi bàn chân ứng với một chiếc dép cứ thế bước
đi đến chiếc dép cuối cùng thì dừng lại. Hai bạn chơi một lượt ai nhanh hơn và
không đi ra ngoài là thắng cuộc. Khi đến đôi cuối cùng các bé bước ra ngoài và
tôi hỏi trẻ con vừa chơi trò chơi với đôi gì?. Sau khi trò chơi kết thúc tôi cho cả

9


lớp cùng đọc bài thơ “Đôi dép” tôi hỏi: Con vừa đọc bài thơ gì (Đôi dép). Đôi
dép dùng để làm gì? (Giữ cho chân sạch sẽ)….
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong lớp tôi không chỉ dừng lại ở việc xây
dựng môi trường vật chất mà tôi còn tiến hành trao đổi với ban giám hiệu nhà
trường xây dựng môi trường xã hội cho trẻ ở lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ
được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi để trẻ chủ động
tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm phù hợp với độ tuổi nhà
trẻ.
Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới Thực vật” cho trẻ trải nghiệm thực tế bằng
việc tổ chức cho trẻ đi tham quan khu trồng rau sạch ở thôn Văn Nam;
Với chủ đề “Nghề nghiệp” tôi cho trẻ đi tham quan khu chợ nông thôn

của xã …
Tổ chức cho trẻ xem các buổi đóng chủ đề có sự phối hợp giữa trẻ, phụ
huynh, cô giáo và địa phương như: “Dinh dưỡng và an toàn giao thông”, thi làm
đồ dùng dạy học, “Thử tài của bé”…do nhà trường tổ chức.
Trong các lần cho trẻ đi tham quan thực tế việc đầu tiên tôi cần chú ý đến
là tâm thế của trẻ, tôi trao đổi về nơi trẻ sắp được đi tham quan, khi đi trẻ phải đi
như thế nào, cách chào hỏi, ứng xử với mọi người xung quanh ra sao;
Tiếp theo phải có hệ thống câu hỏi cụ thể, sát thực với môi trường trẻ
được đi tham quan, tìm hiểu để mở rộng hiểu biết, vốn từ, phát triển ngôn ngữ
chủ động cho trẻ. Qua việc cho trẻ đi tham quan thực tế tôi thấy trẻ rất hứng thú,
phấn khởi, thích trao đổi với cô và mọi người về các sự vật hiện tượng xung
quanh. Trẻ có kỹ năng giao tiếp với mọi người, mạnh dạn và tự tin hơn.

Hình ảnh: Cô tổ chức cho trẻ đi tham quan

10


Có thể thấy rằng, môi trường vật chất và việc được trải nghiệm thực tế
quan sát trong thực tiễn không những thu hút được sự hứng thú, mạnh dạn, tự tin
của trẻ vào các hoạt động hàng mà còn thúc đẩy quá trình phát triển ngôn ngữ
cho trẻ trong lớp: Đa số trẻ trong lớp hứng thú tham gia vào các hoạt động, số
lượng vốn từ của trẻ được tăng lên, trẻ nói được đủ câu, biết diễn đạt mạch lạc .
Như vậy việc sử dụng hoạt động xây dựng môi trường mầm non lấy trẻ
làm trung tâm nhằm gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động thông qua đó phát
triển ngôn ngữ và phát triển toàn diện cho trẻ là việc làm rất thiết thực, đem lại
hiệu quả cao. [3] Trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động, khả năng nhận biết và sử
dụng ngôn ngữ thành thạo hơn. Tuy nhiên để đạt hiệu quả hơn nữa tôi tiếp tục sử
dụng biện pháp tiếp theo.
2.3.3. Biện pháp 3: Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động chơi tập

có chủ định.
Trẻ độ tuổi Nhà trẻ ngôn ngữ còn hạn chế vì bộ máy phát triển của trẻ
chưa hoàn thiện, phạm vi tiếp xúc của trẻ còn hạn hẹp trong khi đó sự chú ý của
trẻ vào đối tượng chưa bền. Trẻ rất hiếu động thích đi lang thang, chưa biết tính
kỷ luật là gì, trẻ không thích ngồi yên vì vậy để trẻ phát triển ngôn ngữ thông
qua hoạt động chơi tập có chủ định thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự kiên
trì, khéo léo và luôn mang đến cho trẻ những điều bất ngờ dưới nhiều hình thức
khác nhau như: Sử dụng câu đố, bài hát, trò chơi, tranh ảnh, vật thật và hành
động bắt chước tiếng kêu của các con vật, đồ vật để lôi cuốn trẻ vào hoạt động
chơi tập có chủ định.
Thông qua hoạt động nhận biết tập nói. Đây là hoạt động chơi tập có chủ
định cung cấp và củng cố vốn từ, rèn khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho
trẻ. Ở hoạt động này tôi cho trẻ vừa học vừa chơi, trẻ được sử dụng các đồ dùng
đồ chơi, được khám phá, tìm hiểu các sự vật xung quanh. Khi chơi tập trẻ được
sờ, nắm phát triển sự khéo léo của các cơ, khớp và ngón tay phát triển vận động.
Trẻ được quan sát, trao đổi cùng cô cùng bạn về đặc điểm, cấu tạo, ích lợi, tác
hại của sự vật hiện tượng giúp trẻ không chỉ phát triển ngôn ngữ mà còn phát
triển nhận thức, khả năng ghi nhớ cho trẻ. Mỗi một hoạt động tôi lựa chọn đồ
vật, đồ chơi, các sự vật hiện tượng khác nhau, phù hợp chủ đề nhằm lôi cuốn sự
hứng thú, tích cực hoạt động của trẻ sẽ đem lại hiệu quả phát triển ngôn ngữ cao
hơn.
Ví dụ: Với chủ đề “Đồ dùng, đồ chơi của bé” chủ đề nhánh “Đồ dùng
trong gia đình” tôi đã dùng vật thật như: bát, đĩa hoặc bằng hình ảnh gian hàng
đồ dùng trên màn hình video sẽ thu hút trẻ vào hoạt động, trong khi trẻ đang ngơ
ngác không tập trung đây cũng là một trong những thủ thuật gây sự chú ý, tập
trung của trẻ nhìn vào đối tượng. Từ đấy tôi giúp trẻ gọi được tên đồ dùng (Cái
bát, cái đĩa) nhiều lần cả lớp cùng phát âm (Cái bát, cái đĩa) sau đó tôi cho các
cháu khá phát âm (Cái bát, cái đĩa), đến từng tổ cùng phát âm, cuối cùng tôi cho
những cháu phát âm chưa rõ lời và những cháu nhút nhát phát âm lại từ (Cái bát,
cái đĩa). Bên cạnh đó tôi đưa nhiều dạng câu hỏi cho trẻ trả lời để phát triển

ngôn ngữ chủ động. Trẻ thích thú gọi tên và nói được các đặc điểm đồ dùng, từ
đó cô cung cấp cho trẻ các từ ngữ một cách chính xác về các loại đồ dùng, đồ
chơi trong gia đình một cách hiệu quả nhất.
11


Ở chủ đề “Con vật nuôi trong gia đình” hoạt động nhận biết “Con gà,
con vịt” tôi cho trẻ chơi trò chơi “Gà trong vườn rau” hoặc chơi “Vận chuyển
thức ăn cho các con vật trẻ yêu thích”, hay “Xếp chuồng cho các con vật”. Khi
cho trẻ chơi tôi luôn kết hợp lời nói để lôi cuốn trẻ đồng thời phát triển ngôn ngữ
cho trẻ nào chúng mình đuổi gà nào, nhắc các chú gà đừng phá rau nhé: Gà ơi
đừng phá rau nhé; Gà ra khỏi vườn đi.
Hay khi xếp chuồng cho các con vật hỏi trẻ: Con xếp chuồng con con gì?
Còn chuồng này dành cho con gì?... trẻ rất thích chơi và tham gia trả lời câu hỏi
của cô. Khi chơi trẻ được gọi tên các con vật, được bắt chước tiếng kêu của các
con vật, được biết con vật đó sống ở đâu, ăn thức ăn gì…chính từ đó khắc sâu
kiến thức cho trẻ, cung cấp được nhiều vốn từ cho trẻ và cũng từ đó khuyến
khích trẻ sử dụng ngôn ngữ lời nói để diễn đạt mạch lạc những yêu cầu khi cô
đưa ra, trẻ nói đủ câu, rõ ràng.
Ví dụ: Nhận biết tập nói “Ô tô - tàu hỏa”
Trẻ nhận biết và phát âm được tên gọi của phương tiện giao thông, biết
đặc điểm cấu tạo của phương tiện giao thông như: Bánh xe, cửa xe, toa tầu...Biết
ích lợi của ô tô và tàu hỏa dùng để chở người, là phương tiện giao thông đường
bộ. Trẻ được chơi làm chú lái tàu vừa đi vừa làm động tác xoay tay giả vờ lái
tàu, miệng nói “xình xịch, xình xịch”.
Qua hoạt động trẻ rất hứng thú hoạt động, ngôn ngữ của trẻ tự tin hơn.
Không những vậy tôi còn cho trẻ kết hợp chơi “Đoàn tàu nhỏ xíu” vừa chơi trẻ
vừa đọc thơ “Đoàn tàu nhỏ xíu” để thay đổi trạng thái, cũng cố kiến thức, rèn kỹ
năng đọc thơ diễn cảm, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Có thể khẳng định rằng hoạt động nhận biết tập nói là một hoạt động

không chỉ giúp cho trẻ nhận biết về các đồ vật, sự vật hiện mà nó còn giúp cho
trẻ phát triển vốn từ một cách tích cực.
Bên cạnh đó hoạt động làm quen với tác phẩm văn học cũng góp phần rất
lớn trong việc cung cấp và củng cố ngôn ngữ cho trẻ rất hiệu quả.
Ví dụ: Qua bài thơ “Cây bắp cải” đầu tiên tôi cho trẻ quan sát vật thật
(Cây bắp cải) cho trẻ được quan sát và phát âm (Bắp cải), sau đó cô đọc mẫu 2
lần cho trẻ lắng nghe để giúp trẻ cảm nhận sau đó tôi tiến hành cho trẻ đọc bài
thơ “Bắp cải xanh”
“Bắp cải xanh
Xanh man mát
Lá cải sắp
Sắp vòng tròn
Búp cải non
Nằm ngủ giữa”
Lần 1 và lần 2 cho cả lớp cùng đọc thơ sau đến từng tổ, cá nhân và đặc
biệt tôi luôn giành phần đọc cá nhân cho trẻ nhút nhát và những trẻ còn nói
ngọng, nói lắp nhiều, nói chưa đủ câu được đọc đi, đọc lại nhiều lần hơn. Sau đó
tôi còn cho trẻ đọc những từ khó trong bài thơ như từ “sắp vòng tròn” cho trẻ
phát âm. Và nói lá bắp cải sắp vòng tròn là sắp như thế nào? (Tôi vừa giải thích
vừa chỉ vào hình ảnh cây bắp cải cho trẻ xem và cho trẻ cùng làm động tác mô

12


phỏng các lá bắp cải xếp vòng tròn là các lá được sắp xung quanh với nhau tạo
thành cây bắp cải xanh).
Sau đó đặt câu hỏi theo nội dung bài thơ và phù hợp với đối tượng trẻ
trong lớp ở đầu năm với hệ thống câu hỏi đơn giản và gợi mở bằng hình ảnh cho
trẻ tự trả lời nhưng dần dần đến giữa năm học và đến cuối năm câu hỏi có độ
khó tăng dần và có độ mở cao hơn.

Ví dụ: Con vừa đọc bài thơ gì? (Bắp cải xanh) cho nhiều trẻ được nhắc
đi nhắc lại tên bài thơ.
- Lá bắp cải trong bài thơ có màu gì? (Màu xanh).
- Lá bắp cải được sắp như thế nào? ( Sắp vòng quanh).
Như vậy những bài thơ, câu truyện không những giúp trẻ phát triển nhận
thức mà còn mở rộng thêm được vốn từ cho trẻ và trẻ được quan sát những hình
ảnh có nhân vật trong bài thơ, câu truyện. Khi trẻ đã biết đọc, kể lại truyện cùng
với cô điều đó chứng tỏ trẻ đã ghi nhớ và biết sử dụng câu từ làm phương tiện để
lĩnh hội kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức biết sử dụng nhiều từ mới từ đó ngôn
ngữ của trẻ được hình thành và phát triển theo mức độ tăng dần như cháu:
Quỳnh Hoa, Bảo Nguyên, cháu Lê Đăng... Trẻ trong lớp tôi vốn từ đã tăng lên
rõ rệt, không nói ngọng, nói lắp.
Với biện pháp này vốn từ của trẻ trong lớp tôi đã được tăng lên theo thời
gian. Trong câu nói của trẻ bắt đầu thành lập cấu trúc câu. Trẻ nói được câu dài,
câu có chủ ngữ vị ngữ. Trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm và mạnh dạn, chủ động
khi trò chuyện cùng cô về đối tượng hoạt động, khám phá. Trẻ thích nói, nói
nhiều, nói rõ lời và mạnh dạn tự tin khi khám phá sự vật hiện tượng xung quanh
trẻ.
2.3.4. Biện pháp 4: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua các trò chơi dân
gian.
Trò chơi dân gian là một loại trò chơi do người lao động sáng tạo ra dựa
trên các hoạt động lao động hàng ngày dưới hình thức mô phỏng lại các hoạt
động đó nên nó rất gần gũi với cuộc sống trẻ. Các trò chơi dân gian thường gắn
liền với các bài ca dao, đồng dao có vần, có nhịp nên trẻ rất dễ đọc, dễ thuộc và
rất hứng thú khi vừa chơi vừa đọc qua đó không chỉ giúp ngôn ngữ của trẻ phát
triển mà còn cung cấp cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống của những người
dân lao động, biết yêu thương, quí trọng những người lao động. Từ đó giúp trẻ
hình thành và phát triển nhân cách toàn diện.
Trong khi đó vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ, thông qua chơi trẻ
được học, được tìm hiểu khám phá cuộc sống xung quanh và các sự vật hiện

tượng quanh trẻ. Vì vậy tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là việc làm vô
cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi được
chơi trẻ rất hứng thú, thoải mái vui đùa, trẻ sẽ bộc lộ những suy nghĩ của mình,
trẻ nói một cách tự nhiên qua đó cô giáo nắm bắt được những trẻ nào cần phát
triển cao, trẻ nào cần phải uốn nắn, sữa sai để đưa ra kế hoạch giáo dục tốt nhất
cho từng trẻ. Chính vì vậy tôi đã sử dụng linh hoạt các trò chơi dân gian vận
động, học tập, mô phỏng và sáng tạo tổ chức cho trẻ chơi giúp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.

13


Tôi lựa chọn trò chơi dân gian vận động như “Chi chi chành chành”, “Thả
đỉa ba ba”, “Tập tầm vông”, “Nu na nu nống”, “Cưỡi ngựa nhong nhong”,….
Các trò chơi này có thể tổ chức cho trẻ chơi ở các thời điểm khác nhau. Khi chơi
trẻ được nói, được đọc đồng dao kết hợp các vận động nhẹ nhàng giúp trẻ phát
triển ngôn ngữ mạch lạc, diễn cảm mà còn giúp trẻ có phản xạ nhanh, linh hoạt,
thoải mái, khả năng phán đoán của trẻ được phát triển.
Ví dụ: Trò chơi “Chi chi chành chành”
“Chi chi chành chành
Cái đanh nổi lửa
Con ngựa đứt cương
Ba Vương ngũ Đế
Bắt dế đi tìm
Ù à ù ập.”
Với trò chơi này kích thích trẻ đọc thông qua cách gieo vần của lời thơ.
Luyện phát âm bằng các từ ngữ được lặp đi lặp lại (chi chi chành chành, ù à ù
ập). Trò chơi được kết hợp giữa lời nói và hành động nên kích thích trẻ chơi đặc
biệt là khi chính bản thân trẻ phát âm.
Khi tổ chức tôi cho trẻ ngồi xung quanh tay trái của cô xòe ra, ngón trỏ

của cô và trẻ chấm vào lòng bàn tay trái của cô theo nhịp đọc cho đến khi cô đọc
đến câu cuối “ ù à, ù ập” thì cô nắm tay lại. Cháu nào không rút tay ra ngay sẽ bị
nắm lại là thua. Khi chơi trẻ rất phấn khởi tham gia, vừa tham gia vừa đọc đồng
dao một cách tự nhiên, mỗi lần đến câu cuối là trẻ vội vàng rút tay, rồi cười khúc
khích trông rất dễ thương. Tuy bị cô nắm tay lại nhưng trẻ vẫn rất vui vẻ và hồ
hởi tham gia và còn bảo “Cô ơi con thích chơi tiếp ạ”.
Không chỉ vậy để tạo không khí chơi tôi còn trò chuyện cùng trẻ sau mỗi
lần chơi. Ai bị bắt nhỉ? Con thấy thế nào? Ai muốn chơi nữa nào? (trẻ liếng
thoắng trả lời cô, thậm chí nhảy lên trả lời: Con chơi, con chơi...). Trò chơi này
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ khi trò chuyện, đọc đồng dao và giúp trẻ có phản
ứng nhanh, phản xạ phù hợp với trò chơi.
Ví dụ: Tổ chức trò chơi “Dung dăng dung dẻ”
Thông qua trò chơi, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói. Trẻ biết chơi cùng
bạn, phát triển vận động ở trẻ.
Tổ chức thực hiện: Tôi và trẻ dắt tay nhau đi vòng quanh, vừa đi vừa đọc
“Dung dăng dung dẻ…Xì xà xì xụp”. Đến câu cuối tôi và trẻ cùng ngồi xuống
sau đó trò chơi được lặp lại. Trong quá trình tổ chức trò chơi tôi nhận thấy trẻ ở
lớp tôi rất hứng khởi, đọc đồng đúng nhịp, vần, có phản ứng nhanh khi đến câu
“ngồi thụp xuống đây”.
Ví dụ: Ở trò chơi “Nu na nu nống”.
Trò chơi này luyện cho trẻ phản ứng nhanh khi thay đổi tư thế vận động,
luyện cho trẻ nói nhanh, lưu loát. Trẻ biết cách đặt tay tương ứng với từng chân
và lời đọc.
Tôi cho trẻ chơi dưới nhiều hình thức khác nhau: Có thể cho từng trẻ một
chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bởi trẻ chơi kết hợp với đọc đồng dao, giúp
trẻ đọc rõ ràng, lưu loát, cô dễ dàng chỉnh sửa uốn nắn những từ sai cho trẻ.

14



Hoặc cho trẻ ngồi hình vòng cung, 2 chân duỗi thẳng. Cô ngồi cùng hàng với
trẻ, vừa đọc thơ, vừa lần lượt dùng tay chạm vào 2 chân trẻ.
Ngoài lựa chọn các trò chơi dân gian vận động tôi còn lựa chọn các trò
chơi dân gian sáng tạo, khéo léo như: Xếp thuyền, làm diều, làm chong chóng...
Khi tổ chức các trò chơi này trẻ được học cách làm, được trao đổi cùng cô, được
miêu tả đồ chơi mình làm giúp trẻ phát triển ngon ngữ, trẻ chủ động sử dụng
ngôn ngữ của mình khi chơi. Mặt khác còn phát triển khả năng ghi nhớ, tư duy
và khả năng khéo léo của đôi bàn tay.

Hình ảnh: Cô và trẻ chơi trò chơi “N u na nu nống”
Để tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đạt hiệu quả cao tôi đã dựa trên
các tiêu chí sau:
- Trò chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu, lời đồng dao ngắn gọn.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi dễ kiếm dễ tìm.
- Trò chơi phải gây được sự hứng thú, thu hút được sự chú ý của trẻ.
- Trò chơi khi tổ chức cho trẻ chơi phải có sự tham gia của tập thể lớp
hoặc nhóm trẻ trong lớp.
- Trò chơi giúp trẻ cũng cố tư duy, phát triển ngôn ngữ vận động và cũng
cố kỹ năng cho trẻ.
Thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian trẻ trong lớp tôi không chỉ
thuộc lời các trò chơi mà còn biết vận dụng, sử dụng các câu từ trong trò chơi
vào quá trình học tập, sinh hoạt hàng ngày, bên cạnh đó sau khi thực hiện các trò
chơi dân gian này đã phát huy được tính mạnh dạn, tự tin, mạnh dạn, chủ động
trong ngôn ngữ của trẻ như: cháu Thảo Nhi, Nam Anh… đầu năm đi học chỉ biết
15


đứng nép sau cánh cửa, sau những buổi chơi trò chơi dân gian do cô tổ chức giờ
trẻ đã mạnh dạn trong hoạt động, trẻ nói nhiều hơn, hỏi nhiều và trẻ nói đủ câu,
diễn đạt ý của mình rõ ràng hơn.

Sau khi thực hiện một số biện pháp trên thành công tôi thu được kết quả
như sau:
2.4. Hiệu quả
Từ các biện pháp trên tôi đã thu được kết quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ
ở lớp tôi một cách chuyển biến rõ rệt và đã thu được kết quả tốt được thể hiện
qua bảng khảo sát lần 2 vào tháng 3/2018. Cụ thể như sau:
Kết quả khảo sát.
Tổng số
Đạt
Chưa đạt
Nội dung khảo sát
trẻ khảo
Số trẻ Tỷ lệ% Số trẻ Tỷ lệ%
sát
- Trẻ hứng thú tham gia vào
25
23
92,0
2
8,0
hoạt động.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong

25

20

80,0

5


20,0

25

23

92,0

2

8,0

giao tiếp.
- Trả lời ngắn gọn, dễ hiểu,
diễn đạt đủ câu.

* Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả khảo sát so với đầu năm đã có kết quả
tiến triển vượt bậc.
- Trẻ đã rất hứng thú khi tham gia vào hoạt động cô tổ chức tỷ lệ đạt
92,0%, tăng đạt ở mức 52,0% so với đầu năm.
- Số trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp tăng mạnh, trẻ không còn rụt rè,
nhút nhát, khi bố mẹ đưa đến không còn tình trạng nhõng nhẽo đòi bế, mua
quà…Tỷ lệ đạt 80,0% tăng 48,0% so với đầu năm.
- Ngôn ngữ của trẻ phát triển hơn, trẻ trả lời câu hỏi của cô một cách ngắn
gọn, dễ hiểu, diễn đạt đủ câu, tỷ lệ đạt 92,0% tăng 64,0% so với đầu năm.
Được những kết quả trên là sự đóng góp nhiệt tình của cô giáo, phụ huynh
và nhà trường. Đặc biệt là sự hứng thú tích cực chủ động hoạt động của trẻ.
Từ đó vốn từ của trẻ đã tăng lên rõ rệt, nội dung câu nói của trẻ đầy đủ ý,
câu từ chính xác gắn gọn dễ hiểu.

* Đối với bản thân
Tôi đã tích luỹ thêm nhiều kiến thức về phát triển ngôn ngữ cho trẻ và
cách tuyên truyền vận động phụ huynh sao cho có hiệu quả, tạo lòng tin ở các
bậc phụ huynh.
Tôi đã linh hoạt sáng tạo, tự tin khi tổ chức hoạt động cho trẻ.
* Đối với phụ huynh
Phụ huynh đã dành nhiều thời gian quan tâm đến việc dạy trẻ, chú trọng,
tích cực tham gia vào việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ hơn và tích cực phối hợp
với giáo viên trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
16


Khi phụ huynh gửi trẻ không còn tình trạng dùng tín ngữ để chào hỏi hay
tạm biệt các bé mà các bậc phụ huynh đã dùng ngôn ngữ trong sáng để chào cô,
chào bé.
Đồng thời phụ huynh luôn chú ý đến việc con mình đã chào cô chưa, chào
bạn chưa, nếu chưa chào hỏi liền nhắc trẻ chào hỏi ngay.
Phụ huynh tích cực trong công tác quyên góp nguyên vật liệu cho cô làm
đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Ngôn ngữ rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày đối với mọi người,
đặc biệt trong cuộc sống của trẻ nhà trẻ, là lứa tuổi nhỏ bắt đầu rời xa gia đình
đến bên vòng tay cô giáo.
Chính vì vậy ngôn ngữ là cầu nối những tâm tư, nguyện vọng, mong
muốn, khát khao của trẻ đến với cô và ngược lại là cầu nối giữa cô và trẻ khi
hoạt động. Thông qua ngôn ngữ giúp cô hiểu trẻ hơn, có thể đưa ra biện pháp
chăm sóc, giáo dục phù hợp với từ trẻ.
Từ sự kết hợp thực hiện các biện pháp trên tôi rút ra được kết luận như
sau:

- Ngay từ đầu năm giáo viên phải nắm bắt đặc điểm, tâm sinh lý của từng
trẻ.
- Giáo viên cần chú trọng công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc
phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Vì môi trường gia đình là môi ảnh hưởng đầu tiên
đến việc phát triển ngôn ngữ của bé.
- Bản thân không ngừng học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp, tìm hiểu qua sách
báo, nghiên cứu tìm tòi những biện pháp, những hình thức tổ chức hay thu hút
được sự chú ý hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động phát triển ngôn ngữ
cho trẻ.
- Tích cực lựa chọn, tổ chức các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi
nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Chú trọng và làm tốt công tác xây dựng môi trường hoạt động lấy trẻ
làm trung tâm.
- Giáo viên cần tuyên truyền, tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh để hỗ trợ
các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Cô phải luôn kết hợp giữa nhà trường và gia đình để trẻ tiếp cận và lĩnh
hội kiến thức về việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách đồng bộ thống nhất.
3.2. Kiến nghị
* Đối với Phòng Giáo dục
- Hàng năm tổ chức cho giáo viên được đi học tập các mô hình điểm, các
đơn vị huyện bạn, các trường học có cơ sở vật chất, có sự đầu tư lớn về chất
lượng để giáo viên chúng tôi được tích lũy thêm kinh nghiệm về chăm sóc, giáo
dục trẻ.
- Luôn đầu tư trang thiết bị cho các nhóm lớp để trẻ tham gia thực hiện
các hoạt động một cách hứng thú, tích cực.
17


3.2. Kiến nghị
* Đối với nhà trường

- Mua thêm sách, tạp chí để giáo viên tham khảo giúp cho giáo viên có tư
liệu trong quá trình nghiên cứu để giảng dạy cho tốt hơn.
- Nhà trường đầu tư thêm trang thiết bị, phương tiện hiện đại cho trẻ được
tìm hiểu khám phá.
Trên đây là một số kết luận bản thân tôi đúc rút khi nghiên cứu biện pháp
phát triển ngôn ngữ có hiệu quả tại nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi D1 ở trường mầm
non Đông Văn. Trong quá trình, trình bày những kinh nghiêm của bản thân
không tránh khỏi thiếu sót hạn chế rất mong được sự đóng góp, chia sẻ của hội
đồng khoa học các cấp để đề tài ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HĐKH TRƯỜNG
XẾP LOẠI: ........
CHỦ TỊCH HĐSKKN

Đông Sơn, ngày 10 tháng 03 năm 2018
(Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác)

NGƯỜI VIẾT

HIỆU TRƯỞNG
Thiều Thị Chinh

Trần Thị Bình

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhà xuất bản giáo dục, Phát triển ngôn ngữ cho trẻ Nhà trẻ 24-36 tháng.

2. Nhà xuất bản Giáo dục, Jacquie Mc Taggard, sách "Từ chiếc bàn của giáo
viên" xuất bản năm 2003.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mô đun bồi dưỡng thường xuyên Modul 1D về xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
4. Tuyển tập trò chơi, bài hát trẻ Nhà trẻ 24-36 tháng.

19


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XẾP LOẠI TỪ C
TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả:
Trần Thị Bình
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường MN Đông Văn
Kết
Cấp đánh
quả
giá xếp loại
đánh
Năm học
(Ngành GD
TT
Tên đề tài SKKN
giá xếp đánh giá
cấp
loại
xếp loại
huyện/tỉnh;

(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
B
2015-2016
 1 Kinh nghiệm nâng cao chất lượng kỹ cấp huyện
năng vận động theo nhạc cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non Đông Văn.
A
2017-2018
 2 Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn cấp huyện
ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi ở Nhóm
trẻ D1 trường mầm non Đông Văn,
huyện Đông Sơn

20



×