Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Làm quen với đề THPT QG 2016 môn hoá có lời giải chi tiết đề 02

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.59 KB, 24 trang )

Làm quen với đề THPT QG 2016 môn Hoá - Đề 02
Câu 1. Phenol là hợp chất hữu cơ mà
A. phân tử có chứa nhóm -OH và vòng benzen
B. phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen
C. phân tử có chứa nhóm -NH2 liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen
D. phân tử có chứa nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon ngoài vòng benzen
Câu 2. Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần:
A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần.
B. Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
C. Hoá trị cao nhất của nguyên tố đối với oxi tăng dần.
D. Hoá trị cao nhất của nguyên tố phi kim đối với hiđro là không đổi.
Câu 3. Những vật bằng nhôm hằng ngày tiếp xúc với H2O dù ở nhiệt độ cao cũng không
phản ứng với H2O vì bề mặt của vật có lớp màng:
A. Al2O3 rất mỏng bền chắc không cho H2O và khí thấm qua.
B. Al(OH)3 không tan trong nước đã ngăn cản không cho Al tiếp xúc với H2O và khí.
C. Hỗn hợp Al2O3 và Al(OH)3 bảo vệ Al.
D. Al tinh thể đã bị thụ động với khí và H2O.
Câu 4. Trong các phát biểu sau :
(1) Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ Be đến Ba) có nhiệt độ
nóng chảy giảm dần.
(2) Kim loại Cs được dùng để chế tạo tế bào quang điện.
(3) Kim loại Mg có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
(4) Các kim loại Na, Ba, Be đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(5) Kim loại Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
Số nhận xét đúng là
A. 1
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 5. Hợp chất X tan trong nước tạo thành dung dịch không màu. Dung dịch này tạo kết
tủa với dung dịch BaCl2, khi phản ứng với NaOH tạo ra khí có mùi khai, khi phản ứng với


dung dịch HCl tạo ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch thuốc tím. Chất
X là
A. (NH4)2SO3.
B. NH4HSO3.
C. (NH4)2CO3.
D. NH4HCO3.


Câu 6. Hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ mạch hở, đơn chức có cùng công thức phân tử là
C3H4O2. Đun nóng nhẹ 14,4 gam X với dung dịch KOH dư đến hoàn toàn thu được dung
dịch Y (giả sử không có sản phẩm nào thoát ra khỏi dung dịch sau phản ứng). Trung hòa
bazơ còn dư trong dung dịch Y bằng HNO3, thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với dung
dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 43,2 gam kết tủa. Khi cho 14,4 gam X tác dụng Na dư
thu được tối đa bao nhiêu lít H2 ở đktc ?
A. 2,24 lít
B. 1,12 lít
C. 3,36 lít
D. 4,48 lít
Câu 7. Khẳng định nào sau đây là đúng nhất khi nói về liên kết hoá học trong phân tử của
các hợp chất hữu cơ?
A. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ là liên kết ion.
B. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ là liên kết cho nhận.
C. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị.
D. Liên kết hoá học trong phân tử của các hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị phân cực.
Câu 8. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X
và chất rắn Y. Hấp thụ hết X vào nước được dung dịch Z, khử hoàn toàn Y bằng CO dư
được chất rắn T. T tan vừa hết trong dung dịch Z chỉ gồm 2 muối tan (tạo khí NO duy nhất).
Thành phần % về khối lượng Fe(NO3)3 trong hỗn hợp đầu là
A. 39,16%
B. 56,28%

C. 72,02%
D. 63,19%
Câu 9. Cho 13,92 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 (trong số đó số mol FeO bằng số
mol Fe2O3) tác dụng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng được dung dịch X. Sục khí Clo vào dung
dịch X đến khi phản ứng xong được dung dịch Y, Cô cạn dung dịch Y được m gam muối
khan. Giá trị của m là
A. 32,15
B. 33,33
C. 35,25
D. 38,66
Câu 10. Cho 13 gam hạt kẽm Zn vào một cốc đựng dung dịch H2SO4 1,5 M (dùng dư) ở
nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác thì khi biến đổi điều kiện nào sau đây sẽ
không làm tăng tốc độ phản ứng?
A. Thay 13 gam hạt kẽm bằng 13 gam bột kẽm.
B. Thực hiện ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50oC).
C. Dùng thể tích dung dịch H2SO4 1,5M gấp đôi ban đầu.
D. Thay dung dịch H2SO4 1,5M bằng dung dịch H2SO4 3M.


o

t
→ NaHSO4(rắn) + HX(khí)
Câu 11. Cho phản ứng: NaX(rắn) + H2SO4(đặc) 
Các chất có thể điều chế theo phản ứng trên là
A. HCl, HBr và HI.
B. HF, HCl và HNO3.
C. HF, HCl và HBr.
D. HBr, HI và H3PO4.


Câu 12. Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt (X) tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng (dư), chỉ
thoát ra 0,112 lít (đktc) khí SO2 (là sản phẩm khử và khí duy nhất). Trong các chất: Fe3O4,
FeCO3, FeS, Fe(NO3)2, số chất thoả mãn X là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13. Hỗn hợp khí X gồm propen và vinylaxetilen. Cho a mol X tác dụng với lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,9 gam kết tủa. Mặt khác a mol X phản ứng tối đa
với 0,35 mol Br2. Giá trị của a là
A. 0,10
B. 0,15
C. 0,20
D. 0,25
Câu 14. Cho aminoaxit no, mạch hở, có công thức CnHmO2N. Mối quan hệ giữa n với m là
A. m = 2n
B. m = 2n + 1
C. m = 2n + 2
D. m = 2n + 3
Câu 15. Thủy phân hoàn toàn 7,46 gam pentapeptit mạch hở X (được tạo nên từ các αamino axit có công thức dạng H2NCxHyCOOH) bằng dung dịch NaOH dư, thu được 11,10
gam muối. Mặt khác thủy phân hoàn toàn 7,46 gam X bằng dung dịch HCl dư, thu được m
gam muối. Giá trị của m là
A. 8,90
B. 10,75
C. 11,11
D. 12,55

Câu 16. Dung dịch X chứa 0,1 mol Ba2+; 0,2 mol Ca2+; 0,3 mol Na+ và a mol HCO3 . Đun
dung dịch X đến cạn thu được hỗn hợp muối khan Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thu
được m gam chất rắn Z. Giá trị của m là

A. 35,8.
B. 55,6.


C. 42,4.
D. 83,5.
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 10,33 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit
propanoic và ancol etylic (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol axit propanoic) thu được
hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y vào 3,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 27 gam kết tủa
và nước lọc Z. Đun nóng nước lọc Z lại thu được kết tủa. Nếu cho 10,33 gam hỗn hợp X ở
trên tác dụng với 100ml dung dịch KOH 1,2M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được
khối lượng chất rắn là
A. 10,12 gam
B. 12,21 gam
C. 12,77 gam
D. 13,76 gam
Câu 18. Thủy phân hoàn toàn chất X bằng dung dịch NaOH loãng đun nóng, thu được hai
chất hữu cơ Y và Z đều có phản ứng tráng bạc. Chất X không thể là
A. Cl - CH = CH - COO - CH =CH2
B. HCOO - CH2CHO
C. HCOO - CH2Cl
D. Cl2CH - COO - CH =CH2
Câu 19. Để tách riêng Ag từ hỗn hợp kim loại Cu, Fe, Ag mà không làm thay đổi khối
lượng Ag ta có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây ?
A. Fe(NO3)3.
B. Cu(NO3)2.
C. AgNO3.
D. Fe(NO3)2.
Câu 20. Hỗn hợp X gồm các chất có cùng số mol Fe3O4, Al2O3, CuO và MgO. Nung nóng X
rồi dẫn luồng khí H2 dư qua thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được

m gam muối và 3,36 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 40,70.
B. 42,475.
C. 37,15.
D. 43,90.
Câu 21. Chất X là một loại thuốc cảm có công thức phân tử C 9H8O4. Cho 1 mol X phản ứng
hết với dung dịch NaOH thu được 1 mol chất Y, 1 mol chất Z và 2 mol H 2O. Nung Y với hỗn
hợp CaO/NaOH thu được parafin đơn giản nhất. Chất Z phản ứng với dung dịch H 2SO4 loãng
dư thu được hợp chất hữu cơ tạp chức T không có khả năng tráng gương. Có các phát biểu
sau:
(a) Chất X phản ứng với NaOH (t°) theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(b) Chất Y có tính axit mạnh hơn H2CO3.
(c) Chất Z có công thức phân tử C7H4O4Na2.


(d) Chất T không tác dụng với CH3COOH nhưng có phản ứng với CH3OH (H2SO4 đặc, to).
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 22. Nung nóng hỗn hợp bột gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng
bằng 75%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 là 5,0. Tỉ lệ a : b là
A. 3 : 1.
B. 2 : 1.
C. 1 : 2.
D. 1 : 3.
Câu 23. Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn thu được dung dịch X (gồm hai muối) và chất rắn Y (gồm hai kim loại). Hai muối

trong X là
A. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
B. Fe(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3 và AgNO3
Câu 24. Cho Zn tới dư vào dung dịch gồm HCl; 0,05 mol NaNO3 và 0,1 mol KNO3. Sau khi
kết thúc các phản ứng thu được dung dịch X chứa m gam muối; 0,125 mol hỗn hợp khí Y
gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với
H2 là 12,2. Giá trị của m là
A. 64,05.
B. 61,375.
C. 57,975.
D. 49,775.
Câu 25. Cho muối X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa hai
chất tan. Mặt khác cho a gam dung dịch muối X tác dụng với a gam dung dịch chứa
Ca(OH)2, thu được chưa đến 2a gam dung dịch Y. Công thức của X là
A. NaHCO3.
B. NaHS.
C. KHCO3.
D. KHS.
Câu 26. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit
cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y không có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được
Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH(CH3)OOCH.


B. CH3COOCH2CH2CH2OOCCH3.
C. HCOOCH2CH2CH2OOCH.
D. CH3COOCH2CH(CH3)OOCCH3.
Câu 27. Axit nào sau đây không phải là axit béo ?

A. Axit stearic.
B. Axit oleic.
C. Axit ađipic.
D. Axit panmitic.
Câu 28. Cho các phản ứng hóa học:
(a) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S.
(b) NaHS + HCl → NaCl + H2S.
(c) BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
(d) K2S + 2HCl → 2KCl + H2S.
Số phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng: Na2S + H2SO4 → Na2SO4 +
H2S là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 29. Sơ đồ nào dưới đây không được dùng điều chế trong công nghiệp hiện nay ?
o

+ O2 ,t
+ H 2O
→ H3PO4.
A. P → P2O5 
o

o

+ O2 (V2O5 ,t )
+ O2 ,t
+ H 2O
→ SO3 

→ H2SO4
B. FeS2 → SO2 
+ H 2 SO4
3(
4)2
→ H3PO4 
→ Ca(H2PO4)2.
C. Ca3(PO4)2 

+ Ca PO

o

+ O2 ( Pt , t )
+ O2
+ O2 , + H 2O
→ NO2 
→ HNO3.
D. NH3 → NO 

Câu 30. Chất nào dưới đây không có nguồn gốc từ xenlulozơ ?
A. Amilozơ.
B. Tơ visco.
C. Sợi bông.
D. Tơ axetat.
Câu 31. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm tạo “khói trắng” từ hai dung dịch X và Y:


Biết mỗi dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. X, Y không phải cặp chất nào dưới đây ?
A. NH3 và HCl.

B. CH3NH2 và HCl.
C. (CH3)3N và HCl.
D. Benzen và Cl2.
Câu 32. Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng
vừa đủ với 0,2 mol HCl, thu được 19,1 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là
A. 14
B. 12
C. 10
D. 8
Câu 33. Hợp chất hữu cơ X có công thức cấu tạo: OHC-COOH. X thể hiện tính oxi hóa
trong phản ứng với chất nào sau đây ?
A. H2 (Ni, to).
B. Nước brom.
C. AgNO3/NH3, to.
D. Cu(OH)2.
Câu 34. Trong công nghiệp: X dùng điều chế anđehit axetic; Y dùng điều chế axit axetic
theo phương pháp hiện đại; Z dùng điều chế phenol. Vậy X, Y, Z không phải là chất nào
dưới đây ?
A. metanol
B. etilen.
C. etanol.
D. cumen.
Câu 35. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai este X, Y là đồng phân của nhau cần
dùng 22,4 gam O2, thu được 13,44 lít CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam
hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch chứa 8,42 gam NaOH rồi cô cạn dung dịch thu được


sau phản ứng thì còn lại 14,72 gam chất rắn khan. Biết gốc axit của Y có số nguyên tử
cacbon nhiều hơn gốc axit của X. Tỉ lệ mol nX : nY là
A. 3 : 1.

B. 3 : 2.
C. 2 : 3.
D. 1 : 3.
Câu 36. Hỗn hợp X gồm 0,2 mol mantozơ và 0,3 mol saccarozơ. Đun nóng X với dung dịch
HCl một thời gian thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 181,44 gam Ag. Mặt khác, dung dịch Y làm mất màu tối đa V
ml dung dịch Br2 2M. Giá trị của V là (biết các phản ứng thuỷ phân mantozơ và saccarozơ
có cùng hiệu suất)
A. 588.
B. 420.
C. 294.
D. 300.
Câu 37. Cho các chất: Al, AlCl3, Al2O3, Al(OH)3, NaAlO2, (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Số
chất vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 38. Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl bằng điện cực trơ,
màng ngăn xốp. Khi thấy ở cả hai điện cực đều xuất hiện bọt khí thì ngừng điện phân, thu
được dung dịch Y và 0,336 lít khí thoát ra tại anot. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 1,16
gam Fe3O4. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị
của m là
A. 4,155.
B. 4,370.
C. 4,585.
D. 2,985.
Câu 39. Có các tính chất sau:
(a) Không làm đổi màu quỳ tím.
(b) Để lâu trong không khí bị hoá đen.

(c) Tác dụng với nước brom tạo kết tủa.
(d) Ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng.
Số tính chất đúng cho cả phenol (C6H5OH) và anilin (C6H5NH2) là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.


Câu 40. Chia hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp thành 3
phần bằng nhau.
Phần 1: Tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc).
Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 6,272 lít CO2 (đktc).
Phần 3: Tác dụng vừa đủ với etylen glicol thu được m gam hỗn hợp 3 este không chứa nhóm
chức khác.
Giá trị của m là
A. 9,32.
B. 8,47.
C. 9,82.
D. 8,42.
Câu 41. Cho m gam bột Fe vào 50 ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, sau phản ứng thu được dung
dịch X và 4,88 gam chất rắn Y. Cho 4,55 gam bột Zn vào dung dịch X, kết thúc phản ứng
thu được 4,1 gam chất rắn Z và dung dịch chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là
A. 4,48.
B. 2,80.
C. 5,60.
D. 8,40.
Câu 42. Cho hợp chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được sản
phẩm Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đều sinh ra chất khí vô
cơ. X là

A. CH3CHO.
B. (NH4)2CO3.
C. C2H2.
D. HCOONH4.
Câu 43. Cho hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng. Kết thúc
các phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Dãy chỉ gồm các chất mà khi cho chúng
tác dụng lần lượt với dung dịch Y thì đều có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
A. KMnO4, NaNO3, Fe, Cl2.
B. Fe2O3, K2MnO4, K2Cr2O7, HNO3.
C. BaCl2, Mg, SO2, KMnO4.
D. NH4NO3, Mg(NO3)2, KCl, Cu.
Câu 44. Cho 1,74 gam hỗn hợp X gồm kim loại M (nhóm IIA) và Al tác dụng hết với dung
dịch HNO3 đặc nóng, dư thu được 0,1 mol NO2. Mặt khác, cho 2,1 gam M phản ứng hết với
lượng dư dung dịch HCl thì thể tích khí H2 thu được vượt quá 1,12 lít (đktc). Kim loại M là
A. Mg.
B. Ba.
C. Ca.
D. Be.


Câu 45. Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp
như sản xuất clorua vôi, vật liệu xây dựng. Công thức của X là
A. KOH.
B. NaOH.
C. Ca(OH)2.
D. Ba(OH)2.
Câu 46. Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung
dịch ?
A. Fe(NO3)3 và AgNO3.
B. NH3 và AgNO3.

C. Na2ZnO2 và HCl.
D. NaHSO4 và NaHCO3.
Câu 47. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm; tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ axetat; tơ capron; tơ
enang. Những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là
A. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron.
B. Tơ tằm và tơ enang.
C. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 48. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch
H2SO4 loãng ?
A. FeCl3.
B. Fe2O3.
C. Fe3O4.
D. Fe(OH)3.
Câu 49. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh ?
A. Glyxin.
B. Etylamin.
C. Anilin.
D. Phenylamoni clorua.
Câu 50. Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (gọi
tắt là COP21) tại Paris (Pháp) được đánh giá là "cơ hội cuối cùng để các nhà lãnh đạo tìm ra
một giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn thảm họa nóng lên toàn cầu".
Hoá chất là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu là
A. CO2
B. NO2
C. CO


D. NO


LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: B
Hợp chất C6H5CH2OH là ancol → loại A, D
Hợp chất hữu cơ mà phân tử có chứa nhóm -NH2 liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của
vòng benzen là anlin (C6H5NH2) → loại C
Đáp án B.

Câu 2: C
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện
tăng dần đồng thời bán kính giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim
loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng → Đáp án A, B sai.
Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi tăng lần
lượt từ 1 đến 7 → Đáp án C đúng.
Trong một chu kì,, hóa trị với hiđro của các phi kim giảm từ 4 đến 1 → Đáp án D sai.

Câu 3: A
Do có màng oxit Al2O3 mỏng, bền nên các đồ vật làm bằng nhôm dù có tiếp xúc với nước ở
nhiệt độ cao cũng không
bị ăn mòn.
Chọn A

Câu 4: D
(1)Sai do nhiệt độ nóng chảy của các kim loại kiềm thổ không sắp xếp một cách có quy luật
do mạng tinh thể mỗi kim loại khác nhau
(2)Đúng do Cs là kim loại kiềm mạnh nên được dùng chế tạo tế bào quang điện
(3) Sai do Mg có mạng tinh thể dạng lục phương
(4) Sai do Be không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường
(5) Đúng do Mg tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.
=> Chọn đáp án D



Câu 5: A
"tạo kết tủa với dung dịch BaCl2": A, C => (loại được B và D)
"phản ứng với NaOH tạo ra khí có mùi khai": A, C
"phản ứng với dung dịch HCl tạo ra khí làm đục nước vôi trong và làm mất màu dung dịch
thuốc tím": A (CO2 không làm mất màu thuốc tím)
=> Đáp án A

Câu 6: B
X gồm các chất hữu cơ mạch ở, có CTPT là C3H4O2
Trong X gồm: HCOOCH=CH2 và CH2=CHCOOH
nX = 0,2
HCOOCH=CH2 td với AgNO3 tạo 4 mol Ag.

Câu 7: C
Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết công hoá trị, rất ít khi có liên kết
ion → Chọn C.

Câu 8: C

Có thể tạo muối Fe2+ hoặc Fe3+ hoặc cả 2


Vậy chỉ có đáp án C là thỏa mãn

Câu 9: C
Do số mol FeO và Fe2O3 bằng nhau nên ta quy đổi hỗn hợp về Fe3O4.

Ta có:
Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch:


Đáp án C

Câu 10: C
Nhận xét: tốc độ phản ứng tăng khi tăng diện tích tiếp xúc giữa 2 chất phản ứng (đáp án A);
tăng nhiệt độ (đáp án B); tăng nồng độ các chất(ý D, cũng như tăng khả năng tiếp xúc giữa
các chất).
chỉ còn ý C là không làm thay đổi tốc độ phản ứng (tăng V trong TH này không có ý nghĩa).
Tóm lại chọn đáp án C.

Câu 11: B
Phương pháp sunfat không được dùng để điều chế HI và HBr do HI và HBr đều là các chất
có tính khử mạnh có khả năng tương tác luôn với H2SO4 đặc nóng để hình thành I2 hoặc Br2
o

t
→ Br2 + NaHSO4 + SO2 + 2H2O
2NaBr + 2H2SO4 đặc 

o

t
→ I2 + NaHSO4 + SO2 + 2H2O
2NaI + 2H2SO4 đặc 


Loại A, C, D
Đáp án B.

Câu 12: A

Gọi số electron nhường của chất X là a
Theo định luật bảo toàn electron → a.nX =2nSO2 → a. 0,01 = 2. 0,005 → a = 1
Vậy X chỉ nhường 1 electron, các chất thỏa mãn gồm Fe3O4, FeCO3, Fe(NO3)2
Vì khi tác dụng với H2SO4 chỉ sinh ra khí SO2 → loại FeCO3( sinh thêm CO2), loại Fe(NO3)2 (
sinh thêm NO)
Vậy chỉ có Fe3O4 thỏa mãn. Đáp án A.

Câu 13: B
Gọi số mol của propen ( CH2=CH-CH3) và vinylaxetilen ( CH2=CH-C≡CH) lần lượt là x , y
Khi tác dụng với AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa CH2=CH-C≡CAg : y mol → y = 15,9 :
159 = 0,1 mol
Khi tác dụng với Br2 → nBr2 = 0,35 = x + 3y → x = 0,05 mol
→ a = 0,1 + 0,05 = 0,15 mol
Đáp án B.

Câu 14: B

Vì là aminoaxit no, mạch hở nên: m – 3 = 2.(n – 1) + 2 – 2  m = 2n + 1
Chọn B

Câu 15: D
Gọi số mol của X là a mol → nNaOH = 5a mol và nH2O = b mol
Bảo toàn khối lương ta có 7,46 + 5a. 40 = 11,1 + 18a → a = 0,02


Khi thủy phân X bằng dung dịch HCl → nHCl = 5a = 0,1 mol, nH2O = 4a = 0,08 mol
Bảo toàn khối lượng → m = 7,46 + 0,1. 36,5 + 0,08. 18 = 12,55 gam. Đáp án D.

Câu 16: C
Chú ý nung muối Y đến khối lượng không đổi.


Muối Y chứa

chất rắn Z

→ m= 0,1. 153 + 0,2. 56 + 0,15. 106 = 42,4 gam
Đáp án C.

Câu 17: C
Vì số mol axit acrylic ( C3H4O2) bằng số mol axit propanoic (C3H6O2) nên quy đổi hỗn hợp X
thành axit ađipic : C6H10O4 ( C6H10O4 = C3H4O2+ C3H6O2): x mol và ancol etylic : y mol
Ta có pt 10,33 = 146x + 46y (1)
Dẫn sản phẩm cháy 0,35 mol Ca(OH)2 thu được kết tủa CaCO3: 0,27 mol , dun nóng nước lọc
lại thu được kết tủa → hình thành đồng thời hai sản phẩm CaCO3: 0,27 mol và Ca(HCO3)2
Bảo toàn nguyên tố Ca → nCa(HCO3)2 = 0,35 - 0,27 = 0,08 mol
Bảo toàn nguyên tố C → nCO2 = nCaCO3 + 2nCa(HCO3)2 = 0,27 + 2. 0,08 = 0,43 mol
→ 6x + 2y = 0,43 (2)
Giải hệ chứa pt (1) và (2) → x= 0,055 và y = 0,05
Khi cho X tác dụng với KOH thì chỉ có axit ađipic tham gia phản ứng sinh ra muối: KOOC[CH2]4-COOK và nước
Thấy nKOH = 0,12 > 2nC6H10O4 = 0,11 → KOH còn dư : 0,01 mol
mchất rắn = mKOOC-[CH2]4-COOK + mKOH dư = 0,055.222+ 0,01. 56= 12,77 gam.
Đáp án C.
Câu 18: A


Khi Cl đính trực tiếp vào nhóm vinyl -CH=CH2 hoặc benzyl -C6H5 thì phản ứng thế xảy trong
điều kiện t0 cao, p cao và NaOH đặc
Cl-CH=CH-COO-CH=CH2 + NaOH loãng → Cl-CH=CH-COONa (Y) + CH3CHO (Z) +
H2O
Y không chứa nhóm CHO nên không tham gia phản ứng tráng bạc.

HCOO - CH2CHO + NaOH → HCOONa (Y ) + HO-CH2CHO (Z). → Y, Z đều tham gia
phản ứng tráng bạc → loại B
HCOO-CH2Cl + NaOH → HCOONa (Y) + HCHO (Z) + NaCl + H2O → Y, Z đều tham gia
phản ứng tráng bạc → loại C
Cl2CH-COO-CH=CH2 + 3NaOH → HOC-COONa (Y) + CH3CHO(Z) + 2NaCl + H2O → →
Y, Z đều tham gia phản ứng tráng bạc → loại D.
Đáp án A.

Câu 19: A
Để tách riêng Ag từ hỗn hợp Ag, Cu, Fe mà không thay đổi khối lượng Ag thì muối cần dùng
thỏa mãn: không phản ứng với Ag và phản ứng với Cu, Fe không tạo Ag hay kim loại nào
khác
Vậy đáp án A là thỏa mãn
+ B loại vì còn dư Cu trong hỗn hợp
+ C loại vì tạo Ag nên lượng Ag thay đổi
+ D loại vì còn dư Cu, Fe trong hỗn hợp

Câu 20: C

Câu 21: A


Nung Y với CaO/NaOH thu đượng parafin đơn giản nhất tức CH4, X có 4 Oxi nên X là
CH3COO- hoặc -OOC-CH2-COO+ X -OOC-CH2-COO-. Để thu được 2 nước và 1 mol chất Z, X là HOOC-CH2-COO-C6H5
-> Z là C6H5ONa -> T là phenol -> Loại
+ X: CH3COO- thì Y là CH3COONa. Để thu được 2 nước và 1 mol Z, phù hợp với độ bất
bão hòa xủa X, ta có thể suy ra trong X có vòng benzen đính với nhóm COO-. CT phù hợp
của X: CH3COO-C6H4-COOH hoặc CH3COO-C6H3(OH)-CHO nhưng vì T k có phản ứng
tráng gương nên X là CH3COO-C6H4-COOH. Z là NaO-C6H4-COONa, T là HO-C6H4COOH thỏa mãn
a sai tỷ lệ 1:3

b sai vì Y tính bazo
c sai C7H4O3Na2
d đúng
-> A

Câu 22: A
Z gồm
Coi

Suy ra H tính theo S. Khi đó

Câu 23: C


Y gồm 2 kim loại là Ag và Cu
Nên trong X không có muối

Câu 24: A
Khí k màu hóa nâu trong kk là NO. Vì tỷ khối của 2 khí là 24,4 nên có 1 khí là H2

Vì tạo khí H2 nên NO3- phản ứng hết

Câu 25: C
A loại vì X tác dung với NaOH vừa đủ cho 1 chất tan Na2CO3
+ B loại vì tác dụng với NaOH vừa đủ cho 1 chất tan Na2S
+ C thỏa mãn vì 2 chất tan là Na2CO3 và K2CO3, khi tác dụng với Ca(OH)2 tạo kết tủa nên
klg dung dịch giảm
+ D sai vì khi tác dụng với Ca(OH)2, klg dung dịch Y là 2a g (k tạo kết tủa hay khí)

Câu 26: D

Z hòa tan dung Cu(OH)2 -> đa chức có 2 nhóm OH liền kề -> Loại B
Y k có phản ứng tráng bạc -> Loại A, C
Vậy đáp án là D

Câu 27: C
Axit béo: axit panmitic C15H31COOH, axit stearic C17H35COOH, axit oleic
C17H33COOH, axit linoleic C17H31COOH, ... là axit có từ 12-24C, mạch k phân nhánh, số
C chẵn, và có 1 chức COOH
Axit adipic HOOC-(CH2)4-COOH không phải axit béo

Câu 28: D


Pt rút gọn
(a) sai vì
B sai vì
C sai vì
D đúng
Vậy đáp án là D có 1 pt thỏa mãn

Câu 29: B
A, C, D đều đúng
B sai vì không hấp thụ SO3 vào nước mà dùng H2SO4 đặc

Câu 30: A
Amilozo là 1 loại tinh bột
B, C, D đúng
-> A

Câu 31: D

A, B, C thỏa mãn, tương tự thí nghiệm bốc khói của NH3 với HCl tạo NH4Cl
D sai vì benzen ít bay hơi, muốn có phản ứng phải trộn 2 chất lại với nhau

Câu 32: C
0,1 mol X tác dung với 2 mol HCl -> có 2 chức amino


Câu 33: A
Thể hiện tính oxh khi phản ứng với chất khử
A thỏa mãn
B thể hiện tính khử
C thể hiện tính khử
D không thể hiện tính khử hay oxh

Câu 34: C

Câu 35: A
este no, đơn chức mạch hở

Dùng tăng giảm khối lượng có (68 – 40)a + (82 – 40)b = 14,72 – 8,42 = 6,3

Câu 36: D
nAg = 1,68
Gọi hiệu suất thủy phân là H


1 mol glucozo, fructozo, mantozo + AgNO3/NH3 -> 2 mol Ag

1 mol glucozo, mantozo tác dụng vừa đủ với 1 mol Br2


Câu 37: B
Các chất vừa phản ứng với NaOH vừa phản ứng với HCl là

Câu 38: C

Câu 39: C
(1) Đúng
(2) Sai, chỉ có alinin mới có tính chất này
(3) Đúng
(4) Sai, chỉ có phenol mới có tính chất này
-> C

Câu 40: D


Axit

Câu 41: A

Kết thúc phản ứng chỉ có 1 muối là
Bảo toàn kim loại có

Câu 42: D
A sai vì Y là CH3COONH4, phản ứng với HCl không ra khí
B sai vì X không phải chất hữu cơ
C sai vì Y là Ag2C2 không tác dụng với NaOH
D đúng vì Y là (NH4)2CO3

Câu 43: A
Rắn Z là Cu dư (do axit dư nên Fe3O4 hòa tan hết). Vậy Y gồm

A đúng


B sai vì Fe2O3 không thỏa mãn
C sai vì BaCl2 không thỏa mãn
D sai do Cu không thỏa mãn

Câu 44: C

Câu 45: C
Sản xuất clorua vôi thì phải dùng Ca(OH)2 và Cl2

X là 1 bazo nên X là Ca(OH)2
Ca(OH)2 được ứng dụng làm nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng, chất tẩy trắng, sát
trùng (clorua vôi)
Đáp án C

Câu 46: A
A đúng
B sai vì tạo phức giữa Ag+ và NH3
C sai vì phản ứng tạo kết tủa Zn(OH)2
D sai vì phản ứng tạo khí CO2


Câu 47: D
Tơ tự nhiên: tơ tằm
Tơ nhân tạo: tớ visco, tơ axetat
Tơ tổng hợp: nilon-6,6, cơ capron, tơ enang
Đáp án D


Câu 48: A
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
FeCl3 + H2SO4 : không phản ứng
Đáp án A.

Câu 49: B
Glyxin: H2N-CH2-COOH có số nhóm NH2 bằng số nhóm COOH không làm đổi màu quỳ tím
Etyamin: C2H5NH2 làm quỳ tím chuyển thành màu xanh
Anilin: C6H5 NH2 không làm đổi màu quỳ
Phenylamoni clorua: C6H5NH3Cl : làm quỳ chuyển đỏ
Đáp án B.

Câu 50: A
Sự nóng lên toàn cầu được gây ra bởi sự tăng hiệu ứng nhà kính. Nguyên nhân chính gây ra
hiệu ứng nhà kính là khí CO2.
Khí CO2 hấp thụ rất tốt các tia hồng ngoại. Phần lớn năng lượng nhiệt thoát ra khỏi Trái đất là
ở dạng tia hồng ngoại, nên sự tăng quá mức CO2 làm tăng năng nhiệt lượng được hấp thu và
từ đó làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái đất.
Đáp án A.



×