Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Hôn nhân hiện nay của người Dao Đỏ ở xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 109 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ PHƢƠNG THẢO

HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Ở XÃ CẦN
NÔNG, HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

HÀ NỘI, 2018
1


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGÔ THỊ PHƢƠNG THẢO

HÔN NHÂN HIỆN NAY CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ Ở XÃ CẦN
NÔNG, HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG

Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số : 8 31 03 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ DÂN TỘC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN THỊ SONG HÀ



HÀ NỘI,
2018
2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Nguồn dữ liệu điều tra, khảo sát thực tế, nội dung của luận văn là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Ngô Thị Phƣơng Thảo

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài Hôn nhân hiện nay của người Dao
Đỏ ở xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, tôi đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp cũng như các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu.
Trước hết tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Song Hà, người đã trực tiếp động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như
nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, giảng viên khoa
Dân tộc học và Nhân học của Học viện Khoa học Xã hôi thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Trân trọng cảm ơn Ban giám đốc – Học viện Biên phòng, Khoa Khoa học Cơ
bản – Học viện Biên phòng và Thủ trưởng - Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Cao Bằng

đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng
Cần Yên, Ủy ban Nhân dân xã Cần Nông và bà con người Dao Đỏ ở xã Cần Nông
đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian điền dã và thu thập tư liệu trên địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp luôn động viên, giúp đỡ tôi để hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, tháng 03 năm 2018

Ngô Thị Phƣơng Thảo

4


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU………………………………………………………………….…….. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƢỜI DAO ĐỎ Ở
XÃ CẦN NÔNG………………………………………………………………... 11
1. 1. Cơ sở lý thuyết……………………………………………………………... 11
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu……………………………………………

16

1.3. Khái quát về lịch sử tộc người……………………………………………… 19
Tiểu kết chƣơng 1………………………………………………………………

26

Chƣơng 2: PHONG TỤC, TẬP QUÁN VÀ NGHI LỄ HÔN NHÂN CỦA
NGƢỜI DAO ĐỎ………………………………………………………………. 27
2.1. Quan niệm về hôn nhân……………………………………………………..


27

2.2. Tiêu chí chọn vợ, chọn chồng……………………………………..………..

27

2.3. Tuổi kết hôn………………………………………………………………… 29
2.4. Các nguyên tắc và hình thức hôn nhân……………………………………... 32
2.5. Phong tục tập quán và nghi lễ trong hôn nhân……………………………… 38
Tiểu kết chương 2……………………………………………………………….

56

Chƣơng 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HÔN NHÂN VÀ MỘT VẤN
ĐỀ ĐANG ĐẶT RA ĐỐI VỚI HÔN NHÂN CỦA NGƢỜI DAO ĐỎ……...

58

3.1. Những yếu tố tác động đến hôn nhân hiện nay……………………………………

58

3.2. Những xu hướng biến đổi trong hôn nhân hiện nay……………………………….

65

3.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị hôn nhân…………………………………… 68
Tiểu kết chƣơng 3………………………………………………………………


77

KẾT LUẬN……………………………………………………………………..

78

TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………... 81
PHỤ LỤC……………………………………………………………………….. 87

5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ viết thƣờng

CNH

Công nghiệp hóa

CT - HC

Chính trị - Hành chính

DTH

Dân tộc học

DTTS


Dân tộc thiểu số

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

KH

Kế hoạch

KHXH

Khoa học xã hội

NQ

Nghị quyết

Nxb

Nhà xuất bản

PGS

Phó giáo sƣ


TS

Tiến sĩ



Trung ƣơng

Tr

Trang

UBND

Ủy ban nhân dân

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dân tộc Dao là một trong 53 dân tộc thiểu số ở nước ta, cư trú lâu đời và sinh
sống chủ yếu ở miền núi phía Bắc bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên
Quang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên.... và có một nền văn hóa
đặc sắc, riêng biệt so với các tộc người khác. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009, người Dao ở Việt Nam có dân số 751.067 người trong đó Cao
Bằng có tỉ lệ người Dao chiếm số lượng khá lớn. Ở Cao Bằng, người Dao có nhiều
nhóm khác nhau, song người Dao Đỏ sống tập trung đông nhất ở các huyện Thông
Nông, Nguyên Bình và là một trong 8 dân tộc đã và đang sinh sống từ rất lâu đời

trên mảnh đất này. Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Dao nơi đây
đã hình thành các cách ứng xử hài hòa giữa con người với con người, giữa con
người với xã hội và thiên nhiên, ngoài ra, những phong tục, tập quán, những buổi
sinh hoạt văn hóa cộng đồng, đã góp phần tạo nên một nền văn hóa riêng biệt của
tộc người hòa chung với nền văn hóa của quốc gia đa dân tộc.
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, là sự khởi đầu cho cuộc sống gia đình
mới. Để củng cố, tạo lập và phát triển một gia đình vững chắc chúng ta cần thiết lập
các mối quan hệ xã hội khác (gia đình, dòng họ hay cộng đồng) thậm chí là giữa các
dân tộc hay quốc gia với nhau. Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển tương ứng với
nó là những hình thức và tính chất hôn nhân phù hợp với trình độ phát triển của xã
hội, điều đó, phản ánh sự đa dạng trong văn hóa của các tộc người. Với người Dao
nói chung, người Dao Đỏ nói riêng văn hóa được biểu hiện qua hôn nhân vô cùng
phong phú và đa dạng, đang góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm “ muôn
màu, muôn sắc”
Kể từ khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước (1986)
đến nay và, cùng với đó là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu tiếp xúc văn
hóa giữa các tộc người đã và đang diễn ra mạnh mẽ khiến cho đời sống kinh tế, xã
hội, văn hóa của các tộc người thiểu số có nhiều thay đổi đáng kể, trong đó có hôn
nhân của người Dao nói chung, nhóm Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng nói riêng.
7


Trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang thực hiện Nghị quyết Hội nghị
lần thứ năm (khóa VIII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng “Về xây dựng và phát
triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Hội nghị
lần thứ chín (khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” thì việc nghiên cứu về văn hóa các tộc
người thiểu số, trong đó có hôn nhân của người Dao Đỏ tại một địa bàn nghiên cứu
cụ thể là xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng để thấy được sự đa dạng
trong văn hóa của người Dao ở Việt Nam, thấy được những giá trị văn hóa đặc

trưng, tiêu biểu của tộc người nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị khoa học và
thực tiễn sâu sắc. Đồng thời việc nghiên cứu văn hóa tộc người thông qua đời sống
hôn nhân của người Dao cũng góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc
hoạch định chính sách phát triển văn hóa – xã hội, chính sách bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa, cụ thể hóa Luật Hôn nhân và gia đình, phù hợp với tộc người Dao
tại địa phương
Với những lý do trên, tác giả luận văn đã lựa chọn vấn đề: Hôn nhân hiện
nay của người Dao Đỏ ở xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng làm đề
tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Dân tộc học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài.
Trong thời kì thực dân Pháp để phục vụ cho việc cai trị và bóc lột, người
Pháp đã tiến hành nghiên cứu khá kĩ về các dân tộc ít người ở Việt Nam. Vì thế
trong thời kì này đã có nhiều công trình nghiên cứu về các tộc người thiểu số trong
đó có người Dao. Tác giả tiêu biểu gắn với các công trình nghiên cứu về người Dao
như : Auguste Bonifacy. Bonifacy là một sĩ quan người Pháp, ông đã có nhiều
nghiên cứu về người Dao được đăng tải trên “Tạp chí Đông Dương” như: Mán
quần cộc (1904 – 1905), Mán quần trắng (1905), Mán chàm hoặc Lam Diên (1906),
Mán Tiểu Bản hay Đeo Tiền (1907), Mán Đại Bản, Cộc hoặc Sừng (1908) v.v... Các
công trình này của Bonifacy đã miêu tả khá chi tiết về nhà cửa, trang phục, hoạt
động kinh tế, tổ chức xã hội, các nghi lễ, văn học, nghệ thuật, tôn giáo của người
8


Dao ở Việt Nam.
Bên cạnh A. Bonifacy còn có một học giả người Pháp khác cũng quan tâm
viết về người Dao ở Việt Nam, tác phẩm “Les Mans du Haut - Tonkin” của
Maurice Abadie được công bố vào năm 1992. Tác phẩm đã tập trung khái quát về
đặc điểm văn hóa của người Dao, trong đó có một ít tư liệu về hôn nhân và cưới xin
của người Dao Quần trắng và Dao Họ.

Hội thảo quốc tế lần thứ VII được tổ chức tại Thái Nguyên năm 1995 với
tiêu đề “Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai” có hai
bài viết liên quan đến người Dao ở Việt Nam trong đó phải kể đến báo cáo của học
giả người Trung Quốc, Trương Hữu Tuấn với “Mấy vấn đề về người Dao di cư vào
Việt Nam” và học giả người Pháp Jacques Lemoine “Khái quát về di sản văn hóa
Dao và hiện đại hóa ở Việt Nam” Trong bài viết của mình, J. Lemoine đã nhận
định: “Sự đa dạng của các nhóm cùng bản sắc riêng của mỗi nhóm là đặc điểm
chính của người Dao ở Việt Nam. Ngày nay, khi xem xét những nét đặc trưng của
người Dao chúng ta có thể thấy rằng, ngoài ngôn ngữ và tên gọi họ đặt cho mình và
những nhóm khác còn có thể chú ý đến những đặc điểm vê nhà ở, trang phục, tập
quán và tôn giáo riêng” [38, tr. 391-399]. Tuy nhiên, hôn nhân của người Dao Đỏ
nói riêng và người Dao ở Việt Nam nói chung hai tác giả đều không đề cập đến
trong các nghiên cứu của mình.
2.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước.
Khi nói tới các công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam đã được
công bố của các tác giả trong nước, trước hết phải kể đến các tài liệu cổ như “Kiến
văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn (2007), “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan
Huy Chú (1992), “Đại Việt sử kí toàn thư” (1998), của Ngô Sĩ Liên... Các công
trình này đã ghi chép khá chi tiết về sự phân bố dân cư, tình hình các dân tộc vùng
biên giới. Các học giả phong kiến đã cho thấy nguồn gốc tên gọi, một số phong tục
tập quán của tộc người Dao dưới khái niệm “Mán”.
Năm 1971 cuốn “Người Dao ở Việt Nam” của nhóm tác giả Bế Viết Đẳng,
Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến được xuất bản và đã đem đến
9


cho người đọc những hiểu biết cơ bản về tộc người Dao. Có thể nói với nhiều nguồn
tư liệu điền dã phong phú, các tác giả đã khái quát về tên gọi, nguồn gốc lịch sử, địa
bàn cư trú, các hình thái kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, phong tục tập quán, tôn
giáo tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, tri thức dân gian trong đó có lĩnh vực hôn

nhân và đặc biệt là những biến đổi trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao ở nước
ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Năm 1959, Mạc Đường đã giới thiệu một cách sơ lược nhất về người Dao từ
nguồn gốc lịch sử, dân số, đến kinh tế - xã hội của các nhóm Dao qua bài viết “Dân
tộc Mán” trong cuốn “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam”
Nghiên cứu về lịch sử tộc người có công trình “Các dân tộc ít người ở Việt
Nam” các tỉnh phía Bắc (1979) do Viện Dân tộc học xuất bản. Cuốn sách đã trình
bày một cách khái quát về lịch sử tộc người, dân cư, trang phục và một số loại hình
kinh tế xã hội, hay phong tục tập quán…. của các tộc người cư trú trên địa bàn các
tỉnh miền núi phía Bắc. Ngoài ra, vấn đề hôn nhân của các tộc người cũng được
Viện Dân tộc học giới thiệu sơ lược trong đó có hôn nhân của người Dao được giới
thiệu từ trang 325 đến trang 328.
Công trình “ Văn hoá truyền thống của người Dao ở Hà Giang" của các tác
giả Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý xuất bản năm 1991 đã đi sâu nghiên cứu
hai nhóm Dao tập trung và cư trú đông ở Hà Giang là Dao Đỏ và Dao Áo dài. Các
tác giả đã làm rõ những nét đặc trưng nhất của hai nhóm Dao này trên tất cả các lĩnh
vực lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế, văn hoá vật chất, tín ngưỡng tôn giáo,
văn hoá dân gian, tri thức dân gian, tổ chức làng bản, các loại hình gia đình và đặc
biệt là hình thức kết hôn và nghi lễ đám cưới.
Công trình “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người của nhóm Dao Tiền
ở Bắc Kạn” của tác giả Lý Hành Sơn (2003), miêu tả khá sinh động các nghi lễ chủ
yếu trong chu kì đời người và quá trình biến đổi của nó, tác giả làm rõ vai trò, chức
năng, giá trị của những nghi lễ này cũng như đặc điểm văn hoá của nhóm Dao Tiền
ở Bắc Kạn.
Công trình “Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” của nhóm tác giả
10


Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu (1997) cung cấp cho người đọc
những hiểu biết cơ bản về sinh hoạt kinh tế, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, nếp

sống gia đình và xã hội. Ngoài ra, nhóm tác giả còn miêu tả khá chi tiết về vấn đề
hôn nhân của các nhóm tộc người khác. Trong đó, có hôn nhân của tộc người
H’Mông, Dao, Pà Thẻn điều đó được thể hiện trong mục “Dòng họ, gia đình và hôn
nhân” từ trang 135 đến trang 138.
Trong công trình “Lễ cưới của người Dao Tuyển ở Lào Cai” (2001), tác giả
Trần Hữu Sơn đã khái quát những nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Tuyển ở
vùng núi phía Bắc. Tác phẩm “Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái
định cư thủy điện Sơn La” do Phạm Quang Hoan chủ biên (2012), cho chúng ta
thấy những biến đổi trong đời sống vật chất, tinh thần của người Dao dưới tác động
của công trình thủy điện, đặc biệt là những biến đổi trong phong tục, tập quán, hôn
nhân, quan hệ gia đình của người Dao. Cuốn sách “Người Dao Quần Chẹt ở miền
núi và Trung du Bắc Bộ” của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh chủ biên (2015) đã mang
đến cho người đọc những thông tin có giá trị về đời sống kinh tế, dòng họ, nhà cửa,
các nghi lễ trong hôn nhân của người Dao Quần Chẹt.
Bên cạnh, các công trình sách viết về hôn nhân của người Dao đã đăng tải,
gần đây hướng nghiên cứu về người Dao, nghi lễ vòng đời, hôn nhân của người Dao
cũng được các nghiên cứu sinh, học viên cao học ngành Dân tộc học/ Nhân học…
quan tâm chú ý. Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Uyên “Biến đổi trong hôn nhân và ảnh
hưởng của nó tới văn hóa gia đình người Dao Quần Chẹt ở xã Ba Vì, huyện Ba Vì,
tỉnh Hà Tây” (2008); khóa luận tốt nghiệp cử nhân “Hôn nhân của người Dao Tiền
ở xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” (2014) của Nguyễn Đức Trị….
Năm 2016, Nguyễn Thị Thu Hà đã bảo vệ luận án tiến sĩ ngành Nhân học về đề tài
“Nghi lễ vòng đời của người Dao Thanh Y ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh”,
Chu Quang Cường với đề tài “Hôn nhân của người Dao Họ huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai”; Hoàng Thị Minh Nguyệt bảo vệ luận văn thạc sĩ Dân tộc học “Hôn nhân
của người Dao Quần Chẹt hiện nay ở làng Thành Công, xã Lãng Công, huyện Sông
Lô, tỉnh Vĩnh Phúc” (2016). Tạp chí Dân tộc học số 2 (2008) đang bài của Vũ Tuyết
11



Lan về “Những biến đổi trong quan niệm hôn nhân của người Dao Quần Chẹt ở
xóm Mạ, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình”. Tại Hội nghị Thông báo Dân tộc
học năm 2005, Vũ Tuyết Lan cũng cho người đọc thấy rõ những nghi lễ hôn nhân
xưa và nay của người Dao Quần Chẹt ở xã Yên Đơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú
Thọ…. Các luận án, luận văn, các công trình đăng trên tạp chí này đã miêu tả, phân
tích các yếu tố cơ bản của đời sống, nghi lễ hôn nhân của người Dao trong truyền
thống, biến đổi tại các điểm nghiên cứu cụ thể.
Đối với người Dao ở Cao Bằng, trong nhiều năm trở lại đây cũng được nhiều
nhà khoa học, nhà nghiên cứu chú ý như “Văn hóa dân gian Cao Bằng” (1993),
của Hội văn nghệ Cao Bằng, Địa lý - lịch sử tỉnh Cao Bằng (2003), của Ban tuyên
giáo tỉnh uỷ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, Địa chí Cao Bằng (2000), của
Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng. “Nghiên cứu, phục dựng đám cưới dân
tộc Dao Đỏ tỉnh Cao Bằng” (2012) của Hoàng Kim Tuyến đã cho chúng ta thấy
bức tranh toàn cảnh về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội và đặc biệt là nghi lễ cưới
truyền thống của người Dao Đỏ.
Có thể nói tất cả các công trình nêu trên đã phản ánh một bước tiến lớn với
những kết quả nghiên cứu về tộc người Dao trong cả nước nói chung và người Dao
ở từng địa phương nói riêng. Các công trình này được coi là nguồn tư liệu quý, có
giá trị tham khảo sâu sắc đối với tác giả luận văn này. Việc nghiên cứu về hôn nhân
của người Dao Đỏ ở một xã biên giới, đường xá đi lại khó khăn điều kiện kinh tế,
xã hội còn chưa phát triển đó là xã Cần Nông, huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng từ
trước đến nay lại chưa được chú ý một cách sâu sắc. Do đó luận văn cung cấp
những tư liệu mới, bổ ích về dân số, đời sống, phong tục, tập quán, lối sống, hôn
nhân của người Dao Đỏ tại điểm nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Làm rõ thực trạng hôn nhân hiện nay của người Dao Đỏ ở xã Cần Nông,
huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, qua đó thấy được các đặc điểm văn hóa của các
tộc người.
12



- Luận văn chỉ ra những nguyên nhân tác động đến biến đổi trong hôn nhân
của người Dao Đỏ và dự báo xu hướng biến đổi trong hôn nhân của người Dao Đỏ
xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới.
- Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống trong hôn nhân của người Dao Đỏ trong lĩnh vực hôn nhân phù
hợp với sự phát triển của người Dao Đỏ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận văn tập trung nghiên cứu làm rõ những đặc điểm, nguyên tắc, hình
thức, các bước thực hành trong nghi lễ hôn nhân, vấn đề cư trú sau hôn nhân …để
làm rõ bức tranh văn hóa của người Dao Đỏ tại điểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến hôn nhân và một số vấn đề đang đặt ra
đối với hôn nhân của người Dao Đỏ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hôn nhân hiện nay của người Dao Đỏ
ở xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Nội dung chính của luận văn
tập trung làm rõ một số đặc điểm về hôn nhân của người Dao Đỏ, thể hiện qua quan
niệm về hôn nhân, nguyên tắc kết hôn, hình thức, các bước thực hành trong nghi lễ
hôn nhân, vấn đề cư trú sau hôn nhân, các yếu tố tác động đến hôn nhân và một số
vấn đề đang đặt ra đối với hôn nhân của người Dao Đỏ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến hôn
nhân của người Dao Đỏ gồm: các quan niệm, nguyên tắc, tập quán và nghi lễ trong
hôn nhân hiện nay
Không gian nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu chính là xã Cần Nông, huyện
Thông Nông, tỉnh Cao Bằng, đây là một trong những nơi tập trung cư trú của người
Dao Đỏ.
Thời gian nghiên cứu: Cùng với công cuộc đổi mới của đất nước (1986) tỉnh

Cao Bằng có những bước thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội. Chính vì thế, tác
13


giả Luận văn tập trung nghiên cứu hôn nhân của người Dao Đỏ từ năm 2000 đến
năm 2017 bởi đây là khoảng thời gian mà tỉnh Cao Bằng nói chung và xã Cần Nông
thuộc huyện Thông Nông nói riêng có những bước phát triển mới, có sự biến đổi
nhiều mặt về kinh tế - văn hóa và xã hội.
5. Nguồn tƣ liệu, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu để tác giả hoàn thành luận văn là các tư liệu điền dã
do chính tác giả thu thập trong các đợt khảo sát, nghiên cứu vào năm 2016 và năm
2017 tại xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Ngoài ra, tác giả luận
văn còn tham khảo và kế thừa các nguồn tài liệu đã công bố, kết quả nghiên cứu của
các tác giả đi trước, các báo cáo của các cơ quan trung ương và địa phương.
5.2. Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu hôn nhân của người Dao Đỏ ở tỉnh Cao Bằng chủ yếu dựa trên
cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin để
nhận diện, trình bày và phân tích đối tượng nghiên cứu trong sự vận động biến đổi
từ truyền thống đến hiện nay. Luận văn cũng dựa trên quan điểm của Đảng và Nhà
nước ta về hôn nhân và gia đình, nhất là Luật Hôn nhân và gia đình, các chính sách
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người đã và đang được thực hiện tại địa
phương.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài luận văn này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu có sẵn: Tác giả đã đọc các
công trình nghiên cứu về dân tộc Dao, trong đó có nhóm Dao Đỏ ở Cao Bằng. Các
nghiên cứu này được in thành sách, các bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành,
luận án, luận văn, báo cáo tập sự, báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo, trong

đó có đề cập đến hôn nhân và gia đình của người Dao nói chung, nhóm Dao Đỏ nói
riêng. Ngoài ra các tài liệu thứ cấp như báo cáo, số liệu về dân số, niên giám thống

14


kê liên quan đến người Dao cũng được tác giả chú ý và tham khảo phục vụ cho nội
dung nghiên cứu luận văn.
- Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ đạo được tác
giả sử dụng để thu thập tư liệu, thông tin cho luận văn. Để thực hiện luận văn này
tác giả đã thực hiện 3 cuộc điền dã vào tháng 9/2016, tháng 5/2017 và tháng 9/2017,
mỗi cuộc điền dã tác giả đã ở tại địa bàn từ 7 đến 10 ngày, cùng tham gia vào các
hoạt động thường nhật của người dân và tham gia nghi lễ đám cưới của họ.
+ Phương pháp quan sát tham dự: Việc quan sát được thực hiện trong suốt
quá trình nghiên cứu tại thực địa xã Cần Nông, giúp tác giả dễ hòa nhập với người
dân và cộng đồng, hiểu được sâu sắc hơn về văn hóa và hôn nhân của người Dao Đỏ
tại địa bàn nghiên cứu. Bên cạnh đó tác giả đã được tham dự một đám cưới của
người Dao Đỏ, điều đó giúp cho tác giả có tư liệu sống động về hôn nhân của tộc
người này.
+ Phương pháp phỏng vấn sâu: Công cụ này đã được tác giả luận văn áp
dụng cho nhiều đối tượng là người Dao Đỏ ở xã Cần Nông. Người được phỏng vấn
sâu khác nhau về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp và địa vị xã hội. Trong đó, đối
tượng được tác giả quan tâm nhiều hơn là những người cao tuổi, minh mẫn, am hiểu
phong tục tập quán, những người làm thầy cúng, mai mối và gia đình hai bên cô
dâu, chú rể. Ngoài ra, tác giả còn phỏng vấn những người trẻ tuổi để tìm hiểu quan
niệm của họ về lựa chọn người bạn đời, đồng thời thấy được xu hướng biến đổi
trong hôn nhân của người Dao Đỏ ở xã Cần Nông hiện nay.
+ Phương pháp thảo luận nhóm: Để nhận được những nhận định, đánh giá
về giá trị truyền thống và biến đổi trong hôn nhân, cũng như các yếu tố ảnh hưởng
đến việc lựa chọn bạn đời cho cuộc sống gia đình người Dao Đỏ hiện nay. Tác giả

đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận nhóm với những đối tượng khác nhau như: nhóm
nam, nhóm nữ trong độ tuổi kết hôn, nhóm người già am hiểu phong tục tập quán.
- Phương pháp hồi cố: Thực hiện phương pháp này tác giả đã gặp gỡ, trao
đổi và phỏng vấn một số người Dao Đỏ lớn tuổi, các thầy cúng, trưởng họ... nhằm
thu thập tài liệu để hồi cố lại lịch sử thành lập xã Cần Nông, quá trình di cư của
15


người Dao Đỏ đến xã này, cũng như những thay đổi đã và đang diễn ra trong hôn
nhân của họ so với truyền thống.
Bên cạnh đó, quay phim, chụp ảnh là một trong những công cụ bổ trợ giúp
tác giả ghi lại những hình ảnh của hôn nhân người Dao Đỏ một cách đầy đủ, sống
động.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống,
chuyên sâu về hôn nhân của người Dao Đỏ, xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh
Cao Bằng. Luận văn phản ánh chân thực đời sống văn hóa của dân tộc này thông
qua các nguyên tắc, đặc điểm, các nghi lễ biến đổi trong hôn nhân của người Dao
Đỏ ở xã Cần Nông, huyện Thông Nông.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ nghiên cứu về nghi thức hôn nhân của người Dao Đỏ
ở xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Do đó, luận văn góp phần bổ
sung nhiều tư liệu mới về đời sống hôn nhân, những giá trị văn hóa của tộc người,
và những vấn đề đang đặt ra đối với hôn nhân của người Dao trong bối cảnh đổi
mới đất nước, quá trình hội nhập và toàn cầu hóa..
- Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng sẽ là cơ sở quan trọng giúp các nhà
quản lý, chính quyền địa phương có cái nhìn khái quát về người Dao Đỏ để từ đó có
các chủ trương, chính sách cụ thể, thiết thực góp phần bảo tồn và phát triển những
giá trị tốt đẹp của tộc người.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được

cơ cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và khái quát về địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: Phong tục, tập quán và nghi lễ hôn nhân của người Dao Đỏ.
Chương 3: Các yếu tố tác động đến hôn nhân và một số vấn đề đang đặt ra
đối với hôn nhân của người Dao Đỏ.

16


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1. 1. Cơ sở lý luận,
1.1.1. Một số khái niệm,
- Hôn nhân: Theo từ điển Nhân học, “Hôn nhân là mối quan hệ gắn bó được
thừa nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông với một người đàn bà nhằm mục
đích duy trì nòi giống một cách hợp pháp lập gia đình hạt nhân mới hoặc nhằm tạo
ra hộ gia đình mới’’ [54, tr. 519]. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Hôn nhân là
một thể chế xã hội kèm theo nghi thức xác nhận quan hệ tính giao giữa hai hay
nhiều người thuộc hai giới tính khác nhau (nam, nữ) được coi nhau là chồng và vợ,
quy định mối quan hệ và trách nhiệm giữa họ với nhau và giữa họ với con cái của
họ. Sự xác nhận đó, trong quá trình phát triển của xã hội, dần dần mang thêm những
yếu tố mới” [58, tr. 380 – 390].
Khi nghiên cứu về hôn nhân, Emily A.Schultz và Robobert H.Lavenda đã
khẳng định rằng: “Hôn nhân là một quá trình xã hội mà mô hình mẫu của nó là sự
kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là một sự kiện làm biến đổi
những thành viên của nó, làm thay đổi quan hệ giữa những người thân thuộc của
mỗi bên và những khuôn mẫu xã hội thông qua việc sinh đẻ cùng với một số quyền
lợi và nghĩa vụ đi kèm” [23, tr. 308]. “Hôn nhân cũng tạo nên tính hợp pháp của
con cái do người vợ sinh ra và thiết lập các mối quan hệ giữa họ hàng bên vợ và họ
hàng bên chồng” [23, tr. 306]. Có thể nói, hôn nhân là một hiện tượng xã hội, đây

là đặc trưng cơ bản nhất trong hôn nhân của người Dao Đỏ nói chung và hôn nhân
của các tộc người khác nói riêng. Ở mỗi giai đoạn phát triển hôn nhân đều trải qua
những hình thức và tính chất khác nhau để phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh
tế xã hội.
Tác giả Nguyễn Thị Song Hà trong cuốn Nghi lễ trong chu kỳ đời người của
người Mường ở Hòa Bình cho rằng: “Hôn nhân bao hàm một sự thay đổi trong vị
trí xã hội của con cháu. Một hôn nhân đòi hỏi phải có một người nam và một người

17


nữ và quy định mức độ quan hệ tính giao các thành viên trong hôn nhân có thể có
với nhau” [34,tr.35]
Luật Hôn nhân và Gia đình nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi
rằng “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” [42, khoản 1 Điều 3,
tr. 7]. Đồng thời Luật này cũng định nghĩa “Tập quán về hôn nhân và gia đình là
quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng về quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ
hôn nhân và gia đình, được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài và được thừa nhận
rộng rãi trong một vùng, miền hoặc cộng đồng” [42, khoản 4 Điều 3, tr. 7]. “Kết
hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật
này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” [42, khoản 1, 4, 5; điều 3, tr. 7]. Do
đó, kết hôn là việc lớn của cuộc đời mỗi con người nó là sợ dây gắn kết để hình
thành một gia đình nhỏ. Tuy nhiên, đối với người Dao Đỏ việc kết hôn được xem
như khẳng định sự trưởng thành của người đàn ông và đàn bà.
- Tảo hôn: Hiện tượng tảo hôn vẫn còn xảy ra ở rất nhiều các tộc người trong
cả nước nói chung và tộc người Dao Đỏ nói riêng. Theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình “Tảo hôn là việc lấy, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa
đủ tuổi kết hôn” [42, khoản 8 Điều 3, tr. 8] do vậy độ tuổi kết hôn “Nam từ đủ 20
tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi” [42, điểm a khoản 1 Điều 8, tr 13]. Hiện nay, hiện tượng tảo
hôn vẫn tồn tại ở một số dân tộc như H’mông, Dao. Chính vì vậy, việc truyên

truyền Luật Hôn nhân và gia đình cũng như những chính sách của Đảng và Nhà
nước nên hiện tượng tảo hôn của người Dao Đỏ ở xã Cần Nông, huyện thông Nông,
tỉnh Cao Bằng nói chung đã dần được loại bỏ.
- Hôn nhân cận huyết thống: Theo quy định tại khoản 3 điều 10 Luật hôn
nhân và gia đình về trường hợp cấm kết hôn: “ giữa những người cùng dòng máu
về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời” [42, điểm d, khoản 2
Điều 5, tr. 11]. Và theo quy định tại khoản 18 Điều 3 phần giải thích từ ngữ quy
định?: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh
ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ
18


khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú con bác, con cô con cậu, con dì là đời
thứ ba ” [42, khoản 18 Điều 3, tr. 9]. Chính vì vậy, hôn nhân cận huyết được hiểu là
hôn nhân của những người có chung huyết thống trong phạm vi ba đời mà pháp luật
Việt Nam không cho phép. Hiện nay, ở các xã vùng cao nơi có đông đồng bào
H’Mông, Dao sinh sống, hôn nhân cận huyết vẫn còn tồn tại, để xóa bỏ tình trạng
này cần tuyên truyền Luật hôn nhân và gia đình trong các buổi sinh hoạt cộng đồng
để người dân hiểu được hậu quả của việc kết hôn cận huyết.
- Hôn nhân 1 vợ 1 chồng: Là phong tục kết hôn chỉ với một người sống thủy
chung một lần, được xác lập khi đáp ứng các điều kiện, theo đó, cá nhân đã kết hôn
chỉ được có một vợ hoặc một chồng. Đồng thời, trong thời kỳ hôn nhân, nam/nữ
không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.[36 ,tr. 10].
- Ngoại hôn dòng họ: Theo tác giả Emily A. Schultz và Robobert H. Laenda
(2001): "Ngoại hôn là khi người ta kết hôn với người thuộc ngoài nhóm xã hội với
mình. [23, tr. 308]. Vì vậy, ngoại hôn dòng họ đó là những quy tắc kết hôn ngoài
dòng họ được luật tục, tập quán hay pháp luật quy định.
- Nội hôn tộc người: Theo tác giả Emily A.Schultz và Robobert H. Lavenda
(2001): "Nội hôn là khi người ta chỉ cho phép lấy người cùng một nhóm xã hội với
mình" [23 tr. 308]. Do đó, nội hôn tộc người là quy tắc chỉ kết hôn với người đồng

tộc hay cùng một nhóm tộc người (nhóm địa phương) với mình.
- Nghi lễ: Theo Từ điển Nhân học: “Nghi lễ là những hành động nghi thức
diễn ra trong bối cảnh thờ cúng tôn giáo - ví dụ một đại lễ Thiên chúa giáo hay một
buổi hiến tế tổ tiên. Thông thường, các nhà nhân học sử dụng “nghi lễ” để nói về bất
kỳ một hành động nào có nhiều nghi thức và với mục đích bình quân chủ
nghĩa.Theo nghĩa rộng nhất, nghi lễ liên quan không chỉ đến một loại sự kiện cụ
thể đặc biệt nào mà cả với khía cạnh thể hiện của toàn bộ hoạt động của con người.
Trong chừng mực nó chuyển tải các thông điệp địa vị văn hóa và xã hội của các cá
nhân, bất kỳ hành động nào của con người cũng có khía cạnh nghi lễ” [54, tr. 22 23].

19


Ngoài ra, tác giả Nguyễn Thị Song Hà cho rằng; “Nghi lễ chính là những
nghi thức bắt buộc phải tiến hành trong một buổi lễ, nó gắn liền với đời sống văn
hóa tộc người, được cộng đồng xã hội thừa nhận [34, tr. 24].
- Nghi lễ hôn nhân: Được hiểu là các nghi lễ được tiến hành trong hôn nhân
theo phong tục, tập quán dưới sự chứng kiến của gia đình và cộng đồng. Nghi lễ
hôn nhân đã làm thay đổi vị thế của con người trong xã hội, đồng thời, nó khẳng
định đây là một cuộc hôn nhân hợp pháp. Để tiến tới hôn nhân mỗi cá nhân trong
một tộc người cụ thể đều phải trải qua các nghi lễ nhất định theo quy định của tộc
người đó. Ngoài ra, nghi lễ hôn nhân còn chứa đựng những yếu tố tâm linh gắn liền
với đời sống hôn nhân của đôi vợ chồng. Chính vì vậy nghi lễ hôn nhân không thể
tách ra khỏi gia đình, cộng đồng mà nó chỉ có thể nằm trong các cụm từ gia đình,
cộng đồng, chủ hôn, quan lang, cô dâu, chú rể…. Đây là hệ thống các nghi lễ trong
hôn nhân của người Dao Đỏ nói riêng và hôn nhân của các tộc người nói chung.
- Truyền thống: Thói quen hình thành đã lâu trong cuộc sống và nếp nghĩ,
được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác [58, tr. 1055].
- Biến đổi: Là sự thay đổi thành khác trước hoặc sự thay đổi, điều thay đổi
khác với trước [54, tr. 64]. Hiện nay, trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa, sự

biến đổi trong văn hóa nói chung và hôn nhân nói riêng của các tộc người là tất yếu.
Bởi vì, hôn nhân là những giá trị văn hóa phi vật thể, cho nên, nó luôn luôn biến đổi
để phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đời sống xã hội.
1.1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Trong luận văn này, tác giả sử dụng một số quan điểm lý thuyết của Dân tộc
học/ Nhân học làm cơ sở cho việc phân tích và nhận định, đó là:
- Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người: Là tổng thể các giá trị đặc trưng bản
chất của văn hóa tộc người, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch
sử lâu dài, các giá trị đặc trưng ấy ở "tầng nền" mang tính bền vững, trường tồn,
trừu tượng và tiềm ẩn. Lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người được F. Boas đưa ra để
chỉ tính đặc thù của văn hóa tộc người. Theo quan niệm này các nhà nghiên cứu,
trong đó có các nhà Dân tộc học và Nhân học nhấn mạnh đến những bản sắc riêng,
20


có tinhd riêng biệt trong văn hóa của mỗi cộng đồng tộc người. Họ cho rằng, hôn
nhân có thể diễn ra trong nội bộ của một cộng đồng tộc người hay giữa các cộng
đồng tộc người. Hôn nhân trong nội bộ cộng đồng tộc người diễn ra giữa những
người đến từ một nền văn hóa gốc, một cộng đồng tộc người gốc [William Lucy,
2010, tr. 105]. Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập toàn cầu như hiện nay thì hôn
nhân liên cộng đồng diễn ra giữa những người đến từ những nền văn hóa khác nhau,
các cộng đồng tộc người khác nhau khiến cho các nền văn hóa đang có xu hướng
trộn vào nhau. Chính vì vậy, việc áp dụng lý thuyết bản sắc văn hóa tộc người đã
giúp cho tác giả luận văn nhìn nhận sự giao lưu, tiếp thu một số yếu tố văn hóa
trong đó hôn nhân của các tộc người khác như tộc người Kinh, Tày, Nùng… Khi
tiếp thu những yếu tố văn hóa mới họ đã cải tạo theo cách riêng của mình và ít
nhiều vẫn mang bản sắc văn hóa của tộc người Dao Đỏ.
- Lý thuyết giao lưu, tiếp biến văn hóa: Lý thuyết này được trường phái Nhân
học Anglo – Saxon đưa vào cuối thế kỷ XIX để chỉ sự tiếp xúc trực tiếp và lâu dài
giữa hai nền văn hóa khác nhau và hậu quả của sự tiếp xúc đó là sự thay đổi hay

biến đổi của một số loại hình văn hóa ở cả hai nền văn hóa. Theo các nhà Nhân học
Mỹ, giao lưu tiếp biến văn hóa là quá trình trong đó một nền văn hóa thích nghi,
ảnh hưởng bởi một nền văn hóa khác bằng cách vay mượn nhiều nét đặc trưng. Sự
giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơ chế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự
trao đổi những đặc tính văn hóa nảy sinh khi các cộng đồng tiếp xúc trực diện và
liên tục. Các thành tố của nền văn hóa tuy có biến đổi, song mỗi nền văn hóa vẫn
giữ tính riêng biệt của mình… tiếp biến văn hóa được hiểu là quá trình biến đổi văn
hóa diễn ra do sự tiếp xúc của hai hệ thống văn hóa riêng rẽ mà kết quả làm cho
chúng ngày càng trở nên giống nhau hơn.[46, tr. 12]
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu hướng hội
nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ thì biến đổi là quá trình tất yếu của mọi
sự vật và hiện tượng trong đó bao gồm cả văn hóa tộc người nói chung và hôn nhân
nói riêng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về hôn nhân hiện nay của người Dao Đỏ ở

21


xã Cần Nông, tác giả luận văn luôn xem xét các vấn đề dưới sự tác động của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu hướng hội nhập của đất nước.
1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu.
1.2.1.Điều kiện tự nhiên.
Thông Nông là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng,
cách trung tâm tỉnh lị 50 km (theo tuyến đường tỉnh lộ 204). Địa phận huyện Thông
Nông trải dài từ 22o40'58"-22o57'25" vĩ bắc, 105o50'21"- 106o03'28" kinh đông.
Phía bắc giáp huyện Nà Po (Quảng Tây-Trung Quốc), phía nam giáp huyện Nguyên
Bình, phía đông giáp huyện Hà Quảng và Hòa An, phía tây giáp huyện Bảo Lạc.
Huyện Thông Nông bao gồm các xã: Bình Lãng, Cần Nông, Cần Yên, Đa Thông,
Lương Thông, Lương Can, Ngọc Động, Thanh Long, Vị Quang, Yên Sơn và thị
trấn Thông Nông [57, tr. 865 ].
Xã Cần Nông là một xã biên giới của huyện Thông Nông (Ảnh số 1), cách

trung tâm huyện lị 27 km về phía Bắc. Địa phận xã Cần Nông trải dài từ bắc xuống
nam dài 7km, từ đông sang tây hơn 6km. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp
xã Lương Thông, phía Đông giáp xã Cần Yên, phía Tây giáp xã Xuân Trường,
huyện Bảo Lạc. Xã Cần Nông có địa hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đá vôi có độ
dốc lớn, xen kẽ các bãi bằng thung lũng hẹp và trên các sườn núi dốc thoải. Đất
thung lũng do sản phẩm dốc tụ là loại đất màu vàng trên đá vôi, rất thích hợp trồng
cây lâu năm, cây công nghiệp. Chính vì vậy đây là nguyên nhân chính làm cho nền
kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Thuộc miền núi cao, xã Cần Nông mang đặc điểm khí hậu gió mùa. Nhiệt độ
trung bình 20,2oC, đối với vùng rẻo cao khi nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng lớn
đến sinh hoạt và đời sống. Lượng mưa trung bình năm từ 1736,9 mm, năm cao nhất
có thể lên tới 2000 mm. Do địa hình núi cao lại dốc nên đôi khi xảy ra lũ vào tháng
7, tháng 8 trong năm. Gió mùa Đông bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau gây
ra lạnh giá. Gió mùa Đông nam bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 11, đôi khi
gây ra gió lốc. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, cao nhất vào mùa hè
(90%) và thấp nhất vào mùa đông (55%). Trong năm, vào mùa đông giá có xảy ra
22


sương muối ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi. Do đặc điểm khí hậu hết sức khắc
nghiệt và diễn biến bất thường, bão, lũ liên tục xảy ra làm thiệt hại lớn đến hoa màu
trên địa bàn xã. [63, tr. 125]
Về tài nguyên thiên nhiên, toàn xã Cần Nông có tổng diện tích tự nhiên
2.673,21 ha chiếm 7,4%, trong đó diện tích đất nông nghiệp 360,75 ha chiếm 0,13%
tổng diện tích tự nhiên, đất lâm nghiệp 2.209,86 ha chiếm 8,3% tổng diện tích tự
nhiên, đất chuyên dùng là 43,44 ha chiếm 1,6% tổng diện tích tự nhiên, đất ở là
14,92 ha chiếm 0,56% tổng diện tích tự nhiên. Đây là tiềm năng cần được quy
hoạch, khai thác hợp lí, phát huy thế mạnh, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn.
Rừng ở xã Cần Nông khá phong phú, rừng tự nhiên có 2.209,86 ha, độ che phủ
83%. Rừng là nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, đan lát và điều hoà

nguồn nước, chống lũ, bảo vệ đất đai cũng như bảo vệ đa dạng sinh học.[8, tr. 4]
1.2.2. Quá trình thành lập xã Cần Nông.
Trước cách mạng tháng năm 1945 phần đất của xã Cần Nông hiện nay nằm
trong khu hai lục khu Châu Hà Quảng. Sau cách mạng tháng năm 1945 đơn vị hành
chính cấp lục khu được xóa bỏ và nhiều thôn, xóm mới được hình thành. Theo
Quyết định 67-CP ngày 7 tháng 4 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa huyện Thông Nông trên cơ sở tách ra từ huyện Hà Quảng.
Huyện Thông Nông khi tách ra có 8 xã là: Thanh Long, Bình Lãng,Yên Sơn, Lương
Thông, Lương Can, Đa Thông, Cần Yên và Ngọc Động. Thực hiện Nghị định
183/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa
giới hành chính xã, thành lập xã. Vì vậy xã Cần Nông được thành lập vào tháng 2
năm 2008 trên cơ sở tách ra từ xã Cần Yên với 2.338 ha diện tích tự nhiên và 1.652
nhân khẩu của xã Cần Yên với 12 xóm [12, www.thongnong.caobang.gov.vn]
1.2.3. Dân số và dân tộc
Theo số liệu thống kê của Đồn Biên phòng Cần Yên – Bộ chỉ huy Biên
phòng tỉnh Cao Bằng, năm 2016 toàn xã có 1.871 người, mật độ dân số 70
người/km2 . Tỉ lệ các thành phần dân tộc của xã Cần Nông được thể hiện rõ ở bảng
sau:
23


Các thành phần dân tộc của xã Cần Nông, huyện Thông Nông năm 2014 - 2016 .
Đơn vị

Tổng

hành chính thôn

số dân


Nùng

STT

Thành phần dân tộc
Hmông

Dao Đỏ

1

Nà Tềnh

228

6

222

2

Nậm Đông

135

102

33

3


Phia Rạc

132

44

88

4

Lũng Rỳ

68

58

10

5

Ngườm Quốc

104

6

Bó Thẩu

148


148

7

Nặm Dựa

82

81

8

Nà Én

112

112

9

Nà Ca

131

131

10

Khau Dựa


196

196

11

Phiêng Pán

398

398

12

Lũng Vai

137

Cộng

104

1.871

682

80

56


80

1.107

(Nguồn: Đồn Biên phòng Cần Yên –
Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Cao Bằng năm 2014 - 2017)
Số liệu trên cho thấy người Dao Đỏ số lượng đông nhất chiếm 57,66%, thứ
hai là người tộc Nùng chiếm 38,39%, thứ ba là người Hmông chiếm 3,95% hiện nay
xã Cần Nông có 3 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Dao Đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất
của dân số toàn xã, tập trung chủ yếu ở xóm Nà Tềnh, Ngườm Quốc, Phiêng Pán,
Khau Dựa. Dân tộc Dao Đỏ sinh sống rải rác ở các vùng núi cao, địa hình đồi núi
cho nên đi lại khó khăn dân cư phân tán, nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông lâm nghiệp. Vì vậy điều kiện kinh tế, xã hội của một bộ phận dân cư đặc biệt khó
khăn. Việc tập trung và sống xen kẽ trên cùng một địa bàn cư trú là điều kiện thuận
lợi cho sự giao lưu về kinh tế và văn hoá giữa các dân tộc ở xã Cần Nông. Trong
24


quá trình đó, người Dao đã tiếp nhận các tinh hoa văn hoá cũng như những kinh
nghiệm sản xuất tiến bộ của các dân tộc anh em khác để làm phong phú thêm bản
sắc văn hoá tộc người và góp phần làm cho nền kinh tế phát triển hơn [5, tr. 3].
1.3. Khái quát về lịch sử tộc người.
1.3.1. Nguồn gốc tộc người
Người Dao ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở khu vực miền núi và trung du Bắc
bộ, sống đan xen với các dân tộc anh em khác. Mặc dù, người Dao là một tộc người
có nhiều nhóm địa phương với những đặc trưng văn hóa mang phong cách khác
nhau nhưng họ đều có ý thức chung về cội nguồn tộc người.
Các nhà dân tộc học Việt Nam đều khẳng định nguồn gốc của người Dao
xuất phát từ Trung Quốc, có quan hệ thân tộc với các nhóm Dao hiện nay đang sinh
sống ở Hoa Nam – Trung Quốc. Người Dao di cư vào Việt Nam từ sau thế kỉ XIII

bằng nhiều con đường khác nhau. Người Dao ở vùng Tây Bắc bộ di cư đến Việt
Nam vào thế kỷ XIII bằng đường bộ; còn người Dao ở vùng Đông Bắc di cư từ thế
kỷ XIII cho đến đầu thế kỷ XX bằng đường bộ và một phần đường thủy. Trong
khoảng thời gian này, cùng với quá trình thiên di vào các tỉnh khác, người Dao ở
các tỉnh Tịnh Tây, Quảng Tây - Trung Quốc cũng đã di cư vào tỉnh Cao Bằng nói
chung, huyện Thông Nông nói riêng.[65, tr. 384]
Trước kia, người Dao được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Động, Dạo,
Xá, Mán. Tuy nhiên, những tên gọi trên đều không được người dân chấp nhận. Họ
tự nhận mình là Kiềm Miền, Kìm Mùn, Yù Miền, Ìn Miền, Bèo Miền, [19, tr. 15 16].... Sự khác nhau này là do cách phát âm ở mỗi nhóm, mỗi địa phương khác
nhau. Người Dao ở Thông Nông cũng tự nhận là Kiềm Miền, có nghĩa là người ở
rừng núi ( Kiềm, Kìm, Yù, Ìn = rừng; Miền, Mùn = người). Vì thế, có thể coi đây là
một từ tự xưng tên, không thể coi đây là một tên gọi chính thức. Ngoài tên Kiềm
Miền, người Dao còn có tên là Yù Miền, phát âm theo Hán - Việt là “Dao nhân” tức
là người Dao. Tên này được nhắc đến trong các câu chuyện truyền miệng hoặc
trong các tài liệu cổ của người Dao như “Quả bầu tiên ”, “Quả sơn bảng văn ”,
trong bản trường thi nói về cuộc di cư của người Dao Tiền và Dao Quần chẹt từ
25


×