Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Sốt ở trẻ em sốt fever

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.7 KB, 9 trang )

Sốt ở trẻ em
Định nghĩa
Từ sốt- fever có nguồn gốc từ tiếng Latin “fovere” có nghĩa là ấm, và thường được
hiểu là sự tăng nhiệt độ cơ thể. Mặc dù định nghĩa chung này được chấp nhận trong đa số trường
hợp, nhưng sốt được mô tả một cách chính xác hơn như một đáp ứng của trung tâm điều nhiệt. Có
sự khác nhau giữa sốt và tăng nhiệt độ cơ thể, kết quả của một tình trạng làm ức chế hoạt động của
trung tâm điều nhiệt.
Nhiệt độ bình thường ở trực tràng trong khoảng từ 97°F - 100°F (36.1°C - 37.8°C)
mặc dù có trường hợp hiếm gặp, nó có thể thấp hơn 95.5°F (35.3°C) hoặc cao đến 101°F
(38.3°C). Nhiệt độ bình thường là 98.6°F (37°C) được rút ra từ 1868 nghiên cứu
trên hơn một triệu người trưởng thành với nhiệt độ đo ở nách. Nhưng giá trị này không chính xác với
trẻ em., không chỉ bởi đối tượng nghiên cứu là người lớn, mà còn vì nhiệt độ ở nách và trực tràng có
khác biệt. ở trẻ nhỏ nhiệt độ thường cao hơn ở người lớn, nhiệt độ hơi cao hơn 37.8°C thường gặp
ở trẻ nhỏ hơn 2 tuổi. Giới hạn trên của nhiệt độ đo ở trực tràng là 100.4°F (38°C) với trẻ nhỏ hơn 1
tháng, 100.6°F (38.1°C) với trẻ 1 tháng tuổi, và 100.8°F (38.2°C) với trẻ 2 tháng. 6.5% trẻ dưới 3 tháng
có nhiệt độ trực tràng là 100.4°F (38°C). Với trẻ nhỏ <6 tuổi cũng thống nhất lấy mốc là 38°C. Nhiệt
độ thấp nhất trong khoảng từ 2-6h sáng và cao nhất trong khoảng 5-7 tối, điều này thậm chí cũng
đúng với những trường hợp sốt bệnh lý.
Vì có sự dao động nhiệt độ bình thường trong cơ thể nên việc biết được nhiệt độ
cơ thể bình thường ở trẻ sẽ giúp xác định nhiệt độ tăng cao bất thường dễ dàng hơn. Phạm vi tăng
nhiệt độ trên mức bình thường có thể giúp xác định sự xuất hiện và sự đặc hiệu của sốt. Trường hợp
này có thể đúng đặc biệt với trẻ nhỏ, khi mà sốt nhẹ có thể liên quan đến một bệnh nghiêm trọng.
Mặc dù sự thay đổi và khoảng nhiệt độ bình thường ở trẻ làm cho việc định nghĩa sốt khó khăn hơn,
nhưng các chuyên gia đã thống nhất lấy giới hạn sốt được do ở trực tràng là 100.4°F (38°C). Tiêu
chuẩn này được sử dụng cả trên lâm sàng và trong nghiên cứu về sốt.
DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG LIÊN QUAN ĐẾN SỐT.
Phản ứng của người và động vật khi sốt cũng tương tự nhau. Khi điểm đặt nhiệt ở
vùng dưới đồi tăng, bệnh nhân sẽ tìm cách thay đổi môi trường để giữ cho cơ thể ở nhiệt độ cao
hơn. Trẻ nhỏ thường kề sát với bố mẹ, đòi đươc đắp chăn, ngồi gần lò sưởi và không chịu uống
những nước và đồ ăn lạnh. Mặc dù trẻ nhỏ vẫn có thể cảm thấy khá thoải mái ở nhiệt độ cao như thế



nhưng chúng ít tương tác hơn, giảm khả năng tập trung, ít giao tiếp hơn, trừ việc thể hiện sự khó
chịu và đau đớn. trẻ cũng thường chán ăn và kêu đau đầu.
Phản ứng đầu tiên của cha mẹ thường là đặt tay lên trán và sau đó đo nhiệt độ
bằng nhiệt kế. Nhưng thật không may, cha mẹ thường không biết khởi đầu sốt khi nào vì những thay
đổi trong hành vi của trẻ rất ít và tinh tế. ở trẻ nhỏ, sự kém ăn có thể là dấu hiệu duy nhất của sốt và
bệnh tật. Nếu cha mẹ không tinh ý, các bệnh nghiêm trọng có thể được phát hiện rất muộn.
Ngoài những thay đổi hành vi, thăm khám toàn thân có thể phát hiện được tình
trạng tăng chuyển hóa, ví dụ toát mồ hôi ở má, nóng mắt, hoặc buồn ngủ, li bì hoặc kích thích (đặc
biệt là ở trẻ từ 5-10 tuổi). Mạch tăng khoảng 10-15 nhịp khi nhiệt độ tăng thêm 1°C, nhịp thở cũng
tăng. Nhịp tim có thể không tăng như vậy trong một số trường hợp như sốt thương hàn, bệnh
tularemia, nhiễm mycoplasma, hoặc sốt nhân tạo. Da cảm giác nóng và khô trong khi đầu chi có thể
lạnh và tái, che lấp một tình trạng thân nhiệt rất cao. Hầu hết trẻ đều khoogn cảm thấy quá khó chịu,
nhưng một số có thể rung mình hoặc toát mồ hôi, nguyên nhân là do sự tăng hoặc giảm nhiệt độ. Đổ
mồ hôi nhiều có thể gây ra tình trạng mất nước, đặc biệt khi lượng dịch đưa vào ít. Khô môi miệng
khoogn chỉ do thở nhanh mà còn do mất nước. Cuối cùng, tăng kích thích hệ thần kinh trung ương,
kết quả là gây ra cơn sốt.
Ở trẻ nhỏ, những dấu hiệu và triệu chứng trên có thể ít gặp hơn. Run không diễn ra
trong vài tháng đầu đời, và toát mồ hôi cũng ít gặp hơn ở trẻ lớn. Tất cả chỉ là dấu hiệu gợi ý, để
chính xác cha mẹ cần đo nhiệt độ cẩn thận khi phát hiện thấy những dấu hiệu đó.
PRESENTATION
Một trẻ sốt đến với bác sĩ theo nhiều cách khác nhau nhưng có lẽ biểu hiện đáng lo
ngại nhất là khi trẻ xuất hiện đột ngột cơn co giật. Giật cứng hay giật rung, thường kéo dài ít hơn 15
phút, xảy ra trong vòng 24h sau sốt, và có thể bắt đầu mà không có dấu hiệu báo trược. hầu hết cha
mẹ đều không nhận biết được có sốt trong trường hợp này. Nhiệt độ đo tại trực tràng của trẻ từ 3940 độ C. Cần đánh giá toàn diện về cơn co giật vì nó có thể là dấu hiệu đầu tiên của viêm màng não
hay viêm não.
Mặc dù nhiều chuyên gia cho rằng nên chọc dò tủy sống thường quy với trẻ có co
giật do sốt lần đầu tiên, nhưng AAP (viện hàn lâm nhi khoa Mỹ) lại khuyến cao nên cân nhắc tới tuổi
và tình trạng tiêm chủng của trẻ. Ở trẻ nhỏ, rất khó để chẩn đoán viêm màng não trên lâm sàng (ví
dụ: hội chứng màng não, dấu Kernig, dấu Brudziski), và cần được cân nhắc chọc dịch não tủy. Trẻ

dưới 6 tháng cũng vậy, do các dấu hiệu lâm sàng có thể không có. Với trẻ từ 6-12 tháng, những dấu


hiệu lâm sàng của viêm màng não khó phát hiện, chọc dò tủy sống cũng cần được xem xét nếu trẻ
chưa được tiêm phòng HI và S.pneumoniae hoặc không rõ tình trạng tiêm chủng. Ở trẻ trên 12
tháng, chọc dịch não tủy không được khuyến cao dùng thường quy, chỉ trong trường hợp có dấu hiệu
và triệu chứng gợi ý viêm màng não hoặc nhiễm trùng nội sọ. Bởi vì điều trị kháng sinh có thể làm
mở đi triệu chứng của viêm màng não, nên chọc dịch não tủy ở trẻ có sốt và co giật đã điều trị kháng
sinh. Làm lại xét nghiệm với trẻ trước đó cơ cơn động kinh có thể giúp xác định và một xét nghiệm
dịch não tủy là cần thiết.
Thông thường, bệnh nhi sốt thường đến sau khi sốt đã kéo dài hơn 24h và có liên
quan tới những triệu chứng không đặc hiệu hoặc với những triệu chứng ở một hệ cơ quan nào đó.
Cần khai thác đầy đủ về tuổi bn, các dấu hiệu và triệu chứng liên quan, tiền sử gia đình và xung
quanh, tiền sử tiêm chủng, tình trạng nhiễm trùng gần đây. Ngoài ra còn cần chú ý tới mùa. Ví dụ,
RSV và virus cúm thường gặp vào mùa đông, á cúm hay gặp vào mùa xuân, thu, nhiễm enterovirus
thường vào mùa hè. Cũng cần hỏi về thời gian và mức độ sốt. Sốt kéo dài nhiều ngày sẽ khác với một
sốt 41 độ C mới trong vòng vài giờ. Không may là mức độ sốt thường ít giúp ích trong việc phân biệt
sốt do nhiễm trùng hay một bệnh nghiêm trọng với một bệnh không nghiêm trọng.
Cũng cần chú ý tới mức độ hiểu biết, tâm lý và kinh nghiệm chăm sóc của cha mẹ
hoặc những người liên quan trực tiếp đến trẻ để nắm rõ hơn về tình trạng của trẻ.
CHẢN ĐOÁN PHÂN BIỆT
Có rất nhiều tình trạng gây ra sốt, cụ thể sẽ được trình bày trong từng chương.
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh cụ thê,r mất nước, hoạt động cơ quá mắc, rối loạn thần kinh tự
đồng, tiếp xúc với nhiệt độ cao đều có thể gây tăng thân nhiệt. Mặc dù bệnh có thể gây sốt ở mọi lứa
tuổi nhưng một số bệnh có khả năng xảy ra cao hơn ở lứa tuổi này hơn lứa tuổi khác. Bệnh tự miễn
và viêm ruột, ví dụ,không hay gặp ở trẻ nhỏ nhưng dần phổ biến hơn ở lứa tuổi lớn hơn. Tương tự,
các phản ứng sốt do miễn dịch thường diễn ra trong năm đầu khi trẻ được tiêm trùng.
Nhiễm trùng hệ hô hấp và tiêu hóa là nguyên nhân chính gây sốt ở tất cả mọi lứa
tuổi. Đa số nhiễm trùng đều có nguồn gốc từ virus (enteroviruses, infl uenza virus, parainfl uenza
virus, RSV, adenovirus, rhinovirus, rotavirus) và thường tự hết. Hiểu biết về mùa của virus giúp cho

chẩn đoán đúng và hiệu quả. Ngoài ra, biết về đặc điểm gây bệnh của từng loài cũng giúp ích rất
nhiều cho chẩn đoán. Ví dụ, sốt cao, khó chịu, nổi hạch vùng cổ tử cung, và đau ở vùng lưỡi và nướu
là đặc trưng của Herpes gingivostomatitis
BOX 29-1: CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT SỐT













Nhiễm trùng
Bệnh tự miễn
Bệnh ác tính
Bênh chuyển hóa
Nhiễm trùng mạn tính
Bệnh gan
Sốt do thuốc và tiêm chủng
Ngộ độc
Bất thường hệ thần kinh trung ương
Sốt giả tạo

ĐÁNH GIÁ
Không đánh giá đúng sốt có thể dẫn đến bỏ sót một nhiễm khuẩn nghiêm trọng.

Mặc dù nguyên nhân chủ yếu là do virus, nhưng việc chẩn đoán sớm nhiễm khuẩn là rất quan trọng,
vì nó có thể điều trị hiệu quả bằng kháng sinh. Nhiễm khuẩn thường hay gặp hơn ở trẻ nhỏ do hệ
miễn dịch chưa hoàn thiện. Một nhiễm khuẩn khu trú ở trẻ lớn, có thể lan truyền đến trẻ sơ sinh và
trẻ nhỏ, đặc biệt với máu (nhiễm khuẩn huyết), phổi (Viêm phổi), màng não (viêm màng não), và
khớp (viêm khớp). Vì những nhiễm trùng này có thể gây suy nhược trầm trọng, thậm chí tử vong nếu
không được phát hiện và điều trị. Các bác sĩ cần phân biệt được một nhiễm khuẩn với một nhiễm
virus lành tính. Nguy cơ cao nhất là ở những trẻ có sốt hoặc hạ thân nhiệt, có nhiễm khuẩn nặng
hoặc sốc nhiễm khuẩn, vì tỉ lệ tử vong, dù ít hơn người lớn, vần cao từ 8-12%. Những trẻ này thường
có một nhóm các dấu hiệu triệu chứng gọi là SIRS- hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, cùng với những
rối loạn cơ quan. Worldwide Pediatric Surviving Sepsis Campaign8 đã đưa ra định nghĩa về SIRS,
nhiễm trùng, nhiễm trùng nặng và sốc nhiễm trùng như trong bảng Table 29-1, Table 29-2, and Table
29-3.
Chẩn đoán sớm và điều trị trúng đích sẽ làm giảm tỉ lệ tử vong. Điều này có nghĩa là
cần phải khám lâm sàng và đánh giá các xét nghiệm cẩn thận, cho kháng sinh trong vòng 1h và bù
dịch kịp thời để phục hồi cho bệnh nhân.
Với trẻ nhỏ, phát hiện nhiễm khuẩn khó hơn. Trẻ không nói được và việc phát hiện
những dấu hiệu và triệu chứng cũng dễ bị bỏ sót hơn nếu như không nghĩ tới, đặc biệt với những
bệnh nhiễm khuẩn nặng. Vì vậy, đã có nhiều tiêu chuẩn đươc thiết lập trong suốt 30 năm qua nhằm
xác định trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là bệnh về phổi và nhiễm khuẩn do Hib. Trẻ từ
lúc mới sinh đến 36 tháng tuổi được chú ý đặc biệt vì sốt hay gặp nhất ở lứa tuổi này, và khó đánh
giá, đặc biệt trong 3-6 tháng đầu. Cải thiện khả năng chẩn đoán chủ yếu dựa vào 3 khía cạnh sau: hỏi
và khám bệnh, cận lâm sàng và đáp ứng với kháng sinh. Trong đó, đáp ứng với kháng sinh rõ ràng
không giúp ích nhiều trong việc phân biệt trẻ bị nhiễm khuẩn nặng với trẻ bị nhiễm virus lành tính.


Trẻ bị nhiễm khuẩn nặng đáp ứng với kháng sinh không khác so với những trẻ bị bệnh ít nghiêm
trọng hơn. Thực tế, trẻ nhiễm virus cũng không hạ sốt.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra sự kết hợp giữa lâm sàng và cận lâm sàng có thể giúp xác
định được trẻ có nguy cơ mắc bệnh nặng. Trong suốt những năm 90, có rất nhiều guideline được
đưa ra nhằm quản lý những trẻ không có dấu hiệu nhiễm trùng. Mặc dù còn nhiều tranh cãi, nhưng

1/3 bác sĩ thấy rằng nó giúp ích và thay đổi cách đánh giá sốt ở trẻ em. Tuy vậy, mỗi bệnh nhân vẫn
cần được đánh giá một cách riêng biệt. Cần xem xét đến tính bất tiện, khó chịu và giá cả các xét
nghiệm, tình trạng gia tăng kháng thuốc trong cộng đồng, giúp làm giảm bỏ sót chẩn đoán nhiễm
khuẩn nặng, từ đó giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong.
Từ khi có sự ra đời của vaccine, tỉ lệ bệnh như viêm phổi giảm đáng kể. Vì viêm
phổi vi khuẩn và những nhiễm trùng tại phổi khác là nguyên nhân chính gây ra những nhiễm khuẩn
nặng ở trẻ sốt trên 39 độ C, do vậy việc sử dụng vaccine làm giảm đáng kể tỉ lệ nhiễm khuẩn nặng ở
trẻ có nguy cơ cao- tử 2-3 tháng và 3 tuổi. Tương tự với vaccine Hib ( phát hiện vào những năm
1980), tỉ lệ mắc viêm màng não, viêm nắp thanh môn và nhiễm khuẩn giảm. Ngoài ra, việc sử dụng
các test chẩn đoán nhanh RSV, cúm hay enterovirus bằng kĩ thuật PCR cùng với các marker chỉ điểm
viêm như procalcitonin hay CRP, giúp cho tỉ lệ bỏ sót nhiễm khuẩn giảm đi. Vì vậy ngày nay những
guideline từ những năm 2000 như trong fi gures 29-1 and 29-2 không còn nhiều giá trị như trước kia
nữa.
Sốt trong 4 ngày đầu liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn từ trước. Khoảng 1% trẻ sơ
sinh có nhiệt độ trên 37 độ C, và có 10% trong số đó có nhiễm khuẩn, thường do liên cầu B hoặc
nhiễm khuẩn gram (-). Bộ xét nghiệm tổng quát được làm ở những trẻ này từ xn máu cho đến xn
nước tiểu, và dịch não tủy. Kháng sinh (thường dùng ampicillin và gentamicin, hoặc ampicillin và
cefotaxime tiêm tĩnh mạch) nên được dùng trước khi có kết quả xét nghiệm.
Tương tự, với trẻ nhỏ hơn 28 ngày tuổi có sốt thường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao
(chiếm 12% trong các nghiên cứu). viêm phổi tí gặp, trong khi nhiễm E.coli, liên cầu B và những vi
khuẩn đường ruột hay gặp hơn. Nhiễm trùng đường tiểu (UTI) và những nhiễm khuẩn sâu là những
nhiễm khuẩn thường gặp, tuy nhiên, với nhiễm liên cầu B, nguy cơ viêm màng não là khoảng 39%.
Tiêu chuẩn nguy cơ thấp như tiêu chuẩn Rochester, rất khó đẻ phân biệt một nhiễm khuẩn nặng ở
trẻ nhro với nhiều bệnh lành tính khác. Mặc dù có nhiều nghiên cứu chứng minh chỉ có 0.2% tỉ lệ
viêm màng não ở trẻ sơ sinh thỏa mãn tiêu chuẩn nguy cơ thấp, một số khác lại chỉ ra rằng có 6% trẻ
sơ sinh thỏa mãn tiêu chuẩn này có nhiễm khuẩn nặng. Dù vậy, khả năng nhiễm khuẩn nặng ở trẻ
nhiễm RSV không thấp hơn so với bình thường khi trẻ có sốt, nhưng thường gặp là nhiễm khuẩn tiết


niệu hơn là viêm màng não hay những nhiễm khuẩn khác. NKTN đặc biệt hay gặp, khoảng 5-7%.

Ngoài ra, nhiễm herpes (HSV1/HSV2), đặc biệt là viêm não màng não cũng cần được nghĩ tới nếu có
vỡ ối sớm, đẻ có can thiệp hay có những bằng chứng trên lâm sàng (tăng hay giảm nhiệt độ, li bì
hoặc kích thích, co giật, hôn mệ, mụn nước ở da/miệng… ). Cần điều trị Avylclovir trong khi chờ có
kết quả xét nghiệm dịch não tủy, máu, nước tiểu để khẳng định chẩn đoán.
Sốt trên 38 độ C với tẻ từ 28-60 ngày tuổi có 5-10% liên quan đến nhiễm khuẩn
nặng. Cần kết hợp cả lâm sàng và cận lâm lầm sàng để xác định với những trẻ có nguy cơ nhiễm
khuẩn thấp. Được biết đến nhiều nhất là tiêu chuẩn Rochester (bảng 29-4).
Khó có thể phân loại rõ ràng nguy cơ nhiễm khuẩn cao hay thấp ở trẻ dưới 3 tháng
tuổi khi có sốt. Cần xem xét một cách toàn diện bất cứ khi nào có sốt trên 38 độ C: từ khám lâm sàng,
đến công thức bạch cầu, xét nghiệm nước tiểu, soi phân nếu có ỉa chảy, công thức máu và có thể cả
dịch não tủy. Xét nghiệm nước tiểu rất quan trọng vì UTIs là nhiễm khuẩn hay gặp nhất ở lứa tuổi
này, thậm chỉ cả khi không có đái ra mủ.
Nếu trẻ không có dấu hiệu nhiễm khuẩn và thỏa mãn tiêu chuẩn nguy cơ thấp, có
thể không cần phải làm xét nghiệm máu hay dịch não tủy, cần theo dõi trong vòng 24 h và không cần
dùng kháng sinh. Nếu đã dùng kháng sinh trước đó, cần phải làm các xét nghiệm để kiểm tra.
Sau khi hỏi bệnh, các triệu chứng liên quan về bệnh tật cũng như gia đình, kiểm tra
trẻ đã được tiêm vaccine Hib và liên cầu B, bác sĩ sẽ đánh giá xem trẻ có dấu hiệu nhiễm độc hay
không (li bì hoặc kích thích, không phản ứng, chất độc còn lưu lại), sau đó đưa trẻ nhập viện để đánh
giá sâu hơn tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Nếu trẻ không có dấu hiệu nhiễm độc, vẫn cần xem xét
công thức máu. Trẻ có bạch cầu >>15,000/mm3 có nguy cơ nhiễm khuẩn cao gấp 5 lần so với trẻ có
BC <15,000. Procalcitonin và CRP nhạy và đặc hiệu hơn BC trong việc chẩn đoán nhễm khuẩn nặng.
Có khoảng 5-8% trẻ trong độ tuổi 3-36 tháng tuổi có sốt không phân biệt được,
trong đó có NKTN. 2 nhóm này có nguy cơ cao nhất. Trẻ gái với nhiệt độ trên 39 độ C có tỉ lệ là 1617%. Trẻ nam không cắt bao quy đầu trong 12 tháng đầu có tỉ lệ mặc NKTN cao hơn 8-9 lần so với trẻ
được cắt bao quy đầu. Vì tỉ lệ cao mắc NKTN ở lứa tuổi này nên xét nghiệm nước tiểu được khuyến
cáo làm cho tất cả trẻ nam trên 6 tháng tuổi. nhưng một mình xn nước tiểu thì không đủ. 20% trẻ có
NKTN nhưng xét nghiệm nước tiểu bình thường, cả nitrit và bạch cầu niệu đều (-). Tuy nhiên một số
nghiên cứu gần đây chỉ ra que thử nước tiểu có khả năng phát hiện loại trừ NKTN, với giá trị âm tính
là 98%.



Một phim chụp ngực chỉ cần thiết khi có những dấu hiệu và triệu chứng gợi ý viêm
phổi như ho, thở nhanh, khó thở, có rale, phế âm giảm, gõ đục…Tuy nhiên, một nghiên cứu chỉ ra
rằng có tới 20% trẻ sốt trên 39độ C và bạch cầu trên 20000/mm3 có viêm phổi trên phim chụp ngực,
thậm chí khi không có dấu hiệu và triệu chứng về hô hấp.
Nếu xem xét tất cả các điều bên trên, rõ ràng để có thể chấn đoán một nhiễm
khuẩn nặng, cần phải căn cứ cả vào các nhóm tuổi và hoàn cảnh khác nhau. Sự ra đời của tiêm chủng
là giảm đi các bệnh do các tác nhân đó, và giúp cho chẩn đoán nhiễm virus sớm hơn. Thậm chí ở
phòng cấp cứu cũng bắt buộc phải tiếp cận một cách khoa học trong các test chẩn đoán, nhập viện
và điều trị. Một cách để thực hiện điều này được chỉ ra trong Figure 29-3.
Hiện nay đã có sẵn các xét nghiệm để chẩn đoán virus nhanh, ví dụ như test cúm
A,B, RSV và enterovirus. Mặc dù độ nhạy và độ đặc hiệu thay đổi tùy từng test nhưng một kết quả (+)
sẽ giúp làm giảm thiểu các xét nghiệm khác trong việc loại trừ một nhiễm khuẩn. Với trẻ nhỏ hơn 28
ngày tuổi, tỉ lệ nhiễm khuẩn nặng ở trẻ sốt thấp hơn nếu trẻ có nhiễm cúm và RSV. Cùng với đó là sự
giảm tỉ lệ viêm phổi nặng và nhiễm HI nhờ sự ra đời của vaccine, nhờ vậy sử dụng các test virus (+)
như là 1 cách để giảm lượng xét nghiệm máu và nước tiêu ở trẻ em đã được tiêm chủng lớn hơn 2-3
tháng tuổi- lứa tuổi mà hầu như không bị nhiễm độc. Trẻ lớn hơn 3 năm thường dễ nhận ra dấu hiệu
và triệu chứng của bệnh hơn. Nếu như triệu chứng không đặc hiệu, không cần đưa đến gặp bác sĩ
khẩn cấp. tuy nhiên, nếu có cá dấu hiệu và triệu chứng khu trú như sưng khớp, khó thở, đau ngực,
tiểu khó, đau bụng nặng thì cần đưa đi khám ngay. Hơn nữa, bất kì trẻ nào có sốt hoặc hạ thân nhiệt
thỏa mãn tiểu chuẩn của SIRS cũng đều cần được đánh giá khẩn cấp.
Mặc dù nhiều trẻ sốt không có dấu hiệu và triệu chứng chỉ điểm nguyên nhân,
nhưng một thăm khám toàn diện có thể phát hiện được những gợi ý đến nguồn gốc của sốt. Vì đa số
nhễm trùng có ở hệ hô hấp, nên cần thăm khám kĩ lưỡng.
Trong mọi trường hợp,cần kiểm tra màng nhĩ để phát hiện viêm tai giữa, kiểm tra
phát hiện viêm họng, viêm mũi xoang hay các nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus cũng như
khám phổi để tìm bằng chứng của viêm phổi, viêm tiểu phế quản.
Viêm kết mạc có thể gợi ý nhiễm adenovirus hoặc RSV, hội chứng viêm kết macviêm tai giữa hoặc bệnh Kawasaki.
Khám da cũng rất quan trọng để phát hiện những trường hợp nhiễm virus điển
hình như rubella, thủy đâu, hay những ban trong sốt thấp khớp, những nốt hồng ban trong sốt
thương hàn.



Thông thường nổi hạch thường gặp trong nhiễm virus như nhiễm mononucleosis,
viêm gan hay cytomegalovirus, nhưng nó cũng có thể gợi ý đến bệnh leukemia hay u lympho. Nổi
hạch lan tỏa nên chú ý tìm nhiễm trùng da hay khối u. hạch vùng chậu có thể liên quan đến nhiễm
lao hoặc bệnh mèo cào (nhiễm trùng Bartonella).
Hệ cơ xương khớp cũng cần được thăm khám cẩn thận. đau xương khu trú có thể
gợi ý viêm xương tủy, khớp sưng nóng hạn chế vận động có thể do viêm khớp.
Khám kĩ hệ tim mạch để phát hiện viêm tim do sốt thấp khớp hay viêm nội tâm
mạc nhiễm khuẩn. Khám cột sống để phat hiện viêm đĩa đệm,
Mặc dù khộng hay gặp, sốt giả tạo vẫn được xem là chẩn đoán cuối cùng và đã
được mô tả thực tế. Đứa trẻ 8 tuổi đã biết cách làm tăng nhiệt độ của nhiệt kế bằng cách cọ xát vào
một tờ giấy hay cho vào nước ấm. Khám lâm sàng nhận thấy mạch không tăng tương ứng với nhiệt
độ, nhiệt độ đo ở trực tràng bình thường, không vã mồ hôi khi hạ sốt. Kiểm tra những rối loạn tâm lí
trong gia đình là cần thiết trong những trường hợp như thế này.
TỔNG KẾT
Mặc dù sốt liên quan đến nhiều bệnh nghiêm trọng, điều trị bản thân sốt ít nhiều
quan trọng hơn là việc đánh giá và điều trị các bệnh gây sốt. Các bác sĩ có trách nhiệm giáo dục cho
cha mẹ chăm sóc tốt cho trẻ bị sốt, nhấn mạnh vai trò quan trọng của họ trong việc quan sát các dấu
hiệu và triệu chứng của trẻ. Sốt có khi là biểu hiện của một nhiễm khuẩn huyết nặng nên cả bác sĩ và
cha mẹ trẻ đều cần phải phân biệt được đau alf nhiễm khuẩn và đâu là một trường hợp lành tính.
Sốt là dấu hiện nên được đánh giá trong toàn bộ quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Bảng 29-2:
Các định nghĩa liên quan đến nhiễm trùng
Hội chứng đáp ứng viêm hệ
thống – SIRS

Có ít nhất 2 trong các tiêu

chuẩn của SIRS, một trong số đó phải là bất

thường bạch cầu hoặc nhiệt độ. (như trong bảng
29-1)
Nhiễm trùng

SIRS+ bằng chứng hoặc gợi ý
nhiễm trùng

Nhiễm trùng nặng

Nhiễm trùng + (rối loạn tim
mạch hoặc hội chứng suy hô hấp cấp hoặc rối

Sốc nhiễm trùng

loạn 2 cơ quan khác)- xem bảng 29-3
Nhiễm trùng nặng + rối loạn
chức năng tim mạch


Sốc kháng trị

Không đáp ứng với bù dịch: còn
rối loạn tim mạch dù truyền >60ml/kg dịch trong
1h
Không

đáp

ứng


với

catecholamine: rối loạn tim mạch dù dùng 10
mcg/kg/min dopamine và/ hoặc cần thiết
epinephrine/norepinephrine.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×