Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Phân tích quy định của pháp luật về hợp đồng theo mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.64 KB, 7 trang )

Lời nói đầu
Các quốc gia trên thế giới khác nhau nên có cách định nghĩa hợp đồng theo mẫu khác
nhau. Xét từ khía cạnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các quốc gia và vùng lãnh thổ
đã đưa ra khái niệm hợp đồng theo mẫu gồm có: Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU,
Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Hồng Kong, Ấn Độ, Nauy, Anh…
Tại Hàn Quốc thì pháp luật có quy định: “Cụm từ “Hợp đồng theo mẫu” được hiểu là
một loại hợp đồng bao gồm các điều khoản, điều kiện – bất kể phạm vi, thể loại hay tên
gọi của chúng thế nào – được một bên chuẩn bị trước dưới 1 hình thức nhất định, với
mục đích giao kết hợp đồng với nhiều đối tác khác nhau”.
Pháp luật Việt Nam, việc định nghĩa hợp đồng theo mẫu được thể hiện trong hai văn bản
pháp luật: (1) Bộ luật Dân sự 2015 và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
(LBVQLNTD) năm 2010. Trong Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định tại Điều 405 về
hợp đồng theo mẫu như sau: ” Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản
do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp lý; nếu bên được
đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà
bên đề nghị đã đưa ra.
Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về
những nội dung của hợp đồng.
Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Trong Quy định LBVQLNTD năm 2010, tại khoản 5 Điều 3 quy định: “Hợp đồng theo
mẫu là hợp đồng do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ soạn thảo để giao
dịch với người tiêu dùng“. Nhận thấy sự quan trọng và cần thiết của vấn đề nên em chọn
đề tài: “Phân tích quy định của pháp luật về hợp đồng theo mẫu. Sưu tầm một vụ việc có
tranh chấp về hợp đồng theo mẫu và đưa ra cách giải quyết theo quan điểm cá nhân” là
đề tài bài tập học kì


Nội dung


Quy định của pháp luật về hợp đồng mẫu



Hợp đồng mẫu được quy định tại điều 405 BLDS 2015 như sau: “1. Hợp đồng theo mẫu
là hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong
một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn
bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
Hợp đồng theo mẫu phải được công khai để bên được đề nghị biết hoặc phải biết về
những nội dung của hợp đồng.
Trình tự, thể thức công khai hợp đồng theo mẫu thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng
theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó.
3. Trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp
đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều
khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng theo mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản
do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong một thời gian hợp líl; nếu bên được
đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung của hợp đồng theo mẫu
mà bên đề nghị đưa ra. Hợp đồng theo mẫu phải công khai để được bên đề bên được đề
nghị biết hoặc phải biết về những nội dung đó. Thông thương khi tiến hành giao kết hợp
đồng các bên phải thỏa thuận cùng nhau những nội dung của hợp đồng để đi tới thống
nhất hình thành nên hợp đồng. Tuy nhiên trên thực tế có những trường hợp do tính
chuyên nghiệp hoặc do đặc trưng riêng của chủ thể hoặc đối tượng của hợp đồng ví dụ
như hợp đồng mua bán điện thoại. mua bảo hiểm,… mà hợp đồng có thể do một bê soặn
thảo theo mẫu nhất định. Chính vì vậy bên cạnh việc có nhuwgx đặc ddiemr của hợp
đồng thì hợp đồng mẫu còn có những đặc trưng riêng biệt khác so với những hợp đồng
khác:


Các điều khoản hợp đồng chỉ do một bên đề nghị đưa ra. Do hợp đồng mẫu
thường được sử dụng với mục đích sử dụng nhiều lần giao kết với nhiều người nên
để tiết kiệm thời gian





Giải quyết tình huống

Ngày 15 tháng 01 năm 2015, tại phòng xử án Tòa án nhân dân Thành phố HCM xét xử phúc thẩm công
khai vụ án thụ lý số 750/DSPT ngày 10/11/2014 về việc “Tranh chấp hợp đồng bảo hiểm”. Do Bản án dân
sự sơ thẩm số 57/2014/DS-ST ngày 22/9/2014 của Tòa án nhân dân Quận X, thành phố HCM bị kháng
cáo, kháng nghị. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 3569/2014/QĐ-PT ngày 25/11/2014
và Quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm số 689/2014/QĐ-PT ngày 23/12/2014 giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà NĐ_Trịnh Thúy Hằng Địa chỉ: 6/8A PVH, Phường 2, quận TB, Thành phố HCM. Người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư NTH – Đoàn Luật sư Thành phố HCM.
Bị đơn: BĐ_Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam Địa chỉ: 37 TĐT, phường BN, Quận X, Thành
phố HCM. Đại diện theo ủy quyền của bị đơn: Ông Cao Thanh Lâm Địa chỉ: 345 ĐBP, Phường Y, quận BT,
Thành phố HCM. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư ĐNC – Đoàn Luật sư thành
phố HCM

Tóm tắt nội dung tranh chấp
Bà Trịnh Thúy Hằng có chồng là ông Nguyễn Văn Côn có mua 2 gói bảo hiểm
nhân thọ của công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ ABC Việt Nam bao gồm: hợp
đồng ngày 28/10/2011 có mệnh giá bảo hiểm là 200.000.000 đồng và hợp đồng ngày 29/12/2011 có
mệnh giá bảo hiểm là 300.000.000 đồng. Sau khi đống bảo hiểm được 1 năm thì ông Côn chết( chết ngày
19/9/2012). Trong hợp đồng thì bà Hằng là người thụ hưởng do đó bà đã liên hệ với Công ty ABC Việt
Nam để được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Theo đó bà yêu cầu Công ty ABC Việt Nam phải có trách
nhiệm chi trả quyền lợi bảo hiểm cho bà đối với hợp đồng ngày 28/10/2011 là: 200.000.000 đồng và đối
với hợp đồng ngày 29/12/2011 là: 300.000.000 đồng, tổng cộng là 500.000.000 đồng (nam trăm triệu
đồng) ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. Nhưng đại diện của công ty ABC cho rằng ông Côn đã khai
thông tin trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ không trung thực, nên căn cứ vào Điều 19, Điều 22
Luật Kinh doanh bảo hiểm; Điều 573 Bộ Luật dân sự năm 2005 thì công ty bảo hiểm không có cơ sở chi

trả quyền lợi bảo hiểm cho bà Hằng
– Trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ đối với hợp đồng ngày 28/10/2011 với trị giá là: 200.000.000
đồng, thì tại câu hỏi: số 4 điểm i phía công ty bảo hiểm đã hỏi người mua bảo hiểm như sau: “bạn đã
bao giờ … bị nuốt khó, nuốt nghẹn hoặc khó phát âm không? Có bị đổi giọng không?”, thì ông Côn đã
khai để đánh dấu X vào ô “không”.
- Trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm nhân thọ đối với hợp đồng ngày 29/12/2011 với trị giá là: 300.000.000
đồng, thì tại câu hỏi: số 4 điểm i phía công ty bảo hiểm đã hỏi người mua bảo hiểm như sau: “bạn đã
bao giờ … bị nuốt khó, nuốt nghẹn hoặc khó phát âm không? Có bị đổi giọng không?”, thì ông Côn đã
khai để đánh dấu X vào ô “không” và tại câu hỏi: số 5 đã hỏi “Trong vòng 6 tháng vừa qua, bạn đã phải
điều trị bởi một bác sĩ không?”, thì ông Côn đã khai để dấu X vào ô “không”. Theo tóm tắt bệnh án của
Bệnh viện Đa Khoa Bưu Điện đã xác định ông Côn đã nhập viện vào lúc 21 giờ ngày 28/10/2011 và xuất


viện ngày 04/11/2011 với bệnh sử là: Bệnh nhân than nuốt nghẹn 02 (hai) tháng trước, có được điều trị
viêm dạ dày
-Và căn cứ vào quy định tại khoản 1 điều 405 của Bộ luật dân sự 2015 thì khi khi
Quyết định của bản án sơ thẩm
Bản án số 57/2014/DS-ST ngày 22/9/2014 của Tòa án nhân dân Quận X, Thành phố HCM quyết định:
Chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn như sau:
- Buộc Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam có trách nhiệm trả cho bà Trịnh Thúy Hằng tiền
bảo hiểm là: 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) phát sinh từ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ngày
28/10/2011 được ký giữa Công ty ABC Việt Nam với ông Côn, ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật.
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam có trách nhiệm trả lại cho bà Trịnh Thúy Hằng số tiền
phí bảo hiểm đã đóng là: 4.296.000 đồng (Bốn triệu hai trăm chín mươi sáu nghìn đồng) đối với Hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ ngày 29/12/2011 ký giữa Công ty ABC Việt Nam với ông Côn, ngay sau khi án có
hiệu lực pháp luật. - Tổng cộng 02 (hai) khoản trên là: 204.296.000 đồng (Hai trăm linh bốn triệu hai trăm
chín mươi sáu nghìn đồng).
Ngày 29/9/2014, Bị đơn BĐ_Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam đã nộp Đơn kháng cáo một
phần Bản án dân sự sơ thẩm số 57/2014/DS-ST ngày 22/9/2014 của Tòa án nhân dân Quận X, Thành phố
Hồ Chí Minh và ngày 06/10/2014, bà Trịnh Thúy Hằng nộp Đơn kháng cáo một phần Bản án dân sự sơ

thẩm số 57/2014/DS-ST ngày 22/9/2014 của Tòa án nhân dân Quận X, Thành phố HCM, đề nghị tòa phúc
thẩm xem xét.
Sau khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào
kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:
- Xét kháng cáo của Nguyên đơn bà Trịnh Thúy Hằng đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét buộc
BĐ_Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam phải chi trả quyền lợi bảo hiểm cho hợp đồng ngày
29/12/2011 số tiền 300.000.000 (Ba trăm triệu) đồng, Hội đồng xét xử nhận thấy: Tại câu hỏi số 5, trang
4/6 của hợp đồng bảo hiểm ngày 29/12/2011 đối với câu hỏi: “Trong vòng 6 tháng vừa qua, bạn có phải
điều trị bởi một bác sĩ nào không?” ông Côn đã đánh dấu X vào ô “Không”, và phía cuối trang này có chữ
ký xác nhận của ông Côn, nên có cơ sở xác định ông Côn đã khai như trên.
Căn cứ Bản tóm tắt bệnh án của Bệnh viện đa khoa Bưu điện thì ông Trịnh Văn Côn đã nhập viện lúc 21
giờ 16 phút ngày 28/10/2011 và xuất viện ngày 04/11/2011 với lý do là “nuốt nghẹn”, bệnh sử là “Bệnh
nhân than nuốt nghẹn…”. Do đó, có cơ sở xác định ông Trịnh Văn Côn đã khai không trung thực đối với
câu hỏi số 5 Hợp đồng bảo hiểm ngày 29/12/2011. Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của
nguyên đơn yêu cầu BĐ_Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam phải chi trả quyền lợi bảo hiểm
cho hợp đồng ngày 29/12/2011 số tiền 300.000.000 (Ba trăm triệu) đồng là có cơ sở, đúng pháp luật.


- Xét kháng cáo của Bị đơn BĐ_Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam đề nghị bác yêu cầu của
nguyên đơn đòi số tiền bảo hiểm 200.000.000 (Hai trăm triệu) đồng phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm
ngày 28/10/2011, Hội đồng xét xử nhận thấy:
Tại câu hỏi số 4, Điểm i, trang 3/6 Hợp đồng bảo hiểm ngày 28/10/2011, câu hỏi: “Bạn có bao giờ bị nuốt
khó, nuốt nghẹn hoặc khó phát âm không? Có bị đổi giọng không?” ông Côn đã đánh dấu X vào ô
“Không”. Tuy nhiên phía dưới trang này không có chữ ký xác nhận của ông Côn, về nguyên tắc khi ký hợp
đồng, giao dịch nếu các bên đồng ý toàn bộ nội dung thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch (Điều
35, Điều 36 Luật Công chứng năm 2006), nên không có cơ sở xác định ông Côn đã khai như trên. Từ đó
không có cơ sở xác định ông Côn đã khai không trung thực để không chi trả quyền lợi bảo hiểm.
Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu này của nguyên đơn là có cơ sở, đúng pháp luật.
- Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân Quận X, Thành phố HCM đề nghị Tòa án nhân dân Thành phố
HCM sửa một phần bản án sơ thẩm theo hướng không buộc BĐ_Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC

Việt Nam phải trả cho bà NĐ_Trịnh Thúy Hằng số tiền bảo hiểm 200.000.000 đồng phát sinh từ hợp đồng
ngày 28/10/2011 không có cơ sở để chấp nhận.
- Không chấp nhận đề nghị của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, Luật sư bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn vì không có cơ sở pháp lý.
Vì vậy, Hội đồng phúc thẩm Tòa dân sự quyết định:
*Giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 57/2014/DS-ST ngày 22/9/2014 của Tòa án nhân dân Quận X,
Thành phố HCM là chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn như sau:
- Buộc BĐ_Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam có trách nhiệm trả cho bà NĐ_Trịnh Thúy
Hằng tiền bảo hiểm là: 200.000.000 đồng (Hai trăm triệu đồng) phát sinh từ Hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ ngày 28/10/2011 được ký giữa BĐ_Công ty ABC Việt Nam với ông Côn, ngay sau khi án có hiệu lực
pháp luật.
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ ABC Việt Nam có trách nhiệm trả lại cho bà NĐ_Trịnh Thúy Hằng số
tiền phí bảo hiểm đã đóng là: 4.296.000 đồng (Bốn triệu hai trăm chín mươi sáu nghìn đồng) đối với Hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ ngày 29/12/2011 ký giữa BĐ_Công ty ABC Việt Nam với ông Côn, ngay sau khi
án có hiệu lực pháp luật.
- Tổng cộng 02 (hai) khoản trên là: 204.296.000 đồng (Hai trăm linh bốn triệu hai trăm chín mươi sáu
nghìn đồng).

Nhận xét và cách giải quyết:
Đây là một vụ việc tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, vì thế cần căn
cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Kinh doanh bảo hiểm. Hợp đồng
bảo hiểm là một loại hợp đồng chuyên biệt nên hậu quả pháp lý của hành vi
này sẽ chịu sự điều riêng không quy định hoặc dẫn chiếu tới Luật chung- Bộ


luật dân sự. Đối với hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người
mua bảo hiểm thì sẽ áp dụng Điều 19 khoản 2: “Doanh nghiệp bảo hiểm có
quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo
hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm” Còn nếu là hành vi
lừa dối khác (ngoài hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật của người mua

bảo hiểm) thì áp dụng Điều 22: “hợp đồng bảo hiểm vô hiệu- hợp đồng không
có hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho nhau
những gì đã nhận”. Ở tranh cháp này toà án sơ thẩm và phúc thẩm căn cứ
theo tình tiết việc ông C không khai báo trung thực trong quá trình làm hợp
đồng và coi đó là hành vi lừa dối nên xử theo quy định tại Điều 22 về hợp
đồng vô hiệu công ty bảo hiểm ABC hoàn trả tiền bảo hiểm đã đóng. Tuy
nhiên theo em thì vấn đề đặt ra là đối với hành vi “cố ý cung cấp thông tin sai
sự thật...” để bảo vệ cho bên bị lừa dối thì không thể áp dụng hợp đồng vô
hiệu theo Điều 22 LKDBH. Bởi nếu áp dụng điều luật này, chúng ta sẽ “tiếp
tay” cho người mua bảo hiểm “thoải mái” cung cấp thông tin sai sự thật khi
giao kết hợp đồng để được nhận tiền bảo hiểm hoặc bồi thường thiệt hại vì
trong trường hợp xấu nhất hợp đồng đó sẽ bị tuyên là vô hiệu thì người mua
bảo hiểm cũng chẳng mất gì. Và như vậy, mục đích bảo vệ người bị lừa dối
không đạt được, các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng (trung thực,
thiện chí, bình đẳng...) không được đảm bảo, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ
không thể hoạt động bình thường. Thực tế hiện chưa có văn bản hướng dẫn
việc áp dụng các điều luật trên khiến cho các doanh nghiệp bảo hiểm lúng
túng trong cách giải quyết, kết luận đúng đắn của các bản án phụ thuộc phần
lớn vào “sự linh động” và “công tâm” của các nhà “cầm cân nảy mực”.
Về vấn đề này em xin đưa ra một số ý kiến nhằm giải quyết tình trạng cố ý
cung cấp thông tin sai sự thật hoặc không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông
tin của các bên tham gia bảo hiểm như sau:

Thứ nhất, về phía doanh nghiệp bảo hiểm, cần chú trọng tới công tác tuyển
dụng, đào tạo, quản lý đại lý, cán bộ ,quy trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ, các
quy trình nghiệp vụ nhằm tránh tình trạng người cung cấp dịch vụ bảo hiểm
thiếu hiểu biết hoặc vì trục lợi mà đưa ra những thông tin sai sự thật để bên
mua bảo hiểm kí kết hợp đồng. Bên cạnh đó, khi giao kết hợp đồng , doanh



nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ ràng cho bên mua bảo hiểm biết về hậu
quả pháp lý mà họ phải gánh chịu khi không cung cấp thông tin đúng sự thật.

Thứ hai, về phía bên mua bảo hiểm, cần nhận thức cặn kẽ hơn trách nhiệm
cung cấp thông tin của mình. Thực tế đã có một bộ phận người mua bảo hiểm
không ý thức được trách nhiệm đạo đức và pháp lý của mình nên đã cố tình
kê khai không đúng sự thật nhằm thu lợi bất chính.

Thứ ba, để khắc phục tình trạng này, những nhà làm luật cần nhanh chóng
đưa ra văn bản hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng Điều 19 và Điều 22 Luật
kinh doanh bảo hiểm để các cơ quan tiến hành tố tụng đưa ra những bản án
phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng của bên mua bảo hiểm cũng như của các doanh nghiệp bảo hiểm;
đảm bảo sự trung thực và bình đẳng trong quan hệ hợp đồng vì lợi ích chung
của cộng đồng và góp phần tạo ra một hành lang pháp lý ổn định cho các
doanh nghiệp hoạt động. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm phải
thống nhất và kiên định biện pháp xử lý khi khách hàng có hành vi nói trên để
tự bảo vệ mình và hạn chế hiện tượng trục lợi bảo hiểm đang diễn ra ngày
càng nhiều với những thủ đoạn tinh vi. Đồng thời, về phía các cơ quan nhà
nước có chức năng kiểm soát giao dịch bảo hiểm cũng cần đề ra những biện
pháp, chế tài đủ mạnh để răn đe khách hàng.

Người mua bảo hiểm cũng có ừng hợpuyền đơn phương đình chỉ thực hiện
hợp đồng bảo hiểm khi doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật.
Nhưng thực tế người mua bảo hiểm gần như không có đủ điều kiện để có thể
kiểm tra về thông tin hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, với quyền
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm, thực tế doanh nghiệp
bao giờ cũng là bên có lợi
/>



×