Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

skkn một số biện pháp phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi lớp a1 trường MN minh lộc thông qua trò chơi dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.4 KB, 23 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HẬU LỘC
TRƯỜNG MẦM NON HOA LỘC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VĂN HỌC (THỂ LOẠI KỂ
CHUYỆN) CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON HOA
LỘC

Người thực hiện:
Vũ Thị Tuyết
Chức vụ:
Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Hoa Lộc
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

HẬU LỘC NĂM 2018


MỤC LỤC
Nội dung
1.Mở đầu:
Trang
1.1 Lí do chọn đề tài…………………………………………………… …..1
1.2 Mục đích nghiên cứu…………………………………………………….2
1.3 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………2
1.4 Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..2
2. Nội dung:
2.1 Cơ sở lý luận…………………………………………………………….2
2.2 Thực trạng vấn đề………………………………………………………..3


2.3 Các giải pháp và biện pháp……………………………………………..4
2.3.1 Các giải pháp…………………………………………………………..4
2.3.2 Các biện pháp tổ chức thực hiện………………………………………5
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm……………………………………19
3. Kết luận và kiến nghị:
3.1 Kết luận………………………………………………………………….19
3.2 Kiến nghị……………………………………………………………… 20
Tài liệu tham khảo


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Tác giả Hà Thị Kim Giang - Nhà
xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội - năm 1998.
2. Tâm lý học trẻ em - Nhà xuất bản đại học sư phạm Hà Nội - Năm 2000.
3. Hướng dẫn thức hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi theo nội dung chương trình mầm non mới. Nhà xuất bản Giáo dục.
4.. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Nhà xuất bản Giáo
dục.


1. MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài:
Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn sống rất quan tâm đến mọi người,
nhất là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác chú trọng từ bữa ăn, giấc ngủ và sự
phát triển tiến bộ của các cháu.
Bác hồ nói:
“Trẻ thơ như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây,
hồn nhiên như tờ giấy trắng. Mọi hoạt động học tập và vui chơi trong quá trình ở

trường mầm non đều đem lại cho trẻ những điều kỳ lạ, thần tiên.
Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, hoạt động
với đồ vật, khám phá khoa học… Sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân
cách con người “Làm quen văn học” là một hoạt động không thể thiếu được đối
với trẻ ở lứa tuổi mầm non, hoạt động làm quen với các tác phẩm văn học là loại
hình nghệ thuật, đặc sắc trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với
trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống chan hòa trong lời ru “ầu ơ” đầy yêu
thương của mẹ, bà… và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ.
Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết,
đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói,
đi những bước đi đầu tiên, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói
cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên
nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân,
biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, ghét cái ác độc, phê phán
những việc xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn… Và còn là phương
tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt ở trẻ mẫu giáo thì
vốn từ và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn
cảm, nói dài, nói đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp.
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp
phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát
triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với
các môn khoa học khác như: Làm quen với khám phá khoa học, làm quen với
toán, âm nhạc, tạo hình...Mà điều tôi muốn nói ở đây đặc biệt là thông qua hoạt
động làm quen văn học trẻ được đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch… Tạo cho trẻ
được hoạt động nhiều, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ, tư duy và ngôn ngữ,
khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt, cái xấu của mọi vật xung quanh trẻ.
Bởi vì ở lứa tuổi này trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang
sách cô giáo in lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác
nhau, thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã

hội, thiên nhiên, hoạt động văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một
nhiệm vụ quan trọng trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. Và tạo tiền đề
cho trẻ trước khi vào lớp1. Trong thực tế có những nghiên cứu về các biện pháp
tổ chức tốt hoạt động văn học cho trẻ, nhưng chưa chú trọng giúp trẻ phát triển
ngôn ngữ, vì vậy hiện nay trẻ mầm non tiếp cận với tác phẩm văn học chỉ đơn
1


giản là nghe chuyện chứ chưa được nói và kể nhiều về chuyện đã nghe nên trẻ
còn nghèo nàn vốn từ, không biết diễn đạt câu từ mạch lạc, nói sai ngữ pháp.
Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc
thông qua hoạt động văn học(Thể loại kể chuyện) cho trẻ 5-6 tuổỉ trường
mầm non Hoa Lộc” làm đề tài nghiên cứu.
Với việc chọn đề tài này tôi đã áp dụng thực tế trong lớp của mình cũng như
học hỏi thảo luận từ bạn bè, đồng nghiệp để nghiên cứu tìm ra các phương pháp
hay, phù hợp với trẻ và có cách truyền đạt kiến thức đến trẻ một cách hấp dẫn
hiệu quả nhất. Đây là kinh nghiệm của bản thân nhưng cũng hy vọng rằng cũng
là kinh nghiệm có thể tham khảo áp dụng trong thực tiễn giảng dạy của đồng
nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Đề ra “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động
văn học(Thể loại kể chuyện) cho trẻ 5-6 tuổỉ trường mầm non Hoa Lộc”
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua hoạt động văn
học(Thể loại kể chuyện) cho trẻ 5-6 tuổỉ trường mầm non Hoa Lộc”
1.4.Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, tìm hiểu trên mạng
- Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát thực trạng của lớp.
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp quan sát, đàm thoại.

- Phương pháp thống kê, tổng hợp và sử lý số liệu.
2.NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận .
Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình thành
nhân cách cho trẻ, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ
giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động khác như: Toán, tạo hình, chữ
cái,...Đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học là cho trẻ hoạt động nhiều để trẻ
phát triển vốn từ luyện phát âm và dạy trẻ nói đúng ngữ pháp.
Đặc điểm vốn từ của trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Trẻ rất
nhạy cảm với ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài thơ, câu chuyện, sớm đi
vào tuổi thơ của trẻ. Những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ
chính là hoạt động cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ tốt nhất, hiệu quả nhất.
Thông qua việc dạy trẻ đóng kịch giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, óc
tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quý cái đẹp hướng tới cái đẹp. Khi trẻ kể chuyện
ngôn ngữ của trẻ phát triển trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, vốn từ phong phú. Trẻ
biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay, sự kiện nào đó .....Bằng chính
ngôn ngữ của trẻ.
Qua việc dạy trẻ tập kể chuyện sẽ giúp trẻ ở lứa tuổi này phát triển ngôn ngữ
mạch lạc hơn, nói rõ ràng và đầy đủ câu hơn để tạo tiền đề cho trẻ bước vào
trường phổ thông được thuận lợi hơn.
2


- Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai
đoạn mang những đặc trưng khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.
- Trẻ 5 - 6 tuổi sự phát triển ngôn ngữ chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hóa
vốn từ, ngôn ngữ của trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn mặc dù
cấu trúc câu còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói, trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn
ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển .

- Qua việc cho trẻ cảm nhận văn học chính là hình thành ở trẻ những tình cảm
đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẩm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như : Lòng
yêu thiên nhiên, cỏ cây, hoa lá. Lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ
những người thân xung quanh như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em. Thông
qua hoạt động này trẻ làm tái tạo và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm
một cách hồn nhiên phù hợp với nội dung của tác phẩm. Với sự hiểu biết, trí
tưởng tượng của trẻ. Đồng thời trẻ kể lại chuyện được. Chính vì thế, để đạt được
mục đích bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra một số biện pháp để cho
trẻ diễn đạt mạch lạc. Qua đó khơi dạy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật
qua cách đọc, kể diển cảm, cao hơn nữa là biết dùng ngôn ngữ của mình để kể
chuyện sáng tạo.
2.2. Thực trạng vấn đề:
* Thuận lợi:
- Trường mầm non Hoa Lộc đạt chuẩn quốc gia mức độ1, trang thiết bị học tập
cho trẻ được quan tâm hàng đầu. Nhà trường luôn luôn tạo điều kiện cho giáo
viên đi học để nâng cao nghiệp vụ.
- BGH nhà trường thường xuyên xây dựng các giờ dạy mẫu cho giáo viên được
dự giờ và rút kinh nghiệm.
- Hàng năm nhà trường còn tổ chức các cuộc thi có phụ huynh tham gia nhằm
tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc nuôi dạy con.
- Được sự quan tâm của phụ huynh.
- Là giáo viên trực tiếp đứng lớp, được tiếp xúc với trẻ hàng ngày, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong việc tìm hiểu tâm sinh lí, cử chỉ, hành vi và đặc thù từng
trẻ.
- Năm học 2017-2018 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5-6 tuổi với
tổng số cháu 30 trong đó có 17 cháu nam và 13 cháu nữ, 100% trẻ ngoan ngoãn,
mạnh dạn hồn nhiên, đạt yêu cầu về phát triển thể chất, ngôn ngữ, và tình cảm
xã hôi cảm thụ cái hay cái đẹp xung quanh trẻ.
* Khó khăn:
- Nhà trường chưa xây dựng được vườn cổ tích.

- Chưa vận động phụ huynh đóng góp tranh truyện bổ sung vào góc văn học.
- Một số bậc phụ huynh do bận rộn công việc, thiếu kinh nghiệm và khả
năng hỗ trợ giáo dục trẻ ở nhà nên chưa quan tâm đến việc tạo cơ hội cho trẻ rèn
luyện lời nói và diễn đạt mạch lạc của trẻ.
- Khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đồng đều, không ổn định, vì vậy nên
trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong câu, trong từ, bớt âm khi nói. 70%
kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình trạng
3


trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng. 35% trẻ nói, phát âm do ảnh hưởng
ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ nói tiếng địa phương.
- Đầu năm tôi tiến hành khảo sát chất lượng trên trẻ để có biện pháp giáo dục
tốt hơn. Kết quả của trẻ đầu năm học thể hiện như sau:
* Khảo sát thực trạng
Bảng 1: Khảo sát thực trạng đầu năm
Kết quả
Chưa đạt yêu
Đạt yêu cầu
Số
cầu
Nội dung khảo sát
trẻ
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
ST % ST % ST % ST % ST %
Phát âm đúng, rõ ràng

30
6
20 10 33 12 40 2 7 0 0
Nói đúng ngữ pháp nói
30
5
17 6 20 18 60 1 3 0 0
mạch lạc
Thể hiện được vai chơi
30
4
13 6 20 18 60 2 7 0 0
trong trò chơi đóng kịch
Có khả năng kể chuyện
30
7
23 10 33 11 37 2 7 0 0
sáng tạo.
Qua bảng khảo sát thực trạng thì việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động văn học (Thể loại kể chuyện) tỉ lệ tốt khá còn ít,vẫn còn tỉ lệ chưa
đạt yêu cầu.
* Nguyên nhân của thực trạng
Qua khảo sát, đánh giá kết quả tôi tìm ra một số nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ
đạt được của trẻ còn thấp đó là:
* Đối với trẻ:
- Do một số trẻ còn nhút nhát chưa tích cực tham gia hoạt động.
- Ngôn ngữ phát âm còn chưa chính xác đôi khi còn nói lắp, nói ngọng
- Trẻ kể lại chuyện chưa mạch lạc.
* Đối với giáo viên:
- Không đủ giáo viên đứng lớp

- Hình thức tổ chức các hoạt động chưa linh hoạt, chưa kích thích hứng thú
cho trẻ hoạt động.
- Chưa đi sâu rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ khi trẻ trả lời câu hỏi.
- Đồ dùng trực quan còn ít, chưa đẹp, chưa hấp dẫn.
Trước thực trạng của lớp, tôi nghiên cứu, tìm ra một số biện pháp phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi qua thể loại kể chuyện.
2.3.Các giải pháp và biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Các giải pháp.
- Tổ chức hoạt động kể chuyện lấy trẻ làm trung tâm.
- Linh hoạt sử dụng khoa học các đồ dùng trực quan và hệ thống câu hỏi đàm
thoại, tổ chức tốt cho trẻ các hoạt động ngoài giờ, tổ chức các hội thi kể chuyện.
- Tích cực tuyên truyền với phụ huynh.
2.3.2.Các biện pháp.
Biện pháp 1 : Xây dựng môi trường lớp học :
4


Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội
hình, để tạo môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ. Môi trường giáo dục là yếu
tố hấp dẫn đầu tiên với trẻ khi bước vào lớp học, môi trường lớp có nhiều đồ
dùng đẹp mắt là phương pháp sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tham gia thực hành
trải ngiệm nhiều hơn từ đó gây hứng thú và giúp trẻ phát triển nhận thức tốt hơn.
Chính vì vậy tôi đã đầu tư xây dựng môi trường trong lớp thay đổi theo các chủ
đề, giúp trẻ đỡ nhàm chán, mặt khác tăng cường nhiều hoạt động giáo dục cho
trẻ như sắp xếp các góc gọn gàng, làm nhiều đồ dùng từ các nguyên vật liệu
khác nhau, nhất là góc chủ đề và góc văn học.
Ví dụ1: Góc văn học.
Chủ đề: Thực vật têt mùa xuân
Tôi trang trí các hình vẽ và hình ảnh chính của các câu chuyện trong chủ đề như
câu chuyên Cây rau của thỏ út” tôi làm các nhân vật rời , sau đó cho trẻ tự ghép

các nhân vật có trong chuyện vừa ghép ,vừa kể về câu chuyện .Qua đó giúp trẻ
nhớ được nội dung cốt chuyện và trao đổi đàm thoại với nhau về câu chuyện
giúp cho trẻ nói nhiều, nói rõ ràng mạch lạc hơn.
Ví dụ2 : Chủ đề: Trường mầm non
Đề tài: Chuyện: “Mời bạn đến chơi”
Tôi làm các mảnh ghép sau đó cho trẻ tự ghép các mảng lại với nhau thành câu
chuyện và gợi ý cho trẻ kể về câu chuyện .
- Đố các con đây là câu chuyện gì?
- Dựa vào các mảnh ghép trẻ kể lại được câu truyện.
Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại kể chuyện tôi luôn tận
dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện, như khung sân
khấu, sắp đặt tranh và các con rối sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt
động tích cực hơn.
Ngoài ra tôi đã làm góc sách cho trẻ để trẻ được làm với các câu từ qua tên
sách, tên chuyện. Góc sách tôi tận dụng giá để sách mà nhà trường phát, trẻ dán
trang trí một số hình ảnh nghộ nghĩnh và đặt tên cho góc là: “ Bé với sách”. Tôi
phát động phụ huynh sưu tầm cho lớp 1 quyển truyện tranh mầm non để góp vào
góc sách, tạo thư viện sách cho trẻ. Góc này tôi cho trẻ hoạt động ngoài giờ, mọi
lúc mọi nơi. Tôi gợi ý hướng dẫn trẻ xem sách và đọc truyện tranh chữ to, gợi ý
trẻ kể truyện theo tranh. Với cách xây dựng môi trường như vậy tôi thấy trẻ rất
thích được xem sách, đọc tên và tích cực hơn khi tham gia hoạt động với môi
trường.
Biện pháp 2: Chuẩn bị nguyên vật liệu và cách làm đồ dùng đồ chơi phục vụ
tiết dạy:
Đồ dùng trực quan, đồ chơi được làm bằng các nguyên vật liệu có sẵn vừa
tạo hứng thú cho trẻ vừa giúp trẻ học mà chơi, chơi mà học. Vì vậy tôi luôn phối
hợp với phụ huynh đóng góp phế liệu sẵn có như: Vải vụn, bìa, hộp bánh, lon
bia, vỏ ngao, xò, rơm, rạ sạch.
Tôi rửa sạch phơi khô , mài gọt hết độ sắc nhọn của các phế liệu sau đó tạo
thành các đồ dùng chơi, mô hình ngộ nghĩnh cho từng câu chuyện.

5


Là một giáo viên có khả năng tạo hình, nên việc thiết kế không gian học tập
đặc biệt là góc văn học được tôi rất chú trọng, làm rất đẹp mắt tạo hứng thú cho
trẻ và cho cô.
Ví dụ 1: Làm tranh bằng phế liệu
Chủ đề: Trường mầm non
Đề tài: Truyện “Mời bạn đến chơi ”
*Chuẩn bị : Bìa, hộp bánh, sáp màu
*Cách làm:
Tôi đã dùng nguyên vật liệu từ những phế thải như bìa, hộp bánh . Cắt, vẽ và
tô màu các hình ảnh để thành tranh các nhân vật như Gấu, Cáo, Ong. gây sinh
động tạo hứng thú hơn cho trẻ hoạt động.
Ví dụ 2 : Làm con rối bằng phế liệu
Chủ đề: Động vật
Đề tài: Truyện “Chú Dê Đen ”
*Chuẩn bị: vải vụn, bông
* Cách làm:
Tôi đã dùng nguyên vật liệu từ những phế thải như vải vụn, bông, đã tạo
thành những chú Dê Đen, Dê Trắng, Sói. Gây sinh động tạo hứng thú hơn cho
trẻ hoạt động.
Ví dụ 3 : Làm mô hình bằng phế liệu
Chủ đề: Gia đình
Đề tài: Tích chu
*Chuẩn bị: Bìa, hộp bánh, rơm,rạ, sáp màu
* Cách làm:
Tôi đã dùng nguyên vật liệu từ những phế thải như bìa, hộp bánh vẽ và tô
màu các hình ảnh đã tạo thành các nhân vật như bà, tích chu, bà tiên, còn tôi đã
dùng rơm, rạ để làm nên ngôi nhà của hai bà cháu gây sinh động tạo hứng thú

hơn cho trẻ vào bài học.
Dựa và từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ
thể mỗi chủ đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi
tôi cho các cháu vào hoạt động chơi góc để trẻ tạo ra những đồ chơi làm bằng lá
cây, giấy vụn, hột hạt. Vẽ và tô màu những bức tranh, những hình ảnh trẻ sưu
tầm gợi mở cho trẻ tưởng tượng kể chuyện.
Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con rối
thật xinh xắn. Từ câu truyện cổ tích trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật trẻ
thích.
Đồ dùng đồ chơi là một thể loại gây hứng thú rất tốt đối với trẻ. Được minh
họa qua các câu chuyện. Nếu chúng ta dạy một tiết học thông qua hoạt động kể
chuyện mà không có hình ảnh minh họa thì các cháu sẽ không hứng thú, tiết học
sẽ trầm, trẻ sẽ nhàm chán.
Với việc sử dụng nguyên vật liệu phế thải, để tạo nên những đồ dùng, đồ
chơi, mô hình cho các câu chuyện. Tôi nhận thấy ngôn ngữ giờ học trở nên sôi
động hứng thú. Ngôn ngữ của trẻ mạch lạc trôi chảy hơn khi hoạt động.
Biện pháp 3: Sử dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi đàm thoại.
6


Đàm thọai cho trẻ hoạt động làm quen với câu chuyện là một quá trình hỏi
đáp, trao đổi giữa cô và trẻ, trong đó cô giữ vai trò chủ đạo giúp trẻ hiểu sâu và
nhớ lại chuyện.
Việc đàm thoại kết hợp với giảng giải, gợi mở, giúp trẻ hiểu chuyện một cách
đầy đủ có hệ thống, nhờ vậy trẻ có thể dễ dàng nhớ tác phẩm phát huy tính tích
cực, rèn luyện óc tư duy tưởng tượng, khơi dậy những rung cảm, xúc cảm thẩm
mỹ. Đàm thoại là cơ hội tốt để trẻ sử dụng từ và diễn đạt một cách chính xác
biểu cảm, từ đó phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Để phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ qua câu chuyện thì không thể nào thiếu được hệ thống câu hỏi
đàm thoại. Câu hỏi đóng vai trò quan trọng trong trò chuyện, đàm thoại, sử dụng

câu hỏi với trẻ nhằm gây hứng thú và sự chú ý của trẻ đến sự vật hiện tượng, cần
cho trẻ tìm hiểu khám phá hơn gợi tính tò mò ở trẻ. Giúp trẻ tìm hiểu kỹ bản
chất của sự vật hiện tượng xung quanh. Phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ nghe hiểu
nghĩa của từng loại câu hỏi, câu trả lời của người khác với câu hỏi trong đời
thường, do đó giáo viên cần chuẩn bị các câu hỏi trước trò chuyện, đàm thoại
cùng với trẻ. Câu hỏi được chuẩn bị trước giúp giáo viên chủ động hỏi trẻ, đưa
ra những câu hỏi chính xác và dể hiểu đối với trẻ.
Ví dụ: Chủ đề: Trường mầm non
Đề tài: Chuyện “Mời bạn đến chơi ”
Sau khi kể chuyện cho trẻ nghe xong tôi đã đưa ra các câu hỏi nhằm giúp trẻ
hiểu sâu về nội dung câu chuyện như sau :
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì?
- Trong chuyện có những nhân vật nào?
- Gấu đã mời cáo đi đâu?
- Gấu đợi cáo đến thì ai đã đến thăm trước?
- Thấy ong nhầm gấu đã làm gì?
- Cuối cùng gấu đã vẽ gì?
Trong quá trình trò chuyện, đàm thoại, chúng ta nên sử dụng các dạng câu hỏi
khác nhau.
* Dạng câu hỏi nhận biết
Giúp trẻ tái tạo nội dung truyện, nhớ lại cách có hệ thống các sự việc diễn ra,
loại câu hỏi này dùng cho những trẻ yếu, trung bình trong lớp.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình”
Đề tài: Truyện “Tích chu”
Trong câu chuyện Tích Chu tôi sử dụng các câu hỏi
- Các con vừa nghe cô kể chuyên gì?
- Trong câu chuyện cô vừa kể có những ai?
- Bà Tích Chu thương Tích Chu như thế nào?
- Khi bà bị ốm Tích Chu đã làm gì.?
Ngoài ra tôi còn dùng dạng câu hỏi nhận biết nâng cao để buộc trẻ phải suy

nghĩ:
- Vì sao bà Tích Chu bị biến thành chim?
- Khi bà biến thành chim Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người?
* Dạng câu hỏi vận dụng kinh nghiệm.
7


Trẻ vận dụng khả năng hiểu biết của mình để trả lời nhằm giúp cho trẻ
phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo. Loại câu hỏi này dùng cho những trẻ khá
hơn trong lớp.
Ví dụ: Chủ đề “Giao thông ”
Đề tài : Truyện “Qua đường”
Trong câu chuyện Qua đường tôi sử dụng các câu hỏi
- Thỏ mẹ đã dặn dò thỏ trắng và thỏ nâu như thế nào?
- Điều gì đã xảy ra khi 2 chị em qua đường?
- Bác gấu đã nói gì với hai chị em nhà thỏ?
- Chú công an thỏ xám đã giải thích với chị em điều gì?
- Con có thể đặt tên cho câu chuyện là gì?
- Qua truyện qua đường con học được điều gì?
* Dạng câu hỏi giải thích và phỏng đoán suy luận.
Đây là loại câu hỏi đòi hỏi trẻ phải sử dụng nhiều mẫu câu để trả lời. Dạng
câu hỏi này giúp trẻ tăng vốn từ, phát triển trí tưởng tượng phong phú, kích thích
tư duy phát triển. Loại câu hỏi này thường dùng cho những cháu giỏi trong lớp.
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”
Đề tài: Truyện “Ai đáng khen nhiều hơn”
Cô vừa kể cho lớp mình câu chuyện gì?
+ Hai anh em thỏ đi hái hoa nhân dịp gì nhỉ? (Sinh nhật mẹ)
+ Thỏ em hái bao nhiêu bông hoa?
+ Trên đường về thỏ em đã gặp những ai?
+ Chuyện gì sảy ra khi gặp Nhím?

+ Các con nghĩ thế nào về bạn Thỏ em?
+ Thỏ anh nhắc nhở em điều gi? Tại sao?
+ Các bé có biết vì sao thỏ anh lại về muộn không?
* Dạng câu hỏi giải thích và phỏng đoán suy luận nâng cao
Đây là loại câu hỏi đòi hỏi khó, có tính chất khai thác trẻ.
Ví dụ: Chủ đề: Thực vật tết mùa xuân.
Đề tài : Chuyện” Sự tích hoa hồng”
+ Hoa hồng có ước mơ gì?
+ Ai đã nghe được câu truyện của những bông hoa hồng?
+ Nàng Tiên thầm nghĩ gì?
+ Nàng Tiên đến gặp những ai?
+ Nàng Tiên nói gì với Thần Mặt Trời?
+ Thần Mặt Trời tỏ thái độ thế nào?
+ Nữ Thần Mặt trăng như thế nào?
+ Những bông hoa hồng thế nào các con?
+ Hoa hồng băn khoăn điều gì?....
Do nhận thức các cháu trong lớp không đều, khi đưa ra hệ thống câu hỏi, tôi
sẽ đưa ra cả 3 dạng câu hỏi, từ câu hỏi nhận biết, đến câu hỏi vận dụng kinh
nghiệm, rồi đến câu hỏi giải thích và phỏng đoán suy luận. Làm sao cho tất cả
trẻ trong lớp đều có thể trả lời câu hỏi tùy theo khả năng trẻ một cách rõ ràng,
mạch lạc nhất.
8


Ngoài ra trong giờ kể chuyện, tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi giúp cho
trẻ có tâm trạng thoải mái, từ đó trẻ tích cực tham gia trả lời câu hỏi tôi đưa ra.
Khi trẻ trả lời câu hỏi, tôi không bao giờ áp đặt trẻ mà tôi để trẻ tự trả lời theo ý
trẻ tự diễn đạt bằng ngôn ngữ của mình, tạo cho trẻ tự tin, mạnh dạn khi diễn
đạt. Sau đó giáo viên hướng cho trẻ vào nội dung nhất định
Qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến

nâng cao tôi nhận thấy:
Tất cả trẻ trong lớp đều tham gia tích cực sôi nổi. Khi tôi vừa đặt câu hỏi, tất
cả các cháu đều mạnh dạn giơ tay phát biểu, lời nói mạch lạc hơn. Đối với
những cháu cảm nhận tốt trả lời những câu nâng cao sẽ giúp cho những cháu
yếu hơn học hỏi. Đây chính là cách cho trẻ học qua bạn, dần dần trẻ bắt chước
bạn, chịu suy nghĩ trả lời, làm cho những cháu chậm yếu ngày càng phát triển về
ngôn ngữ mạch lạc, mở mang kiến thức hơn, mạnh dạn hơn, đồng thời ngày
càng tự tin hơn. Và cũng chính qua hệ thống mà câu hỏi vừa nêu trên mà trẻ đã
cảm thụ được nội dung câu chuyện mội cách tích cực hơn, sâu sắc hơn, giúp cho
trẻ nhớ nội dung câu chuyện lâu hơn.
Biện pháp 4: Tổ chức hoạt động kể chuyện lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ
phát triển ngôn ngữ.
Lấy trẻ làm trung tâm là giúp trẻ phát huy tính tích cực trong các hoạt động,
đối với giờ kể chuyện đây là một biện pháp rất hữu hiệu để trẻ phát triển lời nói.
Khi trẻ được tự suy nghĩ, tự trải nghiệm bắt buộc trẻ phải suy luận phán đoán để
đưa ra câu nói như vậy đã giúp cho trẻ nói đúng câu từ hơn và nói mạch lạc hơn.
Khi tổ chức hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe muốn trẻ hứng thú nghe hiểu nội
dung để từ đó tư duy tốt để trả lời chính xác các câu hỏi của cô. Chính vì vậy
việc đầu tư cho việc soạn giáo án chuẩn bị cho hoạt động kể chuyện là rất quan
trọng. Tôi đã nghiên cứu các nội dung của từng câu chuyện để xây dựng một giờ
dạy nhằm lấy trẻ làm trung tâm để trẻ có cơ hội thể hiện năng lực hoạt động tư
duy của trẻ.
Ví dụ 1: Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Chú Gà trống kiêu căng
* Chuẩn bị:
- Học thuộc nội dung của chuyện, tập kể diễn cảm trước khi kể cho trẻ nghe.
- Bộ tranh kể chuyện Chú Gà trống kiêu căng”
*Hoạt động 1: Gây hứng thú trò chuyện cùng trẻ
- Nhạc bài hát “Gà trống Mèo con và Cún con”. Nào cô mời các con hãy cùng
hát lên nào.

+ Chúng mình vừa hát bài hát gì các con?
+ Bài hát nhắc tới điều gì?
+ Những con vật đó sống ở đâu?
+ Để những con vật đó mau lớn khỏe mạnh chúng mình phải làm gì?
- Cô có một câu chuyện nói về một chú Gà trống có một bộ lông tuyệt đẹp và
tiếng gáy vừa dõng dạc vừa âm vang chuyện gì đã xảy ra với chú Gà trống mời
các con cùng lắng nghe cô kể câu chuyện “Chú Gà trống kiêu căng”
* Hoạt động 2: Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện “Chú gà trống kiêu căng”
9


- Cô kể chuyện lần 1 kết hợp bằng cử chỉ điệu bộ minh họa .
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Để hiểu rõ hơn về nội dung câu chuyện cô mời chúng mình cùng đến nhà của
bạn Gà Trống xem chú Gà trống này thế nào nhé. (Úm ba la nào mình cùng mở)
Tôi mở chiếc khăn che mô hình và mở ra trước mắt trẻ là cảnh về câu chuyện
của chú Gà Trống và kể cho trẻ nghe.
Tiếp theo kể lần tôi kể bằng máy chiếu, với những hình động trên máy trẻ chăm
chú nghe một cách rất hứng thú.
* Đàm thoại về nội dung câu chuyện.
+ Gà Trống có bộ lông và tiếng gáy như thế nào?
+ Vì vậy mà Gà Trống trở nên như thế nào?
- Chúng mình hiểu như thế nào là kiêu căng?
Cô giải thích từ kiêu căng: Có nghĩa là kiêu ngạo lúc nào cũng coi thường mọi
người không chơi với ai lúc nào cũng cho mình là nhất.
+ Gà Trống đã khoe gì vớí mèo vàng?
+ Gà Tồ đã trả lời Gà trống như thế nào?
+ Mèo vàng đã nói gì với GàTồ và Gà Trống?
+ Gà Trống đã nghĩ gì?
- Sáng hôm sau khi nghe tiếng gáy của Gà Trống thì mọi vật như thế nào?

* Trích dẫn: (Sáng hôm sau Gà Trống vừa dõng dạc cất tiếng gáy ò ó o o... gà
Trống hí hửng chạy đến chỗ Gà Tồ và Mèo Vàng)
- Gà Trống đã hét lên với Gà Tồ và Mèo Vàng như thế nào?
- Khi Gà Tồ và Mèo Vàng không tiếp chuyện thì Gà Trống đã làm gì?
- Vì sao Gà Tồ lại dạy cho Gà Trống một bài học?
- Khi tỉnh dậy Gà Trống thấy điều gì sảy ra?
- Gà Trống nhận ra mọi việc và cảm thấy như nào? Và từ đó Gà Trống làm sao?
- Qua câu chuyện con rút ra bài học gì?
- Các con có thể đặt tên khác cho câu chuyện. (Tôi gợi ý cho trẻ đặt tên chuyện)
Giáo dục trẻ: Chúng mình không được kiêu ngạo coi thường mọi người, phải
biết sống chan hòa luôn giúp đỡ bạn bè.
Ví dụ 2: Chủ đề: “Phương tiện giao thông”
Đề tài: Thỏ con đi học
* Chuẩn bị:
- Học thuộc nội dung của chuyện, tập kể diễn cảm trước khi kể cho trẻ nghe.
- Bộ tranh kể chuyện “Thỏ con đi học”
- Hình ảnh trên máy chiếu có nội dung câu chuyện
.* Ổn định gây hứng thú
Tôi mở máy chiếu cho trẻ một cảnh đi đường ko đúng của một bạn nhỏ. Cả lớp
cùng bình luận. Ai có ý kiến gì?
Vậy để xem mọi người tham gia giao thông thế nào cô cùng các con nghe
chuyện: “Thỏ con đi học” nhé.
* Cô kể chuyện.
- Lần 1: Cô kể chuyện diễn cảm
- Sau khi nghe cô kể chuyện các con đã nhận thấy điều gì sảy ra với Chó con ?
10


- Để hiểu rõ hơn và ghi nhớ nội dung câu chuyện chúng mình cùng theo dõi cô
kể chuyện lần 2 nhé.

- Lần 2: Cô kể bằng tranh chữ.
* Giảng nội dung
Cô trích dẫn nội dung: Câu chuyện kể về hai bạn nhỏ một bạn là Thỏ con và
một bạn là Chó con. Bạn Thỏ thì luôn ghi nhớ lời mẹ dặn dò trước khi đến lớp
còn bạn Chó vì ham chơi nên đã quên mất lời mẹ dặn nên đã không chấp hành
đúng nên đã va phải bác Gấu, may mà Bác gấu phanh xe lại kịp nên Chó con chỉ
bị xưng đầu gối
- Cô đố các con ai biết được “ Trầy đầu gối” là thế nào, mời một số trẻ trả lời
theo ý hiểu và cô giảng lại cho cả lớp nghe “Trầy đầu gối” là sứt da không chảy
máu có thể bị thâm tím da.
- Cô kể chuyện lần 3: Kể truyện bằng máy chiếu.
* Đàm thoại về nội dung câu chuyện
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?
- Trong câu chuyện có những ai?
- Tại sao Thỏ con lại xin phép được đi học một mình?
- Ai có thể nhớ được lời dặn dò của Thỏ mẹ với Thỏ con trước khi đi học? (Cô
trích dẫn lời dặn dò của Thỏ mẹ với Thỏ con trước khi đi học)
- Trên đường đi học Thỏ con gặp ai?
- Chó con đã rủ Thỏ con làm gì?
- Thỏ đã nói như thế nào?
-Tại sao Thỏ lại không đồng ý?
- Và rồi sau đó chuyện gì đã sảy ra với Chó con ?
- Bác Gấu đã nói gì với Chó con?
- Giờ học ở lớp hôm đó cô giáo Hươu sao đã dạy bài gì?
- Bạn nào nhắc lại được câu hỏi của cô giáo?
- Bạn Thỏ đã trả lời cô giáo như thế nào?
- Sau khi được Bác Gấu nhắc nhở và bài học ở lớp bạn Chó con đã nhận ra điều
gì?
- Qua thái độ và lời nói của Chó con chúng mình thấy Chó con đã nhận ra lỗi
của mình như thế nào? (Cô trích dẫn lời nói của Chó con với Thỏ con lúc ra sân

chơi)
- Qua câu chuyện cô kể các con thấy mình cần phải học tập ai?
- Vì sao con lại học tập bạn Thỏ con?
- Cô kết luận: Các con học tập bạn Thỏ con là rất đúng, vì Thỏ con rất ngoan
ngoãn, học giỏi đáng yêu, bạn ấy biết vâng lời bố mẹ, quan tâm giúp đỡ bạn bè,
biết cảm ơn người khác khi được giúp đỡ, đi đến nơi về đến chốn không đùa
nghịch khi đi trên đường, chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông.
* Trò chơi.
Để thưởng cho các con học ngoan và giỏi hôm nay cô sẽ tổ chức cho chúng
mình một trò chơi
- Trò chơi có tên là: “ Thi xem tổ nào nhanh”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi
11


-

- Cách chơi: Cô có những bức tranh về luật lệ an toàn giao thông, có trường hợp
tham gia giao thông đúng và không đúng. Cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội. Mỗi
đội sẽ chọn cho cô những bức tranh tham gia giao thông đúng, và không đúng,
tranh đúng sẽ dán vào ô có khuôn mặt cười, tranh không đúng dán vào ô có
khuôn mặt buồn
- Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc. Đội nào chọn được nhiều tranh theo yêu
cầu của cô nhất thì đội đó là đội chiến thắng ( Cô cho trẻ chơi 3-4 lần)
Như vậy với việc tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm trong giờ kể
chuyện tôi đã khơi dậy sự hứng thú của trẻ một cách tự nhiên không áp đặt
không gò bó trẻ, dẫn đến trẻ thật sự hứng thú chú ý nghe hiểu về nội dung câu
chuyện. Từ đó mà các câu hỏi tôi đặt ra trẻ đều trả lời rất tốt trả lời câu rất chính
xác, rò ràng rành mạch, trôi chảy chứ không ê a, ấp úng, khô khan như các bài
giảng trước. Rõ ràng tổ chức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm là biện pháp rất có

hiệu quả đối với việc giúp trẻ tiếp nhận kiến thức một cách tích cực.
Biện pháp 5 : Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động gây hứng thú cho trẻ
nhằm phát triển ngôn ngữ.
Như chúng ta đã biết đưa một tác phẩm trọn vẹn đi vào lòng trẻ thơ để giáo
dục trẻ còn rất nhiều yếu tố khác, mà sử dụng đồ dùng trực quan là yếu tố không
thể thiếu trong hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe, nó xuất phát từ đặc điểm nhận
thức của trẻ, từ tư duy trực quan cụ thể đến tư duy trừu tượng, từ cảm tính đến lý
tính và khả năng chú ý của trẻ thiếu bền vững dễ phân tán, chóng chán, mệt mỏi.
Sử dụng đồ dùng trực quan sẽ khắc sâu tác phẩm một cách dễ dàng. Đồ dùng
trực quan phong phú có thể là tranh ảnh, các con rối, mô hình minh họa và phù
hợp mới gây hứng thú cho trẻ và khơi dậy những rung cảm thẩm mỹ ở trẻ. Tuỳ
vào từng câu chuyện mà tôi sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào cho hợp lý.
* Sử dụng đồ dùng trực quan là tranh ảnh minh họa cho câu chuyện.
Đây là một loại đồ dùng trực quan truyền thống. Trước đây khi kể truyện cho
trẻ nghe chủ yếu chỉ xoay quanh tranh minh họa là chính, do vậy trẻ xem đi xem
lại mấy bức tranh thường rất nhàm chán. Tuy nhiên tranh minh họa đối với các
giờ kể chuyện không thể thiếu được, chỉ là do cô giáo sử dụng như thế nào để
đem lại hiệu quả cao mà thôi, sử dụng vào lúc nào cho hợp lí gây hứng thú cho
trẻ thì mới tăng hiệu quả giờ dạy. Giúp trẻ chú ý và khắc sâu lời đối thoại của
nhân vật.
Ví dụ 1: Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Truyện: “Chú Dê đen”
Chuẩn bị:Tranh 1: Chú Dê trắng đang ăn cỏ và uống nước
Tranh 2: Chú Dê trắng và chó sói
Tranh 3: Chú Dê đen đi ăn nhởn nhơ.
Tranh 4: Chú Dê đen và chó sói
Cách tiến hành khi sử dụng tranh ảnh như sau:
Đoạn từ “Trong khu rừng nọ…nước suối mát để uống” Tôi đưa tranh 1 ra.
Đoạn từ “ Bỗng … hôm nay ta sẽ được một bữa no”.Tôi đưa tranh 2 ra.
Đoạn từ “Một chú Dê đen … chiếc lộc non tơ”. Tôi đưa tranh 3 ra.

Đoạn từ “sói đi tới … lên tiếng quát ngay”. Tôi đưa tranh 4 ra.
12


Khi trẻ đàm thoại tôi cũng đưa tranh ra để gợi ý cho trẻ. Hoặc khi trẻ đã rả lời
được tôi đưa tranh ra để nhấn mạnh về câu trả lời của trẻ để trẻ có thể nhớ sâu
hơn về các lời thoại của câu chuyện. Đó cũng là cách để trẻ phát triển tư duy
ngôn ngữ.
* Sử dụng đồ dùng trực quan là sa bàn.
Ngoài sử dụng tranh minh họa tôi đã chuẩn bị tốt các sa bàn sống động để
đưa vào giờ kể chuyện, nhằm thay đổi hình thức kể chuyện để gây hứng thú cho
trẻ, cuốn hút trẻ vào nghe và hiểu nội dung chuyện. Thường thì sa bàn tôi sử
dụng ở khi kể chuyện lần 2, và lần cuối cùng sau khi đàm thoại xong. Sa bàn là
hình ảnh động. Tuy vậy sa bàn nên làm nhỏ gọn để tránh cồng kềnh khi sử dụng,
các hình ảnh nhân vật phải thật giống, và phải có di động thì mới thật hấp dẫn và
khi sử dụng cô phải khéo léo để di chuyển các nhân vật như vậy mới tăng phần
hấp dẫn của câu chuyện. Từ đó mới đem lại hiệu quả cao cho giờ học.
Ví dụ 2: Chủ đề: Nghề nghiệp
Đề tài: Truyện: “Bác sĩ chim”.
Sa bàn gồm có hình ảnh bác sĩ Chim, bác sĩ Cò và bệnh nhân Trâu, bệnh nhân
Tê Giác, bệnh nhân Cá Xấu. Và phòng khám chữa bệnh.
Mỗi hình ảnh nhân vật tôi nối với bởi một sợi dây kéo có thanh ray ở mặt sa
bàn, khi kể đến nhân vật nào tôi ngồi một đầu kéo cho nhân vật đó di chuyển
làm trẻ rất thích thú. Đối với dùng sa bàn tôi thường sử dụng ở lần thứ 3 khi
kể truyện cho trẻ nghe.
Với việc sử dụng sa bàn là đồ dùng trực quan rất sống động luôn kích thích
tính tò mò khám phá của trẻ. Mỗi hình ảnh trên sa bàn khi di chuyển làm trẻ rất
chú ý và lắng nghe từng đoạn chuyện cô kể. Nhớ rõ các nhân vật và câu đối
thoại của nhân vật. Vì vậy khi kể lại chuyện trẻ sẽ dễ nhớ hơn. Từ đó mà giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc hơn.

* Đồ dùng trực quan từ công nghệ thông tin.
Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học là trách nhiệm của mỗi giáo viên
nhằm đem lại chất lượng giáo dục cao hơn. Ngoài việc dùng tranh minh họa cô
giáo có thể dùng các đồ dùng trực quan khác làm tăng thêm phần sinh động và
hấp dẫn cho câu chuyện. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin cùng các
bài giảng điện tử đã tăng thêm hiệu quả rất cao cho các hoạt động giáo dục. Biện
pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ. Hình ảnh những nhân vật ngộ
nghĩnh, những bông hoa biết cử động đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và
những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh
sống động, ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học
sinh, vì trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài học
tuy vậy, nhiều giáo viên còn rất ngại khi tìm tòi thiết kế các bài giảng điện tử.
Nhận thấy hiệu quả của công tác sử dụng bài giảng điện tử tôi đã không ngừng
nghiên cứu và tìm tòi để thiết kế ra nhiều bài dạy có ứng dụng công nghệ thông
tin.
Ví dụ1:.Chủ đề “Thực vật tết mùa xuân”
Đề tài : Truyện “Cây rau của Thỏ út”
13


Với câu chuyện “Cây rau của Thỏ út” tôi đã xây dựng đoạn phim hoạt hình
về nội dung câu chuyện sau đó tôi trình chiếu cho trẻ xem. Ngoài ra tôi còn làm
đoạn phim về các con vật kết hợp với nhạc đệm rất hứng thú làm cho trẻ dễ nhớ
nội dung chuyện và thấy được nét đặc trưng của các nhân vật.
Ví dụ 2: Câu chuyện "Cô bé quàng khăn đỏ" Cảnh cô bé đi vào rừng trong tranh
chỉ có hình ảnh: Cô bé quàng chiếc khăn đỏ, các cây cổ thụ, cây hoa rừng hai
bên đường. Nhưng khi tôi thiết kế bằng trình chiếu, tôi đã đưa thêm các chi tiết,
hình ảnh động như bướm đang bay, chim đang hót trên cành, cô bé đang nhảy
nhót hát ca và một số hình ảnh con vật sống trong rừng như Hươu, Nai, Sóc. Trẻ
đã biết kể thêm các chi tiết nhỏ làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn.Trẻ kể: Cô bé

đi vào rừng, vừa đi vừa cất cao tiếng hát "Vào rừng xem hoa, nghe tiếng chim
rừng vui ca, tìm vài bông hoa, cùng hái đem tặng bà". Nghe cô bé hát chim cũng
hòa theo hót líu lo.
Như vậy sử dụng đồ dùng trực quan vào lúc nào? Có thể sử dụng lúc giới
thiệu bài, có khi lại minh họa cho lời kể, khi trích dẫn làm rõ ý, có thể sử dụng
hai đến ba đồ dùng trực quan cho một câu truyện. Muốn sử dụng đồ dùng trực
quan để đưa tác phẩm đến với trẻ cũng cần phải chau chuốt và điêu luyện cô nên
tìm hiểu cách sử dụng đồ dùng trực quan đó cho phù hợp. Nếu dùng tranh minh
họa thì khi chỉ đến nhân vật nào chỉ vào nhân vật đó, trẻ nhìn và biết nhân vật đó
đang làm gì có giống với tính cách mà cô vừa kể không, nếu dùng rối minh họa
thì lại hòa giọng điệu của mình vào nhân vật rối và làm cho rối sống động hơn.
Sử dụng đồ dùng trực quan nào cũng thế, luôn luôn phải theo trình tự của cốt
truyện, hình ảnh nào có trước, hình ảnh nào có sau, cô luôn phải linh hoạt, sáng
tạo trong khi sử dụng đồ dùng trực quan. Có thể nói đồ dùng trực quan lúc này
sẽ là phương tiện gợi ý nội dung câu chuyện giúp trẻ nhớ lâu hơn. Vì vậy đồ
dùng trực quan phải đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ, mầu sắc hài hòa, kích thước
vừa phải, thuận tiện khi sử dụng phải thật là khéo léo và khoa học thì hiệu quả
giờ học sẽ tăng lên rất nhiều.
Biện pháp 6: Tổ chức trò chơi đóng kịch, hội thi bé kể truyện nhằm phát triển
ngôn ngữ.
Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. Qua
hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện, làm sống lại tâm
trạng, hành động ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong chuyện, đồng thời
trẻ biết thể hiện tình cảm và đánh giá các nhân vật trong chuyện. Khi đóng kịch
trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa của tác phẩm, nắm được tính liên tục
của câu chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác
phẩm một cách sâu sắc ở trẻ. Nhằm giúp trẻ phân biệt được giọng điệu lời nói
của các nhân vật. Qua đó trẻ khắc hoạ được tính cách nhân vật. Để trẻ nhớ được
ngôn ngữ, lời thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho
trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm.

Ví dụ1: Chủ đề “Gia đình”
Đề tài: Truyện “Tích chu”
Với câu chuyện này tôi sẽ mời 1 trẻ lên đóng vai bà (thể hiện được sự ốm
yếu của bà và giọng nói phải trầm ấm và nhẹ nhàng), 1 trẻ khác sẽ đóng vai cháu
14


(thể hiện được sự ham chơi và hốt hoảng, lo sợ), 1 trẻ sẽ đóng vai cô tiên (thể
hiện được sự hiền lành và điềm đạm, giọng nói ấm và vang). Và tôi sẽ giúp trẻ
nhớ từng lời thoại của các nhân vật và cách thể hiện tính cách, trạng thái của các
nhân vật trong chuyện đó.
Trò chơi đóng kịch là dạng hoạt động luôn được trẻ mẫu giáo ưa chuộng.
Đó là một hình thức đặc biệt giúp nhập vai thành nhân vật của câu chuyện. Khi
chơi trò chơi đóng kịch, trẻ được đóng vai các nhân vật trong Truyện trẻ được
trải nghiệm những xúc cảm, thấm thía hơn những gì xảy ra với các nhân vật
trong tác phẩm, trẻ dễ dàng nắm được sự phát triển và ức chế của các sự kiện…
Tất cả những điều đó phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ câu
truyện một cách sâu sắc hơn, việc luyện tập của trẻ được tiến hành theo cách
trình tự:
Phân vai cho trẻ theo các nhân vật trong tác phẩm, có thể phân cho nhiều trẻ
cùng đóng một vai.
Giúp trẻ ghi nhớ ngôn ngữ nhân vật, giáo viên cho trẻ đòng thanh lời thoại
của các nhân vật truyện theo kịch bản. Sau đó cho từng trẻ nhắc lại lời thoại của
các vai diễn đã được phân theo tiến trình của kịch bản, rồi đổi vai thoại giữa các
trẻ. Điều này giúp trẻ ghi nhớ được ngôn ngữ truyện theo kịch bản và có thể
đóng được các vai diễn khác nhau.
Giúp trẻ biểu hiện nhân vật vai mình đóng bằng cách lần lượt cho từng nhóm
trẻ tập đóng kịch một câu chuyện cụ thể phối hợp giữa lời nói và cử chỉ, điệu bộ
của các vai diễn. Trẻ được tự thể hiện các hành động, cử chỉ điệu bộ của các
nhân vật trong truyện theo trí tưởng tượng của mình thông qua sự phân tích, gợi

ý của giáo viên. Giáo viên cần khơi dậy trí tưởng tượng của trẻ, hướng sự suy
nghĩ của trẻ và sự tìm kiếm những phương tiện để thể hiện cảm xúc của các
nhân vật trong tác phẩm. Bằng cách nhận xét và đặt câu hỏi, giáo viên giúp trẻ
xác định các hành động của mình sao cho thể hiện đúng nội tâm nhân vật và phù
hợp giữ các nhân viên trong hành động cũng như trong lời thoại, tạo điều kiện
cho trẻ nhận xét lẫn nhau trong việc nhập vai của tác phẩm.
Giáo viên cần nhận xét, bổ xung kịp thời những gì trẻ thực hiện chưa đạt và
có thể làm mẫu cho trẻ xem. Sau đó cho trẻ thực hiện chưa đạt và có có thể làm
mẫu cho trẻ xem. Rồi cho trẻ luyện tập theo nhóm dưới sự quan sát và điều
khiển của giáo viện. Sự tham gia trực tiếp của giáo viện với tư cách là người
nhắc nhở, người dẫn truyện và là người đạo diễn sẽ làm cho vở kịch có tính chất
nhất quán cần thiết. Điều quan trọng là giúp trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình
qua các vai diễn khi chơi trò chơi đóng kịch, lôi cuốn được tất cả các trẻ vào
cuộc không để xảy ra tình trạng chỉ có một số trẻ tham gia.
Ví dụ 2: Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Truyện “Dê con nhanh trí” cho một trẻ làm Dê mẹ, 2-3 trẻ làm
Dê con và 1 trẻ làm Con Sói để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật
cho quen và thành thạo. Sau đó phân vai cho từng trẻ theo vai của các nhân vật
trong truyện và cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật trong truyện mà trẻ sẽ
đóng. Lúc này cô giáo là người dẫn truyện và trẻ tự diễn theo nội dung câu
truyện. Khi trẻ diễn xong nên cho trẻ tự nhận xét về vai diễn của mình, của bạn,
15


từ đó trẻ xác định được thái độ của trẻ đối với nhân vật trong truyện là yêu hay
ghét.
Đối với trò chơi đóng kịch tôi còn tổ chức một hình thức hấp dẫn hơn đó là
tổ chức thành hội thi diến kịch. Hết một chủ đề tôi tổ chức cho trẻ một hội thi
diễn kịch. Mỗi tổ đóng kịch một câu chuyện cô đã kể trong chủ đề. Với hình
thức này vừa gây hứng thú cho trẻ vừa làm cho trẻ nhập vai hơn khi được thi

đua với các bạn ở tổ khác.
Trò chơi đóng kịch không đơn thuần chỉ là trò chơi mà còn là nghệ thuật
kịch vừa mang tính chất thực, vừa mang tính chất chơi. Vì vậy sân khấu và hóa
trang là những điều kiện không thể thiếu trong trò chơi đóng kịch chúng làm cho
cuộc chơi thêm phần hấp dẫn và làm tăng cảm xúc chân thực của trẻ khi thể hiện
vai. Thành công của các cuộc chơi phụ thuộc một phần không nhỏ vào sân khấu,
đạo cụ và hóa trang. Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch được thành công thì chất
lượng giáo dục nâng lên rất cao. Ở lớp tôi do đã tổ chức thường xuyên nên các
cháu nhớ hết các câu chuyện cô đã kể và kể lại được chuyện rất tốt, những hành
vi của trẻ giờ đã văn minh và tự giác hơn do trẻ đã cảm thụ rất tốt các câu
chuyện có tính giáo dục cao.
Ví dụ3: Chủ đề : Gia đình,
Đề tài: Truyện “Tích chu”. Cháu Thùy Dương đóng vai Tích Chu (lúc
đầu ham chơi, thái độ không vâng lời), sau biết lỗi (Tỏ thái độ biết nhận lỗi,
giọng trầm): “Bà ơi bà ở đâu? Bà ở lại vớ cháu, Cháu sẽ đem nước cho bà, bà
ơi!”
- Cháu Thu Hà đóng vai bà (Giọng run run, dứt khoát): Bà đi đây! Bà không
về nữa đâu!
- Cháu Phương Anh đóng vai Bà Tiên (Tính cách hay giúp đỡ mọi người,
giọng nói dịu dàng, nhỏ nhẹ): Nếu cháu muốn bà cháu trở lại thì cháu phải đi lấy
nước suối tiên cho bà cháu uống, đường lên suối tiên xa lắm, cháu có đi được
không…
Ngoài việc tổ chức trò chơi đóng kịch thì việc tổ chức hội thi bé kể chuyện
hay cũng góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển ngôn
ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà
trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa
chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ
đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt
Cứ mỗi chủ để tôi thường tổ chức cuộc thi kể chuyện tại lớp:

Ví dụ 1: Chủ đề : “Trường mầm non”
Trang trí: Hình ảnh theo chủ đề.
Cách tiến hành: Cô là ngươì dẫn chương trình. Xin chào mừng các bé đến với
hội thi bé kể chuyện hay ngày hôm nay. Các thí sinh dự thi là các bé đến từ lớp 5
tuổi C trường mầm non Hoa Lộc.
Sau đó trẻ sẽ lên kể các câu chuyện mình yêu thích như chuyện.: Mời bạn
đến chơi nhà ….
16


Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch, hội thi kể truyện, là một phương pháp tốt
để phát triển ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác
phẩm văn học mà trẻ đã được làm quen. Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học
đã được gọt giũa chọn lọc. Khi đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính
cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ
rệt.
Biện pháp 7: Lồng ghép chuyên đề vào hoạt động kể chuyện để phát triển
ngôn ngữ cho trẻ.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ không đơn thuần là trẻ nói rõ ràng,
đúng ngữ pháp, diễn đạt đúng câu từ và hiểu nội dung của lời nói mà còn cung
cấp cho trẻ những lời hay ý đẹp. Nói có biểu cảm đúng hoàn cảnh, văn cảnh.
Trong chương trình giáo dục mầm non hàng năm đều có các chuyên đề lồng
ghép vào các hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ về mọi mặt
trong đó có lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Giúp trẻ nói theo suy nghĩ tích cực của
trẻ, trẻ tự tin mạnh dạn bầy tỏ suy nghĩ và sự hiểu biết của mình với người lớn,
biết chia sẻ với bạn bè người thân những mong muốn và khát khao. Như vậy cô
giáo có thể lồng ghép các chuyên đề thông qua kể chuyện để phát triển ngôn ngữ
cho trẻ.
Ví dụ 1: Đối với chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường cô kể câu chuyện: Bí
mật của rừng xanh”. Vào những lời đàm thoại.Cô đàm thoại cùng trẻ

+ Rừng xanh bị cháy do đâu?
+ Khi rừng xanh bị phá ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống?
+ Vào những ngày thời tiết nóng bức oi ả bé cần làm gì ?
+ Rừng xanh bị phá còn gây ra những ảnh hưởng gì nữa?
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
+ Các con làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? (giữ gìn vệ sinh thân thể sạch
sẽ, giữ gìn vệ sinh trường lớp, bảo vệ chăm sóc cây trồng- vật nuôi, tiết kiệm
nước…)
Qua câu truyện này tôi muốn trẻ phát triển ngôn ngữ về các suy nghĩ và hành
động đúng củả mình góp phần bảo vệ môi trường.
Ví dụ 2: Đối với chuyên đề giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh qua câu chuyện:
“Giấc mơ kỳ lạ” Vào những lời đàm thoại.Cô đàm thoại cùng trẻ.
+ Trong giấc mơ cô bé đã thấy gì nào?
+ Anh Tay nói gì với anh Chân?
+ Anh Chân đã nói gì?
+ Ai cho cô biết bác Tai đã nói gì?
+ Bạn Miệng đã hỏi gì vậy?
+ Cô Mắt đã trả lời như thế nào?
+Để cơ thể khỏe mạnh theo con phải như thế nào? ( Ăn đầy đủ các chất dinh
dưỡng)
Ví dụ3: Ở câu chuyện: “ Qua đường” tôi lồng ghép chuyên đề an toàn giao thông
vào những lời đàm thoại. Cô đàm thoại cùng trẻ: Khi đi ra đường thì các con
phải như thế nào? Mỗi khi sang đường thì các con phải làm sao?Khi đi đường
các con phải quan sát gì? Khi có tín hiệu đèn đỏ thì các con phải làm sao?
17


Qua câu chuyện thì tôi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói lên được những hành
vi đúng sai khi đi ra đường phải cẩn thận ,quan sát các phương tiện giao thông,
các tín hiệu đèn báo và khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt,để tránh

những tai nạn xảy ra.
Như vậy lồng ghép tích hợp nội dung các chuyên đề vào các nội dung câu
chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo các hoàn cảnh cụ thể đồng thời
thông qua đó giáo dục lễ giáo cho trẻ. Trẻ có thể dùng ngôn ngữ của mình để
trao đổi các hành vi văn minh với bạn. Tuy vậy cô phải biết tích hợp các nội
dung chuyên đề một cách phù hợp mới đem lại hiệu quả trong các giờ kể
chuyện.
Biện pháp 8: Phối hợp với phụ huynh giúp cho trẻ tích cực kể chuyện sáng
tạo .
Gia đình là nơi trẻ được chăm sóc, yêu thương, gia đình còn là môi trường
để trẻ "thực hành" những gì trẻ học được ở trường mầm non. Trong gia đình, với
các bậc phụ huynh am hiểu về tâm lý trẻ, biết tạo cho trẻ "Môi trường" để thực
hành trẻ được kể lại các câu chuyện đã được cô dạy một cách sáng tạo sẽ có vai
trò hết sức qan trọng trong việc trẻ được thể hiện, rèn năng lực kể chuyện của
trẻ.
Để phụ huynh am hiểu và tạo môi trường thuận lợi ở gia đình cho trẻ kể
sáng tạo truyện tôi đã chủ đông thực hiện các công việc:
Trao đổi với phụ huynh vào các buổi họp phụ huynh, giờ trả trẻ về các nội
dung: Tên câu truyện kể hôm nay, tình cảm của trẻ về câu chuyện, mức độ kể
của trẻ..., giải thích khái quát cho phụ huynh rõ về kể chuyện sáng tạo (không
nhất thiết phải là y nguyên như câu chuyện trong sách về lời nói, kết chuyện ...).
Tư vấn cho phụ huynh về các nhà sách, nhà xuất bản và các tập truyện cổ tích
phù hợp với trẻ mầm non như: Nhà sách trí tuệ, nhà sách đông thuận với các tập
truyện tranh cổ tích của nhà xuất bản mỹ thuật, nhà xuất bản giáo dục.
Lưu ý cho phụ huynh về cách "khen, chê" trẻ để không gây sự tự ty cho trẻ,
thường xuyên khích lệ khi thể hiện kể lại mội câu chuyện cho ông, bà, bố mẹ
mọi người trong gia đình cùng nghe.
Trong việc phối hợp với phụ huynh học sinh để tư vấn về tạo môi trường
cho trẻ tích cực kể sáng tạo truyện đòi hỏi người giáo viên cần hết sức ân
cần, tôn trọng phụ huynh, tôn trọng trẻ (kể cả đối với trẻ chưa có nhiều tiến bộ)

thì mới đạt hiệu quả trong công tác vân động phụ huynh tham gia tạo môi trường
cho trẻ kể truyện sáng tạo.
2. 4. Hiệu quả:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông
qua hoạt động văn học(Thể loại kể chuyện) Tôi nhận thấy trẻ có những chuyển
biến rõ rệt phần lớn trẻ trong lớp đã nói rõ ràng mạch lạc, đủ câu từ, biết cách
diễn đạt lời nói tự tin trong giao tiếp.
Phụ huynh đã hiểu được ý nghĩa của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ và quan
tâm hơn đến việc trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
Sau đây là kết quả sau khi áp dụng các biện pháp.
Bảng 2: Kết quả khảo sát sau khi áp dụng biện pháp.
18


Kết quả
Nội dung khảo sát

Số
trẻ

Đạt yêu cầu
Tốt
ST %
ST %

Khá
ST %
ST %

Chưa đạt yêu

cầu
TB
Yếu
Kém
ST % ST % ST %
ST % ST % ST %

Phát âm đúng, rõ ràng
30
Nói đúng ngữ pháp nói
30
11 37 14 47 5 17 0 0 0 0
mạch lạc
Thể hiện được vai chơi
30
9
30 8 27 13 43 0 0 0 0
trong trò chơi đóng kịch
Có khả năng kể chuyện
30
7
23 8 27 15 50 0 0 0 0
sáng tạo.
Sau khi áp dụng các biện pháp tôi thấy rằng cháu đạt yêu cầu tăng lên rõ rệt,
không còn cháu yếu kém.
Chính vì vậy sau khi áp dụng biện pháp tôi thấy được trẻ phát triển ngôn
ngữ thông qua hoạt động văn học(kể chuyện), trẻ được phát âm mạch lạc, các
hình thức dạy kể chuyện linh hoạt hơn, đồ dùng trực quan đầy đủ, sinh động hấp
dẫn.
Kết quả đã chứng minh các giải pháp, biện pháp đưa ra là rất hửu hiệu, chất

lượng cao hơn hẳn so với thực trạng. Như vậy việc cung cấp và phát triển kỹ
năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi là việc làm cần thiết và cấp
bách vì nó phát triển trí tuệ, sự linh hoạt, sáng tạo, năng động để hoàn thiện nhân
cách trẻ.
Chính vì thế mà cô cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về văn
học, nghiên cứu kĩ nội dung chương trình, nắm được tâm sinh lí theo từng độ
tuổi đặc biệt là sử dụng các phương pháp, biện pháp giáo dục phù hợp để khơi
dạy lòng ham mê văn học kể chuyện của trẻ. Đây chính là hành trang vững chắc
để giúp trẻ tham gia tốt hoạt động văn học trong thể loại kể chuyện.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Ngành giáo dục mầm non là ngành học đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp
đào tạo con người mới, là cơ sở hình thành và phát triển con người. Chính vì vậy
là một giáo viên mầm non luôn cần có phẩm chất đạo đức, lối sống, tư tưởng,
lập trường vững vàng. Luôn bồi dưỡng, trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng
phát âm chuẩn, ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, vì kỹ năng này đóng một vị trí rất
quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giúp trẻ có thêm nhiều vốn từ
mới làm giàu cho kho tàng kiến thức của trẻ.
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tôi đã rút ra những kinh nghiệm như
sau:
- Xây dựng môi trường lớp học
- Sử dụng linh hoạt hệ thống câu hỏi đàm thoại
- Tổ chức hoạt động kể chuyện lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ.

19


- Sử dụng đồ dùng trực quan sinh động gây hứng thú cho trẻ nhằm phát triển
ngôn ngữ..

- Tổ chức trò chơi đóng kịch và hội thi bé kể chuyện.
- Lồng ghép chuyên đề vào tiết dạy
- Phối hợp với phụ huynh để tạo môi trường cho trẻ tích cực kể chuyện sáng tạo
Trong quá trình dạy học tôi đã thấy ngôn ngữ của trẻ mạch lạc hơn, linh
hoạt, sáng tạo, hứng thú hơn hẳn so với lúc ban đầu, mang đến cho trẻ niềm vui,
hứng thú tham gia vào hoạt động.
3.2. Kiến nghị:
* Với nhà trường
- Mở hội thi giáo viên dạy giỏi môn văn học kể chuyện để giáo viên có nhiều cơ
hội học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Xin phòng đầu tư mỗi lớp một máy vi tính để giáo viên có thể ứng dụng công
nghệ thông tin vào trong giảng dạy.
- Tổ chức các cuộc thi “Bé kể chuyện sáng tạo”trong trường hoặc giữa các
trường với nhau.
* Với phòng giáo dục và đào tạo
- Tổ chức học tập nâng cao kiến thức văn học kể chuyện cho giáo viên.
- Mở lớp tập huấn làm rối và sử dụng rối, các lớp bồi dưỡng về sử dụng
máy chiếu cho giáo viên.
Trên đây là sáng kiến phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động văn học (thể loại chuyện kể). Rất mong được sự góp ý của
đồng nghiệp và sự xem xét, đánh giá, ghi nhận của Hội đồng khoa học các cấp
Hoa Lộc ngày 2 tháng 3 năm 2018
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
Nội dung của người khác
Người viết
Vũ Thị Tuyết

20




×