Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SKKN 2016 2017 HOA TÂN LỢI ly 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (543.8 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng Sáng kiến Trường Trung học cơ sở Tân
Lợi;
- Hội đồng Sáng kiến huyện Hớn Quản;
- Hội đồng Sáng kiến tỉnh Bình Phước
Tôi ghi tên dưới đây:
Số
T
T
1

Họ và tên

Nguyễn Thị
Thùy Linh

Ngày,
Nơi công tác
tháng, năm
sinh
16/09/1991

Trường
THCS Tân
Lợi, Huyện
Hớn Quản,
Bình Phước



Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Tỷ lệ (%)
đóng góp

Giáo viên

Cao đẳng
sư phạm
Vật lýKTCN

100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “cải tiến bộ thí nghiệm điện từ
Vật lý 9”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Trung học cơ sở Tân Lợi.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Vật lý 9
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 20/8/2015.
I. Mô tả bản chất sáng kiến:

Như chúng ta đã biết biết việc nâng cao chất lượng học tập ở bộ
môn mà giáo viên trực tiếp giảng dạy là việc làm thường xuyên, cần
thiết, là mục tiêu chính của giáo dục hiện nay. Và vấn đề sử dụng đồ
dùng dạy học là vấn đề đang được quan tâm , đặc biệt với bộ môn Vật

Lý – một môn khoa học thực nghiệm. Việc hình thành kiến thức kĩ
năng cho học sinh khi dạy đa số xuất phát từ thực nghiệm. Thực
nghiệm là phương tiện để hình thành các khái niệm khoa học, phát
triển óc quan sát, trí tưởng tượng tư duy của học sinh. Do đó đồ dùng
dạy học vật lý đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy thực
nghiệm của giáo viên
Về thực tế trong các tiết học về thực hành thí nghiệm đối với
giáo viên giảng dậy vật lý lớp 9 THCS Tân Lợi gặp nhiều khó khăn
như sau:
-


- Do trường đang trong thời gian xây dựng nên phòng học bộ
môn chưa được đầu tư nên rất khó khăn cho giáo viên trong công tác
thực hành thí nghiệm.
- Việc bảo quản, bảo dưỡng một số thiết bị ở phòng thiết bị chưa
được quan tâm nên một số đồ dùng dạy học xuống cấp một cách
nghiêm trọng.
- Đồ dùng dạy học được ngành cấp theo danh mục còn thiếu,
thậm chí có những thí nghiệm trong sách giáo khoa vật lý THCS hiện
nay không có đồ dùng dạy học.
- Đồ dùng dạy học kém chất lượng, có những đồ dùng dạy học
chỉ sử dụng được một vài lần các lần sau không sử dụng được.
VD: Một số dụng cụ sai về mặt lý thuyết: Máy biến thế ở lớp 9
có số đo các hiệu địện thế không phù hợp với số vòng dây ghi trên
máy, bộ thí nghiệm cảm ứng điện từ có đế bằng nhựa dễ hỏng, kết
quả thí nghiệm sự nóng chảy và đông đặc của băng phiến ở vật lí 6
không đúng. Một số dụng cụ hiện nay đã bị oxi hóa như các vòng của
lò xo lá tròn đã gỉ sét; dây dẫn điện ở lớp 9 có chốt cắm không bền
và không thể dùng để mắc các mạch điện phân nhánh, hiện tượng

khúc xạ ánh sáng khảo sát tia sáng truyền từ môi trường nước sang
môi trường không khí, đề xuất phương án thí nghiệm theo SGK khó
thực hiện lại tốn nhiều thời gian.... những nhược điểm trên đã ảnh
hưởng lớn đến công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học
sinh.
Trước hiện trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt ra cho mình một
câu hỏi: Cần làm gì và làm như thế nào để khắc phục tình trạng trên,
để nâng cao chất lượng dạy học vật lý ở trường hiện nay đặc biệt là
cải tiến và làm một số đồ dùng dạy học trực quang trong dạy học vật
lý. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu đó là:
- Tìm hiểu chương trình thông qua bài học
- Tham khảo một số tài liệu trên Internet
- Nghiên cứu các thí nghiệm, mục tiêu các bài học trong sách
giáo khoa để từ đó đưa ra mô hình thí nghiệm phù hợp với nội dng bài
học
- Từ mô hình đó, tiến hành cải tiến và làm mới đồ dùng dạy học
thí nghiệm hoàn chỉnh để mỗi giáo viên có thể sử dụng ngay vào mục
đích dạy học của mình.
Vì những nguyên nhân trên nên bản thân tôi nhận thấy việc làm
đồ dùng dạy học và cải tiến đồ dùng dạy học là vấn đề cấp thiết để
phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy.
-


Đồ dùng dạy học mang tính thẩm mỹ, khoa học được cải tiến từ
những đồ dùng đã có phòng thiết bị và làm từ những nguyên vật liệu
đơn giản, bền chắc và nhẹ, có độ an toàn cao, có khả năng sử dụng
lâu dài.
Đồ dùng dạy học được làm trên cơ sở kinh nghiệm thực tế giảng

dạy của bản thân tôi trong hai năm giảng dạy lớp 9 vừa qua, đặc biệt
là đồ dùng dạy học có khả năng vận dụng giảng dạy được nhiều bài
Trong chương trình Vật lý lớp 9 tôi nhận thấy trong chương Điện
từ học có nhiều thí nghiệm điện từ mà các bộ thí nghiệm trong nhà
trường không đáp ứng đủ các yêu cầu. Vì vậy trong nội dung sáng
kiến , tôi xin trình bày nội dung cải tiến bộ thí nghiệm điện từ dựa trên
những đồ dùng dạy học sẵn có mà tối đã nghiên cứu để có thể vận
dụng vào nhiều bài học trong chương Điện từ học
Sau đây là các bước mà tôi thực hiện
a) Thí nghiệm 1: Động cơ điện 1 chiều và tác dụng từ của
dòng điện (thí nghiệm Ơ-xtet)
- Đối với bài động cơ điện một chiều trong vật lý 9 chưa được
cấp đồ dùng dạy học chỉ sử dụng bộ thí nghiệm cũ, mà bộ thí nghiệm
cũ qua thời gian sử dụng lại hư hỏng không sử dụng được.
- Trong bài thí nghiệm tác dụng từ của dòng điện học sinh chỉ
quan sát được tác dụng từ của dòng điện đối với đoạn dây dẫn thẳng
không quan sát được với dây dẫn có hình dạng bất kỳ. Do đó bản thân
chế tạo lại bộ dụng cụ đơn giản mà học sinh cũng có thể chế tạo được
Nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học:
- Dây đồng có đường kính Ø=0,28mm, quấn
thành 01 khung dây hình chữ nhật có trục quay,
hai đầu khung dây gắn với hai đầu trục quay như
hình 1.

- 01 Chân đế có (chân đế có thể dùng bảng điện bằng nhựa) như
hình 2.
- 02 giá đỡ (làm từ dây đồng có đường kính Ø=1,5mm ) như hình
2
- 01 thanh nam châm.


-


- 01 Nguồn điện 3V DC như hình 3

- 02 Đoạn dây nối, mỗi đoạn dài khoảng 30 cm.
Cách làm đồ dùng dạy học:
- Gắn hai đoạn dây nối vào hai giá đỡ có sẵn
- Làm sạch lớp cách điện hai đầu trục quay để tiếp xúc điện với
hai đầu giá dỡ như hình 4.

Cách sử dụng:
- Đặt hai đầu trục quay của khung dây lên giá đỡ.
- Đặt nam châm lên đế gần khung dây sao cho khi khung dây
quay không va chạm.
- Nối hai đầu dây nối vào hai cực của nguồn điện như hình 4
(Trước thí nghiệm)
- Dùng tay quay nhẹ khung dây như hình 5 (Hiện tượng khi làm
thí nghiệm): Khung dây quay trong từ trường

-


* Đối với bài: Tác dụng từ của dòng điện
- Chọn dây đồng có đường kính Ø=1,0mm,
chiều dài 15 cm
- Tạo dây dẫn có hình dạng thẳng và hình
dạng bất kỳ như hình 6
- Sử dụng lại giá đỡ và chân thí nghiệm đã tạo trong bài học
trước

- Đặt kim nam châm song song gần dây dẫn như hình 7

-


- Nối vào nguồn điện và tiến hành thí nghiệm như hình 8 (Khi
cho dòng điện chạy qua: Kim nam châm lệch khỏi hướng ban đầu
chứng tdòng điện có tác dụng từ)

b) Thí nghiệm 2 - lực điện từ (qui tắc bàn tay trái)
- Trong bài dạy lực điện từ vật lý lớp 9 giáo viên gặp khó khăn
khi tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sát thấy đoạn dây dẫn AB
dao động (xuất hiện lực điện từ ở đoạn dây dẫn AB khi có dòng điện
chạy qua đặt trong từ trường của nam châm). Do thiết bị chỉ dừng lại
ở mức độ cho học sinh quan sát mô hình, hoặc dùng tranh ảnh quan
sát. Do đó cần phải có bộ dụng cụ cho học sinh quan sát trực quan.
Nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học:
- Dây đồng có đường kính Ø=0,28mm, quấn thành 01 khung dây
- 40 cm dây điện mảnh (dây mềm)
- Giá đỡ
- Nam châm chữ U
- Nguồn điện 6V-12V DC
- Biến trở
Cách làm đồ dùng dạy học:
- Quấn dây đồng thành nhiều vòng dây thành hình chữ nhật.
- Nối dây điện mảnh mềm vào hai đầu dây đồng đã được quấn.
Cách sử dụng: (Đối với bài này chỉ xét một đoạn dây dẫn AB)
- Đặt khung dây vào trong hai khe của nam châm (không chạm
vào nam châm)


-


- Tiến hành mắc mạch điện như hình 8 thí nghiệm trong SGK
(nhớ lưu ý chiều dòng điện và chiều đường sức từ)
c) Thí nghiệm 3: bài Từ trường của ống dây có dòng điện
chạy qua (qui tắc nắm tay phải)
- Trong bài dạy Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
vật lý lớp 9 giáo viên gặp khó khăn khi tiến hành thí nghiệm cho học
sinh quan sát chiều của đường sức từ trong lòng ống dây. Do thiết bị
chỉ dừng lại ở mức độ cho học sinh quan sát tranh ảnh.
Do đó bản thân cải tiến lại bộ thí nghiệm trên giúp học sinh quan
sát trực quan.
Nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học:
- Dây đồng có đường kính Ø=1,5 mm,
quấn thành 01 ống dây hơn 10 vòng dây như
hình 10.
- Chân đế sử dụng lại của hai thí
nghiệm trên.
- 01 nguồn điện ổn áp 6V-12V DC.
- 02 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài
khoảng 30 cm.
- 02 kim nam châm có giá đỡ
Cách làm đồ dùng dạy học:
- Quấn dây đồng thành 01 ống dây hơn
20 vòng dây.
- Gắn ống dây lên chân đế như hình 9
- Đặt 02 kim nam châm gần hai đầu ống dây như hình 10
- Nối ống dây-chân đế vào nguồn điện và quan sát thí nghiệm
II. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

+ Áp dụng cho “bài 22, bài 24,bài 26, bài 27” trong “chương
II :Điện Từ học”.
+ Có sự chấp thuận của Ban Giám hiệu nhà trường.
+ Chi phí thiết bị dạy học tự làm khoảng 100.000 đồng (Mua
dây điện)
III. Hiệu quả của thiết bị dạy học tự làm
a) Đối với học sinh
- Rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc tự lực.
- Phát huy tính độc lập của học sinh trong học tập.
- Giúp các em nắm vững tri thức kĩ năng, kĩ xảo.
-


- Chuẩn bị tốt cho việc tiếp thu kiến thức mới.
- Học sinh phải tự đánh giá kết quả học tập của mình qua giờ
học.
- Tạo điều kiện thuận lợi để các em tự học hỏi, tự thảo luận giải
quyết vấn đề
bài học.
- Qua thí nghiệm rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng các dụng
cụ, lắp ráp thí nghiệm thành thạo hơn.
b) Đối với giáo viên
- Nắm vững nội dung, chương trình sách giáo khoa vật lý đặc
biệt là quy trình và phương pháp thực hành thí nghiệm.
- Xác định được mục tiêu nội dung kiến thức, kĩ năng của bài
học.
- Bố trí thí nghiệm vật lý theo một quy trình nhất định, xác định
được hệ thống việc làm và cách thao tác của học sinh khi làm thí
nghiệm các tình huống khác có thể xảy ra trong quá trình dạy học.
- Giáo viên luôn có tinh thần sáng tạo, tìm tòi giải pháp cho học

sinh thí nghiệm thực hành để các em làm quen dần với khoa học, qua
đó nhằm rèn thêm kĩ năng và thao tác trên dụng cụ.
XÁC NHẬN CỦA TỔ TRƯỞNG
(Ký và ghi rõ họ tên)

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

-


………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

- Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu (nếu có):

STT

Họ và tên

Năm
sinh

Nơi công
tác

Chức

Trình độ

danh

chuyên

Ghi chú

môn
1

Nguyễn Thị
Thùy Linh

1991

Trường
Giáo

Trung học viên
cơ sở Tân
Lợi

4

Học sinh các lớp Trường
9A1, 9A2, 9A3
THCS
Tân Lợi

Học
sinh

Cao đẳng Thí
sư phạm nghiệm
Vật lý
Điện
từ
học
Tham gia
áp dụng
sáng kiến

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Tân Lợi, ngày tháng năm 2016
Người nộp đơn

Nguyễn Thị Thùy Linh


-



×