Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

skkn một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi trường mầm non đông ninh, huyện đông sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 31 trang )

MỤC LỤC
TT
1.
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
2.
2.1.
2.2.
2.2.1.
2.2.2.
2.2.3.
2.3.
2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.

2.4.
3.
3.1.
3.2.

TIÊU ĐỀ

Trang

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU


1-2
Lý do chọn đề tài
1
Mục đích nghiên cứu
1
Đối tượng nghiên cứu
1
Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2-18
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2-3
Thực trạng
3-6
Thuận lợi
3-4
Khó khăn
4
Kết quả khảo sát
5-6
Một số biện pháp
6-16
Biện pháp 1: Chú trọng công tác tự bồi dưỡng, tự học để 6-7
nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân
Biện pháp 2: Xây dựng mục tiêu và nội dung giáo dục để
7-9
tạo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Biện pháp 3: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo
môi trường cho trẻ hoạt động

9-14
Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, thí 14-16
nghiệm, trải nghiệm
Biện pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường, giáo viên, phụ
16
huynh trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm
Kết quả đạt được
16-18
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18-19
Kết luận
18
Kiến nghị
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
HÌNH ẢNH MINH HỌA
DANH MỤC SKKN ĐÃ ĐƯỢC XẾP LOẠI


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết dạy học là quá trình tương tác qua lại giữa giáo viên và
học sinh, khi đó học sinh dưới sự hướng dẫn của cơ giáo có thể tìm ra, khám phá ra
những tri thức mới mà bản thân cịn chưa biết học, chưa rõ, hình thành những thói
quen tư duy độc lập, sáng tạo. Phát triển toàn diện các kỹ năng sống và những
phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội.
Ở các trường Phổ thông, môi trường lớp học là bàn, ghế, phấn, bảng, dụng cụ
học tập, thầy cơ, bè bạn với khơng khí lớp học trang nghiêm và mối quan hệ rạch
ròi giữa học sinh và thầy cô giáo. Riêng môi trường lớp học ở trường mầm non với

các mảng tường, các góc chơi, đồ chơi được sắp xếp, trang trí nổi bật nhằm thu hút
sự chú ý của trẻ cùng với khơng khí lớp học vui tươi, chan hịa, gần gũi giữa cơ và
trẻ. Bởi môi trường giáo dục trong trường mầm non phải tạo cơ hội cho trẻ tìm tịi,
khám phá, phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, trẻ được tự lựa
chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó kiến thức và kỹ
năng ở trẻ dần được hình thành. Mơi trường đó phải đảm bảo an toàn về thể chất,
tâm lý cho trẻ vừa có tác dụng giáo dục, có tính thẩm mỹ và phải được xây dựng
trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Đặc biệt, từ khi Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình giáo dục
mầm non mới, thì vấn đề xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ mầm non được đặt
ra ngày càng cấp thiết hơn. Bởi môi trường giáo dục được ví như người giáo viên
thứ hai tổ chức và hướng dẫn trẻ chơi, trẻ hoạt động để nhận thức và phát triển.
Trong năm học này trường mầm non Đông Ninh rất chú trọng nâng cao chất
lượng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm (XDMTGDLTLTT) vì
đây là nội dung trọng tâm và quan trọng hàng đầu để chuẩn bị tham dự Hội thi cấp
tỉnh. Tuy nhiên trong q trình triển khai thực hiện vẫn cịn khó khăn, hạn chế, bất
cập như giáo viên chưa nắm chắc quan điểm và tinh thần XDMTGDLTLTT, hoặc
các tiêu chí xây trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm còn chưa nắm hết. Đa số
giáo viên dạy trẻ còn theo hướng lấy giáo viên làm trung tâm, cơ hướng dẫn nhiều,
nói nhiều, trẻ hoạt động ít, nói ít.
Là giáo viên bản thân nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với sự phát triển và thành công của trẻ
trong cuộc sống sau này. Trước thực trạng của lớp, nhà trường và nhiệm vụ được
giao trong năm học nên tôi rất băn khoăn, trăn trở tìm giải pháp tối ưu để phát huy
tính chủ động, tích cực để trẻ hoạt động. Từ đó tơi lựa chọn đề tài "Một số biện
pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả cho trẻ lớp
mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trường mầm non Đơng Ninh, huyện Đơng Sơn".
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả cho
trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi tại trường mầm non Đông Ninh.

1.3. Đối tượng nghiên cứu


Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có
hiệu quả cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trường mầm non Đông Ninh, huyện
Đơng Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ
sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập.
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.(Tìm hiểu qua thông tin đại
chúng, tập san, tài liệu bồi dưỡng, đài, báo, tivi, tài liệu có liên quan đến đề tài )
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng
cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học
Để xử lý số liệu, thông tin thu được thông qua việc sử dụng các cơng cụ tốn
học như: cộng, trừ, nhân, chia, trung bình cộng, tỷ lệ phần trăm…
2. NỘI DUNG SÁNG SIẾN KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môi trường giáo dục là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết
trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non
Xây dựng môi trường giáo dục: là xây dựng một mơi trường an tồn, thân
thiện, ấm cúng, trình bày đẹp mắt, thu hút, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt
động, có cơ hội trải nghiệm và giao tiếp một cách tích cực. Mơi trường đó gồm hai

bộ phận: môi trường vật chất và môi trường xã hội, chúng không thể tách rời và
liên quan chặt chẽ bổ sung lẫn nhau.
Mơi trường vật chất: là tồn bộ phương tiện vật chất ở trong lớp và ngoài
trời liên quan đến đến diện tích, ánh sáng, tiếng ồn, cách bố trí sắp xếp…
Mơi trường trong lớp: Trong lớp học khơng thể thiếu những góc chơi của trẻ,
do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học
với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh… Môi trường có khơng
gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của
trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; ln thay đổi để tạo ra sự hấp
dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xun, chúng
khơng cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại. Vì vậy chúng ta cần suy nghĩ cẩn trọng
về việc bố trí các góc này.
Mơi trường ngồi lớp học: Đây là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt
động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục tồn diện trẻ. Nhà trường đã tập trung
xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Những yêu


cầu về mơi trường ngồi lớp học cần được các nhà quản lý nghiên cứu, tìm hiểu
như bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ tồn trường và khu chơi thể thao (thang
leo, sân chơi vận động...); khu vực chơi với đồ chơi ngồi trời (cầu trượt, xích đu...)
Mơi trường xã hội: là tồn bộ các mối quan hệ giúp trẻ hình thành và phát
triển nhân cách: giao tiếp giữa trẻ với người lớn (giáo viên, phụ huynh), giữa trẻ
với nhau và giữa người lớn với nhau. Trẻ mầm non đang là độ tuổi học ăn học nói,
học cách giao tiếp, cách thể hiện cử chỉ điệu bộ phù hợp với nội dung và hoàn cảnh
giao tiếp, mà với trẻ thời gian ở trường trong ngày là rất nhiều. Chính vì vậy mơi
trường giao tiếp trong nhà trường tốt sẽ là điều kiện tốt nhất giúp trẻ học cách giao
tiếp ứng xử.
Có thể nói rằng việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là
thực sự cần thiết. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức,
hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ thơng

qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển tồn diện. [1]
Như vậy, mơi trường giáo dục đa dạng phong phú sẽ kích thích tính tích cực
chủ động của trẻ từ việc tự lựa chọn góc chơi, đồ chơi đến việc tự quyết định và tìm
cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết tự chịu trách nhiệm với hành động của
mình và biết đánh giá những thành cơng hay thất bại trong q trình chơi, trẻ sẽ dần
rút ra những bài học cho bản thân mình.
2.2. Thực trạng
Trường mầm non Đơng Ninh nằm ở trung tâm xã và trên trục đường liên xã.
Trường có 9 phịng học, nhưng trong đó có 04 phịng được xây mới hồn tồn từ
nguồn kinh phí của UBND xã và sự đóng góp của nhân dân. Các phịng học đã
được trang bị tương đối đầy đủ các phương tiện, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công phụ trách lớp 5 - 6 tuổi với tổng số
trẻ là 37 trẻ trong đó nữ là 12 trẻ nam là 25 trẻ.
2.2.1.Thuận lợi
Trường mầm non Đông Ninh là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I với cơ
sở vật chất khang trang sạch đẹp. Năm học 2016-2017 trường là mơ hình điểm về
xây dựng mơi trường lấy trẻ làm trung tâm thi đua 8 huyện đồng bằng về học tập
tham quan và được đánh giá cao
Ban giám hiệu luôn có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cũng như đưa ra các
phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động Chăm sóc - Giáo dục trẻ ngày càng
đạt kết quả cao. Bên cạnh đó, nhà trường rất chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, mua
sắm trang thiết bị, các đồ dùng dạy học, phục vụ cơng tác Chăm sóc - Giáo dục trẻ.
Lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi do tôi phụ trách là lớp được chọn tham dự thi cấp
huyện, cấp tỉnh về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên nhận
được rất nhiều sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu và sự giúp sức của các giáo
viên trong trường.
Bản thân tôi là tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo, là một giáo viên trẻ,
nhiệt tình trong cơng việc, thường xun được Ban giám hiệu, lãnh đạo cấp trên



cho đi học hỏi về chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho bản thân về chất
lượng giảng dạy và xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Bản thân tơi ln có ý thức tìm tịi, sáng tạo trong cơng tác giảng dạy cũng
như làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường mới để tạo một mơi trường sinh
động hấp dẫn, từ đó thu hút trẻ tham gia một cách hứng thú. Là một giáo viên trẻ
nên rất thích khám phá, sáng tạo những điều mới mẻ để trinh phục những đứa trẻ
đáng yêu.
100% trẻ sinh hoạt bán trú tại trường tạo thuận lợi trong việc tổ chức các
hoạt động cho trẻ tại trường mầm non. Trẻ trong lớp thông minh, nhanh nhẹn, hoạt
bát u thích các hoạt động cơ đưa ra, thích khám phá những điều mới lạ.
Phụ huynh trong lớp ln có tinh thần hỗ trợ giáo viên khi cần thiết trong
việc cung cấp nguyên liệu, cùng làm, cùng sáng tạo để tạo nên môi trường cho trẻ
hoạt động. Mặt khác học sinh của lớp 100% là con em ở nông thôn nên nguyên vật
liệu từ thiên nhiên là rất dồi dào và đa dạng. Đây là lợi thế tạo điều kiện thuận lợi
trong cơng tác xã hội hóa giáo dục và công tác thu thập nguồn nguyên liệu.
Năm học trước được sự đầu tư của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh,
được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục đã làm tốt công tác chuẩn bị và đón
đồn tham quan của 8 huyện đồng bằng trung du. Đây là điều kiện lí tưởng để nhà
trường phát huy và xây dựng mới một môi trường thân thiện cho trẻ được trải
nghiệm.
2.2.2. Khó khăn
Bản thân tuy có trình độ chuyên môn vững vàng song đôi lúc trong việc
vận dụng chương trình giáo dục mầm non mới vào thực tế giảng dạy, vận dụng các
phương pháp để tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động, khám phá, trải nghiệm trong
các hoạt động cịn chưa linh hoạt lơi cuốn trẻ.
Mơi trường vật chất trong nhà trường được đầu tư tương đối đầy đủ song chỉ
mang tính hình thức, trẻ lại chưa được trải nghiệm nhiều. Tất cả những đồ dùng, đồ
chơi cô làm chỉ để trưng bày cho đẹp chứ chưa sử dụng được nhiều.
Thời gian chăm sóc giáo dục trẻ chiếm nhiều thời gian nên khơng cịn thời

gian để giáo viên tập trung vào XDMTGDLTLTT, do đó tơi phải nhờ tới các lực
lượng xung quanh như: bố mẹ, người thân, hàng xóm, anh em bạn bè...
Mặt khác các nguồn nguyên vật liệu từ thiên nhiên rất dễ bị mốc, hỏng sau
thời gian ngắn nên việc thường xuyên phải bổ sung và làm lại để cho trẻ hoạt động
làm mất nhiều thời gian.
Đa số phụ huynh có tư tưởng thối thác lại nhiệm vụ giáo dục cho cô giáo ở
trường mầm non, chỉ quan tâm con em mình biết được gì nhưng chưa có sự phối
hợp với giáo viên để cùng nhau chăm sóc giáo dục trẻ, giúp trẻ phát triển một cách
tốt nhất.
Vào đầu năm học tôi đã khảo sát thực tế tình hình của trẻ về khả năng tham
gia các hoạt động giáo dục của trẻ và đánh giá sự hỗ trợ của phụ huynh với công
tác xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm vào thời điểm tháng 9 năm 2017 ở
trường mầm non Đông Ninh với kết quả như sau:


2.2.3. Khảo sát sự tham gia hoạt động của trẻ
* Khảo sát với 37 trẻ
Kết quả
TT

1
2

3
4

Nội dung khảo sát

Trẻ tham gia các hoạt động một
cách hứng thú mạnh dạn, tự tin.

Trẻ biết phối hợp với các bạn trong
nhóm và tham gia nhiệm vụ một
cách tích cực.
Trẻ thể hiện việc học theo nhiều
cách khác nhau.
Trẻ có tính tự lập, tính kỷ luật và
tự đánh giá.

* Khảo sát với 37 phụ huynh
TT
Nội dung khảo sát

1

Tổng
số trẻ

Đạt

Chưa đạt
Số
Tỷ lệ
lượng
%
27
72,9

37

Số

lượng
10

Tỷ lệ
%
27,1

37

17

45,9

20

54,1

37

15

41,5

22

59,5

37

13


35,1

24

64,9

Tổng
số trẻ

Kết quả
Đạt
Số
lượng
7

Tỷ lệ
%
19,9

Chưa đạt
Số
Tỷ lệ
lượng
%
30
81,1

Phụ huynh biết phối hợp với giáo
37

viên xây dựng nội dung giáo dục
trẻ.
2 Phụ huynh phối hợp với giáo viên
37
4
11,8
33
89,2
chuẩn bị các nguyên vật liệu để
XDMTGDLTLTT.
3 Phụ huynh hợp tác với giáo viên
37
8
21,6
29
78,4
trong nhóm chơi cùng trẻ và giúp
trẻ học thành công thông qua chơi.
4 Phụ huynh biết trao đổi với giáo
37
12
32,4
25
67,6
viên về khả năng, sở thích và
những yếu điểm của con mình.
Nhận xét: Qua khảo sát tình hình thực tế tôi nhận thấy
* Về chất lượng trên trẻ
Đa số trẻ cịn rụt rè nhút nhát, khơng tự tin khi thể hiện trước mọi người, tỷ
lệ trẻ đạt mới ở mức 27,1%. Trẻ thể hiện được nhiều cách học khác nhau còn thấp

tỷ lệ mới đạt ở mức 41,5%. Trẻ chưa biết cách phối hợp với bạn và trong nhóm bạn
chơi của mình tỷ lệ cịn đạt ở mức cao 41,5%. Trẻ đa số trong lớp chưa có tính kỹ
luật chưa cao, tính tự lập của trẻ cịn hạn chế tỉ lệ đạt còn ở mức 35,1%.
*Về phụ huynh


Đa số phụ huynh chưa có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc xây
dựng nội dung giáo dục tỷ lệ đạt còn ở mức 19,9%. Phụ huynh phối hợp với giáo
viên về việc cung cấp nguyên vật liệu để XDMTGDLTLTT còn hạn chế tỷ lệ đạt
còn chiếm 11,8%. Phụ huynh tham gia chơi cùng trẻ ở các hoạt động để tạo nên
thành cơng của buổi chơi cịn chưa tích cực tỷ lệ cịn ở mức 21,6%. Đa số phụ
huynh ít trao đổi với cơ giáo về khả năng sở thích và những điểm yếu của trẻ trong
sinh hoạt và tỷ lệ đạt còn ở mức 32,4%.
Từ thực trạng và những hạn chế nêu trên của lớp đã thơi thúc tơi tìm ra
những biện pháp nhằm xây dựng mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu
quả cho trẻ lớp tôi phụ trách.
2.3. Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm có hiệu quả cho trẻ lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi trường mầm non Đông
Ninh, huyện Đông Sơn.
2.3.1. Biện pháp 1: Chú trọng công tác tự bồi dưỡng, tự học để nâng cao
năng lực chuyên môn cho bản thân
Bản thân tôi luôn chú trọng tới chuyên môn nghiệp vụ của mình để có kiến
thức sâu rộng và có năng lực giảng dạy một cách tốt nhất cho quá trình Chăm sóc Giáo dục trẻ. Mặc dù tơi là một tổ trưởng chuyên môn lâu năm và là người thường
xuyên được phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi, lượng kiến thức cũng như kỹ
năng giảng dạy của tôi tương đối tốt. Song trong thời đại ngày nay phải bắt nhịp
với sự đổi mới của thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời đại cơng nghệ thơng
tin. Do vậy tơi ln phải tự tìm tịi sáng tạo trong công tác giảng dạy để tạo điểm
mới cũng như để kích thích thu hút trẻ vào hoạt động. Tơi học hỏi ở mọi nơi với
mọi người: từ đồng nghiệp, bạn bè trong ngành, từ báo chí, mạng internet để tìm ra
phương pháp giảng dạy hay nhất.

Bản thân tơi được Ban giám hiệu nhà trường và cấp trên thường xuyên tổ
chức các lớp học bồi dường chuyên môn thông qua các chuyên đề hè hàng năm.
Qua các nội dung bồi dưỡng hàng năm tơi đã tích lũy cho mình những điểm mới,
điểm hay về áp dụng tại lớp mình, trường mình. Với chuyên đề XDMTGDLTLTT
được nhà trường chú trọng và triển khai đến toàn thể cán bộ giáo viên trong đó tơi
là một tổ trưởng được nhà trường giao nhiệm vụ đơn đốc các giáo viên của mình
triển khai và thực hiện tốt nội dung này. Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này
tôi đã học hỏi các bạn bè đồng nghiệp ở nhiều nơi, đọc sách báo tài liệu, xem mạng
, báo đài để tìm ra cho mình những ý tưởng mới từ đó áp dụng vào lớp mình. Có
làm tốt lớp mình mới nói và quản lí tốt các giáo viên trong tổ mình.
Xây dựng mơi trường lấy trẻ làm trung tâm là nhiệm vụ quan trọng đối với
trường mầm non. Với chuyên đề này đã được triển khai năm thứ 2 và cũng đã thu
được nhiều kết quả cao. Năm học 2017- 2018 trường Mầm non Đơng Ninh đã được
Phịng Giáo dục chọn đi dự thi cấp tỉnh về “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm”, bản thân tôi được Ban giám hiệu chỉ đạo tham gia dự thi. Tôi nhận
thấy để xây dựng tốt môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ngồi yếu tố trẻ,
mơi trường, đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu thì yếu tố quan trọng và chủ đạo nhất


vẫn là giáo viên. Nếu khơng có sự sáng tạo, hướng lái của giáo viên thì các hoạt
động khơng thể thành công.
Mặt khác để xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được tốt
bản thân tôi phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 5 - 6 tuổi. Với trẻ lứa tuổi
này trẻ ln tị mị, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc, trẻ có những
hoạt động giao tiếp. Trẻ độ tuổi này ngôn ngữ trẻ phát triển mạnh, phát âm chuẩn
hơn, vốn từ nhiều hơn. Do vậy mà việc cô tổ chức các hoạt động cần đảm bảo thỏa
mãn sự tò mò cũng như sự ham hiểu biết của trẻ, cũng như kích thích ở trẻ khả
năng ngơn ngữ hồn thiện hơn.
Xây dựng MTGDLTLTT đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức để
hướng dẫn trẻ hoạt động và biết tuyên truyền phụ huynh tham gia các hoạt động tạo

môi trường trong và ngoài lớp để trẻ hoạt động hứng thú, say sưa. Để nắm vững
chun đề tơi tìm hiểu thêm trên tài liệu, sách báo và đặc biệt là tôi học ở bồi
dưỡng thường xuyên MN 1D- Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm. Mặt
khác tôi không ngừng học hỏi, trau rồi kiến thức qua các buổi học chuyên đề, giao
lưu giảng dạy, tài liệu về chuyên môn để từ đó nâng cao trình độ của mình hơn nữa.
2.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng mục tiêu và nội dung giáo dục để tạo môi
trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
a. Xây dựng mục tiêu giáo dục
Để thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ
làm trung tâm tại lớp tôi đang phụ trách, vào đầu năm học tôi phối kết hợp với tổ
chuyên môn lập kế hoạch về mục tiêu và nội dung giáo dục cho độ tuổi lớp mình.
Khi xây dựng mục tiêu tôi luôn hướng vào trẻ, tức là trẻ làm được gì? Sẽ hoạt
động như thế nào? Tơi dựa trên nhu cầu và nhận thức của trẻ lớp tôi để đưa ra mục
tiêu phù hợp với khả năng của trẻ. Trẻ của lớp tôi ở vùng nông thôn xa trung tâm
nên hạn chế về mọi mặt. Tôi không thể áp đặt các con phải đạt được những yêu cầu
như trẻ thành phố hay thị trấn mà đưa ra những mục tiêu quá với nhận thức của trẻ.
Từ đó làm cho trẻ không hứng thú khi tham gia các hoạt động. Khi xây dựng mục
tiêu cụ thể cho lớp tơi đã chú trọng tìm hiểu và dựa vào các căn cứ sau:
Thứ nhất, tôi căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của trẻ như: khả năng, nhu cầu
học tập, sở thích của trẻ mà tơi đã quan sát được trong thời gian hai tuần đầu trẻ
đến trường để xác định mục tiêu cho phù hợp và sát với tâm lí trẻ.
Thứ hai, tơi căn cứ vào nội dung giáo dục theo từng độ tuổi (trong chương
trình giáo dục mầm non) để xác định mục tiêu và nội dung giáo dục. Trong kế
hoạch giáo dục tôi phải lập các loại mục tiêu:
Mục tiêu giáo dục năm với 5 lĩnh vực phát triển cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
Mục tiêu tháng (Mục tiêu chủ đề)
Mục tiêu tuần.
Mục tiêu kế hoạch ngày.
Dựa vào mục tiêu năm do nhà trường lập, tơi xây dựng mục tiêu cho từng
chủ đề.

Ví dụ: Xây dựng mục tiêu cho chủ đề "Thế giới động vật" như sau:


Lĩnh vực
phát triển

Mục tiêu

Dinh dưỡng sức khỏe
- Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn và không ăn, uống một số thứ có hại cho
sức khỏe (3)
- Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong vệ sinh, phịng bệnh (7)
Phát triển
Vận động cơ bản
Thể chất
- Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động (15)
- Trẻ kiểm soát được các vận động: Đi, chạy thay đổi hướng vận động
theo đúng hiệu lệnh (16)
- Trẻ thực hiện được các bài tập vận động (19)
* Khám phá khoa học
- Trẻ ham hiểu biết, thích khám phá tị mị tìm tịi, khám phá các sự vật,
hiện tượng xung quanh. (25)
- Trẻ biết phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự
vật, hiện tượng. (27)
Phát triển - Trẻ biết nhận xét mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng. (32)
Nhận thức * Toán
- Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 8 và đếm theo khả năng. (38)
- Trẻ biết so sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 8 bằng
các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít
nhất. (39)

- Trẻ biết gộp, tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 và đếm. (40)
- Trẻ biết sử dụng lời nói của mình để nói lên suy nghĩ của bản thân về
nhu cầu, sở thích đối với sự vật, con vật mà trẻ thích. Trẻ biết nói, kể rõ
ràng, có trình tự về sự việc hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu
được. (62)
- Trẻ có thể đóng được vai của các nhân vật trong truyện theo ý của trẻ
Phát triển
một cách hứng thú, sáng tạo và chủ động. (70)
Ngơn ngữ
- Trẻ có khả năng nghe và hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca
dao dành cho lứa tuổi của trẻ. (68)
- Nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái Tiếng Việt. (80)
- Trẻ biết tô, đồ các nét chữ, sao chép một số kí hiệu, chữ cái, tên của
mình (81)
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát (108)
- Trẻ biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, bố cục.
(115)
Phát triển
- Trẻ biết nói lên ý tưởng và tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý thích.
Thẩm mỹ
(118)
- Trẻ biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên
nhiên để tạo ra sản phẩm. (110)


Phát triển
Tình cảm
và Kỹ
năng xã
hội


- Trẻ cố gắng tự hồn thành công việc đến cùng. (89)
Trẻ biết nhắc nhở người khác giữ gìn bảo vệ mơi trường. (103)
- Trẻ biết chờ đến lượt (99)
- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định. (102)

b. Xây dựng nội dung giáo dục
Khi xây dựng thành công mục tiêu chủ đề tôi bắt tay vào xây dựng nội dung
giáo dục cho từng tuần và từng ngày sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của
trẻ trong lớp cũng như sao cho phù hợp với chủ đề đưa ra. Mặt các nội dung đưa ra
phải hướng trẻ vào việc XDMTGDLTLTT, trẻ được làm cùng cô, được hoạt động
nhiều, là nhân vật chủ động chứ không phải là nhân vật thụ động. Những nội dung
giáo dục trong kế hoạch là những nội dung cụ thể, nội dung và mục tiêu liên quan
đến nhau không tách rời, một mục tiêu có thể có 2-3 nội dung.
Ví dụ: Ở chủ đề "Giao thơng" mục tiêu chính ở kế hoạch chủ đề thì ở kế
hoạch tuần(chủ đề nhánh) sẽ có các nội dung sao cho phù hợp. Nội dung của nhánh
như cho chủ đề: "Phương tiện giao thông đường bộ"
- Giáo dục trẻ biết tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, người điều khiển
của các loại phương tiện giao thông quen thuộc: Đường bộ.
- Trẻ biết các dịch vụ giao thông: Bán vé, sửa chữa xe....
- Trẻ biết tách, gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 9 bằng các cách khác
nhau và đếm số lượng.
- Dạy trẻ biết đọc biểu cảm các bài thơ câu chuyện, đồng dao, ca dao phù
hợp theo độ tuổi, chủ đề.
- Trẻ nhận dạng và phát âm các chữ cái: làm quen với các chữ cái: l, h, k
- Dạy trẻ hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình cảm
của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...
- Trẻ biết tạo ra các sản phẩm tạo hình theo ý tưởng của mình, biết cùng cơ
tạo ra nhiều đồ chơi tự tạo: Ơ tơ từ hộp các tơng, lon sữa...để từ đó trẻ nói lên ý
tưởng tạo hình của mình.

- Dạy trẻ mạnh dạn tự tin chia sẻ suy nghĩ, chờ đến lượt trao đổi, bổ sung ý
kiến với bạn khi giao tiếp: lắng nghe ý kiến, trao đổi để thoả thuận, chia sẻ kinh
nghiệm, có thái độ bình tĩnh tơn trọng, hợp tác, chấp nhận. Quan tâm, chia sẻ, giúp
đỡ bạn khi cần thiết.
- Dạy trẻ không vứt rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định tại nơi công cộng
trường học, gia đình…
- Dạy trẻ tập luyện kỹ năng: đội mũ bảo hiểm, kĩ năng tham gia giao thông
đúng.
2.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường thiết bị, đồ dùng dạy học và tạo môi
trường cho trẻ hoạt động
Đây là biện pháp quan trọng nhất mà người giáo viên cần phải có, đó là sự
sáng tạo trong thiết kế xây dựng, lựa chọn đề tài cũng như chuẩn bị dụng cụ dạy


học, sưu tầm tranh ảnh, xây dựng môi trường trong lớp và ngồi lớp học. Khi đã có
những đồ dùng, đồ chơi cô làm ra từ các nguyên vật liệu tự nhiên, sẵn có ở địa
phương thì trẻ sẽ rất hứng thú hoạt động.
Xây dựng môi trường giáo dục mà tơi muốn nói tới là xây dựng mơi trường
vật chất và môi trường xã hội, chúng không thể tách rời và liên quan chặt chẽ bổ
sung lẫn nhau.
a. Môi trường vật chất: là toàn bộ phương tiện vật chất ở trong lớp và ngồi
trời liên quan đến đến diện tích, ánh sáng, tiếng ồn, cách bố trí sắp xếp…
Mơi trường trong lớp: Khi nhà trường bắt đầu phát động phong trào tuần lễ
nguyên vật liệu để chuẩn bị cho việc XDMTGDLTLTT thì tơi đã lên kế hoạch tìm
kiếm những ngun vật liệu từ thiên nhiên như: Rơm, dạ, tre nứa, luồng, bẹ ngô, lõi
ngô, lá cây khô, cành cây khô, ...Bản thân không thể làm hết được việc này nên tơi
đã huy động lực lượng đơng đảo từ phía phụ huynh, bạn bè, người thân để tìm
kiếm. Khi đã tập kết đầy đủ nguyên vật liệu về kho của lớp tơi bắt tay vào việc
phân loại sau đó vệ sinh các nguyên vật liệu đó và cuối cùng là từ ngun vật liệu
đã có tơi cùng với học sinh phối hợp cới phụ huynh của lớp tạo ra một môi trường

mới trong lớp để trẻ hoạt động. Tôi vận động phụ huynh đến để vệ sinh tồn bộ các
góc lớp để chuẩn bị đồ dùng cho trẻ trước khi hoạt động.
(Xem hình ảnh 1: Ảnh phụ huynh làm vệ sinh các góc )
Trong lớp học khơng thể thiếu các góc chơi cho trẻ. Do đó để lớp thêm lơi
cuốn trẻ tôi đã tạo nên một môi trường lớp học gần gũi thân quen với các hình ảnh
sinh động, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Với môi trường ở trong lớp tôi bắt đầu tiến hành
chia góc và sắp xếp các góc, trang trí các góc, làm đồ dùng tự tạo từ các nguyên vật
liệu để trẻ được hoạt động với các nguyên liệu đã có sẵn.
* Xây dựng kế hoạch trang trí lớp theo chủ đề:
Đây là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm khi lập kế hoạch giáo dục cũng như
trang trí sắp đặt nhóm lớp. Vào đầu năm học nhà trường phát động xây dựng môi
trường giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Sau khi được tiếp thu kế
hoạch của nhà trường tôi bắt tay ngày vào việc sắp đặt đồ dùng trong lớp sao cho
phù hợp với khơng gian lớp học từ đó tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động một cách
thoải mái.
Đầu năm học, để trang trí tranh chủ đề của lớp ở chủ đề đầu tiên của chương
trình "Trường mầm non" bản thân tôi hướng dẫn trẻ trong lớp cắt, dán tạo cảnh
trường mầm non từ họa báo cũ.
Từ các nguyên liệu vừa tìm được như rơm dạ, lõi ngơ, bẹ ngơ trang trí lớp.
Trong những năm trước trẻ chỉ hoạt động với giấy màu thì nay việc trang trí chủ đề
đã được tơi thay mới hồn tồn bằng đa dạng các loại ngun liệu từ thiên nhiên.
Trong q trình trang trí, tơi đã dự định vị trí các góc chơi phù hợp với lớp mình để
gắn tên các góc. Các tranh, ảnh trang trí đều được gắn kèm từ để trẻ được làm quen
chữ cái.
Khi triển khai một chủ đề mới, tôi cùng trẻ trị chuyện về nội dung chủ đề,
tìm kiếm nguyên, vật liệu để trang trí chủ đề mới.


Ví dụ: Chủ đề “Gia đình”, sau khi phát động tìm kiếm nguyên vật liệu phục
vụ cho chủ đề này tôi đã cho trẻ cùng cô tạo ra các tranh ảnh về chủ đề. Tôi cùng

trẻ vẽ, tô màu, cắt dán từ nhiều nguyên liệu hoặc sưu tầm tranh ảnh về gia đình để
làm tranh chủ đề và trang trí các mảng tường. Phân công trẻ mang một số nguyên
vật liệu như: lon bia, vải vụn, vỏ hộp các loại …. đến lớp làm đồ chơi.
Một chủ đề không nhất thiết phải trang trí hồn chỉnh ngay từ khi bắt đầu,
mà có thể bổ sung dần qua từng nhánh nhỏ của chủ đề cho đến khi kết thúc chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới động vật” có các chủ đề nhánh là
+ Nhánh 1: Vật ni trong gia đình
+ Nhánh 2: Động vật sống trong rừng
+ Nhánh 3: Động vật sống dưới nước
+ Nhánh 4: Chim - Côn trùng
Tôi cùng trẻ lần lượt tạo ra các bức tranh trang trí hình ảnh các con vật của
từng nhánh bằng các nguyên vật liệu mở theo phân phối thời gian thực hiện chủ đề
(mỗi tuần 01 nhánh). Khi có đủ một số tranh, ảnh cần thiết để trang trí chủ đề, tôi
cùng trẻ thảo luận xem nên chọn loại tranh nào để dán các mảng tường, tranh nào
có thể treo để tạo khơng khí sinh động cho lớp học. Việc trang trí các hình ảnh trên
tường giáo viên u cầu lựa chọn và sắp xếp sao cho có thể sử dụng làm tình huống
hoặc phương tiện giáo dục cho các hoạt động có chủ đích trong chủ đề.
Ví dụ: Chủ đề “Động vật” tơi trang trí hình các con vật có số lượng sao cho
có thể sử dụng làm trị chơi luyện tập khi hoạt động với Toán yêu cầu trẻ “hãy tìm
xung quanh lớp, nhóm cá có số lượng 5, 6,7..” hoặc sử dụng hình ảnh các con vật
được trang trí trong chủ đề động vât vật, tơi có thể sử dụng để học khám phá khoa
học các con vật mà trẻ biết với trẻ phù hợp với độ tuổi.
(Xem hình ảnh 2: Tranh ảnh ở góc nghệ thuật)
Khi tổ chức thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc
lập kế hoạch trang trí lớp theo chủ đề và thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra. Các
mảng tường của lớp được trang trí các hình ảnh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ(đẹp,
hấp dẫn trẻ), vừa đảm bảo các yêu cầu giáo dục (có thể sử dụng các mảng trang trí
làm phương tiện dạy học), có thể di động ra khỏi vị trí khi cần thiết, mặt khác trẻ
rất thích được tham gia các hoạt động cùng cơ trang trí mơi trường lớp học.
* Cách sắp xếp các góc hoạt động

Vị trí các góc chơi phải hợp lý, thuận tiện, linh động, và có đủ khơng gian
cho trẻ hoạt động. Các góc n tĩnh (góc học tập, góc sách…) xa góc hoạt động ồn
ào (góc phân vai, góc xây dựng…). Sử dụng các giá tạo hình, các loại bảng thấp, để
làm hàng rào phân góc vừa khơng che khuất tầm nhìn, vừa đảm bảo các lối đi để trẻ
hoạt động liên góc. Diện tích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ
chơi và số lượng đồ dùng đồ chơi trong góc. Tất cả các góc bố trí đều có khả năng
đi chuyển ra ngồi khi cần thiết. Tại lớp tơi phụ trách tất cả các góc được tơi sắp
xếp theo hình thức dễ lấy, linh hoạt và không cố định một chỗ từ đó tạo điều kiện
cho trẻ có thể di chuyển góc khi cần thiết. Các đồ dùng đồ chơi trong góc lớp được
sắp xếp theo các hộp học liệu chân tường chú không sử dụng các loại tủ giống như


các lớp đơn thuần. Các hộp học liệu được tôi thiết kế thành các xe ơ tơ, tàu hỏa,
hình các con vật ngộ nghĩnh đáng yêu và có bánh xe có thể chạy được để kích thích
sự hứng thú của trẻ khi chơi.
((Xem hình ảnh 3: Các góc chơi trong lớp )
* Đặt tên các góc
Những năm trước đây, tên các góc được đặt rất khơ cứng như: Góc xây
dựng, góc phân vai, góc học tập, góc thư viện… Từ khi triển khai thực hiện chương
trình giáo dục mầm non mới, tơi đã trang trí các góc lớp bằng những cái tên ngộ
nghĩnh, gần gũi với các bé
Cụ thể: góc Xây dựng thay bằng “Bé là thợ xây”, “Kỹ sư tí hon”, …Góc Thư
viện thay bằng “Mời bạn xem”, “Những cuốn sách kỳ lạ”, “Thư viện của bé” …
hay góc Phân vai: “Bé thích nấu ăn”, “Đầu bếp tí hon”…Ngồi ra tơi cịn trang trí
thêm các hình ảnh minh họa tạo cảm giác tò mò, hứng thú cho trẻ.
* Đồ dùng, đồ chơi ở các góc
Đồ dùng, đồ chơi ở các góc phải phù hợp với mức phát triển của trẻ và phù
hợp với đặc điểm địa phương. Trên thực tế trường đã trang bị các đồ dùng, đồ chơi
cần thiết cho lớp như gạch xây dựng các loại, đồ chơi gia đình, các loại rau, củ, quả
nhưng số lượng cịn hạn chế. Vì thế tơi đã tìm kiếm ngun vật liệu sẵn có ở địa

phương, làm đồ chơi bổ sung cho các góc. Sử dụng các loại phế liệu, nguyên vật
liệu sẳn có tại địa phương để làm đồ chơi cho trẻ, từ các loại chai nhựa, vỏ hộp sữa,
hộp bánh kẹo, ống hút, đá, sỏi, lá cây, xốp màu… để làm đồ dùng, đồ chơi.
Mỗi loại vật liệu có thể dùng cho các góc và các hoạt động khác nhau: vỏ
hộp sữa thay thế gạch làm hàng rào, đá sỏi làm hịn non bộ ở góc xây dựng; hộp
bánh kẹo dùng chơi bán hàng ở góc phân vai; ống hút, xốp màu, lá cây, các loại hột
hạt chơi ở góc tạo hình… Có những loại vật liệu được sử dụng nhiều lần cho các
góc chơi và các chủ đề chơi khác nhau.
Ví dụ: các hộp bánh kẹo, hộp bánh Snack, các loại quả dùng để chơi bán
hàng ở góc phân vai của chủ đề Gia đình, khi sang chủ đề Tết và mùa xuân, được
dùng làm nguyên liệu cùng với giấy màu xanh, dây buộc, giấy kiếng màu để gói
bánh chưng, bánh tét hoặc trang trí thành các hộp q, giỏ q ở góc tạo hình.
Tạo điều kiện cho trẻ tham gia sáng tạo các loại đồ chơi, tranh ảnh từ các
ngun vật liệu sẵn có, dễ tìm kiếm. Nếu như những năm trước trẻ được chơi với
các loại đồ chơi bằng nhựa hoặc đồ chơi làm sẵn, chơi nhiều trẻ sẽ rất chán, chơi
xong rồi cất vào rồi lấy ra nó khơng mang lại cho trẻ sự sáng tạo, hứng thú khi
tham gia chơi nhưng nay trẻ các thể tự tay tạo ra các loại đồ chơi từ các nguyên liệu
mình mang đến qua sự hướng dẫn của cô giáo. Trước khi trẻ làm được các loại đồ
chơi để trưng bày cũng như chơi ở các góc thì tơi u cầu trẻ biết cách sử dụng các
đồ dùng như: kéo, dao, súng bắn keo, keo dán... Điều này làm trẻ thấy thích thú và
hăng say tham gia làm và hầu như trẻ nào cũng thích kể cả những trẻ bình thường
khơng năng động và ít hứng thú. Từ các nguyên liệu phụ huynh mang đến tôi
hướng dẫn trẻ làm ra các loại đồ chơi: cắt cánh hoa từ bẹ ngô, làm bàn ghế từ lõi
ngô, làm mũ, làn, giỏ từ lõi ngô, làm các con vật từ các loại vỏ sò, ngao hến, làm


ngôi nhà từ rơm rạ,....Khi tạo ra được các sản phẩm trẻ thấy rất vui và hứng thú khi
chơi với chúng. Các sản phẩm này khi trẻ cùng cô tạo ra khơng chỉ để trưng bày mà
cịn dùng để cho các hoạt động khác: hoạt động học có chủ đích, hoạt động khám
phá quan sát, chơi ở các góc...

(Xem hình ảnh 4, 5: Cô và trẻ làm đồ dùng, ảnh đồ chơi tự tạo)
Với mơi trường ngồi lớp :
Bên trong lớp học bản thân đã sáng tạo ra và trang trí tạo mơi trường mới
cho lớp học để trẻ hứng thú tham gia chơi một cách hứng thú, tích cực cịn với mơi
trường ngồi lớp tơi cũng tham gia cùng nhà trường để tạo nên các khu vực chơi
mới cho nhà trường để các cháu động hoạt động. Nhà trường đã phối hợp phụ
huynh, người thân, bạn bè... đã tạo nên khu "Chợ quê" với nhiều gian hàng đa dạng
với các loại mặt hàng được bày bán để trẻ được chơi hàng ngày. Hàng ngày trẻ lớp
tôi rất hứng thú khi tham gia chơi ở khu vực "Chợ quê" nên tôi và trẻ cũng chung
tay với nhà trường chuẩn bị thêm nhiều đồ dùng đồ chơi để trẻ chơi có hiệu quả. Để
các gian hàng có thêm nhiều đồ dùng để trẻ bán hàng tôi cho trẻ cùng tạo ra các sản
phẩm như: Chong chóng, làm các con vật, ...
(Xem hình ảnh 6: Trẻ đang chơi ở khu vực" Chợ quê")
Hay khi tổ chức cho trẻ chơi ở phòng đa năng tơi cho trẻ tự lựa chọn trị chơi
ở các góc: Âm nhạc, tạo hình, thể dục, thư viện. Với góc tạo hình cơ nêu ý tưởng để
trẻ tự lựa chọn bài làm của mình, tự lựa chọn nguyên liệu tạo nên bức tranh: Vẽ, tô
màu, nặn, xé dán, xếp hột hạt...Với góc âm nhạc tơi cho trẻ lựa chọn trang phục,
dụng cụ âm nhạc để trẻ biểu diễn trên sân khấu. Ngồi ra tơi cịn cho trẻ vào phịng
thư viện của nhà trường để xem tranh, thư giãn sau giờ học căng thẳng. Tất cả các
trị chơi trong góc trẻ đều tự thảo thuận với nhau, tự chuẩn bị nguyên liệu, đồ dùng
để làm, cô chỉ là người hướng lái trẻ vào chủ đề và giao nhiệm vụ cho trẻ.
(Xem hình ảnh 7: Trẻ chơi ở phịng đa năng, phịng thư viện, khu vận động)
Ngồi ra tơi tham gia cùng nhà trường xây dựng khu “Cảm nhận của bé” để
trẻ được trải nghiệm các giác quan một cách chân thực nhất. Ở khu vực này khi trẻ
ra ngoài trời trẻ có thể mang đồ dùng ra và treo cùng cơ giáo sau đó trẻ chơi hăng
say hứng thú, nhiều khi phụ huynh cũng thích tham gia cùng trẻ. Bên cạnh góc cảm
nhận cón có “Bức tường âm nhạc” để trẻ trải nghiệm các âm thanh khác nhau. Ở
đây trước khi trẻ hoạt động tôi cho trẻ mang đồ dùng ra và treo lên sau đó dùng
“đùi trống” để gõ vào các dụng cụ để nhận biết các âm thanh và nói lên cảm nhận
của mình.

(Xem hình ảnh 8: Trẻ chơi ở khu vực bức tường âm nhạc và cảm nhận của bé)
b. Môi trường xã hội
Là những mối quan hệ và tương tác giữa cô và trẻ, giữa phụ huynh với cô
giáo, giữa phụ huynh với trẻ và giữa trẻ với trẻ. Mơi trường xã hội tích cực sẽ tạo
ra bầu khơng khí hỗ trợ trẻ phát triển và học tập.
Giáo viên xây dựng môi trường xã hội thân thiện cởi mở, đặc biệt người lớn
phải thực sự là tấm gương cho trẻ học tập.


Trẻ mầm non đang là độ tuổi học ăn học nói, học các giao tiếp, cách thể hiện
cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp, mà với trẻ thời gian ở
trường trong ngày là rất nhiều, chính vì vậy mơi trường giao tiếp trong nhà trường
tốt sẽ là điều kiện tốt nhất giúp trẻ học cách giao tiếp ứng xử.
Quan hệ giữa cô và trẻ, giữa người lớn với nhau và trẻ với trẻ phải thể hiện
tình cảm u thương, thái độ tơn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ
những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và
thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi
xung quanh. Mọi cử chỉ, lời nói, việc làm của cô giáo và người lớn phải luôn mẫu
mực để trẻ noi theo. [2]
2.3.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, thí nghiệm, trải
nghiệm
Ở trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động vui chơi. Qua hoạt
động vui chơi trẻ được thả hồn mình vào những trị chơi, đồ chơi trẻ thích để tìm
tịi, khám phá theo nhu cầu của trẻ một cách tự nhiên, thoải mái nhất. [3]
a. Chuẩn bị tâm lí thoải mái cho trẻ, tạo bầu khơng khí vui tươi hấp dẫn
Tạo bầu khơng khí vui tươi để tâm lí thoải mái trước khi trẻ được thực hành,
trải nghiệm là vô cùng quan trong đối với trẻ. Vì trẻ chơi mà học học bằng chơi cho
nên tinh thần trẻ lúc nào cũng thoải mái, chúng ta không thể đưa trẻ vào khung giờ
học nhất định và có sự ấn định của giáo viên và tâm lí trẻ thấy như bị gị ép. Bản
thân tơi ln tạo cho trẻ thấy thoải mái và tự nhiên nhất trước khi bước vào các

hoạt động đã chuẩn bị.
Với cách trẻ mầm non không giống với cách học của học sinh Tiểu học hay
các cấp khác là phải ngồi vào bàn, giữ trật tự khơng được nói chuyện, trao đổi với
nhau. Riêng với trẻ 5-6 tuổi việc học đã bắt đầu trú trọng hơn nhưng khơng có
nghĩa là mình phải gị trẻ theo chương trình đã sắp, trẻ vẫn phải được chơi và trong
khi chơi trẻ lại được học. Tâm lí của trẻ lúc nào cũng thấy được thoải mái và như
đang chơi mà vẫn tiếp thu được nội dung cô đưa ra. Điều này địi hỏi tơi ln phải
tìm ra các phương pháp mới để thay đổi không gian, cách học để giúp trẻ thấy thoải
mái khi học, khi chơi.
Ví dụ: Trước khi vào giờ hoạt động góc tơi cho trẻ chơi một trò chơi theo
chủ đề đang học sau đó trị chuyện một cách tự nhiên giống như đang kể cho trẻ
nghe câu chuyện.
Ở chủ đề “ Thế giới động vật” tôi cho trẻ hát bài hát "Đố bạn" sau đó hỏi trẻ
- Trong bài hát có những con vật nào?
- Các con vật đó sống ở đâu?
- Các bạn voi muốn mời các con về nhà bạn chơi nhưng nhà bạn xa lắm đố
các con biết ở đâu có nhiều các bạn voi?
Vậy hơm nay các bạn nhỏ có muốn làm con đường dẫn về nhà bạn voi
khơng? rồi còn vẽ tranh về các bạn của chú nữa này?
Ngồi ra cịn rất nhiều thủ thuật khác để lơi cuốn trẻ vào hoạt động góc mà
trẻ khơng thấy bị bất ngờ, khó chịu.


b. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, thực hành, thí nghiệm
Khi chơi tơi tổ chức cho trẻ chơi theo từng nhóm và cử ra nhóm trưởng để
quản lí và kiểm tra khả năng chơi của từng trẻ trong nhóm nhằm tìm ra những trẻ
cịn yếu và hạn chế về nhiều mặt. Chẳng hạn khi tổ chức hoạt động ngoài trời:
“Khám phá vật tan và không tan", tôi chia lớp ra 4-5 nhóm và mỗi nhóm có 1 bạn
nhóm trưởng, sau khi yêu cầu trẻ thí nghiệm với vật tan và khơng tan trong nước,
cho trẻ nhóm trưởng hướng dần các bạn làm và sau đó yêu cầu nhóm trưởng kiểm

tra trẻ trong nhóm của mình. Cuối cùng cơ về từng nhóm để hỏi trẻ về kết quả thí
nghiệm vừa làm. Khi trẻ được trải nghiệm thì thấy hứng thú, say sưa và không
muốn dừng lại khi đã hết giờ.
(Xem hình ảnh 9: Trẻ làm thí nghiệm với vật tan và khơng tan)
Khi tổ chức hoạt động góc tơi cho trẻ tự lựa chọn góc chơi vào buổi sáng đón
trẻ cịn khi vào chơi góc cho trẻ về góc chơi đã chọn trước sau đó vào góc để ổn
định các nhóm chơi trong lớp. Ở các nhóm chơi tơi để trẻ tự lựa chọn trị chơi theo
hướng cơ đã định trước: góc phân vai chơi bán hàng, gia đình hoặc góc Học tập
chơi nhiều trị chơi khác nhau nếu trẻ thấy hứng thú: Trò chơi với sách, trò chơi với
chữ cái, trị chơi con số, góc tạo hình vẽ, xé dán, tạo hình từ lá cây, hột hạt...
Ở biện pháp này tôi trú trọng việc trẻ được hoạt động nhiều cô chỉ là người
gợi ý, hướng dẫn mà không làm hộ trẻ. Điều này giúp trẻ phát huy tối đa sự sáng
tạo, tính tự lập, sự tích cực trong các hoạt động của trẻ để tạo ra sản phẩm do chính
bản thân mình làm ra.
(Xem ảnh minh họa ảnh 10: Trẻ tham gia chơi ở các góc)
Ngồi việc trẻ tham gia hoạt động hứng thú ở giờ hoạt động góc thì trẻ cịn
được hoạt động ở giờ học một cách tích cực hứng thú. Với những hoạt động học
trước đây thường diễn ra trong lớp, ngồi cố định thì nay tơi có thể cho trẻ học ra
mơi trường ngồi nhiều như ngồi ở một góc trên sân trường, ở vườn thiên nhiên của
trường....
Ví dụ: Hoạt động tạo hình bình thường tôi cho trẻ hoạt động vẽ, nặn,
xé...nhưng khi tổ chức cho trẻ tại lớp tơi kích thích trẻ tìm hiểu thêm các nguyên
liệu mới để làm bài tạo hình sao cho sinh động, đa dạng, hấp dẫn trẻ, người
xem.Trẻ lớp tơi đã tạo ra những bức tranh hồn tồn mới lạ từ nhiều nguyên liệu
mới: làm ngôi nhà từ lá cây, lõi ngô, bẹ ngô, rơm rạ... Hay làm các con vật từ các
hột hạt, từ lá cây khô, từ vỏ hến....
Hay trong giờ tốn, ngồi việc sử dụng các đồ dùng mua sẵn tôi cho trẻ đếm
các biểu tượng tốn từ các ngun liệu như: lõi ngơ, cành cây khô, hột hạt lớn để
tạo số lượng theo yêu cầu, hay từ nguyên vật liệu đó yêu cầu trẻ xếp hình học. Hay
khi ngồi ngồi gốc cây tơi cho trẻ nhặt các loại lá rụng sau đó cho trẻ phân biệt kích

cỡ, chiều dài, màu sắc, hình dạng, cơng dụng của lá. Hay cho trẻ xếp các lá theo
kích cỡ từ nhỏ đến to, từ dài đến ngắn nhất, sử dụng đếm số lượng, sử dụng để xâu
vòng, sử dụng lá tạo thành đồ chơi...
Với các nguyên vật liệu khác như vỏ ngao, sị, cát...tơi có thể cho trẻ hoạt
động ở nhiều giờ khác nhau: khám phá khoa học, chơi góc, tạo hình: vẽ hình trên


cát bằng ngón tay, in hình bàn tay, bàn chân trên cát, làm khn bánh, với vỏ ngao,
sị tơi cho học trong giờ toán: xếp theo đúng số lượng, xếp hình chữ số...
Tuy là những nguyên vật liệu đơn giản, dễ kiếm tìm trong cuộc sống nhưng
lại có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Chỉ cần chúng ta đầu tư thời gian tìm
tịi, sáng tạo thì những vật vơ tri vơ giác cũng trở nên có ích vô cùng.
2.3.5. Biện pháp 5: Phối hợp giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh
trong việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường lấy trẻ làm
trung tâm là trong năm học. Ngay từ đầu năm học, bản thân giáo viên chúng tôi đã
lên kế hoạch phối hợp giữa gia đình, phụ huynh, nhà trường để xây dựng cụ thể cho
từng chủ đề.
Phụ huynh đã tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, của lớp.
Phối kết hợp kiểm tra đánh giá công tác chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường, của
lớp.
Phụ huynh ln theo dõi và phát hiện những tiến bộ, thay đổi, những biểu
hiện của trẻ diễn ra hàng ngày, trao đổi kịp thời với giáo viên để điều cùng cô giáo
phối hợp chỉnh nội dung và phương pháp giáo dục trẻ để trẻ được hồn thiện hơn.
Mỗi lớp xây dựng góc tuyên truyền, thông báo với phụ huynh các kiến thức
chăm sóc, giáo dục trẻ; những yêu cầu của nhà trường đối với gia đình hoặc những
nội dung có liên quan đến chuyên đề trọng tâm là xây dựng môi trường hoạt động
cho trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm để từ đó phụ huynh theo dõi trẻ hàng ngày
các hoạt động của cơ và trị trên bảng tun truyền thông qua các ảnh.
Thông qua những cuộc họp phụ huynh, giáo viên trao đổi kế hoạch hoạt

động chăm sóc, giáo dục trẻ để phụ huynh nắm được; đồng thời tuyên truyền phụ
huynh cùng tham gia vào công tác rèn luyện, giáo dục trẻ, vận động phụ huynh sưu
tầm, ủng hộ các nguyên vật liệu phục vụ các hoạt động của trẻ.
(Xem hình ảnh 11: Phụ huynh hoạt động cùng trẻ)
Trong năm học này phụ huynh trong lớp đã tham gia một cách tích cực, tham
gia lao động vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh, sưu tầm nguyên vật liệu thiên
nhiên, làm đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp giúp cô giáo tăng cường thêm đồ
dùng để phục vụ trẻ chơi và học.
Mặt khác phụ huynh còn cùng tham gia chơi và trải nghiệm cùng con em
mình để nắm được các hoạt động cũng như nội dung các con học những gì tại
trường mầm non.
Đây là việc làm hết sức ý nghĩa của phụ huynh khi tham gia các hoạt động
cùng trẻ và cơ giáo trong trường.
(Xem hình ảnh 12: Phụ huynh mang nguyên vật liệu đến cho lớp)
2.4. Kết quả đạt được
Sau thời gian xây dựng môi trường và triển khai tổ chức các hoạt động theo
nội dung: Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thì tơi đã khảo sát
cuối năm học vào thời điểm tháng 3/2018 như sau:
* Kết quả khảo sát với 37 trẻ


TT

Nội dung khảo sát

Tổng
số trẻ

1


Trẻ tham gia các hoạt động một
cách hứng thú mạnh dạn, tự tin.
Trẻ biết phối hợp với các bạn
trong nhóm và tham gia nhiệm
vụ một cách tích cực.
Trẻ thể hiện việc học theo nhiều
cách khác nhau.
Trẻ có tính tự lập, tính kỷ luật
và tự đánh giá.

37

2

3
4

* Khảo sát với 37 phụ huynh
TT
Nội dung khảo sát

1

Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ

lượng
%
lượng
%
36
97,3
1
2,7

37

37

100

0

0

37

34

91,9

3

8,1

37


35

94,6

2

5,4

Tổng
số trẻ

Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
%
lượng
%
34
91,9
3
8,1

Phối hợp với giáo viên xây dựng
37

nội dung giáo dục trẻ.
2 Phụ huynh phối hợp với giáo
37
35
94,6
2
5,4
viên chuẩn bị các nguyên vật
liệu để XDMTGDLTLTT.
3 Phối hợp với giáo viên trong
37
34
91,9
3
8,1
nhóm chơi cùng trẻ và giúp trẻ
học thành công thông qua chơi.
4 Trao đổi với giáo viên về khả
37
37
100
0
0
năng, sở thích và những yếu
điểm của con mình
Nhận xét: Sau một thời gian áp dụng sáng kiến tơi nhận thấy kết quả đã có sự
chuyển biến rõ rệt. Cụ thể như sau:
* Về chất lượng trên trẻ:
- Trẻ hứng thú và hăng say ở tất cả các hoạt động, trẻ chơi say sưa và lúc nào
cũng muốn hoạt động chứ không ngồi yên. Trẻ trong lớp khơng cịn rụt rè, nhút

nhát và tự tin hơn rất nhiều khi thể hiện trước mọi người, tỷ lệ trẻ đạt 97,3 % tăng
70,2 % so với đầu năm.
- Trẻ biết học bằng nhiều cách học khác nhau tỷ lệ đã đạt 100% tăng 58,5 %
so với đầu năm.
- Trẻ chơi biết cách phối hợp với bạn và trong nhóm bạn chơi của mình tỷ lệ
đạt 100% tăng 51,4 % so với đầu năm.


- Trẻ chơi trong lớp đã có tính kỹ luật cao, tính tự lập của trẻ tương đối độc
lập tỉ lệ đạt 91,9% tăng 56,8 % so với đầu năm.
*Về phụ huynh:
- Đa số phụ huynh đã có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên trong việc xây
dựng nội dung giáo dục tỷ lệ đạt là 91,9% tăng 72,0 % so với đầu năm .
- Phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên về việc cung cấp nguyên vật liệu để
XDMTGDLTLTT tỷ lệ đạt 94,6% tăng 82,8 % so với đầu năm.
- Phụ huynh tham gia chơi rất tích cực cùng trẻ ở các hoạt động để tạo nên
thành công của buổi chơi, tỷ lệ đạt 91,9% tăng 70,3 % so với đầu năm.
- 100% phụ huynh luôn trao đổi với cơ giáo về khả năng sở thích và những
điểm yếu của trẻ trong sinh hoạt tăng 67,6% so với đầu năm.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
“Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí
của trẻ em và vai trị của giáo viên. Nó góp phần định hướng cho q trình hoạt
động và xây dựng mơi trường giáo dục trong trường mầm non. Tạo cơ hội cho trẻ
được phát triển tồn diện, khơng chỉ chú trọng tới sự phát triển trí tuệ mà cịn ni
dưỡng tâm hồn, phát triển thể chất và khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Qua thời
gian tiến hành và áp dụng các biện pháp đã trình bày trong sáng kiến, bản thân tôi
đã rút ra được một số bài học sau:
Giáo viên phải ln tạo cho trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động,
làm việc theo nhóm để được trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ và trình bày ý kiến của

mình; biết suy nghĩ và vận dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống, giải
quyết các tình huống mà trẻ gặp phải…Từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin, tích cực, chủ
động, tư duy, sáng tạo, tìm tịi, khám phá trong quá trình tham gia các hoạt động
giáo dục ở nhà trường.
Mơi trường bên trong và bên ngồi nhóm lớp được đầu tư, bố trí, khai thác
sử dụng có hiệu quả. Đặc biệt sự sáng tạo của cô giáo trong việc thiết kế môi
trường giáo dục từ các nguyên vật liệu sẵn có của địa phương. Tạo cho trẻ có nhiều
cơ hội học tập và rèn luyện bản thân từ đó giúp trẻ phát triển tồn diện.
Về phía phụ huynh cảm thấy hài lịng với thành cơng của trẻ, tin tưởng vào
kết quả giáo dục của nhà trường. Đa số phụ huynh biết thơng cảm, chia sẻ những
khó khăn của cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp cô giáo trang trí lớp, làm đồ chơi.
Đa số phụ huynh đã mạnh dạn trao đổi và tham gia vào quá trình chăm sóc giáo
dục trẻ một cách tự tin, khoa học và cởi mở hơn.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non là thực
sự cần thiết và quan trọng. Một môi trường sạch sẽ, an tồn, có sự bố trí khu vực
chơi và học trong lớp và ngồi trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ
đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng
hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Mơi trường giao tiếp
cởi mở, thân thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung


quanh sẽ tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước
của trẻ với cô, với bạn bè. Nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt
động phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu
trường, yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
3.2. Kiến nghị
Với Phòng Giáo dục- Đào tạo
- Tiếp tục tham mưu đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại cho nhà trường.
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên được đi giao lưu, dự giờ học tập ở các trường
bạn trong tỉnh để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ.

Trên đây là một số biện pháp tổ chức xây dựng một môi trường mới theo
quan điểm lấy trẻ làm trung tâm của bản thân đã mang lại hiệu quả cao, tôi mạnh
dạn trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp, chắc khơng tránh khỏi cịn nhiều thiếu sót,
rất mong hội đồng khoa học các cấp góp ý bổ sung để hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HĐKH TRƯỜNG
XẾP LOẠI: ........
CHỦ TỊCH HĐSKKN

Đông Sơn, ngày 10 tháng 03 năm 2018
(Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác)

NGƯỜI VIẾT

HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Lương

Nguyễn Thị Hiền


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Mô đun bồi dưỡng thường xuyên Modul 1D về xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Moodul về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm. Bồi dưỡng thường xuyên trực tuyến dành cho giáo viên.
3. Tài liệu sách báo, tạp chí của Mầm non


DANH MỤC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN XẾP LOẠI TỪ C
TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên trường MN Đông Ninh
Kết
Cấp đánh
quả
giá xếp loại
đánh
Năm học
(Ngành GD
TT
Tên đề tài SKKN
giá xếp đánh giá
cấp
loại
xếp loại
huyện/tỉnh;
(A, B,
Tỉnh...)
hoặc C)
Giá trị của việc sử dụng đồ dùng trực
HĐKH cấp
C
2008-2009
 1
quan trong việc kể chuyện cho trẻ nghe
huyện
 2

Một Số biện pháp dạy trẻ mẫu giáo lớn HĐKH cấp
B
2012-2013
làm quen với chữ cái
huyện
 3
Một Số biện pháp ứng dụng Công nghệ HĐKH cấp
B
2013-2014
thông tin nâng cao chất lượng GD trẻ
huyện
5-6 tuổi khám phá khoa học
Một Số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi
HĐKH cấp
B
2013-2014
 4
hứng thú trong việc hình thành các
huyện
biểu tượng tốn sơ đẳng
Một Số biện pháp nâng cao chất lượng
HĐKH cấp
B
2014-2015
 5
cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với hoạt
huyện
động khám phá khoa học ở trường
Mầm non Đông Ninh
6 Lồng ghép nội dung giáo dục học tập

HĐKH cấp
C
2015-2016
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
huyện
Minh trong việc dạy trẻ MG 5-6 tuổi
7 Một số biện pháp xây dựng môi trường HĐKH cấp
A
2017-2018
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu
huyện
quả cho lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi –
trường Mầm non Đông Ninh, huyện
Đông Sơn


MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

Hình ảnh 1: Phụ huynh vệ sinh đồ chơi trong góc lớp


Hình ảnh 2: Tranh ảnh trẻ làm ở góc nghệ thuật


Hình ảnh 3: Các góc chơi trong lớp

Hinh ảnh 4: Cơ làm cùng trẻ những sản phẩm tạo hình



×