Lễ mừng thọ của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng
LỜI CÁM ƠN
Phúc Sen là một xã vùng cao với nền kinh tế còn chậm phát triền, Các
phong tục tập quán có vai trò quan trọng rất đối với đời sống tinh thần của
người dân. Xuất phát từ vị trí, vai trò là những sinh viên ngành văn từ tình cảm
và trách nhiệm của mình, chúng em chọn nghiên cứu về “ lễ mừng thọ của
người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng” nhằm
góp phần nhỏ bé của mình vào nhiệm vụ chung của Đảng và Nhà nước ta đối
với công tác giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Khi nghiên cứu và viết đề tài này, chúng em đã hết sức cố gắng, cùng
với sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện thuận lợi của các thầy cô trong khoa Văn
– Xã hội, các đồng chí lãnh đạo địa phương và nhân dân xã Phúc Sen, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Qua đây,
chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các bác, các cô chú, anh chị
đang công tác tại UBND xã Phúc Sen – những người đã giúp đỡ chúng em trong
quá trình nghiên cứu. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình bác
Hoàng Văn Thìm đã tạo điều kiện ăn, ở và sinh hoạt trong suốt thời gian nhóm
chúng tôi đến thực tế.
Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn cô giáo Hà Xuân Hương và Nguyễn
Phương Hoa - người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài của nhóm và các thầy cô
trong Văn- xã hội đã hết lòng giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài báo cáo này !
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn báo cáo này sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như chuyên môn. Rất mong được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên để bài báo cáo được hoàn
1
thiện hơn. Vì vậy, Chúng em xin chân thành cám ơn và tiếp thu ý kiến đóng góp
của các thầy cô và các bạn đối với đề tài này.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc đậm đà bản sắc văn hóa với những
phong tục, tập quán phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm
văn hóa. Đó là những phong tục, tập quán được truyền lại từ lâu đời, là những
nếp sống đẹp đã được ông cha ta đúc kết, giữ gìn và phát huy trong suốt quá
trình phát triển của dân tộc, là những hội hè, lễ nghi đã được ăn sâu vào dời sống
nhân dân. Mỗi nơi, mỗi miền, mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng
mang đậm bản sắc dân tộc…
Phúc Sen là một xã nhỏ thuộc huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Đến
với Phúc Sen, chúng tôi được tận mắt chứng kiến và tiếp xúc với một nền văn
hóa đặc sắc của Cao Bằng nói riêng và dân tộc Việt Nam ta nói chung. Phúc
Sen là vùng đất mà 100 % là người dân tộc Nùng An sinh sống, đây là một dân
tộc ít người, mà phần lớn đều làm nghề nông, nguồn thu nhập chính của họ là
sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là nghề rèn truyền thống, các sản phẩm do họ
rèn lên đều có chất lượng rất tốt và đang được mọi người ưa chuộng. Người
Nùng An thường sống chủ yếu bằng nhà sàn, nhà thường khá to, rộng, có ba
gian, vách thường bằng gỗ và lợp ngói máng. Người Nùng có một kho tàng văn
hóa dân gian phong phú. Một trong số những nét đẹp văn hóa của người Nùng
An ở Phúc Sen là nghi lễ mừng thọ.
Là những người sinh viên chúng tôi luôn mơ ước được học hỏi, tìm hiểu
và được khám phá những cái hay, cái đẹp trong cuộc sống của các dân tộc, đến
với Phúc Sen lần này cũng là dịp để chúng tôi có cơ hội được trải nghiệm bản
2
thân trong việc tìm ra những nét đẹp trong văn hóa của họ đồng thời cũng giúp
cho chúng tôi có những cơ hội tốt được tiếp xúc với cuộc sống sinh hoạt cũng
như những phong tục tập quán của bà con. Nhằm giúp chúng tôi có được cái
nhìn tổng thể và khách quan hơn trong văn hóa của các vùng, làm nâng cao tinh
thần học hỏi cũng như tinh thần làm viêc của bản thân. Vì những lí do trên nhóm
chúng tôi nhận thấy phong tục này cần mọi người biết đến, duy trì và phát huy.
Đó là vấn đề cấp thiết hiện nay. Qua đó chúng tôi chọn đề tài “lễ mừng thọ của
người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng”
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu khái quát về người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng
- Tìm hiểu lễ mừng thọ của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng trên các phương diện: các quy định trong nghi lễ, sự kiêng
kỵ trong nghi lễ và trình tự của lễ mừng thọ
- Lễ mừng thọ của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên,
tỉnh Cao Bằng mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc
- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn
hóa của dân tộc.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Qua đề tài này chúng tôi làm rõ cơ sở lí luận của đề tài thông qua việc
thao tác hóa một số khái niệm liên quan tới đề tài (Tìm hiểu các từ ngữ, cách gọi
của người Nùng )
- Điều tra, khảo sát, phân tích số liệu, mô tả nghi lễ mừng thọ của người
Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
- Đưa ra đánh giá, tầm quan trọng của lễ mừng thọ
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là lễ mừng thọ của người Nùng An ở xã Phúc
Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
- Tìm hiểu về các phong tục trong nghi lễ mừng thọ của người Nùng An
ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng .
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu trong xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao
Bằng
- Tìm hiểu những vật dụng liên quan đến lễ mừng thọ của của người
Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng.
- Tìm hiểu về lễ mừng thọ của người Nùng An trong xã Phúc Sen, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
4.Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp điền dã
- Dùng phương pháp quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp
- Phỏng vấn, đưa ra bảng hỏi, chụp ảnh, ghi âm, quay video.
4.2 Phương pháp lịch sử - văn hóa
- Tìm hiểu về lịch sử - văn hóa của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
- Dân tộc Nùng An ở Phúc Sen có truyền thống văn hoá lâu đời, nền văn
hoá này vẫn được giữ gìn và phát huy những nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc
cho đến ngày nay. Người Nùng An có nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, được
thể hiện qua nhiều mặt của đời sống văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần thể hiện
qua các ngày Tết Nguyên đán, rằm tháng bảy, Tết Thanh minh, lễ cưới hỏi, lễ
mừng thọ…
5. Đóng góp của đề tài
4
Đề tài nghiên cứu về các bước chuẩn bị của lễ mừng thọ, những kiêng kỵ
trong buổi lễ, đối tượng tham gia và tiến trình trong buổi lễ mừng thọ của người
Nùng An. Tất sẽ đem đến cái nhìn rõ nét, tổng thể về nghi lễ mừng thọ của người
Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Nó đóng góp vào
việc giừ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Trong buổi lễ mừng thọ của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng thì người mừng thọ được con cháu tặng giày, tất,
khăn mặt, bánh dày, vòng tay bằng bạc. Đồng thời có sự xuất hiện của thầy mo
đến để hành lễ. Cuối buổi lễ người được mừng thọ còn trồng cây mệnh, tượng
trưng cho người được chúc thọ, với ý muốn cây luôn xanh, tươi tốt. Các phong
tục đó vô cùng đặc sắc của dân tộc Nùng An. Chúng ta cần tìm hiểu và giữ gìn
bản sắc văn hóa lễ mừng thọ.
Qua đề tài này chúng tôi đã nghiên cứu, đưa ra các bước chuẩn bị, tất cả
quá trình của lễ mừng thọ và vai trò, ý nghĩa của lễ mừng thọ trong cuộc sống
hiện nay.
Chúng tôi hy vọng, trong một chừng mực nhất định, đề tài này sẽ là tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, và phụ lục phần nội
dung báo cáo chia làm hai chương:
Chương 1 : Khái quát về người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng
Uyên, tỉnh Cao Bằng
Chương 2: Nghi lễ mừng thọ của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện
Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
5
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI NÙNG AN Ở XÃ PHÚC SEN,
HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của người Nùng An ở xã Phúc
Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Quảng Uyên là một huyện của tỉnh Cao Bằng. Quảng Uyên nằm ở phía
Đông Bắc tỉnh Cao Bằng, cách thị xã 37km theo đường số 1. Với Tổng diện tích
384,9km
2
, dân số 42604 người (thống kê năm 1999). Huyện có 17 đơn vị hành
chính cấp xã, 1 thị trấn và 16 xã.
Phúc Sen nằm trên quốc lộ 3 từ thị xã Cao Bằng vào các huyện Miền
Đông ( Quảng Uyên, Phục Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang) của tỉnh đều đi qua xã
Phúc Sen. Cách thị xã Cao Bằng 30km. Phía Bắc giáp xã Quốc Dân, xã Quốc
Phong. Phía Đông giáp thị trấn Quảng Uyên, xã Chí Thảo. Phía Nam giáp xã Chí
Thảo, xã Tự Do, xã Đoài Thôn. Phía Tây giáp xã Đoài Thôn . Phúc Sen có vị trí
địa lý giáp với nhiều địa phương khác tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh giao
lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế.
Xã Phúc Sen bao gồm các xóm: Chang Dưới, Chang Trên, Đâu Cọ, Bản
Khúc A+B, Lũng Sâu, Lũng Vài, Pắc Rằng, Tình Đông, Tầư Đông.
Phúc Sen có đặc điểm riêng của một xã niền núi. Giáp biên giới, thuộc
vùng 2 phía tây Quảng Uyên. Diện tích đất canh tác là 267ha và 167ha đất là
nương rẫy.
Phúc sen đất nương rẫy chủ yếu là đất feralit người Nùng biết dựa vào
các triền dốc làm ruộng bậc thang để cấy lúa. Do địa bàn cư trú của người Nùng
có nhiều rừng núi và thung lũng lòng chảo nên người Nùng An rất thành thạo
việc thai khác đất đồi làm nương rẫy
6
Địa hình là dạng miền địa hình karstơ địa hình phức tạp, gồm hệ thống
các dãy núi đá vôi và phân cách mãnh liệt, núi có đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ
ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hay dốc tự nhiên xen giữa các dãy núi thung
lũng hẹp. Tạo điều kiện thuận lợi cho trồng các loại cây: lúa, ngô, khoai, sắn
Nhưng địa hình chủ yếu của xã Phúc Sen là đồi núi cao, xen kẽ là các
cánh đồng, tạo nên địa hình nhấp nhô phức tạp. Các cánh đồng bằng phẳng để
trồng lúa, còn các đồi núi thấp để trồng các loại cây như khoai, sắn và ngô… Chế
độ tưới, tiêu không được ổn định và chủ động, mùa khô rất khó khăn về nguồn
nước, còn mùa mưa có những hiện tượng bất thường xảy ra như: lũ quét, sạt lở
đất, ngập… nên năng suất thấp, ảnh hưởng đến vấn đề lương thực trong toàn xã.
với phần lớn là đồi núi, đồi gò kế tiếp xen kẽ các cánh đồng lòng chảo tạo nên
địa hình nhấp nhô, lượn sóng gây khó khăn cho giao thông của địa phương.
Phúc Sen mang tính đặc thù là dạng khí hậu lục địa miền núi cao, thể
hiện 4 mùa trong năm, vào mùa đông và mùa hè biên độ nhiệt thay đổi lớn, mưa
ít thường tập trung vào tháng 5 đến tháng 8, có sương muối, gió bấc, có 3 tháng
mùa hè (từ tháng 6-t8) nhiệt độ trung bình là 30-34độ, mùa đông nhiệt độ trung
bình 5-6 độ.
Điều đó thuận lợi cho viêc trông cây hoa màu, chăn nuôi gia xúc, gia
cầm. Tuy nhiên gần đây mùa mưa diễn ra thất thường, vào mùa đông có hiện
tượng rét đậm rét hại nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chính
quyền xã đã xây dựng hệ thống kênh mương để phục vụ cho nhu cầu sản xuất
nhưng vẫn còn thiếu nước vào mùa khô.
Với Động thực vật khá phong phú, tại đây có nhiều loại cây lấy gỗ, làm
củi và đặc biệt là dùng làm dược liệu trong y học và nhiều loại động vật quý
hiếm.
Như vậy, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã Phúc Sen
cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn cần phải khắc phục
7
1.1.2Điều kiện kinh tế - xã hội
Nhìn chung tình hình kinh tế của người Nùng An tương đối phát triển,
họ sống với tính tự lập cao, tự cung tự cấp. Người Nùng An với nhiều nghề
truyền thống: dệt tự may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, rèn, đan,
Nguồn sống chính của người Nùng An là cây lúa và cây khoai. Họ kết
hợp làm ruộng nước ở các vùng khe dọc với trồng lúa cạn trên các sườn đồi.
Nhân dân biết sử dụng giống cây trồng vật nuôi. Sản xuất nông nghiệp
ngày một tăng lên, bình quân sản lượng nông nghiệp >400kg/người (2005) mà
đến nay hơn <700kg/người.
Phúc Sen nuôi nhiều vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gà, trong toàn xã có
724 con trâu, 258 con bò, trên 3000 con lợn, 19000 thuỷ cầm gia cầm. Ngoài
mục đích tăng thu nhập cho gia đình còn có mục đích khác là làm sức kéo và
phân bón cho trồng trọt. Đặc biệt trong năm 2000, do diện tích đất canh tác ít,
Đảng Bộ và nhân dân cùng thực hiện nghị quyết 3 nhiều với nội dung: “trồng
nhiều cây, nuôi nhiều con, làm nhiều nghề” để khắc phục khó khăn phát triển
kinh tế địa phương tiến vững tiến mạnh.
Nghề rèn là nghề truyền thống nhất của người Nùng An với 153 lò rèn
với mô hình vừa và nhỏ, mỗi gia đình đều có ít nhất một lò rèn tạo công ăn việc
làm cho từng thành viên trong gia đình. Sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho
cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như: nông cụ cầm tay, đồ dùng sinh hoạt (dao,
kéo, búa ). Bình quân thu nhập theo đầu người (GDP trên 13 triệu/người) mặc
dù GDP cao nhưng cuộc sống của người dân vẫn còn vất vả vì bởi lẽ họ chưa
biết tính toán và sử dụng hợp lý.
Phúc Sen là một xã đi đầu trong toàn vùng về việc trồng và bảo vệ rừng.
80% đồi núi được phủ xanh, không có đất trống đồi núi trọc, nhân dân tích cực
tham gia trồng vả bảo vệ rừng.
8
Xã Phúc Sen với phương châm nhân dân và Nhà nước cùng làm, giao
thông thuận tiên cho việc đi lại, sản xuất, đường vào từng bản đều được dải bê
tông.
Về vấn dề thủy lợi và điện cũng được xã quan tâm, tất cả các tuyến
mương chính đều được bê tông hoá. 100% dân nhân đều có điện để sử dụng, hệ
thống điện được nâng cấp.
Giáo dục y tế rất phát triển, xã có hệ thống 3 cấp trường: trung học, tiểu
học, mầm non. Tất cả các em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, không
có tình trạng mù chữ và học sinh bỏ học. Thành tích đã đạt được là 94% học sinh
đỗ tốt nghiệp vào các trường trung học phổ thông. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đại học
năm sau cao hơn năm trước, có 40 em học ở các trường đại học.
Xã tích cực tham gia các phong trào Văn hoá văn nghệ - thể dục thể
thao, mà xã, huyện tổ chức, xã đạt được nhiều thành tích cao trong lĩnh vực
này.Tiêu biểu là có 10/10 xóm đạt xóm văn hoá cấp huyện. 3 xóm đạt xóm văn
hoá cấp tỉnh. 38% hộ gia đình đạt gia đình văn hoá.
Các cặp vợ chồng trong độ tuôi sinh đẻ đều đẻ từ 1- 2 con, chấp hành tốt
chủ chương chính sách kế hoạch hoá gia đình của Đảng và Nhà nước. Trạm y tế
đạt chuẩn quốc gia năm 2007.
Nhân dân thực hiên tốt Chính sách của Đảng và Nhà nước. Không có
một người nào nghiện, không có tệ nạn Xã hội, cán bộ đều được đào tạo chính
quy, giáo dục về tư tưởng đạo đức cho những người đi cải tạo về.
1.2Vài nét về nguồn gốc của người Nùng
1.2.1 Nguồn gốc về dân tộc Nùng
Theo cuốn sách “ Lịch sử văn hóa việt” (Viện Văn Hoá Dân Tộc, NXB
KHXH và NV) có viết rằng: “dân tộc là một tập đoàn người ổn định và các tập
đoàn người tương đối ổn định dựa trên những mối quan hệ chung về khu vực cư
trú, tiếng nói, sinh hoạt kinh tế, các đặc điểm sinh hoạt văn hoá. Trên cơ sở
9
những mối quan hệ đó mọi dân tộc còn có ý thức về thành phần dân tộc và tên
gọi riêng của mình”.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ,
trong đó 54 dân tộc cư trú đan xen nhau và phân bố ở khắp các vùng miền trên
đất nước, mọi dân tộc là một bức tranh đầy màu sắc đa dạng về ngôn ngữ, về
truyền thống văn hoá, lịch sử phát triển.
Dân tộc Nùng có chung nguồn gốc với người Tày trong lịch sử khối
Bách Việt xưa kia. Sau khi lập đường biên giới phía Bắc Việt Nam và Phía Nam
Trung Quốc, các cư dân Tày-Thái ở 2 nước được hình thành và phát triển trong
điều kiện riêng. Ở Trung Quốc người Nùng vốn là tên gọi của một trong 4 dòng
họ lớn, còn ở nước ta tên Nùng đã có từ lâu đời. Trước đây người Nùng tự phân
biệt mình và gọi là người áo đen (một cách để phân biệt với người áo trắng của
người Tày). Ngoài ra, người Nùng có tên là Thổ thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái
của hệ ngôn ngữ Thái - kadai. Người Nùng sinh sống tập trung ở các tỉnh Lạng
Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Bắc Giang, Tuyên Quang. Ngoài ra còn có
một số ở Lâm Đồng
Suốt quá trình lịch sử dân tộc từ thời Hai Bà Trưng đến nay người Nùng
đã đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Tuy không phải
là dân tộc chiếm số dân đông nhất nhưng người Nùng càng gia tăng đáng kể
theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Nùng ở Việt Nam có dân số
968.800 người là dân tộc có dân số đứng thứ 7 tại Việt Nam có mặt trên 63 tỉnh
thành phố. Người nùng cư trú tại tỉnh Cao Bằng là 157.607 người chiếm 31,1%
dân số toàn tỉnh và 16,3% tổng số người Nùng tại Việt Nam. Điều đó cho thấy
sự đóng góp của dân tộ này có vai trò quan trọng trong tình hình phát triển chung
của toàn dân tộc.
Người Nùng chia ra thành nhiều nhánh nhỏ như: Xuồng, Giang, Nùng
An, Nùng Lòi, Phàn Sình, Nùng Chai, Nùng Inh, Quý Rịn, Nùng Dín, Khen Lài.
10
1.2.2 Nguồn gốc người Nùng ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh
Cao Bằng
Theo các nhà nghiên cứu thì người Nùng An đến cư trú ở bản Phja chang
(tên một bản thuộc xã Phúc Sen). Vào cuối thế kỷ XVIII. Sự xuất hiện của người
Nùng An ở đây được gắn với một truyền thuyết rằng: tổ tiên của dân tộc này vào
Việt Nam lúc đầu thì có ba gia đình thuộc ba dòng họ khác nhau họ Hoàng, họ
Nông, Họ Lương chạy loạn từ phương bắc. Một đêm nọ họ vào một cái hang
thuộc khu rừng của bản Phja Chang để nghỉ đêm. Từ lúc rời quê hương chưa lúc
nào họ ngủ yên giấc, tự nhiên đêm đó họ lại ngủ ngon lành, trẻ con không còn
quấy khóc như những đêm trước. Lấy làm lạ, sáng ra họ đứng trước cửa hang,
thấy phong cảnh nên thơ, hữu tình, đất đai trải dài, cả đoàn bèn bàn nhau ở lại,
khai phá đất đai làm ruộng trồng lúa, nơi nào cao thì làm rẫy trồng ngô,
khoai chặt cây dựng nhà, dời hang lập bản định cư và đặt tên là bản Phja Chang
( nghĩa là núi giữa). Lúc đầu chỉ có 3 gia đình. Lâu dần con cháu sinh sôi ngày
một đông, đất bản của bản không đủ để làm nhà và canh tác, họ phải mở rộng địa
bàn cư trú và canh tác thành làng bản ngày nay.
1.3Văn hóa của người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh
Cao Bằng
1.3.1 Văn hóa vật chất
Cơm gạo tẻ là thành phần chủ yếu trong bữa ăn thường nhật của người
Nùng An, lúa nếp không được cấy nhiều và chỉ được trong các dịp lễ tết. Lương
thực phụ hàng đầu đó là ngô, sau đến là sắn khoai dùng để ăn bữa phụ. Thực
phẩm chủ yếu của bữa ăn hàng ngày có rau, măng, cá
Người Nùng An thích ăn các món xào mỡ lợn. Món ăn độc đáo và được
coi là sang trọng nhất của đồng bào là món “khau nhục”. Tục uống rượu bằng
thìa có lịch sử lâu đời, nay thành tập quán của đồng bào.
11
Xã Phúc Sen có 420 hộ khoảng 2000 nhân khẩu 100% là người dân tộc
Nùng An. Người Nùng An ở Phúc Sen có truyền thống ở nhà sàn, hiện nay do
quá trình hiện đại hoá có một số gia đình làm nhà gạch, nhà tầng, nhà cấp 4.
Nhưng số lượng nhà sàn vẫn là chủ yếu nhất. Nhà thường khá to, rộng, có 3 gian,
vách thường bằng gỗ lợp ngói máng. Bộ khung nhà được hình thành trên cơ sở
các vì kèo. Có nhiều kiểu vì kèo khác nhau nhưng chủ yếu bắt nguồn từ kèo 3
cột. Để mở rộng thành nhà người ta thêm 1 hoặc 2 cột vào 2 bếp vì kèo 3 cột để
trở thành vì kèo 5 cột. Điều mà chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy như: Ô vì kèo,
đứng trên lưng xã, kẹp giữa 2 cột có 1 trụ ngắn hình “quả bí” đầu đấu vào thân
kèo. Để liên kết được các cột trong 1 vì kèo hay giữa các vì kèo với nhau, người
ta còn dùng các đoạn xà ngắn mà dùng 1 thanh gỗ xuyên qua thân các cột.
Về mặt bằng sinh hoạt: mặt sàn chia làm 2 phần: một phần dành cho các
sinh hoạt của nữ, một phần dành cho các sinh hoạt của nam. Các phòng và nơi
sinh hạt của mọi thanh viên trong nhà đều giáp vách tiền và hậu.
Nhà ở của người Nùng ở xã Phúc sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng
12
Người Nùng An tự dệt thổ cẩm cho việc mặc của dân tộc mình, Quần áo
màu chàm. Trang phục của người Nùng An có phân biệt theo lứa tuổi và giới
tính rất phong phú về chủng loại. Phụ nữ mặc áo 5 thân và có một hàng cúc bằng
nút vải, phía bên nách phải ở đoạn cổ tay và lá sen bao giờ cũng có đắp một
miếng vải và 4 túi áo khồn có nắp. Nam nữ đều mặc một loại quần nhuộm chàm,
cạp to, ống rộng, dài tới tận mắt cá chân khi gồng ghánh còn mang thêm một
miếng đệm vai. Quần áo trẻ em cũng có điểm khác biệt so với các nhóm Nùng
khác, áoquần và mũ đội đầu trong đó chiếc mũ được trang trí rất cầu kì, tỉ mỉ có
những hoa văn hoạ tiết sặc sỡ bắt mắt
Đồ trang sức của người Nùng An chủ yếu là bạc trắng. Nam giới thường
đeo vòng tay bằng bạc, nhẫn bạc. Phụ nữ đeo khuyên tai, vòng tay, vòng cổ và
đeo bộ xà tích ở ngang lưng. Theo quan niệm của người Nùng An thì bạc trắng
không chỉ tôn thêm vẻ đẹp của con người, phô trương sự giàu có mà còn bảo vệ
sức khoẻ cho họ.
1.3.2 Văn hóa tinh thần
Phúc sen có lễ hội nổi tiếng thu hút nhiều người là lễ hội “lồng
tồng”(xuống ruộng ngày xuân) được tổ chức vào tháng giêng hàng năm. Ngoài
ra, có tết Thanh Minh 03/03(Âm Lịch)
Người Nùng An thờ cúng tổ tiên trong nhà. Bài vị, lư hương được đặt
vào nơi trang trọng nhất. Chỉ có người chủ gia đình mới được làm chủ lễ, chỉ có
con trai mới được đến gần.
Người Nùng có văn chương truyền miệng và văn học thành văn.
Văn chương truyên miệng gồm có: tục ngữ, thành ngữ, truyện cổ tích,
Văn học thành văn gồm có: lời ca, nghi lễ, giao duyên, truyện thơ ví dụ
như trong đám cưới, trong thờ cúng, tế lễ, giao duyên,
13
Tiểu kết
Người Nùng An ở Phúc Sen- Cao Bằng có nền văn hoá đậm đà bản sắc
dân tộc được thể hiện qua các mặt của đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và
qua các quan hệ xã hội. Nền kinh tế - xã hội ở xã tương đối ổn định. Dân cư ở
đây sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp nên mức độ thu nhập của người dân còn
thấp. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nghề rèn
được xác định là nghề truyền thống của địa phương. Tuy nhiên, xã vẫn chưa khai
thác triệt để tiềm năng để phát triển sản xuất, phương thức và kỹ thuật canh tác
còn lạc hậu, truyền thống nên năng suất chưa cao, chưa có sức cạnh tranh trên thị
trường nên có những khó khăn nhất định về việc tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm qua Đảng bộ đã đẩy mạnh sự lãnh đạo việc thực hiện
các đề án kết cấu hạ tầng có hiệu quả, xây dựng đường bê tông đã tạo thuận lợi
cho sản xuất và giao lưu hàng hoá.
Phúc Sen – Quảng Uyên - Cao Bằng là một vùng sơn cước, một vùng
núi đá với điều kiện tự nhiên và khí hậu của miền núi đã tạo cho nơi đây một nét
đẹp rất riêng, rất nên thơ.
Nhân dân xã Phúc Sen đã hưởng ứng nghị quyết của Đảng bộ rất rộng
rãi, thực hiện nghị quyết “3 nhiều” gồm có “Trồng nhiều cây – Làm nhiều nghề
- Nuôi nhiều con” làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng được ổn định và cải thiện hơn. xã Phúc Sen ngày càng phát triển về y tế
giáo dục, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Đồng thời vấn đề điện nước,
đường xá cũng được nhân dân và chính quyền quan tâm.
Trên đây là một vài nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
của xã Phúc Sen. Với đặc điểm là một xã miền núi, bên cạnh những điều kiện
thuận lợi, xã còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cải
thiện và nâng cao đời sống xã hội của nhân dân địa phương. Để làm tốt điều này,
đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của chính quyền các cấp người dân trong mọi lĩnh
vực để nâng cao đời sống của nhân dân.
14
CHƯƠNG 2: NGHI LỄ MỪNG THỌ CỦA NGƯỜI NÙNG AN Ở
XÃ PHÚC SEN, HUYỆN QUẢNG UYÊN, TỈNH CAO BẰNG
2.1 Đặc điểm của nghi lễ mừng thọ
Mừng thọ là một nghi lễ tiêu biểu trong phong tục tập quán, trong nét
đẹp của văn hóa Việt Nam, mỗi chúng ta ai ai cũng có thể bắt gặp được những
nghi lễ này ở bất cứ nơi đâu hay các vùng miền nào. Việt Nam là một quốc gia
đa dân tộc với vốn văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Mỗi nơi đều có những nét
đẹp về văn hóa cũng như nét riêng về những phong tục tập quán, đó cũng là sự
khác biệt và nét tiêu biểu, đặc trưng của từng miền.
Trong thời gian đi thực tế ở xã Phúc Sen huyện Quảng Uyên tỉnh Cao
Bằng chúng tôi đã được tiếp xúc với nền văn hóa của dân tộc Nùng An, đó là
việc tìm hiểu về nghi lễ mừng thọ của người Nùng An. Tại đây chúng tôi được
khám phá và hiểu thêm rất nhiều về nghi thức trong lễ mừng thọ của dân tộc này.
Trong buổi lễ các nghi thức chủ yếu do thầy mo điểu khiển và mọi người trong
gia đình phải làm theo những gì mà thầy mo yêu cầu. Lễ mừng thọ thường diễn
ra trong một trình tự nhất định, mỗi nơi mỗi nhà có cách tổ chức nghi lễ riêng
tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của gia đình, có nhà tổ chức nghi lễ tương đối
to thậm chí sánh ngang với đám cưới, đám hỏi. Nhưng cũng có nhà lễ mừng thọ
diễn ra cũng hết sức đơn giản nhưng dù ở phương diện nào, có làm to hay nhỏ thì
đây cũng là những tình cảm chân thành nhất mà mọi người trong gia đình muồn
gửi đến người được chúc thọ. Quá trình diễn ra nghi lễ làm tương đối chu tất và
chiếm thời gian tương đối lâu, có thể là 12h nhưng cũng có thể hết ngày, thời
gian cúng lâu hay nhanh còn tùy thuộc vào sự sắp xếp của thầy mo, người luôn
nắm giữ một vi rí quan trọng trong buổi lễ này. Mọi lễ vật cũng do thầy mo chỉ
định và được đặt trước bàn thờ tổ tiên, rải xuống sàn nhà vì trên đó người ta sống
chủ yếu bằng nhà sàn, có thể là một hoặc hai thầy mo làm lễ, điều này tùy thuộc
vào gia đình có người được chúc thọ, nếu có sự làm lễ của hai thầy thì thời gian
15
làm lễ sẽ được rút ngắn đi rất nhiểu, tiết kiệm được thời gian cho mọi người có
thể ngồi nói chuyện, tâm sự và có những lời chúc tốt đẹp nhất tới ông bà, chúc
cho ông bà được sống lâu trăm tuổi, có được những ngày thàng về nhà được
thanh thản, yên vui.
Trong khi hành lễ thầy mo là nhân vật chính, không chỉ đơn giản là
cũng bái như người kinh mà ở đây thầy còn làm một số động tác cúng bái và có
một số nhạc cụ kèm theo như lắc chuông…Thầy có thể cúng với nhiều cử chỉ
khác nhau, có thể đứng nhưng cũng có những lúc ngồi tùy thuộc vào lời cúng và
cách hành lễ, thầy hành lễ thì mọi con cháu hay người thân trong gia đình đều có
nhiệm vụ ngồi xuống trước bàn thờ tổ tiên, chắp tay cầu khẩn với mục đích cầu
chúc cho ông bà, bố mẹ mình những lời chúc tốt đẹp nhất, họ mong muốn những
điều tốt đẹp nhất sẽ đến với người thân của mình trong suốt quãng đời còn lại.
Đầu tiên người nhà sẽ thắp hương lên bàn thờ tổ tiên với mục đích thông
báo, mời các cụ về chung vui với gia đình nhân dịp lễ chúc thọ của người thân
mình, sau đó là đặt rượu. nước, thịt lợn, thịt gà, xôi, bánh chưng, bánh giầy…nói
chung là tất cả những lễ vật mà gia đình có, con cháu và người thân ngồi trước
bàn thờ tổ tiên , chắp tay cúng, thầy mo bắt đầu vào công viêc hành lễ của mình,
khi cúng thầy mo thường có những cử chỉ và điệu bộ nhất định mà chúng ta
không thể hiểu được, phải là người chuyên hành lễ hoặc trong nghề mời có thể
biết đến, đôi khi không chỉ dừng lại ở những lời cúng bái bình thường mà còn
xen lẫn cả những điệu hát…bài cúng cũng không thể thực hiện một cách vô thức
mà nó phải có một bài bản nhất định được truyền cho thầy mo từ thế hệ này qua
thế hệ khác, nó thuộc về một kế tục trong nghề cúng bái. Những động tác mà
thầy mo làm thường thì là người ngoài rất ít khi có thể hiểu được cái ý nghĩa ẩn
chứa trong đó và vì sao thầy mo lại có những cử chỉ như vậy? Và người ta sinh
ra cúng bái để làm gì? khi hành lễ thường có hai thầy thay phiên nhau, mỗi thầy
có một giọng điệu và cách hành lễ riêng, dù không hiểu được ý nghĩa sâu xa
16
trong những lời cúng nhưng ít nhất chúng ta cũng pít được nội dung ẩn chứa sau
nó là gì? Đó là một phần tất yếu của thế giới tâm linh. Hiện nay những lời ca,
điệu hát hay là những câu chữ trong bài cúng bái chúng tôi vẫn có thể tìm thấy
được tại chỗ của thầy mo, nó đã được ghi chép thành những cuốn sánh, có cả
tiếng Nùng nhưng cúng có bản được viết lại bằng tiếng hán.
Trung bình mỗi một buổi hành lễ thường diễn ra khoảng 12h thậm chí
có thể hơn, thầy mo có nhiệm vụ hành lễ trước bàn thờ tổ tiên nhằm báo cáo sự
việc với tổ tiên trong gia đình và đọc nghi lễ cúng bái chúc tụng cho người được
mừng thọ, chúc cho họ được bình an, khỏe mạnh và sống lâu. Vì là nghi lễ mừng
thọ mà chỉ người già mới có được , đây cũng là dịp kỉ niệm về tuổi tác và cũng
thể hiện sự quan tâm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ mình nhưng qua đó
cũng là để thể hiện sự bảo tồn trong phong tục của bản làng, của dân tộc
ta những điệu hát hay những giọng cúng của thầy mo có lúc cao, lúc thấp, lúc
trầm, lúc bổng,lúc nhẹ nhàng, lúc mạnh mẽ, lúc nhanh, khi chậm và một số kiểu
thức khác lúc đấy thầy có thể đứng im một chỗ nhưng cũng có thể đi lại vòng
quanh hay thậm chí làm bất kì một việc gì khác nữa, khi hành lễ thầy mo có thể
chắp tay cúng nhưng cũng có lúc lắc chuông hay dùng thêm một số nhạc cụ nào
khác có liên quan tới việc trình bày nghi lễ của mình.
Công việc hành lễ cứ thế trôi qua và cho tới khi kết thúc, cả nhà cùng
thầy mo đứng dậy, rời khỏi vị trí trước bàn thờ tổ tiên và đi ra chung vui cùng bà
con làng xóm, ăn uống và ngồi nói chuyện tâm sự, nhưng quan trọng nhất vẫn là
người được mừng thọ, đây sẽ là dịp mà họ được quan tâm, được biết đến với tư
cách là một người đã được nhà nước quan tâm, bước tới ngưỡng cửa của tuổi
già.
Nghi lễ được tổ chức và diễn ra tương đối lâu. Có diễn sướng tương đối
phức tạp nhưng qua đây mới làm nổi bât lên được sự đặc sắc và độc đáo trong
nét đẹp văn hóa Việt Nam.
17
2.2 Đối tượng tham gia
Lễ mừng thọ được coi là một nét đẹp trong đời sống văn hóa của người
Việt nói chung và người Nùng An ở xã Phúc Sen, tỉnh Cao Bằng nói riêng.
Không phải là ai cũng có thể tổ chức lễ mừng thọ được mà nó còn phụ
thuộc vào độ tuổi của con người. Thọ ở đây nghĩa là sống lâu, lễ mừng thọ tức là
lễ chúc mừng cho con người ta được sống lâu, sống khỏe hưởng lộc cùng người
thân. Bình thường khi ở tuổi thanh niên hay trung niên con người ta đang trong
độ tuổi lao động, trẻ khỏe, bình thường không có dấu hiệu của sự suy giảm cơ
thể người ta không chúc nhau thọ cả. Chỉ khi bước sang độ tuổi dấu hiệu, biểu
hiện tuổi tác không thể lao động nặng nhọc, mắt mờ, tay chân yếu, tóc bạc…thì
khi ấy mới có thể làm lễ chúc thọ. Không phải chỉ để chúc cho họ sống lâu, sống
khỏe mà lễ mừng thọ còn thể hiện niềm vui khi con người ta sống được lâu, sống
được tuổi cao như vậy. Đối với người Nùng An ở Phúc Sen - Cao Bằng, họ quan
niệm rằng khi bước sang tuổi già, nghĩa là bịch gạo mệnh đã úa vàng nên phải tổ
chức lễ Pủ Liềng bổ thêm lượng cho bịch gạo mệnh được đầy, bắc lại cây cầu
cho vững chắc, trồng lại cây mệnh xanh tươi…ý nghĩa của lễ là trình xin hai vị
Nam Tào và Bắc Đẩu gia hạn thêm cho gia sự sống ở trần gian thêm một thời
gian nữa.
Chính vì vậy đối tượng của lễ mừng thọ là những người già. Nhưng ở
mỗi một vùng miền, mỗi dân tộc lại có sự quy định về độ tuổi được tổ chức
mừng thọ khác nhau. Có vùng thì quy định những tuổi như 70, 75, 80, 85 thì
được mừng thọ. Còn đối với dân tộc Nùng An ở Cao Bằng họ lại quy định và tổ
chức làm lễ mừng thọ cho những người già ở độ tuổi 61, 73, 85, 92. Sự khác biệt
về độ tuổi mừng thọ của mỗi vùng miền, dân tộc là do những quan niệm khác
nhau mà chủ yếu là có từ xa xưa truyền lại. Những người được mừng thọ cụ ông
và cụ bà, không có sự phân biệt. Tùy theo điều kiện từng gia đình mà tổ chức
buổi lễ mừng thọ to hay nhỏ, nếu không đủ điều kiện kinh tế thì không làm. Nếu
18
61 tuổi không có điều kiện làm lễ mừng thọ, đến 73 tuổi có khả năng làm lễ
mừng thọ được thì vẫn tổ chức bình thường. Công việc tổ chức lễ mừng thọ đều
do con cháu trong nhà lo liệu, chuẩn bị.
2.3 Những quy định trong lễ mừng thọ
Độ tuổi mừng thọ cũng được quy định rõ rang, không thay đổi, Nùng An
chỉ tổ chức mừng thọ cho những người đến tuổi 61, 73, 85, 92. Việc quy định
tuổi này xuất phát từ những quan niệm, cách suy nghĩ của họ từ thời cha ông xa
xưa, đó mới là những độ tuổi đẹp, thuận cho mọi việc, cho tổ chức lễ mừng thọ.
Còn nếu không làm mừng thọ theo những độ tuổi đó thì sẽ không thể tổ chức ở
độ tuổi khác vì như vậy sẽ không thuận, không suôn sẻ.
Quy định trong buổi lễ mừng thọ của người Nùng An bắt buộc phải có
thủ lợn, thứ không thể thiếu được, rồi phải có gạo, gà sống thiến và bánh dày.
Đầu lợn sẽ được đặt vào lá chuối tươi đặt lên trên bàn thờ và phải có ba chén
rượu rót đầy đặt trên bàn cùng đầu lợn, hương phải được thắp suốt buổi lễ. Con
gái thì sẽ phải đeo tất, đội mũ cho bố mẹ mình khi mừng thọ, nếu là cụ bà thì sẽ
được con gái tặng vòng bạc trên có khắc tuổi của người được mừng thọ. Những
thứ như tất, mũ, vòng không thể thiếu được trong ngày lễ, bắt buộc con gái là
người đeo tất, vòng cho người mừng thọ. Ngoài ra, mỗi người con gái phải mang
đến một con gà để làm lễ mừng thọ. Người mừng thọ sẽ ngồi gần cạnh bàn thờ
để con cái đến vái lạy ông bà, cha mẹ.
19
Vòng Bạc trong lễ chúc thọ của người Nùng An - Cao Bằng
Một quy định hay đúng hơn là sự kiêng kị dành cho người được tổ chức
mừng thọ đó là những người sắp được mừng thọ cần kiêng kị, tránh đi tới đám
ma trong vòng 45 ngày trước khi làm lễ mừng thọ vì như vậy sẽ tránh những rủi
ro, buồn đau của đám ma đó theo ám vào người khiến cho lễ mừng thọ diễn ra
không thuận lợi, người mừng thọ không gặp nhiều may mắn, không khỏe mạnh.
Trong buổi lễ mừng thọ của người Nùng An ở Cao Bằng bắt buộc phải
có thầy mo, người dẫn dắt buổi lễ từ đầu cho tới khi xong. Nếu không có thầy
mo thì buổi lễ mừng thọ không được diễn ra. Thầy mo sẽ tuần tự dẫn dắt từng
bước trong buổi lễ để từng thủ tục được hoàn thành. Thầy mo được coi như
người cầm đầu tổ chức cho lễ mừng thọ.Thầy mo đóng vai trò quan trọng nhất,
khi thầy mo tới nhà có người mừng thọ thầy mo sẽ thay áo, mặc trang phục mau
sắc của thầy mo để bắt đầu buổi lễ. Các bước của lễ mừng thọ bắt buộc phải diễn
ra một cách tuần tự, không thể thêm hay bớt một bước nào cả. Trước khi bắt đầu
diễn ra buổi lễ thì con cháu, họ hàng đem gạo, rượu, tiền, quần áo cùng một bức
trướng bằng vải, phụ thuộc vào tuổi của người mừng thọ mà chọn màu vải cho
20
phù hợp. Nếu 61 tuổi thì tấm vải màu đỏ viết chữ Thọ, nếu 73 tuổi thì màu vàng
viết chữ Khang, còn 85 tuổi thì tấm vải màu đen viết chữ Ninh…
Buổi lễ mừng thọ diễn ra qua sáu bước:
Bước thứ nhất là dựng lương (tẳng lương): Dựng trong nhà một
bàn cúng dưới chân bàn thờ bên cạnh một cái lẩu váng nghĩa là lẩu hổ lương cao
40cm, ngoài dán giấy hồng tượng trưng cho số mệnh, bên cạnh dựng chiếc thang
bằng cọng lá chuối, bảy bậc nếu là cụ ông con chin bậc nếu là cụ bà tượng trưng
cho cây mệnh. Gạo thì con cháu, họ hàng mang tới đổ vào mâm đặt ở gần cửa ra
vào, trên có tấm vải trắng và đen dẫn đến lẩu váng, trên mặt vải có chiếc đũa và
vàng mã tượng trưng cho thành cầu và tiền thành lộ.
Bước thứ hai là chuyển lương: Thầy mo niệm chú vào mâm gạo rồi xúc
gạo vào bát với vàng mã, ít tiền đưa cho con cháu chuyền tay nhau đổ vào lẩu
váng.
Bước thứ ba là dâng rượu đốt đền: Người được mừng thọ ngồi bên lẩu
váng, con cháu dùng rượu, thầy mo đọc lời mời các thần rồi rung một tiếng
chuông và hát một chầu hát. Con cháu dâng khăn, áo, giày, tất, vòng (nếu như là
cụ bà) hộ mệnh.
Bước thứ tư là Hoàn phúc: Lầu váng đầy gạo số lượng dư lẫn những
đồng tiền được thầy mo để lại cho con cháu coi như lộc của ông bà, bố mẹ.
Bước thứ năm là làm lương (buộc lương): Hành lễ mọi người tới tham
dự buổi lễ mừng thọ sẽ ăn uống vui vẻ cùng nhau. Ăn được nửa chừng con rể
tượng trưng cho tín sứ ở thiên đình xuống nhận lễ, anh ta sẽ lên gác buộc chiếc
lẩu váng lên cây thượng lương rồi dùng ba sợi chỉ màu buộc vào lẩu váng, cây
thượng lương để cầu mong cho ông bà, cha mẹ sống lâu mạnh khỏe. Thầy mo rót
ba chén rượu đặt vào khay rồi đưa cho a con rể dâng lên thiên đình.
Bước cuối cùng là trồng cây mệnh: Cây mai hay cây chuối cả rễ đem
trồng vào góc vườn và được chăm sóc. Để tránh cây bị khô hạn người ta thắp
21
hương vào một cây chuối trong vườn, lấy cây đó làm cây mệnh. Người ta tin
rằng những thứ đó có tác dụng hộ mệnh, linh hồn sẽ được thoải mái đi trên cây
cầu, tránh được mệt mỏi, ốm đau…
Kết thúc buổi lễ mừng thọ, thầy mo sẽ thay quần áo để báo cho mọi
người biết là buổi lễ đa xong. Tât cả những bước trên của buổi lễ phải được diễn
ra đúng và theo thứ tự.
Tất cả những quy định trong ngày lễ mừng thọ của người Nùng An ơ
Cao Bằng không bao giờ thay đổi, phải thực hiện đúng không thể sai lệch. Có
như vậy mới thiêng, mới đúng với những gì được truyền lại từ xa xưa, người
mùng thọ mới gặp nhiều may mắn và sống khỏe, sống lâu. Thực hiện đúng
những quy định trong buổi lễ cũng thể hiện sự quan tâm, kính trọng của con cái
đối với ông bà, cha mẹ mình.
2.4 Công tác chuẩn bị trong lễ mừng thọ
Đến với vùng đất xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng thì
trong mỗi người sinh viên chúng tôi ai ai cũng rạo rực, trào dâng những cảm xúc
khó tả, đó là sự bỡ ngỡ, ngạc nhiên, lạ lẫm tới lạ thường nhưng cũng tràn đầy sự
hấp dẫn và sinh động. Những khoảnh khắc tuyệt vời ấy đã thấm nhuần trong tâm
trí của mỗi người. Sau một thời gian được sinh sống và làm việc cùng con người
tại đây chúng tôi đã được khám phá ra rất nhiều cái hay, cái đẹp, cái mới mà chỉ
ở Phúc Sen mới có được. Từ đó vốn hiểu biết và kinh nghiệm tìm tòi trong
chúng tôi đều được nâng cao và cô đọng. Chính lòng đam mê và sự háo hức, say
xưa tìm hiểu đã giúp cho chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong
chuyến đi thực tế này. Chuyến đi là sự trải nghiệm sâu sắc, mọi người ai cũng
thể hiện ra sự hăng say, lạc quan, với lòng nhiệt huyết, ý chí quyết tâm không
quản gian nan, khó nhọc để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tại nơi đây chúng
tôi đã được sinh hoạt, được sống trong sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ và chia
sẻ nhiệt tình của đông đảo bà con làng xóm nơi đây. Đối với chúng tôi những
22
sinh viên lần đầu được va chạm, được tiếp xúc với cuộc sống bên ngoài thì đây
là một điều rất hạnh phúc và thú vị, nó giúp chúng tôi được tự tin hơn, dễ hòa
nhập hơn và rồi làm việc cũng tốt hơn. Nơi đây cũng chứa đựng bao nét văn hóa
cổ truyền đặc sắc của dân tộc, tại mảnh đất Phúc Sen này là nơi sinh sống chủ
yếu của người Nùng An. Họ có những phong tục tập quán rất riêng, rất truyền
thống mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam ta và một trong số những phong tục
tiêu biểu ấy là nghi lễ mừng thọ mà nhóm tôi có vinh dự được tìm hiểu.
Mọi người ai cũng đều biết một nghi lễ được coi là thành công thì không
thể thiếu đi sự chuẩn bị công phu và chu đáo trước lúc tiến hành. Tại nghi lễ
chúc thọ của người Nùng An cũng vậy, đó là sự chuẩn bị rất chi tiết, đầy đủ cụ
thể về cả vật chất và tinh thần. Đối tượng chính trong dịp mừng thọ chủ yếu là
những người cao tuổi như ông bà, bố mẹ.Những người được chúc thọ khi đến
tuổi 61, 73, 85. Mừng thọ được tổ chức với mục đích nhằm thể hiện sự biết ơn,
lòng hiếu thảo và sự kính trọng của con cháu đối với ông bà, cha mẹ, những
người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người, trong dịp lễ con cháu
đều muốn thể hiện lòng hiếu thảo của mình qua những lời chúc tụng hết sức đơn
giản, mộc mạc nhưng lại ẩn chứa một sức mạnh vô hình nào đó, đó là những lời
ca, lời chúc tới người được mừng thọ, chúc cho các cụ được sống lâu trăm tuổi,
thanh thản, yên vui lúc về già.
Công tác chuẩn bị đều được mọi người chú ý và thực hiện tương đối kĩ
lưỡng, cụ thể như:
Thời gian diễn ra lễ mừng thọ tương đối lâu, nó có thể chiếm tới một
buổi thậm chí là cả ngày với sự có mặt của đông đủ mọi người, nào là gia
đình,người thân , hàng xóm láng giềng và nhất thiết không thể thiếu đi sự có mặt
của thầy mo, người nắm giữ một vai trò chủ đạo trong buổi lễ, dịp lễ mừng thọ
được diễn ra trong sự chuẩn bị từ gia đình, không kể đàn ông hay đàn bà nhưng
cứ đến tuổi để mừng thọ ai cũng có quyền được chúc thọ, đó là một độ tuổi đủ
23
để con người từng trải và có những kinh nghiệm nhất định trong cuộc sống.
Cũng như người Kinh thì ngoài những phong tục khác, những điểm giống nhau
ra thì ở đây những phong tục của họ cũng có một số nét khác biệt, những lễ vật
trong lễ mừng thọ của người Nùng An chủ yếu là:các món ăn, hình thức cúng bái
và ngoài ra còn có một số nghi thức khác.
Mừng thọ được người dân nơi đây rất coi trọng, họ làm tất cả những gì
có thể làm để phục vụ cho buổi lễ. Buổi mừng thọ diễn ra tương đối to thậm chí
có thể sánh ngang với đám hỏi, đám cưới và một số nghi lễ khác…
Một lễ mừng thọ được coi là chu đáo thì phải đảm bảo được những yêu
cầu sau, tức là phải chuẩn bị đầy đủ mọi thứ có liên quan tới cho việc phục vụ
nghi lễ, gia đình tự chuẩn bị các món ăn có thể do tự làm hoặc mua như: thịt lợn,
thịt gà, thịt cừu, thịt trâu, lợn quay, bánh chưng, bánh giầy, rượu, tiền, rau, củ,
quả và số thức ăn khác nữa.
Tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của từng nhà mà mỗi gia đình có
cách thức tổ chức riêng, nhà có làm nhiều không có thì làm ít, điều này không
bắt buộc đối với tất cả mọi người, lễ mừng thọ được tổ chức ở nhà có con gái đã
đi lấy chông khác và có con gái chưa đi lấy chồng lại khác, điều này được thể
hiện ở chỗ: Khi bố hoặc mẹ tổ chức mừng thọ thì tạo gia đình đã có con gái đi
lấy chồng thì người con rể và con gái phải có trách nhiệm mang lễ vật qua nhà
bố mẹ vợ tặng để thể hiện sự quan tâm, nhớ nhung và biết ơn, người con rể mang
sang cho bố hoặc mẹ vợ rượu, thịt lợn, thịt gà, bánh chưng, bánh giầy và một
chiếc vòng tay bằng bạc
Khi bắt đầu buổi lễ, gia đình có người được chúc thọ phải có trách
nhiệm mới thầy mo, có thể là một hoặc hai thầy tùy thuộc vào công việc cúng bái
của từng nhà, thầy mo phải là người giỏi , biết làm việc và có tiếng ở trong làng.
Mọi người trong nhà làm viêc đều phải nghe theo lời của thầy cho tới khi buổi lễ
kết thúc, những người trong gia đình cùng tham gia mừng thọ với bố hoặc mẹ.
24
Người được mừng thọ phải ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ nói đúng hơn trong ngày
này họ sẽ là người sang trọng nhất, được mặc những bộ quần áo mới nhất nhằm
rũ bỏ những cái cũ kĩ, xấu còn sót lại của khi trước, bộ quần áo mới nó cũng thể
hiện sự sang trọng, lịch sự và sự cao thượng cho người mặc, đây được coi là
nhưng khoảnh khắc thiêng liêng nhất, tuyệt vời nhất mà ai cũng chờ đợi khi về
già.
Những lễ vật của người con rể thường là: 25 kg thịt lợn, 2 cái bành giầy
khoảng 9 kg, thịt gà, thịt lợn, 1 lít rượu, 1 chiếc vòng tay bằng bạc, 1 đôi tất, 1
chỉ vàng, 1 chiếc chăn, 1 cái màn…ngoài ra còn có một số lễ vật khác nữa.
Mọi người cũng nhau cung kính , chúc tụng người được mừng thọ, bà
con xóm giềng cũng tham gia rất vui vẻ và nhiệt tình, chẳng mấy khi đã có dịp
được đông đủ mọi người đến như vậy, mọi người ai nấy đều vui tươi, rạng rỡ với
vẻ mặt tràn đầy sự tôn nghiêm và kính trọng. Trong dịp này một số gia đình còn
chụp ảnh lưu niệm nhằm tưởng nhớ những giây phút thiêng liêng, thành kính của
gia đình…Mừng thọ là mừng về tuổi tác, chúc cho các ông, các bà được sống lâu
mãi mãi, được cùng con cháu hưởng phúc lúc về già. Mừng thọ tuy chỉ là một
trong những nghi lễ rất phổ biến trong kho tàng văn hóa Việt Nam nhưng nó lại
ẩn chứa những nét rất riêng, rất khác mà ở các nghi lễ khác không bao giờ có
được. Có thể nói mừng thọ là một nghi lễ được giành riêng cho những người đã
có tuổi, những bậc tiền bối trong xã hội, một ngày lễ kỉ niệm rất riêng, là một dịp
để đánh dấu tuổi tác.
Những chiếc bánh chưng, bánh dày đẹp đẽ, nó không chỉ đẹp bởi hình
thức mà quan trọng trong những chiêc bánh ấy, ẩn sau cái được gọi là bánh đó là
những tình cảm thiêng liêng, lòng hiếu thảo và sự quý trọng của con cháu. Họ đã
tự tay làm nên những thứ tuyệt vời đến như thế , những món ăn, những hương vị
hấp dẫn đã được mọi người dâng lên trong dịp lễ mừng thọ này,với tất cả tình
yêu thương ,sự quý mến và long trân trọng đối với ông bà, cha mẹ.
25