Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non nga điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.47 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24

Nội dung

Trang
1


1
2
2
2
2
2
3
3
3
4
4

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thuận lợi.
2.2.2. Khó khăn.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1.Tổ chức cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu, đúc rút kinh
nghiệm qua dự giờ đồng nghiệp:
2.3.2. Tích cực chỉ đạo giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin
7
trong việc xây dựng giáo án điện tử.
2.3.3. Tăng cường chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo
10

dục lấy trẻ làm trung tâm.
2.3.3.1 Xây dựng môi trường hoạt động trong lớp
10
2.3.3.2. Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học
13
2.3.3.3. Xây dựng môi trường xã hội ấm cúng thân thiện
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
17
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1. Kết luận.
18
3.2. Kiến nghị.
19
Tài liệu tham khảo
20
Danh mục các sáng kiến kinh nghiệm đã được xếp loại
21
Phụ lục
22 – 28

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục là sự nghiệp quan trọng của đất nước và được coi là nền tảng của
sự phát triển khoa học kỹ thuật: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt

Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.[1]
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ:
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền
giáo dục việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa
và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội
ngũ giáo viên và cán bộ quản lí là khâu then chốt trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục”[2]
Từ thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển đất nước trên hành trình hội
nhập quốc tế cho thấy. “Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên sẽ có
tính quyết định tới việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của quốc
gia”[2].
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm Non chiếm vị trí vô cùng
quan trọng, đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền
tảng của nghành Giáo dục và Đào tạo; Bác Hồ kính yêu đã từng nói: “Giáo dục
mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”[3].Trách nhiệm này đặt trên
vai ngành Giáo dục đòi hỏi ngành phải có đội ngũ giáo viên vững vàng về
chuyên môn nghiệp vụ. Nội dung chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp
dạy và học một cách tích cực.Muốn có được đội ngũ giáo viên vững vàng về
chuyên môn nghiệp vụ, người cán bộ quản lý phải luôn có kế hoạch bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên. Giáo viên phải biết hướng mọi hoạt động, mọi nội dung, biện
pháp chăm sóc giáo dục trẻ vào mục tiêu giáo dục. Để thực hiện được mục tiêu
đó đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trình độ năng lực thích ứng với thực tiễn
phát triển của xã hội.Vai trò của người giáo viên mầm non rất quan trọng, là
người đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ và là người mẹ thứ hai
của các cháu. Lao động của giáo viên mầm non là lao động mang tính khoa học
và nghệ thuật, đòi hỏi công phu vì cô giáo là tấm gương cho trẻ học và bắt
chước. Chính vì thế cô giáo mầm non phải hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm

chất và năng lực chuyên môn để thực hiện mục tiêu chương trình GDMN.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường còn rất trẻ nên kinh nghiệm thực tế, khả
năng giao tiếp, ứng xử các tình huống sư phạm chưa linh hoạt.Việc đổi mới nội
dung, phương pháp giáo dục mầm non đòi hỏi giáo viên phải nhiệt tình, nhanh
nhẹn, nhạy bén, sáng tạo, điều này còn hạn chế ở đa số giáo viên trường mầm
non Nga Điền. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên
còn yếu.
Là một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác
chăm sóc, giáo dục trẻ, trình độ chuyên môn của giáo viên còn nhiều hạn chế
2


với thực tế chưa đáp ứng được với chương trình GDMN trong giai đoạn hiện
nay.
Nếu làm tốt công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên sẽ giúp giáo viên
nắm vững phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt,
sáng tạo. Từ đó sẽ nâng cao trình độ, nghiệp vụ, tay nghề cho đội ngũ giáo viên.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp
nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trường mầm non Nga
Điền” để nghiên cứu với mong muốn được góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát
triển giáo dục của địa phương.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để nhằm tìm ra các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng đội
ngũ giáo viên cả về trình độ, phẩm chất và năng lực chuyên môn, nâng cao chất
lượng trên trẻ, phát huy được tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ tại trường
mầm non Nga Điền - Nga Sơn - Thanh Hóa
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Phó hiệu trưởng, giáo viên, học sinh, phụ huynh để nâng cao chất lượng
trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, trong trường mầm non Nga
Điền - Nga Sơn - Thanh Hóa

1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hiếu học là truyền thống quí báu của dân tộc ta, từ ngàn xưa ông cha ta đã
coi trọng sự nghiệp giáo dục trong đời sống xã hội, trong sự phát triển của đất
nước, luôn coi giáo dục có quan hệ đến việc hệ trọng của quốc gia, đến an nguy,
thịnh, suy của dân tộc. Các thế hệ cha ông đi trước cho rằng việc “Quốc kế dân
sinh” phải lấy giáo dục làm đầu. Sự giàu mạnh của đất nước không tách rời khỏi
giáo dục. Chăm lo cho giáo dục là chăm lo cho con người, mà con người là nhân
tố quyết định đến sự phát triển của xã hội. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã từng nói “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”.
[4].
Trong sự nghiệp trồng người thì sự đóng góp của đội ngũ giáo viên là hết
sức quan trọng, góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và hoàn thiện nhân cách công dân. Như cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Phải có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng,
giỏi về chuyên môn, có tính nhân văn cao thì mới có chất lượng cao, tạo sự
chuyển biến của đội ngũ giáo viên hiện nay mới đảm bảo thực hiện nội dung và
3


phương pháp giáo dục. Đây là vấn đề then chốt của sự nghiệp giáo dục mà
chúng ta phải trăn trở vượt qua mọi khó khăn để giải quyết cho bằng được”.[5]
Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên là quá trình tác động tới tập
thể, cá nhân giáo viên, tạo cơ hội cho giáo viên tham gia vào các hoạt động dạy

học, học tập trong và ngoài nhà trường để giáo viên bổ sung kiến thức, kỹ năng,
chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nhằm nâng cao phẩm chất
năng lực sư phạm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Vậy
vấn đề ở đây là tìm hiểu tư tưởng, tình cảm có ảnh hưởng tới chất lượng giảng
dạy của giáo viên hay không? Đời sống vật chất và tinh thần có làm ảnh hưởng
đến chất lượng đội ngũ hay không? Có làm giảm lòng nhiệt tình của giáo viên
hay không? Cơ sở vật chất có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục hay không?
Một loạt vấn đề đặt ra câu hỏi và người cán bộ quản lý phải nghiên cứu và có
những biện pháp phù hợp với thực tiễn nhà trường.
Trong mỗi nhà trường muốn không ngừng phát triển đi lên thì việc nâng
cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là vấn đề cần thiết. Trong tất cả
các điều kiện thiết yếu của nhà trường thì yêu cầu về đội ngũ cán bộ giáo viên là
yêu cầu quan trọng không thể thiếu được. Bởi một nhà trường có một cơ sở vật
chất khang trang nhưng đội ngũ giáo viên yếu kém, không phát huy được vai trò
trách nhiệm của mình thì sự đầy đủ về vật chất cũng trở nên vô nghĩa, chất
lượng giáo dục của nhà trường không thể nâng cao được.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt
quyết định chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Chính vì vậy mà tôi luôn
quan tâm đến việc xây dựng, bồi dưỡng giáo viên để nghành học mầm non xã
nhà, có đội ngũ giáo viên đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất đạo đức tốt, chất
lượng chuyên môn cao, có lòng yêu nghề mếm trẻ, tận tụy say sưa với công
việc, coi trường như nhà, quí trẻ như con, có như vậy thì chất lượng giáo dục
mới đạt hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1 Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo xã, huyện và đặc
biệt là sự chỉ đạo sát sao, tận tình của lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạt
động của nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên của nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm
huyết với nghề, yêu thương trẻ, coi trẻ như con em của mình có tinh thần trách

nhiệm trong công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tích cực tham gia
học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản
thân.
- Phụ huynh trong trường - Đặc biệt là Ban đại diện hội Cha mẹ học sinh rất
quan tâm đến tất cả các hoạt động trong trường trong đó có đầu tư tu sửa cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng - Chăm sóc Giáo dục trẻ của nhà trường.
- Tỷ lệ huy động trẻ đạt kế hoạch được giao.
4


2.2.2. Khó khăn:
- Nhà trường có hai cơ sở cách xa nhau, nhiều giáo viên ở xa trường nên
còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ của mình.
Một số giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về phương pháp “lấy trẻ làm trung
tâm”, giáo viên còn nói nhiều, còn lúng túng trong việc vận dụng các phương
pháp vào thực tế giảng dạy, chưa linh hoạt sáng tạo trong sử dụng các phương
pháp để tạo cơ hội cho trẻ hoạt động tích cực.
Việc quan tâm chăm sóc con em của một số phụ huynh chưa đáp ứng với
nhu cầu giáo dục ngày càng cao hiện nay.
2.2.3. Kết quả thực trạng ban đầu qua khảo sát: (Tháng 9/2017)
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế chất lượng đội ngũ giáo viên, học
sinh tại trường mình đang công tác và kết quả thu được như sau:
(Kèm theo bảng khảo sát đầu năm ở phụ lục 1)
Qua khảo sát chất lượng giáo viên, số giáo viên khá, giỏi còn thấp đạt 50.9%. Số trẻ đạt
chưa cao, đối với nhà trẻ, số trẻ đạt chiếm 66.2%. Mẫu giáo số trẻ đạt chiếm 77.1%
Trước tình hình thực trạng như vậy, tôi suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp
chỉ đạo nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên. Góp phần không
ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường
mầm non Nga Điền.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

2.3.1. Tổ chức cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua
dự giờ đồng nghiệp.
Dự giờ, thăm lớp là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên
nói chung và giáo viên mầm non nói riêng. Thông qua việc làm này giúp giáo
viên rất nhiều trong công tác phát triển chuyên môn, tự học tự bồi dưỡng. Đặc
biệt là trong đổi mới dạy học hiện nay. Về phía người dạy, dự giờ sẽ giúp cho
giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Dù thế nào đi nữa thì
mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn,
đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết
sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên. Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng
diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của trẻ tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để
giáo viên phát huy tính sáng tạo của trẻ. Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo
viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp
cho họ những sáng tạo trong xử lí các tình huống trong dạy học, trước cùng một
câu hỏi đặt ra, tuỳ từng đối tượng trẻ mà giáo viên có thể giúp trẻ trả lời câu hỏi
theo một hướng khác nhau, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp
giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu xót trong quá trình giảng dạy...
Trong thời gian qua, tích cực hưởng ứng cuộc vận động đổi mới công tác
quản lí nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các nhà trường của
Ngành giáo dục phát động, tôi đã có nhiều sáng kiến trong việc tổ chức cho giáo
viên được dự giờ, thăm lớp thường xuyên thực sự đã nâng cao được hiệu quả
công tác này, giúp được giáo viên rất nhiều trong phát triển chuyên môn. Cụ thể:
5


+ Chỉ đạo tổ chuyên môn trong công tác dự giờ, thăm lớp: Trường
chúng tôi có 11 nhóm lớp, được chia thành 2 tổ chuyên môn: Tổ mẫu giáo, Tổ
nhà trẻ. Với 17 giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở các tổ môn chuyên, do
đó việc dự giờ thăm lớp của các giáo viên nếu không thực hiện tốt sẽ mất đi một
cơ hội tốt để giáo viên phát triển được chuyên môn cho mình. Vì vậy, chúng tôi

đã chỉ đạo các tổ chuyên môn tích cực, chủ động trong công tác dự giờ thăm lớp
đối với mỗi giáo viên. Hàng tháng, chúng tôi đều có lịch cụ thể cho mỗi tổ
chuyên môn sinh hoạt, mỗi tổ được bố trí sinh hoạt hai buổi trong tháng để cán
bộ quản lí chuyên môn đi sâu sát hơn trong việc nắm bắt tình hình hoạt động
chuyên môn của mỗi tổ. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn, các tổ trưởng tổ
chức điều hành việc trao đổi giữa các thành viên, ngoài ra nhiệm vụ mà chúng
tôi đặt lên hàng đầu đó là tổ chức dự giờ đối với mỗi giáo viên trong các tổ. Sau
khi bàn bài, thường các giáo viên sẽ đưa ra những vướng mắc trong chuyên môn
của mỗi tuần, trên cơ sở đó chúng tôi chỉ đạo các tổ chuyên môn lập kế hoạch để
thành lập các chuyên để đổi mới dạy học. Mỗi tổ sẽ thành lập một chuyên đề
bàn về những vướng mắc chung nhất đối với mỗi giáo viên, tổ trưởng chuyên
môn sẽ trực tiếp chỉ đạo chuyên đề, Hiệu phó chỉ đạo chung các tổ. Hai tuần
trên một tháng chúng tôi cũng tổ chức được ít nhất một chuyên đề của một tổ, có
những tuần cả 2 tổ đều có tiết dạy chuyên đề. Trong mỗi tiết dạy chuyên đề
chúng tôi đều chọn các giáo viên dạy một cách phù hợp và thường chia ra để tạo
điều kiện cho mỗi giáo viên đều có cơ hội tham gia chuyên đề một cách có hiệu
quả nhất. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn và Hiệu phó là cùng với các giáo
viên dạy chuyên đề đó soạn bài và trao đổi về bài dạy trước khi giáo viên giảng,
trực tiếp chỉ đạo giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi giờ dạy chuyên đề.
(Hình ảnh lớp Hoa Mai 4-5 tuổi trong giờ hoạt động tạo hình)
+ Hoạt động dự giờ thường xuyên của các giáo viên:
Khác với cách làm trước đây, các giáo viên hầu như chỉ được tham gia dự
giờ nhân dịp các ngày lễ mang tính chất thao giảng của mỗi giáo viên (Mỗi dịp
kỉ niệm, các giáo viên thường đăng kí tham gia thao giảng một tiết dạy để chào
mừng và các giáo viên trong tổ đến dự giờ) do đó việc tổ chức rút kinh nghiệm
cho mỗi tiết dạy còn rất hạn chế, phần lớn các giáo viên chỉ dự giờ chứ ít khi rút
kinh nghiệm vì cho rằng đó là tiết dạy chào mừng. Cũng chính vì lí do trên mà
công tác dự giờ của giáo viên kém hiệu quả, giáo viên chưa thực sự ý thức tự
giác trong trao đổi bài với đồng nghiệp và dần đánh mất cơ hội tham gia góp ý
bài dạy cho đồng nghiệp, các đóng góp ý kiến thường chỉ tập trung vào các cán

bộ chỉ đạo như Tổ trưởng hay Hiệu trưởng, Hiệu phó. Xuất phát từ những thực
tế đó, bản tôi đã chú ý khắc phục để đưa ra những cách làm khác nhau giúp giáo
viên tích cực chủ động hơn trong việc dự giờ thăm lớp. Căn cứ vào lịch dạy trên
lớp của mỗi giáo viên, chúng tôi đã cùng với các tổ trưởng chuyên môn lên lịch
6


dự giờ cụ thể cho mỗi giáo viên. Việc làm này đã giúp giáo viên tự giác, tích cực
hơn rất nhiều trong hoạt động dự giờ.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 2)
Nếu như trước đây giáo viên e ngại không đến dự giờ đồng nghiệp vì làm họ
mất tự nhiên và nhiều người không thông cảm cho rằng người đi dự là tinh vi
này nọ,... thì nay giáo viên đã chủ động hơn vì có lịch cụ thể. Đây là một hoạt
động theo tôi là rất có hiệu quả, người dạy thì chủ động về bài dạy do đó chất
lượng bài dạy sẽ cao hơn rất nhiều, còn người dự thì không phải chỉ được dự giờ
một tuần 1 - 2 tiết theo quy định, mà có khi được dự cả 5 - 6 tiết. Sau mỗi tiết
dạy, cả người dạy và người dự đều rút được kinh nghiệm để chủ động hơn cho
các bài sau.
+ Hoạt động rút kinh nghiệm giờ dạy của giáo viên:
Hoạt động rút kinh nghiệm là một hoạt động quan trọng nhất trong việc dự
giờ, thăm lớp. Nắm được vai trò và ý nghĩ của hoạt động đó, là Hiệu phó phụ
trách chuyên môn tôi đã chủ động giúp giáo viên thực hiện tốt nhất quyền tự chủ
của mình. Khác với cách làm trước đây, giáo viên ít khi được góp ý bài dạy của
đồng nghiệp hoặc có góp ý cũng rất e dè chưa mạnh dạn thì nay chúng tôi đã tạo
điều kiện để giáo viên khắc phục tình trạng này bằng cách cho giáo viên ghi lại
những ý kiến đóng góp của mình vào phiếu dự giờ, khi sinh hoạt chuyên môn,
mỗi giáo viên dựa vào phiếu đó để phát biểu ý kiến xây dựng tiết dạy. Nếu trong
tiết dạy có nhiều ý kiến đóng góp trái ngược nhau thì tổ trưởng sẽ trực tiếp thống
nhất ý kiến với các giáo viên để đi đến kết luận và có thể chỉ đạo giáo viên dạy
lại tiết dạy đó để mỗi giáo viên thực sự hết những thắc mắc băn khoăn về tiết

dạy. Đây là hình thức để bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, giúp bản thân
mỗi giáo viên phải nghiêm túc dự giờ, tự học tập, nghiên cứu sâu hơn các tiết
dạy của đồng nghiệp, mạnh dạn tự tin vào khả năng chuyên môn của bản thân
hơn, giúp giáo viên chủ động sáng tạo khi xử lí tình huống.
* Bồi dưỡng qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi:
Ngoài việc bồi dưỡng giáo viên qua hình thức dự giờ, rút kinh nghiệm; Bồi
dưỡng qua hình thức tổ chức các tiết dạy mẫu để nhân ra diện rộng, thì việc bồi
dưỡng giáo viên giáo viên qua phong trào thi giáo viên dạy giỏi cũng góp phần
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Ngay từ tháng
11 học kì 1 năm học 2017 - 2018 trường tôi đã tổ chức cho giáo viên thi giáo
viên dạy giỏi. Hội thi góp phần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội để giáo viên
nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo trong nghiệp vụ của mình, đẩy
mạnh phong trào thi đua nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong toàn
trường. Thực tế cho thấy rằng khi tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi tôi
thấy có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên;
bởi vì khi tham gia thi giáo viên dạy giỏi, đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên
cứu nội dung chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp lên
lớp thật linh hoạt, sáng tạo trong khi lên lớp, tạo những tình huống mới lạ để trẻ
tập trung chú ý hơn, hứng thú trong giờ học. Bên cạnh đó giáo viên đầu tư nhiều
7


hơn về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi phục vụ cho hoạt động vui chơi, đồ
dùng có nhiều sáng tạo để tham gia dự thi đạt kết quả cao. Và một điều quan
trọng hơn đây là đợt sinh hoạt, giao lưu học hỏi, trao đổi về chuyên môn nghiệp
vụ. Cứ sau mỗi lần tổ chức thi, thì số giáo viên trong trường tham gia thi đã
nhanh chóng nắm vững chuyên môn, tạo được uy tín đối với đồng nghiệp với
các bậc cha mẹ, phụ huynh học sinh.
Đồng thời qua hội thi đã tuyển chọn công nhận và tôn vinh giáo viên, nhân
viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi, động viên, khen ngợi, khích lệ giáo viên kịp

thời. Đồng thời cũng là căn cứ để các cấp quản lý đánh giá hoạt động chuyên
môn trong nhà trường, từ đó tôi đã xây dựng kế hoạch hàng tháng để bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên còn hạn chế.
2.3.2. Chỉ đạo giáo viên tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác
giảng dạy.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là việc làm cần thiết
trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho mỗi giáo viên, giúp giáo viên tạo
sự hứng thú cho trẻ, giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục. Vì
vậy tôi đã mày mò học tập kinh nghiệm nắm được các bước xây dựng giáo án
điện tử hướng dẫn cho giáo viên trong trường, giúp giáo viên tự tin hơn trong
việc xây dựng giáo án và khai thác các tư liệu cần thiết trên internet.
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục
và chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp
dẫn hơn. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm
những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng
dụng Công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai
thác tài liệu phù hợp với nội dung yêu cầu của từng chủ đề.
Với các bước làm đó tôi hướng dẫn cho giáo viên thực hiện xây dựng một
giáo án cụ thể và đã áp dụng vào các chủ đề thể thực hiện tại nhóm lớp.
Việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho
trẻ làm quen với các hoạt động, đặc biệt là hoạt động tạo hình thông qua thể
loại vẽ” nhằm đem đến cho trẻ những giờ học sinh động và hấp dẫn, trẻ không
còn nhàm chán và buồn ngủ. Ngày nay với sự bùng nổ công nghệ thông tin các
tài liệu hình ảnh truy cập trên mạng rất phong phú chúng ta có thể sử dụng các
hình ảnh đó vào việc chuẩn bị đồ dùng dạy học thiết kế giáo án điện tử. Với bản
thân tôi đã được học qua các lớp bồi dưỡng tin học nên có chút kỹ năng sử dụng
máy vi tính tôi đã hướng dẫn giáo viên tự thiết các hoạt động cho trẻ làm quen
với hoạt động tạo hình bằng giáo án điện tử để phát huy tích cực và sự hứng thú
của trẻ.


(Hình ảnh: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tạo hình)
8


Ví dụ: Với tiết vẽ con gà trống (Giờ mẫu). Tôi đã hướng dẫn giáo viên thiết
kế bài giảng điện tử đó như sau:
Với tất cả các bước vẽ này tôi đều vẽ ở paint sau đó coppy sang powerpoint
và tạo hiệu ứng cho các hình ảnh. Trước tiên tôi hướng dẫn cho giáo viên tạo 1
slide có hình ảnh con gà trống đã được tô màu và vẽ thêm các họa tiết cỏ cây,
ông mặt trời…Tôi hướng dẫn cho giáo viên cho trẻ nêu nhận xét của trẻ về con
gà qua bài giảng điện tử.
- Tiếp theo tôi hướng dẫn giáo viên tạo 1 slide với các bộ phận của con gà
riêng biệt (như: mình, đầu, mắt, mỏ, cánh, chân…). Và tôi hướng dẫn giáo viên
tạo 1 slide với các cách vẽ lần lượt để tạo thành con gà trống, các nét vẽ lần lượt
hiện ra và cùng với đó là lời phân tích của giáo viên: Cô vẽ mình con gà là một
hình tròn khép kín, tiếp theo cô vẽ cổ con gà là 2 nét xiên, cô vẽ từ trên xuống,
và đến đầu. Tương tự tôi hướng dẫn giáo giới thiệu với các phần khác của con
gà. Sau khi vẽ xong thì làm gì? Cô sẽ tô màu cho con gà và lần lượt tôi có hiệu
ứng tô màu vào từng bộ phận của con gà.
Để cho bức tranh thêm đẹp và sinh động tôi hướng dẫn giáo viên vẽ thêm
cỏ cây, ông mặt trời. Cuối cùng tôi hướng dẫn giáo viên cho trẻ về chỗ ngồi và
vẽ con gà trống. Sau đây là các slide tôi đã hướng dẫn giáo viên tạo ra để dạy trẻ
vẽ.
1
2
3
4
(Hình ảnh: Thứ tự các Slide trình chiếu hướng dẫn trẻ vẽ con gà trống).
Hay: Khi dạy trẻ vẽ: Ngôi nhà của bé ( Đề tài). Tôi đã hướng dẫn giáo viên
xây dựng 3 hình ảnh: Nhà cấp 4, nhà mái bằng, nhà 2 tầng để trình chiếu lần

lượt cho trẻ quan sát.

Giáo viên ứng dụng CNTT vào tiết dạy
Qua đó có thể thấy được rằng: việc áp dụng giáo án điện tử vào các hoạt
động tạo hình thì trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động và kết quả trên trẻ rất cao,
trẻ mạnh dạn chủ động hơn trong quá trình học tập. Thể hiện sự hồn nhiên tích
cực qua việc tri giác hình ảnh trên máy, trẻ tự đặt ra các câu hỏi khám phá cho
cô.
Kết quả: Toàn trường có 11/11 nhóm lớp thực hiện soạn giáo án điện tử, có
8/11 = 72 % nhóm lớp dạy bằng giáo án điện tử , 8/17 = 47 % giáo viên thực
hiện thành thạo việc xây dựng giáo án điện tử.
2.3.3. Tăng cường chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.
Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, thì môi trường học tập có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với việc học tập và tiếp thu kiến thức của trẻ. Trẻ em vốn
9


rất hiếu kỳ, chúng tò mò ham muốn được khám phá tất cả mọi vật xung quanh
chúng. Những hình ảnh, những ấn tượng mà trẻ thu nhận được trong những năm
tháng tuổi thơ sẽ hằn sâu trong trí nhớ suốt cả cuộc đời của trẻ. Những điều đó
ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Chính vì vậy tôi luôn tâm
niệm: Sẽ trang bị cho trẻ một thế giới tự nhiên, một môi trường học tập tốt nhất
ở ngay tại khu vực lớp và trường của trẻ. Để làm tôt được điều này, tôi phải làm
đẹp môi trường bên ngoài lớp học và môi trường trong lớp học.
2.3.3.1 Xây dựng môi trường hoạt động trong lớp
Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để các lớp học
thêm lôi cuốn trẻ, tôi hướng dẫn các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học
với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh, những cây hoa tươi
đẹp…Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với

cuộc sống thực hàng ngày của trẻ, phán ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa
phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động
chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần được duy chuyển đi hoặc
đóng lại. Vì thế tôi đã hướng dẫn giáo viên làm đẹp môi trường lớp học từ cách
bố trí, sắp xếp nội vụ trong lớp, trưng bày đồ dùng, đồ chơi sao cho hấp dẫn đẹp
mắt mà vẫn gọn gàng, ngăn nắp.
Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho
trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động
phong phú, đa dạng hơn. Giúp trẻ tìm hiểu và khám phá cái mới, hoạt động với
đồ vật và rèn luyện kỹ năng.
- Cách sắp xếp các góc hoạt động: tôi hướng dẫn giáo viên xắp xếp vị trí
các góc chơi phải hợp lý, thuận tiện và có đủ không gian cho trẻ hoạt động. Các
góc yên tĩnh (góc học tập, góc sách…), xa góc hoạt động ồn ào (góc phân vai,
góc xây dựng…), diện tích trong mỗi góc hoạt động tùy thuộc vào số lượng trẻ
chơi và đồ dùng trong lớp.
Ví dụ: Góc phân vai - chủ đề thực vật, nếu tôi hướng dẫn giáo viên bố trí
hai hoạt động vừa có cửa hàng rau, vừa nấu ăn (chế biến các món ăn từ rau củ)
thì diện tích phải rộng hơn, số lượng trẻ chơi nhiều hơn so với một hoạt động
trong cùng góc.
Góc nấu ăn
Tôi hướng dẫn giáo viên xắp xếp góc nấu ăn, bán hàng có khoảng rộng,
cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ, nhất là việc tạo ranh
giới giữa các góc sao cho phù hợp với không gian của lớp.
Ví dụ: sử dụng tủ đựng đồ quay lại tạo thành ranh giới cho các góc chơi,
ranh giới ở các góc chơi không che tầm nhìn của trẻ và không cản việc quan sát
của giáo viên.
Tôi hướng dẫn giáo viên thay đổi nội dung các góc chơi trong cùng chủ đề
nhằm tạo sự mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Ví dụ: Góc xây dựng - chủ đề
Thực vật - Tuần 1 và 2 xây vườn rau hoặc vườn cây ăn quả, tuần 3 và xây công
viên… Hoặc Góc phân vai: Chủ đề gia đình: Tuần 1 và tuần 2 chơi đóng vai các

10


thành viên gia đình, tuần 3 và 4 chơi bán rau, củ quả, đồ dùng gia đình. Sau khi
kết thúc một chủ đề, các góc sẽ được sắp xếp lại với các đồ dùng, đồ chơi phù
hợp với chủ đề mới.
- Đặt tên các góc:
Tôi hướng dẫn giáo viên thay đổi vị trí, tên gọi, các góc sau mỗi chủ đề
nhằm tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Đặc biệt là khi đặt tên
các góc phải đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với nội dung từng chủ đề đang thực
hiện, tên góc rõ ràng để tích hợp lồng ghép chữ cái. Ví dụ: Khi thực hiện chủ đề
“Gia đình” góc sách có thể đặt “Thư viện của gia đình bé”, nhưng khi sang
chủ đề “Thế giới thực vật” góc sách có thể đặt “Thư viện của các loại cây”…
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc:
Đồ dùng đồ chơi ở các góc phải phù hợp với mức phát triển của trẻ và phù
hợp với đặc điểm địa phương. Trên thực tế trường đã trang bị các đồ dùng đồ
chơi cần thiết cho các lớp như: Gạch xây dựng, các loại đồ chơi gia đình, các
loại rau củ quả… nhưng số lượng còn hạn chế, giáo viên phải tìm tòi nguyên vật
liệu, làm đồ chơi bổ sung cho các góc. Sử dụng các loại phế liệu, nghuyên vật
liệu sẵn có tại địa phương để làm đồ chơi cho trẻ như: Các loại chai lọ, vỏ hộp
su su, hộp bánh kẹo. ống hút, đá sỏi, lá cây, xốp màu…để làm đồ dùng đồ chơi.
Mỗi loại vật liệu có thể dùng cho các góc và cho các hoạt động khác nhau: Vỏ
hộp sữa su su làm cây tre, hoặc hàng rào, hộp bánh kẹo chơi bán hàng hoặc làm
ngôi nhà…Có những loại vật liệu được sủ dụng nhiều lần cho các góc chơi và
các chủ đề chơi khác nhau.
Ví dụ: Các hộp bánh kẹo, hộp bánh snack, các loại quả dùng để chơi bán
hàng ở góc phân vai của chủ đề Gia đình, khi sang chủ đề tết và mùa xuân, được
dùng làm nguyên liệu cùng với giấy màu xanh, dây buộc để gói bánh chưng,
bánh tét hoặc trang trí thành các hộp quà, giỏ quà ở góc tạo hình.
Những đồ chơi dễ làm, khuyến khích trẻ thăm gia cùng cô, chẳng hạn như

tô, vẽ tranh để trang trí, dùng bút dạ vẽ thêm các chi tiết trên các hòn sỏi theo sự
tưởng tượng của trẻ làm đồ chơi theo ý thích để trưng bày, hoặc mang các chai
nhựa, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ sò…đến lớp làm đồ dùng đò chơi. Ngoài ra vận động
phụ huynh hỗ trợ thêm các loại đồ chơi bằng nhựa, lõi như các loại rau củ quả,
các con vật nhằm phong phú hơn đồ dùng đồ chơi cho lớp.
Trong quá trình đánh giá giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi chúng tôi đã đưa
ra những tiêu chí đánh giá như sau:
- Lựa chọn các nguyên vật liệu phải đảm bảo vệ sinh, đảm bảo an toàn.
- Tận dụng những nguyên vật liệu phổ biến, rẻ tiền.
Ví dụ: Để làm ngôi nhà giáo viên đã sử dụng bằng cói là nguyên vật liệu
sẵn có của địa phường và sử dụng trong hoạt động góc.
- Đồ chơi phải đảm bảo tính giáo dục, tính thẫm mỹ, phải đảm bảo an toàn,
không gây thương tích, có độ bền cao. Vì vậy có rất nhiều ĐDĐC phong phú
được giáo viên từ nguyên vật liệu phế thải.
11


Con bướm được làm từ vỏ ngao

Con rùa được làm từ quả bàng.

* Trưng bày, trang trí góc hoạt động:
Tôi hướng dẫn giáo viên việc bố trí trưng bày các thiết bị đồ dùng, đồ chơi
phải phù hợp với mục tiêu yêu cầu giáo dục của chủ đề, khi triển khai chủ đề
nào, môi trường các góc phản ánh được chủ đề đó. Ví dụ: Chủ đề Nước và các
hiện tượng tự nhiên các góc hoạt động đều được trưng bày thể hiện nội dung của
chủ đề:
- Góc xây dựng: Để tạo được không khí thoải mái tham gia hoạt động
tôi đã cho trẻ chơi trò chơi “Bóng lăn”
Cô nói: Quả bóng này rất kỳ diệu đấy, nếu quả bóng này lăn vào bạn nào

thì bạn ấy phải nói lên ý tưởng của mình trong buổi chơi ngày hôm nay. Xin mời
con! Hôm nay tôi sẽ xây vườn rau của bé, ai chơi với tôi thì giơ tay,…
Việc tổ chức các hoạt động học tập của trẻ, luôn được tôi quan tâm và chú
trọng bằng nhiều đồ dùng, phương tiện, kết hợp với việc học lựa chọn chủ yếu
từ nguyên liệu phế thải từ thiên nhiên sẵn có ở địa phương, nhưng vẫn đảm bảo
tính thẩm mỹ và an toàn đối với trẻ, bằng nhiều hình thức khác nhau, mục đích
cuối cùng là thu hút được trẻ tham gia và giúp trẻ có được cảm giác thoải mái
trong quá trình tham gia các hoạt động.
+ Tôi hướng dẫn giáo viên trưng bày gạch các loại, các loại cây, hoa, sỏi, ngôi
nhà, hàng rào…
Hình ảnh góc xây dựng lớp hoa sen 5-6 tuổi.
- Góc đóng vai:Có các mặt hàng như quầy thuốc, hoa, cây, cái ô, phao bơi (
chơi đóng vai bán hàng), được nhập vai khác nhau giúp trẻ biết thể hiện tình
cảm yêu mến những người xung quanh. Từ đó, giúp trẻ có những hành động
đúng trong cuộc sống, như biết vâng lời ông bà, cha mẹ, biết quan tâm, chăm
sóc người xung quanh. Giáo viên cần khai thác các tình huống khi trẻ thể hiện
vai chơi, hướng dẫn trẻ thể hiện những hành vi tốt. Ngoài ra, cô cũng có thể
đóng vai để điều chỉnh hành vi của trẻ một cách tự nhiên. Kết thúc trò chơi, cô
nhận xét việc thể hiện vai chơi của trẻ giúp trẻ điều chỉnh vai chơi ở buổi chơi
tiếp theo.
- Góc sách, truyện: Tổ chức cho trẻ xem tranh ảnh, băng hình về các mối
quan hệ giao tiếp trong hoạt động, sinh hoạt của người lớn. Giáo viên có thể
thực hiện biện pháp này vào các thời điểm khác nhau như: Lúc đón trẻ - trả trẻ,
lúc trẻ chơi ở ngoài trời và vào buổi chiều trong thời gian hoạt động ở góc Sách
Kể cho trẻ nghe những câu chuyện, bài thơ, câu đố có nội dung giáo dục
tình cảm và kĩ năng xã hội tuỳ theo chủ đề đang triển khai và việc mở rộng nội
dung chơi.
+ Góc tạo hình: Sáp màu, bảng, đất nặn…
+ Góc âm nhạc: Đàn, xắc xô, mũ múa, phách tre….
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 3)

12


Đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu trong từng góc được sắp xếp phải dễ thấy,
đẽ lấy, đễ lựa chọn. Những thiết bị đồ chơi nặng đặt ở dưới, những đồ chơi có
nhiều bộ phận phải đặt theo bộ. Màu sắc, hình dạng đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp
dẫn, đảm bảo an toàn cho trẻ. Ngoài ra bàn ghế và đồ dùng cá nhân của trẻ phải
được xếp gọn gàng, tránh che khuất các mảng trang trí và các góc hoạt động.
Kết quả: Khi hướng dẫn giáo viên áp dụng biện pháp trên tôi nhận thấy:
Cách sắp xếp các góc hoạt động hợp lý, phù hợp mục tiêu, yêu cầu giáo dục của
từng chủ đề và điều kiện thực tế của lớp học. Tên các góc chơi đơn giản, dễ
hiểu, gần gũi đối với trẻ. Đồ dùng đồ chơi các góc tương đối phong phú, sử dụng
các nguyên vật liệu mở, đảm bảo an toàn đối với trẻ.
2.3.3.2. Xây dựng môi trường bên ngoài lớp học
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trong các hoạt động
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Ngay từ đầu năm tôi đã
tham mưu với ban giám hiệu, tập trung chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục
ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Đó là diện tích đất trong nhà trường,
diện tích sân vườn và diện tích các khu vực bổ trợ cho hoạt động ngoài trời của
trẻ, để bố trí các khu vực cho trẻ hoạt dộng vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời
một cách khoa học và phù hợp hơn.
Những yêu cầu về môi trường ngoài lớp học luôn được tôi ưu tiên nghiên
cứu, tìm hiểu như: Khu vực sân tập thể dục cho trẻ toàn trường và khu chơi thể
thao (cột bóng rổ, thang leo…); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt,
đu quay, bập bênh, nhà bóng…); khu vực chơi “giao thông”, khu vực chơi với
đất, cát, nước, đá, sỏi…; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối,
khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”, khu trồng cỏ,
trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường… hệ thống
đường đi lối lại trên sân, độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và
biển trường, khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ…

Ðặc biệt, với yếu tố thời tiết khí hậu nắng nóng nhiều, tôi luôn xác định
sân chơi của trẻ phải là nơi có cây xanh bóng mát. Môi trường giáo dục phải
thực sự an toàn và có tính thẩm mỹ cao. Cần đa dạng, phong phú, kích thích sự
phát triển của trẻ qua các trang thiết bị ngoài trời, kích thích các vận động khác
nhau của trẻ.
Hình ảnh khu trẻ chơi với cát, nước.

Hình ảnh trẻ tập thể dục tại sân trường

Hình ảnh trẻ tham quan vườn cổ tích.
Ví dụ: Tận dụng khoảng không của sân trường tôi tổ chức cho trẻ chơi một
số trò chơi sinh hoạt tập thể đơn giản, trò chơi sinh hoạt cộng đồng cũng rất thu
hút trẻ như: Trò chơi kéo co, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, lộn cầu vồng, bẫy
13


cá, cá sấu lên bờ… hoặc cũng có thể cho trẻ hát theo một số bài hát sinh hoạt tập
thể đơn giản như: Bạn ở đâu, quả bóng tròn, ra đây xem…
Thông qua chơi giúp trẻ củng cố lại kiến thức, kỹ năng mà trẻ đã học và qua
chơi trẻ được giao tiếp, trao đổi với bạn giúp trí tuệ của trẻ phát triển tốt hơn.
Ngoài trò chơi vận động theo chương trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi đã
linh hoạt thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ
vào các trò chơi.
(Hình ảnh minh họa kèm theo phụ lục 3)
Ví dụ: Ở chủ đề: ‘Giao thông” tôi tận dụng khu vực sân chơi để vẽ ngã tư
đường phố để cho trẻ được chơi, được thực hành luật giao thông đường bộ giúp
trẻ thích được chơi giao thông. Qua đó trẻ tự tổ chức với các bạn cùng chơi và
trẻ hiểu biết về ý thức chấp hành luật lệ giao thông như: Luật đi qua đường,
đường dành cho người đi bộ, đi trên vỉa hè, luật của đường ngược chiều, luật của
đèn tín hiệu, đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới qua.....

Trẻ thực hành luật giao thông đường bộ.
2.3.3.3. Xây dựng môi trường xã hội ấm cúng thân thiện
Trong xã hội hiện nay không ít giáo viên chưa biết cách xử lý phù hợp và
kiềm chế đối với trẻ cá biệt, vẫn còn tình trạng dọa nạt trẻ chưa đúng lúc, vẫn có
nhiều dư luận không tốt cho bậc học mầm non. Vì thế bản than tôi xây dựng kế
hoạch biện pháp cụ thể trong việc xây dựng môi trường. sạch đẹp an toàn và môi
trường xã hội thân thiện để phụ huynh yên tâm khi gửi trẻ vào trường.
Môi trường thân thiện không chỉ môi trường về vật chất mà môi trường về
tâm lý, tình cảm làm thế nào để trẻ cảm thấy ấm áp tình thương, thân thiện của
Cô giáo và bạn bè, trẻ coi môi trường mầm non như ngôi nhà thứ hai của trẻ.
Chúng ta biết rằng môi trường tâm lý xã hội của trẻ được hình thành bởi hệ
thống các mối quan hệ.
Xây dựng tập thể cán bộ giáo viên đoàn kết gương mẫu về mọi mặt trong
từng cử chỉ, nói năng, ứng xử giao tiếp với mọi người nhẹ nhàng lịch sự, lễ phép
tác phong sư phạm, cách ăn mặc, đi dứng. Luôn gần gũi yêu thương chăm sóc
trẻ, tránh nói bậy, đối xử thô bạo thiếu công bằng với trẻ. Luôn tạo dựng tình
cảm thân thiện giữa cô và trẻ, cô giáo với cô giáo, cô giáo với các bậc phụ
huynh và những người xung quanh trẻ, giữ trẻ với trẻ. Đây chính là tổng hòa
giữa các mối quan hệ trở thành một hệ thống chặt chẽ không thể tách rời.
Xây dựng tốt các mối quan hệ giữa cán bộ và giáo viên trong nhà trường,
để tập thể sư phạm nhà trường trở thành tổ ấm đồng nghiệp, biết cảm thông chia
sẻ với nhau trong những lúc gia đình có việc vui buồn. Tạo nên mối quan hệ
thân thiện gần gũi đoàn kết, để mỗi cán bộ giáo viên luôn hết lòng vì học sinh
thân yêu và vì ngôi nhà thứ 2 của mình .
Mặt khác Tôi cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu đưa ra các biện
pháp để ngăn ngừa bạo lực trong và ngoài nhà trường và các hiện tượng làm tổn
thương đến danh dự và lòng tự trọng của trẻ.
14



Cứ như vậy từ những việc làm thiết thực hàng ngày. 100% nhóm lớp đã xây
dựng được môi trường trong và ngoài lớp học xanh sạch, đẹp. Góp phần tạo nên
cảnh quan sư phạm nhà trường xanh sạch đẹp, an toàn thân thiện và ấm cúng,
chan hòa tình yêu thương. Qua quá trình chỉ đạo tôi đã lựa chọn xây dựng điểm
được ba lớp học thân thiện và nhân ra diện rộng 11/11 nhóm lớp. 100% trẻ được
hoạt động học tập, vui chơi trong môi trường xanh sạch đẹp, an toàn và thân
thiện theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong Trường Mầm non là
thực sự cần thiết và quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong
công tác tổ chức, hướng dẫn cho trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt
động của trẻ, thông qua đó, nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn
diện. Một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi và học trong
lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát
triển thể chất của trẻ, mà còn thỏa mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của
trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo. Môi trường giao tiếp cởi mở, thân
thiện giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ và giữa trẻ với môi trường xung quanh sẽ
tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ, giãi bày tâm sự, nguyện vọng, mong ước của trẻ
với cô, với bạn bè, nhờ vậy mà cô hiểu trẻ hơn, trẻ hiểu nhau hơn, hoạt động
phối hợp nhịp nhàng hơn nên hiệu quả hoạt động cũng cao hơn, trẻ yêu trường,
yêu lớp, yêu cô giáo và bạn bè hơn.
Sau khi hướng dẫn giáo viên xong, theo kế hoạch của phòng giáo dục và
đào tạo Nga Sơn Trường tôi phát động hội thi:“Xây dựng môi trường giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm”. Tất cả các nhóm lớp trong trường đã tích cực hưởng ứng
và hội thi đã diễn ra đạt kết quả cao, tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh
đặc biệt là sự đánh giá rất cao của lãnh đạo địa phương và phòng giáo dục
Huyện Nga Sơn
Tổng kết hội thi “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”
Kết quả: 11/11 = 100% nhóm lớp tham gia thi xây dựng môi trường lấy trẻ
làm trung tâm. Đạt giải:
+ Một giải nhất là giáo viên Trần Thị Trang chủ nhiệm lớp 5 - 6 tuổi.

+ Ba giải nhì là 3 lớp, giáo viên chủ nhiệm (Phạm Thị Nhung, Vũ Thị Hà
và cô Trần Thị Hoa).
+ Bốn giải ba lớp đồng chí (Đinh Thị Nhung, Đinh Thị Hiền, Mai Thị Bình,
Vũ Thị Huệ)
+ Bốn giải KK lớp đồng chí (Mai Thị Vân, Nguyễn Thị Thu, Đặng Thị
Nhung, Mai Thị Toan)
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Qua việc thực hiện “Một số biện pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên trường mầm non Nga Điền”như đã nêu trên, trong năm qua
đội ngũ giáo viên đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, về chuyên môn, có ý
15


thức trách nhiệm cao, có tinh thần học tập để nâng cao tay nghề. Đặc biệt là đội
ngũ đã thực sự gắn bó với nghề, đã đóng góp rất lớn trong việc hoàn thành các
mục tiêu đề ra của nhà trường, trong việc xây dựng trường vững mạnh làm cho
nhà trường ngày càng ổn định về số lượng, chất lượng ngày càng được nâng cao.
(Kèm theo các bảng khảo sát cuối năm ở phụ lục 1)
* Đối với hoạt động giáo dục:
Chất lượng giáo dục trên trẻ không ngừng được củng cố. Góp phần phát triển
toàn diện 5 mặt giáo dục: Đức, trí, thể, mỹ và lao động cho trẻ. Đáp ứng được yêu
cầu, đòi hỏi ngày càng cao của quá trình đổi mới giáo dục và những yêu cầu cấp
bách hiện nay về nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ ở trường mầm
non.
* Đối với bản thân: Có nhiều kinh nghiệm, vững vàng, tự tin, trong quá trình chỉ
đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Đặc biệt công tác bồi
dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên đạt hiệu quả cao.
* Đối với đồng nghiệp: Thành công sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã được hội đồng
khoa học nhà trường đánh giá cao, được các đồng nghiệp ở trường áp dụng rộng rãi trong

quá trình tổ chức thực hiện chuyên môn thu được kết quả rất tốt. Giáo viên cũng đã có
những kiến thức sâu hơn trong công tác công tác giáo dục trẻ.
* Đối với nhà trường: Chất lượng thực hiện chuyên môn trên cô, trẻ có nhiều chuyển
biến mạnh mẽ, không ngừng được củng cố, nâng cao và duy trì thường xuyên. Góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng vững chắc.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, đổi mới toàn diện phát
triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Để đáp ứng nhiệm vụ đó đòi
hỏi phải có một đội ngũ giáo viên ngang tầm, đủ năng lực, trí tuệ, phẩm chất "Là
con thuyền cách mạng" đến "Bên bờ thắng lợi", chỉ có sự ngiệp giáo dục mới
bồi dưỡng được đội ngũ nhân lực đủ sức và đủ tài để thực hiện thắng lợi công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể khẳng định muốn xây dựng một nhà trường tiên tiến thì phải xây
dựng và bồi dưỡng một đội ngũ giáo viên vững mạnh. Hay nói cách khác, tập
thể sư phạm tốt thì có trường học tốt. Muốn bồi dưỡng được tập thể sư phạm tốt,
mỗi CBGV phải quán triệt nhiệm vụ, thực hiện tốt công tác tư tưởng đặc biệt là
công tác chuyên môn, tổ chức cho giáo viên tham gia tốt các hoạt động bồi
dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nhiệp vụ. Từ đó xây dựng đội ngũ giáo
viên vững mạnh nhiệt tình có trách nhiệm, có năng lực chuyên môn vững vàng.
Muốn đạt được điều đó phải từ sự phân công sử dụng đội ngũ giáo viên hợp lý,
biết bồi dưỡng đội ngũ giáo viên thường xuyên, liên tục và khoa học, xây dựng
được mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa các tổ chức trong nhà trường.
Từ xu thế chung của giáo dục đào tạo, từ thực trạng của đội ngũ giáo viên
trường mầm non Nga Điền, tôi mạnh dạn đề xuất “Một số biện pháp nâng cao
16


năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên trường Mầm non Nga Điền” đáp
ứng yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Đội ngũ cán bộ giáo viên trong nhà trường là một trong những nhân tố cơ
bản, quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục đào tạo, hình thành và phát triển
nhân cách cho học sinh.
Những biện pháp tôi đưa ra trên đây tuy không xa lạ với lý luận và thực tiễn
quản lý, nhưng việc cụ thể hóa các biện pháp, phân tích sâu từng vai trò tác
dụng, đặc điểm của từng biện pháp sẽ giúp ích ít nhiều trong công tác nghiên
cứu xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao năng lực chuyên
môn cho CBGV ở trường mầm non Nga Điền trong giai đoạn hiện nay.
Thực tế từ những biện pháp trên trường tôi đã thu được những kết quả tốt
và đóng góp một phần đáng kể cho sự phát triển của sự nghiệp giáo dục của xã
Nga Điền.
3.2. Kiến nghị
* Đối với phòng giáo dục: Cần tăng cường mở các lớp chuyên đề bồi
dưỡng thường xuyên cho giáo viên có điều kiện tham gia để nắm vững việc đổi
mới phương pháp dạy học hiện nay.
* Đối với UBND xã: Cần nâng cấp cơ sở vật chất để nhà trường có đủ
điều kiện trở thành trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II.
XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Điền, ngày 20 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến

Bùi Thị Lan

Phạm Thị Nụ


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều 2 luật giáo dục 2005 (sửa đổi năm 2009).
2.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lí và giáo viên mầm non
năm học 2016 - 2017.
3. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định.
4. Nghị quyết đại hội đại biểu lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh.
17


5. Phát biểu của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng ở hội nghị tổng kết giáo
dục.
6. Một số cuốn tài liệu tập san của giáo dục mầm non.

DANH MỤC
CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG
SKKN NGÀNH GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CẤP
PHÒNG GD& ĐT, CẤP SỞ GD& ĐT THANH HÓA.
Họ và tên tác giả: Phạm Thị Nụ
18


Chức vụ và đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng - Trường mầm non Nga Điền

TT
1

2
3

4


5

6

7

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp
loại
(Phòng,
Sở, Tỉnh)

Nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6
tuổi làm quen với văn học và chữ
Phòng
viết cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm
non Nga Thái.
Thực hiện chuyên đề nâng cao
chất lượng dinh dưỡng và vệ sinh
Phòng
an toàn thực phẩm cho trẻ 5 – 6
tuổi ở trường mầm non Nga Thái.
Lồng ghép một số nội dung giáo
dục tấm gương đạo đức Hồ Chí
Phòng
Minh trong dạy trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở trường mầm non Nga Thái.

Lồng ghép nội dung giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm qua các hoạt động trong
Phòng
ngày của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở
trường mầm non Nga Thái
Lồng ghép nội dung giáo dục dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm qua các hoạt động trong
Tỉnh
ngày của lớp mẫu giáo 5-6 tuổi ở
trường mầm non Nga Thái
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 –
6 tuổi học vẽ ở trường Mầm Non
Phòng
Nga Thái.
Một số biện pháp nâng cao chất
lượng hướng dẫn trẻ mẫu giáo 5 –
Tỉnh
6 tuổi học vẽ ở trường Mầm Non
Nga Thái.
PHỤ LỤC

Kết quả
đánh giá
xếp
loại(A, B
hoặc C)


Năm học
đánh giá
xếp loại

B

2006 – 2007

B

2009-2010

B

2010 – 2011

A

2011 – 2012

B

2011 – 2012

A

2014 – 2015

C


2014 – 2015

Phụ Lục 1
* Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên ban đầu qua khảo sát (Tháng 9/2017)

19


TT

Nội dung khảo sát

Tổng
số

Xếp loại
XS %
3 17.7

K
5

1

Phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống

17

2


Kiến Thức

17

4

23.5

6

3

Kỹ năng sư phạm

17

3

17.6

5

%
29.
4
35.
2
29.
4


TB
9

%
52.
9
41.
3
53.
0

7
9

Y
0

%
0

0

0

0

0

* Bảng 2: Kết quả chất lượng trên trẻ ban đầu qua khảo sát ( Tháng 9/2017):

- Nhà trẻ
T
T

Nội dung khảo sát

Kết quả trên trẻ
Đạt


Số
trẻ

Số trẻ %
30
69.7

Số trẻ
13

%
30.3

1

Lĩnh vực Phát triển thể chất

43

2


Lĩnh vực Phát triển nhận thức

43

29

67.4

14

32.6

3

Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ

43

28

65.1

15

34.9

4

Lĩnh vực PTTC-QHXH


43

27

62.7

16

37.3

- Mẫu giáo
Kết quả trên trẻ
T
T

Nội dung khảo sát

Số
trẻ
323

Chưa đạt

Đạt

Số trẻ %
250
77.4


Số trẻ
73

%
22.6

1

Lĩnh vực Phát triển thể chất

2

Lĩnh vực Phát triển nhận thức 323

248

76.8

75

23,2

3
4
5

Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ

323


251

77.7

72

22.3

Lĩnh vực PTTC-QHXH
Lĩnh vực Phát triển thẩm mỹ

323
323

252
245

78.0
75.9

71
78

22.0
24.1

* Kết quả sau khi áp dụng các biện pháp trên cho thấy: (Tháng 4/2017).
Bảng 1: Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên
20



TT

Nội dung khảo sát

Tổng
số

Xếp loại

1

Phẩm chất chính trị, đạo
đức lối sống

17

XS % K
6
35.3 7

2

Kiến Thức

17

7

41.2 6


3

Kỹ năng sư phạm

17

8

47.2 6

%
41.
2
35.
2
35.
2

TB %
4
23.
5
4
23.
6
3
17.
6


Y
0

%
0

0

0

0

0

* Bảng 2: Kết quả chất lượng trên trẻ:
- Nhà trẻ
T
T

Nội dung khảo sát

Số
trẻ
43

Kết quả trên trẻ
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
%

Số trẻ
%
41
95.3
2
4.7

1

Lĩnh vực Phát triển thể chất

2

Lĩnh vực Phát triển nhận thức 43

40

93

3

7

3

Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ

43

41


95.3

2

4.7

4

Lĩnh vực PTTC-QHXH

43

41

95.3

2

4.7

- Mẫu giáo
T
T

Nội dung khảo sát

Kết quả trên trẻ

Số

trẻ

Chưa đạt

Đạt

1

Lĩnh vực Phát triển thể chất

323

Số trẻ
311

%
96.2

Số trẻ
12

%
3.8

2

Lĩnh vực Phát triển nhận thức

323


313

96.9

10

3.1

3
4
5

Lĩnh vực Phát triển ngôn ngữ

323

310

95.9

13

4.1

Lĩnh vực PTTC-QHXH
Lĩnh vực Phát triển thẩm mỹ

323
323


312
309

96.5
95.6

11
14

3.5
4.4

21


Phụ lục 2. Hình ảnh minh họa cho giải pháp: 2.3.1. Tổ chức cho giáo viên tự
học, tự nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm qua dự giờ đồng nghiệp.
(Hình ảnh BGH và tổ chuyên môn dự giờ lớp Hoa Lan)
Phụ lục 3: Hình ảnh minh họa cho giải pháp:
2.3.3. Tăng cường chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm.

22



×