Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai Pháp Luật Đại Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.31 KB, 11 trang )

Khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao?
1. Nguồn gốc nhà nước ra đời là do kết quả của chiến tranh giữa các thị tộc.
=> Sai: vì theo quan điểm của CN mác lenin, nguồn gốc nhà nước ra đời chỉ khi xh
phát triển đến một giai đoạn nhất định, giai đoạn có sự phân chia con ng thành giai
cấp, có mâu thuẫn đấu tranh giai cấp..
2. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin, nhà nước ra đời trước, pháp
luật ra đời sau.
=> SAI: vì, nhà nước và phát luật ra đời cùng thời điểm, nên những nguyên nhân
dẫn đến sự ra đời của nhà nước cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp
luật.
3. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế-xã hội trong lịch sử loài người có
một kiểu nhà nước và pháp luật.
=> SAI: vì lịch sử loài người đã trải qua 5 hình thái KT-X trong đó hình thái KT-XH
đầu tiên là Cộng sản nguyên thủy thì chưa xuất hiện nhà nước, ở đó chỉ tồn tại tổ
chức thị tộc –bộ lạc mang tính tự quản, sở hữu chung về tư liệu sản xuất, chưa có tổ
chức quyền lực để quản lý xã hội. Đến giai đoạn cuối của chế độ Cộng sản nguyên
thủy mới xuất hiện các yếu tố là nguyên nhân ra đời của Nhà nước và pháp luật và
sau đó trải qua 4 hình thái KT-XH tiếp theo đã phát sinh ra 4 kiểu Nhà nước và pháp
luật tương ứng.(Chủ nô -> Phong kiến ->Tư sản-> XHCN).

4. Trong mọi hình thức chính thể quân chủ, vua luôn là người có quyền lực
vô hạn và tối cao.
=> SAI: vì trong hình thức chính thể quân chủ có: hạn chế và chuyên chế. Trong hình
thức chính thể quân chủ hạn chế, vua chỉ có một phần quyền lực.
5. Mọi nhà nước tư bản chủ nghĩa đều tổ chức nhà nước theo hình thức
chính thể cộng hòa.
=> SAI: Vì nhà nước TBCN còn theo hình thức quân chủ như Anh, Nhật Bản, Thụy
Điển
6. Kiểu nhà nước phong kiến chỉ mang bản chất giai cấp.
=> SAI: Vì nhà nước nào cũng mang bản chất giai cấp và bản chất xh.


1


7. Công đoàn là một cơ quan trong bộ máy nhà nước.
=> SAI: Vì công đoàn là một tổ chức chính trị xh chứ không phải là cơ quan trong bộ
máy nhà nước.
8. Lịch sử nhà nước Việt Nam trải qua 3 kiểu nhà nước là: nhà nước chủ nô,
nhà nước phong kiến và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
=> SAI: Vì nhà nước Việt Nam đã trải qua hình thái nhà nước phong kiến và đang
quá độ lên chủ nghĩa xh mà không trải qua kiểu nhà nước chủ nô.
9. Mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách
nhiệm pháp lý thực hiện đều vi phạm pháp luật.
=> SAI: vì không có đủ dấu hiệu của vi phạm pháp luật: nguy hiểm cho xh, có lỗi, có
năng lực chủ thể và trái pháp luật.
10 Mọi cá nhân đều là chủ thể quan hệ pháp luật..
=> SAI: Vì cá nhân có năng lực chủ thể phải tham gia vào quan hệ pháp luật thì mới
là chủ thể của quan hệ pháp luật.
11. Mọi cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên đều là chủ thể quan hệ pháp luật.
=> SAI: Vì người từ đủ 18 tuổi trở lên chỉ có thể là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật
khi không bị hạn chế năng lực hành vi và không mất năng lực hành vi.
12. Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh khi cá nhân đó đủ 18 tuổi,
không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi.
=> SAI: Vì năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh khi cá nhân sinh ra và mất khi
cá nhân chết.
13. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, Luật là văn bản có hiệu
lực pháp lý cao nhất.
=>SAI:Vì Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất.
14. Mọi văn bản do cơ quan nhà nước ban hành đều là văn bản quy phạm
pháp luật.

=> SAI: Không phái tất cả các văn bản do nhà nước ban hành đều là văn bản quy
phạm pháp luật, như: lời tuyên bố, giải thích, chính sách,…
15. Mọi quan hệ trong xã hội đều được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.
=> SAI: Vì các quy phạm pháp luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội như
quan hệ tình bạn, tình cảm,..
16. Pháp luật là chuẩn mực duy nhất để đánh giá hành vi con người.
=> SAI: vì ngoài pháp luật còn có chuẩn mực đạo đức, tập quán, phong tục, tín điều
để đánh giá hành vi con người.
2


17. Theo quy định pháp luật hiện hành, Việt Nam không áp dụng án lệ.
=> SAI: Vì theo quy định pháp luật hiện nay, từ ngày 01/06/2016 có 6 án lệ đầu tiên
được đưa vào xét xử.
18. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật.
=>SAI: Vì hành vi phải đủ 4 dấu hiệu của vi phạm pháp luật: trái pháp luật, có lỗi, có
năng lực chủ thể, nguy hiểm cho xã hội.
19. Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là cơ quan,
cán bộ, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật không cấm..
=>SAI: Vì Nguyên tắc chung của pháp luật trong nhà nước pháp quyền là cơ quan,
cán bộ, công chức nhà nước được làm những gì mà pháp luật cho phép.
20. Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch Quốc hội có thẩm quyền đề nghị Quốc
hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
=>SAI: Vì thẩm quyền đề nghị Quốc hội bầu,miễn nhiệm chánh án tòa án nhân dân
tối cao thuộc về Chủ tịch nước.
21. Theo Hiến pháp 2013, Thủ tướng chính phủ có quyền đề nghị Quốc hội
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Tổng kiểm toán nhà nước.
=>SAI: Vì quyền đề nghị Quốc hội bầu,miễn nhiệm Tổng kiểm toán nhà nước thuộc
về Ủy ban thường vụ Quốc hội.
22. Theo Hiến pháp 2013, Thủ tướng Chính phủ có quyền bổ nhiệm, bãi

nhiệm phó Thủ tướng Chính phủ.
=>SAI: Vì Thủ tướng Chính phủ chỉ có quyền đề nghị Quốc hội phê chuẩn,không có
quyền bổ nhiệm,bãi nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ.
23. Theo Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước có thẩm quyền giải thích Hiến
pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.
=>SAI: Vì thẩm quyền giải thích hiến pháp,luật và nghị quyết của Quốc hội thuộc về
cơ quan Ủy ban thường vụ Quốc hội.
24. Theo Hiến pháp 2013, trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thủ
tướng Chính phủ thì Quốc hội quyết định họp kín.
=>ĐÚNG: Vì theo khoản 1 điều 83 của Hiến pháp.trong trường hợp cần thiết,theo đề
nghị của Chủ tịch nước,Ủy ban thường vụ Quốc hội,Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít
nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội,Quốc hội quyết định họp bàn kín.
25. Theo Hiến pháp 2013, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam không bắt buộc là đại biểu quốc hội.
=>SAI: theo điều 92 Hiến pháp 2013, Phó Chủ Tịch nước được bầu ra từ trong số các
đại biểu Quốc hội.
26. Theo Hiến pháp 2013, việc thông qua luật, bộ luật phải được tối thiểu ¾
số đại biểu Quốc hội tán thành.
=>SAI: vì theo Khoản 1 Điều 85 của Hiến Pháp 2013, Luật, nghị quyết của Quốc hội
phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

3


27. Theo Bộ luật hình sự 2015, người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ,
con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự khi che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
=>SAI: Vì ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người
phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự khi che giấu các tội phạm an ninh quốc gia và
tội đặc biệt nghiêm trọng.

28. Người phạm tội chưa đạt chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm
chưa đạt là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
=>SAI: Vì theo điều 15 của BLHS 2015,người phạm tội chưa đạt phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm chưa đạt.
29. Theo Bộ luật hình sự 2015, người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha,
mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải
chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp.
=>SAI: Vì người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em
ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự trừ
trường hợp tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng.
30. Theo Bộ luật hình sự 2015, mức tiền phạt đối với người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy
định.
=>SAI: Vì không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ
tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
31. Theo Bộ luật hình sự 2015, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
tổ chức trong mọi trường hợp.
=>SAI: Vì BLHS 2015 có điểm mới là truy cứu TNHS đối với pháp nhân thương mại
nếu vi phạm vào các tội đã được quy định ở Điều 76 của Bộ luật này.
32. Theo Bộ luật Hình sự 2015, không áp dụng hình phạt tù chung thân đối
với người phạm tội chưa đủ 18 tuổi hoặc phụ nữ có thai.
=>SAI: Vì theo bộ luật hình sự 2015, không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với
người chưa đủ 18 tuổi.
33. Theo Bộ luật Hình sự 2015, áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với mọi tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm.
=>SAI: Vì không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS với các tội phá hoại hòa
bình,chống loài người,tội phạm chiến tranh,các tội phạm an ninh quốc gia và mức án
cao nhất cho những tội này là chung thân hoặc tử hình.
34. Theo Bộ luật Hình sự 2015, người chuẩn bị phạm tội sẽ phải chịu trách
nhiệm về mọi tội phạm mà mình định thực hiện.


4


=>SAI: Vì theo BLHS thì người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội
đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện.
35. Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, mọi phụ nữ khi chưa có con đều có
thể mang thai hộ.
=> SAI: Vì người mang thai hộ phải đã từng sinh con, là họ hàng thân thích bên vợ
hoặc bên chồng của người nhờ mang thai, nếu có chồng phải được sự đồng ý bằng
văn bản của người chồng.
36. Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, người chồng có quyền đề nghị xin
Tòa án giải quyết cho ly hôn ngay khi có căn cứ khẳng định đứa con do người vợ
vừa mới sinh ra không phải con của mình.
=> SAI: Vì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai,
sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
37. Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, người bị nhiễm HIV không có quyền
đăng ký kết hôn.
=> SAI: vì người nhiễm HIV có quyền đăng kí kết hôn khi người kết hôn cùng đã biết
mình bị nhiễm HIV và đồng ý kết hôn cùng.
38. Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, khi ly hôn, tài sản chung vợ chồng
luôn được chia đôi.
=> SAI: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau
đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài
sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu
nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp
để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
39. Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, mọi trường hợp con sinh ra sau thời
điểm chấm dứt hôn nhân không phải là con chung của vợ chồng.
=>Sai: Vì con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm bắt đầu ly hôn
vẫn được coi là con chung của vợ chồng .
40. Theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam từ 20 tuổi và nữ từ 18 tuổi
được quyền đăng ký kết hôn.
=>Sai:Vì nam từ đủ 20 tuổi và nữ từ đủ 18 tuổi được đăng ký kết hôn.

5


41. Một trong những điểm mới của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là thừa
nhận hôn nhân đồng giới.
=> Sai: Vì theo luật hôn nhân và gia đình 2014 không thừa nhận và cũng không cấm
hôn nhân đồng giới.
42 Theo Luật Hôn nhân gia đình 2014, mọi tài sản phát sinh trong thời kỳ
hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.
=> SAI: Vì tài sản được thừa kế riêng, được tặng riêng và tài sản được chia riêng
cho vợ, chồng theo thỏa thuận hoặc việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là
tài sản riêng của vợ, chồng.
43. Theo Luật Quốc tịch 2008, công dân Việt Nam có quyền có hai quốc tịch.
=>SAI: Vì theo nguyên tắc quốc tịch, công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch
VN.
44. Theo Bộ luật dân sự 2005, người dưới 14 tuổi là người không có năng lực
hành vi dân sự.
=>SAI: Vì người dưới 6 tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ
6 tuổi đến 14 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.

45 Theo Bộ luật dân sự 2005, di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người

di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất một người làm
chứng và hai người thừa kế.
=>SAI: Vì di chúc miệng phải trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau đó
những người làm chứng ghi chép lại, cùng kí tên hoặc điểm chỉ và người làm chứng
không được hưởng lợi gì từ di chúc.
46. Theo Bộ luật dân sự 2015, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền để lại di
sản thừa kế.
=> SAI: Vì theo điều 610,BLDS 2015,mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài
sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
47. Theo Bộ luật dân sự 2015, bên thế chấp có thể dùng tài sản thuộc sở hữu
của mình hoặc của người khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình đối với
bên nhận thế chấp. Trong trường hợp này, tài sản thế chấp được giao cho bên
nhận thế chấp giữ.
=>SAI: Vì bên thế chấp chỉ có thể dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo
thực hiện NVDS của mình đối với bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp do bên thế
chấp giữ.
48. Theo Bộ luật dân sự 2015, mọi tài sản đều có thể là đối tượng của hợp
đồng mượn tài sản.
=>SAI: Vì chỉ những vật không tiêu hao mới có thể là đối tượng của hợp đồng mượn
tài sản.
6


49. Theo Bộ luật dân sự 2015, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản
đối với mọi tài sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
=> SAI: Vì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia tài sản là 30 năm đối với bất động
sản và 10 năm đối với động sản.
50. Theo Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng song
vụ.
=> SAI: Vì hợp đồng tặng cho tài sản là hợp đồng đơn vụ, chỉ bên tặng cho tài sản có

nghĩa vụ. còn hợp đồng song vụ là hợp đồng mỗi bên phải có nghĩa vụ đối với nhau.
51. Theo Bộ luật dân sự 2005, những người có quyền thừa kế di sản của
nhau mà chết cùng thời điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau trong
mọi trường hợp.
=> SAI: Vì người chết cùng thời điểm không được hưởng thừa kế của nhau trừ trường
hợp thừa kế thế vị theo điều 677 của Bộ luật dân sự.
52. Theo Bộ luật dân sự 2015, mọi tổ chức, cá nhân đều có thể bảo đảm bằng
tín chấp cho mọi cá nhân, tổ chức khác để vay một khoản tiền tại tổ chức tín
dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
=>SAI: Theo Điều 344,Bộ luật dân sự 2015, tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở có thể
bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo để vay một khoản tiền tại tổ
chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của Chính phủ.

53. Theo Bộ luật dân sự 2005, mọi công dân đều có quyền chuyển đổi giới
tính.
=>SAI: Vì chỉ khi cá nhân đó có nhu cầu nhân văn, bởi việc giới tính về tâm lý khác
với sinh lý.
54. Theo Luật Khiếu nại 2011, người khiếu nại chỉ được quyền khiếu nại lần
đầu đến cấp trên của người đã ra quyết định hành chính.
=>SAI: Vì người khiếu nại chỉ được khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định
hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.
55. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Chánh thanh tra tỉnh có
thẩm quyền phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng.
=>SAI:vì Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Chánh thanh tra tỉnh có thẩm
quyền phạt tiền tối đa không quá 50 triệu đồng.
56. Theo Luật khiếu nại 2011, khiếu nại là việc công dân theo thủ tục luật
định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định
hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi
đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước, của xã hội
hoặc của người khác.


7


=> SAI: vì Theo Luật khiếu nại 2011, khiếu nại là việc công dân theo thủ tục luật
định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái
pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
57. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Giám đốc công an cấp tỉnh có
thẩm quyền phạt tiền tối đa đến 500 triệu đồng.
=>SAI:Vì theo luật xử lý vi phạm hành chính 2012,Giám đốc công an cấp tỉnh có
thẩm quyền phạt tiền không quá 50 triệu đồng.
58. Theo Luật Khiếu nại 2011, thời hiệu khiếu nại là 60 ngày, kể từ ngày
nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi
hành chính.
=>SAI: thời hiệu khiếu nại là 90 ngày ,kể từ ngày nhận được quyết định hành chính
hoặc biết được quyết đinh hành chính, hành vi hành chính.
59. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cá nhân vi phạm hành chính
có thể bị phạt tiền tối đa là 02 tỷ đồng.
=>SAI: Vì mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1 tỷ
đồng đối với cá nhân.
60. Theo Luật khiếu nại 2011, người khiếu nại không có quyền rút khiếu nại
tại bất cứ thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
=>SAI: Vì theo điều 10,Luật khiếu nại ,người khiếu nại có thể rút khiếu nại tại bất cứ
thời điểm nào trong quá trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
61. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, mọi cá nhân từ đủ 14 tuổi trở
lên đều bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
=>SAI: Vì theo luật xử lý VPHC thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt
vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử
phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

62. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hiệu xử lý vi phạm hành
chính trong mọi lĩnh vực tối đa là 2 năm kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.
=>SAI: Vì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày xảy ra hành vi vi
phạm hành chính, thời hạn trên được tính là 02 năm đối với VPHC trong lĩnh vực tài
chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường nhà ở,…
63. Theo Luật Tố cáo 2011, mọi tổ chức có quyền tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định pháp luật về tố
cáo.
=>SAI: vì chỉ các cá nhân công dân có quyền thực hiện việc tố cáo.
64. Theo Luật khiếu nại 2011, Chánh thanh tra huyện có thẩm quyền phạt
tiền tối đa đến 10 triệu đồng.
=>SAI: vì Chánh thanh tra chỉ có thẩm quyền giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước cùng cấp tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu
8


nại thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp khi được
giao.
**PHẦN BÀI TẬP.
I.Chia thừa kế.
1. : Ông Thành có vợ là bà Nhẫn và không có con chung. Ông Thành có tài
sản riêng trị giá 72 tỷ đồng. Ông Thành có hai con chung với bà Hương là
Lan (20 tuổi) và Nam (15 tuổi). Ông Thành chết có để lại di chúc bà Nhẫn
hưởng toàn bộ số tiền 72 tỷ đồng.Hãy chia thừa kế cho những người được
hưởng di sản thừa kế?
2. Ông An và bà Nhàn có tài sản chung là 2,8 tỷ đồng, có 2 con là Chí (40
tuổi) và Dũng (30 tuổi). Chí có vợ là Nghĩa, 2 vợ chồng Chí- Nghĩa có tài
sản chung là 7,2 tỷ đồng, có 2 con là Hạnh (20 tuổi) và Phúc (15 tuổi). Chí
chết vì bị bệnh hiểm nghèo, có để lại di chúc cho Mai 3 tỷ đồng vì Mai
đang mang thai đứa con của Chí được 6 tháng. Sau 1 tháng, ông An cũng

qua đời, để lại di chúc cho Mai 900 triệu đồng. Hãy chia thừa kế cho
những người được hưởng di sản thừa kế?
3. Ông Thành và bà An có tài sản chung là 9 tỷ đồng, có một con chung là
anh Nhân. Anh Nhân có vợ là Hòa, hai vợ chồng có tài sản chung là 720
triệu đồng. Vợ chồng anh Nhân có hai con chung là Đức (35 tuổi) và Trí
(15 tuổi). Đức có vợ là Mai và có con là Minh (10 tuổi) và Mai đang mang
thai đứa con thứ hai được 5 tháng. Ngày 1/11/2014, trên đường về quê, ông
Thành, bà An anh Nhân và Đức đều bị tai nạn chết. Ông Thành và bà An
không có di chúc, Anh Nhân để lại di chúc cho Vân số tiền 120 triệu đồng
và Nga - là con chung của Vân và Nhân số tiền là 240 triệu đồng. Theo quy
định pháp luật dân sự, nếu đứa con thứ hai của Đức-Mai sinh ra và còn
sống sau khi sinh. Hãy chia thừa kế cho những người được hưởng di sản
thừa kế?
4. An có bố là Bình, mẹ An đã mất, vợ là Hiền, con là Mạnh (20 tuổi), Hùng
(15 tuổi) và Hiền mang thai đứa con thứ 3 được 4 tháng. An có tài sản
riêng trị giá 18 tỷ đồng. An chết để lại di chúc cho Hoa và Hương (là con
chung của An và Hoa) mỗi người 6 tỷ đồng. Giả sử, đứa bé Hiền sinh ra
được 2 tháng thì chết. Hãy chia thừa kế cho những người được hưởng di
sản thừa kế?
5. Anh Hoàn, chị Dung và chị Mai. Bố mẹ và chồng Bà Hải đều đã mất. Bà
Hải hấp hối trước khi chết đã nói với anh Hoàn và một người hàng xóm
chứng kiến sự việc là bà có 3,6 tỷ đồng, bà cho anh Hoàn thừa kế 2,4 tỷ
đồng. Người hàng xóm đã giúp anh Hoàn lập văn bản di chúc và ký tên
xác nhận sự việc. Sau đó chị Dung và chị Mai không đồng ý với nội dung
di chúc và làm đơn kiện đến Tòa án. Hãy chia thừa kế cho những người
được hưởng di sản thừa kế?
6. Bà An có tài sản trị giá 1,2 tỷ đồng, chồng và 1 người con đã chết, bố mẹ
thì đã qua đời, chỉ còn một đứa cháu nội 10 tuổi và có hai em trai là ông
Thành, ông Đạt. Một hôm về quê đám cưới cùng ông Thành, 2 người bị tai
9



nạn chết. Bà An chết không để lại di chúc. Cháu nội bà An được hưởng số
tiền thừa kế là bao nhiêu?
7. Hai vợ chồng A và B lấy nhau, tổng tài sản là 600 triệu đồng. B có tài sản
riêng là 900 triệu đồng. Hai vợ chồng có 3 người con: C: 20 tuổi, D: 27
tuổi, E:24 tuổi. B chết, B có lập di chúc hợp pháp: Để lại cho M 50 triệu
đồng, tặng cho hội từ thiện 50 triệu đồng. Vậy phải chia thừa kế của B như
thế nào?
8. A có vợ là bà B và con là C (20 tuổi). Năm 2009, A ly hôn. Năm 2010, A kết
hôn với D. A và bà D có con chung là H (6 tuổi) và bà D đang mang thai
đứa con thứ 2 được 8 tháng . A có tài sản riêng là 1,8 tỷ đồng. A chết vào
cuối năm 2016 để lại di chúc cho bà D hưởng toàn bộ số tiền trên. Bà D
sau đó sinh đứa con thứ hai được 2 tháng thì đứa bé chết. Hãy chia thừa
kế cho những người được hưởng di sản thừa kế theo quy định pháp luật
dân sự hiện hành.
9. Ông Bình có vợ là bà Mai và con là Hương (20 tuổi). Năm 2005, ông Bình
ly hôn với bà Mai. Năm 2008, ông kết hôn với bà Hiền. Ông Bình và bà
Hiền có con chung là Hoa (5 tuổi) và bà Hiền đang mang thai đứa con thứ
2 được 5 tháng tuổi. Ông Bình có tài sản riêng là 1,2 tỷ đồng. Ông Bình
chết để lại di chúc cho bà Hiền hưởng toàn bộ số tiền trên. Bà Hiền sau đó
sinh đứa con thứ hai được 2 tháng thì đứa bé chết. Trong trường hợp trên
Hương được hưởng số tiền thừa kế là bao nhiêu?
10. Ông Bình có vợ là bà Mai và con là Hương (20 tuổi). Năm 2005, ông Bình
ly hôn với bà Mai. Năm 2008, ông kết hôn với bà Hiền. Ông Bình và bà
Hiền có con chung là Hoa (5 tuổi) và bà Hiền đang mang thai đứa con thứ
2 được 5 tháng tuổi. Ông Bình có tài sản riêng là 1,2 tỷ đồng. Ông Bình
chết để lại di chúc cho Hương hưởng toàn bộ số tiền trên. Bà Hiền sau đó
sinh đứa con thứ hai được 2 tháng thì đứa bé chết. Trong trường hợp trên
Hương được hưởng số tiền thừa kế là bao nhiêu?

II.Bài tập tình huống
1. Chí (sinh ngày 20/10/1990), nhận thức bình thường. Chí có mâu thuẫn với Bá
Kiến do tranh giành tình cảm của Thị nở. Vào ngày 20/10/2006, Chí gọi Bá
kiến ra bờ sông hai mặt một lời, vì biết Bá kiến không biết bơi nên lợi dụng
lúc Bá kiến sơ hở Chí đẩy Bá kiến ra giữa sông sâu, Bá kiến chấp chới giữa
sông, sau khi thấy Bá kiến chết Chí bỏ về. Hỏi hành vi của Chí có coi là vi
phạm pháp luật hay không? Hãy phân tích cấu thành VPPL.
2. Kim Trọng (sinh ngày 8/3/1996) bị bắt ngày 9/3/2010 khi đang vận chuyển
500gam heroin trên một chuyến xe khách.(Theo quy định tại khoản 4 điều 194
10


về tội Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy thì hành vi của Kim Trọng bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử
hình). KT có VPPL không? Hãy xác định tính chất tội phạm của Kim Trọng và
hình phạt cụ thể có thể áp dụng trong trường hợp trên.
3. A rủ B đến nhà C hàng xóm để ăn trộm. A phá khóa nhà và két sắt lấy được 15
cây vàng và 3 chiếc máy tính xách tay, B đứng ngoài canh gác. Chưa kịp bỏ
trốn thì bị chủ nhà phát hiện tri hô, A bị bắt, khai ra B.Phân tích cấu thành vi
phạm pháp luật của A và B. Vai trò của A và B trọng vụ án hình sự này là gì?
Giả sử B mới có 14 tuổi khi tham gia vụ án này thì B có phải chịu TNHS theo
BLHS 1999 hay không? Tại sao?

11



×