Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

phân biệt PHÍ và lệ PHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168 KB, 8 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM
KHOA: KINH TẾ QUỐC TẾ
MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG

ĐỀ TÀI: PHÍ VÀ LỆ PHÍ
GVHD: Ths. Lê Trung Nhân
Sinh viên thực hiện: NHÓM 5
Nguyễn Thị Thanh Hiền
Võ Thị Hiếu Hiền
Võ Thị Mỹ Hiền
Phạm Nhật Hoa
Nguyễn Thị Huyền


GVHD: Th.s LÊ TRUNG NHÂN

MỤC LỤC

2
NHÓM 5


GVHD: Th.s LÊ TRUNG NHÂN
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Phí và lệ phí có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã
hội. Tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng,…
đều có các khoản phí hoặc lệ phí bắt buộc phải trả nếu như muốn sử dụng các dịch vụ
này; mà nếu không tuân thủ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật. Hằng ngày, hầu như
mỗi người đều phải trả rất nhiều loại phí và lệ phí để phục vụ cho các mục đích cá
nhân. Tùy theo đặc tính của mỗi loại dịch vụ, kể cả các dịch vụ công cộng, mà các loại


phí và lệ phí có mức giá khác nhau, từ vài nghìn đồng đến vài trăm nghìn,… thậm chí
có loại lên đến hàng trăm triệu đồng. Vậy phí và lệ phí là gì? Tại sao phải trả phí và lệ
phí? Tác động của chúng đối với kinh tế công cộng nói chung như thế nào? Thực trạng
của việc thu phí và lệ phí hiện nay như thế nào và những tranh cãi xung quanh ra sao?
Những vấn đề này sẽ được trả lời trong những phần dưới đây.
B. NỘI DUNG
Phần 1: Tổng quan về phí và lệ phí
Chỉ tiêu

Khái niệm

Đặc điểm

PHÍ
Là khoản tiền mà tổ chức, cá
nhân phải trả nhằm cơ bản bù
đắp chi phí và mang tính phục
vụ khi được cơ quan nhà nước,
đơn vị sự nghiệp công lập và tổ
chức được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền giao cung cấp
dịch vụ công.
1. Nguyên tắc: Bảo đảm bù đắp
chi phí, có tính đến chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của
Nhà nước trong từng thời kỳ,
bảo đảm công bằng, công khai,
minh bạch và bình đẳng về
quyền và nghĩa vụ của công
dân.

2. Tính chất: mang tính bắt
buộc tương đối, mang tính đối
giá, hoàn trả trực tiếp.
3. Tổ chức có thẩm quyền
thu: Cơ quan Nhà nước, đơn vị
hành chính sự nghiệp, các tổ
chức, cá nhân thuộc khu vực tư

LỆ PHÍ
Là khoản tiền được ấn định mà tổ
chức, cá nhân phải nộp khi được
cơ quan nhà nước cung cấp dịch
vụ công, phục vụ công việc quản
lý Nhà nước.

1. Nguyên tắc: không nhằm mục
đích bù đắp chi phí; riêng mức
thu lệ phí trước bạ được tính bằng
tỷ lệ % trên giá trị tài sản; bảo
đảm công bằng, công khai, minh
bạch và bình đẳng về quyền và
nghĩa vụ của công dân.
2. Tính chất: mang tính bắt buộc
tương đối, không mang tính đối
giá, hoàn trả trực tiếp
3. Tổ chức có thẩm quyền thu:
Do cơ quan Nhà nước.

3
NHÓM 5



GVHD: Th.s LÊ TRUNG NHÂN

Vai trò

Phân loại

nhân.
4. Điều kiện thu: nhu cầu sử
dụng dịch vụ.
4. Điều kiện thu: sử dụng dịch vụ
5. Ví dụ: phí sử dụng đường bộ, gắn với chức năng quản lý nhà
học phí, viện phí…
nước.
5. Ví dụ: lệ phí trước bạ, lệ phí
công chứng chứng thực…
Nhằm bù đắp một phần chi phí Chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu
đã bỏ ra để thực hiện hoạt động về quản lý nhà nước, đảm bảo
cung ứng hàng hóa, dịch vụ
quyền lợi về mặt hành chính pháp
công ngoài khoản mà Ngân
lý cho người nộp, không dùng để
sách nhà nước đã hỗ trợ trực
bù đắp chi phí.
tiếp.
Có 13 nhóm và 89 loại chính.
Có 4 nhóm:
- Lệ phí quản lý nhà nước liên
Sau đây là 1 số nhóm và 1 số

quan đến quyền sở hữu, quyền
loại phí:
sử dụng tài sản: lệ phí trước bạ,
lệ phí cấp biển số nhà,…
- Phí thuộc lĩnh vực nông
- Lệ phí quản lý nhà nước liên
nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: quan đến sản xuất, kinh doanh:
Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng
Phí kiểm dịch, Phí kiểm dịch
ký kinh doanh,…
động vật, thực vật,…
- Lệ phí quản lý nhà nước đặc
biệt về chủ quyền quốc gia.
- Phí thuộc lĩnh vực công
- Lệ phí quản lý nhà nước trong
nghiệp, thương mại, đầu tư,
các lĩnh vực khác.
xây dựng: Phí sử dụng công
trình kết cấu hạ tầng, phí thẩm
định hồ sơ mua bán, thuê, cho
thuê tàu, thuyền, tàu bay,…
- Phí thuộc lĩnh vực ngoại
giao: Phí xác nhận đăng ký
công dân, Phí cấp thị thực và
các giấy tờ có liên quan đến
xuất nhập cảnh Việt Nam cho
người nước ngoài,…
- Phí thuộc lĩnh vực an ninh,
quốc phòng: Phí phòng cháy,
chữa cháy,…

- Phí thuộc lĩnh vực giao
thông vận tải: Phí thuộc lĩnh
4

NHÓM 5


GVHD: Th.s LÊ TRUNG NHÂN

vực đường bộ, đường biển,
đường thủy nội địa, đường sắt,
hàng không.
- Các loại phí khác.

Phần II: Liên hệ thực tiễn

Trong thực tế thì được áp dụng rộng rãi nhất là phí giao thông vận tải nhưng về bản
chất, các trạm thu phí giao thông đường bộ là giá dịch vụ chứ không phải là phí.
Nhưng điểm bất ổn của các loại phí cầu đường này là nó đang độc quyền, bắt người
dân phải nộp mà không có sự lựa chọn nào khác. Chúng ta cần thẳng thắn thừa nhận
rằng: “Trong điều kiện thu ngân sách của chúng ta nói riêng và nguồn lực tài chính
công nói chung còn hết sức hạn chế, nợ công cao và bắt đầu có dấu hiệu vượt trần thì
việc xã hội hóa đầu tư, huy động các nguồn lực trong và ngoài xã hội vào hạ tầng là
chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước”.
Và BOT là một trong những chủ trương đang được triển khai khá tốt, góp phần vào sự
phát triển hạ tầng giao thông hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề thu phí trên tuyến BOT hiện
nay đang được dư luận rất quan tâm từ việc đặt trạm thu phí, mức thu phí, tổng mức
đầu tư thế nào, lưu lượng xe ra sao,... cách làm đó có minh bạch không? Đó là những
vấn đề nóng đang cần có sự tổng kết, đánh giá lại và hoàn thiện thêm về cơ chế, chính
sách. Vậy BOT là gì?

BOT1: chính phủ có thể kêu gọi các công ty tư nhân bỏ vốn xây dựng trước (build)
thông qua đấu thầu, sau đó khai thác vận hành một thời gian (operate) và sau cùng là
chuyển giao (transfer) lại cho Nhà nước sở tại.
Và đây cũng chính là một vấn đề khiến báo chí tốn khá nhiều giấy mực, cũng như từ
khóa được đông đảo dư luận quan tâm trong thời gian gần đây. Với chủ đề là phí và lệ
phí, nhóm chúng tôi muốn đi sâu phân tích, chứng thực những vấn đề liên quan phí
BOT bởi lẽ chưa bao giờ, chủ đề trạm thu phí giao thông BOT lại làm "nóng" báo chí,
dư luận xã hội đến vậy! Và một “điểm nóng” về BOT kéo dài từ tháng 8/2017 tới nay
đó là câu chuyện trạm BOT CAI LẬY trên quốc lộ 1 (tỉnh Tiền Giang) đang nhận
được sự chú ý lớn của dư luận. Thông qua trang cá nhân, các group và nhiều diễn đàn,
người dân đã bày tỏ bức xúc về vị trí đặt trạm và mức phí mà họ cho là vô lý. Nhiều
câu hỏi đã được nêu ra, thể hiện những băn khoăn của người dân về sự minh bạch và
những bất cập về dự án.Vậy vấn đề mấu chốt là gì, những góc khuất, trách nhiệm
viết tắt của tiếng Anh: Build-Operate-Transfer, có nghĩa: Xây dựng-Vận hànhChuyển giao.
1

5
NHÓM 5


GVHD: Th.s LÊ TRUNG NHÂN

thuộc về những ai,…trong vụ việc này. Phần nội dung bên dưới chúng tôi sẽ giúp các
bạn hiểu về những vấn đề đó.
1 . Diễn biến
- Tháng 10/2015: Công ty TNHH đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang điều chỉnh vị trí trạm
(hiện nay) và được đồng ý
- 1/8/2017: BOT Cai Lậy bắt đầu hoạt động
- 6/8/2017: Tài xế phản đối vị trí đặt trạm
bằng bỏ tiền lẻ vào chai nhựa khi đi qua

trạm.
- 11/8/2017: UBND tỉnh Tiền Giang kiến
nghị Bộ GTVT giảm phí.
- 13,14/7/2017: các tài xế mang heo quay
đến” Cúng trạm”, tiếp tục trả phí bằng tiền lẻ dẫn đến ùn tắc, xả trạm liên tục.
- 15/8/2017: Trạm BOT Cai Lậy xả trạm, dừng thu phí.
- 17/8/2017: Bộ GTVT họp báo tuyên bố “ Không di dời trạm thu phí Cai Lậy.
- 21/8/2017: Giảm mức phí. Gía vé mỗi lượt của các xe đồng loạt giảm 30%, thấp nhất
là 25.000 đồng và cao nhất là 140.00 đồng.
- 30/11/2017: Sau 3 tháng trạm BOT Cai
trở lại. Tuy nhiên các tài xế vẫn tiếp tục
phản đối thu phí bằng cách câu giờ, trả
bằng tiền lẻ và đòi thối lại 100 đồng
- 1/12/2017: Lãnh đạo Bộ GTVT khẳng
định ”Tắc thì xả, hết tắc lại thu”. Thủ tướng
trưởng Bộ GTVT sớm có báo cáo tổng hợp,
trình Thường trực Chính phủ để dánh giá
toàn diện và không kéo dài tình trạng

Lậy thu phí

Bộ
này

- Từ 30/11 đến 4/12/2017: Chỉ trong 5 ngày thu phí BOT Cai Lậy đã phải xả trạm đến
24 lần
- 4/12/2017 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã quyết định dừng thu phí Cai Lậy trong
một tháng để tìm giải pháp cho Trạm thu phí BOT Cao Lậy
2 . Nguyên nhân BOT Cai Lậy bị phản đối gay gắt
- Cái gốc gác của vụ việc này là đặt trạm thu phí BOT Cai Lậy không đúng chỗ chứ

không phải vấn đề có thu phí hay không thu phí. Bản chất của hình thức BOT là để
người dân có quyền được lựa chọn đi hay không đi, nhưng ở BOT Cai Lậy thì người
6
NHÓM 5


GVHD: Th.s LÊ TRUNG NHÂN

dân lại không có quyền lựa chọn, họ buộc phải đi và buộc trả phí mà không có sự lựa
chọn nào khác.
- Đoạn đường mà chủ đầu tư làm chỉ có 12 km nhưng lại tiến hành đặt trạm tại toàn bộ
tuyến đường Cai Lậy là không ổn. Đây chính là ngọn nguồn của dự phản đối và chính
là sự bất công trong dự án BOT.
3. Hậu quả
- Những doanh nghiệp đang bị chậm hàng do bị ùn ứ khi đi qua BOT Cai Lậy, thiệt hại
về kinh tế và cả uy tín doanh nghiệp.
- Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào BOT, đang lo "trường hợp Cai Lậy" sẽ thành hội
chứng lây lan sang nhiều BOT khác. Rồi cả Ngân hàng cũng bị lôi vào cuộc với câu
chuyện "tiền mệnh giá 100 đồng".
4 .Biện pháp
* Về phía Bộ GTVT: Với tình hình “nước sôi lửa bỏng” tại Cai Lậy, Bộ GTVT cần
làm cho sự việc dịu xuống, phải xả trạm, dù biện pháp này chỉ là tạm thời. Cơ quan
chức năng phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của dân. Những gì thuộc quy định
cũ, những gì chưa hợp lòng dân phải lắng nghe, phải xem xét nghiêm túc và xử lý.
+ Thứ nhất, dời trạm sang đường tránh. Ngân hàng có chính sách hỗ trợ chủ
đầu tư.
+ Thứ hai, Nhà nước mua lại trạm BOT Cai Lậy để quản lý.
+ Thứ ba, lập hai trạm thu phí: một trạm ở đường tránh thu phí hoàn vốn cho
chủ đầu tư xây dựng tuyến tránh. Một trạm trên quốc lộ 1 để thu phí hoàn vốn cho cải
tao đường quốc lộ 1. Dĩ nhiên mức phí sẽ căn cứ vào mức đầu tư để có quyết định hợp

lý.
* Về phía người dân: Cần cho Bộ GTVT thời gian và người dân nên bình tĩnh, tránh
bị kích động bởi di dời trạm sẽ phá vỡ hợp đồng, phải đền bù cho chủ đầu tư.
C. KẾT LUẬN
Có thể nói, phí, lệ phí gắn liền với dịch vụ công bao gồm dịch vụ hành chính công,
dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích. Trong nền kinh tế thị trường, chính sách
phí, lệ phí cần tạo hành lang pháp lý để khuyến khích phát triển các dịch vụ công, tạo
điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trên quan điểm đảm bảo hài
hòa lợi ích của tổ chức cung ứng dịch vụ công và người sử dụng dịch vụ công, đồng
thời đảm bảo vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN.
Đặc biệt, cần thống nhất quản lý nhà nước về phí, lệ phí; tập trung nguồn thu vào
NSNN, đảm bảo tính thống nhất của NSNN.

7
NHÓM 5


GVHD: Th.s LÊ TRUNG NHÂN

Nguồn:
/> /> />
8
NHÓM 5



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×