Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Câu hỏi ôn tập Pháp Luật Đại Cương | Có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.02 KB, 10 trang )

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
Câu 1: Nhà nước là gì? Nêu khái quát bản chất của nhà nước.
Gợi ý:
Khái niệm nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,
chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý khác nhằm
duy trì trật tự xã hội, bảo vệ, duy trì địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.
Bản chất nhà nước: bất cứ kiểu nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp và thể
hiện vai trò xã hội.
Câu 2: Những đặc trưng cơ bản của nhà nước.
Gợi ý : Nhà nước mang 5 đặc trưng cơ bản sau :
Thứ nhất, Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt.
Đây là quyền lực thuộc về giai cấp thống trị phục vụ lợi ích cho giai cấp
thống trị. Để thực hiện quyền lực công cộng đặc biệt này cần có bộ máy cưỡng chế
chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Bộ máy đó bao gồm quân đội, cảnh sát, tòa án… và
những công cụ vật chất khác như nhà tù và các tổ chức cưỡng bức khác.
Thứ hai, nhà nước phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính và thực
hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ
Lãnh thổ và dân cư là hai yếu tố căn bản để cấu thành nhà nước và để triển
khai quyền lực nhà nước. Việc phân định lãnh thổ thành các đơn vị hành chính tạo
ra khả năng để tổ chức bộ máy nhà nước một cách chặt chẽ và thống nhất với sự
phân công, phân cấp hợp lý. Việc phân chia và quản lý dân cư theo lãnh thổkhông
phụ thuộc vào chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính…thể hiện nét
đặc thù của nhà nước so với các tổ chức phi nhà nước.
Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý, nó thể hiện quyền độc
lập tự quyết của nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại không phụ
thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia là thuộc tính không thể chia
cắt của nhà nước. Với tư cách là đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước là tổ
chức duy nhất được trao quyền và trách nhiệm về tuyên bố, thực hiện và bảo vệ
chủ quyền quốc gia.
Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp


luật
Pháp luật là phương tiện đặc biệt quan trọng để tổ chức và quản lý xã hội.
Với tư cách là người đại diện chính thức của toàn xã hội, nhà nước là tổ chức duy
nhất có quyền ban hành pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành nên nó có tính


bắt buộc chung đối với các chủ thể (cơ quan, tổ chức và cá nhân, công dân); mọi
cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải tôn trọng và bảo vệ pháp luật.
Thứ năm, nhà nước có quyền quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới
các hình thức bắt buộc, với số lượng và thời hạn ấn định trước.
Vì bộ máy nhà nước bao gồm một lớp người đặc biệt, tách ra khỏi lao động
sản xuất để thực hiện chức năng quản lý; bộ máy đó phải được nuôi dưỡng bằng
nguồn tài chính lấy từ khu vực sản xuất trực tiếp. Thiếu thuế, nhà nước không tồn
tại được, nhưng mặt khác, chỉ có nhà nước mới có độc quyền đặt ra thuế và thu
thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức của toàn xã
hội.
Câu 3: Phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Gợi ý : Phân biệt nhà nước với các tổ chức chính trị xã hội khác dựa trên 5 đặc
trưng của nhà nước, từ đó liên hệ lấy ví dụ minh họa.
Câu 6: Việt Nam đã trải qua những kiểu nhà nước nào? Kể tên.
Gợi ý : Việt Nam đã trải qua 3 kiểu nhà nước, đó là: Nhà nước chủ nô, nhà nước
phong kiến, nhà nước xã hội chủ nghĩa.

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
Câu 11: Pháp luật là gì? Những con đường hình thành pháp luật?
Gợi ý: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước
ban hành hoặc thừa nhận, được nhà nước bảo đảm thi hanh bằng cưỡng chế nhà
nước. Trực tiếp thể hiện ý chí, bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị của giai cấp
thống trị.
Pháp luật được hính thành từ các con đường sau :

- Giai cấp thống trị giữ lại các quy phạm xã hội có lợi cho giai cấp thống trị
- Nhà nước thừa nhận các quyết định, bản án có hiệu lực trước đó của các cơ qua
nhà nước để áp dụng giải quyết các vụ việc tương tự về sau.
- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã
hội.
Câu 12: Phân tích bản chất của pháp luật.
Gợi ý: Pháp luật mang các bản chất sau :
- Bản chất giai cấp


- Tính xã hội
- Tính dân tộc
- Tính mở
Câu 15. Quan hệ pháp luật là gì? Khi nào một quan hệ xã hội trở thành một quan
hệ pháp luật?
Gợi ý :
Quan hệ pháp luật là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội, xuất hiện trên cơ sở
có sự điều chỉnh của các quan hệ pháp luật, sự xuất hiện của các sự kiện pháp lý
tương ứng, trong đó các bên tham gia mang quyền và nghĩa vụ pháp lý được pháp
luật bảo đảm và bảo vệ.
Một quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật khi : có sự điều chỉnh của quy
phạm pháp luật, sự xuất hiện của các sự kiện pháp lý tương ứng và các chủ thể
tham gia có năng lực chủ thể.
Câu 16. Phân tích các yếu tố cấu thành một quan hệ pháp luật.
Gợi ý : Một quan hệ pháp luật gồm có các bộ phận cấu thành sau :
- Chủ thể quan hệ pháp luật (Tổ chức, cá nhân), năng lực chủ thể được đặc trưng
bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể
- Nội dung của quan hệ pháp luật : Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể
khi tham gia quan hệ pháp luật
- Khách thể của quan hệ pháp luật : Là những lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ

thể hướng tới khi tham gia quan hệ pháp luật.
Câu 18. Vi phạm pháp luật là gì? Khi nào một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật?
Gợi ý :
Khái niệm vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật là hanh vi trái pháp luật của các
chủ thể có năng lực chủ thể, có lỗi, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật
bảo vệ.
Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật khi thỏa mãn 4 dấu hiệu sau :
- Mặt khách quan :
+ Hành vi trái pháp luật
+ Có hậu quả thực tế xảy ra
+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả thực tế xảy ra.
- Mặt chủ quan :


+ Lỗi
+ Động cơ
+ Mục đích
- Khách thể
- Chủ thể (Cá nhân, tổ chức) có năng lực pháp lý
Câu 22. Xác định cơ cấu của quy phạm pháp luật sau:
“Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện
công việc không có ủy quyền bàn giao và thanh toán các chi phải hợp lý mà người
thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc kể cả trong
trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.”
Gợi ý:
Giả định: “Người có công việc được thực hiện” và “kể cả trong trường hợp công
việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình”
Quy định: “phải tiếp nhận công việc khi người thực hiện công việc không có ủy
quyền bàn giao và thanh toán các chi phải hợp lý mà người thực hiện công việc
không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc”

Chế tài: Quy phạm này không có chế tài
Câu 23. Xác định cấu thành của quan hệ pháp luật sau:
“Anh A và chị H có quan hệ yêu đương, gần đây do nghi ngờ chị H đã thay lòng,
phản bội mình, anh A thường xuyên bí mật theo dõi chị H. Ngày 15/8/2014, A thấy
anh S chở chị H từ cơ quan về; A đứng ra chặn đầu xe và to tiếng chửi mắng chị
H. Anh S can ngăn thì bị A rút dao bấm đã chuẩn bị từ trước đâm vào bụng anh S
khiến S tử vong trên đường đi cấp cứu.”
CHƯƠNG III – HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Câu 25. Hệ thống cấu trúc của pháp luật Việt Nam.
Gợi ý: Hệ thống pháp luật VN được cấu trúc từ: Quy phạm pháp luật, chế định
pháp luật, ngành luật
Câu 30. Kể tên những văn bản luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Việt Nam.
Gợi ý: Văn bản luật của VN gồm có: Hiến pháp, Bộ luật, luật.
Câu 31. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng chính
phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.


Gợi ý: Thủ tướng chính phủ ban hành: Quyết định, chỉ thỉ
Bộ trưởng ban hành: Thông tư, chỉ thị, quyết định
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành: Thông tư, quyết định, chỉ thị
Câu 32. Cơ quan nào ban hành Hiến pháp, Luật, Nghị định liên tịch, Thông tư liên
tịch.
Gợi ý:
Cơ quan ban hành Hiến pháp, luật: Quốc hội
Nghị định liên tịch: Giữa Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội với các tổ chức
chính trị xã hội
Thông tư liên tịch: giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ cùng phối hợp điều chỉnh một
lĩnh vực
CHƯƠNG IV – LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM

Câu 37. Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp.
Gợi ý: Các phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hiến pháp
* Phương pháp cho phép
- Trao cho chủ thể luật hiến pháp quyền thực hiện những hành vi nhất định.
* Phương pháp bắt buộc
- Bắt buộc chủ thể luật hiến pháp phải thực hiện hành vi nhất định.
- Điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan tới nghĩa vụ của công dân, tổ chức
và hoạt động của Nhà nước, của các cơ quan Nhà nước
* Phương pháp cấm
Nghiêm cấm chủ thể quan hệ pháp luật hiến pháp thực hiện những hành vi
nhất định. Phương pháp này được sử dụng để điều chỉnh một số quan hệ xã hội liên
quan đến hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc của công dân.

Câu 38. Hệ thống chính trị nước ta bao gồm những cơ quan nào?
Gợi ý: Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức chính trị - xã hội như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn


Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân
Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Câu 48. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ đất nước của mình bằng những hình
thức nào?
Gợi ý: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước dưới hình thức dân chủ trực
tiếp và gián tiếp - bầu cử lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình đó là
Quốc hội và Hội đồng nhân dân; ngoài ra còn thực hiện quyền thông qua các hình
thức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp trình
bày các yêu cầu, kiến nghị của mình đối với các cơ quan nhà nước...

CHƯƠNG V – LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM

Câu 66. Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật Hành chính.
Gợi ý: Luật Hành chính có đối tượng điều chỉnh chủ yếu trong các quan hệ
sau: Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính là những quan hệ xã hội mang tính
chấp hành và điều hành phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoạt động của nhà
nước.
- Việc thành lập, cải tiến cơ cấu, bộ máy, cải tiến chế độ làm việc, hoàn
chỉnh các quan hệ công tác của các cơ quan nhà nước;
- Hoạt động quản lý kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh chính trị
và trật tự xã hội;
- Trực tiếp phục vụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của nhân dân;
- Hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật của các cơ
quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức và cá nhân;
- Xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự quản lý hành chính.
Câu 68. Phân tích quan hệ pháp luật Hành chính
Gợi ý: - Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính là các cơ quan, tổ chức,
cá nhân có năng lực chủ thể theo quy định của pháp luật hành chính mà họ tham
gia;
- Khách thể của quan hệ pháp luật hành chính là những lợi ích vật chất, tinh
thần phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước;


- Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là quyền và nghĩa vụ pháp lý
của các chủ thể.
Câu 73. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính?
Gợi ý: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày hành vi
vi phạm hành chính được thực hiện, thời hạn trên được tính là 02 năm đối với vi
phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dụng,
môi trường nhà ở, ….
Câu 74. Những chủ thể nào có quyền xử lý vi phạm hành chính?
Gợi ý: Chủ thể có thẩm quyền xử lý VPHC gồm:

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Cơ quan cảnh sát...
- Công an nhân dân
- Bộ đội biên phòng
- Cơ quan hải quan
- Cơ quan kiểm lâm
- Cơ quan thuế
- Cơ quan quản lý thị trường
- Cơ quan thanh tra chuyên ngành
- Tòa án ND và Cơ quan thi hành án
- Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ
hàng không

CHƯƠNG VI – LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Câu 83. Phân tích năng lực pháp luật dân sự của cá nhân.
Gợi ý: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phát sinh khi cá nhân sinh ra mà mất
khi cá nhân chết.
Khi sinh ra, cá nhân đã có những quyền về nhân thân như quyền về họ tên, nhân
phẩm, thừa kế…
Câu 84. Khẳng định nào sau đây là đúng?


Người mất năng lực hành vi là:
A. Người mắc bệnh tâm thần mất khả năng nhận thức và khả năng điều khiển
hành vi.
B. Người say rượu.
C. Trẻ em dưới 6 tuổi.
D. Cả A,B,C.
Câu 86. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự? Phân tích hậu quả pháp lý của
hợp đồng dân sự vô hiệu.

Gợi ý: * Hợp đồng dân sự giao kết đáp ứng đủ các điều kiện sau là hợp
đồng dân sự giao kết hợp pháp
- Người tham gia giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự;
- Mục đích và nội dung của hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
- Người tham gia giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
- Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
Câu 87. Các loại hình sở hữu? Nêu ví dụ?
Gợi ý: các loại hình sở hữu bao gồm:
* Sở hữu toàn dân
* Sở hữu nhà nước
* Sở hữu tập thể
* Sở hữu tư nhân
* Sở hữu chung
* Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội
* Sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
Câu 89. Thừa kế, thừa kế theo di chúc là gì? Những điều kiện để một di chúc được
coi là hợp pháp?
Câu 90. Cho số liệu sau:
A + C = 2 TỈ. C = 1 TỈ + 200 TRIỆU;
D = E = (1 TỈ + 200 TRIỆU)/2 = 600 TRIỆU
Hãy xây dựng một tình huống chia thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.


Gợi ý: Năm 2000, ông A và bà C kết hôn với nhau, có tài sản chung là 2 tỉ. A và C
có hai con chung là D và E. Năm 2007 ông A ly hôn với bà C. Năm 2012, ông C
gặp tai nạn qua đời mà không để lại di chúc, tổng tài sản của ông A lúc này là 1 tỉ
200 triệu đồng. Ông A không còn cha mẹ nên di sản của ông A được chia đôi cho
hai con là D và E, mỗi người được 600 triệu đồng.
CHƯƠNG VII – LUẬT HÌNH SỰ
Câu 91. Khi nào một người bị coi là có tội?

Gợi ý: Một người bị coi là có tội khi có quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp
luật của Tòa án tuyên bố người đó vi phạm pháp luật.
Câu 92. Căn cứ phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Gợi ý: căn cứ phân loại tội phạm dựa vào Điều 9 BLHS 2016
Điều 9. Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối
với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội lớnmà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội
ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với
tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy
định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Câu 94. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự ?
Gợi ý : * Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật hình
sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
* Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
- 5 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;



CHƯƠNG VIII – LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Câu 103. Điều kiện về độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật?
Gợi ý : nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi có quyền kết hôn.
Câu 105. Khi nào phát sinh quan hệ hôn nhân giữa một nam và một nữ?
Gợi ý : khi nam, nữ đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì sẽ phát sinh
quan hệ hôn nhân.
Câu 106. Pháp luật quy định trường hợp nào thì được mang thai hộ?
Gợi ý : Pháp luật cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
Câu 118. Pháp luật quy định thế nào trong trường hợp kết hôn đồng giới?
A. Cấm kết hôn
B. Thừa nhận việc kết hôn đồng giới
C. Không thừa nhận kết hôn đồng giới
D. Tất cả đều sai
Câu 109. Người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn khi nào?
Gợi ý : Người chồng không được quyền yêu cầu ly hôn khi người vợ đang mang
thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Câu 111. Con chung từ bao nhiêu tuổi sẽ được Tòa án xem xét ý kiến khi giải
quyết ly hôn? Tài sản khi ly hôn sẽ được chia theo những nguyên tắc nào ?
Gợi ý : con chung từ đủ 7 tuổi sẽ được Tòa án xem xét ý kiến khi giải quyết ly hôn.
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau
đây:
 Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
 Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối
tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động
có thu nhập;
 Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề
nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
 Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.




×