Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Chế độ bảo hiểm thai sản theo pháp luật bảo hiểm xã hội từ thực tiễn thành phố đà nẵng ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (450.36 KB, 81 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÁN NGỌC LAN

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
THEO PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TÁN NGỌC LAN

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN
THEO PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 838.01.07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. PHẠM THỊ THÚY NGA

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật kinh tế với đề tài “Chế độ bảo hiểm
thai sản theo pháp luật Bảo hiểm xã hội từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng” là
kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ,
động viên khích lệ của các thầy, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang
viết này tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với cô giáo TS. Phạm
Thị Thúy Nga đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu
thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đồng nghiệp, đơn vị công tác đã giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn Tôi xin cam đoan đây là
công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng
phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy
định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một
cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận

văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được
chỉ rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ

Tán Ngọc Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI
SẢN THEO PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI......................................... 9
1.1. Khái niệm chế độ bảo hiểm thai sản .......................................................... 9
1.2. Nội dung của chế độ bảo hiểm thai sản ................................................... 11
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM THAI SẢN TẠI
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................. 25
2.1. Thực trạng quy định chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam hiện nay...... 25
2.2. Thực tiễn thực hiện chế độ thai sản tại thành phố Đà Nẵng .................... 37
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM
THAI SẢN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 59
3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thai sản bảo hiểm xã hội ................... 59
3.2. Các giải pháp khác nâng cao hiệu quả thực thi chế độ thai sản ............... 62
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. CBCCVC: Cán bộ công chức viên chức
2. BHXH: Bảo hiểm xã hội

3. BHYT: Bảo hiểm y tế
4. BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp
5. DS-KHHGĐ: Dân số - kế hoạch hóa gia đình
6. ILO: International Labour Organization - Tổ chức lao động quốc tế
7. LĐTBXH: Lao động Thương binh xã hội
8. NLĐ: Người lao động
9. NSDLĐ: Người sử dụng lao động
10.TP: Thành phố
11.UBND: Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ là lực lượng lao động đông đảo, có vị trí, vai trò vô cùng quan
trọng trong gia đình và xã hội. Hiện nay, lực lượng lao động nữ chiếm một tỷ
lệ khá cao trong tổng số lực lượng lao động tại Việt Nam, chiếm đến 48,1%
trên tổng số lực lượng lao động (theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê
năm 2015). Tất cả các lĩnh vực từ đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,
nghệ thuật… đều có sự tham gia của lực lượng lao động nữ, với tỷ trọng
chiếm khá lớn trong lực lượng lao động. Lao động nữ đóng góp tham gia vào
quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm về vật chất, tinh thần phục vụ cho lợi
ích của xã hội. Vì vậy, lao động nữ có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội để
được bù đắp phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút trong các trường hợp họ
bị giảm hoặc mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
tuổi già hay do sự tác động của kinh tế thị trường.
Chế độ bảo hiểm thai sản có vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách
bảo hiễm xã hội, không chỉ bởi tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn góp
phần tái sản xuất sức lao động xã hội. Hằng năm, trợ cấp thai sản đã góp phần
bảo vệ quyền lợi cho hàng trăm ngàn phụ nữ và trẻ em, góp phần đảm bảo an
ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Trong hệ thống các chế độ BHXH, chế độ bảo hiểm thai sản ngoài ý
nghĩa đảm bảo thu nhập cho người phụ nữ còn có ý nghĩa xã hội và tính nhân
văn rất lớn, đóng góp để tái sản xuất dân số và duy trì nòi giống. Với việc
tham gia BHXH, đặc biệt là chế độ thai sản đảm bảo được thu nhập và ổn
định cuộc sống đối với lao động nữ khi họ mang thai, sinh đẻ hay nuôi con
trong một thời gian ngắn. Nó có một vị trí quan trọng đối với lao động nữ,
nhằm động viên, khuyến khích và hỗ trợ người mẹ khi họ mang thai, sinh sẻ

1


và nuôi con sơ sinh. Cùng với các chế độ bảo hiểm khác, chế độ bảo hiểm thai
sản ở nước ta đã được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật lao động từ
khi giành đước chính quyền cho đên nay. Đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung
nên chính sách bảo hiểm thai sản ngày càng đầy đủ, hoàn thiện và phù hợp
hơn với thực tế đời sống, đáp ứng được mục tiêu về bảo vệ sức khỏe cho lao
động nữ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ.
Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều quy định bất cập, cần phải tiếp tục nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, thực tiễn ở Việt Nam nói chung và thành
phố Đà Nẵng nói riêng, dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường, trong một
số vấn đề, đối với lao động nữ chưa được đảm bảo thực hiện một cách đầy đủ.
Vì sự ưu việt của chế độ bảo hiểm thai sản có tầm quan trọng đặc biệt
đối với lao động nữ nói chung tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt chức
năng làm mẹ vừa tạo điều kiện để lao động nữ thực hiện tốt công tác xã hội
nên việc nghiên cứu đề tài “Chế độ bảo hiểm thai sản theo pháp luật Bảo
hiểm xã hội từ thực tiễn Thành phố Đà Nẵng” là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong quá trình nghiên cứu tác giả có tham khảo một số công trình
nghiên cứu khoa học của người đi trước, như:
Lê Thị Quế (năm 2003), đề tài khoa học về “Thực trạng và giải pháp

hoàn thiện chính sách, chế độ thai sản ở Việt Nam”, Bảo hiểm xã hội Việt
Nam, Hà Nội. Đi sâu vào nghiên cứu thực trạng về chính sách, chế độ, quy
định thủ tục và quy trình giải quyết chế độ thai sản từ năm 1995 đến năm
2003. Đánh giá những mặt đạt được và hạn chế về chính sách, chế độ và ciệc
tổ chức quản lý thực hiện chế độ thai sản ở Việt Nam. Đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện chính sách, chế độ thai sản cho phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội hiện nay của Việt Nam.

2


Trần Thuý Lâm (năm 2004), “Bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ Thực trạng pháp luật và phương hướng hoàn hiện”, Số Đặc san phụ nữ 3, tr.
50 - 54. Bài viết đề cập những quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội đối
với lao động nữ: chế độ trợ cấp thai sản, chế độ nghỉ chăm sóc con ốm, chế độ
hưu trí. Về cơ bản quyền lợi của lao động nữ trong lĩnh vực BHXH đã được
sự quan tâm ưu đãi của Nhà nước, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số điểm còn bất
cấp của pháp luật trong từng chế độ được tác giả chỉ ra và phân tích, cần được
nghiên cứu và hoàn thiện nhằm hơn nữa quyền ợi của lao động nữ.
Đỗ Thị Dung (năm 2006), Trường Đại học Luật Hà Nội bài viết về
“Chế độ Bảo hiểm thai sản và hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền lợi của
lao động nữ”, Tạp chí Luật học số 3, tr. 80 - 87. Bài viết phân tích, đánh giá
cụ thể các quy định hiện hành của chế độ bảo hiểm thai sản bao gồm: điều
kiện hưởng, thời gian hưởng và mức hưởng bảo hiểm thai sản, tác giả đưa ra
một số kiến nghị góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật bảo hiểm xã hội theo
hướng đảm bảo tốt hơn quyền lợi của lao động nữ, tạo điều kiện cho lao động
nữ phát huy có hiệu quả tài năng, trí tuệ góp phần đắc lực vào công cuộc xây
dụng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặng Thị Thơm (năm 2007), “Chế độ bảo hiểm thai sản ở Việt Nam”,
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Làm sáng tỏ các
quy định và hệ thống chế độ Bảo hiểm thai sản ở Việt Nam về phương diện

pháp lý và thực tiễn thực hiện, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện
pháp luật về bảo hiểm thai sản và chất lượng thực hiện pháp luật bảo hiểm
thai sản.
Nguyễn Thị Lan Hương (năm 2012), “Pháp luật về bảo hiểm xã hội
đối với lao động nữ ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế,
Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện lý luận và
thực tiễn của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ. Đề

3


tài phân tích rõ các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam đối với lao động nữ: chế
độ chăm sóc con ốm, chế độ thai sản và chế độ hưu trí, thực trạng pháp luật
về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ. Qua đó, đưa ra những phương hướng,
giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ và các
mặt công tác khác như tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật về chế
độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, xử phạt vi phạm... để nâng cao hiệu quả của chế độ bảo hiểm xã hội đối
với lao động nữ cũng như vấn đề bảo vệ lao động nữ trong xã hội.
Nguyễn Hiền Phương (năm 2014), Bảo vệ quyền làm mẹ trong pháp
luật lao động và bảo hiểm xã hội, Tạp chí Luật học (số 06), tr. 48 - 59. Phân
tích, đánh giá thực trạng việc bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ Việt Nam
theo quy định trong Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội: phân tích và
làm rõ các quy định đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc cho lao động nữ
gắn với quyền làm mẹ thông qua việc xác định chính sách của Nhà nước,
trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và các quyền của lao động
nữ khi mang thai, sinh con. Về chế độ bảo hiểm thai sản, phân tích cụ thể các
quy định về đối tượng và điều kiện hưởng, thời gian nghỉ hưởng chế độ bảo
hiểm thai sản, mức bảo hiểm thai sản theo Luật BHXH, đồng thời chỉ ra một
số hạn chế như việc chi trả mức trợ cấp không đúng với ý nghĩa của Luật hay

nợ lương của NSDLĐ đang rất phổ biến. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện Bộ Luật lao động và hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội
nhằm bảo vệ quyền làm mẹ: thứ nhất, hoàn thiện quy định pháp luật về
BHXH ốm đau và thai sản; thứ hai, nâng cao một số biện pháp nhằm thực thi
hiệu quả quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền làm mẹ của lao động nữ:
tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, xử phạt trong việc thực hiện pháp luật về BHXH, xử lí nghiêm khắc
đối với các doanh nghiệp nợ đọng BHXH.

4


Nguyễn Trung Hiếu (năm 2016), “Pháp luật lao động và bảo hiểm xã
hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ”, Luận văn Thạc sĩ
Luật Kinh tế, Đại học Luật - Đại học Huế. Luận văn đã làm rõ thực trạng quy
định pháp luật về bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ các khía cạnh như
bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ trong pháp luật lao động bao gồm các
vấn đề như thái độ đối xử của người sử dụng lao động với lao động nữ, tuyển
dụng, học nghề, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ
sinh lao động, bảo hiệm xã hội… Về bảo vệ quyền làm mẹ trong pháp luật
bảo hiểm xã hội, luận văn đã làm rõ các vấn đề về bảo vệ quyền làm mẹ của
lao động nữ bằng quy định về chế độ nghỉ để chăm sóc con ốm; bảo vệ quyền
làm mẹ của lao động nữ bằng quy định về chế độ bảo hiểm thai sản. Về thực
trạng chỉ ra được những thành công mà pháp luật về bảo vệ quyền làm mẹ của
lao động nữ đạt được như Pháp luật lao động và BHXH ngày càng được hoàn
thiện đã tạo cơ sở pháp lý cần thiết để đảm bảo tốt lợi ích của người lao động
nói chung và lao động nữ nói riêng. Đồng thời, cũng chỉ ra một số vi phạm
gây ảnh hưởng đến quyền làm mẹ của lao động nữ.
Một số bài viết như: “Bàn về định hướng cải cách BHXH ở nước ta
trong giai đoạn tới”, “Nâng cao vai trò của công đoàn với lao động nữ”, Tạp

chí Bảo hiểm xã hội (năm 2018), “Những điểm mới về chế độ bảo hiểm theo
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014”, Tạp chí Luật học (số 10). Cũng như tìm
hiểu về các Chế độ bảo hiểm xã hội thai sản ở Việt Nam năm 2017 mới nhất
hiện nay, chế độ trợ cấp thai sản và các trường hợp hưởng chế độ thai sản
mới.
Từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đi sâu tập trung về các
điều kiện hưởng chế độ thai sản, thời gian và mức hưởng chế độ thai sản, trên
cơ sở đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện, nghiên cứu chi tiết pháp luật cũng như
thực trạng pháp luật về bảo hiểm thai sản ở Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế

5


việc thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản cho NLĐ vẫn còn nhiều vướng mắc.
Đặc biệt chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, do đó, việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đặc biệt những giải pháp của đề tài hy
vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định
pháp luật về bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ ở Việt Nam nói chung và
Thành phố Đà Nẵng nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về chế độ bảo hiểm thai sản,
đánh giá thực trạng chế độ bảo hiểm thai sản từ thực tiễn tại Đà Nẵng, từ đó
đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chỉ ra và làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận cơ bản như: chế độ
thai sản; tìm hiểu quan niệm của quốc tế về vấn đề thai sản và chế độ thai sản,
từ đó chỉ ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Dựa trên các đặc điểm cụ thể của Đà Nẵng và các quy định hiện hành

của chế độ thai sản, Luận văn luận giải cho những thành công và hạn chế của
việc thực hiện chế độ thai sản ở Đà Nẵng trong thời gian qua.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, Luận văn chỉ
ra những định hướng, giải pháp hoàn thiệ chế độ bảo hiểm thai sản nâng cao
hiệu quả thực thi chế độ thai sản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quy phạm bảo hiểm thai sản theo pháp luật bảo
hiểm xã hội của Việt Nam hiện nay.

6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×