Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tiếp cận bệnh nhân đánh trống ngực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 7 trang )

ĐÁNH TRỐNG NGỰC

Khi đánh giá bệnh nhân có hồi hộp đánh trống ngực nên đưa đến khoa Cấp Cứu, bạn cần đánh giá
thêm 4 câu hỏi sau:
+ Tình trạng huyết động ở bệnh nhân này ra sao?
+ Nhịp tim?
+ Có liên quan đến bệnh lý cơ tim cấu trúc hoặc bệnh lý về mạch vành, tiền kích thích hoặc bệnh lý
về kênh ion có rõ ràng không?

ƯU TIÊN
Trong khi hỏi về bệnh sử ( bảng 8.1-8.2, kiểm tra mạch và huyết áp, nghe phổi và:
+ Đo ECG và theo dõi SpO2.
+ Dùng oxy nếu bệnh nhân có khó thở, hoặc nếu thay thế độ bão hòa oxy động mạch (SaO2) bằng
SpO2< 92%.
+ Nếu có huyết động không ổn định rõ ràng nên đặt 1 đường truyền, thở canula và lấy máu làm các
xét nghiệm phù hợp ( Bảng 8.3).
Nếu bệnh nhân sắp ngưng tim nên gọi đội ngũ cấp cứu ngưng tim và lập đường truyền ( xem
Chapter 6).
Nếu bệnh nhân có giảm ý thức, phù phổi nặng, đau ngực hoặc huyết áp <90 mmHg:
+ Ghi nhân 12 chuyển đạo ECG ( nếu có thể) để phân tích kỹ ( bảng 8.4)
+ Nếu tần số tim >150 lần/phút: gọi bác sĩ gây mê chuẩn bị để chuyển nhịp bắt đầu với 200J
( Chapter 121).
+ Nếu tần số tim <50 lần/phút: dùng atropin 0,6-1,2 mg IV, thêm liều sau đó khoảng 5 phút tăng tới
liều tổng là 3mg Nếu tần số tim duy trì dưới 60 lần/phút. Nếu tình trạng nhịp tim chậm không đáp
ứng với thuốc hoặc tái phát thì sử dụng hệ thống kích thích tạo nhịp tim bên ngoài hoặc đặt máy tạo
nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch ( Chapter 119).
+ Theo lời khuyên về quản lý bệnh từ bác sĩ tim mạch.
Nếu bệnh nhân có huyết động ổn định nên có thời gian cho việc chuẩn đoán và kế hoạch quản lý.
+ Đánh giá lâm sàng tổng trạng của bệnh nhân ( Bảng 8.1-8.2), ghi nhận 12 chuyển đạo ECG và
chuyển đạo kéo dài, chuẩn bị XQuang ngực, và xem xét các xét nghiệm khác ( Bảng 8.3).
+ Đánh giá ECG một cách cẩn thận ( Bảng 8.4).


Có bất kỳ yếu tố nguy cơ từ cơ thể đều có thể khởi phát nhanh hoặc làm trầm trọng các triệu chứng
của bệnh (Bảng 8.5)?
Bệnh nhân có thể được phân loại ngay lập tức 1 trong 2 nhóm:


1 Rối loạn nhịp dai dẳng

2 ECG biểu hiện nhịp xoang/nhịp nhanh xoang

Có thể là rối loạn nhịp kịch phát ( đã chẩn đoán trước khi ECG ghi nhận) hoặc phát hiện hồi hộp đánh
trống ngực nhờ có sự nhận biết về nhịp xoang/nhịp nhanh xoang.


Rối loạn nhịp kịch phát
Những bệnh nhân với dấu hiệu đặc trưng về ' nguy hiểm tính mạng ' nên được xem xét làm xét nghiệm với
bệnh nhân nội trú: tìm lời khuyên từ bác sĩ tim mạch.
Nét đặc trưng về nguy hiểm tính mạng bao gồm:
+ Kết hợp với việc bất tỉnh hoặc
+ Khởi phát nhanh triệu chứng hồi hộp đánh trống ngực trong khi gắng sức hoặc
+ Bệnh tim cấu trúc rõ ràng, bệnh lý về đường dẫn truyền phụ hoặc bệnh lý về kênh ion ( âm thổi, các dấu
hiệu suy tim, bất thường ở 12 chuyển đạo ECG) hoặc
+ Tiền sử gia đình có người đột tử hoặc bệnh lý cơ tim.
Một vài đặc trưng khác được chấp nhận có thể được đưa ra , được tóm tắt trong bảng 8.6. Nếu không có các
dấu hiệu đặc trưng như vậy, bệnh nhân có thể được cho về: sắp xếp theo dõi ECG tại chỗ, để phân lập nhịp
tim ngay tại thời điểm biểu hiện triệu chứng, và được theo dõi tiếp theo bởi bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ tim
mạch.





Lời khuyên khi cho bệnh nhân về:

Phát hiện hồi hộp đánh trống ngực nhờ có sự nhận biết về nhịp xoang/nhịp nhanh xoang
Xem xét nếu có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào có thể khởi phát nhanh nhịp nhanh xoang (Bảng 8.5).
Chấp nhận nếu có biểu hiện triệu chứng bệnh cấp tính rõ ràng, yêu cầu bệnh nhân điều trị nội
trú.


Bệnh nhân được cho về nếu không có bệnh lý cấp tính rõ ràng, không có dấu hiệu đặc trưng nguy hiểm
tính mạng ( xem ở trên). thăm khám tim mạch và ECG bình thường. Theo dõi tiếp nên được thực hiện bởi
bác sĩ đa khoa.



×