Tải bản đầy đủ (.docx) (100 trang)

Lễ hội hoa ban trong thực tiễn phát triển du lịch tỉnh điện biên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 100 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THANH BẮC

LỄ HỘI HOA BAN
TRONG THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH ĐIỆN BIÊN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Việt Nam học
Mã số: 8310630

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS LÊ VĂN TẤN

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du
lịch tỉnh Điện Biên hiện nay” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn này là hoàn toàn hợp lệ, đảm bảo độ
tin cậy, tính chính xác và trung thực.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình./.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn



Trần Thanh Bắc


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hoá không thể thiếu trong đời sống của các dân tộc
trên thế giới. Ở Việt Nam, sự phong phú và đa dạng của các lễ hội không những đã góp phần
tạo dựng nên hệ thống bảo tàng sống, sinh động về đời sống tinh thần của cộng đồng các dân
tộc mà còn đang góp phần vào việc thúc đẩy các hoạt động du lịch của mỗi địa phương. Hiện
nay, việc đánh giá vai trò, sự tác động của các lễ hội trong phát triển du lịch nói riêng và kinh
tế, văn hóa, xã hội địa phương nói chung là một việc làm cần thiết mang tính đồng bộ và khoa
học. Tuy nhiên, vấn đề này đang đặt ra những yêu cầu mới, đặc biệt là đối với lễ hội mang tính
hiện đại như lễ hội về hoa.
Điện Biên là tỉnh miền núi biên giới Tây bắc Tổ quốc, có nhiều lợi thế phát triển du
lịch. Với những tiềm năng lớn có thể khai thác phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du
lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa cộng đồng, du lịch lịch sử, du lịch tâm linh... Tuy
nhiên, du lịch Điện Biên hiện nay đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nhiều mặt hạn
chế đã và đang làm giảm khả năng thu hút khách du lịch, kết quả đạt được chưa tuơng xứng
với tiềm năng; hiệu quả kinh doanh còn thấp; chất lượng dịch vụ chưa cao; công tác quảng bá,
xúc tiến chưa được chú trọng, đầu tư đúng mức; cách thức tổ chức chưa đồng bộ và khoa học...
Điều này đặt ra cho du lịch Điện Biên vấn đề cần phải đẩy mạnh khai thác tổng thể các giá trị
cũng như những tiềm năng riêng biệt vốn có để thúc đẩy nhanh sự phát triển du lịch trong
tương lai.
Hoa Ban - một biểu tượng thẩm mỹ tự nhiên của Tây bắc đã được tỉnh Điện Biên khai
thác vào phát triển du lịch bằng việc xây dựng thành “Lễ hội Hoa Ban”. Đây là lễ hội tôn vinh
vẻ đẹp, ý nghĩa và giá trị của hoa Ban gắn với các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống mang

tính biểu trưng cho vẻ đẹp của đất và người Điện Biên. Lễ hội Hoa Ban đã được tỉnh Điện
Biên tổ chức qua 5 kỳ (năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018) và đã gặt hái được nhiều thành
công, qua đó tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch đến với vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh
Điện Biên nói riêng. Lễ hội Hoa Ban đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi nhận, đánh
giá là Lễ hội tiêu biểu trong việc quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch trên phạm vi toàn quốc.
Do đó, việc nghiên cứu “Lễ hội hoa Ban trong thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Điện Biên hiện

4


nay” là hết sức cần thiết góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, văn hóa, xã
hội nói chung của tỉnh Điện Biên.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lễ hội nói chung, lễ hội về hoa nói riêng có vai trò và ý nghĩa to lớn trong đời sống
văn hoá tinh thần của các địa phương và mang tính quốc gia dân tộc. Những năm gần đây,
trước sự phục hồi nhanh chóng của các lễ hội truyền thống và sự phát triển có tính chất bùng
nổ của lễ hội hiện đại, vấn đề lễ hội được các nhà nghiên cứu dành nhiều sự quan tâm, nghiên
cứu, đánh giá mức độ khác nhau.
Qua thực tế tìm hiểu, vấn đề nghiên cứu Lễ hội Hoa Ban trong phát triển du lịch
Điện Biên mới chỉ có một số bài viết ở dạng báo chí, tin bài đề cập trên các phương tiện thông
tin đại chúng khi lễ hội được tổ chức hàng năm. Có thể kể ra một số bài viết tiêu biểu như: “Lễ
hội Hoa Ban, thương hiệu của du lịch Điện Biên” của tác giả Thùy Dương; “Chú trọng trồng
cây hoa Ban để phát triển du lịch” của tác giả Khánh Toàn; “Lễ hội Hoa Ban - Điểm nhấn của
du lịch thành phố Điện Biên Phủ” của tác giả Đào Duy Trinh; “Hoa Ban - Biểu tượng của tình
yêu mãnh liệt” của tác giả Cao Mỗ; “Điện Biên đón trên 11.000 lượt khách dịp Lễ hội Hoa
Ban” của tác giả Phan Anh; “Về miền Hoa Ban” của tác giả Mai Hoa; “Lễ hội Hoa Ban của
người Thái ở Tây bắc” của tác giả Lê Dung... trước đó, viết về hoa Ban có “Hoa Ban trong đời
sống văn hóa của người Thái ở Điện Biên” của TS. Đặng Thị Oanh... các bài viết, tác phẩm
viết về hoa Ban và Lễ hội Hoa Ban mới chỉ nêu được tính nổi bật, vai trò và ý nghĩa của Lễ
hội Hoa Ban ở mức độ điểm nhấn, chưa có những đánh giá từ tổng thể đến cụ thể và định

hướng mang tính tầm nhìn để phát triển du lịch tỉnh Điện Biên.
Có thể khẳng định, nghiên cứu về Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du lịch
Điện Biên cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu độc lập, cụ thể và riêng biệt nào.
Đề tài “Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Điện Biên hiện nay”
được thực hiện là sản phẩm nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, khoa học có tính thực
tiễn cao, không trùng lặp với bất cứ đề tài nào khác về Lễ hội Hoa Ban ở Điện Biên hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài giới thiệu và cung cấp các tư liệu về Lễ hội Hoa Ban. Tôn vinh vẻ đẹp, ý
nghĩa và giá trị của hoa Ban gắn với lịch sử, văn hóa truyền thống mang tính biểu trưng cho vẻ

5


đẹp của đất và người Điện Biên. Đồng thời, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh phát triển du
lịch của tỉnh nhằm thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Đề tài đánh giá thực trạng quá trình xây dựng, tổ chức và những vấn đề đặt ra đối với
Lễ hội Hoa Ban qua các kỳ tổ chức (từ năm 2014 đến năm 2018). Từ đó đưa ra những phân
tích cụ thể, khách quan về các khía cạnh của lễ hội nhằm hướng đến việc khai thác tối ưu các
yếu tố lễ hội vào phát triển du lịch của tỉnh Điện Biên.
Từ việc nghiên cứu về Lễ hội Hoa Ban, đề tài góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy
giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc Điện Biên gắn với phát triển du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh
hoạt động xúc tiến, đầu tư, tăng cường hợp tác, liên kết, phát huy thế mạnh các loại hình du
lịch lịch sử, văn hóa, sinh thái và tâm linh gắn với hoa Ban để xây dựng Lễ hội Hoa Ban trở
thành thương hiệu du lịch đặc trưng của tỉnh Điện Biên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu về Lễ hội Hoa Ban ở Điện Biên.
- Đánh giá thực tiễn quá trình tổ chức các kỳ Lễ hội Hoa Ban từ năm 2014 đến năm
2018 ở Điện Biên.
- Đặt ra những vấn đề về Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Điện

Biên hiện nay và trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du lịch
ở Điện Biên hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu Lễ hội Hoa Ban và các hoạt động diễn ra trong quá trình tổ chức Lễ hội
Hoa Ban hàng năm.
- Đề tài tập trung tìm hiểu, đánh giá quá trình tổ chức và đề xuất hướng phát triển
Lễ hội Hoa Ban trong thực tiễn phát triển du lịch tỉnh Điện Biên hiện nay và những năm tiếp
theo.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên một số phương pháp chủ yếu sau đây:
- Phương pháp liên ngành của chuyên ngành Việt Nam học.

6


- Phương pháp phân tích, tổng hợp các dữ liệu.
- Phương pháp tìm hiểu qua các công trình nghiên cứu, các văn bản pháp quy.
- Phương pháp miêu tả, so sánh - đối chiếu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài có ý nghĩa cụ thể trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của
tỉnh Điện Biên theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XI) và Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 10/9/2014 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Điện Biên về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Điện Biên đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước”.
- Trên cơ sở hệ thống hóa các nguồn tài liệu, tư liệu về các Lễ hội Hoa Ban đã được
tổ chức từ năm 2014 đến nay, luận văn góp phần bổ sung, cung cấp tư liệu nghiên cứu về lễ

hội, văn hóa, du lịch tỉnh Điện Biên. Từ đó có một cách nhìn hệ thống về quá trình tổ chức lễ
hội gắn với phát triển du lịch nói riêng và kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung của tỉnh Điện
Biên.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần đánh giá về vị trí, vai trò cũng như đề cập đến những vấn đề
đặt ra đối với Lễ hội Hoa Ban ở Điện Biên hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ đóng góp vào thực tiễn tổ chức lễ hội: các giải
pháp, qui mô, nội dung, hình thức tổ chức... từ đó đưa ra những đề xuất, kiến nghị phù hợp
nhằm thúc đẩy sự phát triển của lễ hội trong những năm tiếp theo.
- Luận văn góp phần giáo dục tinh thần tự hào về quê hương, về văn hóa truyền
thống của cộng đồng các dân tộc cũng như ý thức bảo vệ và làm đẹp cảnh quan tự nhiên tỉnh
Điện Biên.
- Luận văn dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về văn hoá lễ
hội, du lịch ở các trường học; làm tư liệu, cẩm nang tham khảo trong việc tổ chức du lịch, văn
hoá lễ hội tại tỉnh Điện Biên.
7. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung có kết
cấu 3 chương:

7


Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Lễ hội Hoa Ban Điện Biên từ truyền thống đến hiện đại
Chương 3: Đánh giá thực tiễn về Lễ hội Hoa Ban và các vấn đề đặt ra đối
với du lịch tỉnh Điện Biên hiện nay.

8



Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Khái quát về lễ hội và lễ hội du lịch về hoa
1.1.1. Khái niệm Lễ hội
Đối với phần lớn các tộc người trên thế giới, đặc biệt là nhóm cư dân nông nghiệp, lễ
hội giữ một vai trò quan trọng. Lễ hội chứa đựng nhiều mặt của đời sống xã hội, văn hoá,
chính trị, tâm lý, tôn giáo, là loại hình sinh hoạt văn hoá tập thể, phản ánh tín ngưỡng, các sinh
hoạt của cộng đồng các dân tộc.
Từ lâu ở Việt Nam, lễ hội gắn bó với làng xã như một phần tất yếu trong đời sống.
Những năm gần đây, do chính sách đổi mới, do những biến đổi không ngừng của đời sống xã
hội, do đời sống vật chất của nhân dân từng bước được cải thiện, các hoạt động lễ hội đã được
quan tâm tổ chức. Việc tìm hiểu cũng như cắt nghĩa khái niệm lễ hội được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm.
Cho đến nay, có nhiều cách gọi và sự giải thích khác nhau về thuật ngữ “lễ hội”. Có
người gọi lễ hội là “hội lễ”, có người gọi là “hội hè”, hay “hội hè đình đám”... Tuy cách gọi và
diễn đạt khác nhau, nhưng các ý kiến đó không mâu thuẫn mà thống nhất với nhau trong một
nội dung: Lễ hội là sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộng đồng. Có thể
thấy, khái niệm lễ hội bao gồm hai yếu tố “Lễ” và “Hội”. Hai yếu tố này luôn tồn tại song
song, bổ sung, hỗ trợ và hoàn thiện lẫn nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt thì:
- Lễ: là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự việc, sự kiện
có ý nghĩa nào đó [16, tr.540]. Lễ còn mang ý nghĩa bao quát mọi nghi thức ứng xử của con
người với tự nhiên và xã hội. Các nghi thức của lễ toát lên sự cầu mong phù hộ độ trì của các
thần và giúp con người tìm ra giải pháp tâm lý mặc dù phảng phất chất linh thiêng huyền bí.
[10, tr.12]. Ở Việt Nam, lễ chủ yếu tập trung trong các nghi thức, nghi lễ liên quan đến sự cầu
mùa, người an, vật thịnh. Có thể nói, lễ là phần đạo, tâm linh của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu
tín ngưỡng và đảm bảo nề nếp, trật tự cho hội được hoàn thiện hơn.
- Hội: là cuộc vui tổ chức cho đông đảo người tham dự, theo phong tục hoặc nhân dịp
đặc biệt [16, tr .443]. Các hoạt động trò vui trong hội nhằm đem lại lợi ích tinh thần, sự phấn
khích, hoan hỷ cho mọi thành viên của cộng đồng. Hội mang tính cộng đồng ngay cả trong tư
cách tổ chức lẫn mục đích của nó.



Qua thực tế tìm hiểu, giữa lễ và hội khó tách rời mà quyện lại với nhau. Hẳn vì thế mà
có người gọi là “lễ hội” có người gọi là “hội lễ”, tuỳ thuộc vào từng loại lễ hội mà nhấn mạnh
mặt này hay mặt kia. Từ góc độ trên, ta có thể đi tới một khái quát chung: “Lễ hội là một cuộc
vui lớn của cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí, tín ngưỡng, thi thố tài năng, biểu dương
sức mạnh, tái hiện cuộc sống con người trong trường kỳ lịch sử. Nó là một loại hình tổng hợp
bao gồm nhiều yếu tố văn hoá dân gian”. [5, tr.38].
Nhận thức được xu thế phát triển của lễ hội, ngày nay, việc tổ chức các hoạt động lễ
hội tại các địa phương là hoạt động nhằm cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước theo tinh
thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước”[13]. Thông qua việc tổ chức các lễ hội góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị
văn hóa truyền thống, khai thác các tiềm năng độc đáo thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
1.1.2. Khái niệm Lễ hội du lịch
Ở Việt Nam, cứ mỗi độ xuân về trên khắp đất nước không khí lễ hội tràn ngập. Những
năm gần đây, nhân dân các địa phương từ cấp xã đến cấp tỉnh đã cố gắng tìm cách khôi phục
các ngày lễ lớn, hội làng (cả hội chùa và hội lễ đền miếu), cho đến hội về hoa, quả... để tổ chức
các lễ hội. Theo xu hướng đó, việc khôi phục, tổ chức các lễ hội là dịp để bảo tồn, phát huy
những nét đẹp cổ truyền, tươi mới, những đặc trưng của địa phương. Đây chính là yếu tố quan
trọng, tạo cơ hội cho ngành du lịch khai thác các khía cạnh của lễ hội để phát triển.
Thực tế cho thấy, loại hình lịch lễ hội đã trở thành một nét đặc sắc, phong phú mang
đậm yếu tố truyền thống và hiện đại, tô điểm thêm nét văn hóa của dân tộc. Việc tổ chức loại
hình du lịch lễ hội có ý nghĩa to lớn trong quá trình phát triển đa dạng hóa du lịch của các địa
phương và quốc gia dân tộc.
Ngày nay, trước sự phục hồi nhanh chóng và có tính chất bùng nổ của lễ hội hiện đại,
loại hình du lịch lễ hội không chỉ được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm mà các nhà làm
du lịch còn đẩy mạnh khai thác một cách triệt để trong các phương diện tổ chức du lịch. Bởi
khai thác các khía cạnh về lễ hội để phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh địa phương, quốc gia
dân tộc đang là hướng đi mang lại nhiều lợi ích.

1.1.3. Lễ hội du lịch về Hoa


Đã từ lâu, hoa luôn là biểu tượng của sắc đẹp, tình yêu và hạnh phúc tràn đầy. Hiện
nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều lễ hội về hoa, những lễ hội này ngày
càng trở nên phong phú, đa dạng, có nhiều cấp độ tổ chức khác nhau và để lại những hình ảnh
gắn với nét văn hóa tốt đẹp của các địa phương, quốc gia, dân tộc và vùng lãnh thổ.
Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam rất nhiều nơi đã tổ chức các lễ hội về hoa, có thể
kể ra đây một số lễ hội hoa đặc sắc như: Lễ hội hoa Tulip ở thung lũng Skagit, Washington; Lễ
hội Battaglia di Fiori, Ventimiglia, Italy; Lễ hội Batalla de Flores, Tây Ban Nha; Lễ hội hoa
Medellin, Colombia; Lễ hội hoa Tulip, Canada; Lễ hội hoa hồng tại Pasadena, California, Mỹ;
Lễ hội hoa Genzano Infiorata, Italy; Lễ hội hoa Anh Đào, Nhật Bản...
Ở Việt Nam gần đây có một số lễ hội về hoa như: Lễ hội hoa Tam giác mạch ở Hà
Giang được tổ chức vào tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2015; Lễ hội hoa Đà Lạt được tổ
chức hai năm một lần với các chương trình vui chơi đặc sắc và vô cùng ấn tượng; Lễ hội phố
hoa Hà Nội được tổ chức các năm 2009, 2010, 2012 tại phố Đinh Tiên Hoàng vào dịp Tết....
ngoài ra còn rất nhiều các lễ hội về hoa khác được diễn ra tại các địa phương trong cả nước.
Qua thực tế tìm hiểu, mỗi địa phương có những đặc trưng về các loại hoa tạo nên bản
sắc địa phương độc đáo. Theo xu hướng phát triển hiện nay, các địa phương đã tranh thủ khai
thác các loại hoa vốn có, đặc trưng vào phát triển du lịch bằng nhiều hình thức nhằm thu hút,
quảng bá hình ảnh địa phương góp phần quan trọng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, thị hiếu thưởng
thức của người dân cũng như đông đảo du khách.
1.2. Khái quát về tỉnh Điện Biên và lễ hội của các dân tộc tỉnh Điện Biên
1.2.1. Điều kiện tự nhiên - xã hội
1.2.11. Vị trí địa lý
Điện Biên là tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có tọa độ địa lý
20o54’ - 22o33’ vĩ độ Bắc và 102o10’ - 103o36’ kinh độ Đông. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504
km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía
Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh
duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung Quốc hơn 400km, trong đó:

đường biên giới tiếp giáp với Lào là 360 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đường giao
thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện
Biên Phủ đi Hà Nội với tần suất bay bình quân 02 chuyến/ngày. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính


cấp huyện với 130 xã, phường, thị trấn (trong số đó có 29 xã biên giới); dân số gần 55 vạn
người, gồm 19 dân tộc anh em. Trên tuyến biên giới Việt - Lào, ngoài các cửa khẩu quan trọng
đã được mở là Huổi Puốc và Tây Trang, trên tuyến biên giới Việt - Trung có cặp cửa khẩu A Pa
Chải - Long Phú, còn 3 cặp cửa khẩu phụ khác sắp tới sẽ được mở.
Với vị trí địa lý thuận lợi như trên, sẽ là điều kiện và cơ hội rất lớn để Điện Biên đẩy
mạnh phát triển du lịch, thương mại quốc tế, tiến tới xây dựng địa bàn trung chuyển chính trên
tuyến đường xuyên Á phía Bắc, nối liền vùng Tây Bắc Việt Nam với khu vực Bắc Lào - Tây
Nam Trung Quốc và Đông Bắc Mianma.
1.2.1.2. Địa hình
Do ảnh hưởng của các hoạt động kiến tạo nên địa hình của Điện Biên rất phức tạp, chủ
yếu là đồi núi dốc, hiểm trở và chia cắt mạnh. Được cấu tạo bởi những dãy núi chạy dài theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam với độ cao biến đổi từ 200m đến hơn 1.800m. Ở phía Bắc có các
điểm cao 1.085m, 1.162m và 1.856m (thuộc huyện Mường Nhé), cao nhất là đỉnh Pu Đen
Đinh cao 1.886m. Ở phía Tây có các điểm cao 1.127m, 1.649m, 1.860m và dãy điểm cao
Mường Phăng kéo xuống Tuần Giáo. Xen lẫn các dãy núi cao là các thung lũng, sông suối nhỏ
hẹp và dốc. Trong đó, đáng kể có thung lũng Mường Thanh rộng hơn 150km 2, là cánh đồng
lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh và toàn vùng Tây Bắc. Ở Điện Biên, núi bị bào mòn mạnh tạo
nên những cao nguyên khá rộng như cao nguyên A Pa Chải (huyện Mường Nhé), cao nguyên
Tả Phình (huyện Tủa Chùa). Ngoài ra còn có các dạng địa hình thung lũng, sông suối, thềm
bãi bồi, nón phóng vật, sườn tích, hang động castơ... phân bố rộng khắp trên địa bàn, nhưng
diện tích nhỏ.
Với tính đặc thù như trên, Điện Biên có những thuận lợi đáng kể trong việc khai thác
phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu, sinh thái... tạo
động lực góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
1.2.1.3. Khí hậu

Điện Biên có khí hậu nhiệt đới gió mùa núi cao. Mùa Đông tương đối lạnh và ít mưa;
mùa hạ nóng, mưa nhiều, phân hoá đa dạng, chịu ảnh hưởng của gió tây khô và nóng. Nhiệt độ
trung bình hàng năm từ 21 o - 23oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 12 đến
tháng 2 năm sau (từ 14o - 18oC), các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất từ tháng 4 - 9
(25oC) - chỉ xảy ra các khu vực có độ cao thấp hơn 500m. Lượng mưa hàng năm trung bình từ


1.300 - 2.000mm, thường tập trung theo mùa, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm
sau. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76 - 84%. Số giờ nắng bình quân từ 158 - 187 giờ trong
năm; các tháng có giờ nắng thấp là tháng 6, 7; các tháng có giờ nắng cao thường là các tháng
3, 4, 8, 9. Ở Điện Biên, một ngày có thể diễn ra bốn mùa.
Đặc điểm khí hậu của Điện Biên thuận lợi cho việc phát triển và sinh trưởng của các
thảm thực vật, các loại thực vật đặc thù trong đó có cây ban. Ngoài ra, với đặc trưng kiểu khí
hậu này sẽ tạo điều kiện phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nghỉ
dưỡng, các hoạt động du lịch tham quan, trải nghiệm.
1.2.1.4. Dân cư, dân tộc
Về dân cư, tính đến năm 2016, dân số của tỉnh Điện Biên là 557.400 người với mật độ
dân số là 58 người/km2. Trong đó, dân số thành thị đạt 84.000 người và dân số nông thôn đạt
473.400 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của Điện Biên là 13,3 %0 [2]
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tính đến năm 2009, tỉnh Điện Biên
có 19 dân tộc sinh sống bao gồm: Thái, H'Mông, Kinh, Dao, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ,
Lự, Hoa, Kháng, Mảng, Tày, Nùng, Mường... Trong đó, dân tộc Thái là dân tộc có dân số đông
nhất với 186.270 người, chiếm 38,4% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Mông xếp thứ hai với 170.648
người, chiếm 29,6% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh có dân số đông thứ ba với 90.323 người,
chiếm khoảng 20% dân số tỉnh. [7]
Về dân tộc, theo kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho thấy. Những bằng chứng vật thể
và phi vật thể tại đây đã chứng minh một cách thuyết phục về bề dày lịch sử cư trú của cộng
đồng cũng như chiều sâu văn hóa của các dân tộc tỉnh Điện Biên. Với sự hội tụ của 19 dân tộc
anh em đang sinh sống ở Điện Biên là tiềm năng du lịch nhân văn vô giá cho những du khách
muốn tìm hiểu về đời sống các dân tộc ít người. Mỗi dân tộc có những nét riêng về ngôn ngữ,

phong tục tập quán, văn hóa... trong đời sống, tạo thành bức tranh đa sắc màu cho nền văn hóa
Điện Biên.
1.2.2. Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Điện Biên
1.2.2.1. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa - lịch sử
Điện Biên là vùng đất cổ, có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ
nước của dân tộc, tiêu biểu là các di tích như: Tháp Mường Luân, Thành Tam vạn, Thành Bản
Phủ, Đền thờ Hoàng Công Chất...


Đặc biệt, Điện Biên Phủ là một địa danh không chỉ làm sáng ngời lịch sử Việt Nam mà
còn được cả thế giới biết đến bởi nơi đây là chứng tích vĩ đại của quân và dân Việt Nam mùa
xuân năm 1954, trong cuộc đọ sức với quân đội viễn chinh Pháp mạnh hơn gấp nhiều lần.
Điện Biên tự hào có di tích quốc gia đặc biệt - chiến trường Điện Biên Phủ (1 trong 10 di tích
quốc gia đặc biệt của cả nước) với các di tích tiêu biểu, tập trung hầu hết tại thành phố Điện
Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm chiến đấu, bộ đội Việt Nam tiêu diệt và bắt sống 16.200 quân địch;
bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, đánh bại kế hoạch Na Va của Pháp và Mỹ. Buộc Pháp
phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ thừa nhận quyền độc lập và hòa bình của Việt Nam [1]
Gần 65 năm đã qua đi, tại đây vẫn lưu giữ nhiều chứng tích nằm rải rác khắp nơi trong
vùng: các trận địa pháo, xác máy bay, xe tăng địch, cầu Mường Thanh bắc qua sông Nậm
Rốm... Sau đây là một số hạng mục di tích trọng yếu nhất:
- Đồi Him Lam, trận đánh mở màn chiến dịch vào ngày 13/3/1954; Đồi Độc Lập, là
trận đánh chiếm cứ điểm này vào ngày 15/3/1954; Các đồi C, D, E là những quả đồi diễn ra
các trận đánh ác liệt, giành giật nhau từng tấc đất. Từ tháng 5/2014, trên đồi D1 đã khánh
thành Tượng đài Chiến thắng Điện Biên.
- Đồi A1, là điểm cao quan trọng nhất có tính quyết định ở chiến trường Điện Biên
Phủ.
- Sân bay Mường Thanh và cứ điểm 206 năm xưa nằm ở vị trí trung tâm của tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ. Hiện nay, sân bay được cải tạo, nâng cấp thành Cảng hàng không
Điện Biên Phủ trong hệ thống đường bay nội địa của Hàng không Dân dụng Việt Nam.
- Hầm Sở chỉ huy quân đội Pháp (tướng De Castries). Vị trí hầm, hình dáng, kích

thước, cấu tạo của hầm chỉ huy... vẫn nguyên như nó vốn có, nằm ở gần cầu Mường Thanh,
ngay cạnh sân bay.
- Sở chỉ huy chiến dịch của bộ đội Việt Nam, cách trung tâm Mường Thanh 30km,
trong một khu rừng nguyên sinh thuộc địa phận xã Mường Phăng. Tại đây có lán làm việc của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái, các cố vấn, bộ phận giúp
việc... Gần đó, trên đỉnh núi Pú Huốt đặt đài quan sát của sở chỉ huy trong những ngày chiến
dịch ác liệt mùa xuân năm 1954. Từ đài quan sát có thể nhìn rõ toàn cảnh trận địa dưới lòng
chảo Mường Thanh bằng mắt thường.


- Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia A1 có 644 mộ; nghĩa trang Quốc gia Độc Lập có 2.432
mộ; nghĩa trang Quốc gia Him Lam có 986 mộ; nghĩa trang Quốc tế Tông Khao có 2.978 mộ
liệt sỹ đã anh dũng hi sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là điểm đến tâm linh, quan
trọng đối với khách du lịch khi đến với Điện Biên.
- Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, được thiết kế theo hình chiếc mũ nan lưới niềm kiêu hãnh, tự hào và là nét đẹp của Bộ đội Cụ Hồ chiến sỹ Điện Biên năm xưa. Hiện nơi
đây hiện lưu giữ rất nhiều hiện vật mô tả khái quát toàn bộ cuộc chiến đấu cực kỳ gian khổ của
quân và dân Việt Nam để làm nên chiến thắng vang dội của dân tộc mùa xuân 1954.
Hiện nay, quần thể di tích được giữ gìn, bảo quản nghiêm cẩn để các thế hệ người Việt
Nam và bạn bè năm châu tận mắt chứng kiến những chứng tích lịch sử ghi đậm chiến công của
dân tộc ta trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở thế kỷ XX.
Có thể khẳng định, những tiềm năng về các di tích lịch sử gắn với những chiến công
chói lọi của lịch sử dân tộc trên chính là tiền đề vô cùng quan trọng để Điện Biên thúc đẩy
phát triển loại hình du lịch lịch văn hóa - lịch sử với các dạng sản phẩm về: Du lịch tham quan
nghiên cứu, tìm hiểu; Du lịch văn hóa lễ hội, sự kiện lịch sử; Du lịch thăm lại chiến trường
xưa...
1.2.2.2. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng các tộc người
Những bằng chứng vật thể và phi vật thể tại đây đã chứng minh một cách thuyết phục
về bề dày lịch sử cư trú của cộng đồng cũng như chiều sâu văn hóa của các dân tộc ở Điện
Biên. Với sự hội tụ và sinh sống của 19 dân tộc anh em, dễ dàng nhận ra bức tranh văn hóa và
con người Điện Biên được thể hiện sinh động. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc

trưng riêng, gồm cả văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, có thể kể ra đây hai dân tộc tiêu
biểu:
Dân tộc Thái với những thiết chế văn hóa xã hội truyền thống bản mường dựa trên
lãnh thổ. Dân tộc HMông với những thiết chế văn hóa dòng họ riêng của mình. Ngoài ra,
những đặc sắc về bức tranh muôn mầu về các dân tộc thiểu số khác ở Điện Biên còn được thêu
dệt nên bởi đặc trưng vốn có của các dân tộc: Kháng, Mảng, Khơ Mú, Hà Nhì, Giáy, La Hủ,
Lự, Hoa, Tày, Nùng, Mường, Kinh, Dao... Từ lâu, dấu ấn về những ngôi nhà sàn duyên dáng
chênh vênh bên sườn núi; khuôn mặt tươi trẻ trong sắc phục riêng của những cô gái Thái,
H'Mông, Hà Nhì... tình cảm lưu luyến khi tay nắm tay trong đêm hội vòng xòe, hương vị đậm


đà của những chén rượu ngô... Tất cả những yếu tố trên đã tạo nên sự độc đáo riêng hấp dẫn
nhiều du khách phương xa khi có dịp lên thăm Điện Biên.
Hiện nay, nhiều bản văn hóa đã xây dựng hình thức du lịch du lịch cộng đồng tại bản
như: Bản Mển, Bản Co Mỵ, Bản Khá, Noong Chứn, Bản Tà Lơi... với các hình thức tham quan
trải nghiệm, thưởng thức văn hóa ẩm thực, giao lưu văn hóa cộng đồng. Hình thức tổ chức này
đã được đông đảo du khách thập phương và du khách quốc tế thích thú.
Có thể khẳng định, văn hóa các dân tộc ở Điện Biên thật sự là một bức tranh vô cùng
đặc sắc. Đây chính là tiềm năng to lớn trong việc khai thác phát triển du lịch nhân văn, văn hóa
cộng đồng các tộc người rất hấp dẫn đối với du khách, nhất là du khách quốc tế.
I.2.2.3. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Với đặc thù là tỉnh miền núi, Điện Biên có tiềm năng lớn về hệ sinh thái rừng, sông
suối, hang động, hồ nước, nước khoáng nóng... đó là các vùng sinh thái tự nhiên khá lớn là
tiềm năng để khai thác phát triển các sản phẩm du lịch tham quan nghiên cứu với các điểm
cảnh quan, đa dạng sinh học, hang động... ở các khu vực như Mường Phăng, Pá Thơm, khu
bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Thị xã Mường Lay, hồ thủy điện Sơn La, Pe Luông, đèo Pha
Đin, động Pa Thơm, hang Thẩm Púa, động Xá Nhè... Khai thác tiềm năng về du lịch nghỉ
dưỡng, nghỉ cuối tuần, chữa bệnh: các khu tắm nước nóng U Va, Pe Luông, hồ Pá Khoang,
Bản Sáng... Khai thác các tiềm năng về du lịch thể thao leo núi mạo hiểm kết hợp với các khu
nghỉ dưỡng, khu tắm nước nóng.

Có thể khẳng định, tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở Điện Biên
là rất lớn. Nếu được khai thác một cách khoa học, có sự đầu tư tập trung thì nơi đây sẽ là điểm
đến thú vị đối với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
I.2.2.4. Tiềm năng phát triển loại hình du lịch thương mại, công vụ
Với quan điểm: “Phát triển du lịch của tỉnh phải đặt trong mối quan hệ với du lịch các
tỉnh lân cận trong vùng Trung du miền núi phía bắc, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và các tỉnh
biên giới nước bạn để tạo thị trường khách ổn định, phù hợp với sản phẩm du lịch mà Điện
Biên có thể phát triển. Phát triển du lịch đồng bộ, toàn diện cả du lịch văn hoá, sinh thái và
nhiều loại hình du lịch khác để góp phần đa dạng hoá các sản phẩm du lịch”. [3]
Điện Biên có tiềm năng và lợi thế để khai thác các sản phẩm du lịch dựa trên loại hình
du lịch thương mại, công vụ. Với các hình thức như việc tổ chức các hội nghị, hội họp của các


cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp... bên cạnh đó việc tổ chức các hội chợ đã thu
hút đông đảo các đơn vị trong và ngoài nước đến giao thương trong đó có các tỉnh bắc Lào,
Thái Lan, Trung Quốc.
Việc khai thác du lịch từ những sự kiện đặc biệt như tổ chức các lễ hội cũng là một lợi
thế không nhỏ đối với Điện Biên. Tổ chức lễ hội truyền thống như: Lễ Hạn Khuống của người
Thái; Lễ hội Đền Hoàng Công Chất; Lễ hội Mừng Măng mọc của các dân tộc Mảng, Kháng,
Xinh Mun, La Hủ, Khơ Mú, Phù Lá... có thể nói các lễ hội ngày càng được khôi phục và tổ
chức phong phú, đa dạng. Đặc biệt, từ năm 2014, Lễ hội Hoa Ban được tổ chức thường niên đã
trở thành thương hiệu riêng, đặc sắc của tỉnh Điện Biên thu hút đông đảo khách du lịch thập
phương.
Ngoài ra, hằng năm vào các dịp lễ kỷ niệm, khách du lịch các nơi tới Điện Biên có thể
tham gia trực tiếp vào các sự kiện, các lễ kỷ niệm lớn của tỉnh như: Kỷ niệm Ngày giải phóng
Điện Biên 7/5; kỷ niệm Ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7 tại các nghĩa trang lớn; kỷ niệm tình
hữu nghị Việt - Lào... đây là dịp để Điện Biên thắt chặt hơn nữa tình cảm gắn bó giữa các dân
tộc, khách du lịch trong và ngoài nước.
1.2.3. Lễ hội của các dân tộc tỉnh Điện Biên
1.2.3.1. Khái quát lễ hội của các dân tộc tỉnh Điện Biên

Lễ hội dân gian các dân tộc tỉnh Điện Biên là những lễ hội được nảy sinh, lưu truyền
trong dân gian, do đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên tự nguyện tổ
chức vào những thời điểm nhất định hàng năm hoặc theo định kỳ vài năm một lần.
Theo các tư liệu nghiên cứu, Điện Biên có khoảng 37 lễ hội còn lưu giữ, trong đó có
22 lễ hội được tổ chức thường xuyên, đây là loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, có ý
nghĩa quan trọng, không thể thiếu trong đời sống của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên. Về
tên gọi của lễ hội tỉnh Điện Biên được gọi theo tiếng dân tộc - chủ thể của di sản lễ hội đó, tên
gọi thường phản ánh nội dung, mục đích, ý nghĩa của lễ hoặc lễ hội như Xên bản (Cúng bản)
của người Thái, Ua Nếnh (cúng bản) của người Mông, Sê Sừ Ba Hư Chà (Lễ mừng cơm mới)
của người Si La, Uých bích giác (uống rượu măng) của người Khơ Mú...
Về loại hình, các lễ hội ở tỉnh Điện Biên chủ yếu thuộc lễ hội lịch sử như lễ hội đền
Hoàng Công Chất và lễ hội truyền thống. Lễ hội truyền thống lại chia thành các nhóm như: lễ
hội gắn với tín ngưỡng tôn giáo (Lễ cúng bàn vương của người Dao, Gạ Ma Thố (cúng gốc


cây to) của người Si La, Lau Pỉnh Phù (Cúng rừng) của Phù Lá, lễ cúng bản của dân tộc Thái,
Lào, Khơ Mú.; lễ hội gắn với lao động sản xuất: lễ cầu mùa (dân tộc Khơ Mú, Khơ Mú, Xạ
Phang, Si La, Sán Chay), lễ cầu mưa (dân tộc Khơ Mú, Thái), lễ mừng cơm mới (dân tộc Thái,
Hà Nhì, Xinh Mun, Kháng); các lễ hội gắn với dòng tộc như Tù Su, Giù Su, Dù Tàu của người
Mông; các lễ hội mang tính giải trí như Nọ Pay Chiều của người Mông, Kin Chiêng của người
Thái.
Về quy mô, lễ hội các dân tộc tỉnh Điện Biên chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, diễn ra
trong không gian bản làng, dòng họ. Mỗi bản làng tự tổ chức theo cách riêng, phù hợp với điều
kiện của bản, dòng họ đó như cúng bản, Tù Su, cúng cầu mùa. Lễ hội đền Hoàng Công Chất là
lễ hội duy nhất được tổ chức với quy mô lớn ở tỉnh Điện Biên, lễ hội nhằm tưởng nhớ công lao
to lớn của Hoàng Công Chất - Người đã có công đoàn kết các dân tộc xuôi ngược đánh đuổi
giặc Phẻ. Một số lễ hội tổ chức với quy mô vừa như Xên bản của người Thái, lễ cầu mưa của
dân tộc Khơ Mú, hội Gầu Tào của dân tộc Mông.) Đây là đều là những lễ hội được tổ chức tại
bản, thu hút đông đảo bà con trong bản, dòng họ tham gia ví dụ như Lễ Xên bản là lễ hội dược
duy trì phổ biến nhất, thường được tổ chức vào tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm dâng

lễ cho chủ đất, chủ nước cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người khỏe mạnh.
Các lễ hội tổ chức với quy mô nhỏ như lễ hội Tù Su, Giù Su, Xên Pang Ả. các lễ này chủ yếu
gắn với quy mô là dòng họ. Con cháu của các dòng họ sinh sôi, phát triển rồi di cư đi các vùng
khác nhau sinh sống, cư trú nhưng đến dịp cúng dòng họ thì họ tập trung về nhà trưởng họ để
cùng nhau đóng góp, chuẩn bị các lễn vật dâng lên tổ tiên và cùng tham gia các hoạt động vui
chơi, giải trí.
Đến với lễ hội là đến với cội nguồn tâm linh, là nơi mà sức sống và tinh thần quả cảm
của cộng đồng các dân tộc nơi đây được nuôi dưỡng và biểu đạt. Tất cả tạo nên một rừng hoa
rực rỡ sắc màu, đang cùng tỏa hương khoe sắc khắp đất trời Điện Biên - Tây Bắc.
1.2.3.2. Vai trò, ý nghĩa của lễ hội các dân tộc tỉnh Điện Biên
a) Lễ hội các dân tộc tỉnh Điện Biên góp phần bình ổn tâm lí, đáp ứng nhu cầu vui
chơi, giải trí của người dân.
Có thể thấy, lễ hội là nơi đồng bào các dân tộc thiểu số gửi gắm ước mơ, khát vọng về
một cuộc sống thái bình, thịnh trị và thể hiện tấm lòng tri ân: “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn
đáp nghĩa”. Lễ hội là một trong những môi trường tồn tại, nuôi dưỡng, nơi thỏa mãn như cầu


tín ngưỡng lành mạnh của người dân: các tín ngưỡng về thiên nhiên, phồn thực, tín ngưỡng
vạn vật hữu linh... được biểu hiện thông qua các nghi lễ cầu cúng, hoạt động vui hội, trò chơi
văn nghệ, ẩm thực.
b) Lễ hội các dân tộc tỉnh Điện Biên là môi trường bảo tồn giáo dục, lưu truyền văn
hóa truyền thống.
Lễ hội là môi trường lưu giữ văn hóa truyền thống bởi đây là một hình thức sinh hoạt
dân gian nguyên hợp, lễ hội truyền thống các dân tộc tỉnh Điện biên bao gồm nhiều thành phần
khác nhau như tín ngưỡng, văn học dân gian (các truyền thuyết, truyện cổ), trang phục cổ
truyền, ẩm thực dân tộc, văn nghệ dân gian, diễn xướng (dân ca, dân vũ), trò chơi, tri thức dân
gian. các thành phần này có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, cùng hỗ trợ nhau để tồn
tại. Lễ hội các dân tộc góp phần giáo dục lòng tự hào về văn hóa truyền thống các tộc người.
c) Lễ hội các dân tộc tỉnh Điện Biên tăng cường mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa
các thành viên trong cộng đồng gia đình, bản làng, xã hội.

Lễ hội truyền thống được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài và là phương tiện
quan trọng để truyền tải các giá trị truyền thống đến thế hệ sau; là chất kết dính của các thế hệ,
các cộng đồng dân cư; là cầu nối cho việc đối thoại thông tin, trân trọng các giá trị văn hóa. Lễ
hội các dân tộc tỉnh Điện Biên là môi trường thuận lợi để tăng cường, thắt chặt tình đoàn kết
gắn bó giữa các dân tộc cũng như các thành viên trong gia đình và xã hội, góp phần quan trọng
vào việc điều chỉnh, quản lí các quan hệ xã hội, các hành vi, các nguyên tắc đạo đức, quan hệ
gia đình, làng bản...
d) Lễ hội các dân tộc tỉnh Điện Biên góp phần phát triển kinh tế văn hóa, du lịch; bảo
vệ môi trường sinh thái, an ninh địa phương; xây dựng văn hóa các dân tộc Điện Biên tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Lễ hội các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên là động lực, nền tảng để xây dựng một xã
hội công bằng dân chủ. Đồng thời, là cơ sở phương tiện để phát triển, sáng tạo nền văn hóa
hiện đại hài hòa với môi trường tự nhiên, bảo vệ sinh thái, là tiềm năng phát triển du lịch văn
hóa.
Như vậy có thể thấy, với sự phát hiện của xã hội hiện nay, nhiều yếu tố văn hóa truyền
thống đang đứng trước nguy cơ mai một thì lễ hội các dân tộc tỉnh Điện Biên được xem là môi


trường đã sinh ra, nuôi dưỡng và giữ gìn các phong tục tập quán đặc trưng. Đặc biệt, các lễ hội
là nền tảng, tiền đề tạo động lực để khai sinh các lễ hội mới, độc đáo, trọn vẹn hơn.
1.3. Cây hoa Ban trong môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội của người Thái ở
Điện Biên
1.3.1.

Đặc điểm sính trưởng và phát triển của cây hoa Ban

Cây Ban Trắng có tên khoa học là Bauhinia variegata, là loại cây thân gỗ có thể cao
đến hơn chục mét. Cây hoa Ban thích hợp với mọi kiểu địa hình núi thấp, địa hình núi cao, địa
hình bị chia cắt từ đơn giản đến phức tạp. Loại đất phù hợp với cây hoa Ban là: Đất Feralit
màu nâu đỏ, nâu vàng, xám nhạt phát triển trên đá mẹ Granit, Phiến thạch Mica và Phiến thạch

sét với độ dầy tầng đất sâu trên 80cm; thành phần cơ giới thịt nhẹ; Độ PH trên dưới 6,0; Thực
bì khu vực cây hoa Ban sống có trạng thái IA thực bì chủ yếu là cỏ Lào, Lau lách, Chít sinh
trưởng, phát triển trung bình.
Khí hậu, thời tiết phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của cây hoa Ban là vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa này nóng,
ẩm, mưa nhiều; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa này lạnh và khô hanh. Nhiệt
độ trung bình năm là 25 oC (nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38 o C; nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối là
3oC). Lượng mưa bình quân/năm từ 1600 - 2000mm (lượng mưa tháng cao nhất vào các tháng
7, 8, trung bình 400mm/tháng; lượng mưa tháng thấp nhất vào các tháng 1, 12, lượng mưa từ
20 - 30 mm/tháng). Cây Ban chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam (gió Lào), khô và nóng
vào các tháng 3,4,5 cũng trong thời gian này thường xuất hiện từ 2 - 3 trận giông kèm theo
mưa đá.
Cây hoa Ban mọc nhiều ở một số nơi như: Đèo Pha Đin, dẫy núi Pú Minh (xã Pú
Nhung - Tuần Giáo), đồi bản Chăn (Quài Nưa - Tuần Giáo), xã Keo Lôm (Điện Biên Đông),
khu vực Thành phố Điện Biên Phủ và vùng lân cận...
Lá Ban rất xanh tốt, có hình móng chân bò. Mùa xuân cây Ban đâm chồi nẩy lộc, nở
hoa kết quả, mùa hè cây ban nhanh chóng hút khí ẩm của đất trời để xòe rộng cành, xanh thêm
lá. Vào cuối hè, lá Ban chuyển màu xanh sẫm hơn, sang thu lá ngả dần sang màu vàng úa rồi
theo những trận gió heo may lá rụng rơi đầy gốc.
Hoa Ban năm cánh, hình cánh bướm, màu trắng pha sắc tím. Gọi là hoa Ban vì nó có
vị ngọt (trong tiếng Thái, “Ban” có nghĩa là “ngọt”, “hoa Ban” là “hoa ngọt”). Vị ngọt này


được các loại ong bướm rất ưa chuộng. Hoa Ban có năm cánh, trong năm cánh này có một
cánh chủ, người Thái gọi là “cánh chúa”. Cánh chúa có cấu tạo hình dạng giống bốn các kia
nhưng nếu nhìn kĩ ta sẽ nhận ra thấy sự khác biệt rõ rệt.
Quả Ban giống như quả bồ kết, khi quả già khô, hạt được tách ra theo gió bay xa, phát
tán đi muôn nơi. Hạt Ban đậu ở đâu có thể nẩy mầm đâm rễ phát triển tốt ở đó. Vì thế nên
những người ở Điện Biên gọi cây Ban là loại cây tiên phong [14].
1.3.2.


Vai trò của cây hoa Ban trong môi trường tự nhiên ở Điện Biên

Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm năng lớn về rừng. Toàn tỉnh có 350.854,79ha
đất lâm nghiệp có rừng (chiếm 48,46% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh). Trong đó: Rừng
sản xuất chiếm 30,95%; rừng phòng hộ 55,31% và rừng đặc dụng chiếm 13,74% [3]. Trong
toàn bộ diện tích đó, rừng Ban có vai trò quan trọng trong việc tạo nên cảnh quan và có tác
động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai, thành phần khí quyển trong vùng.
Cây hoa Ban xanh quanh năm, những lớp lá của cây Ban như một bộ phận trong lá
phổi siêu cấp của thiên nhiên Tây Bắc, nó góp phần làm sạch không khí và có ảnh hưởng lớn
đến vòng tuần hoàn các-bon trong tự nhiên. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng: “Rừng Ban
nói riêng cũng như các loại rừng khác nói chung được xem như nhà máy lọc bụi khổng lồ,
trung bình mỗi năm 1 ha rừng có khả năng hút 36,4 tấn bụi từ không khí [8].
Bên cạnh đó, rừng Ban có vai trò quan trọng trong việc tăng độ màu mỡ cho đất.
Những cây Ban đã tạo mùn cho đất: lá, hoa, quả ban rụng xuống đất, là cơ sở ban đầu hình
thành lớp mùn trên mặt đất. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cây Ban hút các chất khoáng từ
trong lòng đất để nuôi cơ thể nhưng nó cũng không ngừng trả lại chất cho đất dưới các hợp
chất hữu cơ. Các chất này qua quá trình phân hủy (khoáng hóa) đã tạo lại độ phì nhiều cho đất.
Quá trình này tạo điều kiện khép kín vòng tuần hoàn chất định dưỡng khoáng cho đất.
Việc trồng cây hoa Ban tại các điểm di tích lịch sử, một số tuyến đường tại thành phố
Điện Biên Phủ và các địa phương trong tỉnh góp phần tạo hệ thống cây xanh làm cho môi
trường sinh thái xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt là quần thể cây hoa Ban tạo điểm nhấn, gây ấn
tương sâu sắc cho du khách trong nước và quốc tế về mảnh đất lịch sử Điện Biên Phủ trong
các dịp lễ hội.
1.3.3. Hoa Ban trong đời sống văn hóa xã hội của người Thái ở Điện Biên
1.3.3.1. Hoa Ban trong đời sống sinh hoạt của người Thái ở Điện Biên


Bên cạnh vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường tự nhiên, cây hoa Ban còn có
ý nghĩa, vai trò vô cùng đặc biệt trong sinh hoạt của người Thái ở Điện Biên. Từ hoa, lá, vỏ,

rễ, thân cây Ban... tất cả đều có rất nhiều ích lợi với đời sống hàng ngày của người Thái.
Hoa, lá non, quả Ban già có thể chế biến thành món ăn vừa ngon vừa bổ, vừa có lợi
cho sức khỏe lại vừa có thể chữa trị một số bệnh, đặc biệt là bệnh đường ruột. Vỏ Ban giã nhỏ
vắt lấy nước đem nhuộm vải màu hồng rất đẹp, thân cây Ban có thể dùng vào rất nhiều việc
phục vụ cuộc sống. Vì Trọng Liên đã viết: “Vỏ cây hoa Ban để nhuộm màu hồng tươi, lá Ban
non làm rau ăn, quả già có hạt hình cúc áo màu vàng rang ăn đượm vị lạc.. .”[11].
Trong quan niệm của người Thái, hoa Ban tượng trưng cho mơ ước hạnh phúc, khát
vọng yêu thương, ước mơ trường thọ của thiên nhiên, hoa Ban còn là hoa của chàng rể hoa,
của lòng biết ơn, đạo hiếu thảo, hoa của vẻ đẹp nhân nghĩa, bất khuất, kiên cường, giàu lòng
thủy chung. Vì thế trong đời sống tinh thần của người Thái, hoa Ban có vai trò thật đặc biệt, nó
có mặt trong rất nhiều phong tục, tập quán, lễ hội của người Thái: “Hội hái hoa Ban”, “Hội
xòe xuân”, “Lễ uống rượu măng”, “Cúng bản, cúng mường”, “Cúng giổ tổ liên đầu năm”.
Trong những lễ hội này, người Thái thường dùng hoa Ban làm lễ vật dâng cúng để bày tỏ khát
vọng sống, khát vọng lứa đôi, tấm lòng kính yêu, biết ơn chân thành với tổ tiên, với các thế lực
siêu nhiên.
Từ lâu, hoa Ban đã là một hiện tượng tự nhiên và thân thuộc trong thiên nhiên Tây bắc.
Mùa Ban nở rộ các cụ già người Thái thường có tập quán nhìn Ban nở để dự đoán thời tiết
mùa màng trong năm. Họ quan niệm rằng, năm nào vào đúng tuần cữ hoa Ban nở rộ đều một
lượt ngan ngát cả rừng, cả suối là năm ấy mưa không dai quá, nắng không dữ quá, người ta
không lo nhiều về lũ lụt, hạn hán chỉ cần tăng sức cần cù là mùa Ban nở rộ sẽ gọi về một mùa
lúa chín bội thu.
Trong văn hóa hái lượm rau rừng của người Thái, hoa Ban và lá non cũng đóng một
vai trò đáng kể. Thảm thực vật ở Tây Bắc nói chung, Điện Biên nói riêng vô cùng phong phú
và giàu có (lá, rễ, cù, quả, vỏ, măng, hoa, dong, rêu, chồi non, lộc, búp, ngọn, nấm, mộc,
nhĩ...), hoa Ban và lá Ban non, chỉ là một trong nhiều loại thức ăn thực vật này. Với số lượng
nhiều, chủng loại phong phú như vậy hoa ban cùng với các loại thức ăn thực vật trên đã tạo ra
và giữ lại lâu dài cho người Thái và bà con các dân tộc Tây Bắc nét văn hóa hái lượm rau
rừng. Trong các bữa ăn hàng ngày, người Thái thường sử dụng các loại rau đã hái lượm được ở



rừng. Việc trồng rau ở vườn nhà của người Thái kém phát triển, họ chỉ trồng hành, rau thơm
trong vườn và với diện tích nhỏ hẹp hoặc trồng trên các máng đất đặt trên sàn nhà.
1.3.3.2. Hoa Ban trong đời sống tâm linh người Thái ở Điện Biên
Từ lâu, hoa Ban được xem là loài hoa biểu trưng và gắn liền với đời sống vật chất
cũng như văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Thái. Mỗi dịp xuân về, khi hoa Ban nở trắng
núi rừng Tây Bắc, trai - gái trong những bản mường lại rủ nhau họp mặt ca hát nhảy múa
mừng mùa hoa Ban và bày tỏ tình yêu đôi lứa với ước mơ, hi vọng sẽ có được một tình yêu
thủy chung son sắc. Và tình yêu cũng chính là yếu tố đầu tiên quyết định việc giải mã các vấn
đề liên quan đến lịch sử, phong tục, sinh hoạt tín ngưỡng, hay các điệu múa, bài hát, lễ hội gắn
với hoa Ban trong truyền thuyết của một dân tộc có truyền thống cư ngụ lâu đời ở khu vực Tây
bắc.
Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu chính thức nào về đời sống, văn hóa tâm
linh, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Thái gắn với hoa Ban, tất cả mới chỉ dừng ở góc độ ghi
chép, sưu tầm, thậm chí có rất nhiều thông tin không trùng khớp, dị bản... Để tìm hiểu thực tế
về hoa Ban trong đời sống tâm linh của người Thái, tôi có dịp đến thăm nhà nghệ nhân ưu tú
Mào Ẽt, ông hiện là Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thành phố Điện Biên Phủ. Câu
chuyện ngày đầu xuân không thể thiếu chén rượu cẩm và khi men rượu thấm dần, nghệ nhân
ưu tú Mào Ẽt như trút hết những hiểu biết của mình về hoa Ban - loài hoa gắn liền với đời
sống vật chất cũng như văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Thái mà ông là một đại diện
tiêu biểu.
Yếu tố tâm linh của hoa Ban trong đời sống của người Thái thể hiện trong cách chế
biến món ăn từ hoa Ban: vị ngọt xen lẫn vị chát, có tính âm - dương hài hòa, và là kết tinh của
tình yêu đôi lứa do đó người dân tộc Thái quan niệm những món ăn chế biến từ hoa Ban là
mạch nguồn nuôi dưỡng sẽ giúp cho nòi giống của người Thái sinh sôi, phát triển và cũng
mong cho tình yêu sau này của con cháu họ được bền chặt, không bị ngăn cản, gặp trắc trở và
đôi lứa yêu nhau sẽ được ở bên nhau.
Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào nói đến rễ của cây hoa Ban có tác dụng như
thế nào, lý giải về điều này, nghệ nhân ưu tú Mào Ẽt chia sẻ thêm rằng: “Khi người đồng bào
dân tộc Thái phát nương làm rẫy họ tuyệt đối tránh động vào rễ loài cây này, khi sử dụng trong
ẩm thực cũng không động đến bộ rễ bởi cây ban có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, dù là trên



đất dốc, đất cằn hay đồi trọc ban vẫn có thể vươn mình sinh sôi vì thế nếu có cháy rừng xảy ra,
chỉ cần là bộ rễ còn thì đến mùa xuân núi rừng lại có thể trắng muốt một màu hoa Ban” là vì lý
do như vậy.
Trước kia, người Thái thường có tục thờ cúng hoa Ban vào mỗi dịp xuân về, bởi họ
cho rằng thưởng thức hoa Ban sẽ được hưởng lộc có thể sống hạnh phúc bên người mình yêu,
hay mùa xuân có thể tìm được bạn tình, bạn tri kỷ, tuy nhiên sau đó phong tục này dần bị mai
một, thay vào đó, giờ đây khi hoa Ban nở trắng, trai - gái trong những bản mường lại rủ nhau
đi hái hoa Ban hay họp mặt ca hát nhảy múa mừng mùa hoa Ban và cũng là để bày tỏ tình cảm
của mình với ước mơ, hi vọng sẽ có được một tình yêu đôi lứa thủy chung son sắc như nàng
Ban và chàng Khum khi xưa. Đây cũng là một trong những yếu tố khi góp phần khai sinh lễ
hội hoa Ban hiện đại.
1.3.3.3. Hoa Ban trong văn hóa ẩm thực của người Thái ở Điện Biên
Trong văn hóa ẩm thực của người dân tộc Thái ở Điện Biên, các món ăn được chế biến
từ hoa Ban đóng một vai trò đáng kể. Nó là một trong những loại thức ăn thực vật tương đối
đặc biệt trong thị hiếu ẩm thực của người dân nơi đây, bởi hoa Ban chỉ nở duy nhất một lần
trong năm vào mùa xuân, các mùa khác khó có thể tìm được món ăn này (trừ một số vùng có
nhiều hoa ban người dân hái về làm khô cất đi để ăn dần).
Người Thái thường sử dụng hoa và lá Ban để làm các món ăn như: hoa Ban hầm móng
giò, hoa Ban xào thịt lợn rừng, hoa Ban đồ, hoa Ban nộm vừng, canh hoa Ban, đồ xôi hoa Ban,
lá Ban non làm đồ chấm “chéo cá” (chéo pa)... các món ăn này đều rất ngon, thú vị và dễ ăn, ở
từng món có vị riêng rất khác nhau. Chẳng hạn: Món hoa Ban hầm chân giò thì có vị hơi chát,
hơn ngọt, rất bùi của hoa Ban dung hòa với vị béo ngậy của thịt chân giò khiến bát canh hầm
này ăn không bị ngấy, nước canh ngọt đậm đà lại dễ ăn, trông lại rất đẹp mắt, hấp dẫn đến độ
“me nai cai nả lưng tuộng” (được ăn thứ ấy, mẹ vợ qua trước mắt cũng quên cả chào - Phương
ngôn Thái)
Các món nộm hoa Ban thì vô cùng độc đáo. Vào giữa mùa xuân mà được ăn món nộm
hoa Ban vừa ngọt, vừa chua lại vừa bùi và thơm dịu mát thì thật thú vị, nhất là đối với những
người uống được rượu thì đây là món khoái khẩu đối với họ. Chẳng thế mà các cô gái Thái

thường dùng món nộm này để bày tỏ tình cảm với người mình yêu và các chàng trai dù có đi
xa đến đâu cũng vẫn nhớ về họ, nhớ về món ăn độc đáo và thắm đượm tình nghĩa.


Bên cạnh món nộm hoa Ban thì món hoa Ban đồ là món ăn thông dụng thường thấy
trong gia đình người Thái. Món này rất hợp với nước chấm được chế biến từ quả nhót chín
(mùa ban nở rộ cũng chính là mùa nhót chín). Người Thái thường hái quả nhót về giã lấy nước
trộn với một chút muối, ớt, mì chính, tỏi để làm thành thứ nước chấm, để chấm hoa Ban đồ thì
độ ngon của món này sẽ tăng lên rất nhiều lần.
Lá Ban non có vị chát nên muốn ăn món lá Ban non đồ cho thật ngon thì phải chấm
món này với “chéo pa” - một thứ nước chấm rất đặc biệt của người Thái. Các món ăn được chế
biến từ hoa và lá Ban không chỉ là những món ăn ngon mà nó còn có tác dụng điều trị một số
bệnh, như bệnh đường ruột, giải nhiệt cơ thể. Phần rễ của cây Ban đỏ là một trong những vị
thuốc mà người Thái dùng để chữa bệnh về gan, bệnh dạ dày.
Tìm hiểu văn hóa ẩm thực với các món ăn chế biến từ cây hoa Ban sẽ thấy rõ hơn cái
độc đáo, cái tinh xảo, cái tao nhã trong “nghệ thuật ẩm thực” của người Thái. Đồng thời ta
cũng thấy rõ vai trò của cây Ban trong sinh hoạt, tập quán, tín ngưỡng cũng như những kinh
nghiệm dân gian trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe thông qua ăn uống.
1.3.3.4. Hoa Ban trong đời sống Văn học - Nghệ thuật
a) Hình ảnh hoa Ban trong văn học dân gian của người Thái ở Điện Biên Khi nghiên
cứu về văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc người ta sẽ dễ dàng nhận thấy hình ảnh hoa
Ban xuất hiện ở hầu hết các thể loại như truyện thơ, văn vần, ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố...
Hoa Ban nổi lên như một hình tượng đặc biệt, một phương tiện hữu hiệu để tác giả dân gian
thể hiện chủ đề tác phẩm cũng như tư tưởng, tình cảm của mình.
Cây Ban rất gần gũi với đời sống của dân tộc Thái nên hình tượng hoa Ban là một
trong số những hình tượng quen thuộc trong mảng văn vần dân gian Thái, đặc biệt ở thể loại
dân ca giao duyên thì chẳng có mấy bài không có hoa ban. Có những bài, hình tượng hoa Ban
chỉ được nói tới một vài câu, nhưng cũng có khi nó là hình tượng chủ đạo bộc lộ chủ đề của
tác phẩm. Các tác giả dân gian thường lấy hoa Ban là thước đo, là chuẩn mực để đánh giá đạo
đức, tư tưởng, tình cảm của con người và dù ở đâu, trong các tác phẩm nào nó cũng thể hiện

lên với vẻ đẹp sự kiêu sa, rất hiện thực và lãng mạn như chính nó trong thiên nhiên, trong cuộc
sống của con người.
Tìm hiểu hình tượng hoa Ban trong văn bản dân gian Thái, trước tiên ta thấy nó tượng
trưng cho vẻ đẹp của mùa xuân Tây Bắc. Vào xuân, đất trời Tây Bắc như bừng sáng lên bởi


×