Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn các loại trò chơi cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non nga yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 28 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HƯỚNG DẪN CÁC LOẠI TRÒ CHƠI CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA YÊN

Người thực hiện: Mai Thị Thủy
Chức vụ: Giáo Viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Yên
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2018

1


MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


11
12
13
14
15
16
17
18
17
18
19
20
21

NỘI DUNG
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nâng cao kiến thức cho bản thân, sưu tầm nghiên cứu
các trò chơi mới để áp dụng tốt trong quá trình tổ chức cho trẻ
chơi
2.3.2. Tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, đồ chơi “thiết kế
xây dựng góc chơi cho trẻ”

2.3.3. Tôn trọng tính tự nguyện, tự do trong khi chơi và theo
dõi đánh giá hoạt động chơi của trẻ.
2.3.3.1. Tôn trọng tính tự nguyện, tự do của trẻ trong khi chơi.
2.3.3.2.Theo dõi đánh giá hoạt động chơi của trẻ.
2.3.4. Tổ chức tốt các trò chơi dân gian
2.3.5. Tạo mối quan hệ bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ với
trẻ
2.3.6. Cung cấp kinh nghiệm cho trẻ khi chơi trò chơi
2.3.7. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để nâng cao kỹ năng
cho trẻ khi chơi các trò chơi
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
*Tài liệu tham khảo

TRANG
1
1
2
2
2
2
2
3
5
5
8
10
10

11
12
15
16
17
18
19
19
20

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi mầm non chơi chính là cuộc sống của trẻ
đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo chơi là hoạt động chủ đạo. Trong những năm gần
đây bậc học mầm non tiến hành đổi mới chương trình giáo dục trẻ mầm non.
Trong đó đặc biệt coi trọng tổ chức các hoạt động phù hợp sự phát triển của từng
cá nhân trẻ, khuyến khích trẻ hoạt động một cách chủ động, tích cực, hồn nhiên,
vui tươi. Đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên phát huy khả năng của trẻ một
cách linh hoạt, thực hiện theo phương châm “học bằng chơi - chơi mà học” đáp
ứng mục tiêu phát triển của trẻ một cách toàn diện về mọi mặt.
Mỗi chúng ta ai cũng đã trải qua thời kỳ tuổi thơ, liệu có ai chưa một lần
tham gia vào hoạt động vui chơi hay không?. Hoạt động vui chơi chiếm vị trí
đặc biệt quan trọng trong đời sống tuổi thơ của mỗi người. Tuy nhiên tư duy và
sự tập trung ở trẻ mầm non còn hạn chế. Trẻ chưa tiếp thu kiến thức một cách
bài bản và có hệ thống như các cấp học khác. Vì thế cần tạo cho trẻ môi trường
để trẻ hoạt động trải nghiệm và vui chơi từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một
cách tự nhiên. Qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao

hơn[1]. Qua chơi trẻ hình thành chú ý có chủ định và ghi nhớ có chủ định. Có
như vậy trẻ mới được bạn cùng chơi chấp nhận cho chơi cùng. Vui chơi còn giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ. Trẻ biết diễn đạt mạch lạc nguyện vọng ý kiến của mình.
Chơi với trẻ vừa là học vừa là lao động và cũng vừa là hình thức, là phương
pháp, biện pháp giáo dục tốt nhất đối với trẻ mẫu giáo. Trên cơ sở đó tôi đã sử
dụng hoạt động chơi làm phương tiện giáo dục và phát triển cho trẻ mẫu giáo nói
chung và đối với trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng [2].
Trẻ 5 - 6 tuổi hoạt động rất tích cực, chính vì thế giáo viên mầm non phải là
người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động cho trẻ để tìm tòi khám phá.
Trẻ chủ động tham gia các hoạt động để phát triển khả năng, năng lực của chính
mình. Trò chơi trở thành hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, là phương tiện
giáo dục toàn diện nhân cách trẻ mẫu giáo. Có thể nói không có hoạt động nào
mà khi tham gia trẻ thực sự là một chủ thể hoạt động tích cực như khi tham gia
vào các trò chơi. Vì thế hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến các mặt phát triển
của trẻ, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ mẫu
giáo.
Thực tế giảng dạy cho thấy việc hướng dẫn tổ chức các trò chơi cho trẻ 5 6 tuổi còn chưa phong phú. Trẻ chưa năng động thể hiện các trò chơi. Vì thế giáo
viên cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dưới nhiều hình thức khác nhau để góp
phần chăm sóc giáo dục trẻ càng tốt hơn.
Nhưng làm thế nào để tổ chức các trò chơi có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn
được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên, đặc biêt là giáo viên mầm non.
Trẻ dễ dàng tham gia vào các trò chơi nhưng cũng nhanh chán và bỏ cuộc.
Dưới sự hướng dẫn của Ban giám hiệu, bản thân tôi trực tiếp đứng lớp 5 - 6
tuổi tôi luôn trăn trở tìm hiểu về ý nghiã của các trò chơi và tìm ra phương pháp
để hướng dẫn các trò chơi cho trẻ một cách có hiệu quả nhất. Chính vì vậy tôi đã

1


chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn các loại trò

chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Yên” để làm đề tài nghiên
cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này để tôi rút ra những kinh nghiệm cho bản thân, tìm
hiểu nguyên nhân, thành công và hạn chế để từ đây tôi đề xuất những biện pháp
khắc phục, những hạn chế nâng cao chất lượng giờ dạy, phát huy thế mạnh sẵn
có vận dụng vào thực tế để góp phần nâng cao chất lượng hướng dẫn các loại trò
chơi cho trẻ. Từ đó có một số biện pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn các loại
trò chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi đạt kết quả cao hơn, đặc biệt còn giúp trẻ phát triển
một cách toàn diện.
1.3 Đối tượng nghiên cứu:
Năm học 2017 - 2018 tôi được nhà trường phân công đứng lớp ở độ tuổi 5 6 tuổi. Nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn
các loại trò chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga Yên” làm đối tượng
nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình thực hiện đề tài nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề
tài tôi đã kết hợp, sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Sau đây là một số
phương pháp mà tôi đã sử dụng:
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu có
liên quan đến thực tiễn.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực trạng của vấn đề nghiên
cứu.
- Nhóm phương pháp thống kê toán học, sử lý thông tin: Sử lý số liệu khảo
sát để biết được kết quả và mức độ đạt được.
- Nhóm phương pháp thực hành trải nghiệm:
- Nhóm phương pháp tuyên truyền:
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Có rất nhiều quan điểm của các nhà tâm lý học Phương Tây về vai trò của
hoạt động vui chơi của trẻ Mầm non. Theo G. Piagie - Nhà tâm lý học Thụy Sỹ

coi trò chơi là một trong những hoạt động trí tuệ, là một nhân tố quan trọng đối
với sự phát triển trí tuệ của trẻ, tạo ra sự thích nghi của trẻ với môi trường. Cũng
theo M.X. Macarenco đánh giá: Niềm vui trong trò chơi là niềm vui của sự sáng
tạo, niềm vui chiến thắng, niềm vui đẹp đẽ, niềm vui của những phẩm giá. Hơn
nữa khi chơi trẻ không chỉ trải nghiệm những cảm xúc tình cảm tích cực mà còn
cả những cảm xúc, tình cảm tiêu cực như nỗi buồn khi thất bại, sự giận hờn chưa
thỏa mãn kết quả chơi. Tuy nhiên trong phần lớn trường hợp, trò chơi thường
mang lại cho trẻ niềm vui, sự thoải mái, mãn nguyện.[3]
Có lẽ thời thơ ấu, ai trong mỗi chúng ta cũng đã từng chơi một vài tròn chơi
dân gian, đọc nhũng bài vè, câu đố, thuộc một vài câu đồng dao. Đó chính là

2


nguồn tri thức dân gia quý báu được gọt giũa, chỉnh sửa và truyền từ đời này qua
đời khác. Nội dung của nó phản ánh về cuộc sống xã hội con người. Nhiều bài
trong số đó chứa nội dung mang tính giáo dục cao. Và chỉ thị số 40/ 2008/CTBGDĐT ngày 22/7 2008 của bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về phát động
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các
trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 có nêu “Tổ chức các trò chơi dân gian
và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học
sinh”. Thực hiện chỉ thị Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Hướng dẫn nhiệm vụ đối với
giáo dục mầm non có nêu trong ba vấn đề trọng tâm triển khai cuộc vận động là:
“Lựa chọn và đưa bài hát dân ca, trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi tích
cực cho trẻ”[4a]
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng hướng dẫn
các trò chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi. Bởi hoạt động chơi giúp trẻ hình thành những kỹ
năng đã có và học những kỹ năng mới. Trẻ học làm người lớn thông qua những
hoạt động mà người lớn gọi là “Chơi”. Vui chơi thúc đẩy và nuôi dưỡng sự phát
triển toàn diện cho trẻ…phát triển về mặt xã hội, về mặt cảm xúc, về nhận thức
và về thể chất[5].

Từ những cơ sở trên chúng ta phải nâng cao chất lượng hướng dẫn các loại
trò chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi để các trò chơi thực sự đi vào các hoạt động hàng ngày
của trẻ và thực sự đi sâu vào tâm hồn trẻ nuôi dưỡng tình cảm, trí tuệ, ước mơ và
là nền tảng cho trẻ phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thuận lợi:
Trường mầm non Nga Yên là trường nằm ở trung tâm của xã nên thuận lợi
cho con em trong xã đến trường. Trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên có
bề dầy kinh nghiệm về chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục trẻ, có trình độ chuyên
môn đạt chuẩn và trên chuẩn, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
Trường đã tổ chức ăn bán trú tại trường nên thuận tiện cho việc chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục đồng thời tích hợp hoạt động vui chơi của trẻ một cách dễ
dàng hơn.
Nhà trường đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ 1 nên
được nhiều sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, các ngành giáo dục trong tỉnh,
trong huyện, cũng như trong xã. Trường đã được cấp nhiều trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi phục vụ cho học tập, hoạt động vui chơi của trẻ.
Đối với lớp tôi đang phụ trách phần lớn các cháu đã được học lớp mẫu giáo
4 - 5 tuổi nên các cháu nhanh nhẹn, hồn nhiên, tự tin.
Ban giám hiệu và ban đại diện cha mẹ học sinh tạo mọi điều kiện giúp cô
và cháu. Điều này góp phần quan trọng trong việc tổ chức hoạt động vui chơi
bằng các trò chơi cho trẻ.
Luôn đựơc sự hướng dẫn và chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng giáo
dục và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt của BGH nhà trường. Nhà trường
đã xây dựng lịch trình tổ chức giao lưu các trò chơi ở từng khối lớp.

3



Trẻ mẫu giáo lớn mạnh dạn, tự tin, thông minh, thích tham gia vào các trò chơi.
Bản thân tôi được đào tạo chính quy và trải qua 9 năm kinh nghiệm thực tế
nên phần nào tôi cũng khá hiểu về đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
2.2.2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên vẫn còn gặp không ít khó khăn như sau:
Nga Yên là một xã phần lớn làm nông nghiệp, nên đa số trẻ là con em nông
thôn, đời sống của các cháu còn nhiều khó khăn, cha mẹ đi làm ăn xa, hầu hết là
gửi con cho ông bà, ít có điều kiện để chăm sóc nuôi dạy con. Cha mẹ học sinh
coi việc cho trẻ đi học mẫu giáo đang còn nghĩ trẻ đến trường chỉ để múa hát,
vui chơi nên việc quan tâm đến con còn nhiều hạn chế.
Đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ nhưng chưa phong phú, đa dạng về
chủng loại và màu sắc, hầu hết là đồ dùng tự làm nên tính khoa học chưa cao.
Tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, sự mạnh dạn của trẻ khác
nhau chưa đồng đều, nên việc giảng dạy tổ chức cho hoạt động vui chơi của trẻ
còn nhiều bất cập, khó khăn trong việc truyền đạt kiến thức đến cho trẻ.
Giáo viên phải có hiểu biết và vốn kiến thức phong phú về các trò chơi.
Việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và
tính sáng tạo cao.
Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi
vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi
phải tư duy trong quá trình chơi.
Thời gian tổ chức cho trẻ chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn
ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích
hợp vào các hoạt động mà thôi.
Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn ít nên trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi
nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu như không còn hứng thú.
Để tiến hành tổ chức thực hiện các phương pháp của đề tài, vào đầu năm
học tôi đã áp dụng khảo sát chất lượng trẻ thông qua các nội dung khảo sát chất
lượng hướng dẫn các loại trò chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi sau đây.
* Bảng khảo sát kết quả của trẻ trong kế hoạch tổ chức trò chơi đầu năm:

Đạt
TT

1
2
3

Nội dung

Số
trẻ

Số
trẻ

Trẻ tự nguyện tham gia vào
trò chơi tính tích cực hoạt 39
10
động hết mình với trò chơi và
vai chơi mà trẻ thích
Trẻ có thể phản ánh các mối
9
quan hệ xã hội trong trò chơi
Trẻ có khả năng thể hiện
8
hành động, ngôn ngữ, xúc
cảm tích cực khi tham gia

Tốt
Tỉ lệ Số

%
trẻ

Khá
Tỉ lệ Số
%
trẻ

Chưa đạt
TB
Tỉ lệ Số
Tỉ lệ
%
trẻ %

25.7 16

41

9

23.1 4

10.2

23.1 17

43.5

8


20.5 5

12.9

20.6 17

43.5

10

25.7 4

10.2

4


4

5
6
7

Trẻ mạnh dạn tự tin khi nhập
vai, chủ động với vai của
mình, xay mê chú ý vào vai
đang đóng không ảnh hưởng
tác động xung quanh
Trẻ vận dụng những hiểu biết

của mình vào trò chơi một
cách sáng tạo
Trẻ chủ động giải quyết các
tình huống xảy ra trong trò
chơi
Trẻ có khả năng tự tìm tòi
khám phá, phát hiện ra nhiều
cái mới để đưa vào trò chơi

9

23

8

15

38.4

10

25.7 5

12.9

20.5 16

41

10


25.6 5

12.9

9

23.1 16

41

8

20.6 6

15.3

8

20.5 17

43.5

9

23.1 5

12.9

Từ kết quả khảo sát trên tôi đã băn khoăn và trăn trở để tìm ra các biện

pháp khắc phục thực trạng trên. Từ đó tôi đã mạnh dạn áp dụng một số các biện
pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn các loại trò chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi như sau:
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề:
2.3.1. Nâng cao kiến thức cho bản thân, sưu tầm nghiên cứu các trò chơi
mới để áp dụng tốt trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi:
Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, năng lực sư
phạm cho bản thân là điều mà tôi luôn luôn đặt lên hàng đầu và tôi nghĩ rằng đối
với mỗi giáo viên mầm non. Muốn thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ một
cách tốt nhất đặc biệt là việc “Tổ chức các loại trò chơi cho trẻ được tham gia”
thì điều đầu tiên bản thân tôi là giáo viên mầm non tôi phải không ngừng học tập
để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ cho chính bản thân mình tự tìm
tòi học tập qua tài liệu, sách báo, tạp chí, tập san và các phương tiện thông tin
đại chúng đặc biệt là qua các lớp chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức để trau
dồi thêm những hiểu biết quý báu cho bản thân.
Trẻ mầm non được ví như “Trang giấy trắng” gia đình, cô giáo, những
người lớn xung quanh trẻ viết lên điều gì trẻ sẽ tiếp nhận điều ấy. Bản thân tôi
nhận thức được điều này và nắm vững tâm sinh lý của trẻ đặc biệt là trẻ lớp tôi
phụ trách để có phương pháp tổ chức các loại trò chơi cho trẻ đạt hiệu quả. Luôn
có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các trường trong tỉnh,
trong huyện đặc biệt là tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề, nhằm trau dồi kiến
thức, học những điều hay, điều mới lạ để tổ chức các loại trò chơi cho trẻ một
cách có hiệu quả nhất.
Ví dụ: Tôi được đi dự giờ mẫu do nhà trường tổ chức giờ hoạt động góc ở
chủ đề “Nghề nghiệp” của một đồng nghiệp đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh. Được
học cách tổ chức rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả cao, cách dẫn dắt trẻ thỏa thuận
vai chơi bằng một câu chuyện ngắn gọn, súc tích mà tôi cảm thấy rất ấn tượng:
Ngày xưa có 1 gia đình sinh được 5 người con. Anh Cả thì ước mơ sau này làm
thợ xây, xây những ngôi nhà thật cao đẹp. Anh Hai ước mơ làm bác sĩ giỏi chữa
bệnh cho nhiều người. Chị Ba thì ước mơ làm cô bán hàng xinh xắn. Anh Tư


5


ước mơ làm đầu bếp giỏi để nấu nhiều món ăn ngon. Còn em Út thì ước mơ làm
cô giáo dạy chữ cho các em nhỏ. Cả 5 Anh em đều có ước mơ thật giản dị nhưng
rất có ích cho mọi người. Vậy các con ai có ước mơ giống anh cả, anh hai, chị
ba, anh tư, em út. Muốn thực hiện được ước mơ đó thì hôm nay các con hãy
tham gia chơi đóng vai vào các trò chơi: xây dựng, bán hàng, nấu ăn, bác sĩ, cô
giáo nhé.
Bên cạnh học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp, tôi luôn sưu tầm các trò
chơi mới hay và hấp dẫn, các loại tranh ảnh hấp dẫn để kích thích sự chú ý đến
trẻ, làm được điều đó tôi luôn tìm tòi trên các kênh truyền hình, trên tài liệu, truy
cập mạng Itenet để có vốn kiến thức về tổ chức các trò chơi thu hút được sự
hứng thú của trẻ khi tham gia vào các trò chơi.
Ví dụ:
*Trò chơi vận động, tiếp sức: “vượt chướng ngại vật”
- Chuẩn bị:
+ Hầm chui (hoặc thùng carton)
+ Phấn, vạch.
+ Dây đeo vòng (vòng bằng nhựa hoặc bìa cứng)
+ Chai nhựa có cổ chai hình cổ vịt (hoặc hình khác)
- Cách chơi:
+ Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm tối đa 5 trẻ).
+ Cho trẻ xuống hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh của cô,
trẻ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua “suối”, chạy, bò chui qua đường hầm, chạy
đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng hai tay sau đó đứng tại chỗ ném
vòng vào cổ chai, chạy về xếp cuối hàng.
- Trẻ trước chạy đến hầm, bò chui qua hầm thì trẻ sau bắt đầu chạy từ điểm
xuất phát.
- Trẻ chơi liên tục trong khoảng 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.

Hoặc tôi đã sưu tầm một số trò chơi phát triển tư duy như sau:
*Trò chơi: “Chiếc hộp kỳ diệu”
- Chuẩn bị:
+ Một số thẻ hình để trong một cái túi vải. Trên mỗi thẻ có vẽ một trong các
hình sau đây: hình cầu, hình lập phương, hình nón, hình chóp, hình khối chữ
nhật, hình lăng trụ tam giác...
+ Một hộp to được đậy kín, bên trong đựng các đồ vật có hình cầu, hình
nón. Tương tự với các hình trong các thẻ nói trên.
Ví dụ: Trong hộp đựng quả bóng (hình cầu), mái nhà (hình lăng trụ), hộp
kẹo (hình khối chữ nhật), khối gỗ hình lập phương.
- Cách chơi:
Để các đồ chơi trước mặt trẻ. Cho hai trẻ lên chơi, cả lớp quan sát. Một trẻ
lấy một trẻ ra khỏi túi và đặt lên bàn. Trẻ kia quan sát thẻ đó và cho tay vào hộp
kín, không nhìn, chỉ dùng tay sờ để chọn ra những đồ vật có đặc điểm hình dạng
giống hình trên thẻ.
*Trò chơi: “Con gì đây”

6


- Chuẩn bị:
+ Sân chơi: Bằng phẳng, sạch sẽ thoáng mát.
+ Số người chơi: Tập thể cả lớp
- Cách chơi: Các cháu ngồi theo vòng tròn và chọn một cháu đi ra xa.
Những cháu còn lại sẽ chọn tên của một con vật để đặt tên cho cháu đi ra ngoài
(mèo, chuột, gấu, sư tử, voi...)
Sau khi đã chọn tên, gọi cháu kia vào. cháu được hỏi 7 câu hỏi để đoán mọi
người đã đặt tên gì cho mình (ví dụ: Ðuôi của tôi có dài không? Tai của tôi có to
không? Tôi có bay được không?...) Dựa vào những câu hỏi đó để biết mà đoán
tên của mình.

Hoặc sưu tầm một số trò chơi thực nghiệm để tổ chức cho trẻ chơi như sau:
* Trò chơi: “Có gì trong chai không”
- Chuẩn bị:
+ Một chai thủy tinh không đựng gì.
+ Một chậu hay một bể cá nhỏ đựng nước.

- Cách chơi:
Cho trẻ quan sát chai: nhìn, ngửi, xem trong chai có chứa gì không?. Sau đó
cô hoặc trẻ cho chai nằm vào đáy chậu hoặc bể nước, sau đó cho trẻ quan sát và
nhận xét hiện tượng xảy ra là bong bóng nổi lên từ miệng chai.
Giáo viên tiếp tục hỏi để trẻ suy đoán và lý giải hiện tượng xảy ra theo cách
hiểu của trẻ.
* Trò chơi: “Bé biết những gì về nước”
- Chuẩn bị:
+ 4 cốc thủy tinh và 3 thìa.
+ Một chút đường, muối, một quả cam.
- Cách chơi:
Cô rót nước đun sôi để nguội vào 4 cốc nước có đánh dấu từ 1 đến 4. Cho
trẻ quan sát, nếm, ngửi mùi và nhận xét xem nước có màu, mùi vị như thế nào?
Và đoán xem nước có thay đổi như thế nào khi cô pha đường, muối, nước
cam vào các cốc nước.

7


Cô pha đường, muối, cam lần lượt vào các cốc từ 1 đến 3. Sau đó cho trẻ
nếm thử các cốc nước đã pha, cho trẻ nhận xét và so sánh với cốc 4 và cô giải
thích sự thay đổi đó.
Với trò chơi này cho trẻ tự thực hiện theo nhóm.
Kết quả: Trong quá trình nâng cao kiến thức cho bản thân, sưu tầm nghiên

cứu các trò chơi mới lạ để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy tôi đã tích lũy thêm
được nhiều kinh nghiệm cho bản thân đó là: Tôi đã nhận thức vai trò tầm quan
trọng của việc nâng cao chất lượng hướng dẫn các trò chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi. Và
điều quan trọng hơn tôi hiểu được đặc diểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có bước
đi và biện pháp phù hợp nhất để hướng dẫn trẻ chơi. Góp phần giúp trẻ phát triển
các kỹ năng xã hội gần gũi và cơ bản nhất.
2.3.2. Tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, đồ chơi “Thiết kế xây dựng
góc chơi cho trẻ”.
Việc thiết kế xây dựng góc chơi phải được xây dựng trên quan điểm “Xây
dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” vì thế các góc chơi phải được
bố trí linh hoạt và khoa học. Cách sắp xếp gần gũi quen thuộc với cuộc sống
hàng ngày của trẻ. Trẻ phải được thực hành, trải nghiệm, khám phá tìm hiểu môi
trường giáo dục. Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái khi được tham gia các hoạt động
vui chơi. Giúp trẻ tạo dựng các mối quan hệ khi chơi các trò chơi cùng với bạn
bè. Chính vì thế, trong lớp học không thể thiếu những góc chơi. Do đó để lớp
học luôn lôi cuốn trẻ vào các hoạt động tôi đã tạo một môi trường lớp học với
những màu sắc, hình ảnh sinh động hấp dẫn. Đối với môi trường lớp tôi: có
không gian thoáng mát, cách sắp xếp phù hợp gần gũi quen thuộc với cuộc sống
hàng ngày của trẻ. Các góc được bố trí động và tĩnh, linh hoạt và khoa học. Đồ
dùng đồ chơi có giá để ngăn nắp, gọn gàng. Trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng và dễ
cất khi sử dụng đồ dùng vào các trò chơi.
Hơn nữa, tùy vào mỗi góc chơi, mỗi chủ đề đang thực hiện tôi đưa ra các
trò chơi gần gũi quen thuộc mà hiệu quả giáo dục cao. Đặc biệt thông qua tổ
chức các trò chơi tôi muốn nhấn mạnh ghi nhớ có chủ định ở trẻ để trẻ có thể
nhớ kiến thức cơ bản mà cô đã cung cấp trong hoạt động học.
Đối với trẻ mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi là
phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cách giúp
trẻ tiếp thu bài học cũng như các trò chơi một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
Cũng từ thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm” đồ dùng đồ chơi nó lại càng quan trọng hơn nữa đối với việc tổ chức các

trò chơi của trẻ, bởi đồ chơi là sách giáo khoa của trẻ mầm non. Chính vì thế khi
làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ tôi luôn chú ý đến tính giáo dục, thẩm mỹ, tính khoa
học, tính sáng tạo …nhằm giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, kích thích cho trẻ
tính tò mò, độc lập, sáng tạo và gây hứng thú ở trẻ và đồ chơi phải phù hợp với
từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ.
Ví dụ: Từ những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như:
Lọ sữa chua và xốp màu xanh tôi tạo ra cây củ cải trắng
Hộp kem và bìa cát tông cắt tạo thành cái mũ

8


Xốp dạ màu cam và bông cắt may thành củ cà rốt
Hộp hương vòng và giấy màu xanh tạo nên cái bánh chưng
Xốp trắng cắt tạo thành bánh giày…
Có rất nhiều các nguyên vật liệu tôi đã tận dụng làm ra nhiều đồ dùng đồ
chơi cho trẻ rất đẹp và sáng tạo để phục vụ cho việc học và hoạt động vui chơi
của trẻ. Vì thế đồ dùng đồ chơi của lớp tôi khi tham gia vào hội thi chấp đồ dùng
đồ chơi được xếp thứ nhất.
(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 1)
Hơn nữa, muốn trẻ phát triển tốt tôi luôn chú trọng đến việc thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục của mình, luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà
học ở các góc chơi, bởi chơi ở các góc chơi không phải chơi mà giả vờ, nhưng
sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật. Cô cần biết dạy cho trẻ chơi cái gì? chơi
như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì thế
đồ chơi ở các góc càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và
tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở
trẻ bấy nhiêu.
Từ thực tế tôi đã thể hiện ở lớp tôi, việc cho trẻ chơi ở góc từ các đồ dùng
đồ chơi mà tôi tự tạo đã nhận thấy được rằng việc thực hiện chơi ở góc không

phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện. trẻ chơi chủ yếu
do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn,
nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ khả năng để làm người lớn do đó trẻ
giải toả nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động chơi ở các góc chơi. Qua đó trẻ
được phát triển và mở rộng tính sáng tạo độc đáo và sự tác động qua lại giữa trẻ
với môi trường xung quanh một cách tích cực, tự lực, tự nguyện, tự tin. Hoạt
động chơi ở các góc có giá trị rất lớn và đã trở thành phương tiện để giáo dục trẻ
phát triển tình cảm xã hội, phát triển thẩm mỹ, phát triển thể chất, phát triển
ngôn ngữ, phát triển nhận thức là phương tiện không thể thiếu nhằm phát triển
toàn diện nhân cách và trí tuệ cho trẻ ở trường mầm non. Với những lợi ích trên
tôi thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động chơi ở góc chơi cho trẻ.
Những hoạt động này mang lại hiệu quả tích cực, giúp trẻ vui vẻ, hạnh phúc và
học tập tốt hơn.
Ví dụ: Ở góc chơi phân vai trong chủ đề “Thế giới thực vật” thì tôi cần
chuẩn bị không gian góc chơi rộng rãi, thoáng mát để trẻ hoạt động. Và các loại
đồ dùng, đồ chơi bằng vật thật như: Rau, hoa, quả, hạt, lá, gạo, đậu, lạc… . Để
cho trẻ chơi trò chơi bán hàng và nấu ăn, trẻ phản ánh được mối quan hệ giữa
người bán và người mua. Chẳng hạn:
+ Bác đang làm gì vậy? Hôm nay bác bán những mặt hàng gì ?...
+ Cửa hàng tôi bán rất nhiều mặt hàng như: Rau, hoa, quả, hạt, lá, gạo, đậu,
lạc… . . vậy bác cần mua gì để tôi lấy cho bác xem?
+ Phải tạo cho trẻ cảm giác trẻ là một thành viên tại đây và nơi đây thuộc về
trẻ. Những suy nghĩ, hứng thú của trẻ đều được lắng nghe, được chia sẻ và cổ vũ
trong tập thể lớp.

9


+ Để trẻ được chơi và làm việc theo cách của mình, các loại đồ chơi sắp đặt
theo lôgíc sử dụng và ở trạng thái mở để kích thích trẻ chơi, lựa chọn và sắp xếp

trò chơi, giá đựng đồ chơi phải thấp vừa tầm tay của trẻ.
Ví dụ: Ở góc chơi bán hàng tôi đã dạy trẻ cùng cô sắp xếp các đồ dùng, đồ
chơi một cách khoa học, gọn gàng như sắp xếp đồ ăn riêng một chỗ, đồ uống
riêng, đồ dùng sinh hoạt gia đình riêng… để trẻ dễ phân biệt, dễ lấy phục vụ
trong quá trình chơi đạt hiệu quả.
+ Môi trường góc chơi là nơi an toàn để trẻ thử nghiệm những ý tưởng của
mình khi có nhu cầu, có sáng kiến nảy sinh.
+ Việc xây dựng góc hoạt động phải tạo cơ hội cho trẻ rèn tính tự chủ, biết
tự rút kinh nghiệm, học cách ứng dụng kiến thức và học cách sống chung với
bạn bè.
Ví dụ: Trong trò chơi xây dựng: Ở chủ đề “Trường mầm non” trẻ biết chủ
động cùng nhau bàn bạc xây dựng ngôi trường khang trang với dãy phòng học,
phòng chức năng, nhà hiệu bộ khuôn viên trường có cổng vào, vườn cây ăn quả,
vườn rau, vườn hoa, cây xanh bóng mát... Nhưng ở chủ đề “gia đình” thì trẻ lại
xây dựng ngôi nhà 1 tầng hoặc 2 tầng có vườn rau ao cá, có các con vật nuôi
trong gia đình....
(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 1)
Kết quả: Qua việc áp dụng giải pháp vào thực tiễn tôi nhận thấy trẻ chơi
mạnh dạn tự tin hơn. Với việc tạo thời gian, địa điểm, đồ chơi và các góc chơi
khoa học hiệu quả cao như thế trẻ chơi chân thực như chính cuộc sống hàng
ngày của trẻ. Các mối quan hệ giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ được hình thành
thân thiết và gần gũi.
39/39 cháu = 100% các cháu hứng thú với các hoạt động vui chơi trải
nghiệm nâng cao hiểu biết về các chủ đề trẻ đã được học.
2.3.3. Tôn trọng tính tự nguyện, tự do trong khi chơi và theo dõi đánh
giá hoạt động chơi của trẻ.
2.3.3.1. Tôn trọng tính tự nguyện, tự do của trẻ trong khi chơi.
Trò chơi là không mang tính bắt buộc, trẻ thích thì chơi chứ không ai có
thể áp đặt được…. muốn cho trẻ tự nguyện đến với trò chơi cần phải có biện
pháp lôi cuốn như:

- Thông qua lời giới thiệu hấp dẫn, hay câu chuyện kể gợi lên cho trẻ hứng
thú, mong muốn được chơi, được nhập vai người lớn mà mình thích
- Trò chơi chỉ thực sự hấp dẫn trẻ, kích thích tối đa sự huy động của năng
lực hoạt động trí tuệ khi có những tình huống nảy sinh và hấp dẫn trẻ, đòi hỏi trẻ
phải giải quyết.
- Tránh không được áp đặt, gò bó, bắt buộc trẻ phải chơi trò chơi này hay
trò chơi kia hoặc chỉ định trẻ đóng vai này hay vai nọ. Khi chơi cần phải để trẻ
tự do lựa chọn chủ đề và bầu thủ lĩnh để điều khiển cuộc chơi.
- Giáo viên phải gần gũi, trao đổi trực tiếp với từng trẻ, nắm bắt được nhu
cầu, hứng thú, khả năng của trẻ. Phải quan tâm đến môi trường sống của trẻ.

10


Ví dụ: Khi cho trẻ chơi hoạt động góc, tôi cho trẻ tự lựa chọn vai chơi phù
hợp với khả năng và sở thích của trẻ như bé gái thì thích đóng vai cô bán hàng,
cô giáo, nấu ăn. Bé trai thì thích đóng vai các bác thợ xây ở góc xây dựng, hoặc
làm bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân…. Từ đó trẻ hứng thú với các trò chơi, vai
chơi mình đã chọn nên các buổi chơi sẽ đạt hiệu quả cao.
Kết quả: Trẻ 5 - 6 tuổi rất thích thể hiện cái “Tôi” của mình. Vì thế khi áp
dụng biện pháp này tôi thấy đạt hiệu cao. Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi và
phát huy được sở trường của bản thân. Khi trẻ được làm điều mình thích qua đó
sẽ góp phần phát triển tư duy, óc sáng tạo cho trẻ.
- 39/39 cháu = 100% trẻ hứng thú, có kiến thức, kỹ năng… khi tham gia các
trò chơi.
2.3.3.2.Theo dõi đánh giá hoạt động chơi của trẻ.
- Trẻ đến với trò chơi và nhận đóng một vai nào đó trong trò chơi trước hết
là trên cơ sở tự nguyện, hứng thú phát huy hết khả năng của mình một cách tự
giác, độc lập, sáng tạo.
- Tôi theo dõi đánh giá trẻ chơi trong điều kiện bình thường, tự nhiên.

- Tôi luôn chú ý quan sát, đánh giá hoạt động chơi của trẻ, nghĩa là phải biết
chọn lọc trong hệ thống hành vi phức tạp của trẻ cái tương ứng với vấn đề đặt ra,
tôi thường tiến hành ghi lại một cách nhanh chóng, rõ ràng, chính xác, phải biết
lí giải đúng đắn những điều mình thấy từ đó động viên, khích lệ trong những lần
chơi sau. Phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia vào các trò chơi cùng các
bạn
- Theo dõi đánh giá trẻ đã đủ quen nhau chưa. Bởi vì trẻ sẽ tích cực hơn khi
chơi với bạn bè thân thiết.
- Tôi tiến hành theo dõi trẻ. Để đánh giá chính xác phải theo dõi trẻ một thời
gian dài, như vậy mới nắm bắt được hành động chơi, kỹ năng chơi để kịp thời uốn
nắn, động viên trẻ tham gia chơi và có thể tránh được các yếu tố ngẫu nhiên.
Ví dụ: Trong tổ chức hoạt động góc với chủ đề “Giao thông” tôi giới thiệu
cho trẻ biết về các góc chơi gồm có: góc chơi đóng vai các con sẽ đóng vai chú
cảnh sát giao thông; góc xây dựng các con sẽ xây dựng ngã tư đường phố; góc
âm nhạc các con hát các bài trong chủ đề giao thông; góc sách các con sẽ tô màu
các loại phương tiện giao thông…..
(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 2)
Kết quả: Qua theo dõi đánh giá trẻ bản thân tôi hiểu hơn về đặc điểm tâm
sinh lý của trẻ. Tôi biết rõ hơn khả năng học tập và vui chơi của từng trẻ trong
lớp mình. Từ đó có sự định hướng điều chỉnh phù hợp với từng hoạt động với
tùng trẻ để trẻ phát huy được năng lực của bản thân. Cũng qua theo dõi đánh giá
của tôi, tôi có thể trao đổi với cha mẹ trẻ về khả năng của từng cháu. Điều mà
cha mẹ trẻ có thể chưa quan sát hết được để phối hợp với cô giáo phát huy
những thế mạnh của trẻ, bồi dưỡng thêm những hạn chế cho trẻ. Giúp trẻ phát
huy được hết khả năng của mình. Đây là giải pháp thiết thực áp dụng được tất ở
tất cả các độ tuổi, mang lại hiệu quả cao.

11



2.3.4. Tổ chức tốt các trò chơi dân gian:
Trò chơi dân gian là một hoạt động văn hoá dân gian mang bản sắc dân tộc.
Nó truyền từ đời này qua đời khác, nhằm thảo mãn nhu cầu vui chơi giải trí và
có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kĩ năng sống cho trẻ. Ngày nay,
khoa học công nghệ thông tin phát triển rất mạnh mẽ, trò chơi dân gian cũng
theo đó mà mai một đi. Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ bận rội với nhịp sống hiện
đại, ít có thời gian hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi dân gian truyền thống: một số
giáo viên còn hạn chế trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ …Cũng
chính vì thế mà Bộ giáo dục và Đào Tạo đã đưa phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện - học sinh tích cực” với mục đích đua các bài đồng dao, ca dao,
bài hát dân ca và trò chơi dân gian vào dạy trẻ trong các trường học đặc biệt là
trường mầm non.
Ở lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo thông qua hoạt vui chơi,
trẻ phát triển trí tuệ thể chất, tình cảm quan hệ xã hội, qua đó nhằm phát triển
toàn diện nhân cách cho trẻ. Chính vì vậy giáo viên cần tổ chức cho trẻ chơi các
trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Năm học 2017 - 2018 lớp tôi
đã xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm, trong đó có nội dung tổ
chức trò chơi dân gian cho trẻ, các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi
cuốn và hấp dẫn trẻ, giúp trẻ phát triển tích cực về chất cũng như tinh thần, rèn
luyện khả năng khéo léo cho trẻ.
Là một giáo viên mầm non, chúng ta cần dạy trẻ biết trò chơi dân gian để
giúp trẻ có thể cảm nhận được những nét đặc trưng của nền văn hoá Việt Nam.
Vì thế chúng ta phải hiểu sâu và tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ một cách
tốt nhất.
Trẻ Mầm non không chỉ học số học chữ, chơi các trò chơi học tập mà việc
đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động hàng ngày của trẻ cũng không kém phần
quan trọng. Trẻ chơi các trò chơi dân gian góp phần phát triển thể chất cho trẻ
một cách hiệu quả. Khi tham gia các trò chơi dân gian các vận động cơ bản của
trẻ được rèn luyện. Qua đó giúp trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát trong mọi
hoạt động.

Vì thế các trò chơi dân gian được tôi áp dụng phù hợp với từng thời điểm,
từng độ tuổi, thời gian và phương pháp tổ chức trò chơi khoa học, thường xuyên,
đúng luật. Đó là cơ sở để trẻ hiểu ý nghĩa các trò chơi dần dần hình thành và
phát triển nhân cách tốt cho trẻ. Cho nên tôi cần chú trọng đến các nội dung sau:
Cần lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi để dạy trẻ. Bởi vì trò
chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng không phải trò chơi nào
cũng phù hợp với trẻ.
Ví dụ: Với lứa tuổi trẻ nhà trẻ và mẫu giáo bé khả năng chú ý nhận thức
còn đơn giản, trẻ chỉ có thể chơi những trò chơi như: “Tập tầm vông”, “Kéo cưa
lừ xẻ”, “Nu na nu nống”, “Chi chi chành chành”….Nhưng đối với trẻ mẫu giáo
lớn khả năng chú ý có chủ định và nhận thức của trẻ đã hơn nhiều so với lứa tuổi
trước, trẻ có thể chơi được những trò chơi dài hơn khó hơn. Vì vậy tôi lựa chọn

12


những trò chơi dân gian cho trẻ như “Chơi nhảy lò cò”, “Ô ăn quan”, “Nhảy
dây”, “Chơi chuyền”, “Ném cò”, “Ném vòng cổ chai”…
(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 3)
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời đồng dao khi tổ chức cho trẻ chơi: Bởi trò
chơi dân gian đồ dùng, đồ chơi rất quan trọng nếu thiếu nó thì trò chơi không thể
tiến hành được.
Ví dụ: Trò chơi “Ô ăn quan” thì phải có hòn sỏi nhỏ hoặc hạt nhãn, hạt vải
để trẻ làm quân. Trò chơi “Kéo co” thì không thể thiếu sợi giây thừng hoặc sợi
giây nào đó, nếu thiếu thì trò chơi không thể diễn ra được. Hay chơi trò chơi
“Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có một dạng khối
cầu như quả bóng nhỏ, quả bưởi non, quả cà…
Một số đặc trưng của trò chơi dân gian là khi trẻ chơi trẻ không chỉ đơn
thuần thực hiện các vận động mà vừa chơi vừa hát hoặc đọc bài đồng dao như
trò chơi: “Mèo đuổi chuột”, “Thả đỉa ba ba”, “Lộn cầu vòng”…

Ví dụ: Trò chơi “Giã chày một”, bài sử dụng trong trò chơi
Giã chày một
Hột gạo vàng
Sang chày đôi
Dôi thóc mẩy
Giã chày bảy
Đẩy chày ba
Các cô nhà ta
Đi ra mà giã.
Cách chơi: Giáo viên chia trẻ thành 2 nhóm bằng nhau, mỗi nhóm 6 - 8 trẻ.
Nhóm 1 ngồi vòng tròn, tay nắm tay nhau đung đưa.
Nhóm 2 đúng ngoài vàng trò.
Khi có hiệu lênh của giáo viên lần lượt từng trẻ ở nhóm 2 nhảy vào trong
vòng tròn, mỗi lần nhảy vào được thì hát một câu. Cứ một trẻ đứng ở ngoài nhảy
được vào vòng tròn thì một trẻ ngồi vòng tròn thì một trẻ ngồi ở vòng tròn đúng
lên hát câu tiếp sau, rồi một trẻ đang ngồi lại đứng lên đọc câu tiếp sau. Cứ thế
cho đến hết, không còn ai ngồi nữa, tất cả hát câu cuối cùng “Đi ra mà giã” vỗ
tay và giậm chân thình thịch. Hai nhóm đổi cho nhau, trẻ ngồi lại đổi sang đứng
ra ngoài để nhảy[4b].
Hay trò chơi: “Mèo đuổi chuột” Lời bài trò chơi:
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo đuổi đằng sau
Trốn đâu cho thoát
Thế là chú chuột
Lại đóng vai mèo


13


Co cẳng đuổi theo
Bắt mèo hoá chuột.
(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 3)
Chính vì vậy cô giáo là người trực tiếp tổ chức các trò chơi cho trẻ nên phải
chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi phù hợp với trò chơi, giúp trẻ trải nghiệm
qua các đồ dùng đồ chơi đó và kết hợp với những lời đồng dao từ đó trẻ dễ nhớ
dễ thuộc và chơi một cách thành thạo các trò chơi.
Tổ chức các trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động:
Mỗi một hoạt động của trẻ đều đạt được một mục đích nhất định, vì thế
hoạt động nào cũng có tính chất riêng của nó.
Với hoạt động ngoài trời: Cần tận dụng không gian thoáng mát để tổ chức
cho trẻ chơi các trò chơi vận động nhằm rèn luyện phát triển thể lực như trò chơi
“Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “Nhảy bao
bố”…
Với hoạt động góc: Tôi luôn tổ chức những trò chơi theo nhóm nhỏ trong
không gian hẹp hơn như trò chơi “Ô ăn quan”, “Kéo cưa lừa xẻ”…
Với hoạt động chung và hoạt động chiều: Tôi lựa chọn trò chơi tỉnh phát
triển nhận thức cho trẻ như trò chơi “Đếm sao”, “Đọc câu”, “Tập tầm vông”;
“Nu na nu nống”…
Động viên trẻ tham gia tích cực các trò chơi dân gian:
Trò chơi dân gian có thể tập hợp tất cả những ai muốn chơi, không quy định
số người chơi, càng đông càng tốt. Vì vậy, là giáo viên tôi luôn luôn khuyến
khích, động viên trẻ cùng chơi.
Ví dụ: Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm vòng chỉ
rộng ra một chút nhưng trò chơi không thay đổi. Hoặc trò chơi “Rồng rắn lên
mây” thêm một người thì cái duôi dài thêm và tất cả mọi người đều được chơi,
được chạy như nhau. Trò chơi “mèo đuổi chuột” thì cái vòng cũng chỉ rộng thêm

một chút chứ không hề ảnh hưởng đến cuộc vui của trẻ. Trong khi chơi, mọi trẻ
được bình dẳng như nhau. Nếu trẻ nào chơi không đúng luật chơi, chen lấn các
bạn khác sẽ bị tập thể phê phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó
tinh thần tập thể của các trẻ được nâng lên rất nhiều. Trẻ có ý thức đoàn kết giữa
các thành viên trong đội, cùng nhau cố gắng để có thể chiến thắng được đội bạn.
Chính vì thế, trò chơi dân gian là di sản văn hoá quý báu của dân tộc là loại
hình giáo dục rất hiệu quả phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ mầm non. Các
trò chơi dân gian vừa dễ tiếp cận vừa không tốn kém mà lại mang lại hiệu quả
cao, góp phần nâng cao nhận thức, giúp trẻ hiểu biết thêm về thế giới xung
quanh, nhằm mục đích phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
Kết quả: Thông qua tổ chức tốt các trò chơi dân gian cho trẻ, tôi nhận thấy
trẻ chơi đoàn kết với bạn hơn. Giáo dục trẻ tinh thần đồng đội, tinh thần tập thể.
Cùng yêu thương bạn, đoàn kết với bạn, chia sẻ giúp đỡ bạn thì trò chơi mới
thành công và mọi người cùng vui vẻ, hứng thú.
39/39 cháu = 100% trẻ đoàn kết thống nhất trong các hoạt động tập thể.
100% trẻ tích cực, khéo léo…tham gia vào trò chơi.

14


Thông qua hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
trong trường mầm non” cấp trường, cấp huyện lớp tôi được ban giám khảo đánh
giá là lớp đạt xuất sắc và nhà trường được xếp thứ 2/27 trường trong toàn huyện,
được chọn đi dự thi cấp Tỉnh. Kết quả: đạt giải ba cấp tỉnh. Trò chơi dân gian là
một nội dung thực sự lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non.
2.3.5. Tạo mối quan hệ bình đẳng giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ:
Trong trò chơi, giữa trẻ em tồn tại hai mối quan hệ: quan hệ thực (giữa
trẻ cùng chơi với nhau) và quan hệ chơi (giữa các vai chơi trong trò chơi), tạo
thành một xã hội đặc biệt “xã hội trẻ em”. Để trò chơi được diễn ra tốt đẹp trẻ
phải đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, khi có xung đột xảy ra người lớn phải tìm cách

làm giảm sự căng thẳng, tránh sự tan vỡ của trò chơi.
Trong khi chơi không phải lúc nào những mối quan hệ giữa trẻ cũng diễn
ra tốt đẹp, khiến trò chơi có thể tan rã hoặc gây ra những xung đột đáng tiếc do
việc tranh giành đồ chơi. Đặc biệt khi tham gia đóng một vai nào đó, trẻ thường
muốn tham gia đóng vào vai chính vì vai chính được làm nhiều việc hơn, có
quyền hơn, do đó trẻ cảm thấy hãnh diện hơn vai khác. Vì vậy sẽ xảy ra tranh cãi
để giành vai chính. Vấn đề ở đây là giáo viên cần hướng lái để trẻ thay đổi, luân
phiên các vai cho trẻ đóng, giáo viên phải có thái độ yêu thương, và công bằng
với tất cả các thành viên trong trò chơi khi trẻ giải quyết xung đột hoặc tham gia
ý kiến vào vai chơi.
Ví dụ: Khi cho trẻ chơi đóng kịch: “Ai đáng khen nhiều hơn” trẻ được
nhập vai chơi, được thể hiện tính cách của các nhân vật: yêu thương, chia sẻ, biết
giúp đỡ mọi người …Thông qua hệ thống câu hỏi của cô giáo, trẻ được suy nghĩ
và trả lời sau đó trẻ có được lời thoại trong khi đóng kịch một cách rõ ràng và
hấp dẫn người nghe. Cô hỏi trẻ:
- Thỏ mẹ bảo Thỏ anh làm gì?- Trẻ trả lời: (Thỏ mẹ bảo Thỏ anh lên rừng
hái 10 chiếc nấm hương.)
- Thỏ mẹ bảo Thỏ em làm gì?- Trẻ trả lời: (Thỏ mẹ bảo Thỏ anh lên rừng
hái 10 chiếc nấm hương.)
- Trên đường đi Thỏ em đã gặp những ai? Thỏ em đã làm gì?- Trẻ trả lời:
(Thỏ em gặp Sóc và Nhím, Thỏ em không dỗ Sóc và không cho hoa cho Nhím
- Vì sao Thỏ anh lại về muộn?- Trẻ trả lời:(vì Thỏ anh giúp cụ gà mái hoa
mơ tỡ lại cậu Gà nhiếp)
- Trong truyện con thích nhân vật nào hơn vì sao? - Trẻ trả lời: (thích Thỏ
anh hơn vì Thỏ anh biết quan tâm đến người khác.)
- Khi trẻ thuộc được lời thoại trong câu chuyện thì cô giáo cho trẻ được
tham gia đóng các vai mà trẻ yêu thích. Không tranh giành nhau để đóng vai các
nhân vật
(Hình ảnh minh hoạ kèm theo phụ lục 4)
- Khi tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên cần đảm nhận vai trò vừa là người

hướng dẫn, vừa là người cùng chơi với trẻ.
Itenet để tải các video clip về máy laptop và kết nối với màn hình cho trẻ
được quan sát. Qua các hình ảnh thật, sống động của các video clip trẻ rất hứng

15


thú từ đó trẻ được thảo luận và ghi nhớ và thực hiện tái tạo các vai chơi, các thao
tác chơi.
Ví dụ: Trong trò chơi đóng vai bác sĩ khám bệnh, tôi đến nhập vai đóng vai
là bệnh nhân đến khám bệnh: bác sĩ ơi khám bệnh cho tôi với tôi bị đau bụng
quá? Tôi bị đau thì phải làm sao bác sĩ ơi?
- Khi tổ chức cho trẻ chơi giáo viên phải tôn trọng gần gũi trẻ. Khoảng cách
giữa giáo viên và trẻ trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi mà giáo viên tạo ra cần
có sự hợp lí, sao cho trẻ cảm nhận thấy cô là một thành viên chơi với trẻ.
- Giáo viên cần làm chủ trạng thái tình cảm của mình, kiềm chế, che giấu
tâm trạng khi cần thiết, biết điều khiển tâm lý của mình. Giáo viên phải biết lắng
nghe trẻ.
- Khi được cô giáo tạo mối quan hệ trong các trò chơi gần gũi, bình đẳng,
tôn trọng trẻ khi chơi trẻ sẽ chơi tự nhiên hơn và chơi chân thực hơn. Sẽ không
còn sự ngại ngùng, rụt rè thể hiện vai chơi nữa mà thay vào đó là sự mạnh dạn tư
tin và hứng thú của trẻ.
Kết quả: Khi áp dụng biện pháp này tôi thấy hiệu quả rất cao. 100% trẻ tự
tin thể hiện những cảm xúc thực, những trải nghiệm thực qua các vai chơi. Tôi
thấy trẻ rất vui và hào hứng.
2.3.6. Cung cấp kinh nghiệm cho trẻ khi chơi trò chơi.
- Tôi luôn chú ý cung cấp kinh nghiệm cho trẻ là làm sống lại kinh nghiệm
của trẻ, giúp trẻ nhớ lại những biểu tượng về cuộc sống xung quanh để trẻ sử
dụng vào hoạt động chơi của mình.
Ví dụ: Vì sao lại phải chơi trò chơi đó? Những người làm ở đấy được gọi

là ai? Công việc của họ là gì? Họ làm việc như thế nào? ...
- Trẻ có thể kể lại chuyện theo kinh nghiệm của các nhân vật trên cơ sở có
sự gợi ý của cô.
Ví dụ: Cô có thể gợi ý
+ Các con đã được đi khám bệnh ở bệnh viện?
+ Ai có thể kể những công việc của bác sĩ khi chăm sóc bệnh nhân? .
+ Các bác sĩ cần gì khi khám bệnh? …
- Như vậy, muốn trẻ tích lũy được các kinh nghiệm của các công việc trong
đời sống thực của tất cả các vai để phục vụ quá trình chơi của trẻ, nhà trường
phải có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học để chủ động trong việc triển khai
tham quan, chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho các chủ điểm cho
năm học.
- Có đủ tranh ảnh, phương tiện chứa đựng chi tiết nội dung thao tác, hành
động của mỗi trò chơi.
- Với những trò chơi, vai chơi mà không thể tổ chức cho trẻ đi thăm quan,
tìm hiểu thì tôi đã cung cấp cho trẻ bằng các truy cập mạng
Ví dụ: Tải video clip hoạt động chơi trò chơi “Ném còn” của người dân tộc
Thái.
Hình ảnh minh họa kèm theo Phụ lục 5

16


- Giáo viên phải có khả năng nắm bắt kịp thời vốn kinh nghiệm của trẻ,
những khó khăn mà trẻ có thể gặp phải khi chơi, có kỹ năng giúp trẻ gợi nhớ
kinh nghiệm và bổ sung kinh nghiệm.
Ví dụ: Trong chủ đề “nghề nghiệp” ở góc chơi phân vai trẻ chơi trò chơi
đóng vai cô giáo, tôi đến hỏi trẻ: Các con đang chơi trò chơi gì? Cô giáo làm
những việc gì?
Kết quả: Kinh nghiệm của trẻ được hình thành trong quá trình học - chơi

và được củng cố, nâng cao khi cô giáo truyền đạt một cách linh hoạt và khéo léo
mọi lúc mọi nơi. Vì thế khi cung cấp kinh nghiệm cho trẻ tôi hình thành cho trẻ
nhiều kỹ năng thành thạo. Vốn kinh nghiệm của trẻ được nâng cao. Trẻ có thể sử
dụng ở nhiều trò chơi và nhiều hoạt động khác nhau. Giúp trẻ phát triển tư duy
logic.
2.3.7. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để nâng cao kỹ năng cho trẻ khi
chơi các trò chơi:
Như chúng ta đã biết chăm sóc giáo dục trẻ là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng, không chỉ riêng của bậc học mầm non mà còn là nhiêm vụ chung của toàn
xã hội. Vì vậy việc chăm sóc - nuôi dưỡng - giáo dục nói chung và việc nâng cao
kỹ năng cho trẻ hoạt động chơi các trò chơi nói riêng, cho dù có thực hiện tốt ở
trường mầm non như nào đi chăng nữa? Nhưng chỉ có nhà trường và giáo viên
nỗ lực cố gắng mà không có sự phối hợp với gia đình và các bậc phụ huynh thì
hiệu quả giáo dục sẽ không cao.
Vậy chúng ta phải phối hợp như thế nào? Hay công tác tuyên truyền hầu
như giáo viên nào cũng đã thực hiện, nhưng tuyên truyền như thế nào để đạt
đươc hiệu quả, khoa học và điều quan trọng là để trẻ ngày càng có nhiều kiến
thức kỹ năng về nhận thức tiến bộ và đúng đắn về tinh thần hận thức, tình cảm,
ngôn ngữ, giao tiếp, đoàn kết, sự hoạt động vui chơi của trẻ để thoả mãn nhu cầu
của trẻ … mới là điều quan trọng mà chúng ta cần phải quan tâm.
Mà chúng ta đã biết trẻ mầm non với đặc trưng dễ nhớ nhưng cũng chóng
quên. Khi không được rèn luyện, thực hành thường xuyên thì kiến thức kỹ năng
về các trò chơi sẽ giảm dần. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với cha mẹ học
sinh về đặc điểm tâm sinh lý của từng cháu. Và nội dung các trò chơi chủ đề
mình đang thực hiện. Tôi phô tô lời thoại các trò chơi đặc biệt các trò chơi dân
gian, đồng giao để cha mẹ ở nhà có thể dạy trẻ, kiểm tra kiến thức của trẻ. Vừa
giúp trẻ đọc đúng, nhớ chính xác nội dung và hình thức các trò chơi.
- Mặt khác tôi cũng nhờ cha mẹ trẻ sưu tầm các trò chơi dân gian để giúp
cô có thêm nhiều trò chơi hay để hướng dẫn cho trẻ.
Ví dụ: Cha mẹ trẻ giúp cô giáo sưu tầm và làm đồ dùng của trò chơi: “Ném

Giỏ”
- Giỏ trẻ đan mắt cáo, đường kính 60cm, buộc vào đầu cây cao 3m, chôn
chặt để làm cột.
- Quả ném bằng trái bưởi nhỏ.

17


- Cách chơi: cho trẻ đứng theo hàng dọc. Từng người ném quả vào giỏ. Mỗi
trẻ ném 3 - 5 quả theo quy định. Nếu quả bưởi lọt vào giỏ là thắng. Nếu chơi 2
cột thì số trẻ cho bằng nhau.
Kết quả: Khi áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy cha mẹ trẻ rất phấn
khởi, tích cực tham gia hoạt động nhằm nâng cao kỹ năng cho trẻ chơi các trò
chơi. Sự phối hợp này mang lại hiệu quả tích cực cho trẻ. Bởi ở lớp trẻ được cô
cung cấp kiến thức, về nhà được cha mẹ củng cố lại. Tác động hai chiều sẽ giúp
trẻ ghi nhớ có chủ định.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau khi thực hiện đề tài: “Nâng cao chất lượng hướng dẫn các loại trò chơi
cho trẻ 5 - 6 tuổi” tôi thấy đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi đó là:
* Đối với bản thân: Trình độ chuyên môn của bản thân được nâng lên rõ
rệt, tự tin hơn trong tổ chức tất cả các hoạt động trong ngày cho trẻ. Đặc biệt
cách tổ chức trò chơi cho trẻ đạt kết quả cao.
* Đối với trẻ:
- Trẻ hứng thú, tích cực vào hoạt động cô đã tạo ở trong lớp, có kỹ năng
tham gia vào các hoạt động, bổ sung kiến thức khá phong phú, cũng có kiến thức
vững vàng hơn.
* Đối với cha mẹ học sinh: Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng
cao tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ. Tích cực phối hợp với cô giáo để
chăm sóc giáo dục trẻ một cách tốt nhất.
Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm khi áp dụng các biện pháp

hướng dẫn trò chơi cho trẻ:
Đạt
TT

1
2
3
4

Nội dung

Số
trẻ

Trẻ tự nguyện tham gia vào trò
chơi tính tích cực hoạt động hết
mình với trò chơi và vai chơi
mà trẻ thích
Trẻ có thể phản ánh các mối 39
quan hệ xã hội trong trò chơi
Trẻ có khả năng thể hiện hành
động, ngôn ngữ, xúc cảm tích
cực khi tham gia
Trẻ mạnh dạn tự tin khi nhập
vai, chủ động với vai của
mình, xay mê chú ý vào vai
đang đóng không ảnh hưởng
tác động xung quanh

Tốt

Tỉ
Số
lệ
trẻ
%

Chưa đạt

Khá
TB
Tỉ
Tỉ
Số
Số
lệ
lệ
trẻ
trẻ
%
%

24

61.6 11

28.2 4

10.2

23


59 10

25.7 6

15.3

23

59 11

28.2 5

12.8

25

64.1 11

28.2 3

7.7

Số
trẻ

Tỉ lệ
%

18



5
6
7

Trẻ vận dụng những hiểu biết
của mình vào trò chơi một
cách sáng tạo
Trẻ chủ động giải quyết các
tình huống xảy ra trong trò
chơi
Trẻ có khả năng tự tìm tòi
khám phá, phát hiện ra nhiều
cái mới để đưa vào trò chơi

25

64.1 10

25.7 4

10.2

24

61.5 10

25.7 5


12.8

24

61.6 9

23 6

15.4

Qua kết quả khảo sát cho thấy việc đưa những hình thức chơi mới, các trò
chơi mới vào trong các hoạt động tổ chức các trò chơi cho trẻ có ý nghĩa vô cùng
to lớn. Chính vì vậy, bằng những biện pháp trên đã đạt kết quả cao hơn rất nhiều.
Tỉ lệ trẻ yếu còn không đáng kể, trẻ trung bình giảm. Sở dĩ có kết quả như trên là
do sự chuẩn bị chu đáo khi cho trẻ tham gia vào các trò chơi, sự sáng tạo linh
hoạt khi tổ chức, lồng ghép tích hợp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để
trẻ tham gia chơi một cách tích cực mang lại hiệu quả cao
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Giáo dục mầm non giữ một vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển của
xã hội, trong quá trình hình thành nhân cách con người. Do vậy trong công tác
giáo dục mầm non phải tiến hành một cách khoa học có mục đích, có hệ thống
nhằm tạo dựng nền móng ban đầu vững chắc cho quá trình phát triển sau này của
mỗi cá nhân trẻ. Trẻ em được coi là “chủ nhân tương lai của đất nước”.
- Nhận thức được điều đó sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của
mình vào thực tế giảng dạy hướng dẫn hoạt động trong ngày cho trẻ, tôi rút ra
được bài học kinh nghiệm đó là:
- Bản thân luôn không ngừng học hỏi nghiên cứu thêm nhiều tài liệu, vận
dụng linh hoạt hơn nữa các phương pháp, biện pháp, hình thứ phù hợp để giúp
trẻ phát triển toàn diện về mặt đạo đức, nhân cách, trí tuệ, và thể chất …một

cách tốt nhất và đem lại hiệu quả cao nhất.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình, nắm vững mục đích, yêu cầu đặt ra
để cung cấp kiến thức cho trẻ.
- Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, sưu tầm nhiều các trò chơi mới phục vụ
cho hoạt động vui chơi của trẻ ngày một phong nhú và hấp dẫn.
- Phải nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản khi tổ chức cho trẻ hoạt động
vui chơi qua các trò chơi
- Kế hoạch tổ chức đầu tư phải có nhiều thời gian.
- Thực hiện tốt công tác chuyên môn, tham mưu để có sự quan tâm, động
viên kịp thời và chỉ đạo sâu sát với ban giám hiệu động viên giáo viên thường
xuyên kịp thời và cần có sự nỗ lực cao.
- Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu của
nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện.

19


- Bản thân giáo viên không ngừng học hỏi tham khảo tài liệu, tham quan
học tập để đổi mới nâng cao phương pháp giảng dạy.
- Luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Bởi “Trẻ em hôm nay thế giới
ngày mai”. Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên mầm non hết sức quan trọng, cô phải
thực sự yêu nghề mến trẻ, có tấm lòng nhân hậu bao dung, phải là người cung
cấp tri thức, kỹ năng giúp trẻ phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực và
thẩm mỹ cho trẻ.
3.2. Kiến nghị:
Qua quá trình thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm tôi có một số đề xuất sau:
- Cần nâng cao nhận thức của nhân dân về xã hội hóa giáo dục mầm non với
nhiều hình thức khác nhau để tạo sự liên kết giữa gia đình và nhà trường chia sẻ hỗ
trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát
triển về mọi mặt của trẻ, tạo điều kiện tốt mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.

- Các cấp các ngành, phòng giáo dục cần hỗ trợ thêm trang thiết bị dạy học,
đồ dùng, đồ chơi cho nhà trường và hỗ trợ thêm kinh phí để nhà trường có điều
kiện giáo dục chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
- Hằng năm sở giáo dục và phòng giáo dục cần tăng cường thêm tài liệu để
giáo viên tham khảo, nâng cao kinh nghiệm tay nghề của mình.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng hướng dẫn các loại trò chơi cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Nga
Yên” năm học 2017 - 2018 của tôi. Rất mong được hội đồng khoa học ngành và
các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến cho đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Yên, ngày 09 tháng 4 năm 2018.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, tuyệt đối không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết sáng kiến:

Mai Thị Liên

Mai Thị Thủy

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
[1]. Vai trò của hoạt động vui chơi trong giáo dục trẻ Mầm non (Cẩm nang
panda kids school)
[2]. Giáo dục học mầm non – PTS. Đào Thanh Âm (chủ biên) – Trịnh Dân

– Nguyễn Thị Hòa – Đinh Văn Vang – Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1.
[3]. Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo – Hồ Thị Hạnh
– Đại học Vinh
[4]. Đồng dao và trò chơi dân gian cho trẻ mầm non - Nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam – Hoàn Công Dụng (Sưu tầm, biên soạn).
[5]. Chia sẻ một số kinh nghiệm số 28 tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ
mẫu giáo trong trường mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
(Tác giả: Trần Thị Thúy – GDMN ).


CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI
ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP PHÒNG GD & ĐT,CẤP SỞ
GD & ĐT VÀ
CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Mai Thị Thủy
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên - trường Mầm non Nga Yên
Kết quả
Cấp đánh
đánh giá Năm học
giá xếp
TT
xếp loại (đánh giá
Tên đề tài SKKN
loại (A,B,
(A,B
xếp loại)
hoặc C)
hoặc C)
Một số biện pháp kích thích
Phòng

trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực
1
B
2010-2011
GD&ĐT
trong giờ học vẽ.
2
3
4
5

6

Một số hình thức rèn luyện nề
nếp, thói quen ban đầu cho trẻ
18-24 tháng
Một số biện pháp nâng cao
chất lượng giáo dục âm nhạc
cho trẻ 18-24 tháng.
Một số hình thức cho trẻ làm
quen và học tốt môn nhận biết
tập nói lứa tuổi 18-24 tháng.
Một số biện pháp kích thích
trẻ 4-5 tuổi hoạt động tích cực
trong giờ học vẽ.
Một số giải pháp giúp trẻ 3-4
tuổi làm quen với tác phẩm
văn học nhằm phát triển ngôn
ngữ cho trẻ.


Phòng
GD&ĐT

C

2011-2012

Phòng
GD&ĐT

C

2012-2013

Phòng
GD&ĐT

C

2013-2014

Phòng
GD&ĐT

B

2014-2015

Phòng
GD&ĐT


B

2015-2016


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh minh họa giải pháp 2.3.2.

a, Hình ảnh: Hội thi đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường


×