CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Thành phố Ninh Bình.
STT
Họ và tên
1
Vũ Thị Phương Thảo
Ngày
tháng
năm sinh
Nơi công tác
( hoặc nơi
thường trú)
Chức
danh
Trình
độ
chuyên
môn
06/01/1979
Trường MN
Nam ThànhTPNB
Hiệu
trưởng
Đại học
Tỷ lệ % đóng
góp vào việc tạo
ra sáng kiến ( ghi
rõ với từng đồng
tác giả nếu có)
100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Một số biện pháp xây dựng môi
trường phát triển vận động trong trường mầm non”.
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Thị Phương Thảo.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non- Phát triển thể chất.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: từ ngày 4 tháng 10
năm 2014.
- Mô tả bản chất của sáng kiến.
Đất nước ta tiến hành Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trong bối cảnh chính trị xã hội ổn định. Sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đòi hỏi phải có một nguồn
nhân lực dồi dào, có lòng yêu nước, có trình độ khoa học công nghệ cao cùng với các
phẩm chất nhân cách phù hợp. Con người đó phải là con người có sức khỏe, con người
công nghệ, con người tri thức và đó chính là mô hình nhân cách con người Việt Nam
mà giáo dục phải đào tạo ra. Trong nghị quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách
của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái
vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Như vậy, giáo dục thể chất là một trong những
nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát
triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
1
Đối với trẻ mầm non phát triển thể chất có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó
không chỉ là sự phát triển về hình thái cơ thể bên ngoài của trẻ mà nó còn là yếu tố để
giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt khác như: nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội,
thẩm mỹ. Hơn nữa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn
bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ
máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất
cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu
sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được.
Với tầm quan trọng của việc giáo dục thể chất như thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành Hướng dẫn thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển
vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016”. Thực hiện sự chỉ đạo
của Sở GD&ĐT Ninh Bình, Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình, năm học 20142015, trường mầm non Nam Thành thực hiện điểm chuyên đề giáo dục phát triển vận
động của tỉnh.
Xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, để thực hiện đạt được
mục tiêu chuyên đề đặt ra, cùng với sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của phòng
GDMN-Sở GD&ĐT Ninh Bình, Phòng DG&ĐT thành phố Ninh Bình, tôi nhận thấy
để thực hiện chuyên đề có hiệu quả cần phải có môi trường giáo dục phát triển vận
động cho trẻ. Như nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đã nói “Chỉ khi ở trong
một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy đủ và bộc lộ những tính
cách tiềm ẩn của mình”. Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám
phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực
hứng thú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấp
cho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp. Môi
trường kích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ.
1. Giải pháp cũ thường làm.
1.1. Biện pháp 1: Hiện nay, các trường mầm non trên địa bàn đều duy trì và
tuân thủ đầy đủ chương trình giảng dạy hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ theo quy
định chung của Bộ GD&ĐT. Trẻ được giáo dục phát triển vận động thông qua các hoạt
động như: Thể dục sáng, hoạt động học (hoạt động phát triển vận động), hoạt động
ngoài trời, hoạt động dạo chơi; giữa buổi học có các hoạt động chuyển tiếp thông qua
các trò chơi vận động nhẹ. Tuy nhiên các trường đều chưa chú trọng việc tạo môi
2
trường phát triển vận động cho trẻ ở trong và ngoài lớp, các dụng cụ luyện tập chỉ là
các đồ dùng mua sẵn như: vòng, gậy, ghế thể dục.
1.2. Biện pháp 2: Giáo viên tuy đã thực hiện việc dạy trẻ các trò chơi dân gian
nhưng vì các trò chơi dân gian không có các đồ dùng đồ chơi đẹp mắt để hỗ trợ trong
quá trình chơi, địa điểm tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi dân gian tùy thuộc vào sự
lựa chọn của giáo viên, không có khoảng không gian riêng phù hợp nên chưa thu hút
được trẻ khi tham gia trò chơi.
2. Giải pháp mới cải tiến.
2.1. Biện pháp 1: Xây dựng khu phát triển thể chất chung trong nhà trường.
Nhận định được vị trí quan trọng của môi trường giáo dục phát triển vận động
cho trẻ trong trường mầm non, tôi đã cùng các đồng chí trong Ban giám hiệu xây dựng
kế hoạch chi tiết, đồng thời phác thảo mô hình các khu hoạt hoạt động ngoài trời và
các thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động của trẻ.
Với điều kiện thực tế của nhà trường đó là sân chơi rộng, có nhiều đồ chơi ngoài
trời tuy nhiên đó đều là đồ chơi sẵn có. Tôi đã chỉ đạo quy hoạch lại sân chơi, sắp xếp
lại các đồ chơi có sẵn và để riêng một khu để làm khu vui chơi liên hoàn cho trẻ. Tôi
xác định, khu vui chơi liên hoàn sẽ giúp trẻ phát triển các cơ một cách toàn diện, bao
gồm các trò chơi phát triển cơ tay, cơ chân và cơ toàn thân. Ngoài ra tôi cũng xác định
để thu hút trẻ chơi ở khu vui chơi này thì đồ chơi phải có sự khác biệt rõ ràng.
Tuy nhiên vấn đề khó khăn trong việc thực hiện đó là nhà trường không có
nguồn kinh phí lớn để đầu tư mua sắm các trang thiết bị mới. Do đó tôi đã nghiên cứu
và chỉ đạo nhà trường lên kế hoạch làm các đồ chơi từ phế liệu và các nguyên vật liệu
rẻ tiền. Tôi đã làm thông báo tới các bậc phụ huynh về việc thực hiện chuyên đề, ý
nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong
trường mầm non. Bên cạnh đó tôi cũng liệt kê các nguyên vật liệu cần thiết cho việc
làm các đồ chơi phục vụ chuyên đề và kêu gọi sự ủng hộ của các bậc phụ huynh.
Sau khi thông báo tại góc tuyên truyền của các lớp và góc tuyên truyền chung
của nhà trường, chúng tôi đã được các bậc phụ huynh nhiệt tình ủng hộ các nguyên vật
liệu như: lốp xe cũ, ống nước cũ, dây thừng, thùng phi cũ…. Và từ các vật liệu tưởng
chừng chỉ để bỏ đi đó tôi đã chỉ đạo giáo viên làm thành các đồ chơi có ý nghĩa cho
trẻ, cụ thể như sau:
3
+ Làm hệ thống ống chui: đây là đồ chơi nhằm phát triển cơ tay và cơ chân cho
trẻ. Khi trẻ tham gia trò chơi này sẽ phải phối hợp nhịp nhàng cả tay và chân để thực
hiện vận động bò hoặc trườn. Tôi đã sử dụng các thùng phi để làm hệ thống ống chui
bằng cách cắt và mài nhẵn hai đầu để đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi rồi sử dụng sơn
để sơn lên các thùng phi cho đẹp để đảm bảo tính thẩm mỹ và thu hút trẻ. Sau đó sử
dụng ốc vít để bắt cố định trên sân tránh cho việc thùng phi bị lăn khi trẻ chơi, khoảng
trống giữa các thùng phi tôi đã chỉ đạo giáo viên gắn các miếng xốp để trẻ bò ( trườn)
không bị bẩn.
Hình ảnh minh họa số 1
+ Làm cầu dao động: là đồ chơi nhằm phát triển cơ chân và rèn khả năng giữ
thăng bằng của trẻ. Tôi đã sử dụng bánh xe máy, dây thừng và khung sắt để làm. Bánh
xe sau khi vệ sinh sạch sẽ được đem dùi lỗ, luồn dây thừng để đan tạo vị trí cho trẻ
bước lên, sau đó tôi sử dụng sơn để sơn lên. Tôi đã vận động chủ cửa hàng cơ khí xây
dựng Hoàng Loan đóng trên địa bàn phường ủng hộ phần khung sau đó dùng dây xích
và ốc vít để gắn các bánh xe lại với nhau và treo lên khung. Khi trẻ chơi với đồ chơi
này, trẻ phải tập giữ được thăng bằng, lần lượt bước lên các bánh xe và đi từ đầu đến
cuối cầu.
Hình ảnh minh họa số 2
+ Làm thang leo hình vòng cung: là thiết bị vui chơi dành cho trẻ em, giúp bé
phát triển khả năng vận động, rèn sự khéo léo, nhanh nhẹn và bền bỉ khi luyện tập. Tôi
đã tham khảo kiểu mẫu của các công ty đồ chơi sau đó tôi đã vận động chủ cửa hàng
cơ khí xây dựng Hoàng Loan ủng hộ làm giúp phần khung với kích thước theo yêu cầu
của tôi. Khi phần khung được làm xong, tôi đã sử dụng dây thừng đan theo hình các ô
vuông nhỏ cho trẻ bám vào để leo.
Hình ảnh minh họa số 3
+ Làm xe đẩy di động: đây là đồ chơi giúp trẻ phát triển cơ chân và rèn khả
năng khéo léo khi điều khiển đồ chơi bằng chân. Tôi đã sử dụng các lốp xe ô tô, dùng
lưới đan tết để tạo vị trí ngồi cho trẻ, phía dưới gắn 4 bánh xe rồi dùng sơn các màu
sơn lên để đảm bảo tính thẩm mỹ. Khi chơi trò chơi này trẻ ngồi lên bánh xe, dùng lực
của chân để đẩy và điều khiển bánh xe về các hướng theo ý của mình hoặc theo yêu
cầu của cô.
Hình ảnh minh họa số 4
4
+ Làm đồ chơi cho trẻ thực hiện vận động chui: đồ chơi này được làm từ lốp
xe ô tô và ống nước để tạo thành hình các con vật như con hươu cao cổ, con ngựa vằn.
Phần thân của con vật chính là nơi để trẻ thực hiện vận động chui. Tôi sử dụng ốc vít
để bắn cố định xuống sân nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia chơi.
Hình ảnh minh họa số 5
Sau khi đã hoàn thành xong các đồ chơi cần thiết, tôi đã chỉ đạo giáo viên trong
trường sắp xếp tạo thành khu vui chơi liên hoàn trong đó tôi cũng đã kết hợp tận dụng
cả đồ chơi liên hoàn sẵn có của nhà trường. Các đồ chơi tự tạo được bố trí sắp xếp hợp
lý và được đánh số thứ tự chỉ dẫn gợi ý trẻ biết nên chơi thiết bị nào trước, thiết bị nào
sau.
Để khu vui chơi nổi bật hơn nhằm thu hút trẻ, tôi đã làm một số đồ để trang trí
như dùng lốp xe và vỏ ống rửa bát tạo thành hình ông mặt trời và con ếch; sử dụng
thùng đựng sơn để làm các chậu trồng cây cảnh, trên thùng sơn vẽ nội dung trong các
truyện cổ tích gần gũi với trẻ.
Hình ảnh minh họa số 6
2.2.Biện pháp 2: Xây dựng góc vận động ở các lớp.
Góc vận động là một phần quan trọng trong môi trường phát triển của trẻ, đây là
môi trường vận động thu nhỏ trong phạm vi lớp học mà trước đây chưa được các
trường mầm non chú ý đến. Tôi đã chỉ đạo 100% các lớp trong trường sắp xếp lại lớp
học và bố trí góc vận động hợp lý để tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tự lựa chọn và sử
dụng đồ vật, đồ chơi, tham gia vào góc chơi đồng thời thuận lợi cho sự quan sát của
giáo viên. Ngoài ra tôi hướng dẫn giáo viên trang trí góc vận động của lớp sao cho phù
hợp và đẹp mắt để thu hút trẻ.
Hình ảnh minh họa số 7+ 8
Bên cạnh đó tôi xác định, để đảm bảo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát
triển thể chất của trẻ thì cần phải có các dụng cụ luyện tập bởi vì các dụng cụ này giúp
nâng cao hứng thú của trẻ đối với việc thực hiện nhiệm vụ vận động, giúp thỏa mãn
nhu cầu vận động của trẻ. Các dụng cụ này phải đảm bảo tính an toàn, tính thẩm mỹ
đồng thời các nguyên vật liệu phải thân thiện với môi trường và đảm bảo vệ sinh. Bên
cạnh đó kích thước, chiều cao, trọng lượng phải đảm bảo phù hợp với độ tuổi. Do đó
tôi đã chỉ đạo giáo viên làm các đồ dùng, dụng cụ luyện tập cho trẻ từ các nguyên vật
liệu sẵn có.
5
Ví dụ 1: Làm tạ tay bằng ống nước và quả bóng: Ống nước cắt thành từng đoạn
nhỏ ( kích thước tùy thuộc vào từng độ tuổi), bóng nhựa được khoét lỗ rồi dùng xi
măng đổ vào trong các quả bóng ( trọng lượng tùy thuộc từng độ tuổi), sau đó cắm ống
nước vào bóng và dùng keo gắn chặt lại.
Hình ảnh minh họa số 9
Ví dụ 2: Làm cà kheo đơn: đây là dụng cụ nhằm phát triển cơ chân và rèn luyện
sự khéo léo cho trẻ. Tôi hướng dẫn giáo viên làm dụng cụ cho trẻ tham gia vận động đi
cà kheo từ nguyên liệu là các vỏ hộp sữa bột. Vỏ hộp được đục lỗ để xuyên dây thừng
qua, hai mặt phẳng của hộp sữa được dán bằng xốp vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa
đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi không bị trơn trượt.
Hình ảnh minh họa số 10
Ví dụ 3: Làm đường đi mát-xa chân: tôi dùng thân cây nứa và tận dụng các hạt
nhỏ tròn từ đệm ghế xe ô tô bỏ đi để kết thành đường đi mát-xa chân cho trẻ.
Hình ảnh minh họa số 11
Ví dụ 4: Làm dây kéo tay: Tôi hướng dẫn giáo viên làm dây kéo tay đơn ( dùng
cho 1 trẻ) và dây kéo tay đôi ( dùng cho 2 trẻ) từ nguyên vật liệu và các ống tre và dây
chun. Khi chơi với dụng cụ này trẻ phải sử dụng lực của cánh tay để kéo giãn dây
chun.
Hình ảnh minh họa số 12
2.3 Biện pháp 3: Xây dựng phòng thể chất .
Đây là phòng chức năng phục vụ cho các hoạt động thể chất chung của nhà
trường. Tôi đã tận dụng nhà bóng có sẵn của trường để cải tạo lại thành phòng thể chất
đồng thời trang bị các dụng cụ tập luyện phù hợp với trẻ mầm non. Bên cạnh việc sử
dụng các dụng cụ có sẵn như: vòng, bóng, gậy, cột ném bóng rổ, tạ tay… tôi cũng
hướng dẫn giáo viên và vận động phụ huynh làm một số đồ tự tạo cho phòng thể chất.
Hình ảnh minh họa số 13
Ví dụ 1: Làm ván gỗ ( dùng cho 2 trẻ chơi) và cà kheo đơn ( dùng cho 1 trẻ
chơi): đây là các dụng cụ nhằm phát triển cơ chân và sự khéo léo, sự phối hợp nhịp
nhàng của trẻ trong khi chơi. Tôi đã vận động một số phụ huynh làm nghề mộc để làm
ủng hộ nhà trường theo mẫu do tôi tự thiết kế, sau đó dùng dây thừng nhỏ buộc thắt
nút làm quai cầm cho trẻ chơi.
Hình ảnh minh họa số 14
6
Ví dụ 2: Làm “ mạng nhện”: tôi sử dụng các đoạn ống nước để ghép vào nhau
thành hình chữ nhật sau đó đục lỗ trên các ống nước rồi dùng dây thừng mềm luồn qua
đan thành các ô vuông. Tại các điểm giao nhau của các dây tôi buộc các chuông nhỏ.
Khi tham gia trò chơi với dụng cụ này trẻ phải bước qua các ô theo yêu cầu của cô mà
không chạm vào các sợi dây. Nếu chạm vào dây làm chuông rung lên thì trẻ chưa đạt
yêu cầu và phải thực hiện lại.
Hình ảnh minh họa số 15
Ví dụ 3: Làm thang leo chữ A: đây là dụng cụ phục vụ cho bài tập trèo lên
xuống thang với mục đích nhằm phát triển cơ tay và cơ chân cho trẻ, đồng thời rèn sự
phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. Với dụng cụ này, tôi tự thiết kế mẫu với kích
thước phù hợp với phòng thể chất của nhà trường sau đó tôi vận động bố cháu Nguyễn
Thùy Dương- học sinh lớp 5A, là thợ cơ khí làm ủng hộ. Sau đó tôi dùng sơn các màu
sơn lên để đảm bảo tính thẩm mỹ, hấp dẫn trẻ.
Hình ảnh minh họa số 16
Các dụng cụ trong phòng thể chất được sắp xếp khoa học, hợp lý phù hợp với
kích thước và mục đích sử dụng. Các dụng cụ này được bố trí vừa tầm với trẻ để trẻ có
thể tự do tiếp cận và sử dụng chúng. Với các dụng cụ này chúng tôi đã tổ chức thành
công ngày hội giao lưu các trò chơi vận động và đã được Sở GD&ĐT Ninh Bình,
Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình đánh giá cao.
2.4. Biện pháp 4: Tạo môi trường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian.
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam trưởng thành (đặc biệt là những người sinh ra
và lớn lên ở các vùng nông thôn), thì hình ảnh của những phiên chợ quê với những sản
vật đặc trưng của mỗi vùng đất, luôn là những hình ảnh vô cùng đẹp đẽ và in dấu sâu
đậm trong tâm hồn của mỗi người khi rời xa quê hương. Tuy nhiên, những hình ảnh đó
lại có phần xa lạ đối với những trẻ em được sinh ra và lớn lên tại thành phố, bởi trẻ chỉ
thường quen với hình ảnh của các siêu thị và các khu chợ lớn. Có lẽ đó thực sự là một
điều thiệt thòi đối với trẻ, bởi mặc dù chỉ là những điều rất dung dị nhưng chính hình
ảnh của phiên chợ quê đã phần nào làm nên những cốt cách, tâm hồn và một vẻ đẹp rất
Việt Nam.
Với mong muốn tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội hình dung ra hình ảnh của một
phiên chợ quê, qua đó thấy được những nét đẹp dung dị của người Việt Nam, đồng
thời cũng là cách để dạy cho trẻ những kỹ năng giao tiếp, khám phá và hiểu biết thêm
7
về cuộc sống… tôi đã nghiên cứu và bố trí một vị trí thích hợp trong vườn cổ tích để
tái tạo một khu chợ quê trong đó có góc chơi dân gian. Khu chợ quê được làm từ các
nguyên liệu gần gũi, giản dị như: tre, nứa, luồng…
Theo kinh nghiệm của tôi, để thực hiện tốt việc tích hợp trò chơi dân gian vào
hoạt động học tập của trẻ, ngoài việc giáo viên lựa chọn trò chơi phù hợp, đảm bảo yêu
cầu kiến thức, kỹ năng, thái độ và tâm sinh lý lứa tuổi; kết hợp sử dụng phương tiện
trực quan đơn giản, gần gũi bằng nguyên vật liệu địa phương như lá, sỏi, hột hạt…thì
việc tạo cho trẻ một không gian để chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Tôi nhận thấy trong một môi trường gần gũi, giản dị như khu chợ quê thì việc tổ
chức các trò chơi dân gian cho trẻ là rất phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ. Khi tham gia
hoạt động trong khu chợ quê, trẻ rất hào hứng và có sự quan tâm đặc biệt với góc chơi
dân gian, ở đó được trang trí bằng các nguyên vật liệu gần gũi, có hình ảnh minh họa
hướng dẫn cách chơi 1 số trò chơi dân gian, có các đồ cho trẻ chơi như: sỏi, bộ chơi
chuyền, giỏ tre…. Và chính việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian đã góp
phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống khác nhau trong
cuộc sống, thói quen làm việc theo nhóm.
Hình ảnh minh họa số 17 + 18
3. Khả năng áp dụng sáng kiến
Tôi nhận thấy rằng, việc xây dựng môi trường phát triển vận động cho trẻ là một
vấn đề mà tất cả các trường học đều phải chú trọng.
Sau khi xây dựng thành công môi trường phát triển thể chất trong và ngoài lớp
cho trẻ, mô hình của trường tôi đã được Sở GD&ĐT Ninh Bình, Phòng GD&ĐT thành
phố Ninh Bình đánh giá cao và được các trường trong toàn tỉnh về tham quan học tập.
Sáng kiến này của tôi có thể áp dụng thực hiện trong tất cả các trường học.
4. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Đối với nhà trường: Bố trí địa điểm phù hợp để xây dựng khu liên hoàn, góc
dân gian- là môi trường chung cho trẻ tham gia các hoạt động phát triển vận động. Các
dụng cụ tập luyện phải đảm bảo an toàn và có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ để thu hút
trẻ
- Đối với các nhóm lớp: Bố trí góc vận động phù hợp đảm bảo có không gian
cho trẻ hoạt động, trang trí theo hướng mở. Các dụng cụ phải đảm bảo phù hợp với
từng độ tuổi của trẻ, đảm bảo an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó các dụng
8
c c sp xp khoa hc, va tm vi tr to iu kin cho tr ch ng trong vic
la chn vn ng theo s thớch( hoc theo hng dn ca cụ).
5. ỏnh giỏ li ớch thu c t sỏng kin
5.1. Hiu qu kinh t.
Vi vic s dng cỏc nguyờn vt liu d tỡm kim, cỏc ph liu v s ng h ca
cỏc bc ph huynh trong quỏ trỡnh thc hin vic xõy dng mụi trng phỏt trin vn
ng cho tr ó giỳp nh trng tit kim c khong 300.000.000 cho vic u t
mua sm cỏc dựng ca cỏc cụng ty thit b chi.
5.2. Hiu qu xó hi.
- i vi cỏn b, giỏo viờn, nhõn viờn trong trng: Quỏ trỡnh xõy dng mụi
trng phỏt trin vn ng ca trng mm non Nam Thnh trong thi gian qua ó
c ton th cỏn b, giỏo viờn, nhõn viờn tham gia hng ng nhit tỡnh, to nờn s
ng thun trong nh trng. Vic khuyn khớch giỏo viờn lm cỏc dng c tp luyn
t cỏc nguyờn vt liu d tỡm kim giỳp cho giỏo viờn cú iu kin phỏt huy kh nng
sỏng to, gúp phn vo vic xõy dng thnh cụng mụi trng vn ng trong v ngoi
lp
- ụi vi tre: c hot ng trong mụi trng thõn thin, an ton vi cỏc
dựng t to p, mi l lm cho tr ho hng tớch cc tham gia cỏc hot ng. Tụi nhn
thy tr ó rt thớch thỳ khi tham gia cỏc hot ng phỏt trin vn ng m trc õy
tng chng nh khụ cng, khụng hp dn.
- i vi ph huynh : Vic thc hin tt cụng tỏc tuyờn truyn ti cỏc bc ph
huynh v ý ngha v ni dung ca chuyờn giỏo dc phỏt trin vn ng ó gúp phn
lm chuyn bin nhn thc ca ph huynh trong vic phỏt trin vn ng cho tr ngay
t khi cũn nh. Thu hỳt c s quan tõm ca ph huynh i vi nh trng hp tỏc
cựng vi nh trng trong vic lm cỏc dng c luyn tp cho tr bng cỏch su tm
cỏc nguyờn vt liu cn thit v úng gúp cụng sc to nờn cỏc sn phm.
Bờn cnh ú, vic tổ chức thành công ngy hi giao lu cỏc trũ chi vn ng
góp phần tuyên truyền sâu rộng tới các ban ngành đoàn thể, tổ chức quần chúng và
tăng cờng sự phối hợp giữa gia đình, nhà trờng và cộng đồng trong việc giáo dục phỏt
trin vn ng cho tr.
9
Kết quả thẩm định đánh giá
của trường
Người nộp đơn
Vũ Thị Phương Thảo
CÁC HÌNH ẢNH MINH HỌA
10
Hình ảnh 1. Hệ thống ống chui
Hình ảnh 2. Cầu dao động
11
Hình ảnh 3. Thang leo vòng cung
Hình ảnh 4. Xe đẩy di động
12
Hình ảnh 5. Đồ chơi thực hiện vận động chui
Hình ảnh 6. Khu vui chơi liên hoàn
13
Hình ảnh 7+ 8. Góc vận động các lớp
14
Hình ảnh 9. Tạ tay
Hình ảnh 10. Cà kheo đơn
15
Hình ảnh 11. Đường đi mát-xa chân.
Hình ảnh 12. Trẻ chơi với dây kéo đôi
16
Hình ảnh 13. Phòng thể chất
Hình ảnh 14. Trẻ chơi với ván gỗ
17
Hình ảnh 15. Trẻ chơi bước qua các ô
Hình ảnh 16. Thang leo chữ A
18
Hình ảnh 17. Chợ quê
Hình ảnh 18. Góc chơi dân gian
19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN.
Tên sáng kiến:
“ Một số biện pháp xây dựng môi trường phát triển vận động
trong trường mầm non”.
T¸c gi¶ s¸ng kiÕn: Vũ Thị Phương Thảo
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nam Thành
Thành phố Ninh Bình- Tỉnh Ninh Bình.
Ninh Bình, tháng 5 năm 2015
20