Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 150 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------------------

NGÔ THỦY TRANG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần sữa Việt Nam – Vinamilk“ là kết quả làm việc của cá nhân tôi và hoàn toàn
được thực hiện trên quá trình nghiên cứu của riêng tôi và dưới sự hướng dẫn khoa
học của GS.TS Võ Thanh Thu. Các số liệu, tài liệu tham khảo và kết quả nêu trong
luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Luận văn chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào, tôi xin chịu trách
nhiệm về tính trung thực của luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2017
TÁC GIẢ

Ngô Thủy Trang



MỤC LỤC


TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH .... 9
1.1. Lý luận chung về năng lực cạnh tranh ............................................................. 9
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ............................................................................. 9
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh . 10
1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................ 11
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................... 12
1.2.1. Thị phần .............................................................................................. 12
1.2.2. Giá cả .................................................................................................. 12
1.2.3. Chất lượng sản phẩm ........................................................................... 12
1.2.4. Khả năng gia nhập thị trường............................................................... 13
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.......... 13
1.3.1. Các nhân tố nội bộ ............................................................................... 13
1.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô .................................................... 16
1.3.3. Các nhân tố thuộc môi trường ngành ................................................... 18
1.4. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh ......................................................................................................................... 20
1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ........................................ 20
1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ...................................... 21
1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................ 22
1.5. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty sữa Việt
Nam ................................................................................................................. 23
1.5.1. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sữa tại Việt Nam ..........................23



1.5.2. Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ...............................................24
1.5.3. Góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế đất nước .................................25
1.6. Một số kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của vài doanh nghiệp
mạnh trong ngành ................................................................................................... 25
1.6.1. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của hãng sữa TH True
Milk .............................................................................................................. 25
1.6.2. Kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của hãng sữa Hanoimilk ..
..................................................................................................................... 26
Sơ kết Chương 1 ...................................................................................................... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM .................................................................................. 28
2.1. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam và Công ty cổ phần sữa Việt Nam .... 28
2.1.1. Khái quát thị trường sữa Việt Nam ...................................................... 28
2.1.2. Công ty cổ phần sữa Việt Nam ............................................................ 29
2.1.2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển .......................................29
2.1.2.2. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam giai
đoạn 2012 - 2016 .......................................................................................................32
2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
sữa Việt Nam............................................................................................................ 33
2.2.1. Thị phần .............................................................................................. 33
2.2.2. Giá cả .................................................................................................. 37
2.2.3. Chất lượng sản phẩm ........................................................................... 39
2.2.4. Khả năng gia nhập thị trường............................................................... 41
2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần sữa Việt Nam .................................................................................................. 47
2.3.1. Phân tích các nhân tố nội bộ ................................................................ 47
2.3.1.1. Năng lực tài chính..................................................................................47
2.3.1.2. Trình độ kỹ thuật, công nghệ .................................................................47
2.3.1.3. Nguồn nhân lực .....................................................................................49



2.3.1.4. Năng lực marketing ...............................................................................50
Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ................................................55
2.3.2. Phân tích các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ..................................... 56
2.3.2.1. Yếu tố chính trị và pháp lý ..................................................................56
2.3.2.2. Yếu tố kinh tế ........................................................................................58
2.3.2.3. Yếu tố văn hóa, xã hội ...........................................................................61
2.3.2.4. Yếu tố công nghệ ...................................................................................62
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ...............................................63
2.3.3. Phân tích các nhân tố thuộc môi trường ngành ..................................... 64
2.3.3.1. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành ...................................................64
2.3.3.2. Nguy cơ của sản phẩm thay thế .............................................................65
2.3.3.3. Quyền lực khách hàng ...........................................................................66
2.3.3.4. Quyền lực nhà cung cấp ........................................................................67
2.3.3.5. Đối thủ tiềm ẩn ......................................................................................70
Ma trận hình ảnh cạnh tranh ..........................................................................71
2.4. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam
................................................................................................................................... 72
2.4.1. Điểm mạnh .......................................................................................... 72
2.4.1.1. Đa dạng hóa danh mục sản phẩm ..........................................................72
2.4.1.2. Chính sách giá cả hợp lý........................................................................73
2.4.1.3. Sở hữu hệ thống kênh phân phối khá mạnh ..........................................73
2.4.1.4. Phát triển toàn diện nguồn nhân lực ......................................................74
2.4.1.5. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất ........................................75
2.4.1.6. Thực hiện các chương trình xúc tiến hiệu quả cao ................................75
2.4.2. Điểm yếu ............................................................................................. 76
2.4.2.1. Chất lượng sản phẩm chưa thật sự nổi bật ............................................76
2.4.2.2. Thiết kế bao bì đơn giản, chưa thật sự nổi bật ......................................76
2.4.2.3. Nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào nước ngoài ...............................77
Sơ kết Chương 2 ...................................................................................................... 77



CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2025 ....................................................................................................... 79
3.1. Những cơ sở đề ra giải pháp............................................................................ 79
3.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường ...................................................... 79
3.1.2. Xu hướng phát triển của ngành sữa ...................................................... 80
3.1.3. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần sữa Việt Nam
đến năm 2025 ................................................................................................ 81
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
sữa Việt Nam............................................................................................................ 82
3.2.1. Một số giải pháp giúp Công ty duy trì điểm mạnh hiện có ................... 82
3.2.1.1. Tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm .........................82
3.2.1.2. Đưa ra chính sách giá cả hợp lý.............................................................83
3.2.1.3. Phát triển và mở rộng kênh phân phối ...................................................85
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....................................................87
3.2.1.5. Tiếp tục ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất ...........................88
3.2.1.6. Thiết kế các chương trình quảng cáo và khuyến mãi hấp dẫn ..............89
3.2.2. Một số giải pháp giúp Công ty khắc phục điểm yếu ............................. 91
3.2.2.1. Tăng cường nâng cao chất lượng sản phẩm ..........................................91
3.2.2.2. Thiết kế bao bì ấn tượng và độc đáo .....................................................93
3.2.2.3. Đầu tư và phát triển nguồn nguyên liệu ................................................95
Sơ kết Chương 3 ...................................................................................................... 96
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt
1

AFTA

2

ASEAN

3

CEPT

4

FCMG

5

FDA

6

Nghĩa

Nội dung
ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN


Hiệp hội các quốc gia Đông

Association of Southeast Asia

Nam Á

Nations

Common Effective

Hiệp Định về Thuế quan Ưu

Preferential Tariff

đãi có hiệu lực chung

Fast Moving Consumer
Goods

Ngành hàng tiêu dùng nhanh

The Food and Drug

Cục Dược phẩm và Thực phẩm

Administration

Hoa Kỳ


FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

7

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

8

HACCP

Hazard Analysis and Critical

Phân tích mối nguy và điểm

Control Points

kiểm soát tới hạn

9

IFS


10

ISO

11

KOL

12

NLCT

International Food Standard

Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc
tế

International Organization for Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
Standardization
Key opinion leader

hoá
Người có sức ảnh hưởng trên
cộng đồng mạng
Năng lực cạnh tranh


13

PR


Public Relation

Quan hệ công chúng

14

TVC

Television Commercial

Phim quảng cáo

15

USD

The United States dollar

Đồng đô la Mỹ

16

USDA

17

Vinamilk

18


WTO

United Stated Department of
Agriculture

Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ

Công ty cổ phần sữa Việt Nam
World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÊN SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

TRANG

BẢNG
Bảng 1.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

21

Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

22

Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh


23

Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của Vinamilk giai đoạn 2012
- 2016

32

Bảng 2.2: Thị phần của Vinamilk giai đoạn 2012 - 2016

34

Bảng 2.3: So sánh giá một số loại sữa bột

38

Bảng 2.4: Yếu tố được người tiêu dùng ưu tiên nhất khi mua các sản
phẩm từ sữa của Vinamilk

39

Bảng 2.5: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

56

Bảng 2.6: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

63

Bảng 2.7: Sản lượng sữa tươi Vinamilk thu mua năm 2016


68

Bảng 2.8: Ma trận hình ảnh cạnh tranh

71

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh

11

Sơ đồ 2.1: Hệ thống phân phối của Vinamilk

44

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và tốc độ tăng trưởng ngành sữa Việt Nam

28


giai đoạn 2010 - 2015
Biểu đồ 2.2: Thị phần các mảng sản phẩm của Vinamilk 2016

34

Biểu đồ 2.3: Thị phần kem Việt Nam năm 2016

36


Biểu đồ 2.4: Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của
Vinamilk so với các sản phẩm cùng loại của những thương hiệu khác

39

Biểu đồ 2.5: Mong muốn của người tiêu dùng về thành phần có trong các
sản phẩm từ sữa của Vinamilk

40

Biểu đồ 2.6: Mối quan hệ doanh thu và quảng cáo của Vinamilk giai
đoạn 2011 - 2016

42

Biểu đồ 2.7: Loại hình quảng cáo được người tiêu dùng yêu thích nhất

43

Biểu đồ 2.8: Tiêu chí người tiêu dùng lựa chọn kênh phân phối

45

Biểu đồ 2.9: Địa điểm mua các sản phẩm từ sữa của Vinamilk được
người tiêu dùng yêu thích nhất

46

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu cổ đông của Vinamilk năm 2016


47

Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ người tiêu dùng thường xuyên sử dụng các sản phẩm
từ sữa của Vinamilk

50

Biểu đồ 2.12: Mong muốn của người tiêu dùng khi sử dụng các sản
phẩm từ sữa của Vinamilk

51

Biểu đồ 2.13: Đánh giá của người tiêu dùng về bao bì các sản phẩm từ
sữa của Vinamilk

51

Biểu đồ 2.14: Mong muốn của người tiêu dùng đối với việc thiết kế bao
bì cho các sản phẩm từ sữa của Vinamilk

52

Biểu đồ 2.15: Hình thức khuyến mãi được người tiêu dùng yêu thích
nhất

54

Biểu đồ 2.16: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2012 2016

59



Biểu đồ 2.17: Tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016

60

Biểu đồ 2.18: Phản ứng của người tiêu dùng nếu giá các sản phẩm từ sữa
của Vinamilk tăng lên ngang bằng hoặc cao hơn so với giá các sản phẩm
cùng loại của thương hiệu khác

66



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài
Hình thành và phát triển từ những năm 1960, trải qua những giai đoạn thăng
trầm của lịch sử phát triển kinh tế đất nước, ngành sản phẩm sữa Việt Nam nói
chung và Công ty cổ phần sữa Việt Nam nói riêng đã đạt được những thành tựu
nhất định, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
Thực tế cho thấy nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của người dân
ngày càng được nâng cao thì vấn đề sức khỏe trở thành một trong những vấn đề
được quan tâm hàng đầu. Trong đó, sữa là một thực phẩm thiết yếu, có giá trị dinh
dưỡng cao, có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi với những mục
đích khác nhau nên sữa là một mặt hàng phổ biến, được tiêu dùng rộng rãi trên toàn
thế giới với hình thức đóng gói, đóng hộp ngày càng tiện lợi. Điều đó đồng nghĩa
với việc ngành sản phẩm sữa nói chung và Công ty cổ phần sữa Việt Nam nói riêng

phải ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng cũng như hòa mình vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Với bản lĩnh mạnh dạn đổi mới cơ chế, đón đầu áp dụng công nghệ mới, phát
huy bản lĩnh đột phá cùng với tính sáng tạo và năng động của tập thể trong suốt hơn
40 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) đã trở
thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trên tất cả các mặt, đóng
góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Tuy nhiên,
Công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định như máy móc thiết bị, nguồn
nguyên liệu còn phải nhập khẩu, ngành chăn nuôi bò sữa còn nhiều hạn chế, hoạt
động xuất khẩu còn thiếu chính sách quản lý đồng bộ. Tất cả những yếu tố trên ảnh
hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của Vinamilk.
Mặt khác, ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt hơn bởi sự gia nhập của nhiều đối thủ cạnh tranh trong và
ngoài nước. Vì thế, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt
Nam là một vấn đề hết sức quan trọng. Ngoài những biện pháp, chính sách hỗ trợ


2

của Chính phủ và các Bộ ngành liên quan, bản thân Công ty còn phải tự mình nỗ
lực không ngừng, có những bước chuyển biến kịp thời, khắc phục những khó khăn
còn tồn tại, đồng thời đề ra những chiến lược phát triển đúng đắn để nắm bắt cơ hội
cũng như đối mặt với những thách thức, giúp Công ty luôn giữ vị trí đứng đầu trong
ngành sản phẩm sữa Việt Nam.
Với những yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn, việc tìm hiểu và nghiên
cứu vấn đề về “Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam” là hết sức
cần thiết và đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài này làm Luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng năng lực

cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk, tác giả đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đến năm 2025.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả đã đề ra nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài như sau:
Một là, nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam.
Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ
phần sữa Việt Nam.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty cổ phần sữa Việt Nam đến năm 2025.
Phương pháp nghiên cứu: Để làm rõ những nội dung cơ bản đã đặt ra của
Luận văn, tác giả đã thu thập và nghiên cứu dữ liệu thứ cấp, đồng thời thực hiện
khảo sát, thu thập dữ liệu sơ cấp, sau đó thống kê, xử lý số liệu, tổng hợp, phân tích
và đánh giá số liệu. Cụ thể:
- Khảo sát 120 người tiêu dùng trên địa bàn Quận 10 – TP.HCM.
Phương pháp phỏng vấn: Gửi phiếu trực tiếp.
- Khảo sát 10 chuyên gia trong các lĩnh vực có liên quan đến ngành sữa.
Phương pháp phỏng vấn: Gửi phiếu trực tiếp, Email.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt
Nam - Vinamilk.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của
Công ty cổ phần sữa Việt Nam, sản phẩm của các công ty khác chỉ được đưa vào để
so sánh, không thuộc phạm vi nghiên cứu.
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty

cổ phần sữa Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2016 nhằm đưa ra các giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty đến năm 2025.
4. Tổng quan và điểm mới của luận văn
Trong thời gian qua, đã có không ít những công trình nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh của ngành sản phẩm sữa tại Việt Nam. Trong đó, một số công trình
nghiên cứu ở mức độ vĩ mô về sự phát triển của ngành sản phẩm sữa nói chung và
một số công trình khác nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của một số công ty nhất
định. Một số công trình cụ thể như sau:
- Tác phẩm “Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành sữa của Việt Nam” của tác
giả Nguyễn Thị Diệu Hiền năm 2016, được xuất bản bởi Tạp chí phát triển Khoa
học và Công nghệ. Bài viết tập trung phân tích về mức độ lợi thế của các yếu tố
trong mô hình viên cương của Michael Porter đối với ngành sữa của Việt Nam. Cụ
thể, phân tích các yếu tố về Điều kiện đầu vào, Các ngành công nghiệp phụ trợ và
có liên quan, Các điều kiện về nhu cầu, Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của
công ty, Vai trò của Chính phủ. Từ đó, đưa ra kết luận về mức độ lợi thế đối với
từng yếu tố trong mô hình viên kim cương của ngành sữa Việt Nam cũng như triển
vọng và kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan chức năng. Ưu điểm nổi bật của tác
phẩm là số liệu cập nhật, phản ánh được tình hình hiện tại của ngành sữa Việt Nam
trong tình hình cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
- Luận văn “Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò sữa ở huyện Ba Vì
– Hà Nội” của tác giả Trần Thị Toàn năm 2014. Bài viết tập trung nghiên cứu các


4

yếu tố ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Ba Vì, về điều kiện tự
nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến chất lượng bò sữa, cơ cấu giống, quy mô
chăn nuôi tại các nông hộ, thức ăn, chuồng trại, khả năng sản xuất của bò sữa. Từ
đó, đưa ra giải pháp nhằm phát triển bền vững ngành bò sữa ở Hà Nội nói chung và
huyện Ba Vì nói riêng. Bài viết cung cấp các số liệu chi tiết về tuổi, khối lượng phối

giống lần đầu và đẻ lứa đầu, hệ số phối giống và tỷ lệ thụ thai, khoảng cách lứa đẻ,
thời gian cho sữa và chất lượng sữa. Các số liệu được nghiên cứu trong thời gian
gần đây sẽ có lợi cho các công ty sữa trong việc tìm kiếm nguồn cung bò sữa trong
tương lai.
- Luận văn thạc sĩ “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty Nestle Việt Nam đến năm 2015” của tác giả Đăng Minh Thu năm 2011.
Đề tài phân tích các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty Nestle
Việt Nam thông qua nghiên cứu môi trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi trường
nội bộ. Tử đó đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty về các vấn đề
như tài chính, nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, R&D,
hoạt động marketing, đồng thời rút ra những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của
công ty. Qua đó, đề tài đưa ra hướng chiến lược của công ty đến năm 2015 thông
qua phân tích SWOT và cuối cùng, đề xuất những giải pháp cũng như kiến nghị với
Nhà nước và Ngành thực phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đến
năm 2015. Ưu điểm nhận thấy của đề tài đó là qua khảo sát và nghiên cứu, tác giả
đã thành lập được ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận đánh giá các yếu tố bên
ngoài, bên trong, cũng như đánh giá tình hình tài chính của công ty thông qua phân
tích cụ thể các tỷ số tài chính. Ngoài ra, bài viết này phân tích về công ty Nestle
Việt Nam, một trong những công ty trong ngành thực phẩm có mảng sản xuất
những sản phẩm cùng loại với Vinamilk, điều này sẽ giúp những công ty trong
ngành nói chung và Vinamilk nói riêng có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của đối thủ
cũng như tránh những hạn chế mà đối thủ gặp phải để từng bước hoàn thiện mình
trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
- Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa


5

Việt Nam – Vinamilk” của tác giả Phạm Minh Tuấn năm 2006. Đề tài nghiên cứu về
thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, quá trình xây dựng thương

hiệu nhằm chiếm lĩnh được lòng tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tác giả cũng
đưa ra bức tranh tổng quan về thị trường sữa Việt Nam thể hiện qua cung cầu, giá
cả, sản phẩm và tình hình cạnh tranh trên thị trường của công ty so với các đối thủ.
Từ đó dự báo xu hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của công ty Vinamilk. Tuy nhiên, đã một thập kỷ trôi qua, bản thân công ty và thị
trường đã có những thay đổi lớn, các số liệu cũng như xu hướng, dự báo, các chiến
lược được đề xuất trong đề tài không còn phù hợp với tình hình hiện tại.
- Luận văn thạc sĩ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sữa TH
True Milk thuộc Công ty Cổ phần sữa TH” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thương
năm 2015. Đề tài phân tích các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh của công ty, phân tích năng lực cạnh tranh của công ty bằng công cụ ma
trận, từ đó đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công
ty Cổ phần thực phẩm sữa TH để đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty. Đề tài phân tích bao quát các vấn đề
về môi trường bên trong, bên ngoài thông qua các ma trận đánh giá các yếu tố môi
trường bên trong, bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh. Ra mắt từ cuối năm 2010,
đến nay công ty sữa TH True Milk đã được phần lớn người tiêu dùng tin tưởng lựa
chọn thông qua những chiến lược đúng đắn với thông điệp là dòng sữa tươi sạch,
được sản xuất theo quy trình hiện đại khép kín, đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế.
Đây là một trong những bài viết mang tính cập nhật trong những năm gần đây của
ngành sữa Việt Nam, giúp các doanh nghiệp trong ngành sản phẩm sữa học hỏi kinh
nghiệm, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp mình.
Các công trình trên cung cấp những thông tin, số liệu thống kê rất cần thiết
và hữu ích mà tác giả có thể tham khảo để đánh giá, phân tích và dự báo về năng
lực cạnh tranh của công ty Vinamilk. Tuy đa số các công trình trên được thực hiện
cách đây không lâu nhưng trong thời gian gần đây tình hình thị trường đã có vài
thay đổi và chuyển biến nhất định, chẳng hạn như việc Việt Nam gia nhập các Hiệp


6


định thương mại tự do (FTAs). Trong ngắn hạn, các FTAs sẽ có tác động không quá
lớn đến các doanh nghiệp sữa nội địa, tuy nhiên, theo lộ trình, phần lớn việc cắt
giảm thuế của các FTAs cho mặt hàng sữa nhập khẩu sẽ có hiệu lực từ năm 2018,
tùy từng loại sản phẩm khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh
của ngành sản phẩm sữa Việt Nam nói chung và công ty Vinamilk nói riêng. Cụ
thể, các thông tin, dự báo về xu hướng, chiến lược cũng như các số liệu của những
công trình nghiên cứu trước đây không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong
đề tài này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty
cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk với những số liệu cập nhật nhằm đánh giá đúng
tình cạnh tranh của công ty trong giai đoạn hiện nay.


7
5. Khung nghiên cứu

Khái niệm
- Cạnh tranh
- NLCT
- các cấp độ của
NLCT
- NLCT của
doanh nghiệp

CHƯƠNG 1

Các nhân tố ảnh
hưởng đến NLCT
của doanh nghiệp
- Yếu tố môi trường

bên trong
- Yếu tố môi trường
bên ngoài
- Yếu tố thuộc môi
trường ngành

Các chỉ tiêu đánh giá
NLCT của
doanh nghiệp
- Thị phần
- Chất lượng sản phẩm
- Giá cả
- Năng lực Marketing

Công cụ đánh giá
NLCT
- Ma trận IFE
- Ma trận EFE
- Ma trận hình ảnh
cạnh tranh

CHƯƠNG 2

Tổng quan thị
trường sữa
Việt Nam
Giới thiệu về
Công ty
Vinamilk


Phân tích các chỉ tiêu
đánh giá NLCT của
doanh nghiệp
- Thị phần
- Chất lượng sản phẩm
- Giá cả
- Năng lực Marketing

Phân tích các nhân tố
ảnh hường đến NLCT
của doanh nghiệp
- Yếu tố môi trường bên
trong – Ma trận IFE
- Yếu tố môi trường bên
ngoài – Ma trận EFE
- Yếu tố thuộc môi trường
ngành – Ma trận hình ảnh
cạnh tranh

CHƯƠNG 3

Cơ sở đề xuất giải pháp

Các giải pháp

- Xu hướng phát triển của
thị trường
- Xu hướng phát triển của
ngành sữa
- Định hướng và mục tiêu

phát triển của Vinamilk

- Giải pháp duy trì
Điểm mạnh
- Giải pháp khắc phục
Điểm yếu

Đánh giá tổng
hợp NLCT của
Vinamilk
- Điểm mạnh
- Điểm yếu


8

6. Nội dung tóm tắt nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu gồm 3 chương
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần sữa Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty cổ phần sữa Việt Nam đến năm 2025
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã dành nhiều thời gian, tâm huyết
và nghiêm túc trong việc nghiên cứu. Tuy nhiên, do hạn chế của tác giả về mặt kiến
thức, thời gian thực hiện và dung lượng của luận văn, cũng như nguồn số liệu,
thông tin,… nên nội dung luận văn khó tránh được những thiếu sót. Do đó, tác giả
hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn đọc để luận văn
được hoàn chỉnh hơn.
Đồng thời, tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của người hướng dẫn

khoa học - cô Võ Thanh Thu, cảm ơn cô đã dành thời gian chỉ dẫn và giúp đỡ tác
giả thực hiện luận văn này. Tác giả cũng xin cảm ơn sự hỗ trợ của toàn thể Quý thầy
cô trường Đại học Kinh tếThành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tác giả trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2017
Học viên thực hiện
Ngô Thủy Trang


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1. Lý luận chung về năng lực cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Hình thành và phát triển cùng nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là
cơ sở và động lực cho sự phát triển. Vì thế, vấn đề cạnh tranh được rất nhiều nhà
kinh tế học trên thế giới nghiên cứu và tìm hiểu. Qua nhiều góc độ tiếp cận khác
nhau, khái niệm về cạnh tranh được đúc kết không hoàn toàn giống nhau, nhưng
mỗi công trình đều có những đóng góp nhất định.
Theo giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin thì: “Cạnh tranh là sự đấu
tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhau nhằm
giành những điều kiện thuận lợi để thu nhiều lợi ích nhất cho mình trong hoạt động
sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Mục tiêu của cạnh tranh là bảo
đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh, giành lợi ích, lợi nhuận
lớn nhất về tay mình” (Hội đồng Trung ương, 2005, trang 65).
M.Porter – nhà kinh tế học Mỹ cho rằng: “Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ
doanh nghiệp, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị
phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày
nay không phải là tiêu diệt đối thủ mà là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho
khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ lựa chọn

mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh” (Ngô Kim Thanh, 2011, trang 115 116).
Theo cuốn Từ điển kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh là
“sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại
tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình” (Lê Danh Vĩnh & Hoàng
Xuân Bắc & Nguyễn Ngọc Sơn, 2010, trang 11).
Ngoài ra còn nhiều cách tiếp cận khác của nhiều tổ chức, cá nhân khác nhau
như Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) nhấn mạnh về khả năng tạo việc làm và thu nhập tốt hơn giữa các
chủ thể kinh tế, Giáo sư Scott Hoenig đề cao việc nâng cao doanh thu hơn đối thủ


10

cạnh tranh. Qua một số cách tiếp cận trên, cạnh tranh có thể được hiểu một cách
khái quát như sau: Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các
cá thể có chung một môi trường sống khi cùng quan tâm tới một đối tượng nào đó.
Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm
giành lấy những vị thế có lợi hơn về thị trường, khách hàng cũng như điều kiện sản
xuất để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh và các cấp độ của năng lực cạnh tranh
Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau nên trong thực tế cũng tồn tại rất nhiều
khái niệm khác nhau về thuật ngữ “năng lực cạnh tranh”. Nếu tiếp cận từ góc độ
chủ thể thì chủ thể của cạnh tranh rất rộng như quốc gia, ngành, tổ chức, doanh
nghiệp, sản phẩm và dịch vụ. Và cho đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống
nhất nào cho thuật ngữ này. Dưới đây là một số quan điểm về năng lực cạnh tranh
được thừa nhận một cách phổ biến.
Theo Hội đồng về năng lực cạnh tranh các ngành của Hoa Kỳ, có thể hiểu
năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ của nền sản xuất của
một nước có thể vượt qua thử thách trên thị trường thế giới trong khi sức sống của
dân chúng nước ấy có thể được nâng cao một cách vững chắc, lâu dài. Cách hiểu

này tuy diễn tả được tính cạnh tranh nhưng chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa đề cập
đến năng lực cạnh tranh của các chủ thể khác.
Theo quan điểm của diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) về năng lực cạnh tranh của ngành thì lại
cho rằng đó là khả năng của ngành, doanh nghiệp, quốc gia, khu vực trong việc tạo
ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Đây có thể xem
là cách giải thích khá bao quát về chủ thể cạnh tranh và diễn tả cụ thể năng lực cạnh
tranh là gì.
Tuy nhiên, nói một cách dễ hiểu nhất về năng lực cạnh tranh thì năng lực
cạnh tranh là khả năng mà một doanh nghiệp, một ngành hay một quốc gia có thể
giành được thị phần trước các đối thủ cạnh tranh để tạo ra thu nhập và việc làm cao
hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Do vậy, trên giác độ kinh tế, năng lực cạnh


11

tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như năng lực cạnh tranh quốc gia, năng
lực cạnh tranh của ngành, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh
sản phẩm.
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các cấp độ của năng lực cạnh tranh

NLCT quốc gia

NLCT doanh
nghiệp

NLCT của ngành

NLCT sản phẩm
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Các cấp độ của năng lực cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với
nhau, tạo điều kiện phụ thuộc lẫn nhau. Năng lực cạnh tranh quốc gia là yếu tố bao
trùm nhất, là năng lực của nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút đầu
tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống người dân dưới thể chế điều
hành vững bền. Năng lực cạnh tranh quốc gia tác động đến và được củng cố bởi
năng lực cạnh tranh của các ngành hàng. Khả năng cạnh tranh của một ngành hàng
được đặt trong mối tương quan với các ngành khác trong cùng một quốc gia. Để
một ngành hàng có sức cạnh tranh cao thì các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành
đó và các sản phẩm của doanh nghiệp chính là hai nhân tố quyết định. Hai nhân tố
này tác động qua lại lẫn nhau khi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được phản
ánh qua sản phẩm và ngược lại.
1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Là một nhân tố cốt lõi tác động đến các năng lực cạnh tranh ở các cấp độ còn
lại, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể tạo
ra năng suất, chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập
cao và phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực
và lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trong việc thỏa mãn tốt hơn các
đòi hỏi, yêu cầu của khách hàng để thu được lợi ích ngày càng cao.


×